Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ bài thuốc dùng dược liệu bạch cổ nguyệt

Bạch cổ nguyệt hay còn gọi là hoắc cổ nguyệt được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện nay. Ngoài làm gia vị thì đây là một trong các vị thuốc Đông Y được dùng trong nhiều bài thuốc.


Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ bài thuốc dùng dược liệu bạch cổ nguyệt

Mục Lục

Công dụng tuyệt vời của dược liệu bạch cổ nguyệt

Giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định chia sẻ vị thuốc bạch cổ nguyệt có tính ấm, vị cay nên thường được sử dụng để tán hàn, tiêu đờm… Dược liệu bạch cổ nguyệt được sử dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau trong đó phải kể đến như.

Điều trị phong thấp

Bạch cổ nguyệt 12 gram, hoa hồi 10 gram, 6 gram đường phèn, tất cả mang tán nhỏ xoa bóp vào chỗ đau. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để bài thuốc phát huy được hiệu quả cao nhất.

Điều trị ỉa chảy, thổ tả

Bạch cổ nguyệt 10 gram tán nhỏ, sử dụng cùng với nước cơm 3 bữa/ ngày trước bữa ăn có công dụng điều trị ỉa chảy, thổ tả. Áp dụng liên tiếp trong 3 cho đến 5 ngày để bài thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị nấc và ợ hơi

12 gram bạch cổ nguyệt sao vàng hạ thổ, tán nhỏ, viên cùng với hồ, sử dụng cùng với giấm để trị bệnh nấc và ợ hơi. Mỗi ngày sử dụng đều 2 lần/ sáng tối trước bữa ăn 30 phút. Áp dụng liên tiếp trong 3 cho đến 5 ngày để bệnh khỏi dứt điểm.

Điều trị ho lâu không khỏi

Bạch cổ nguyệt 6 hạt tán nhỏ, quả thận lợn 1 đôi, mang sơ chế sạch, cắt miếng nấu lấy nước sử dụng có công dụng điều trị ho lâu không khỏi. Áp dụng như vậy trong thời gian từ 2 cho đến 3 ngày bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị âm hộ sưng ngứa

Bạch cổ nguyệt 9 hạt, cho vào nước nấu sôi cùng 1 lít nước, để ấm rửa có công dụng điều trị âm hộ sưng ngứa. Có thể hoà thêm cùng với 100 gram muối trắng để tăng hiệu quả tiệt trùng.

Điều trị đi lỏng, ăn uống không tiêu

Bạch cổ nguyệt, bán hạ chế, hai vị 100 gram, tán nhỏ, làm viên to bằng hạt đậu. Ngày sử dụng 15 cho đến 20 viên, sử dụng nước gừng đã sao vàng có công dụng điều trị đi lỏng, ăn sử dụng không tiêu. Bài thuốc phát huy hiệu quả nếu áp dụng đều đặn trong 3 cho đến 5 ngày liên tiếp.

Điều trị lang ben

Lá bạch cổ nguyệt giã nhỏ trộn cùng với giấm hoặc rượu, bọc vải xoa đều lên vùng da bị lang ben từ 10 cho đến 15 phút trong nhiều tuần liên tiếp sẽ khỏi bệnh.

Một số người bệnh không nên sử dụng bạch cổ nguyệt

Âm hư hoả vượng, không nên sử dụng bạch cổ nguyệt. Không nên lạm dụng bạch cổ nguyệt trong một số bữa ăn hàng ngày từ dược liệu bạch cổ nguyệt có tính ấm, ăn nhiều sẽ gây nhiệt, nóng trong người./.

Thông tin về dược liệu bạch cổ nguyệt chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý áp dụng vào điều trị bệnh lý khi chưa được thầy thuốc Y học cổ truyền tham vấn chỉ định.

Nguồn: tham khảo bởi benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Sinh Sản - Tình Dục Học

Nữ Cao đẳng Hộ sinh giải đáp thắc mắc: Tử cung lạnh là gì?

Tình trạng vô sinh hiếm muộn hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện vô sinh ở nữ giới trong đó có tình trạng tử cung lạnh. Vậy tử cung lạnh là gì?

Nữ Cao đẳng Hộ sinh giải đáp thắc mắc: Tử cung lạnh là gì?

Mục Lục

Trong Y khoa thì tử cung lạnh là gì?

Tử cung lạnh là tên gọi bệnh lý thường dùng trong Y học cổ truyền, với biểu hiện đó là mất sự cân bằng âm dương trong cơ thể người phụ nữ dẫn tới tình trạng tử cung bị lạnh, khiến cho mạch máu nuôi dưỡng tử cung trở nên co thắt lại, từ đó một số hoạt động ở tử cung khó có thể diễn ra thuận lợi bao gồm sự rụng trứng cũng như thụ thai, dần dần diễn tiến tới hiếm muộn ở nữ giới.

Theo các điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng thì sự âm dương ở trạng thái cân bằng là điều quan trọng nhất để có một sức khỏe tốt, trong đó dương khí là khả năng làm ấm cơ thể thường xuất hiện ở nửa sau của chu kỳ kinh. Khi năng lượng dương được cung cấp cho cơ thể thì mạch máu giãn nở, khí huyết lưu thông, là môi trường rất thuận lợi để rụng trứng, làm tổ và thụ thai. Tuy nhiên, khi thiếu hụt năng lượng dương trong cơ thể thì mạch máu lưu thông kém, kể cả máu tới tử cung cũng sẽ giảm đáng kể khiến tử cung bị lạnh, từ đó trứng sẽ không thể phát triển được.

Một số biểu hiện của tình trạng thiếu hụt năng lượng dương trong cơ thể như sau:

  • Lạnh người, tay chân.
  • Một số biểu hiện của bệnh lý suy giáp
  • Hệ tiêu hóa hay có một số rối loạn
  • Ra máu trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hay máu trong chu kỳ kinh nguyệt bị vón cục.
  • Thời gian của nửa sau chu kỳ kinh ngắn hơn bình thường
  • Thường đau lưng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Khi làm ấm bụng thì đỡ đau bụng kinh hơn
  • Hay xảy ra hiện tượng sảy thai
  • Hiếm muộn
  • Thời gian rụng trứng trễ hơn bình thường
  • Không có khả năng rụng trứng.

Tử cung lạnh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân xuất hiện bệnh tử cung lạnh là gì?

Nữ Cao đẳng Hộ sinh chia sẻ một số nguyên nhân chính xuất hiện tình trạng tử cung lạnh như sau:

  • Ăn và uống nhiều đồ lạnh: Việc ăn uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến tử cung bị lạnh, xuất hiện tình trạng đau bụng kinh cũng như chu kỳ kinh diễn ra không đều mỗi tháng. Ngoài ra còn có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày của người bệnh.
  • Nhiệt độ cơ thể thấp: Khi cơ thể bị lạnh thì sẽ xuất hiện tình trạng mất cân bằng âm dương, sau đó âm sẽ thắng dương và khiến cơ thể nhiễm lạnh, xuất hiện tử cung lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản rất nhiều.
  • Ngồi nền nhà lạnh, nền nhà còn ướt khiến cơ thể bị nhiễm lạnh
  • Để cho vùng bụng và lưng bị lạnh do trang phục không phù hợp thời tiết cũng có thể khiến nhiệt độ lạnh từ môi trường bên ngoài theo rốn vào cơ thể và xuất hiện tình trạng lạnh.
  • Đi bơi khi tới chu kỳ kinh nguyệt: Khi cơ thể phụ nữ đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ có rất nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, cổ tử cung lúc này cũng sẽ mở rộng ra rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm lạnh nếu đi bơi vào giai đoạn này.
  • Để cơ thể bị dính mưa cũng sẽ xuất hiện nhiễm lạnh tử cung.

Thông tin về sinh sản và tình dục học cũng như các bệnh phụ khoa được chia sẻ tại đây chỉ mang tính chất tham khảo!

Được benhhoc.edu.vn tổng hợp bởi nguồn Y khoa từ các cơ sở y tế:

  • benhvienphusanhaiphong.vn
  • vinmec.com
  • sannhiphutho.com
Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Mỗi người chúng ta nên chủ động hoàn thiện chế độ ăn uống và lối sống của mình để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát.Cholesterol rất cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể.

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Mục Lục

Bí quyết gì để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát

  1. Thiết lập một mục tiêu

Bất cứ ai cũng có thể nói, “Tôi sẽ ăn ít chất béo” hoặc “Tôi sẽ ăn nhiều rau.” Đây là những mục tiêu khá chung chung. Bản thân mỗi người sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu thiết lập một số lượng rất cụ thể. Ví dụ, “Tôi muốn có một LDL thấp hơn 130.” (Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”). Các bác sĩ khuyên bạn nên làm giảm LDL dưới 70 nếu bạn có một nguy cơ rất cao về bệnh tim hoặc đau tim.

  1. Đừng ngồi quá lâu một chỗ

Hãy vận động trong khoảng 3 – 5′ sau mỗi giờ ngồi làm việc. Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giữ sức khỏe thể chất, nó còn thực sự làm tăng mức độ cholesterol tốt đến 10%. Đó là động lực để tham gia phòng tập thể dục hoặc bắt đầu một môn thể thao, nhưng ngay cả thay đổi nhỏ như đi bộ sau bữa tối, hoặc sử dụng thang bộ thay vì thang máy cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Chỉ cần tìm cách để tiếp tục di chuyển, di chuyển, và di chuyển. Ví dụ, nếu làm việc trong văn phòng, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và đi bộ quanh văn phòng. Một nguyên tắc nhỏ là 10.000 bước một ngày (sử dụng một pedometer, một dụng cụ đếm bước chân để theo dõi).

  1. Tăng cường chất xơ

Theo chuyên gia sức khỏe giảng viên Nguyễn Thị Hồng công tác tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có rất nhiều lý do để bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Không chỉ kiềm chế các chất chống oxy hóa (giảm nguy cơ ung thư) mà còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol. Những nguồn thực phẩm chứa chất xơ phong phú như táo, đậu, quả bơ, bông cải xanh, atiso, súp lơ xanh, đu đủ… Ngoài ra, có thể kiểm tra hàm lượng “psyllium” trên nhãn thực phẩm.

  1. Ăn cá ba lần một tuần

Cá là thực phẩm có hàm lượng acid béo omega-3 rất cao, có thể làm giảm đáng kể mức độ cholesterol và triglycerides của cơ thể. Bổ sung dầu cá cũng có thể là trợ giúp đáng kể nhưng trước đó cần nói chuyện với bác sĩ , đặc biệt là khi đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019

  1. Uống 1 ly rượu hoặc bia 1 ngày

Nghiên cứu cho thấy rằng thói quen này có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt là 10%. Tuy nhiên, không uống nhiều hơn, nó không nhân rộng thêm lợi ích mà chỉ khiến bạn làm thêm những điều khủng khiếp đối với gan của mình.

  1. Uống trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cũng như giữ chỉ số cholesterol ở mức cân đối

Trà xanh đã chứng tỏ có rất nhiều lợi ích sức khỏe, và một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Brazil đã chứng minh rằng nó cũng có thể giữ mức cholesterol dưới sự kiểm soát. Những người tham gia được yêu cầu uống viên nang trà xanh đã giúp cải thiện nồng độ LDL 5%.. Nếu không thích trà xanh thì nước cam cũng là một trong những gợi ý tốt đem lại nhiều lợi ích cho tim.

  1. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc cholesterol

Nếu đang gặp vấn đề về cholesterol và có nguy cơ cao phát triển bệnh tim hoặc có cơn đau tim, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Đáng kể có thể làm giảm mức độ LDL là 50%. Bổ sung này cộng thêm những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, chắc chắn sẽthay đổi lớn trong sức khỏe.

  1. Chọn các chất béo thông minh

Sử dụng dầu hạt cải thay vì dầu thực vật. Đổ chai đựng giấm thay vì nước trộn Thousand vào món salad. Bỏ qua bất kỳ nước sốt cho món mì ống mà sử dụng nước sốt cà chua hoặc dầu ô liu. Cá nướng thay vì ăn bít tết…

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đây là những bí quyết giúp bạn có thể duy trì cholesterol trong sự kiểm soát của mình. Chỉ cần thay đổi bạn sẽ thấy sự rõ rệt trong cơ thể của mình.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Cùng Dược sĩ Cao đẳng tìm hiểu nguyên nhân của bệnh viêm ống tai ngoài

Bệnh viêm ống tai ngoài gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi sinh hoạt của chúng ta trong đời sống hàng ngày, chúng ta cần phải chủ động phòng ngừa bệnh viêm ống tai ngoài nhằm hạn chế mắc bệnh.

Cùng Dược sĩ Cao đẳng tìm hiểu nguyên nhân của bệnh viêm ống tai ngoài

Mục Lục

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm ống tai ngoài là gì?

Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai ngoài như sau:

  • Do suy giảm sức đề kháng:

Sức đề kháng của con người có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp cơ thể tránh được sự tấn công của vi khuẩn, virus hay các ký sinh trùng gây bệnh. Xuất phát từ yếu tố môi trường hoặc những bệnh toàn thân gồm bệnh tiểu đường, rối loạn tiết tố, viêm thận mãn tính hay cơ thể thiếu máu… làm sức đề kháng suy yếu. Đó chính là lý do bệnh viêm ống tai ngoài dễ tấn công con người.

  • Do viêm tai giữa gây nên:

Nếu bệnh nhân bị viêm tai giữa sẽ làm dịch mủ chảy ra ống tai ngoài và kích thích, chính các tình trạng viêm nhiễm ống tai ngoài kéo dài sẽ gây bệnh viêm ống tai ngoài.

  • Môi trường toàn bộ ống tai ngoài thay đổi:

Khi chúng ta bơi lội hay tắm gội làm cho nước chảy vào trong ống tai làm da ống tai ngoài bị ngâm nước nên sẽ làm vi sinh vật xâm nhập trực tiếp vào ống tai. Mặt khác, ống tai ngoài vốn có một chút tính axit, do các yếu tố gây thay đổi môi trường axit này sẽ làm giảm sức đề kháng của ống tai ngoài và gây viêm nhiễm.

  • Ngoại thương:

Do chúng ta dùng các vật thô cứng, không hợp vệ sinh để ngoáy tay nên làm cho vùng da ống tai ngoài bị trầy xước hoặc do những tác động từ tai nạn hay bị người khác đánh mạnh vào vùng mặt đều góp phần làm nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm ống tai ngoài là gì?

  • Bệnh nhân cảm thấy ngứa và đau rát vùng tai, thậm chí là vùng tai bị sưng tấy và mẫn đỏ.
  • Khi hắt hơi, cử động nghiêng đầu hay nhai sẽ cảm thấy tai đau nặng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, thậm chí là suy nhược cơ thể.
  • Cảm giác ù tai, lùng bùng, lắng nghe âm thanh một cách khó khăn. Chúng ta cần phát hiện sớm để điều trị dứt điểm, tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.
  • Có dịch vàng tiết ra từ khoang tai, thời gian đầu dịch vàng không có mùi hoặc mùi nhẹ, dịch tiết ra ngày càng nhiều ở giai đoạn sau, dịch màu vàng thẫm, có mùi hôi vô cùng khó chịu.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh Viêm tai ngoài

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh viêm ống tai ngoài?

  • Viêm ống tai ngoài do vi trùng:

Bệnh nhân khi bị viêm ống tai ngoài có nguyên nhân do vi trùng, các loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh hay acid luôn được tin dùng để điều trị bệnh.

Tuỳ vào mức độ bệnh viêm ống tai ngoài nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định đúng loại thuốc cho từng tình trạng bệnh của bệnh nhân. Do đó sẽ ảnh hưởng đến thời gian nhỏ thuốc, thời gian nhỏ thuốc sẽ kéo dài từ 5 ngày đến 14 ngày.

Chúng ta cần có sự hỗ trợ của bác sĩ khi tai mình có quá nhiều ráy tai hay có mủ trong ống tai, sau đó mới nhỏ thuốc. Ngoài ra, nếu tai ta bị sưng hay hẹp do nhiễm trùng, các bạn có thề sử dụng ống đặt để dễ dàng đưa thuốc vào tai.

Đa phần nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm ống tai ngoài có nguyên nhân do vi trùng thì thường không nhất thiết chúng ta phải dùng kháng sinh. Chúng ta chỉ cần dùng kháng sinh khi tình trạng bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có bệnh viêm tai giữa đi kèm.

  • Viêm ống tai ngoài do nấm:

Nếu bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài có nguyên nhân do nấm gây ra thì cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ để điều trị bệnh. Thuốc có chứa acid thường được sử dụng vào tình trạng bệnh này. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hút chất bẩn trong ống tai, sau đó sẽ nhỏ thuốc chứa chất acid vào khoảng 3 lần hay 4 lần mỗi ngày và sẽ thực hiện liên tục từ 5 ngày đến 7 ngày.

Phòng tránh bệnh viêm ống tai ngoài như thế nào?

  • Loại bỏ thói quen xấu ngoáy tai, nhất là sử dụng các dụng cụ thô cứng gây viêm nhiễm ống tai. Chúng ta cần ngoáy tai theo định kì, dụng cụ ngoáy tai phải đảm bảo vệ sinh, khi ngoáy tai phải thật nhẹ nhàng.
  • Ngăn ngừa nước bẩn xâm nhập vào tai khi tắm gội hoặc bơi lội. Khi tắm và bơi lội xong, chúng ta cần làm khô thoáng tai ngay lập tức, tránh để nước ứ đọng trong tai.
  • Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh: Thực đơn hàng ngày cần ưu tiên thức ăn tươi mát, nhiều rau, củ, quả. Tránh thực phẩm cay, nóng, các đồ hải sản tanh, không hút thuốc, tránh lạm dụng bia, rượu.

Nguồn: Thầy thuốc

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp. Nếu biết cách phòng ngừa, bạn sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc phải căn bệnh này.


Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho sinh hoạt và cuộc sống của trẻ. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Mục Lục

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì ?

Theo các chuyên gia về sức khỏe hiện công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng bên trong mũi.

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Ở vùng có khí hậu hàn đới như miền Bắc Việt Nam, đa phần bệnh thường gặp nhiều vào mùa xuân, mùa đông khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí quá ẩm thấp khiến nấm mốc dễ phát triển.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em do nguyên nhân nào gây nên ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em nhưng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm, khói thuốc lá và khi thời tiết thay đổi.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có trẻ bị, có trẻ không bị.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các triệu chứng sau:

  • Hắt xì
  • Nghẹt mũi, nhiều lúc phải thở bằng miệng
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi, họng, mắt và tai
  • Chảy nước mũi trong…

Những trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm có thể có các triệu chứng sau:

  • Nhiễm trùng tai
  • Ngáy
  • Thở bằng miệng
  • Ù tai
  • Nhức đầu
  • Thành tích học tập giảm sút

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể giống với các bệnh khác. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ mắc căn bệnh này, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng bệnh này thông qua tiền sử bệnh của trẻ và khám sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa vào quầng thâm, nếp nhăn dưới mắt và các mô sưng bên trong mũi để chẩn đoán.

Dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ Sài Gòn

Cần điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị một vài phương pháp điều trị phù hợp với trẻ dựa trên:

  • Tuổi
  • Sức khỏe tổng quát
  • Cân nặng

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng thường là:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc xịt mũi
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc trị triệu chứng hen suyễn

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bạn nên rửa mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác tác nhân gây dị ứng (trên tóc, da).

Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng để nhanh chóng loại bỏ. Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị chứ đừng tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể thử một số bí quyết sau:

  • Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để nấm mốc phát triển
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, cần đảm bảo trẻ không tiếp xúc với người đó 
  • Hạn chế trồng hoa xung quanh nhà, không nên nuôi chó mèo. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về
  • Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần thêm rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn của trẻ để bổ sung vitamin. Nếu cần có thể cho trẻ uống bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Chuyên gia Điều dưỡng cho biết bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?

Viêm họng bình thường đã khiến bạn khó chịu rồi, vậy viêm họng do liên cầu là gì và nó có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh như thế nào?


Chuyên gia Điều dưỡng cho biết bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?

Mục Lục

Viêm họng do liên cầu là gì?

Theo chuyên gia Điều dưỡng tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Viêm họng do liên cầu là tình trạng bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra khiến cổ họng đau rát, hỗn tạp. Bệnh có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như: đau khớp và viêm, phát ban và thậm chí cả thiệt hại cho van tim, viêm thận và sốt thấp khớp.

Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bạn nên phòng ngừa, đẩy lùi các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho bản thân và người thân cho gia đình.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm họng do liên cầu

Bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:

  • Đau họng, khó khăn khi nuốt;
  • Sốt cao từ 38°C;
  • Cảm giác giác đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, phát ban;
  • Tiêu hóa không ổn định như đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn;
  • Đau cơ, cứng cơ;
  • Sưng hạch hầu và có những mảng trắng trong cổ họng hoặc những chấm đỏ nhỏ có thể xuất hiện trên vòm miệng;
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên và đau.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh viêm họng do liên cầu có thể tự hết sau 5 – 7 ngày, tuy nhiên bạn nên theo dõi triệu chứng bệnh và đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời khi xuất hiện những vấn đề sau:

  • Đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết, đau họng kéo dài, đau họng kèm sốt cao trên 38OC ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 tiếng.
  • Người bệnh có cảm giác khó thở, khó nuốt, nuốt đau.
  • Sốt cao kèm tình trạng đau khớp, thở gấp và phát ban.
  • Sốt kèm nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng rất nguy hiểm dễ biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do khuẩn liên cầu.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Bệnh viêm hong do liên cầu khuẩn do nguyên nhân nào gây nên ?

Vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes, hoặc Streptococcus nhóm A là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Bệnh viêm họng dễ lây qua:

  • Đường hô hấp: Người bệnh nói chuyện, hắt hơi làm vi khuẩn ra ngoài không khí và truyền bệnh cho những người hít phải không khí chứa vi khuẩn.
  • Ăn uống chung hay sử dụng đồ chung với người bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh.

Những ai có nguy cơ viêm họng do liên cầu khuẩn?

Viêm họng do liên cầu khuẩn dễ phát bệnh khi gặp những yếu tố nguy cơ sau:

  • Trẻ em từ 5 – 15 tuổi dễ nhiễm vi khuẩn.
  • Bệnh dễ bùng phát vào thời gian giao mùa, đặc biệt vào cuối thu đến đầu xuân, dễ lây lan ở nơi đông người như bệnh viện, trường học.
  • Người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ mắc bệnh.


Đâu là địa chỉ uy tín đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019 ?

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn như  như thế nào ?

Bệnh viêm họng do liên cầu được chẩn đoán qua triệu chứng, khám lâm sàng và một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm dịch từ cổ họng để xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sẽ phải thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu.

Phòng tránh để hạn chế bệnh  viêm họng do liên cầu

Áp dụng một lối sống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh viêm họng do liên cầu. Bạn nên lưu ý:

  • Chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tập thể dục để có sức đề kháng tốt.
  • Vệ sinh tay để hạn chế khả năng lây bệnh.
  • Bổ sung vitamin C.
  • Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không sử dụng chung đụng đồ dùng, thức ăn với người bệnh.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Nên dùng thức ăn mềm như súp, cháo, sữa, sữa chua, rau quả nấu chín, trái cây.
  • Hạn chế tiếp xúc thực phẩm, đồ uống lạnh; đồ ăn cay, kích thích.
  • Khi mắc bệnh nên tránh các hoạt động gây lây nhiễm cho người khác như ho, hắc hơi.
  • Lối sống lành mạnh  tránh sử dụng thuốc lá, chất kích thích, bia rượu.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ 6 loại thuốc trị viêm nha chu

Viêm nha chu có thể được điều điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc. Vậy những loại thuốc điều trị viêm nha chu hiện nay là những loại nào?

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ 6 loại thuốc trị viêm nha chu

Mục Lục

1. Thuốc Metronidazol Stada điều trị viêm nha chu

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Metronidazol Stada thuộc nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, chống viêm. Thầy thuốc có thể kê loại thuốc này trong tình huống bệnh nhân có dấu hiệu viêm lợi hoại tử, loét dạng cấp.

Thành phần thuốc: Metronidazol, Lactose monohydrate, Acid straric, Magnesi stearat…

Công dụng: 

  • Kháng viêm, điều điều trị tình huống viêm lợi do vi khuẩn (VK) kỵ khí.
  • Ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật viêm nha chu.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Liều sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc, mỗi đợt điều điều trị có thể kéo dài từ 3 ngày.
  • Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ đang mang thai ở 3 tháng đầu hay đang cho con bú.
  • Những tình huống bệnh nhân sau khi uống thuốc sẽ có cảm giác buồn nôn, mất vị giác, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phát ban…

2. Thuốc điều trị viêm nha chu dạng uống Doxycycline

Thuốc kháng sinh Doxycycline là sản phẩm của hãng dược Brawn – Ấn Độ. Doxycycline thường được thầy thuốc kê cho tình huống viêm nhiễm, nhằm hỗ trợ giảm đau.

Thành phần chính của thuốc: Doxycycline cùng những tá dược khác

Công dụng:

  • Tiêu diệt VK gây bệnh viêm nha chu cấp và mãn tính.
  • Phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng ở răng miệng.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Liều sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc.
  • Những tình huống bệnh nhân sử dụng thuốc có thể gặp tác dụng phụ như hóa mắt, chóng mặt, đau đầu… Trường hợp những triệu chứng này kéo dài, bệnh nhân phải đến gặp thầy thuốc để có biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Thuốc Cefixim

Giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Thuốc Cefixim chứa hoạt chất có khả năng tiêu diệt hiệu quả những VK gây bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Cefixim thuộc nhóm kháng sinh kê đơn. Liều lượng và cách sử dụng của thuốc phải tuân theo hướng dẫn từ thầy thuốc có chuyên khoa về lĩnh vực nha khoa.

Thành phần chính: Cefixim Trihydrat và những tá dược.

Công dụng:

  • Tiêu diệt những VK gram âm, nồng độ diệt khuẩn tương đối cao trong dịch não tủy.
  • Phản ứng hiệu quả với những nhóm VK kháng kháng sinh như Amoxicillin và Penicillin.

Lưu ý cho người sử dụng:

  • Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với những thành phần trong thuốc và người có cơ địa dị ứng.
  • Đối tượng có tiền sử suy gan thận cần được tư vấn kỹ trước khi kê đơn thuốc.

4. Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Thuốc chữa viêm nha chu Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh Quinolon được sử dụng trong điều trị một số bệnh thường gặp. Loại thuốc này có khả năng diệt những VK mà nhóm kháng sinh khác không làm được.

Thành phần chính: Ciprofloxacin hydrochloride và tá dược vừa đủ.

Công dụng:

  • Tiêu diệt những VK gram âm và gram dương, đẩy lùi nguyên nhân gây viêm nhiễm.
  • Ngăn chặn và làm giảm sự phát triển của VK P.Gingivalis trong khoang miệng.

Lưu ý cho người sử dụng:

  • Ciprofloxacin là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Uống thuốc sau khi ăn no và uống với nhiều nước để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Hình ảnh viêm nha chu mãn tính

5. Thuốc điều trị viêm nha chu Gentamicin

Thuốc tây Y dòng Kháng sinh Gentamicin giúp tiêu diệt những tác nhân chính gây bệnh. Những thầy thuốc thường kê Gentamicin nhằm ức chế và tiêu diệt VK gram âm.

Thành phần chính: Gentamicin cùng những tá dược và phụ liệu.

Công dụng:

  • Tiêu diệt VK bằng cơ chế ức chế những VK tổng hợp Protein.
  • Ngăn chặn sự phát triển của VK và hạn chế vùng viêm nhiễm lan rộng.

Lưu ý cho người sử dụng:

  • Chỉ sử dụng thuốc Gentamicin trường hợp có sự đồng ý từ thầy thuốc và sử dụng đúng liều lượng được kê đơn.
  • Phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với những thành phần của thuốc cần hỏi kỹ thầy thuốc trước khi sử dụng.

6. Thuốc dạng uống Diclofenac

Diclofenac thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc mang lại hiệu quả giảm đau, kháng viêm rõ rệt cho bệnh nhân.

Thành phần chính: Diclofenac natri 50mg cùng tá dược khác như tinh bột ngô, Lactose Monohydrat, Magnesi Stearat, Talc, Triethyl Citrate, Hypromellose, Eudragit L100, Povidon K30, Macrogol 6000,…

Công dụng: Điều điều trị đau nhức do viêm, hỗ trợ giảm đau sau phẫu thuật.

Lưu ý:

  • Liều sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn thầy thuốc.
  • Người lớn không sử dụng quá 150mg/ngày và cần gặp thầy thuốc trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Thông tin được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không áp dụng khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Nguồn: benhhoc.edu.vn – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con

Ở trẻ sơ sinh hăm tã là tình trạng thường gặp, khiến trẻ đau rát, quấy khóc. Vì thế, dưới đây Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con cực hiệu quả.

Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con

Mục Lục

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm tã ?

Theo trang tin tức về Bệnh nhi khoa cho biết: Hăm tã là bệnh không có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, song các mẹ cần quan tâm và điều trị bệnh cho bé, bởi nó sẽ làm cho sức khỏe và sự phát triển ở bé như biếng ăn, cáu gắt, khóc đêm và sụt cân…

Nguyên nhân gây ra hăm tã là do làn da của bé mỏng, không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu.

Khi bị hăm tã trẻ thường có dấu hiệu gì ?

– Vùng da trên cơ thể, đặc biệt là ở bẹn, vùng cổ, cánh tay đỏ tấy

– Trẻ bị viêm da quanh hậu môn

– Trẻ bị dị ứng, màng da phát ban kèm theo ngứa ngáy

– Viêm da Seborrheic: Xuất hiện những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác.

– Viêm da Candida: là hiện tượng các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi.

– Bệnh chốc lở: Vùng da bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu. Hoặc vùng da không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng.

– Viêm da do ma sát là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị hăm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu.

Xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh chính quy năm 2019 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Y học cổ truyền mách bạn một số bài thuốc dân gian trị hăm tã ở trẻ em

1. Lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí.

Lá trầu không có tác dụng như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

2. Lá khế

Với phương thuốc này, các bậc phụ huynh sử dụng lá khế rồi rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó, các mẹ lấy miếng vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lưu ý: Các mẹ không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Lá chè xanh

Lá chè/trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ chữa hăm tã. Trong đó, các mẹ có thể sử dụng búp chà xanh hoặc trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với lá chè xanh, các mẹ có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong lá chè xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

4. Cây mã đề

Cây mã đề có tác dụng chữa hăm cho trẻ rất hiệu quả, các mẹ chỉ cần dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi để ráo nước và vò nát. Sau đó, các mẹ dùng nước lá cây mã đề đó thoa nhẹ nước lên da bé làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

5. Búp ổi non

Các mẹ lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

6. Cây cỏ sữa

Đối với bài thuốc dân gian này, các mẹ lấy từ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

7. Dầu ô liu

Nếu các mẹ không tìm được các nguyên liệu trên có thể dùng dầu ô-liu rồi xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vết hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

8. Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa phơi khô hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn nhúng qua nước cỏ roi ngựa và chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bác sĩ chia sẻ những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể, vậy cơ chế chăm sóc bệnh nhân này như thế nào?

Mục Lục

Biến chứng bệnh bạch hầu

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn bệnh bạch hầu là căn bệnh thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng, theo đó viêm cơ tim là biến chứng hay gặp nhất, nhưng chỉ có khoảng 10% là có triệu chứng rõ ràng. Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm vào những ngày đầu của bệnh, nhưng cũng có thể muộn vào tuần 3 đến tuần 5 của bệnh, thông thường hay gặp ở ngày 6 đến ngày 14 của bệnh.

Viêm đa dây thần kinh biến chứng này xuất hiện sớm từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 hoặc muộn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6, biến chứng này chiếm tỷ lệ 10 đến 70% các trường hợp. Bệnh biểu hiện liệt các dây thần kinh: liệt màn hầu, liệt cơ mắt, liệt cơ hoành, liệt chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn… Ngoài ra còn có các biến chứng khác viêm cầu thận hoặc ống thận, bội nhiễm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

Để có chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất thì các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo, người bệnh cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị như sau:  Trung hòa độc tố càng sớm càng tốt, dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Chống bội nhiễm và chống tái phát, đồng thời theo dõi, phát hiện và điều trị các biến chứng, tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo đó chế độ chăm sóc cụ thể như sau:

Làm  giảm khó thở cho bệnh nhân cho bệnh nhân nằm đầu cao trong phòng cách ly, thoáng, ấm áp. Khi bệnh nhân có tình trạng tăng tiết đờm dãi, phải lau và hút đờm dãi cho bệnh nhân, làm lưu thông đường hô hấp. Chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng phụ giúp bác sĩ khi có chỉ định mở khí quản. Khi có mở khí quản phải thay rửa Canyn hàng ngày. Sau khi rút  ống phải theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chỗ mở khí quản như chăm sóc vết thương. Trẻ quấy khóc phải cho an thần để tránh kích thích, gây nguy hiểm cho tim.

Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ sốt: Vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày. Trẻ nhỏ không tự vệ sinh được thì điều dưỡng hoặc người nhà phải vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn. Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh, đủ liều, đúng giờ. Hạ sốt cho trẻ bằng chườm lạnh hoặc thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Theo dõi tình trạng hàng giả hàng ngày để kịp thời chăm sóc và thay đổi thuốc.

Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt… để trẻ đỡ vướng họng, nuốt đỡ đau. Nếu trẻ không muốn ăn phải động viên trẻ và thay đổi món ăn theo sở thích của trẻ. Cho trẻ ăn ít một, chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, xen kẽ với đó là uống sữa và nước hoa quả. Nếu trẻ có liệt màn hầu cho bệnh nhân ăn thức ăn sệt, không quá lỏng vì gây sặc, không đặc vì gây nghiện. Không để bệnh nhân ăn kiêng khem quá kỹ vì như vậy dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Bệnh nhân không nuốt được phải cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày.

Giáo dục sức khỏe trên các trang tin tức Y tế, giải thích cho gia đình bệnh nhân sự nguy hiểm của bệnh, các biến chứng có thể xảy ra để gia đình phối hợp với thầy thuốc trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn, cách theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm, cách phòng biến chứng. Khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, cần hướng dẫn gia đình lưu ý chế độ nghỉ ngơi của trẻ: Trẻ phải nghỉ tuyệt đối tại giường, ít nhất từ 2 đến 3 tuần, có  thể đến 55 ngày trong phòng riêng, thoáng, sáng, yên tĩnh, hạn chế người vào thăm, khám. Cách ly bệnh nhân ít nhất 21 ngày. Ngoáy họng xét nghiệm 3 lần  âm tính mới cho bệnh nhân ra viện.

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch và gây không ít phiền toái và không thoải mái cho những người bị bệnh. Hãy cùng dược sĩ Cao đẳng Dược tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vảy nến trong bài sau.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Mục Lục

Bệnh vảy nến là gì và nguyên nhân gây bệnh là gì?

Bệnh da liễu vảy nến, còn được gọi là vảy nến da (psoriasis), là một bệnh da liên quan đến hệ thống miễn dịch, được xác định bởi sự phát triển quá nhanh của tế bào da, dẫn đến sự hình thành các vảy màu bạc bóng trên bề mặt da. Dưới đây là một số thông tin về bệnh vảy nến:

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng nó được cho là kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:

  1. Yếu tố di truyền: Người có người thân trong gia đình mắc bệnh vảy nến có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.
  2. Tác động của hệ thống miễn dịch: Bệnh vảy nến liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Miễn dịch bị kích thích và tạo ra một phản ứng dị ứng vô tội vạ trên da, dẫn đến việc tạo ra tế bào da (tế bào biểu bì) quá nhanh. Điều này gây ra sự tích tụ tế bào da dư thừa và tạo nên các vảy trên bề mặt da.
  3. Yếu tố môi trường: Môi trường có thể góp phần kích thích bệnh vảy nến hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ví dụ, việc bị tổn thương da, như chấn thương hoặc côn trùng cắn, có thể kích thích sự phát triển của triệu chứng vảy nến.
  4. Các yếu tố khác: Các yếu tố như căng thẳng, hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì, và sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm tăng triệu chứng bệnh vảy nến.

Triệu chứng của bệnh vảy nến: Triệu chứng của bệnh vảy nến bao gồm:

  • Vảy màu bạc bóng trên da, thường xuất hiện trên khu vực khớp, khu vực da đầu, mắt cá chân và tay.
  • Sưng, đỏ, và ngứa trên da.
  • Vết nứt và chảy máu ở vùng da bị ảnh hưởng.
  • Nhiễm trùng da trong một số trường hợp.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM chia sẻ: Bệnh vảy nến có thể biểu hiện ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau từ người này sang người khác. Bệnh không làm tổn thương nghiêm trọng sức khỏe tổng thể, nhưng có thể gây không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Việc quản lý bệnh thường bao gồm việc sử dụng kem bôi, thuốc uống, ánh sáng cường độ cao và các biện pháp điều trị mà bác sĩ da liễu sẽ chỉ định dựa trên mức độ và triệu chứng của bệnh.

Điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y như thế nào?

Bệnh vảy nến là một bệnh da có liên quan đến hệ thống miễn dịch, và điều trị nó có thể sẽ yêu cầu sự can thiệp từ bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y tế. Tuy nhiên, một số người có thể muốn kết hợp các phương pháp Đông Y và Tây Y để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y:

Điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y như thế nào?

Phương pháp Đông Y:

  1. Thảo dược: Các loại thảo dược như cây trà xanh, cây lúa mạch, cây hương thảo và cây rau má có thể được sử dụng trong các loại kem bôi da hoặc nước tắm để giảm viêm, ngứa và sưng do bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với một bác sĩ Đông Y trước khi sử dụng các loại thảo dược này để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  2. Yoga và thiền: Các bài tập yoga và thiền có thể giúp giảm căng thẳng và stress, điều này có thể ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh vảy nến. Các kỹ thuật này có thể giúp cải thiện tình trạng tâm lý và sức khỏe tổng thể.

Phương pháp Tây Y:

  1. Kem chống viêm: Bác sĩ da liễu có thể chỉ định kem chống viêm để giảm viêm và ngứa da.
  2. Thuốc uống: Thuốc uống như các loại dẫn xuất của vitamin D, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường cần sự theo dõi của bác sĩ vì có thể gây ra tác dụng phụ.
  3. Ánh sáng cường độ cao: Các liệu pháp bằng ánh sáng cường độ cao (PUVA) hoặc ánh sáng UVB có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến bằng cách làm dịu da và làm mờ vảy da.

Chuyên gia tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Việc kết hợp phương pháp Đông Y và Tây Y có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên, điều quan trọng là thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng của bạn và triệu chứng bệnh vảy nến của bạn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Exit mobile version