Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Mỗi người chúng ta nên chủ động hoàn thiện chế độ ăn uống và lối sống của mình để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát.Cholesterol rất cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể.

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Bí quyết gì để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát

  1. Thiết lập một mục tiêu

Bất cứ ai cũng có thể nói, “Tôi sẽ ăn ít chất béo” hoặc “Tôi sẽ ăn nhiều rau.” Đây là những mục tiêu khá chung chung. Bản thân mỗi người sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu thiết lập một số lượng rất cụ thể. Ví dụ, “Tôi muốn có một LDL thấp hơn 130.” (Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”). Các bác sĩ khuyên bạn nên làm giảm LDL dưới 70 nếu bạn có một nguy cơ rất cao về bệnh tim hoặc đau tim.

  1. Đừng ngồi quá lâu một chỗ

Hãy vận động trong khoảng 3 – 5′ sau mỗi giờ ngồi làm việc. Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giữ sức khỏe thể chất, nó còn thực sự làm tăng mức độ cholesterol tốt đến 10%. Đó là động lực để tham gia phòng tập thể dục hoặc bắt đầu một môn thể thao, nhưng ngay cả thay đổi nhỏ như đi bộ sau bữa tối, hoặc sử dụng thang bộ thay vì thang máy cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Chỉ cần tìm cách để tiếp tục di chuyển, di chuyển, và di chuyển. Ví dụ, nếu làm việc trong văn phòng, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và đi bộ quanh văn phòng. Một nguyên tắc nhỏ là 10.000 bước một ngày (sử dụng một pedometer, một dụng cụ đếm bước chân để theo dõi).

  1. Tăng cường chất xơ

Theo chuyên gia sức khỏe giảng viên Nguyễn Thị Hồng công tác tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có rất nhiều lý do để bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Không chỉ kiềm chế các chất chống oxy hóa (giảm nguy cơ ung thư) mà còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol. Những nguồn thực phẩm chứa chất xơ phong phú như táo, đậu, quả bơ, bông cải xanh, atiso, súp lơ xanh, đu đủ… Ngoài ra, có thể kiểm tra hàm lượng “psyllium” trên nhãn thực phẩm.

  1. Ăn cá ba lần một tuần

Cá là thực phẩm có hàm lượng acid béo omega-3 rất cao, có thể làm giảm đáng kể mức độ cholesterol và triglycerides của cơ thể. Bổ sung dầu cá cũng có thể là trợ giúp đáng kể nhưng trước đó cần nói chuyện với bác sĩ , đặc biệt là khi đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019

  1. Uống 1 ly rượu hoặc bia 1 ngày

Nghiên cứu cho thấy rằng thói quen này có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt là 10%. Tuy nhiên, không uống nhiều hơn, nó không nhân rộng thêm lợi ích mà chỉ khiến bạn làm thêm những điều khủng khiếp đối với gan của mình.

  1. Uống trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cũng như giữ chỉ số cholesterol ở mức cân đối

Trà xanh đã chứng tỏ có rất nhiều lợi ích sức khỏe, và một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Brazil đã chứng minh rằng nó cũng có thể giữ mức cholesterol dưới sự kiểm soát. Những người tham gia được yêu cầu uống viên nang trà xanh đã giúp cải thiện nồng độ LDL 5%.. Nếu không thích trà xanh thì nước cam cũng là một trong những gợi ý tốt đem lại nhiều lợi ích cho tim.

  1. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc cholesterol

Nếu đang gặp vấn đề về cholesterol và có nguy cơ cao phát triển bệnh tim hoặc có cơn đau tim, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Đáng kể có thể làm giảm mức độ LDL là 50%. Bổ sung này cộng thêm những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, chắc chắn sẽthay đổi lớn trong sức khỏe.

  1. Chọn các chất béo thông minh

Sử dụng dầu hạt cải thay vì dầu thực vật. Đổ chai đựng giấm thay vì nước trộn Thousand vào món salad. Bỏ qua bất kỳ nước sốt cho món mì ống mà sử dụng nước sốt cà chua hoặc dầu ô liu. Cá nướng thay vì ăn bít tết…

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đây là những bí quyết giúp bạn có thể duy trì cholesterol trong sự kiểm soát của mình. Chỉ cần thay đổi bạn sẽ thấy sự rõ rệt trong cơ thể của mình.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Viêm Tắc Động Mạch – Dấu Hiệu Và Điều Trị

Viêm tắc động mạch là một bệnh của hệ thống động mạch trong đó các biểu hiện bệnh lý nổi bật là tình trạng co thắt của động mạch, gây rối loạn dinh dưỡng và đưa đến hoại tử vùng tổ chức do các động mạch đó chi phối.

Viêm tắc động mạch gây rối loạn dinh dưỡng.

Về mặt danh pháp tuy còn nhiều vấn đề chưa được hoàn toàn thống nhất, nhưng danh từ “ Viêm tắc động mạch” đã được Winiwater đưa ra từ cuối thể kỷ 19 và đã được nhiều tác giả công nhận.

Bệnh thường gặp ở Nam giới. Thường phát triển ở chi dưới nhưng đôi khi cũng thấy ở các động mạch chi trên, ruột, động mạch vành, động mạch não…

I. Cơ chế bệnh sinh:

Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh Viêm tắc động mạch. Cơ chế được đa số tác giả công nhận là:

+ Các yếu tố kích thích của ngoại cảnh riêng lẻ hay tổng hợp như: khí hậu lạnh và ẩm kéo dài, nghiện thuốc lá, ăn uống thiếu các Vitamin, các căng thẳng kéo dài về tâm và sinh lý… tác động lên hệ thống thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh giao cảm, từ đó gây các phản ứng co thắt ở động mạch.

+ Tình trạng co thắt kéo dài của động mạch sẽ gây thiếu máu cục bộ và đau đớn kéo dài ở vùng tổ chức phía ngoại vi. Chính những yếu tố này đến lượt chúng lại trở thành các kích thích nội sinh tác động trở lại hệ thống thần kinh trung ương và hệ thần kinh giao cảm, từ đó lại làm động mạch bị co thắt nặng thêm.

+ Kết quả của vòng phản xạ bệnh lý nói trên sẽ làm cho tình trạng co thắt động mạch trở nên liên tục và dẫn đến các biến đổi ngày càng nặng của hệ thống động mạch: lớp cơ của thành động mạch tăng sinh, lớp nội mạc động mạch dày lên, xuất hiện những hiện tượng thoái hoá trong hệ thần kinh giao cảm của thành động mạch, lòng động mạch bị hẹp lại và dần dần tạo nên các cục nghẽn…

+ Quá trình trên tăng lên dần dần dẫn tới tắc hoàn toàn động mạch. Vùng tổ chức phía ngoại vi bị thiếu máu nuôi dưỡng nặng dần dẫn tới hoại tử tổ chức, gây đau đớn kéo dài và nhiễm trùng nhiễm độc cho bệnh nhân.

II. Triệu chứng lâm sàng:

1. Triệu chứng

Bệnh viêm tắc động mạch mạn tính diễn tiến từ từ theo nhiều gia đoạn khác nhau. Có nhiều các phân loại các giai đoạn bệnh. Nhưng tốt nhất vẫn là bảng phân loại của Lerich và Fontaine, với các ưu điểm đơn giảm, dễ áp dụng:

  • Giai đoạn I: Không có triệu chứng, không có tôn thương tắc nghẽn đáng kể về mặt huyết động học.
  • Giai đoạn II: Đau cách hồi nhẹ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hoặc đau cách hồi nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Giai đoạn III: Đau ngay cả khi nằm nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn IV: Hoại tử từng phần chi, loét chi do thiếu máu cục bộ tại chỗ và thiếu máu cục bộ lan tỏa ở xa. Hoại tử lan rộng quá bàn chân.

Khi bệnh đã ở giai đoạn trễ, tức giai đoạn III và IV, các tổn thương đã quá rõ ràng, việc chẩn đoán trở nên dễ dàng. Ngược bệnh ở giai đoạn II, cần phải khám kỹ mới chẩn đoán được. Bệnh nhân cớ các dấu hiệu cường giao cảm: vã mồ hôi, lạnh chi, một số bạnh nhân có dấu hiệu tím tái của chi.

Phải tiến hành bắt mạch tại các vị trí đặc biệt như: mạch quay, mạch khoeo, mạch mu chân… chúng ta sẽ tìm thấy dấu hiệu mất mạch tại các vị trí trên, đó là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định chẩn đoán. Cần bắt mạch có hệ thống và so sánh cả hai bên. Sau đó có thể sử dụng ống nghe dọc theo đường đi của động mạch để tìm xem có tiếng thay đổi hay không?

1.1 Dấu hiệu rối loạn chức năng.

Biểu hiện bằng sự co thắt mạch máu các chi khi gặp lạng, đi nhanh và khi làm việc nặng. Lúc bệnh mới phát triển, bệnh nhân thấy cóng buốt ở các chi và đau ở bắp thịt cẳng chân khi đi lại làm bệnh nhân phải dừng lại và phút đến khi hết đau mới đi được và sau vài trăm bước đau lại xuất hiện vì động mạch lại co thắt. Triệu chứng nàu gọi là dấu hiệu “đi lặc cách hồi” và là triệu chứng đặc biệt của giai đoạn dầu phát triển của bệnh. Đau có thể lan xuống bàn ngón chân, đôi khi khu trú chủ yếu ở các ngón chân. Lúc nghỉ ngơi và ban đêm không thấy xuất hiện

Đau bắp chân còn xuất hiện khi bị lạnh ẩm, khi chân bị lạnh thấy xuất hiện co rút cá cơ bàn chân và cẳng chân, da ở chân trở nên nhợt nhạt và lạnh. Hiện tượng này có thể tháy cả khi nhiệt độ phòng bình thường. Khi sưởi ấm da ở chân trở nên tím hay đỏ vì xung huyết.

Mạch mu chân thường yếu có khi không sờ thấy, khi ấn tay vào ngón chân thấy trắng bệch ra một lúc lâu, gọi là dấu hiệu “nốt trắng”.

Bệnh nhân thường kèm theo chứng tê chân, tê thường xuất hiện ở một tư thế nhất định tùy từng bệnh nhân (hay gặp nhất là khi nằm), thêm vào đó bệnh nhân có cảm giác lạnh bàn chân do thiếu máu ở các đầu dây thần kinh ngoại vi.

Trong những trường hợp không điểm hình có thể chản đoán nhầm với: Đau và đem như bệnh Goutte, hoặc chỉ có cảm giác đau nhẹ, âm ỉ ở sâu như giãn tĩnh mạch sâu,. Ngược lại cũng có khi đau dữ dội từ bắp chân lan xuống bàn chân liên tục, nghỉ cũng không hết đau như đau thần kinh hông to.

Tóm lại: dấu hiệu này có ba triệu chngs điểm hình là: đi lặc cách hồi, tê chân, lạnh chân.

1.2 Dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng và đau liên tục

Đánh giá các mức độ rối loạn dinh dưỡng:

Rối loạn dinh dưỡng là dấu hiệu rất đặc trưng và là hậu quả của việc thiếu máu nuôi dưỡng chi do tắc động mạch. Những trường hợp rối loạn dinh dưỡng được chia làm hai mức độ:

– Rối loạn dinh dưỡng nhẹ. Bao gồm: Khô da, tróc vảy, rụng lông, gãy móng, thay đổi màu sắc da khi thay đổi tư thế của chi như tái nhạt khi giơ cao, đỏ bầm khi hạ chi xuống.

Rối loạn dinh dưỡng nặng: Cơ teo, chậm hay không lành cá vết thương ở chi, loét đầu chi, hoại tử đầu chi khu trú hay lan rộng. Dấu hiệu này xuất hiện khi mà hiện tượng thiếu máu dầu chi trở nên thường xuyên hơn, ngay cả lúc nghỉ ngơi, đặc điểm của đau là:

  • Đau kéo dài, dai dẳng, cá phương pháp điểu trị thông thường không đỡ đau.
  • Đau tăng nhiêu về đem lầm bệnh nhân mất ngủ, suy nhược.
  • Đau tăng khi đưa chân lân cao, giẩm dần khi thõng chân xuống thấp.
  • Rối loạn dĩnh dưỡng biểu hiện bằng các hiện tương: Da khô, móng chân dày lên, và mọc lệch sang bên cạnh, dưới móng chan có viên sưng mủ. Đàu ngón chân có thể xuất hiện các vết loát nhỏ ướt và đau.

1.3 Hoại tử hay hoại thư.

Hoại tử do viêm tắc động mạch

Hoại tử hay hoại thư khi các triệu chứng đau và rối loạn dinh dưỡng tăng lên. Đau các ngón chân trở nên thường xuyên và không thể chịu nổi, làm bệnh nhân không thể đi lạ nếu không có thuốc an thần và chống đau, tuy nhiên tác dụng của thuốc cũng chỉ tạm thời. Bệnh nhân luôn phải ngồi, hai tay giữ lấy bàn chân bị bệnh.

Các vết loét xuất hiện và phủ một lớp bẩn, đáy có tổ chức hoại tử. Hiện tượng phù và tím da lan lên bàn chân. Trên phim X quang thấy xốp ở bàn chân. Không sờ thấy mạch và không ghi được giao động đồ mạch máu ở bàn chân, cẳng chân và đùi.

Toàn tràng suy sụp, người xanh, gầy, có thể có sốt nhẹ 37o5 – 38o . Một số trường hợp sức đề kháng kém có thể bị nhiễm trùng, hoại tử khô biến thành hoại tử ướt.

Buerger nói nên ba dấu hiệu sắp có hoại tử là:

+ Thiếu máu khi nâng chi cao: khi nâng chi lên, màu da trở nên tái nhợt vì các thành phần mao mạch và tĩnh mạch kém dinh dưỡng không còn trương lực, và dưới tác dụng của trọng lực máu dồn đi hết

+ Góc thiểu năng tuần hoàn: khi hạ chân xuống một góc độ nhất định nào đó, màu đen từ tái nhợt trở lại màu tím.

+ Dấu hiệu ép ngón cái: ấn vào ngón cái dồn máu đi, sâu đó thả tay ra, màu sắc của ngón cái trở lại rất chậm, ngay cả khi để chân thấp.

2. Dấu hiệu

+ Thay đổi màu sắc da của chi bị tổn thương:

Theo tư thế: để bình thường thấy da có màu tái nhợt hoặc xen kẽ các chỗ tái nhợt với các chỗ da bình thường. Khi cho bệnh nhân để thõng chân xuống (để máu đến chi nhiều hơn) thì thấy da đỡ tái nhợt và hồng lên.

Nghiệm pháp gẫp duỗi cổ chân: cho bệnh nhân nằm sấp, gấp duỗi khớp cổ chân vài lần thì sẽ thấy chỉ trong vài giây bàn chân của bệnh nhân sẽ trở nên tái nhợt. Khi cho bệnh nhân đứng dậy nếu trong 10 giây màu da bàn chân không trở lại bình thường thì chứng tỏ có rối loạn rõ rệt của tuần hoàn chi dưới.

Nghiệm pháp Oppel và Buerger: cho bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân và giơ chân lên cao, chỉ sau vài giây da của chân đã chuyển thành tái nhợt.

Nghiệm pháp Collins và Velenski: cho bệnh nhân nằm ngửa duỗi thẳng chân và giơ chân lên cao, đồng thời với hiện tượng thay đổi mầu sắc da còn thấy các tĩnh mạch mu bàn chân bị xẹp đi. Cho bệnh nhân ngồi dậy và buông thõng chân xuống, theo dõi thời gian các tĩnh mạch mu bàn chân đầy trở lại: bình thường các tĩnh mạch này đầy trở lại trong vòng 7 giây, nếu thời gian đầy lại kéo dài hơn thì chứng tỏ động mạch có thể bị tắc.

Dấu hiệu ép ngón chân cái: ấn vào ngón chân cái của bệnh nhân rồi bỏ tay ra để quan sát. Khi màu da ngón cái hồng trở lại chậm thì chứng tỏ có rối loạn tuần hoàn ở chi dưới.

+ Mạch chày sau và mạch mu chân yếu hoặc mất:

Phải bắt mạch cẩn thận và so sánh mạch ở cả hai chân.

+ Các triệu chứng rối loạn dinh dưỡng ở chi bị bệnh:

Có thể khám thấy các triệu chứng

  • Rối loạn tiết mồ hôi.
  • Da chi thường khô, teo . Lông thưa, rụng.
  • Các cơ bị teo, nhẽo.
  • Xương chi bị xốp do tình trạng loãng xương.

Loét và hoại tử đầu chi: xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh, cảm giác đau ở chi tăng lên và trở nên thường xuyên, xuất hiện các vết loét đầu tiên thường ở đầu ngón chân và mu bàn chân, toàn trạng bệnh nhân suy sụp do nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

III. Triệu chứng cận lâm sàng:

1. Đo dao động động mạch:

Xác định được mức độ giảm biên độ giao động của động mạch bị viêm tắc ở chi tổn thương.

2. Soi mao mạch:

Xác định thấy giảm số lượng và đường kính các mao mạch ở chi tổn thương, tốc độ di chuyển của hồng cầu trong mao mạch cũng bị giảm xuống.

3. Đo nhiệt độ da:

Xác định thấy nhiệt độ da của chi bị tổn thương bị giảm đi rõ rệt so với bên lành.

Có thể tiến hành đo nhiệt độ da trước và sau khi phong bế hạch thần kinh giao cảm thắt lưng, nếu sau khi phong bế hạch mà thấy nhiệt độ da ở chi tổn thương tăng lên thì việc chỉ định mổ cắt hạch giao cảm thắt lưng sẽ có hiệu quả tốt.

4. Siêu âm động mạch và nghiên cứu Doppler động mạch:

+ Chụp Siêu âm động mạch: xác định được tình trạng thành động mạch dày lên, nội mạc động mạch dày, có các cục nghẽn mạch…

+ Nghiên cứu Doppler: xác định được các biến đổi của dòng máu lưu thông trong động mạch bị viêm tắc: giảm tốc độ dòng máu, giảm lưu lượng máu, xuất hiện các dòng chảy rối do có các cục nghẽn…

5. Chụp động mạch cản quang:

+ Xác định được hình dạng và mức độ co thắt của các động mạch bị viêm tắc, hình các cục nghẽn trong động mạch, mức độ lưu thông của dòng máu trong động mạch…

+ Xác định được tình trạng hệ tuần hoàn bên của chi có động mạch chính bị viêm tắc.

6. Chụp CT, chụp MRI động mạch:

Ngoài việc xác định được các biến đổi về hình thái của động mạch bị viêm tắc, chụp CT và MRI còn xác định được cả tương quan giải phẫu cũng như các thay đổi về hình thái của các tổ chức và cơ quan xung quanh.

IV. Chẩn đoán phân biệt:

Một số bệnh cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Viêm tắc động mạch:

1. Hoại tử đầu chi trong bệnh đái tháo đường:

+ Tiền sử thường không có dấu hiệu “đi lặc cách hồi”

+ Vị trí bị hoại tử thường ở gan bàn chân, gót chân…

+ Xét nghiệm thấy Glucoza máu tăng, có Glucoza trong nước tiểu…

2. Bệnh xơ vữa động mạch:

+ Thường bị tổn thương hệ thống động mạch toàn thân chứ không thường xuyên bị ở chi dưới như bệnh Viêm tắc tĩnh mạch, do đó có thể thấy dấu hiệu các động mạch căng như sợi thừng ở động mạch thái dương, động mạch cánh tay, động mạch quay…

+ Đau ở vùng chi có động mạch bị xơ vữa nhưng thường không dữ dội, vận động nhiều có đau hơn nhưng bắt mạch ngoại vi vẫn thấy đập rõ.

+ Có thể có hoại tử vùng chi có xơ vữa động mạch nhưng thường

xuất hiện ở người già, có cao huyết áp, tăng Cholesterol máu…

3. Bệnh Raynaud:

+ Thường gặp ở Nữ giới, tuổi trẻ.

+ Bệnh tiến triển thành từng đợt, tổn thương chủ yếu là ở đầu chi và

đối xứng cả hai bên.

V. Điều trị:

1. Điều trị nội khoa:

a) Loại bỏ các yếu tố kích thích gây có thắt mạch máu:

Tránh các điều kiện môi trường lạnh, ẩm. Không hút thuốc. Tránh

các căng thẳng về tâm lý và sinh lý. Chế độ ăn uống đầy đủ các chất và Vitamin…

b) Dùng các thuốc chống co thắt mạch máu:

+ Dùng các thuốc giãn cơ trơn như: Achetylcholine, Papaverin, Nospa…

+ Tiêm Novocain động mạch: có thể dùng Novocain 1% tiêm động mạch mỗi lần 10 ml, ngày tiêm 1-2 lần. Sau 15-20 lần tiêm bệnh có thể đỡ hẳn.

c) Lý liệu pháp:

Chiếu sóng ngắn, liệu pháp Ion ganvanic với Novocain, xoa bóp…

2. Điều trị ngoại khoa:

a) Các phương pháp tác động lên hệ thần kinh giao cảm:

+ Mổ cắt bỏ mạng lưới thần kinh giao cảm quanh động mạch:

– Mạng lưới thần kinh giao cảm nằm ở lớp vỏ bao quanh thành động mạch. Trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Viêm tắc động mạch, hệ thần kinh giao cảm này đóng một vai trò không nhỏ trong vòng phản xạ bệnh lý của bệnh. Việc mổ cắt bỏ mạng lưới này là cắt bỏ được một khâu trong vòng phản xạ bệnh lý đó.

– Thường tiến hành bộc lộ đoạn động mạch ở phía trung tâm của động mạch bị viêm tắc. Bóc tách và cắt bỏ lớp vỏ ngoài của động mạch trên một đoạn khoảng 2-3 cm. Có thể tiêm thêm khoảng 20 ml Novocain 0,25-0,5% vào động mạch khi đóng lại vết mổ.

+ Cắt đôi động mạch rồi lại khâu nối lại: Phương pháp này có tác dụng như mổ cắt bỏ mạng lưới giao cảm quanh động mạch.

+ Mổ cắt bỏ các hạch thần kinh giao cảm thắt lưng 2,3 và 4:

Các hạch giao cảm thắt lưng 2,3,4 là các hạch giao cảm chi phối cho các động mạch chi dưới. Cắt bỏ các hạch này cũng có tác dụng cắt bỏ được một khâu trong vòng phản xạ bệnh lý của bệnh Viêm tắc động mạch ở các động mạch chi dưới.

+ Mổ cắt bỏ Tuyến thượng thận:

Phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ chế là cắt bỏ Tuyến thượng thận sẽ làm giảm được các Adrenalin do tuỷ Tuyến thượng thận tiết ra, nhờ đó giảm được tình trạng co thắt động mạch.

b) Các phẫu thuật phục hồi tuần hoàn vùng chi bị viêm tắc động mạch:

+ Mổ cắt bỏ lớp nội mạc và lấy bỏ các cục nghẽn động mạch:

Tiến hành mở thành động mạch ra. Cắt bỏ lớp nội mạc động mạch bị viêm dày, lấy bỏ các cục nghẽn trong lòng động mạch. Khâu lại thành động mạch.

+ Mổ ghép mạch máu:

– Tiến hành bộc lộ và cắt bỏ đoạn động mạch bị Viêm tắc.

– Dùng một đoạn mạch máu để ghép thay vào đoạn động mạch đã bị cắt bỏ. Đoạn mạch ghép có thể là một đoạn Tĩnh mạch hiển trong của chính bệnh nhân (ghép tự thân), đoạn động mạch lấy từ người đã chết (ghép đồng loại) hay đoạn mạch máu nhân tạo

+ Làm thông mạch máu bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch máu:

Hiện nay phương pháp này đang được nghiên cứu và áp dụng ngày càng rộng rãi. Có thể dùng các biện pháp sau:

– Nong rộng đoạn động mạch bị hẹp do viêm tắc: đưa bóng nong vào lòng động mạch đến đoạn động mạch hẹp, bơm bóng cho căng ra để nong rộng lòng động mạch.

– Đặt Sten vào đoạn động mạch hẹp: Sten là một khung có độ cứng nhất định, được đặt trên một bóng nong động mạch. Tiến hành đưa bóng nong đó vào động mạch đến chỗ động mạch hẹp và bơm lên để làm giãn thành động mạch ra đồng thời gài Sten đó nằm lại chỗ động mạch vừa được nong ra. Phương pháp này giúp tránh được tình trạng động mạch bị xẹp lại sau khi nong.

– Cắt bỏ nội mạc động mạch và các cục nghẽn bằng một dụng cụ đặc biệt: dụng cụ này gồm một lưỡi khoan nhỏ kèm theo ống hút, đưa dụng cụ này vào đến chỗ động mạch bị viêm tắc và cho máy chạy. Lưỡi khoan sẽ cắt vụn tất cả lớp nội mạc bị viêm dày và các cục nghẽn trong lòng động mạch, các mảnh vụn sẽ được hút ngay ra ngoài theo ống hút. Nhờ đó lòng động mạch sẽ được thông trở lại.

c) Phẫu thuật cắt cụt chi bị viêm tắc động mạch:

Đây là biện pháp điều trị cuối cùng phải dùng đến, khi tình trạng hoại tử chi phát triển làm cho bệnh nhân đau đớn và suy sụp nặng.

Dấu hiệu viêm tắc động mạch

VI. Tiên lượng:

Bệnh tiên lượng nặng, tiến triển có tính chất chu kỳ, những cơn đau cấp tính giảm đi khi điều trị và bất động các chi, nhưng sau đó lại tái phát kịch phát khi bị lạnh, chấn thương hay hút thuốc. Dần dần thời kỳ bệnh giảm rút ngắn lại, thời kỳ kịch phát kéo dài ra, và cuối cùng biến thành một bệnh không thể chữa khỏi ngoài phương pháp cắt cụt chi. Sau khi cắt cụt chi, quá trình viêm tắc mạch có thể lại chuyển sang chân bên kia và đôi khi chuyển lên cả chi trên

Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Giải mã bệnh tim to có nguy hiểm không

Bệnh tim to là hiện tượng tim phình to một cách bất thường với các triệu chứng thường gặp như đau ngực, khó thở, bất tỉnh,…và có nguy cơ gây tử vong cao.

Giải mã bệnh tim to có nguy hiểm không

Khái niệm tim to trong chuyên ngành y khoa được gọi là cardiomegaly với biểu hiện đường kính của tim to hơn một nửa đường kính hay bề ngang của lồng ngực. Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội, các bác sĩ có thể phát hiện ra bệnh nhờ máy siêu âm hay quang tuyến, đồng thời khi tim bị to sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tim, điển hình là gây ra các ca đột quỵ.  Theo nhiều thống kế, hiện nay ở  Mỹ có khoảng từ 600.000 tới 1,5 triệu người bị bệnh tim to, trong đó những bệnh nhân khoảng 30 tuổi có nguy cơ cao bị tim ngưng đập bất chợt. Những triệu chứng mà người bệnh bị bị tim to mắc phải thường là đau ngực, khó thở, nặng ngực, bị ngất đi, tim đập thất nhịp,….

Bệnh tim to có nguy hiểm không?

Bệnh tim to (giãn buồng tim) là một trong những bệnh lý nguy hiểm với tất cả những đối tượng mắc phải. Bác sĩ cho biết triệu chứng để phát hiện bệnh đó là đau ngực, khó thở, tim đập thất nhịp như rung tâm nhĩ, tâm thất đập nhanh, bất tỉnh hoặc cảm nhận rằng có một cơn đau tim.

Bệnh tim to là một bệnh học nguy hiểm hiện nay có thể đẩy bạn vào nhwuxng nguy hiểm không lường trước được. Điển hình nhất chính là bệnh tim to hình thành các cục máu đông gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạch máu và có thể gây ra các cơn đột quỵ do cục máu đông thoát khỏi tim và đi vào hệ tuần hoàn. Trong trường hợp này, người bệnh nếu không được các bác sĩ can thiệp xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Đột quỵ, tử vong là một trong những hậu quả tồi tệ khi bị bệnh tim to do khi tim bị phình to sẽ khiến nhịp tim bị rối loạn một cách trầm trọng, khiến tim bất thường có thể gây ra những cơn đột quỵ thậm chí là khiến cho người bệnh bị tử vong. Quả thật đây là một trong những căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nhiều nhất và có lẽ với những biến chứng mà chuyên trang Bệnh học đưa ra bạn có thể giải mã được câu hỏi bệnh tim to có nguy hiểm không.

Nguyên nhân gây bệnh tim to

Hậu quả của việc tim to gây nguy hiểm không nhỏ đối với người bệnh nên việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh tim to cũng là một trong những điều thu hút quan tâm của người bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh được các bác sĩ khoa tim mạch cho biết có nhiều nguyên nhân như: đầu tiên phải kể đến là do bẩm sinh; thứ hai là huyết áp cao là một trong những lý do hàng đầu buộc trái tim phải hoạt động mạnh hơn mức bình thường để đưa máu đi nuôi dưỡng các cơ quan khác; rối loạn tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề về tim, kể cả bệnh tim to; loạn nhịp tim cũng là một trong những nguyên nhân khiến tim phải hoạt động gắng sức để bơm máu hiệu quả, do sự gắng sức đó mà khiến suy tim dẫn đến hiện tượng to tim. Ngoài loạn nhịp tim, việc thiếu máu cũng là một trong những việc khiến tim phải hoạt động nhanh hơn nhằm mục đích cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Chính việc tim phải làm việc quá sức từ đó có thể dẫn đến hiện tượng tim bị phình to.

Tim là một trong những bộ phận quan trong giúp vận chuyển máu đi nuôi cơ thể nên khi có những bất thường của tim như bệnh tim to sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, việc phòng tránh và chữa bệnh là một trong những điều cần thiết mà mỗi người nên biết.

Theo bác sĩ chuyên khoa tim mạch đang đào tạo chương trình Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết đầu tiên người bệnh hãy từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như: hút thuốc lá, bia rượi, hạn chế ăn mặn để giảm sưng, phù. Hãy tạo cho mình một lỗi sống lành mạnh bằng những bài tập nhẹ để tăng cường chức năng tim, điều chỉnh huyết áp. Khi gặp những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đến bệnh viện gặp bác sĩ và nhờ các Kỹ thuật việc Xét nghiệm kiểm tra là một trong những biện pháp hàng đầu giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể khiến bạn mất mạng bất cứ khi nào. Không chỉ khiến bạn không thỏa sức với những đam mê trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe khiến bạn hạn chế trong sinh hoạt, công việc. Chính vì vậy, giữ cho mình một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh không nhỏ bệnh tim to hiệu quả hiện nay.

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

 Bệnh huyết áp thấp chế độ ăn, uống như thế nào cho tốt?

Điều trị bệnh huyết áp thấp là hành trình gian nan không chỉ đòi hỏi tài năng của bác sĩ mà còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người mắc bệnh huyết áp thấp.

Bệnh huyết áp thấp chế độ ăn, uống như thế nào cho tốt?

Bệnh huyết áp thấp nên uống gì?

Đối với người mắc bệnh huyết áp thấp, nước lọc chính là một trong những bài thuốc đơn giản mà hiệu quả nhất trong việc duy trì lượng máu ổn định. Do đó, nếu người bệnh nào muốn hỏi các bác sĩ về vấn đề “bệnh huyết áp thấp nên uống gì?” thì câu trả lời chắc chắn bạn nhận được là nước lọc. Tuy nhiên không vì thế mà những người mắc bệnh huyết áp thấp chỉ được uống nước lọc, bạn có thể bổ sung những loại nước uống khác giàu chất ding dưỡng.

Trà xanh, trà gừng và trà cà phê là một trong những thức uống bạn không nên bỏ qua. Đây là đồ uống có tác dụng hỗ trợ căn bệnh tuần hoàn hiệu quả do có thể tăng chỉ số huyết áp nhờ sự kích thích nhịp tim tạm thời. Tuy nhiên không vì thế mà bạn lạm dụng bởi chúng có thể làm bạn mất ngủ nếu sử dụng liệu lượng lớn. Ngoài các loại trà, các loại nước khoáng thiên nhiên, nước dừa…bạn cũng không nên thiếu trong thực đơn của mình. Không chỉ an toàn mà đây còn là những thức uống có tác dụng bổ sung khoáng chất mà người bị bệnh huyết áp thấp nên uống. Bên cạnh những thức uống an toàn, hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh huyết áp thấp thì cũng có những thức uống mà bạn tuyệt đối không nên sử dụng như nước ngọt có gas chứa nhiều đường, các loại chất cồn,…bởi chúng có thể gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khiến huyết áp tụt nhanh chóng.

Bệnh huyết áp thấp nên ăn gì?

Theo Tin tức Y Dược, nguyên nhân khiến bệnh tụt huyết áp xảy ra thường xuyên là do lượng máu kém, cơ thể thiếu dưỡng chất. Vì vậy việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết là một trong những yếu tố cần thiết nhưng bệnh huyết áp nên ăn gì là câu hỏi quan trọng không kém.

Bệnh học – Những thực phẩm bệnh huyết áp thấp nên ăn

Nếu như người bị huyết áp cao nên ăn nhạt thì những người mắc bệnh huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp lại cần phải ăn mặn để kéo nước  vào lòng mạch, hạn chế việc huyết áp xuống thấp ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Đồng thời, các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Acid folic, sắt, Vitamin B12…người bệnh đặc biệt cần bổ sung nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo máu. Theo các chuyên gia  những dưỡng chất này có trong thịt nạc, cá, trứng, ngũ cốc, bí đỏ, táo, lựu,….

Đặc biệt nếu bạn không muốn ăn nhiều muối thì đầu nành là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn giúp bạn bổ sung nước hiệu quả. Đồng thời để hiệu quả, người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn vừa đủ để tránh hiện tượng tụt huyết áp sau ăn và duy trì chúng thường xuyên. Ngoài những thực phẩm nên ăn thì cũng có những thực phẩm mà người bị bệnh huyết áp hạn chế gồm: khoai tây, cơm, bánh mì,…đặc biệt không nên ăn quá no.

Ngăn ngừa huyết áp thấp hiệu quả

Ngoài việc ăn uống đúng cách thì để ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả, người bệnh cần không nên bỏ qua những lưu ý sau:

Ngăn ngừa huyết áp thấp hiệu quả

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột khi ngồi xuống, đứng lên, ra khỏi giường…
  • Luôn phòng bị thuốc đề phòng trường hợp tụt huyết áp bất ngờ.
  • Áp dụng các bài tập điều trị huyết áp thấp để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Ăn gì, uống gì là một trong những chìa khóa vàng giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh tình, góp phần hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh huyết áp thấp. Do đó, để nâng cao sức khỏe để chống lại bệnh huyết áp thấp hiệu quả, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, một lối sống khoa học để có thể nâng cao sức khỏe mỗi ngày. Hi vọng với những thông tin mà chuyên trang Bệnh học gửi đến bạn có thể giúp người mắc bệnh huyết áp thấp nói riêng và độc giả nói chung phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Cuồng nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cuồng nhĩ, nếu không được điều trị sớm, có thể gây nguy cơ đột quỵ, tình trạng này rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cuồng nhĩ ra sao?

Cuồng nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cuồng nhĩ là gì?

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM cho hay: Cuồng nhĩ là một trạng thái rối loạn nhịp tim, xuất hiện khi tâm nhĩ bị kích thích bởi các dòng điện xoay vòng liên tục, với tần số có thể lên đến 300 lần/phút, cao hơn so với nhịp bình thường trong khoảng 60-100 lần/phút. Thường thì cuồng nhĩ manifesst dưới dạng cơn kịch phát, có thể kéo dài hoặc chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ thường thường xuất hiện ở nhóm người cao tuổi, với nguy cơ cao hơn ở nam giới so với nữ giới.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Bệnh van tim: như hẹp hở van hai lá, bệnh van 3 lá, hoặc van tim thấp.
  • Bệnh màng ngoài tim.
  • Bệnh cơ tim phì đại.
  • Tiêu thụ rượu nhiều.
  • Sau ca phẫu thuật tim bẩm sinh.
  • Bệnh phổi nặng.
  • Nhồi máu phổi.
  • Bệnh lý tuyến giáp.

Triệu chứng của bệnh cuồng nhĩ có thể bao gồm:

  1. Đánh trống ngực
  2. Cảm giác có thứ gì đó rung trong lồng ngực
  3. Khó thở
  4. Cảm giác lo lắng
  5. Mệt mỏi
  6. Ngất hoặc gần như ngất
  7. Đau tức ngực
  8. Cảm giác lâng lâng

Chẩn đoán bệnh cuồng nhĩ thường dựa trên kết quả điện tâm đồ, trong đó có hình ảnh sóng P thay thế bằng sóng F và phức bộ QRS bình thường. Hình ảnh sóng F có các đặc điểm sau:

  • Dạng răng cưa đều
  • Rõ nhất ở II, III, aVF
  • F(+) V1, V2
  • F(-) V5, V6
  • Giống P đơn độc ở các chuyển đạo trước tim
  • F (-) II, III, aVF, V6 và F(+) V1 trong cuồng nhĩ ngược chiều kim đồng hồ
  • F (+) II, III, aVF và thường có khuyết trong cuồng nhĩ cùng chiều kim đồng hồ.

Bệnh cuồng nhĩ trên điện tâm đồ

Phương pháp điều trị cuồng nhĩ

Theo các bác sĩ tại một số trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội thì sẽ hướng đến việc kiểm soát nhịp tim, khôi phục nhịp tim về trạng thái bình thường, và ngăn ngừa tái phát cơn cuồng nhĩ, đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến chứng đột quỵ.

Có nhiều phương pháp được áp dụng để đưa cuồng nhĩ về nhịp bình thường. Phương pháp chuyển nhịp bằng thuốc được sử dụng trước tiên, và trong trường hợp không đạt hiệu quả hoặc khi tình trạng huyết động không ổn định, phương pháp shock điện có thể được áp dụng. Dòng điện nhân tạo được sử dụng để loại bỏ các kích thích bất thường ở nhĩ và khôi phục nhịp xoang bình thường. Phương pháp mới như thăm dò điện sinh lý để đốt cuồng nhĩ bằng sóng cao tần đã cho thấy hiệu quả, ngăn ngừa tái phát bệnh và giảm rủi ro tác dụng phụ do sử dụng thuốc lâu dài.

Trong trường hợp không thể chuyển nhịp, một số loại thuốc như beta blockers, digoxin, verapamil, diliazem có thể được sử dụng để làm chậm nhịp tim.

Tương tự như bệnh rung nhĩ, bệnh nhân cuồng nhĩ cũng có nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối. Vì vậy, bệnh nhân cuồng nhĩ cần sử dụng thuốc chống đông kéo dài để phòng ngừa biến chứng.

Để phòng ngừa bệnh cuồng nhĩ, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện:

  1. Loại bỏ thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề bệnh lý tim mạch, bao gồm cả cuồng nhĩ. Việc từ bỏ hút thuốc là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  2. Hạn chế sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như caffeine và thuốc kích thích có thể gây kích thích tăng nhịp tim, có thể ảnh hưởng đến tình trạng tim mạch. Hạn chế sử dụng chúng có thể giúp giảm nguy cơ cuồng nhĩ.
  3. Giảm cân nếu cần thiết: Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giảm áp lực lên tim và giảm nguy cơ mắc các vấn đề như cuồng nhĩ.
  4. Hạn chế áp lực công việc và cuộc sống: Áp lực lên tâm nhĩ có thể là một yếu tố tăng nguy cơ cuồng nhĩ. Việc quản lý áp lực thông qua các phương pháp giảm căng thẳng và tăng cường sự thoải mái có thể hỗ trợ trong việc ngăn chặn bệnh tim mạch.

Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, và kiểm tra định kỳ sức khỏe có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bao gồm cả cuồng nhĩ.

Nguồn: Vinmec tổng hợp bởi  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Phát hiện sớm và hiệu rõ về phình mạch máu não trong Y khoa

Phát hiện sớm và hiểu rõ kiến thức về phình mạch máu não đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Y khoa, giúp nâng cao khả năng chẩn đoán và quản lý bệnh lý này. Nội dung có trong bài chia sẻ sau đây!

Phát hiện sớm và hiệu rõ về phình mạch máu não trong Y khoa

Phình mạch máu não là gì?

Phình mạch máu não là một tình trạng trong đó các đoạn mạch máu bên trong não bị phồng lên giống như túi hoặc bóng, chứa máu. Tình trạng này thường xuất hiện khi thành mạch máu trở nên yếu, dẫn đến sự phình lên và tạo ra áp lực lên các cấu trúc não và dây thần kinh xung quanh.

Bà Lê Trinh – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định: Phình mạch máu não có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong não và có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nặng nề, bao gồm tổn thương não, đột quỵ xuất huyết, và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của phình mạch, triệu chứng và hậu quả của nó có thể thay đổi, từ không có triệu chứng rõ ràng đến các triệu chứng nặng nề như đau đầu, thay đổi thị lực, và thậm chí là mất ý thức. Điều quan trọng là phải nhận biết và điều trị sớm tình trạng phình mạch máu não để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây phình mạch máu não

Nguyên nhân gây phình mạch máu não có thể xuất phát từ cấu trúc mạch máu trở nên mỏng hơn, khiến cho khả năng phình tăng cao. Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng phình động mạch não là sự bất thường bẩm sinh trong cấu trúc mạch máu não. Tình trạng này cũng thường xuyên xuất hiện ở những người thường xuyên hoạt động vận động quá mức, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và hoạt động của mạch máu não. Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thức uống kích thích như rượu bia, quan hệ tình dục không đúng cách, hút thuốc lá thường xuyên, và tình trạng căng thẳng liên tục cũng làm tăng nguy cơ mắc phình mạch máu não.

Nguy cơ phát triển phình động mạch não cũng tăng nếu có sự xuất hiện của khối u trong khu vực này hoặc nếu có chấn thương tại não bộ. Những yếu tố như tiền sử bệnh lý như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành túi phình, chiếm khoảng 2-3% trên tổng số trường hợp bệnh.

Một số yếu tố rủi ro di truyền cũng liên quan đến sự hình thành bệnh tuần hoàn phình mạch máu não, bao gồm chứng dị dạng động tĩnh mạch (AVM), thiếu alpha-1 antitrypsin, thiếu alpha-glucosidase, co thắt động mạch chủ, hội chứng Ehlers-Danlos, loạn sản sợi cơ, hội chứng Klinefelter, giãn mao mạch xuất huyết di truyền, thận đa nang (PCKD), hội chứng Noonan…

Triệu chứng của phình mạch máu não

Triệu chứng của phình mạch máu não có sự biến động qua các giai đoạn của bệnh, chi tiết như sau:

Dược sĩ lâm sàng tại các trường Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Dấu hiệu khi túi phình mạch não chưa vỡ: Các túi phình ở giai đoạn này thường không phát triển lớn và ít khi gây ra những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi túi phình phát triển đủ lớn, nó có thể đè ép lên dây thần kinh và mô não, gây ra các dấu hiệu như thị lực thay đổi, đau phía trên và sau mắt, liệt một bên mặt, sụp mí, đồng tử giãn… Triệu chứng khi túi phình mạch não có rò rỉ: Trong một số trường hợp, túi phình không bị vỡ nhưng lại rò rỉ máu ra ngoài, dẫn đến đau đầu kèm theo tiếng kêu. Người bệnh cần đến bác sĩ ngay lập tức nếu trải qua cơn đau đầu mạnh mẽ, đột ngột, hoặc kết hợp với các triệu chứng khác bất thường. Biểu hiện khi túi phình mạch bị vỡ: Khi túi phình bị vỡ, người bệnh trải qua cơn đau đầu sudden và nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, yếu liệt cơ thể, méo lệch mặt, hoa mắt, co giật, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, mất ý thức, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ xuất huyết não.

Phân loại phình mạch động mạch não trong Y khoa

Phân loại phình mạch động mạch não

Phân loại phình mạch động mạch não chủ yếu dựa trên cấu trúc và kích thước, chi tiết như sau:

Phân loại theo cấu trúc:

  1. Phình mạch dạng túi: Đây là dạng phình mạch có hình dáng giống như quả dâu. Tình trạng này phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 66-98% trên tổng số các trường hợp.
  2. Phình mạch bóc tách: Máu tụ lại bên trong mạch máu qua một điểm rạch trong lớp nội mạch, gây tắc nghẽn mạch. Thường xảy ra trong trường hợp chấn thương hoặc tăng huyết áp.
  3. Phình mạch hình thoi: Đây là trạng thái mạch máu có đoạn động mạch phình giãn và khúc khuỷu. Thường xuất hiện ở người có xơ vữa động mạch hoặc các vấn đề cấu trúc động mạch khác.

Phân loại theo kích thước của túi phình mạch:

  1. Nhỏ: Túi phình nhỏ có đường kính dưới 11 mm.
  2. Lớn: Túi phình lớn có kích thước từ 11-25 mm.
  3. Khổng lồ: Túi phình khổng lồ có đường kính trên 25 mm, làm tăng nguy cơ vỡ phình, gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Nguồn: Bệnh viện Tâm Anh – được tổng hợp bởi benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Cơn đau thắt ngực cảnh báo bệnh lý gì?

Cơn đau thắt ngực là một triệu chứng thường gặp, đặc biệt ở những người lớn tuổi hoặc có tiền sử các bệnh về tim mạch. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch và toàn cơ thể. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến liên quan đến cơn đau thắt ngực.

Cơn đau thắt ngực cảnh báo bệnh lý gì?

1. Bệnh mạch vành

Dược sĩ các trường Cao đẳng Dược Hà Nội và Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Bệnh mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau thắt ngực. Đây là tình trạng các mạch máu cung cấp máu cho tim bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do sự tích tụ mảng xơ vữa hoặc cục máu đông. Khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, cơ tim không nhận đủ oxy để hoạt động, dẫn đến đau thắt ngực, thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi.

Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm khó thở, mệt mỏi, và cảm giác như bị đè nén ở vùng ngực. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim – một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một mạch máu trong tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, khiến một phần cơ tim không nhận được oxy và bắt đầu hoại tử. Đây là một cấp cứu y tế, và cơn đau thắt ngực là dấu hiệu chính, thường đi kèm cảm giác đau lan đến cánh tay trái, cổ, hoặc hàm.

Nhồi máu cơ tim cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, và tiền sử gia đình mắc bệnh tim.

3. Cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định

Cơn đau thắt ngực ổn định xảy ra khi cơ tim cần nhiều oxy hơn bình thường, chẳng hạn như trong lúc tập luyện hoặc căng thẳng. Đặc điểm của loại cơn đau này là nó thường biến mất sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

Ngược lại, cơn đau thắt ngực không ổn định là một tình trạng nghiêm trọng hơn. Nó xảy ra bất ngờ, ngay cả khi không gắng sức, và thường kéo dài lâu hơn. Đây là dấu hiệu của nguy cơ nhồi máu cơ tim trong tương lai gần.

4. Co thắt động mạch vành

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, co thắt động mạch vành là hiện tượng các động mạch trong tim co lại tạm thời, làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu. Cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi, khác với cơn đau do bệnh mạch vành. Nguyên nhân có thể liên quan đến hút thuốc lá, căng thẳng, hoặc sử dụng các chất kích thích.

5. Bệnh van tim

Bệnh van tim, chẳng hạn như hẹp van động mạch chủ, có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Khi van tim bị hẹp, máu không thể lưu thông hiệu quả qua tim, dẫn đến áp lực lớn lên cơ tim. Kết quả là tim cần nhiều oxy hơn, gây ra các cơn đau thắt ngực, đặc biệt khi gắng sức.

6. Bóc tách động mạch chủ

Bóc tách động mạch chủ là một tình trạng cấp cứu hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Đây là tình trạng lớp lót bên trong của động mạch chủ bị rách, khiến máu tràn vào giữa các lớp và tạo áp lực lớn. Triệu chứng điển hình là cơn đau ngực dữ dội, đột ngột, cảm giác như bị xé rách, thường lan ra sau lưng.

Nếu không được can thiệp nhanh chóng, bóc tách động mạch chủ có thể dẫn đến tử vong.

7. Các nguyên nhân không do tim

Ngoài các bệnh lý liên quan đến tim, cơn đau thắt ngực còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây cảm giác đau rát ở vùng ngực, dễ nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực.
  • Co thắt thực quản: Co thắt không bình thường của thực quản cũng có thể gây đau.
  • Bệnh phổi: Viêm phổi, thuyên tắc phổi, hoặc tràn khí màng phổi đều có thể gây đau ngực, thường đi kèm khó thở.
  • Căng cơ: Đau ngực do căng cơ hoặc chấn thương vùng ngực thường có tính chất đau khi chạm vào hoặc thay đổi tư thế.

Đau thắt ngực cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cơn đau thắt ngực không nên bị xem nhẹ, đặc biệt nếu nó:

  • Xuất hiện đột ngột và dữ dội.
  • Kéo dài hơn 15 phút, ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Lan đến cánh tay, cổ, hàm, hoặc lưng.
  • Đi kèm khó thở, buồn nôn, hoặc toát mồ hôi lạnh.

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người khác bị nhồi máu cơ tim. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể cứu sống và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.

Nguồn:  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Những thói quen giúp bạn ngăn ngừa tốt bệnh tim mạch

Những thói quen hằng ngày, nếu chúng ta thay đổi theo mặt tích cực sẽ góp phần giúp cho sức khỏe ngày càng tốt hơn. Không chỉ ngăn ngừa những bệnh hằng ngày mà còn góp phần ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Những thói quen giúp bạn ngăn ngừa tốt bệnh tim mạch

Sau đây là những thói quen tốt nằm trong danh sách những bí quyết chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Những thói quen giúp bạn ngăn ngừa tốt bệnh tim mạch

Tập thể dục thường xuyên

Người trẻ thường hay thở dài thời gian ăn, ngủ, làm việc còn chưa đủ huống chi là tập thể dục mỗi ngày.Nhưng thực ra nếu biết cách sắp sếp công việc, bạn có thể đi ngủ vào 11g đêm, thức dậy vào 6 – 7g sáng hôm sau để có thời gian luyện tập thể dục trước khi có mặt ở văn phòng làm việc tất bật.

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia

Khói thuốc vốn chứa rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim… Trong đó bệnh mạch vành là bệnh quan trọng nhất và ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.

Ngoài ra, hạn chế bia rượu là việc cần thiết làm để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người thường xuyên uống nhiều rượu bia sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp nhiều lần so với người không uống rượu bia.

Ngủ đủ giấc

Thức khuya và ngủ không đủ giấc không những làm hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu dần mà còn làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Khi thiếu ngủ, các mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lí tim mạch như: bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…

Thay vào đó ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày là thay đổi nhỏ đầu tiên và cũng hết sức đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh lí tim mạch.

Mỗi tuần không xem TV quá 7 tiếng

Ngồi một chỗ quá lâu lâu và không vận động có thể gây ra nhiều chứng bệnh như làm giảm tuần hoàn máu, giảm lượng công tác tim mạch. Lâu dần dẫn đến suy thoái chức năng tim mạch, gây ra các bệnh tim mạch như suy tim, xơ cứng động mạch vành, huyết áp cao, động mạch vành,…

Nguyên nhân chủ yếu khiến mọi người ngồi nhiều ít vận động là bởi vì sử dụng các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài.

Trong khi đó, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, xem TV một tiếng mỗi ngày có thể tăng 7% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Người mỗi ngày xem TV quá 4 tiếng đồng hồ lại càng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 28%.

Thay đổi thói quen ăn uống

Các nhà khoa học chứng minh rằng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Do đó một số điểm cần lưu ý trong chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện và phòng chống nguy cơ mắc bệnh tim mạch: hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol như: bơ, thịt đỏ, sữa béo, thịt mỡ, gan… và các loại thức ăn nhanh chế biến sẵn, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín (400gram/ngày/người), ăn nhiều các loại thực phẩm giàu omega 3..

Sử dụng 25g đạm đậu nành mỗi ngày

Bổ sung đạm đậu nành vào bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày của bạn là cách đơn giản nhất để tránh xa bệnh tim mạch.

Bên cạnh việc chứa đầy đủ các loại axít, amin thiết yếu, đạm đậu nành còn có ưu điểm vượt trội so với đạm động vật chính là không chứa cholesterol. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu – tác nhân gây ra tắc nghẽn, xơ vữa động mạch.

 Nguồn  sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Bệnh tim mạch và những điều bạn chưa biết

Bệnh tim mạch là gì không còn xa lạ với nhiều người tuy nhiên để hiểu sâu về nguyên nhân, và cách điều trị như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Bệnh tim mạch và những điều bạn chưa biết

Khái quát chung về bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch được xem như là trinh sát thầm lặng rình rập đe dọa tính mạng con người.Bệnh tim mạch là bệnh liên quan đến sự chuyển động quá sức của tim  gây suy yếu ớt khả năng thao tác làm việc của tim tiêu biểu giống như những bệnh: bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim  suy tim.

Bệnh tim mạch còn gây ra sự gián đoạn hoặc không cung ứng đủ Oxy đến những cơ quan trong khung người làm những đơn vị bị giới hạn chuyển động  tiêu diệt liên đới tới từng bộ phận dẫn tới tử trận.

Các bệnh tim mạch thường gặp

Hiện nay những bệnh tim mạch đang là mối lo ngại to của không ít tổ chức triển khai y tế cũng chính vì rất nhiều người mắc bệnh cũng như tử trận do các bệnh về tim mạch vẫn không ngừng tăng lên  đang làm một con số rất to lớn, trên 17 triệu người mỗi năm trong các bệnh tim mạch thì 2 căn bệnh đột quỵ & nhồi máu cơ tim là 2 căn bệnh mang tỉ lệ tử vong cao nhất một số bệnh tim mạch gặp như:

  • Huyết áp cao: Huyết áp cao chính là lúc máu được đẩy đi trong mạch máu sở hữu áp suất cao. lúc huyết áp lên rất cao, thành mạch trở nên yếu đuối & có thể gây ra những biến chứng như đột quỵ hay cơn đau tim.
  • Suy tim: Tim khoẻ mạnh sẽ bơm máu tới từ đầu đến chân. Một quả tim yếu sẽ không còn đủ sức làm việc bơm máu này một cách hiệu suất caolúc tim không bơm đủ máu, có khả năng sẽ bị suy tim.
  • Bệnh động mạch vành: ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. nếu động mạch bị nghẽn & chiếc máu đem vào sắm bị tiêu giảmcó thể tạo ra cơn đau tim đột qụy, bệnh động mạch vành cũng xuất hiện thể tạo ra cơn đau ngực (chứng đau thắt ngực).
  • Xơ vữa động mạch: lúc các mạch máu bị tắc bởi sự tích tụ cholesterol, chất béo & can-xi (còn Được biết thêm tới như là những mảng bám), đây chính là điều kiện kèm theo dẫn tới bệnh xơ vữa động mạch. những mảng bám tạo thành trên thành của mạch máu, mạch máu có thể trở nên kém cỏi mềm dẻo,  sự lưu thông trong mạch máu cũng thường hơn, làm dòng máu khó chảy qua. Đột quỵ hay cơn đau tim rất có thể xuất hiện trường hợp sự tích tụ mảng bám trở nên dày  mạch máu bị tắc nghẽn phải dòng máu không còn chảy qua được.
  • Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra lúc một động mạch, cơ quan sở hữu máu  ô-xy tới một trong những phần gì đó của tim bị chặn lạikhông còn ô-xy, phần cơ này của tim không vận động  sẽ sở hữu cảm xúc đau ở ngực.

Các bệnh tim mạch thường gặp

Khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa trong điều trị bệnh tim mạch

Thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát phát hiện ra sớm những biến chứng tim mạch & điều trị hiệu suất cao.

Bệnh tim mạch là một trong căn bệnh nguy hiểm vì vậy chủ động mang kế hoạch phòng ngừa là một trong phương pháp cao nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh này.

Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống & hoạt động và sinh hoạt phù hợp bằng phương pháp ăn  thêm nhiều rau xanh, trái cây, tăng cường chất xơ hạn chế ăn những chất béo bão hòa.

Hạn chế hoặc tốt nhất là từ bỏ rượu bia, thuốc lá & những chất kích thích mang hại cho sức khỏe

Phải  rèn luyện thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày thế nhưng phải  giải pháp vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình

Duy trì trọng lượng cơ thể tại mức hài hòa và hợp lý.

Phải đi khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1- 2 lần 1 năm để sớm phát hiện ra bệnh tim mạch cũng như những nguy hại dẫn đến bệnh tim mạch.

Nguồn : sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Bệnh nhồi máu cơ tim ai có nguy cơ cao?

Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim) thường bắt nguồn từ cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành, thiếu máu cục bộ một vùng cơ tim, đe dọa tính mạng người bệnh rất cao.

Cục máu đông nguyên nhân hàng đầu gây đau tim

Vì vậy, các bệnh nhân cần phải được cấp cứu nhanh chóng nếu có dấu hiệu đau ngực dữ dội, khó thở, ngất để giảm thiểu thiệt hại cho cơ tim, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nặng nề của nhồi máu cơ tim.

Vai trò của động mạch vành tim

Tim cấu tạo chủ yếu chính từ các cấu trúc cơ đặc biệt, được gọi là cơ tim. Nó được hoạt động như một chiếc máy bơm, chịu trách nhiệm bơm máu giàu oxy vào động mạch để đưa đến tất cả các cơ quan và hút máu có lượng giàu CO2 từ các cơ quan trở về tim. Để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và liên tục như vậy, tim có một hệ thống mạch máu riêng cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng, được gọi là hệ thống động mạch vành. Động mạch vành cũng chính là 1 nhánh đi ra từ động mạch chủ (động mạch nhận máu giàu oxy từ các buồng tim để cung cấp cho cơ thể). Động mạch vành chính này được chia thành các nhánh nhỏ hơn và cung cấp máu đến tất cả các phần của cơ tim.

Mảng xơ vữa là tiền đề hình thành cục máu đông

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Cục máu đông (huyết khối): Là nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn đau tim. Ở động mạch khỏe mạnh hoàn toàn bình thường, các cục máu đông thường ít có cơ hội hình thành. Nhưng nếu xuất hiện mảng xơ vữa hoặc tổn thương lòng động mạch sẽ là yếu tố tiền đề cho việc hình thành cục máu đông.

Mảng vữa xơ được bao gồm một lớp màng mỏng bên ngoài với một lõi chất béo mềm bên trong. Nó có thể hình thành qua nhiều năm, tại một hoặc nhiều vị trí trong động mạch vành. Khi lớp vỏ bên ngay bên ngoài của mảng xơ vữa nứt vỡ, lớp lõi mềm mại bên trong có điều kiện tiếp xúc với các thành phần trong máu và kích hoạt các cơ chế đông máu để tạo thành cục máu đông. Vì vậy, có thể khẳng định rằng mảng xơ vữa chính là một trong nguyên nhân gốc rễ của cơn nhồi máu cơ tim. Theo dõi chuyên mục bệnh thường gặp để có thêm kiến thức về các bệnh dễ mắc phải trong thời điểm giao mùa này.

Nguyên nhân hiếm gặp khác

Một vài bệnh lý bất thường khác dễ có thể ngăn chặn dòng máu từ động mạch vành tới cơ tim như:

– Viêm động mạch vành

– Vết thương đâm vào tim

– Cục máu đông hình thành ở nhiều vị trí khác trong cơ thể (như trong buồng tim) nhưng di chuyển tới động mạch vành và bị mắc kẹt tại đó.

– Co thắt động mạch vành cấp do dùng chất kích thích, có thể thấy điển hình như cocaine

– Biến chứng sau phẫu thuật tim và một số bệnh tim khác…

Cơ chế nguy hiểm của xơ vữa động mạch

Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim là gì?

Triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực dữ dội, người bệnh cảm thấy có vật nặng đè lên trên ngực. Cơn đau tim có thể đi lên quai hàm, xuống hai cánh tay, kèm theo đổ mồ hôi, khó thở và cảm thấy mệt. Cơn đau có thể giống với đau thắt ngực, nhưng nó nặng hơn và kéo dài lâu hơn vì đau thắt ngực thường hết sau một vài phút, còn đau tim thường kéo dài trên 15 phút, có khi vài giờ.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, có thể người bệnh chỉ có cảm giác khó chịu nhẹ ở lồng ngực, cơn đau tim lúc này dễ bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng.

Hiếm gặp cơn đau tim xảy ra mà không có dấu hiệu nào và nó chỉ được chẩn đoán trên điện tâm đồ sau đó.

Nếu bạn nghĩ rằng mình hoặc người thân đang gặp phải tình trạng nhồi máu cơ tim, hãy nhờ người gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Mỗi người cần có các hiểu biết cơ bản về nhồi máu cơ tim để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người thân xung quanh.

Nguồn: sưu tầm

Exit mobile version