Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ bài thuốc dùng dược liệu bạch cổ nguyệt

Bạch cổ nguyệt hay còn gọi là hoắc cổ nguyệt được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện nay. Ngoài làm gia vị thì đây là một trong các vị thuốc Đông Y được dùng trong nhiều bài thuốc.


Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ bài thuốc dùng dược liệu bạch cổ nguyệt

Công dụng tuyệt vời của dược liệu bạch cổ nguyệt

Giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định chia sẻ vị thuốc bạch cổ nguyệt có tính ấm, vị cay nên thường được sử dụng để tán hàn, tiêu đờm… Dược liệu bạch cổ nguyệt được sử dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau trong đó phải kể đến như.

Điều trị phong thấp

Bạch cổ nguyệt 12 gram, hoa hồi 10 gram, 6 gram đường phèn, tất cả mang tán nhỏ xoa bóp vào chỗ đau. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để bài thuốc phát huy được hiệu quả cao nhất.

Điều trị ỉa chảy, thổ tả

Bạch cổ nguyệt 10 gram tán nhỏ, sử dụng cùng với nước cơm 3 bữa/ ngày trước bữa ăn có công dụng điều trị ỉa chảy, thổ tả. Áp dụng liên tiếp trong 3 cho đến 5 ngày để bài thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị nấc và ợ hơi

12 gram bạch cổ nguyệt sao vàng hạ thổ, tán nhỏ, viên cùng với hồ, sử dụng cùng với giấm để trị bệnh nấc và ợ hơi. Mỗi ngày sử dụng đều 2 lần/ sáng tối trước bữa ăn 30 phút. Áp dụng liên tiếp trong 3 cho đến 5 ngày để bệnh khỏi dứt điểm.

Điều trị ho lâu không khỏi

Bạch cổ nguyệt 6 hạt tán nhỏ, quả thận lợn 1 đôi, mang sơ chế sạch, cắt miếng nấu lấy nước sử dụng có công dụng điều trị ho lâu không khỏi. Áp dụng như vậy trong thời gian từ 2 cho đến 3 ngày bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị âm hộ sưng ngứa

Bạch cổ nguyệt 9 hạt, cho vào nước nấu sôi cùng 1 lít nước, để ấm rửa có công dụng điều trị âm hộ sưng ngứa. Có thể hoà thêm cùng với 100 gram muối trắng để tăng hiệu quả tiệt trùng.

Điều trị đi lỏng, ăn uống không tiêu

Bạch cổ nguyệt, bán hạ chế, hai vị 100 gram, tán nhỏ, làm viên to bằng hạt đậu. Ngày sử dụng 15 cho đến 20 viên, sử dụng nước gừng đã sao vàng có công dụng điều trị đi lỏng, ăn sử dụng không tiêu. Bài thuốc phát huy hiệu quả nếu áp dụng đều đặn trong 3 cho đến 5 ngày liên tiếp.

Điều trị lang ben

Lá bạch cổ nguyệt giã nhỏ trộn cùng với giấm hoặc rượu, bọc vải xoa đều lên vùng da bị lang ben từ 10 cho đến 15 phút trong nhiều tuần liên tiếp sẽ khỏi bệnh.

Một số người bệnh không nên sử dụng bạch cổ nguyệt

Âm hư hoả vượng, không nên sử dụng bạch cổ nguyệt. Không nên lạm dụng bạch cổ nguyệt trong một số bữa ăn hàng ngày từ dược liệu bạch cổ nguyệt có tính ấm, ăn nhiều sẽ gây nhiệt, nóng trong người./.

Thông tin về dược liệu bạch cổ nguyệt chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý áp dụng vào điều trị bệnh lý khi chưa được thầy thuốc Y học cổ truyền tham vấn chỉ định.

Nguồn: tham khảo bởi benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc Y học cổ truyền trị viêm phế quản mạn tính bằng mật ong

Để điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính, ngoài việc sử dụng thuốc tân dược, trong Y học cổ truyền có một số bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị rất hiệu quả.

Một số bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị rất hiệu quả

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý thường gặp chủ yếu ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết, nếu bệnh không được điều trị kịp thời bệnh viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hen phế quản, suy hô hấp, lao phổi, ung thư phế quản…

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm phế quản mạn tính

Để kết hợp với thuốc tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh, trong Đông Y có một số bài thuốc sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền.

Sau đây thầy thuốc tư vấn một số bài thuốc điển hình từ mật mong để hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính bạn có thể tham khảo để áp dụng khi cần thiết.

Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: sử dụng các vị thuốc như sau: Bách bộ khô 120g, mật ong 150g. Cách thực hiện: Bách bộ tán thành bột trộn với mật ong rồi đem hấp cách thủy trong 1 giờ, sau đó đem sấy khô, đựng trong lọ kín dùng dần.

Công dụng của bài thuốc Đông Y trên: Tư bổ nhuận phế, thanh táo chỉ ho, dưỡng tâm an thần, dùng rất tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính có ho khan, phiền táo, đại tiện bí kết, thần kinh suy nhược. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g với nước ấm.

Bài 2: Sử dụng các vị thuốc sau: Hạnh nhân 100g, tử uyển 100g, ma hoàng 30g, tô tử 60g, mật ong 250g, đường đỏ 300g. Cách thực hiện: Ngâm 4 vị thuốc trong nước lạnh 1 giờ rồi đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, lọc lấy nước cô thành cao, trộn với mật ong, đường đỏ chưng cách thủy trong 2 giờ, đựng trong lọ kín dùng dần. Bài thuốc này có công dụng: Ôn hàn hóa đàm, thuận khí thư hung, lợi tâm phế, thông nhị tiện. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm.

Mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản

    Bài 3: Sử dụng các nguyên liệu sau: Trứng gà 1 quả, mật ong 35g. Đun sôi mật ong bằng lửa nhỏ, cho thêm một chút nước rồi đập trứng vào nấu chín. Bài thuốc này có công dụng: Nhuận phế chỉ khái. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Bài 4: Sử dụng các nguyên liệu sau: Hạt củ cải trắng 250g, quả lê 250g, ngó sen 250g, mật ong 500g, quất hồng 120g, đào nhân 120g. Cách thực hiện: Các vị thuốc đem sắc kỹ lấy nước, cô đặc thành dạng cao rồi cho mật ong vào đảo đều, bảo quản trong lọ sành dùng dần.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bài thuốc Đông Y này có công dụng: Nhuận phế hóa đàm, bổ thận nạp khí, chỉ khái bình suyễn. Người bệnh nên uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20g.

Bài 5: Sử dụng các nguyên liệu sau: Nước ép ngó sen, gừng tươi, lê tươi, củ cải, mía tươi, đem trộn với mật ong sau đó tiến hành hấp cách thủy, uống tùy thích. Công dụng của bài thuốc này là: Sinh tân dưỡng dịch, thanh nhiệt hóa đàm, dùng tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính thể đàm nhiệt.

Bài 6: Sử dụng các vị thuốc sau: Vừng đen 250g, gừng tươi 120g, đường phèn 120g, mật ong 120g. Cách thực hiện: Vừng đen sao chín sấy khô, tán bột rồi trộn với nước cốt gừng, mật ong và đường phèn đập vụn đem hấp chín, đựng trong lọ kín dùng dần.

Bài thuốc Đông Y này có tác dụng: Nhuận phế vị, bổ can thận, chỉ khái bình suyễn. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g.

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ cách sử dụng nghệ vàng hiệu quả

Nghệ vàng là một vị thuốc quý, giúp chữa được nhiều bệnh, nhưng nếu không biết cách sử dụng nghệ vàng hiệu quả có thể gây độc.

Nếu không biết cách sử dụng nghệ vàng hiệu quả có thể gây độc

Cách sử dụng nghệ vàng hiệu quả

Trong củ nghệ có một hoạt chất gọi là Curcumin, Curcumin có thể làm giảm các triệu chứng viêm, loét dạ dày hoặc cholesterol cao, các loại viêm đại tràng. Curcumin cũng có tác dụng trong viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

Theo Y học cổ truyền, cây nghệ vàng cung cấp 2 vị thuốc với tính chất khác nhau, đó là: Khương hoàng và uất kim.

Khương hoàng là thân rễ nghệ vàng (chính là củ nghệ vàng) có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí hoạt huyết, chủ trị trong đau tức ngực sườn, viêm loét dạ dày, vết thương lâu liền,…

Uất kim là rễ nghệ, có vị cay đắng, tính hàn với tác dụng chính là hành khí hóa ứ, thanh tâm giải uất.

Bác sĩ Y học cổ truyền, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM nhận định, Từ xưa đến nay củ nghệ thường được thái lát mỏng cho vào gia vị các món ăn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm bột nghệ vàng. Bạn cần lưu ý cách dùng như sau:

Liều lượng: Nên dùng khoảng 10 – 20g bột nghệ một ngày

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Mỗi lần bạn pha 2 thìa cà phê bột nghệ (tương đương với khoảng 10g bột nghệ) với 200ml nước ấm cùng mật ong hoặc pha với 200ml sữa tươi. Lưu ý không nên dùng nước ấm trên 50 độ để pha bột nghệ vì sẽ khiến bột nghệ bị vón cục.
  • Cách 2: Làm viên nghệ mật ong. Bạn trộn đều khoảng 120mg tinh bột nghệ với 60g mật ong nguyên chất, sau đó vo tròn thành từng viên nhỏ khoảng 5g. Với cách này, bạn có thể cho thành phẩm vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 viên.

Thời điểm uống

  • Uống ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Nên chia ra uống nhiều lần vào các buổi sáng, tối đều đặn mỗi ngày. Không nên dồn một lượng lớn uống một lúc khiến dạ dày tổn thương hơn.

Cần lưu ý sử dụng nghệ đúng cách để không gây ngộ độc

Một số lưu ý khi dùng nghệ

Bạn có thể dùng nghệ như một gia vị trong thực phẩm ở thời kỳ mang thai và cho con bú, nếu có ý định dùng như thuốc thì bạn nên dừng lại, nghệ có thể kích thích tử cung gây nguy hiểm cho thai nhi.

Không nên sử dụng bột nghệ nếu bạn bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật bởi củ nghệ có thể làm cho những vấn đề đó trở nên tồi tệ hơn. Hơn thế nữa, nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu gây tăng  nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng những thuốc chống đông như Aspirin, Sintrom…

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: bột nghệ nếu sử dụng quá thường xuyên sẽ gây nên hiện tượng thiếu sắt do bột nghệ có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt do đó cần sử dụng thận trọng củ nghệ ở những người thiếu sắt. Không nên tự ý áp dụng cách uống tinh bột nghệ trong một thời gian dài. Bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bật mí công dụng chữa bệnh tim bằng cây Sừng dê

Sừng dê hay còn được gọi với tên khác là dương giác ảo hay cây sừng bò. Đây là một vị thuốc Y học cổ truyền với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là công dụng chữa bệnh tim. Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu rõ hơn về công dụng của loại thảo dược đặc biệt này nhé!

Cây sừng dê mọc hoang phân bố khắp nước ta

Thông tin cần biết về cây sừng dê

Cây sừng dê là loại cây thuộc họ Trúc đào Apocynaceae, có tên khoa học là strophanthusdivaricatus. Sừng dê là dạng cây bụi, mọc phổ biến ở nước ta có cành v­ơn dài 3m – 4 m. Vỏ có nhiều nốt sần. Lá mọc đối, có cuống ngắn. Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo dài thành hình sợi. Quả nang gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc. Hạt nhiều, màu nâu, có cán mang chùm lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ. Theo tìm hiểu của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong hạt cây sừng dê có chứa các glucosid : divaricosid , thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đ­ờng là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid …

Theo y học cổ truyền, cây sừng dê có vị đắng, tính hàn và rất độc. Hạt và cành cây sừng dê có công dụng cường tâm, chỉ dương, tiêu thũng, sát trùng khư phong thấp , thông kinh lạc. Lá sừng dê có tác dụng tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng.

Áp dụng cây sừng dê vào đơn thuốc chữa bệnh

Sừng dê với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe chúng ta

  • Trị hắc lào Dân gian thường dùng chất nhựa để bôi các vết mụn hắc lào ngoan cố. Nhưng nhựa này có độc, nhỡ ăn phải bị chết người, vào mắt có thể bị mù; khi dùng phải cẩn thận.
  • Trị bệnh tim Hạt cây sừng dê có thể dùng để chế thuốc chữa bệnh tim thay những loại thuốc tương tự chế bằng các hạtD. Strophantin là hỗn hợp dùng glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, trư­ờng hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1 – 2 ống tiêm, mỗi ống 2 ml có 0,25 mg D. Strophantin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch.

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Táo và nho giúp hủy diệt tế bào ung thư bạn tin không?

Nho và táo là 2 loại quả “vàng” cho bệnh nhân ung thư, khi vừa có thể bồi bổ sức khỏe, vừa tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân ung thư kéo dài sự sống.


Táo và nho giúp hủy diệt tế bào ung thư bạn tin không?

Không phải loại trái cây nào bệnh nhân bị ung thư cũng có thể ăn được bởi những tác dụng khác nhau của trái cây sẽ ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh, thậm chí ăn không đúng cách còn khiến các khối u phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên với hợp chất trong vỏ táo có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt khi kết hợp với các hợp chất từ ​​nho đỏ hoặc nghệ.

Táo và nho tốt cho người ung thư tiền liệt tuyến

Từ trước tới nay nho và táo luôn được biết đến là loại trái cây cực kỳ tốt khi giàu chất xơ, vitamin cùng nhiều khoáng chất, kali giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch khác. Không chỉ dừng lại ở những công dụng tuyệt vời trên, mới đây các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã lấy dẫn chứng từ một nghiên cứu mới cho thấy, nho, nghệ và táo có thể giúp phòng ngừa và điều trị một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Mỹ, đó là ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã xác định được một số hợp chất tự nhiên có khả năng “bỏ đói” các khối u ung thư tuyến tiền liệt và thu hẹp chúng. Các hợp chất có trong nghệ, nho đỏ và vỏ táo dường như có tác dụng mạnh nhất, đặc biệt là khi kết hợp với nhau.

Nói về vấn đề này, trang tin tức Y tế cũng đã trích dẫn thông tin về căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới ở Mỹ. Theo đó, tại đất nước này sau ung thư da, ung thư tiền liệt tuyến là ung thư phổ biến nhất ở nam giới ở Mỹ. Các nghiên cứu trước đây đã xác định được một số hợp chất, đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. 


Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm

Trong một nghiên cứu mới nhất của Tiziani và các đồng nghiệp đã sử dụng kỹ thuật sàng lọc mới, kiểm tra 142 hợp chất tự nhiên nhằm mục đích xác định những chất có hiệu quả nhất để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Các hợp chất đã được thử nghiệm trên các tế bào ung thư tiền liệt tuyến có nguồn gốc từ chuột và người một cách riêng lẻ và kết hợp. Trong đó nhóm nghiên cứu đã xác định được 3 hợp chất có hiệu quả nhất để ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư tuyến tiền liệt:

  • Curcumin, hợp chất màu vàng tươi trong nghệ
  • Acid ursolic, được tìm thấy trong vỏ táo
  • Resveratrol, tìm thấy trong nho đỏ và các loại quả mọng

Ba hợp chất này sau đó đã được thử nghiệm trong các mô hình chuột bị ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi acid ursolic được kết hợp với curcumin hoặc resveratrol, các hợp chất tự nhiên ngăn ngừa sự hấp thu glutamine bằng các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa sự phát triển khối u ở chuột. Glutamine là một axit amin mà các tế bào ung thư tuyến tiền liệt cần để phát triển, do đó ngăn ngừa sự hấp thu nó sẽ ‘bỏ đói đến chết” các tế bào ung thư.

Hơn nữa, vì acid ursolic, curcumin và resveratrol là các hợp chất tự nhiên, chúng không gây ra bất kỳ tác dụng độc hại nào ở chuột.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nồng độ của mỗi loại trong ba hợp chất cao hơn nồng độ thường được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu tin rằng những phát hiện cho thấy sự hứa hẹn một chiến lược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

Trước những kết quả từ nghiên cứu này, nhiều người sớm hi vọng về một loại thuốc có thể chữa được căn bệnh ung thư quái đản trên cũng như giúp con người kéo dài sự sống. Tuy nhiên, trong thời gian đợi loại thuốc này, trang tin tức cũng khuyến cáo người dân nên chú ý đến chế độ ăn uống ngủ nghỉ, hạn chế những thực phẩm, dồ uống không tốt cho người bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến, đặc biệt là rượu bia. Bên cạnh đó nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, táo xanh, nho và nghệ trong thực đơn hàng ngày. Thực hiện một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý chúng ta sẽ hạn chế được những căn bệnh nguy hiểm phát triển trên cơ thể.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bật mí tác dụng tuyệt vời của cây hẹ

Cây hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền dễ sử dụng lại lành tính.

Bật mí tác dụng tuyệt vời của cây hẹ

Giàu dinh dưỡng, giúp phòng chống bệnh tật

Chuyên trang tin tức Y Dược có cập nhật thông tin, hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, sắt, niacin, pyridoxin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.

Trong cây hẹ cũng chứa nhiều vitamin K – loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

Hẹ nhiều dưỡng chất có lợi nhưng lại rất ít calories, chính vì vậy việc bổ sung hẹ vào các bữa ăn hàng ngày còn giúp bạn giảm cân mà cơ thể vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

Một số tác dụng chữa bệnh khác của cây hẹ

Ngoài những tác dụng trên, cây hẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Đó có thể là các tác dụng như:

Giảm huyết áp và cholesterol

Cũng tương tự như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

Chữa nhức răng từ cây hẹ

Theo y học cổ truyền, cây hẹ có thể chữa nhức răng hiệu quả. Bằng cách lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

Chữa nhức răng từ cây hẹ

Chữa cảm mạo, ho do lạnh

Lấy lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liên tục trong 5 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Chữa ho trẻ em do cảm lạnh

Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng trong 5 ngày liên tục.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Ngoài những tác dụng nêu trên, cây hẹ còn được biết đến là cây thuốc quý giúp hỗ trợ đái tháo đường. Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. Thực hiện trong 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Giúp bổ mắt

Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Lá khế có công dụng như thế nào qua các bài thuốc chữa dị ứng, mề đay ?

Lá khế quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết nó có thể ngăn chặn được các cơn ngứa khủng khiếp của bệnh mề đay, dị ứng đáng ghét.


Lá khế có công dụng như thế nào qua các bài thuốc chữa dị ứng, mề đay ?

 Bệnh mề đay và dị ứng trong đông y như thế nào?

Theo Y học cổ truyền bệnh mề đay là bệnh lý ngoài da do các nguyên nhân dị ứng gây nên. Đặc trưng của nó là nổi lên những mảng đỏ phù nề, có kích thước to nhỏ khác nhau. Theo Đông y, bệnh mề đay mẩn ngứa xuất hiện từ hai căn nguyên chính:

  • Do các yếu tố ngoại tà (phong, hàn, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể. Chúng hình thành nên các bệnh lý phong nhiệt, phong hàn rồi sau đó xuất tiết qua da.
  • Do cơ thể bị tích tụ phong độc trong quá trình ăn uống, gan không đào thải được hết, sau đó ứ đọng lại mà sinh bệnh.

Theo y học cổ truyền, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay khởi phát là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt nóng, chức năng thải độc của gan lại kém nên dẫn đến tích tụ dưới da gây ngứa. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh là làm mát và giải độc gan, tiêu trừ ung thũng, bổ phế… để trị tận gốc qua đó hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.


Liên tục khai giảng các lớp Y học cổ truyền năm 2019

Bài thuốc dân gian từ lá khế như thế nào ?

Theo các chuyên gia sức khỏe Y học cổ truyền, khi bị mề đay, dị ứng, mẩn ngứa xuất hiện, bệnh nhân có thể cắt đứt cơn ngứa rất nhanh nhờ dùng lá khế theo các cách sau:

Đun lá khế tắm

Dùng khoảng 200g lá khế rửa sạch sau đó vò nát hoặc đập dập, đem đun sôi khoảng 5 phút với 3 lít nước. Khi đun cần cho thêm vào 1 /2 thìa muối để tăng hiệu quả trị bệnh. Sau đó, lấy làm nước tắm rồi lau khô bằng khăn. Còn phần bã của lá khế thì chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh có thể giúp giảm bớt sưng phù và hết ngứa nhanh chóng.

Lá khế sao nóng đắp lên da

Đây là cách đơn giản nhất, chỉ cần lấy 1 nắm tay lá khế tươi rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn sau đó để ráo nước. Bắt một cái chảo lên bếp, đợi lúc chảo ấm lên thì cho vào rang ở nhiệt độ vừa phải để tránh khi sử dụng làm bỏng da. Khi thấy lá bắt đầu heo héo thì tắt lửa, lấy chà xát lên vùng da nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Lưu ý, lúc vừa mới sao lá xong thì nên để lá nguội bớt rồi hãy dùng để chà lên da, nếu không sẽ bị phỏng dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.

Đun nước uống

Không chỉ dùng lá khế bên ngoài cơ thể để trị bệnh mà loại lá cây này còn có thể dùng để uống. Theo y học cổ truyền, các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa thường xuyên xuất hiện có thể là do nguyên nhân từ bên trong cơ thể, nhất là gan thận bị suy yếu, chức năng giải độc bị suy giảm gây tích tụ chất độc bên trong cơ thể. Vì vậy, loại lá này có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên khi uống vào sẽ giúp cơ thể đẩy độc tố ra ngoài, cải thiện tình trạng bệnh tránh tái phát.

Cách thực hiện: Dùng vài lá khế, rửa thật sạch, vò nát, rồi đem nấu với lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy nước uống. Uống nước này liên tục trong vài ngày thay nước lọc có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng.

Hoặc có thể dùng lá, vỏ và rễ của loại cây này rửa sạch, với lượng bằng nhau cho vào ấm sắc uống thay nước cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Sức khỏe cải thiện bất ngờ chỉ với 1 nắm rau mỗi ngày

Theo quan niệm Đông y, rau dền bổ máu có thể hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả và nhiều tác dụng tuyệt vời rất đáng để bạn ưu tiên đưa lên mâm cơm của gia đình mình mỗi tuần.

Rau dền bổ máu, khỏe mạnh và trường thọ, có thể hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả

Trong thế giới tự nhiên, rau củ quả không chỉ là thức ăn cho chúng ta, mà còn có thể là những vị thuốc quý. Ở bài viết này, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ cho bạn những tác dụng tuyệt vời của rau dền đỏ, rất đáng để bạn ưu tiên đưa lên mâm cơm của gia đình mình mỗi tuần.

Giá trị dinh dưỡng đặc biệt của rau dền

Rau dền có nhiều loại, và nhiều màu sắc, trong số đó, rau dền có lá màu tím hoặc màu đỏ hoặc xanh là khá phổ biến.

Trong những tài liệu Đông y bàn về tác dụng của rau dền, các danh y thường nhấn mạnh rằng rau dền có lá màu tím và màu đỏ là có tác dụng đối với sức khỏe con người ở mức nổi trội nhất.

Bác sĩ YHCT, giảng viên Cao đẳng Dược –Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: rau dền chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, muối vô cơ, đường, chất xơ thô và vitamin tổng hợp.

Lá và hạt của rau dền chứa nồng độ lysine cao, có thể bổ sung các khiếm khuyết của axit amin trong ngũ cốc.

Điều đáng khen ngợi nhất là hàm lượng canxi của rau dền cao tới 200 mg / 100 g, và hàm lượng canxi của rau dền đỏ hoặc tím có thể cao tới 400 mg / 100 g, gấp 2 đến 3 lần rau bina.

Rau dền chứa hơn 3 mg / 100 g sắt, đây cũng là một loại thực phẩm bổ sung sắt tốt trong số nhiều loại rau.

Các chất dinh dưỡng có trong rau dền đỏ được đánh giá là không thể thiếu để duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể con người. Chúng rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của thanh thiếu niên và sức khỏe và tuổi thọ của người già. Do đó, trong quan niệm của Đông y, rau dền đỏ còn được gọi là Rau bổ máu và rau trường thọ.

Theo Y học cổ truyền rau dền có vị ngọt và mát, không độc, có thể bổ khí, loại bỏ nhiệt, loại bỏ viêm và thông đờm, có tác dụng lớn trong việc thanh nhiệt và giải độc, cải thiện tình trạng tiêu chảy và hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt tốt.

Hạt rau dền rất cứng, ngọt, mát lạnh và không độc hại. Có thể làm sạch gan và nâng cao thị lực, giúp đại tiểu tiện thuận lợi, thông suốt.

Một số bài thuốc quý đơn giản từ rau dền

Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM lưu ý: Rau dền thuộc tính mát nên nhóm người bị cảm lạnh, người có hệ tiêu hóa hư hàn, lách và phân kém thì không nên ăn nhiều.

9 bài thuốc quý đơn giản từ rau dền bạn nên tham khảo

  • Giải độc do rắn cắn: Dùng lá tươi (hoặc rễ) với đường trắng xay nhuyễn hoặc nghiền nát rồi bôi lên vùng bị ảnh hưởng do rắn cắn. Mỗi ngày thực hiện hơn 3 lần như vậy.
  • Bệnh kiết lỵ: Sử dụng khoảng 60 gram lá rau dền đỏ, đun thành nước rồi ăn cả nước cả cái.
  • Đau răng : Dùng rễ của rau dền đỏ phơi khô rồi sau đó đun với nước sôi để uống như canh.
  • Chữa bệnh tiểu tiện và tiết niệu (nước tiểu có cặn): Dùng hạt rau dền đỏ rang lên và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 10 gram mỗi khẩu phần, cũng có thể uống cùng với đường, 3 lần một ngày.
  • Bệnh lậu:Dùng 90 gram rau dền đỏ, nấu cùng với thịt lợn theo cách luộc thịt rồi cho rau vào, kiên trì ăn trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
  • Sởi: Dùng khoảng 15 gram hạt dền đỏ, đun thành nước để uống như trà, 2 lần một ngày.
  • Kinh nguyệt quá nhiều: Dùng hạt rau dền nấu với thịt lợn có cả bì (da lợn) rồi ăn hàng ngày.
  • Bị bệnh rỉ trắng (viêm ở mắt): Dùng hạt rau dền hầm gan lợn ăn thường xuyên.
  • Bạch hầu: Dùng rễ cây rau dền khô nghiền thành bột nhỏ mịn, thêm chút đường tinh luyện ngậm nuốt dần vào trong họng.
Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng bất ngờ của nước ép lựu với sức khỏe

Nước ép lựu là nước trái cây nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon nhưng nhiều người có thể khá bất ngờ với tác dụng của nó với sức khỏe.

Tác dụng bất ngờ của nước ép lựu với sức khỏe

Theo tin tức y dược nước ép lựu có chứa hơn 100 chất phytochemical, có thể giúp chúng ta phòng ngừa ung thư, hỗ trợ miễn dịch và khả năng sinh sản. Bài viết sau sẽ đưa ra tác dụng cụ thể của nước ép lựu với sức khỏe:

Nước ép lựu chứa hàm lượng chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa mạnh mẽ polyohenols có trong lựu làm nên màu đỏ rực rỡ của loại này. Vì thế nước ép lựu chứa hàm lượng chống oxy hóa cao nhiều hơn so với hầu hết các loại nước ép trái cây khác cao hơn gấp 3 lần so với rượu vang đỏ và trà xanh. Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm viêm và bảo vệ tế bào không bị tổn thương.

Nước ép lựu giàu Vitamin

Theo chuyên gia y tế cho biết, trong nước ép lựu có chứa hơn 40% vitamin C mà cơ thể chúng ta cần hàng ngày. Vitamin C có thể bị suy giảm khi diệt khuẩn, vì vậy, hãy lựa chọn nước ép lựu hoặc dùng lựu tươi để hấp thu được hầu hết các chất dinh dưỡng.

Ngoài vitamin C và vitamin E, nước ép lựu còn chứa rất nhiều folate, kali và vitamin K.

Nước ép lựu có khả năng ngừa ung thư

Theo như các nghiên cứu với kết quả sơ bộ đưa ra những khả quan nước ép lựu có thể giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Nồng độ cao của các chất chống oxy hóa trong nước lựu được cho là có thể làm ngưng trệ sự tiến triển của bệnh Alzheimer và bảo vệ bộ nhớ của người bệnh. hiện tại các nghiên cứu về nước ép lựu các nhà khoa học vẫn đang được tiến hành.

Nước ép lựu giúp tiêu hóa tốt

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nước lựu có thể giảm viêm ở ruột và cải thiện tiêu hóa. Với những người bị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và các bệnh viêm ruột khác uống nước ép lựu mỗi ngày rất tốt.

Nước ép lựu tốt cho tim

Không chỉ chống oxy hóa mà nước lựu còn được đánh giá là loại nước ép rất tốt cho một trái tim khỏe. Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng nước ép lựu có thể cải thiện lưu lượng máu và giữ cho động mạch không trở nên cứng và dày hơn. Không chỉ vậy, nước lựu có thể làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám và sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Tuy nhiên, nước lựu có thể có phản ứng tiêu cực với thuốc hạ huyết áp và cholesterol như statin.

Nước ép lựu có tác dụng chống viêm

Nước lựu là một chất chống viêm mạnh do nồng độ cao của các chất chống oxy hóa. Nó có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể và ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương.

Nước ép lựu tốt cho khớp

Nước ép lựu tốt cho khớp

Theo y học hiện đại, trong nước ép lựu có chứa chất flavonol có thể giúp ngăn tình trạng viêm, có lợi cho người bệnh viêm xương khớp và sụn bị tổn thương. Loại nước này hiện đang được nghiên cứu tác động đối với bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp và các loại bệnh viêm khớp khác.

Nước ép lựu có tác dụng kháng virus

Chúng ta đều biết, trong nước lựu có chứa lượng lớn vitamin C và các dưỡng chất khác như vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Lựu cũng được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn và kháng virus trong phòng thí nghiệm. Hiện các nhà nghiên cứu đang xét xét hiệu ứng của nước ép lựu đối với nhiễm trùng thông thường và virus.

Nước ép lựu giúp giảm huyết áp

Uống nước ép lựu hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp tâm thu. Song nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để xác định nước ép lựu có thểm làm giảm huyết áp tổng thể trong thời gian dài hay không.

Nước ép lựu tốt cho người bệnh tiểu đường

Trong y học cổ truyển, lựu như một phương thuốc chữa tiểu đường ở Trung Đông và Ấn Độ. Nước ép lựu giúp giảm sự đề kháng insulin và giúp lượng đường trong máu thấp hơn.

Có thể thấy nước ép lựu rất tốt cho sức khỏe của bạn, hãy bổ sung một ly nước ép lựu mỗi ngày để tăng sức đề kháng để chống lệnh bệnh tật.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bật mí lợi ích tuyệt vời từ tâm sen đối với sức khỏe

Tâm sen không chỉ mang lại công dụng trong việc điều trị mất ngủ mà nó còn có khả năng trị rất nhiều bệnh nguy hiểm khác nhưng lại được rất ít người biết đến.

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị cận thị

Tác dụng bất ngờ của nước ép lựu với sức khỏe

Công dụng của tâm sen đối với sức khỏe

Công dụng của tâm sen đối với sức khỏe

Các chuyên gia về sức khỏe cho biết các bộ phận của cây sen như, củ sen, lá sen, ngó sen, hạt sen, hay tâm sen đều có tác dụng chữa bệnh đối với sức khỏe con người. Trong đó tâm sen được coi là bộ phận có nhiều giá trị chữa bệnh nhất, đặc biệt một bộ phận nằm trong hạt sen chính là tâm sen có những tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe.

Tâm sen là chồi mầm nằm giữa trung tâm bên trong hạt sen. Tâm sen có màu xanh, y học cổ truyền gọi tâm sen là liên tâm hay liên tử tâm, chúng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh tâm, chữa triệu chứng mất ngủ, an thần, chữa khát nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ do hư nhiệt, giải nhiệt. Tâm sen thường được dùng đơn độc hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ tâm sen

Để có thể sử dụng tâm sen đạt hiệu quả cao nhất và an toàn cho sức khỏe, mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ tâm sen như sau:

Bài thuốc chữa an thần

Tâm sen 5g, lá vông 20g, hoa nhài tươi 10g, táo nhân 10g. Tâm sen sao thơm, táo nhân sao đen, lá vông sấy khô, tán thành bột. Đem tất cả các nguyên liệu kể trên trộn đều, hãm với 1 lít nước, sau đó cho hoa nhài vào khi nước thuốc còn ấm, uống nước làm nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc chữa khó ngủ, tâm phiền, lo âu

Tâm sen 8 g, mạch môn 15 g, hạt muồng 20 g sao khô dùng ba thứ này hãm lấy nước uống trong ngày thay trà. Trong quá trình sử dụng nên kiêng uống cà phê, nước chè đặc trong thời gian sử dụng.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ tâm sen

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, ổn định nhịp tim:

Trang tin tức Y Dược có chia sẻ thông tin, tâm sen là nguyên liệu rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và ổn định nhịp tim. Mọi người lấy tâm sen 3 g cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm khoảng 15 phút, lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu động mạch vành. Chính vì lý do đó tâm sen không dùng cho người bị huyết áp thấp.

Chữa ù tai, di tinh, mộng tinh:

Tâm sen 8 g, thục địa 20 g, khiếm thực 16 g, đậu đen 20 g, hạt sen 16 g, quả dành dành sao 12 g, hạt hòe 10 g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. Uống khoảng 10 ngày là một liệu trình sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Exit mobile version