Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Suy thận: Căn bệnh quái ác giết người trong âm thầm

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm với khả năng giết người một cách âm thầm lặng lẽ.

Suy thận nguy hiểm giết người một cách lặng lẽ

Hàng năm nước ta phát hiện mới khoảng 8.000 ca mắc bệnh thận, có tới 260.000 người suy thận mạn chạy thận để kéo dài sự sống và 72.000 người trong số đó chờ ghép thận. Con số đó chứng tỏ suy thận đang dần trở thành căn bệnh nguy hiểm.

Suy thận là gì?

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể, gây phù ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém, và khó thở. Người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).

Thận bị suy

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần. Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu đi qua giai đoạn cuối và cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Dấu hiệu thường gặp của suy thận

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận có thể bao gồm: Buồn nôn; Ói mửa; Chán ăn; Mệt mỏi và yếu ;Các vấn đề giấc ngủ; Thay đổi lượng nước tiểu; Giảm sút tinh thần; Co giật cơ bắp và chuột rút; Nấc; Sưng bàn chân và mắt cá chân,…Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, có nghĩa là chúng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác.

Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của suy thận

Nguyên nhân suy thận mạn: khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Bất thường này sẽ làm tổn thương thận ngày càng trầm trọng trong vài tháng hoặc vài năm.

Những bệnh và rối loạn thường gây ra bệnh thận mạn bao gồm: Bệnh tiểu đường, cao huyết áp; Viêm cầu thận; Viêm ống thận mô kẽ; Bệnh thận tiết niệu; Tắc nghẽn kéo dài của đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;

Nguyên nhân gây suy thận cấp: Chức năng thận bị mất một cách đột ngột được gọi là tổn thương thận cấp tính, còn được gọi là suy thận cấp (ARF). ARF có ba cơ chế chính:

  • Thiếu lưu lượng máu đến thận;
  • Những bệnh lý ngay tại thận gây ra;
  • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.

Nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Chấn thương gây mất máu;
  • Mất nước;
  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;

Đối tượng có nguy cơ mắc suy thận cao nhất: Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính bao gồm những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch. Hút thuốc và những người béo phì có khả năng cao mắc bệnh thận. Ngoài ra, người cao tuổi (60 tuổi trở lên) và những người có tiển sử gia đình mắc bệnh thận cũng gặp nhiều nguy cơ về bệnh thận.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mà không phải ai cũng biết: Bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể của bạn. Những biến chứng có thể xảy đến bao gồm:

  • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao, hoặc chất dịch trong phổi (phù phổi);
  • Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu), mà có thể làm giảm khả năng tim của bạn hoạt động và có thể đe dọa tính mạng;
  • Bệnh tim và mạch máu (bệnh tim mạch);

Phù chân ở người bị suy thận

Điều trị suy thận như thế nào cho hiệu quả?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số loại bệnh thận có thể được điều trị. Tuy nhiên, thông thường bệnh thận mãn tính không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Nói chung, việc điều trị là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng, và làm bệnh tiến triển chậm lại. Nếu thận của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị bệnh thận giai đoạn cuối.

– Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh: Bác sĩ sẽ giúp bạn làm chậm hoặc chữa khỏi các nguyên nhân gây ra bệnh thận. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, tổn thương thận có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây ra bệnh thận đã được kiểm soát tốt.

– Điều trị các biến chứng: Nếu thận của bạn không thể loại bỏ kịp các chất cặn bã khỏi cơ thể bạn, có thể là bạn đã mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Tại thời điểm đó, chạy thận hoặc ghép thận là cần thiết.

Chạy thận ở các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Làm gì để phòng tránh suy thận?

Người bị bệnh thận vẫn có thể tiếp tục sống, làm việc, đi chơi với bạn bè và gia đình, và hoạt động thể chất lành mạnh.

Một lối sống lành mạnh rất tốt cho những người bị bệnh thận. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp làm chậm sự phát triển bệnh thận. Để phòng ngừa suy thận người bệnh cần uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bật mí bí quyết giúp bạn tránh xa cảm cúm hiệu quả

Trời trở lạnh cũng là lúc các bệnh cảm cúm tăng mạnh nhất. Vậy cần làm gì để phòng tránh căn bệnh khó chịu này? Sau đây là những cách phòng tránh bệnh cảm cúm hiệu quả nhất.

cảm cúm

Theo như tìm hiểu của các chuyên gia tại Trường cao đẳng y dược Pasteur TPHCM thì việc giữ cho mình càng ít hắt hơi, sổ mũi càng tốt; rửa tay và vệ sinh mũi sau khi tham gia giao thông công cộng, đến những nơi đông người; rèn luyện thân thể; mặc quần áo phù hợp với thời tiết; ăn uống các loại thực phẩm phong phú và đa dạng.

Bật mí bí quyết giúp bạn tránh xa cảm cúm hiệu quả

Ngủ đủ giấc

Lợi ích của giấc ngủ đối với sức khoẻ tất cả mọi người đều đã rõ. Đơn giản là những người ngủ 5 – 6 giờ ốm nhiều hơn gấp 3 lần những người ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày.

Tập thể dục đều đặn

Các bài tập thể dục kích thích tuần hoàn máu của các cơ quan nội tạng (trong đó bao gồm cả hai lá phổi, làm giảm nguy cơ viêm phế quản, hen suyễn và những thay đổi tiêu cực của đường hô hấp). Bác sĩ tại Cao đẳng dược TPHCM thông tin thêm.

Vận động thể chất giúp gia tăng hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể (bao gồm cả hệ miễn dịch), kích thích sản xuất endophine (hormon sung sướng), loại hormon giúp bạn chống lại stress và gia tăng hệ miễn dịch. Các bài tập thể thao không chỉ củng cố hệ miễn dịch, giảm tần suất mắc bệnh, mà còn rút ngắn thời gian nằm viện.

 Đưa chất béo vào thực đơn hàng ngày

Tất cả các sản phẩm giàu acid béo no đóng vai trò tích cực trong hoạt động của hệ miễn dịch con người. Vì vậy tất cả các chế độ ăn kiêng chỉ nên áp dụng vào mùa hè, còn mùa đông cần ăn đầy đủ chất, kể cả chất béo để tránh xa bệnh cảm cúm. Nếu bạn không dám ăn mỡ thì chí ít cũng đừng từ chối các loại chất béo như dầu oliu, váng sữa, sữa…

Thêm chất béo vào bữa ăn

Nạp ánh sáng mặt trời cho cơ thể

Người ta thường hay có xu hướng bị  trầm cảm vào mùa thu, đông. Đó là hậu quả trực tiếp của việc thiếu ánh sáng mặt trời.

Dưới tác động của ánh sáng mặt trời cơ thể con người tiết ra serotonin (hormon tích cực), hormon này điều khiển tính tích cực trong giao tiếp của con người và được tiết ra nhiều vào ban ngày.

Serotonin chịu trách nhiệm điều khiển giấc ngủ và tính hướng thiện của tâm hồn. Càng nhiều ánh sáng mặt trời, nồng độ serotonin trong cơ thể càng nhiều.

Đi dạo bộ có thể bù lại sự thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Song cần nhớ rằng đi dạo bộ phải được thực hiện vào thời gian có ánh sáng ban ngày, chứ không đi lúc trời tối. Để có thể nạp đủ ánh sáng mặt trời cần thiết, bạn cần để mặt và tay tối thiểu 10 – 15 phút mỗi ngày dưới ánh sáng ban ngày.

Hi vọng những cách phòng ngừa đã nêu trên đã phần nào giúp bạn phòng tránh được căn bệnh thường gặp này.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Điểm danh những thực phẩm đau dạ dày nên tránh xa

Đau dạ dày nên tránh xa những thực phẩm gì? luôn là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, ngoài uống thuốc người bệnh cũng nên có chế độ ăn hợp lí.

Hiện nay bệnh đau dạ dày đã trở nên phổ biến. Có 2 nguyên nhân gây ra đau dạ dày đó là do di truyền hoặc do chế độ ăn thiếu hợp lí. Theo Dược sĩ từng tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược, người bệnh khi đau dạ dày vấn đề ăn uống sẽ có phần khắt khe hơn . Khi bị bệnh đau dạ dày, bạn phải tuân thủ chế độ ăn kiêng một số loại  thực phẩm nếu không muốn tình trạng tệ hơn.

Thực phẩm cay nóng

Đối với đau dạ dày tuyệt đối kiêng các gia vị và thực phẩm cay nóng ví dụ như ớt. Ớt rất tốt cho tiêu hóa và mắt đối với người bình thường, nhưng lại rất nguy hiểm đối với bệnh nhân đau dạ dày. Trong ớt có chứa một alcaloit vị rất cay và nóng khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt.

Chocolate Đường và caffeine

Ăn một thanh chocolate sẽ không bị kích thích như uống một tách cà phê, nhưng nó vẫn có những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 2 thành phần nổi trội nhất của chocolate, có thể góp phần gây co thắt bụng và làm tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt trong lúc bệnh đang bùng phát.

Caffeine sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy bồn chồn, lo lắng, đồng thời làm gián đoạn giấc ngủ. hưởng hưởng gấp 3 lần. bên cạnh đó caffein cũng một chất kích thích ít được biết đến hơn là theobromine (có hoạt tính dược cao hơn caffeine), tạo ra ảnh hưởng gấp 3 lần và gây nguy hiểm cho dạ dày.

Thực phẩm có tính axit

Những thức ăn có độ axit cao thường thấy trong các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, đều không tốt cho dạ dày, nước cam và quả đào là 2 loại quả vô cùng tốt với người bình thường. Tuy nhiên lại bất lợi cho bệnh nhân bị đau dạ dày, trong nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm.

Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit sẽ gây đau bụng, gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày. Bởi vì, những thực phẩm này sẽ làm gia tăng tiết dịch axit dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và gây loét dạ dày tệ hơn nữa là ung thư dạ dày, do đó cần hạn chế tối đa.

Đau dạ dày không nên dùng chất kích thích

Theo Dược sĩ Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược nói, đối với người bị đau dạ dày nên hạn chế uống bia rượu, cafe đặc, trà đặc mà tốt nhất là nên từ bỏ hẳn. Không cần giải thích thì chắc các bạn cũng đã biết về những tác hại của rượu đối với dạ dày không những với người bị đau dạ dày mà cả người bình thường.

Sử dụng chất kích thích thường xuyên không chỉ gây đau dạ dày mà thậm chí có thể gây chảy máu và thủng dạ dày lâu ngày dẫn tới viêm loét dạ dày và gây ung thư. 

Đau dạ dày không nên uống đồ uống có gas

Trong nước ngọt có gas có chứa Cacbonnat có dưới dạng khí gây ra những ảnh hưởng rất xấu tới các bộ phận cơ thể như: tim, gan và túi mật, Chưa kể đến chất này còn gây ra chứng ợ hơi, bứt dứt khó chịu cho dạ dày. Chính vì lí do gì mà Điều dưỡng viên Diệu Hương Từng theo học Liên Thông cao đẳng Điều dưỡng đưa ra lời khuyên, thay vì uống nước ngọt có gas bạn hãy bổ sung cho cơ thể bằng nước ép rau củ, trà thảo mộc hoặc nước hoa quả loãng sẽ làm dịu dạ dày mà vẫn tốt cho sức khỏe.

Với bệnh nhân bị đau dạ dày thì vấn đề ăn gì uống gì sẽ luôn được quan tâm bởi chỉ một chút đồ ăn lạ, không hợp hay một chút đồ ăn không đảm bảo vệ sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và gây nguy hiểm. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa

Viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn gây cho người bệnh cảm giác khó chịu.

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Theo bệnh học chuyên khoa: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những chứng bệnh của bệnh đau dạ dày. Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do lạm dụng các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen và các NSAID khác….

Vị trí bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện thường ở các khu vực tá tràng (phần đầu của ruột non ngay sau dạ dày). Một số trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do các khối u ác tính (4%) gây ra. Vì thế, cần phải đi kiểm tra , xét nghiệm thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày tá tràng?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài việc lạm dụng các loại thuốc đã kể trên thì còn có các nguyên nhân sau đây:

Các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

 Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta, việc bạn sử dụng quá nhiều chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá… ăn nhiều chất béo, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng. Ăn uống không đúng giờ giấc hoặc bỏ bữa, thiếu hụt các chính dinh dưỡng cần thiết cũng là một nguyên nhân.

Lạm dụng nhiều thuốc tây và hóa chất

Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Trung cấp Dược TPHCM cho biết: Việc lạm dụng quá nhiều thuốc tây và các hóa chất như: acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid… rất gây hại cho dạ dày.

Nhiễm trùng

Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hiện tượng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) rất nguy hiểm. Đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày và tá tràng.

Nội tiết

Những vấn đề về nội tiết như: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng..

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên rằng: Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần phải xác định mục tiêu và nguyên tắc điều trị bệnh. Đồng thời phải có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích và những thức ăn, đồ uống có thể gây hại cho niêm mạc. Phải có chế độ làm việc hợp lý, tránh các công việc quá sức, căng thẳng thần kinh và street.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa

Điểm danh thực phẩm chống lại ung thư dạ dày hiệu quả

Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa nhất hiện nay. Vậy phải ăn thực phẩm gì để chống lại loại ung thư này?

Ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa

Ung thư dạ dày là một loại bệnh thuộc Bệnh tiêu hóa và nhiều bạn trẻ hiện nay chế độ ăn uống sơ sài, không hợp lý, sử dụng những thực phẩm không hợp vệ sinh… chính là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày và đây cũng là lí do vì sao ung thư dạ dày lại đang có xu hướng trẻ hóa như hiện nay.

Để phòng tránh nhiễm khuẩn và chống lại bệnh ung thư dạ dày, bạn cần phải bổ sung những thực phẩm sau đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

Đậu phụ (Đậu hũ)

Đậu phụ hay còn gọi là đậu hũ, là thực phẩm được điều chế từ đậu nành, tuy có rất nhiều và giá bán trên thị trường vô cùng rẻ nhưng tác dụng lại vô cùng to lớn. Bạn có biết, nếu ăn đậu phụ hàng ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày lên đến 90% hay chưa?

Isoflavon có trong đậu nành có thể kiềm chế được khuẩn Helicobacter Pylori

Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, trong protein của đậu nành có chứa nhiều chất Isoflavon – chất này có thể ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này. Đồng thời, Isoflavon còn có thể kiềm chế các khuẩn Helicobacter Pylori – tác nhân chính gây nên ung thư dạ dày. Không chỉ thế, đậu nành có trong đậu hủ còn có thể giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế, bạn nên bổ sung đậu phụ vào khẩu phần ăn của mình hàng ngày để phòng tránh những loại ung thư nói trên.

Tỏi

Tỏi không chỉ là một thực phẩm quen thuộc đối với chúng ta mà tỏi còn là một thực phẩm có thể chống lại nhiều bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư dạ dày. Theo thông tin điều tra mà các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM thu thập được, những người ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc bệnh ung thư rất thấp.

Trứng sữa và những sản phẩm từ sữa

Trứng sữa và những sản phẩm được điều chế từ sữa là những thực phẩm dễ tiêu hóa và rất tốt cho sức khỏe của những người bị ung thư dạ dày. Bởi vì, những người bị ung thư dạ dày cần thêm nhiều protein và calo, mà trứng sữa và những sản phẩm từ sữa lại chứa nhiều protein.

Trứng sữa và những sản phẩm từ sữa có thể chống lại ung thư dạ dày hiệu quả

Đồng thời, chúng ta cần nên bổ sung thêm nhiều calo, sắt, canxi và vitamin D trong chế độ ăn của họ bằng cách:

– Có thể dùng thêm nước thịt, nước sốt để bổ sung calo.

– Cho thêm cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, bánh mì, sữa, trứng…. để bổ sung canxi.

– Có thể thêm bơ thực vật, bơ, dầu cá, trứng…. vào khẩu phần ăn để bổ sung thêm chất béo và vitamin D.

– Còn Sắt, chúng ta có thể dùng những thịt đỏ cho bệnh nhân ung thư dạ dày dễ hấp thụ hơn dùng Sắt trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô….

Nấm

Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trong nấm đặc biệt là nấm đen và nấm trắng có chứa Polysaccharides – chất có thể chống lại bệnh ung thư rất cao. Không chỉ chứa Polysaccharides mà các thực phẩm từ nấm có thể cải thiện được khả năng miễn dịch của cơ thể do các thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ thô và calcium (canxi thực phẩm).

Nấm và hành tây 2 thực phẩm rất tốt, có thể chống lại ung thư dạ dày 

Hành

Nhiều người cho rằng việc ăn hành đặc biệt là hành tây sẽ gây nên “mùi cơ thể” khó chịu. Tuy nhiên, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ này lập tức nếu biết được hành tây là một loại thực phẩm có thể chống lại ung thư dạ dày vô cùng hiệu quả. Bởi vì, trong hành tây có chứa những chất của Quercetinchất chống lại ung thư tự nhiên.

Không chỉ thế, việc ăn hành tây thường xuyên có thể giúp cho hàm lượng Nitrit dạ dày giảm đi đáng kể, và những người ăn hành tây có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn 25% tỷ lệ tử vong thấp hơn 30% so với những người không ăn hành tây.

Ngoài ra, những loại hạt ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, ngô, lúa…..; các loại củ như: khoai tây, khoai lang, sắn… và mầm cải xanh cũng là một trong những thực phẩm quý có thể chống lại bệnh ung thư dạ dày hiệu quả.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Nguyên nhân và phương pháp phòng tránh tật cận thị ở trẻ em

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh.

Cận thị hiện nay đã trở nên rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Cận thị hiện nay rất phổ biến ở trẻ em và số lượng trẻ mắc tật cận thị đang ngày một tăng lên. Ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện số lượng trẻ mắc tật cận thị khoảng 25-30%. Cận thị ở trẻ em rất khó phát hiện và thường chỉ phát hiện khi trẻ đã không nhìn rõ chữ trên bảng và có hiện tượng phải nheo mắt. Trẻ mắc phải tật cận thị thường không thể nhìn rõ các vật ở xa, nhưng có thể nhìn rõ với khoảng cách gần như khi đọc sách, sử dụng máy vi tính. 

Để lí giải cho hiện tượng kỹ thuật viên từng theo học Cao đẳng Xét nghiệm cho biết, khi bị cận thị hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt của người bình thường. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc. Cận thị làm hạn chế sức nhìn, gây ra cản trở và khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Lứa tuổi từ 7-16 thường rất dễ mắc chứng cận thị và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.

Cách nhận biết cận thị ở trẻ em

Để phát hiện cận thị ở trẻ em là điều không hề khó khi trẻ đã bắt đầu đi học. Các mẹ nên lưu ý khi bị cận thị trẻ thường bảo bị đau đầu, mỏi mắt hay mệt mỏi khi phải tập trung quan sát các vật ở khoảng cách hơn 1 mét. Dưới đây là một số biểu hiện giúp mẹ có thể nhận biết sớm trẻ có mắc tật cận thị không?

  • Trẻ hay bị mỏi mắt, nheo mắt lại khi nhìn do mắt điều tiết kém
  • Trẻ không nhìn rõ vật ở xa mắt quá 1 mét
  •  Trẻ thường cúi sát mắt vào sách khi đọc do không nhìn rõ chữ và thường ngồi gần màn hình tivi khi xem
  • Ngồi trên lớp trẻ phải chép bài của bạn do không nhìn rõ chữ trên bảng
  • Thành tích học tập của trẻ bị giảm sút do kém hiệu quả về thị giác.

Nguyên nhân gây ra bệnh cận thị ở trẻ

Trẻ bị cận thị tăng lên vậy nguyên nhân từ đâu lại có hiện tượng này. Dưới đây là 6 nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ nhỏ được Điều dưỡng viên chuyên khoa tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tổng hợp.

  • Do trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít: đặc biệt trong độ tuổi từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong độ tuổi này nếu trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít, rất dễ gây ra cận thị.
  • Trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ: những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trọng lượng cơ thể chỉ dưới 2,5kg, khi lớn lên hầu hết đều bị cận thị.

Xem thiết bị điện tử không đủ sáng là nguyên nhân mắc tật cận thị

  • Trẻ sinh thiếu tháng: Trẻ bị sinh Trẻ bị sinh non, thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường rất dễ mắc cận thị ở giai đoạn học vỡ lòng đến tuổi thiếu niên.
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trẻ có bố mẹ bị mắc cận thị từ 6 đi ốp trở lên thì khả năng mắc cận thị là 100%
  • Do trẻ đọc sách hoặc làm việc khác như xem tivi, sử dụng máy vi tính, chơi game trên điện thoại quá nhiều trong ngày…. trong thời gian dài với khoảng cách gần và trong điều kiện không đầy đủ ánh sáng.
  • Trẻ ngồi sai tư thế khi học, học ở nơi thiếu ánh sáng hoặc để sách quá gần mắt lâu ngày dễ mắc cận thị.

Phương pháp phòng tránh cận thị cho trẻ

Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và quan tâm đến con trẻ sớm nhất có thể để giữ cho trẻ có đôi mắt sáng hơn và tránh xa tật cận thị.

Kiểm tra mắt định kì 6 tháng một lần để phát hiện sớm nhất

Việc mẹ đến phòng khám bệnh học chuyên khoa mắt để tìm hiểu những nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em cũng là biện pháp để phòng tránh kịp thời nhất.

  • Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi học bài và chỉ học ở những nơi đủ ánh sáng, không quá sáng cũng quá tối.
  • Quan sát và điều chỉnh tư thế ngồi học của trẻ cho phù hợp, đúng cách. Khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 cm. Sử dụng bàn ghế ngồi học phù hợp với chiều cao của trẻ. Tuyệt đối không để trẻ nằm để đọc sách.
  • Không để trẻ đọc, viết trong thời gian dài, phụ huynh hãy nhắc nhở và khuyến khích trẻ nghỉ giải lao, thư giãn sau mỗi 1 tiếng.
  • Hạn chế cho trẻ dùng điện thoại, ipad hoặc máy tính để chơi game
  • Quy định thời gian cho trẻ xem phim trong ngày và khoảng cách từ tivi đến bé phải trên 3 mét.
  • Hãy bố trí đặt để tivi cách giường và ghế ít nhất 2m để tránh trẻ xem tivi với khoảng cách gần. Theo dõi và hướng dẫn trẻ ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50 cm và điều chỉnh ánh sáng màn hình vừa phải, không bị lóa, đồng thời để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30-40 phút ngồi máy tính liên tục.
  • Phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để mắt được thư giãn.
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng và thường xuyên tăng cường thực phẩm chứa vitamin B2, A, C, E, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin,… hàng ngày, giúp chống oxi hóa và tăng cường thị lực cho trẻ. 
  • Chăm sóc mắt hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm bổ sung các vitamin, acid amin cho mắt.

Khi phụ huynh nhận thấy trẻ có những biểu hiện của cận thị, cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa mắt để kiểm tra mắt và được bác sĩ tư vấn các biện pháp chăm sóc mắt cận thị. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận và nếu trẻ đã cận thì thay đổi kính cho phù hợp. Các giảng Viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết, thường thì mắt trẻ sẽ tăng mỗi năm 1 điốp cho đến khi trưởng thành, cho nên trẻ cần được kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và điều chỉnh kính kịp thời.

Nguồn: Các bệnh chuyên khoa thường gặp

Chuyên mục
Tin Tức Y Dược

4 nhóm chất dinh dưỡng giúp người cao tuổi sống lâu và sống khỏe

Người cao tuổi muốn có một sức khỏe tốt, không chỉ cần thư giãn tinh thần, luyện tập cơ thể mỗi ngày mà còn phải xây dựng chế độ ăn uống cân đối 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin.

Với người già, nhiều chức năng của các cơ quan đều suy yếu dần, dẫn đến giảm cường độ trao đổi chất trong cơ thể, vì vậy việc ăn uống sao cho đủ dinh dưỡng và khoa học để có sức khỏe, làm đẹp cho chính bản thân trong cuộc sống là điều rất quan trọng.

Người già nên tăng cường ăn rau, củ, quả.

Ngoài ra, người già thường vận động ít hơn, nhu động ruột giảm, ăn uống khó tiêu. Vì vậy, vấn đề ăn uống ở độ tuổi này cần phải được đặc biệt chú ý.

Ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối:

Nhóm cung cấp chất bột, đường:

Bao gồm cơm, mỳ, bún phở, khoai củ… Nên ăn mức vừa phải, chỉ nên ăn 1- 2 lưng bát cơm 1 bữa, nên ăn thêm khoai củ để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón.

Không nên ăn quá nhiều chất ngọt hấp thu nhanh như: bánh kẹo, nước ngọt có ga, quả chín quá ngọt vì dễ gây tăng đường máu dẫn đến bệnh đái tháo đường và tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch.

Nhóm cung cấp chất đạm (protein):

Do giảm tiêu hoá hấp thu nên người già dễ bị thiếu chất đạm dẫn đến gầy yếu, trí nhớ kém, suy giảm hệ thống miễn dịch hay bị ốm đau, vì vậy, người già cần chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm.

Nguồn cung cấp chất đạm là: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ lạc vừng… nên ưu tiên ăn nhiều đậu đỗ, cá, tôm, ăn thịt ở mức vừa phải.

Quá trình tiêu hóa của người già thường diễn ra dài hơn do sự bài tiết dịch vị trong dạ dày giảm đi, việc hấp thụ các chất như canxi, sắt cũng kém hơn. Để không bị đầy bụng gây ra hiện tượng khó ngủ về đêm, người cao tuổi nên ăn sớm, trước 7 giờ hoặc nên ăn ít đi, có những bữa lót dạ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng như một chút sữa nóng sẽ giúp các cụ dễ ngủ hơn. Đồ ăn cần có độ mềm nhất định.

Nhóm cung cấp chất béo bao gồm: mỡ, bơ và dầu thực vật

Người cao tuổi nên hạn chế sử dụng mỡ động vật trong chế biến món ăn.

Do việc tiết men lipaza tiêu hoá chất béo giảm nên người cao tuổi khó tiêu hoá hấp thu chất béo dẫn đến dư thừa chất béo, nếu bị thừa chất béo sẽ dễ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người…

Hạn chế mỡ trong khẩu phần ăn, giảm mỡ động vật, ăn dầu thực vật, bớt ăn chất đường là điều nên làm đối với người có tuổi. Nên ăn các thức ăn hấp luộc, hạn chế xào rán, hạn chế các thức ăn nhiều cholesterol: bơ, mỡ động vật các loại phủ tạng: óc, tim, gan, thận, bầu dục, lòng lợn, tiết canh, lòng đỏ trứng.

Nhóm cung cấp các vitamin và khoáng chất: rau xanh và quả chín

Trái cây chín cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều chất chống ôxy hóa. Chất xơ trong rau quả có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón ở tuổi già, ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong máu.

Trên đây là 4 nhóm chất giúp người cao tuổi có Ngoài ra, người già cần chú ý uống đủ nước. Uống nước ngay cả khi không khát. Nên uống nước lọc, nước quả tươi ít đường. Không nên ăn mặn, hạn chế rượu, bia..

Nguyễn Minhbenhhoc.edu.vn

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Mất Ngủ

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ, nguyên nhân, tác hại và bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh mất ngủ.

    Các rối loạn thường gặp trong mất ngủ bao gồm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái phấn chấn, thích làm việc.

    Mất ngủ đã được đề cập đến từ lâu và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm trí nhớ khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là làm giảm chất lượng sống, nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc.

    Mất ngủ trong y học cổ truyền gọi là chứng “thất miên”, “bất mị”, “bất đắc miên”… và thường kèm thêm các triệu chứng: đau đầu, váng đầu, tâm phiền, hay quên… mà nguyên nhân do suy giảm chức năng của các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận… làm cho thần không được yên ổn, do tinh khí của các tạng này suy giảm, mặt khác còn do tà khí bên ngoài nhiễu động.

    Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của mất ngủ theo Y học cổ truyền

    Suy nghĩ hay lao lực nhiều lần làm tổn thương tới chức năng của hai tạng Tâm, Tỳ vì vậy dẫn đến nguồn sinh huyết dịch bị tiêu hao đi, không thể dưỡng tâm để tàng thần… sẽ dẫn đến mất ngủ. Đây là do tâm tỳ hư mà dẫn đến mất ngủ mà gốc là huyết hư.

    Ở những người cơ thể bẩm sinh hư nhược, hay mắc bệnh lâu ngày… làm cho thận âm bị hao tổn không giao hòa được với tâm dẫn đến chứng tâm thận bất giao, hậu quả là tâm âm hư tâm hỏa vượng mà dẫn đến mất ngủ. Đây là do tâm thận bất giao mà gốc là thận thủy không đủ làm cho âm bất thăng lên, dẫn đến tâm hỏa vượng mà sinh ra mất ngủ.

    Ăn uống không điều độ, dẫn đến thức ăn ngưng trở lại ở trung tiêu, lâu ngày thành đàm hóa nhiệt nhiễu động lên trên dẫn đến mất ngủ.

    Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác nhau như: đột nhiên bị kinh sợ, làm nhiễu loạn tâm thần dẫn đến tâm phiền bất an mà đưa tới mất ngủ. Hay ở người trong cuộc sống có nhiều lo toan suy nghĩ căng thẳng, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, ngủ ít hay mê… tình trạng này kéo dài cũng dẫn đến mất ngủ.

    Phân loại các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền của Mất ngủ

    1. Mất ngủ Thể tâm tỳ lưỡng hư:

    Triệu chứng lâm sàng: người bệnh khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc. Tâm phiền hay quên, cơ thể và tinh thần có cảm giác mỏi mệt, ăn uống giảm sút, sắc mặt kém tươi tỉnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.

    Pháp điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần

    Điều trị cụ thể:

    Châm cứu: châm bổ các huyệt Thần môn, Tam âm giao, Nội quan, Huyết hải, Phục lưu, Túc tam lý.

    Bài thuốc cổ phương: Quy tỳ thang (Tế sinh phương)

    • Nhân sâm hay Đẳng sâm 12 – 16g Bạch truật 12g
    • Toan táo nhân 12g Mộc hương bắc 4g
    • Đương quy 12g Hoàng kỳ 12g
    • Phục thần 12g Nhục quế 8g
    • Chích cam thảo 6g Viễn trí 6g
    • Sinh khương 3 lát Đại táo 4 – 6 quả

    Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần

    Trong bài này ngoài tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ để sinh khí huyết, còn có Phục thần, Toan táo nhân, Viễn trí, Đại táo để an tâm thần.

    Có thể gia thêm: Dạ giao đằng để trợ giúp an thần dưỡng tâm

    Nếu người bệnh kèm thêm đầy bụng, ăn kém, rêu lưỡi trơn ướt có thể chọn dùng các vị thuốc có tác dụng hóa đàm, hành khí: Bán hạ chế, Trần bì, Phục linh, Hậu phác.

    Nếu đêm ngủ hay mê, thường kinh hãi gia thêm: Long cốt để trấn kinh an thần.

    2. Mất ngủ Thể âm hư hỏa vượng

    Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh biểu hiện tâm phiền mất ngủ, bốc hỏa, ù tai, miệng khô. Có thể xuất hiện tâm phiền nhiệt. Chất lưỡi đỏ, mạch tế sác… thể hiện những triệu chứng của âm hư sinh nội nhiệt.

    Pháp điều trị: tư bổ thận âm, thanh tâm giáng hỏa, an thần

    Điều trị cụ thể:

    Châm cứu: Châm bổ các huyệt Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phục lưu.

    Châm tả các huyệt: Thần môn, Bách hội, Thái xung, Nội quan

    Bài thuốc cổ phương: Thiên vương bổ tâm đan

    • Đẳng sâm 10g Đan sâm 16g
    • Huyền sâm 10g Phục linh 12g
    • Bá tử nhân 10g Toan táo nhân 10g
    • Ngũ vị tử 8g Viễn trí 6g
    • Sinh địa 12g Cát cánh 8g
    • Đương quy 16g Thiên môn 12g
    • Mạch môn 12g

    Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Với tỷ lệ giữa các vị thuốc như vậy có thể bào chế dưới dạng đan tễ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.

    Trong bài thuốc này Sinh địa, Đan sâm, Đương quy có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết. Toan táo nhân, Viễn trí, Bá tử nhân có tác dụng an thần. Có thể gia thêm Hoàng liên để thanh tâm hỏa, Trân châu mẫu để bình can dương.

    3. Mất ngủ Thể đàm nhiệt nội nhiễu

    Triệu chứng lâm sàng: người bệnh mất ngủ, tức ngực, đầu có cảm giác nặng, tâm phiền, miệng đắng, hoa mắt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

    Pháp điều trị: hóa đàm, thanh nhiệt, an thần

    Điều trị cụ thể:

    Châm cứu: Châm tả các huyệt Phong long, Túc tam lý, Thái xung, Thiếu hải. Châm bổ các huyệt Túc tam lý, Tỳ du, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

    Bài thuốc cổ phương: Ôn đởm thang (Thiên kim phương)

    • Bán hạ chế 12g Phục linh 16g
    • Trần bì 12g Cam thảo 4g
    • Chỉ thực 12g Trúc nhự 8g
    • Đại táo 5 quả.

    Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

    Trong bài này gồm có Nhị trần thang kết hợp với Chỉ thực để lý khí hóa đàm. Có thể gia thêm Hoàng liên, Chi tử kết hợp với Trúc như trong bài để thanh tâm, giáng hỏa. Nếu đại tiện táo kết sẽ gia thêm Đại hoàng, Trúc diệp để táo nhiệt, thông phủ.

    Chú ý: Để điều trị chứng mất ngủ có hiệu quả, ngoài phương pháp sử dụng thuốc và châm cứu còn phải chú ý loại bỏ các stress âm tính, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu… và tạo cho mình một thói quen làm việc và rèn luyện thể lực khoa học, hợp lý.

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Đơn kim cần biết

    Đơn kim là một loại cây thảo mọc hoang phân bố phổ biến ở nước ta, là một loại cây thuốc với nhiều công dụng đặc biệt được áp dụng vào bài thuốc Y học cổ truyền.

      Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Đơn kim cần biết

      Sơ lược thông tin và công dụng của Đơn kim

      Đơn kim có tên khoa học là Bidens bipinnata L.  thuộc họ Cúc – Asteraceae. Là loại cây thảo mọc hằng năm, cao 50 – 100cm; thân xanh, có cạnh. Lá mọc đối, mang 5 lá chét; lá chét dưới có khi kép. Hoa đầu có đường kính 5-10mm, trên cuống dài 2-10cm, lá bắc có rìa lông; hoa hình môi trắng hay vàng , lép; hoa hình ống lưỡng tính; giữa hoa có vẩy. Quả cao 12mm, ở đỉnh có 2 gai nhỏ. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm. Dùng toàn cây làm thuốc, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành khi cần.

      Theo nguyên cứu của các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, Đơn kim có vị đắng tính bình, hoạt huyết, công năng giải độc, thanh nhiệt , lợi tiểu. Chủ trị thấp khớp, đau nửa đầu, đau lưng, viêm ruột thừa, trị viêm gan, viêm thận cấp, viêm loét dạ dày – ruột, chấn thương, hầu họng sưng đau, sốt rét, ỉa chảy, kiết lỵ, hoại thư lở loét và côn trùng, rắn độc cắn. Mỗi lần dùng dùng 15-30g (dùng tươi 30-60g) sắc nước uống hay tán bột; dùng ngoài giã cây tươi đắp và nấu nước rửa.

      Một số bài thuốc chữa bệnh từ Đơn kim

      • Chữa viêm thận cấp tính: Đơn kim (lấy đọt non) 15g, thái nhỏ, sắc lấy nước, đập 1 quả trứng gà vào trộn đều, thêm chút dầu vừng vào nấu chín ăn ngày 1 lần.
      • Viêm ruột thừa: Đơn kim 60g, Mật ong 60g. Sắc lấy nước thuốc Đơn kim, hòa mật ong chia làm 2 lần uống.
      • Chữa đại, tiểu tiện xuất huyết: Đơn kim 15-30g, sắc lấy nước uống.
      • Chữa viêm gan vàng da do thấp nhiệt: Đơn kim 30-60g, hoặc phối hợp với Đại táo 30-60g, sắc lấy nước uống.
      • Trị chứng đau nửa đầu: Đơn kim 30g, Trân châu mẫu 20g, Đại táo 3 quả. Sắc lấy nước chia 2 lần uống.
      • Chữa dạ dày trướng đau: Đơn kim 45g, thịt lợn 100g, hầm chín, có thể thêm chút rượu và gia vị, ăn trước bữa cơm.
      • Trị những chấn thương do đánh ngã: Đơn kim 60g, rượu vang 30g. Sắc lấy nước, hòa rượu uống lúc nóng, chia làm 2 lần uống
      • Chữa lỵ do nhiễm khuẩn: Đơn kim (lấy đọt non) 100g, sắc lấy nước , nếu xích lỵ (lỵ phân lẫn máu) gia đường trắng, nếu bạch lỵ (lỵ phân mũi nhầy) gia đường đỏ, quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày liên tục.
      • Trị đau lưng do thận hư, mệt mỏi yếu sức:  Dùng 60g Đơn kim, Hồng táo 30g. Sắc lấy nước chia làm 2 lần uống.
      • Chữa hoại thư, lở loét: Dùng ít đơn kim tươi, lượng vừa đủ, sắc lấy nước nước ngâm rửa.
      • Trị rắn độc cắn: Đơn kim tươi dùng 90g, sắc lấy nước chia làm 3 lần uống, đồng thời dùng Đơn kim tươi 60g, Cải rừng tía (Tử hoa địa đinh) tươi 60g, giã nhuyễn, đắp vào miệng vết rắn cắn.
      • Trị đau nhức do phong thấp gây ra: Đơn kim dùng khoảng 30-60g, hoặc dùng chung với Xú ngô đồng 30g, sắc lấy nước uống.

      Một số bài thuốc chữa bệnh từ Đơn kim

      Căn cứ theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM về bệnh viêm ruột thừa đăng trong tài liệu Trung y lâm sàng kinh nghiệm hối biên của Sở nghiên cứu Trung y tỉnh Phúc Kiến cho biết : Dùng Đơn kim 15-30g khô, sắc lấy nước uống, có thể thêm đường phèn, sữa bò vào uống chung, mỗi ngày dùng 1 thang. Thử nghiệm điều trị 35 ca viêm ruột thừa: 21 ca cấp tính và 14 mạn tính. Kết quả trong  21 ca cấp tính: khỏi 16, thuyên giảm 5; trong 14 ca mạn tính: 9 khỏi hoàn toàn, 3 có chuyển biến, 2 không hiệu quả. Đối với triệu chứng sốt: 50% bệnh nhân sau 2-3 ngày đã đỡ sốt , 1 trường hợp sau 12 ngày sốt mới bắt đầu giảm. Đối với triệu chứng đau (ở bụng dưới, phía bên phải): 80% hết đau, trung bình 5 ngày đầu bắt đầu giảm.Không thấy tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Bệnh học rối loạn tiêu hóa và những điều cần biết

      Bệnh rối loạn tiêu hóa là hội chứng thường gặp, gây nên những khó khăn trong đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.

      Bệnh rối loạn tiêu hóa

      Rối loạn tiêu hóa là gì?

      Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra hiện tượng đau bụng và đại tiện thay đổi ở con người. Đây được coi là 1 trong 4 bệnh tiêu hóa thường gặp nhất. Sự co thắt không đều của cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Căn bệnh này tuy không quá nghiêm trọng đến tính mạng tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh.

      Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

      Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

      Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa bao gồm:

      • Đau dụng: Đây là dấu hiệu dễ gặp nhất của rối loạn tiêu hóa. Thông thường người bệnh sẽ bị đau dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng bụng dưới bên trái hoặc lan cả ra sau lưng.
      • Thay đổi thói quen đại tiện: Ban đầu, những thay đổi do thói quen đại tiện thường tiến triển chậm sau đó mới nặng dần. Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ phải chịu cảnh ngày tiêu chảy, ngày bị táo bón, đại tiện không đều đặn.
      • Đầy hơi: Hiện tượng bụng căng to, trung tiện nhiều, ợ hơi liên tục có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiêu hóa.
      • Các nguyên nhân khác có thể kể đến như ợ chua, buồn nôn, nôn, đắng miệng…

      Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh rối loạn tiêu hóa

      Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa

      Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

      Nguyên nhân chính của bệnh rối loạn tiêu hóa được các nhà nghiên cứu ghi nhận là do sự bài tiết serotonin trong cơ thể hoặc khí mathan trong ruột già.

      Khi phát hiện các nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân có thể thực hiện những xét nghiệm chuẩn đoán. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh phụ thuộc và độ tuổi và bệnh lý mỗi người mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị khác nhau.

      Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

      Để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:

      Chế độ ăn uống

      • Giữ gìn vệ sinh trong việc ăn uống để phòng ngừa  vi khuẩn gây bệnh là cách để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh thường gặp này.
      • Tránh các thức ăn có thể gây đầy hơi như hành, tỏi, chuối, cần tây…
      • Hạn chế các loại đồ uống có thể nhiều sorbitol  hoặc quá nhiều đường.
      • Tăng cường bổ sung rau và nước lạnh để chống táo bón, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

      Đau bụng do rối loạn tiêu hóa

      Bệnh rối loạn tiêu hóa thuốc gì?

      Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa chỉ đóng vai trò phụ và tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau của mỗi người. Do đó để bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hóa cần lưu ý những chỉ dẫn dùng thuốc như sau:

      • Chỉ dùng khi cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
      • Các loại thuốc điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa thông dụng bao gồm: dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin).
      • Thuốc chữa trầm cảm amitriptylin (Elavil) cũng có vai trò trong việc điều trị các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

      Duy trì chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh. Giữ vệ sinh khi ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi là những các bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp bị bệnh, hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.

      Xem thêm : Alphachymotrypsin ; Smecta ; Enterogermina

      Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

       

      Exit mobile version