Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp. Nếu biết cách phòng ngừa, bạn sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc phải căn bệnh này.


Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho sinh hoạt và cuộc sống của trẻ. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì ?

Theo các chuyên gia về sức khỏe hiện công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng bên trong mũi.

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Ở vùng có khí hậu hàn đới như miền Bắc Việt Nam, đa phần bệnh thường gặp nhiều vào mùa xuân, mùa đông khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí quá ẩm thấp khiến nấm mốc dễ phát triển.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em do nguyên nhân nào gây nên ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em nhưng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm, khói thuốc lá và khi thời tiết thay đổi.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có trẻ bị, có trẻ không bị.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các triệu chứng sau:

  • Hắt xì
  • Nghẹt mũi, nhiều lúc phải thở bằng miệng
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi, họng, mắt và tai
  • Chảy nước mũi trong…

Những trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm có thể có các triệu chứng sau:

  • Nhiễm trùng tai
  • Ngáy
  • Thở bằng miệng
  • Ù tai
  • Nhức đầu
  • Thành tích học tập giảm sút

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể giống với các bệnh khác. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ mắc căn bệnh này, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng bệnh này thông qua tiền sử bệnh của trẻ và khám sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa vào quầng thâm, nếp nhăn dưới mắt và các mô sưng bên trong mũi để chẩn đoán.

Dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ Sài Gòn

Cần điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị một vài phương pháp điều trị phù hợp với trẻ dựa trên:

  • Tuổi
  • Sức khỏe tổng quát
  • Cân nặng

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng thường là:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc xịt mũi
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc trị triệu chứng hen suyễn

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bạn nên rửa mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác tác nhân gây dị ứng (trên tóc, da).

Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng để nhanh chóng loại bỏ. Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị chứ đừng tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể thử một số bí quyết sau:

  • Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để nấm mốc phát triển
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, cần đảm bảo trẻ không tiếp xúc với người đó 
  • Hạn chế trồng hoa xung quanh nhà, không nên nuôi chó mèo. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về
  • Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần thêm rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn của trẻ để bổ sung vitamin. Nếu cần có thể cho trẻ uống bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con

Ở trẻ sơ sinh hăm tã là tình trạng thường gặp, khiến trẻ đau rát, quấy khóc. Vì thế, dưới đây Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con cực hiệu quả.

Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm tã ?

Theo trang tin tức về Bệnh nhi khoa cho biết: Hăm tã là bệnh không có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, song các mẹ cần quan tâm và điều trị bệnh cho bé, bởi nó sẽ làm cho sức khỏe và sự phát triển ở bé như biếng ăn, cáu gắt, khóc đêm và sụt cân…

Nguyên nhân gây ra hăm tã là do làn da của bé mỏng, không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu.

Khi bị hăm tã trẻ thường có dấu hiệu gì ?

– Vùng da trên cơ thể, đặc biệt là ở bẹn, vùng cổ, cánh tay đỏ tấy

– Trẻ bị viêm da quanh hậu môn

– Trẻ bị dị ứng, màng da phát ban kèm theo ngứa ngáy

– Viêm da Seborrheic: Xuất hiện những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác.

– Viêm da Candida: là hiện tượng các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi.

– Bệnh chốc lở: Vùng da bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu. Hoặc vùng da không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng.

– Viêm da do ma sát là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị hăm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu.

Xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh chính quy năm 2019 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Y học cổ truyền mách bạn một số bài thuốc dân gian trị hăm tã ở trẻ em

1. Lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí.

Lá trầu không có tác dụng như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

2. Lá khế

Với phương thuốc này, các bậc phụ huynh sử dụng lá khế rồi rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó, các mẹ lấy miếng vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lưu ý: Các mẹ không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Lá chè xanh

Lá chè/trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ chữa hăm tã. Trong đó, các mẹ có thể sử dụng búp chà xanh hoặc trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với lá chè xanh, các mẹ có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong lá chè xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

4. Cây mã đề

Cây mã đề có tác dụng chữa hăm cho trẻ rất hiệu quả, các mẹ chỉ cần dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi để ráo nước và vò nát. Sau đó, các mẹ dùng nước lá cây mã đề đó thoa nhẹ nước lên da bé làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

5. Búp ổi non

Các mẹ lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

6. Cây cỏ sữa

Đối với bài thuốc dân gian này, các mẹ lấy từ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

7. Dầu ô liu

Nếu các mẹ không tìm được các nguyên liệu trên có thể dùng dầu ô-liu rồi xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vết hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

8. Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa phơi khô hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn nhúng qua nước cỏ roi ngựa và chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Dược sĩ cho biết nguyên nhân và điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

 Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là căn bệnh gặp vào giai đoạn cuối đông đầu xuân, có thể rất nguy hiểm nếu như bố mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời.

Dược sĩ cho biết nguyên nhân và điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi vi rút, chiếm đa số các ca mắc bệnh là vi rút hợp bào hô hấp. Vì khả năng lây lan của vi rút này rất mạnh nên bệnh viêm tiểu phế quản có thể trở thành dịch. Tuy người lớn, trẻ lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng biểu hiện chỉ dừng lại ở ho, cảm sốt thông thường. Loại vi rút khác gây ra bệnh viêm tiểu phế quản nhiều thứ hai là vi rút cúm và á cúm. Một số trường hợp bệnh còn được phát hiện là do Adenovirus. Đây cũng là nguyên nhân trẻ bị viêm phổi.

Ngoài việc bị tấn công trực tiếp từ vi rút,viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh còn có thể do bị lây nhiễm do sức đề kháng còn rất yêu nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hoặc bệnh viêm đường hô hấp do vi rút, đặc biệt là các trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Nếu không được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, các trẻ đã từng bị viêm mũi họng, viêm amidan… cũng sẽ dễ bị mắc bệnh viêm tiểu phế quản.

Đồi với trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh, phải chịu cảnh sống trong khói thuốc lá từ phụ huynh, bị bệnh phổi hoặc bị suy giảm miễn dịch đều là đối tượng lý tưởng của bệnh viêm tiểu phế quản.

Các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là ho, sổ mũi và sốt nhẹ. Sau đó từ 3 – 5 ngày, triệu chứng ho ngày một nhiều, thở khò khè, thở rít, hởi thở nhanh, nông. Nếu quan sát, trẻ khó thở, cánh mũi phập phồng, các cơ liên sườn ở ngực bị co kéo.

Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, trẻ bắt đầu quấy khóc và bỏ bú dẫn đến mệt mỏi, da trở nên tím, tái. Dấu hiệu này gần giống dấu hiệu bé bị viêm phổi.

Biến chứng các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Suy hô hấp và viêm phổi do bị bội nhiễm, xẹp phổi, viêm tai giữa là các biến chứng thường gặp của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân, trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh, suy giảm miễn dịch thì bệnh sẽ có nhiều biến chứng, mức độ bệnh sẽ nặng và kéo dài hơn, cần cho trẻ nhập viện sớm. Khả năng tái phát của bệnh này cũng khá cao, nếu không chữa trị và phòng ngừa đúng cách, bệnh viêm tiểu phế quản về sau có thể gây ra bệnh hen phế quản.

Mùa đông lạnh thời tiết thay đổi phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ

Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh tại nhà:

Có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu dấu hiệu bệnh nhẹ. Cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ và thường xuyên. Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều đợt nhỏ.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng để không khí không quá khô và lạnh.

Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ và tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Cần theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ về liều lượng và thời gian dùng thuốc cho trẻ, tái khám đúng hẹn.

Đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay khi:

Thân nhiệt trẻ tăng cao, khó hạ. Trẻ mệt mỏi, thở gấp hoặc khó thở, cánh mũi phập phồng hoặc co lõm ở ngực. Trẻ nôn ói, bỏ bú, không uống được nhiều nước, da tím tái.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Để trẻ có hệ miễn dịch tối ưu giúp chống lại bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, cần nuôi con bằng sữa mẹ cho đến lúc trẻ 2 tuổi. Đến tuổi trẻ ăn dặm cần thực hiện đúng cách và chú ý cung cấp bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện.

  • Cần cho trẻ uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru.
  • Tuy có nhiều thông tin trái chiều nhưng việc chủng ngừa cho trẻ cần được phụ huynh thực hiện đầy đủ.
  • Mặc ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, hạn chế việc cho trẻ ra đường khi trời trở gió.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như cúm, ho, cảm sốt.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá khi có trẻ bên cạnh.

Khi thời tiết giao mùa thì viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh rất hay gặp đối với con nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết trên để chăm sóc sức khỏe cho con trẻ được tốt nhất.

Nguồn: Bênh học

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Những thực phẩm nào bé nên ăn và không nên khi bị viêm họng?

Khi con trẻ bị bệnh cha mẹ thường rất lo lắng cũng như khi trẻ bị viêm họng nên cho trẻ ăn gì và kiêng gì cho mau khỏe và hết bệnh, bởi thực tế không phải ai cũng am hiểu về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé mắc viêm họng. 

Những thực phẩm nào bé nên ăn và không nên khi bị viêm họng?

Nên ăn những thực phẩm nào khi trẻ bị viêm họng?

Thực phẩm giàu vitamin A và C

Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả và rau củ giàu vitamin A và C để tăng cường đề kháng cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng hạn chế các cơn đau ở cổ họng cho trẻ rất hiệu quả. Do vậy, hãy cho trẻ ăn nhiều cam, quýt, bưởi, táo, đu đủ… và các loại rau củ quả như rau lang, rau mồng tơi, cà rốt, khoai tây, cà chua…

Thực phẩm giàu chất kẽm: 

Kẽm có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và kháng virut gây bệnh rất tốt. Do đó, phụ huynh hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như tôm, cua, sò, nghêu, ốc hay các loại rau củ như củ cải trắng, rau chân vịt, nước cốt dừa…

Thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng: 

Hãy chế biến thực phẩm thành những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo thịt nạc bằm, soup lỏng, canh… Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho bé uống mật ong, nước gừng chưng đường phèn, hoặc uống nước tinh bột nghệ để giảm tình trạng viêm họng cho trẻ. 

Dinh dưỡng của trẻ trong thời kì mắc viêm họng đóng vai trò rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian phục hồi. Do vậy, phụ huynh không được chủ quan, tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm họng để có thể xây dựng một thực đơn khoa học, tốt nhất với trẻ.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cần phải kiêng một số khác khi trẻ viêm họng

Những thực phẩm trẻ không nên ăn khi trong tình trạng viêm họng

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược cho biết: Bên cạnh trẻ bị viêm họng nên ăn gì thì những thực phẩm cần kiêng khi trẻ bị viêm họng cũng cần được lưu ý. Để tránh việc khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn hay kéo dài thời gian viêm họng, phụ huynh không nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ:

 Thức ăn cay, nóng sẽ khiến cổ họng bị kích ứng, làm tình trạng sưng đau gia tăng. Đặc biệt, thức ăn nhiều dầu mỡ còn sinh ra đờm, khiến trẻ càng khó chịu và khó thở nhiều hơn. Nên việc kiêng những thực phẩm này là rất cần thiết.

Bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas: 

Ăn đồ ngọt và uống nước có gas khi bị viêm họng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến bệnh nặng và lâu lành hơn. Do vậy, không nên cho trẻ ăn hay uống những loại này khi đang bị bệnh.

Thực phẩm lạnh: 

Cho trẻ ăn đồ ăn lạnh khi bị viêm họng sẽ khiến cổ họng bị kích thích, khiến tình trạng ho khan trở nên trầm trọng hơn, còn có khả năng gây ảnh hưởng đến phổi.

Dược sĩ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc bé khi bị viêm họng

Ngoài vấn đề bé bị viêm họng nên ăn gì và cần kiêng gì, thì phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau để chăm sóc trẻ viêm họng đúng cách cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ:

  • Đầu tiên hãy giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ, ngoài ra, hãy giữ ấm gan bàn tay, gan bàn chân và cơ thể cho trẻ thật tốt nếu thời tiết lạnh.
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định từ bác sĩ. Vì viêm họng ở trẻ khá đa dạng, lại do nhiều nguyên nhân gây nên, việc tự ý dùng thuốc có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề ngoài ý muốn.
  • Không để trẻ bỏ bữa nhưng cũng không nên ép trẻ ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để trẻ ăn từ từ. Hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc và tăng cường bú sữa mẹ.
  • Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao không giảm, ho nhiều, khó thở, co giật,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế tuy tín để khám cũng như nhận chỉ định điều trị an toàn từ chuyên gia.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Cha mẹ cần cho trẻ ăn gì để tốt cho sức khỏe sau khi trẻ đi tiêm phòng về? Là câu hỏi của nhiều cha mẹ hiện nay.

Dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm phòng về như thế nào ?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược chia sẻ như sau: Sau khi tiêm phòng các bé thường có biểu hiện khóc, sốt nhẹ, chán ăn,…khiến các mẹ lo lắng. Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc hàng ngày thì các mẹ cần chú ý dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phục hồi cơ thể, nhanh khỏe mạnh. Nhưng dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng như thế nào không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là một số cách cho cha mẹ trẻ sau khi đưa trẻ đi tiêm phòng về nhằm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ như sau:

1. Bổ sung nước cho cơ thể trẻ sau khi tiêm phòng:

Sau khi tiêm phòng trẻ thường có các dấu hiệu sốt, tiêu chảy. Đây chính là lý do khiến trẻ mất nước nhiều, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể trẻ là việc làm vô cùng cần thiết.

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ ít nhất 150 ml trên 1kg thể trọng. Nếu trẻ có thể ăn ngoài mẹ nên cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép … để bổ sung được lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Trẻ thường hơi sốt nhẹ sau khi đi tiêm phòng về cha mẹ cần lưu ý

2. Cho trẻ ăn thực đơn giàu vitamin A sau khi tiêm phòng:

Cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm chứa kẽm và Vitamin A để bé có được sức đề kháng tốt. Các loại thực phẩm chứa vitamin A cũng rất dễ kiếm, nó có nhiều trong thịt bò, cà rốt, khoai lang, các thực phẩm có màu đỏ.

Mẹ có thể xay nhuyễn thịt bò, cà rốt để nấu cho bé món cháo ngon miệng. Khoai lang không chỉ cung cấp vitamin A và còn rất giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Những điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

Một số bà mẹ đang truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp khoai tây vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng mẫn cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không lạm dụng aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axít salicylic để hạ sốt cho trẻ vì tác dụng phụ của loại thuốc này khi kết hợp với thành phần của vắc-xin là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye có hại cho não và hệ thần kinh của trẻ và các biến chứng khác.

Khi mẹ đã thực hiện những cách trên mà trẻ vẫn sốt cao, quấy khóc và người có dấu hiệu bị mất nước trầm trọng thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Nguồn: Bệnh học

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Phòng Tránh Viêm Phế Quản Cho Bé

Viêm phế quản là chứng bệnh thường gặp ở trẻ vì viêm nhiễm đường hô hấp do thời tiết. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cũng như cách phòng tránh căn bệnh này cho trẻ nhỏ hiệu quả.

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh khá thường gặp

Theo các bác sỹ, để điều trị và phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em, phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp trẻ tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn.

Không nhất thiết là phải dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẩn, và điều này sẽ được bác sỹ đánh giá và cho y lệnh.

Người lớn không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

Cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp.

Cho bé uống nhiều nước để ngừa viêm phế quản.

Khi bé sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, rút mồ hôi, không nên ủ kín bé hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp, nếu bé sốt cao trên 38 độ thì có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau. Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau. Trong trường hợp bé có biểu hiện thở mệt hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn tất cả thì bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

Khi trẻ bị bệnh không nên ép trẻ ăn, chỉ cần cho uống nước nhiều, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, như nước súp, nước cháo, nếu trẻ đòi ăn nữa có nghĩa là cháu bắt đầu hồi phục bệnh. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo để tránh tái phát bệnh.

Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ. Về mùa lạnh, các cô nuôi dạy trẻ cần chú ý bố trí giờ chơi, giờ tập luyện ngoài trời cho các cháu phù hợp với thời tiết trong ngày.

Lưu ý: Viêm phế quản là do một loại virut gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Bệnh Tay Chân Miệng – Bệnh Nguyên Và Điều Trị

Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh tay chân miệng thường gạp ở trẻ em

Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

– Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Bệnh tay – chân – miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

– Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

I. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

1.1. Triệu chứng lâm sàng

a. Giai đoạn ủ bệnh: 3 – 7 ngày.

b. Giai đoạn khởi phát: Từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

c. Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.

– Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.

– Sốt nhẹ.

– Nôn.

– Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

– Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

d. Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

1.2. Các thể lâm sàng

– Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.

– Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.

– Thể không điển hình: dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

2. Cận lâm sàng

2.1. Các xét nghiệm cơ bản

– Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường.

– Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).

2.2. Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng

– Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi.

– Khí máu khi có suy hô hấp

– Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.

– Dịch não tủy:

Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh.

Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ bạch cầu đơn nhân. Trong giai đoạn sớm có thể tăng bạch cầu từ 100 – 1000 bạch cầu/mm3, với tỉ lệ đa nhân chiếm ưu thế.

– Chụp cộng hưởng từ não: tổn thương tập trung ở thân não. Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.

2.3. Xét nghiệm phát hiện vi rút

Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tủy để thực hiện xét nghiệm RT – PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Coxsackievirus A16.

3. Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.

– Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.

– Lâm sàng: Sốt kèm theo phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

– Xét nghiệm xác định có vi rút gây bệnh.

4. Chẩn đoán phân biệt

4.1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng

Viêm loét miệng (áp – tơ): vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.

4.2. Các bệnh có phát ban da

– Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.

– Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.

– Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.

– Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.

– Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm

– Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

4.3. Viêm não – màng não

– Viêm màng não do vi khuẩn

– Viêm não – màng não do vi rút khác

5. Biến chứng

5.1. Biến chứng thần kinh

Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.

– Rung giật cơ (myoclonic jerk): Từng cơn ngắn 1 – 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, trong cơn trẻ vẫn còn ý thức.

– Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.

– Yếu liệt chi (liệt mềm cấp).

– Liệt dây thần kinh sọ não.

– Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.

5.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp

Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.

– Mạch nhanh >150 lần/phút.

– Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 3 giây.

– Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh.

– Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.

– Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, thở rít thanh quản, thở không đều.

– Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm.

6. Phân độ lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng bệnh tay – chân- miệng

6.1. Độ 1

Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.

6.2. Độ 2

Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình. Rung giật cơ: Kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:

– Đi loạng choạng.

– Ngủ gà.

– Yếu liệt chi.

– Mạch nhanh >150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt).

– Sốt cao ≥ 39º5C (nhiệt độ hậu môn).

6.3. Độ 3

Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.

– Co giật, hôn mê (Glasgow< 10 điểm).

– Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, SpO2< 92% (không ô – xy hỗ trợ).

– Mạch nhanh >170 lần/phút hoặc tăng huyết áp.

6.4. Độ 4

Biến chứng rất nặng, khó hồi phục

– Phù phổi cấp.

– Sốc, truỵ mạch.

– SpO2< 92% với ô – xy qua gọng mũi 6 lít/phút.

– Ngừng thở.

II. ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

1. Nguyên tắc điều trị

– Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).

– Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.

– Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Độ 1

Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

– Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.

– Hạ sốt khi sốt cao bằng paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ hoặc lau mát.

– Vệ sinh răng miệng.

– Nghỉ ngơi, tránh kích thích.

– Tái khám mỗi 1 – 2 ngày trong 5 – 10 ngày đầu của bệnh.

– Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:

Sốt cao ≥ 39ºC.

Thở nhanh, khó thở.

Rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.

Co giật, hôn mê.

Yếu liệt chi.

Da nổi vân tím.

– Chỉ định nhập viện:

+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (từ độ 2).

+ Sốt cao ≥ 39ºC.

+ Nôn nhiều.

+ Nhà xa: không có khả năng theo dõi, tái khám.

2.2. Độ 2

Điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh

– Điều trị như độ 1.

– Nằm đầu cao 30°, cổ thẳng.

– Thở oxy qua mũi 3 – 6 lít/phút khi có thở nhanh.

– Chống co giật: Phenobarbital 10 mg/kg/lần tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 6 – 8 giờ khi cần.

– Immunoglobulin (nếu có).

– Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 4 – 6 giờ.

– Đo độ bão hòa ô – xy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).

2.3. Độ 3

Điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủ điều kiện.

– Thở ô – xy qua mũi 3 – 6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở ô – xy.

– Chống phù não (xem điều trị biến chứng).

– Chống co giật: Phenobarbital 10 – 20mg/kg pha trong glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30 – 60 phút. Lặp lại 8 – 12 giờ nếu cần.

– Hạ đường huyết: glucose 30% 2 ml/kg/lần, lặp lại khi cần.

– Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm.

– Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch >170 lần/phút, liều khởi đầu 5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăngần 1 – 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 10µg/kg/phút.

– Immunoglobulin (nếu có).

– Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1 – 2 giờ.

2.4. Độ 4

Điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương, hoặc bệnh viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.

– Xử trí tương tự độ 3.

– Điều trị biến chứng (xem phần điều trị các biến chứng).

3. Điều trị các biến chứng

3.1. Phù não

– Nằm đầu cao 30°eg, cổ thẳng.

– Thở ô – xy qua mũi 1 – 4 lít/phút. Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi SpO2< 92% hay PaCO2 >50 mmHg.

– Thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25 – 35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90 – 100 mmHg.

– Hạn chế dịch: tổng dịch bằng 1/2 – 3/4 nhu cầu bình thường.

3.2. Sốc

Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.

– Thở ô – xy qua mũi 3 – 6 lít/phút.

– Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP).

– Truyền dịch Natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn CVP và đáp ứng lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp, dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp. 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 10 µg/kg/phút. Trường hợp không đáp ứng với Dopamin phối hợp Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăngần 1 – 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.

3.3. Suy hô hấp

Suy hô hấp do phù phổi cấp, hoặc viêm não.

– Thông đường thở: hút sạch đờm rãi.

– Thở oxy 3 – 6 lít/phút, duy trì SpO2 >92%.

– Đặt nội khí quản nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy.

– Thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25 – 35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90 – 100 mmHg.

3.4. Phù phổi cấp

– Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.

– Dùng Dobutamin liều 5 – 20 µg/kg/phút.

– Furosemide 1 – 2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.

4. Immunoglobulin (nếu có)

– Chỉ định từ độ 2 và độ 3.

– Liều: 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 6 – 8 giờ x 2 ngày liên tiếp.

– Riêng độ 2 cần đánh giá lại lâm sàng trước chỉ định liều thứ 2. Không dùng liều 2 nếu lâm sàng cải thiện tốt.

5. Kháng sinh

– Kháng sinh không có chỉ định trong bệnh tay – chân – miệng.

– Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

– Có thểùng các kháng sinh sau đây:

Amoxicillin

Cephalosporin thế hệ 3:

Cefotaxim 200 mg/kg/ngày chia 4 lần (tĩnh mạch)

Hoặc Ceftriaxon 100 mg/kg/ngày chia 1 – 2 lần (tĩnh mạch)

III. PHÒNG BỆNH

1. Nguyên tắc phòng bệnh

– Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

– Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế

– Cách ly theo nhóm bệnh.

– Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

– Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.

– Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

3. Phòng bệnh ở cộng đồng

Vệ sinh cá nhân là cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất

– Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quầnáo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

– Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.

Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sau Điều Trị Lồng Ruột

Lồng ruột là bệnh lý nghiêm trọng do một khúc ruột di chuyển vào bên trong khúc ruột khác. Khối lồng dịch chuyển xuống phía dưới và ngăn cản thức ăn. Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý chế độ dinh dưỡng vì trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ tái phát.

Trẻ sau điều trị lồng ruột cần chăm sóc đặc biệt

Lồng ruột khi trẻ đang bú

Sau điều trị, trẻ mắc bệnh lồng ruột vẫn có nguy cơ tái phát

– Bé đang khỏe mạnh, chơi đùa đột ngột khóc thét, đầu gối co về phía ngực. Cơn đau ngắt quãng, lần sau kéo dài, mạnh hơn trước, khoảng cách cơn đau ngắn dần.

– Bé mệt mỏi, bỏ bú, nôn trớ. Sau khi xuất hiện cơn đau đầu tiên khoảng 6-8 giờ, bé có thể đi ngoài ra phân lẫn chất nhầy hoặc máu tươi.

– Khi bệnh tiến triển, trẻ mệt lả vì mất nước, sốt li bì, da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, một số trẻ có thể bị sốc.

– Cha mẹ nên lưu ý với trẻ bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay tiền sử từng bị lồng ruột thì việc trẻ đột nhiên quấy khóc từng cơn cũng là dấu hiệu có thể trẻ bị lồng ruột.

Lồng ruột ở trẻ từ 2-3 tuổi

Bác sỹ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm

Trẻ ở độ tuổi này bị bệnh lồng ruột sẽ xuất hiện cơn đau lâm râm, dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa. Biến chứng tắc ruột và hoại tử ruột ít khi xảy ra do búi lồng lỏng hơn.

Chẩn đoán lồng ruột dựa trên thăm khám lâm sàng và siêu âm ổ bụng. Khám ổ bụng, bác sỹ có thể sờ thấy khối u bất thường, di động và đau. Thăm trực tràng thấy dính máu ở găng tay.

Khi trẻ có dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đên bác sỹ khám ngay

Lồng ruột diễn biến rất nhanh, nên đưa trẻ tới cơ sở cấp cứu ngoại khoa khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú, nôn trớ. Bác sỹ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm.

Trẻ bị lồng ruột sẽ được tháo lồng bằng hơi thông qua việc đặt ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với áp lực vừa phải, đến khi khối lồng hoàn toàn được tháo ra.

Nếu cấp cứu quá muộn (trên 6 giờ), trẻ dễ bị nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột hoặc thủng ruột, cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng hoặc cắt bỏ cả đoạn ruột. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ lồng ruột và hồi sức sau mổ rất phức tạp. Trẻ dễ tử vong vì suy kiệt và viêm phổi nặng.

Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột

– Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý chế độ dinh dưỡng

– Trẻ em sau tháo lồng thường có các dấu hiệu về tiêu hóa, thậm chí sau thời gian dài, các chức năng tiêu hóa mới hoạt động bình thường. Cho bé ăn uống bình thường đến khi bé trung tiện và đi ngoài được.

Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý chế độ dinh dưỡng

– Với trẻ đang bú, mẹ cần cho bé bú và ăn dặm bình thường, số lượng tăng dần. Đồ ăn dặm phải dễ tiêu: cháo nấu nhừ, xay nhuyễn rau và thịt cho vào cháo, tăng cường rau xanh, hạn chế chất mỡ.

– Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ tái phát.

– Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý, nếu trẻ đi ngoài ra máu, chướng bụng, sốt, cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Bệnh ho gà ở trẻ em thường gây nên những triệu chứng như thế nào?

Bệnh ho gà không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc phải và thường gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng nhận biết của bệnh ho gà ở trẻ em thường xảy ra như thế nào?

Bệnh ho gà ở trẻ em có thể gây tử vong

Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh ho gà ở trẻ em

Theo Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ những triệu chứng nhận biết cảu bệnh ho gà ở trẻ em như sau:

Bệnh ho gà ở trẻ em khi trong thời kỳ ủ bệnh

Khi ở thời kỳ ủ bệnh lý này sẽ kéo dài từ 6-20 ngày và trung bình khoảng 9-10 ngày, đây chính là giai đoạn đầu và thường chưa có nhiều triệu chứng xuất hiện ra bên ngoài.

Bệnh ho gà ở trẻ em khi trong giai đoạn viêm long đường hô hấp     

Khi ở giai đoạn viêm long đường hô hấp, bệnh nhi thường kéo dài khoảng 1-2 tuần và xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh viêm đường hô hấp như sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng và hắt hơi. Tuy nhiên khi cuối giai đoạn này, bệnh nhi  sẽ ho nặng thành cơn cảm thấy rất khó chịu.

Bệnh ho gà ở trẻ em khi trong giai đoạn khởi phát

Bệnh ho gà ở trẻ em khi trong giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 1-6 tuần, tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt có thể kéo dài trên 10 tuần với các biểu hiện cơn ho điển hình như sau:

  • Trẻ sẽ bị ho liên tiếp, ho thành từng cơn mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Những cơn ho xuất hiện khiến sức khỏe của trẻ yếu dần, có thể ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi và chảy nước mắt nước mũi.
  • Khi ở giai đoạn khởi phát trẻ gặp phải triệu chứng thở rít vào, xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, tiếng rít nghe như tiếng gà. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không nghe thấy tiếng rít trong cơn ho.
  • Khi kết thúc cơn ho bằng việc khạc đờm trắng, màu trong, dính và trong đờm có vi khuẩn ho gà đây cũng là một nguồn lây bệnh.

Trong khoảng 2 tuần đầu của giai đoạn khởi phát, tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn/ngày, sau đó sẽ giảm dần. Bệnh ho gà ở trẻ em là một trong những bệnh hô hấp nguy hiểm và có thể kéo dài trên 3 tuần nếu trẻ không được điều trị sớm.

Bệnh ho gà ở trẻ em khi trong giai đoạn phục hồi

Khi bệnh ho gà ở giai đoạn phục hồi, những cơn ho sẽ ít dần và bệnh nhân cũng hạ sốt theo. Tuy nhiên, sau đó nhiều tháng ho trẻ vẫn có thể bị tái phát lại và gây nên bệnh viêm phổi.

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, đối với người lớn và trẻ vị thành niên, bệnh ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên ở trẻ em thì nặng hơn. Do đó khi gặp những triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần phải mau chóng cho trẻ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời nhé!

Xem hướng dẫn Bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Nên làm gì khi trẻ nhỏ bị mày đay?

Mày đay là tình trạng bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi trong đó phần lớn ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị mày đay?

Nên làm gì khi trẻ nhỏ bị mày đay?

Mày đay là bệnh lý gì?

Theo các chuyên gia y tế thì may đay được hiểu như sau:

  • Là phản ứng của mao mạch trên da với những lý do khác nhau gây phù cấp hoặc mạn tính.
  • Mày day cấp được hiểu là phản ứng tức thì xuất hiện trong 24h và có thể kéo dài tới 6 tuần
  • Mày đay kéo dài sau 6 tuần là mày đay mạn tính.

Đối tượng nào dễ bị bệnh mày đay?

Bệnh mày đay cấp tính thường xuất hiện ở một số bệnh nhân có lý do cơ địa và phổ biến trong nhóm bệnh lý nhi khoa.

Một số triệu chứng chính của bệnh mày đay cấp là gì?

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng thì mày đay ở trẻ nhỏ sẽ có một vài các dấu hiệu điển hình như sau:

  • Sẩn phù: Kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn phù hơi nổi cao trên mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Những sẩn, mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh, mất đi nhanh.
  • Ngứa: Đa số những trường hợp bị mày đay rất ngứa, càng gãi càng ngứa và làm nổi thêm những sẩn khác.
  • Một số vùng như mi mắt, môi, sinh dục ngoài… những ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng to cả một vùng còn gọi là phù mạch hay phù Quincke.
  • Nếu phù Quincke ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây nên bệnh lí nặng như khó thở nặng, đi ngoài phân lỏng, đau quặn bụng, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch hay sốc phản vệ thực sự.

Nguyên do gây bệnh mày đay cấp là gì?

  • Bệnh mày đay là một bệnh dễ nhận biết nhưng rất khó để tìm được nguyên do chính xác, vì căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp.
  • Mày đay thông thường nguyên do có thể vì thức ăn, vì thuốc, vì nọc độc côn trùng, vì tác nhân đường hô hấp như phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, nấm mốc…, vì nhiễm trùng hoặc vì tiếp xúc với hóa chất như nước hoa, thuốc nhuộm tóc, chất tạo màu thực phẩm…
  • Mày đay vật lý: có thể kể tới các chứng da vẽ nổi, mày đay vì tác động xúc cảm như mệt nhọc, gắng sức hoặc stress, mày đay vì chèn ép hoặc vì rung động, mày đay vì quá lạnh, quá nóng hoặc vì ánh sáng mặt trời…
  • Mày đay vì những bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, viêm mạch, bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp), bệnh ung thư…
  • Mày đay vì di truyền
  • Mày đay tự phát (vô căn): là mày đay không tìm được lý do, chiếm 50% những trường hợp.

Xử trí với bệnh mày đay như thế nào?

  • Quan trọng là xác định và loại bỏ nguyên do gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với những lý do này.
  • Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại mày đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh.
  • Trường hợp nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng Histamin H1 như: Loratadin 10mg/ngày hay là Cetirizin 10mg/ngày… theo chỉ định của nhân viên y tế có chuyên môn
  • Trường hợp nặng: phối hợp kháng Histamin H1 kết hợp với Corticoid

Trẻ nhỏ bị mày đay, cha mẹ cần làm gì?

Một số lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị mày đay tại nhà?

  • Dừng tất cả những loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
  • Hạn chế gãi, trẻ chà xát mạnh trên da tình trạng bệnh càng nặng.
  • Có thể chườm lạnh, tắm lạnh, tránh tắm nóng (không áp dụng cho 2 trường hợp bị mày đay vì nóng, lạnh).
  • Tránh ánh sáng trực tiếp cho người bệnh từ mặt trời.
  • Chế độ ăn uống cho trẻ cần được hợp lý để chống táo bón.
  • Mặc quần áo cotton nhẹ, vừa với cơ thể.
  • Tránh những hoạt động nặng và gây mồ hôi.
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi và giảm stress.
  • Một số loại thực phẩm, gia vị có tính kích thích dị ứng, ngứa da nên kiêng như rượu bia, nước ngọt và gia vị, ớt…
  • Không chọn ăn một số món ướp nhiều gia vị, thức ăn đông lạnh, thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều chất phụ gia.

   Nguồn: benhhoc.edu.vn tổng hợp

Exit mobile version