Chuyên mục
Bệnh Tuần Hoàn

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Mỗi người chúng ta nên chủ động hoàn thiện chế độ ăn uống và lối sống của mình để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát.Cholesterol rất cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể.

Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ bí quyết giúp hạ cholesterol an toàn

Bí quyết gì để duy trì mức cholesterol trong sự kiểm soát

  1. Thiết lập một mục tiêu

Bất cứ ai cũng có thể nói, “Tôi sẽ ăn ít chất béo” hoặc “Tôi sẽ ăn nhiều rau.” Đây là những mục tiêu khá chung chung. Bản thân mỗi người sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu thiết lập một số lượng rất cụ thể. Ví dụ, “Tôi muốn có một LDL thấp hơn 130.” (Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”). Các bác sĩ khuyên bạn nên làm giảm LDL dưới 70 nếu bạn có một nguy cơ rất cao về bệnh tim hoặc đau tim.

  1. Đừng ngồi quá lâu một chỗ

Hãy vận động trong khoảng 3 – 5′ sau mỗi giờ ngồi làm việc. Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giữ sức khỏe thể chất, nó còn thực sự làm tăng mức độ cholesterol tốt đến 10%. Đó là động lực để tham gia phòng tập thể dục hoặc bắt đầu một môn thể thao, nhưng ngay cả thay đổi nhỏ như đi bộ sau bữa tối, hoặc sử dụng thang bộ thay vì thang máy cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Chỉ cần tìm cách để tiếp tục di chuyển, di chuyển, và di chuyển. Ví dụ, nếu làm việc trong văn phòng, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và đi bộ quanh văn phòng. Một nguyên tắc nhỏ là 10.000 bước một ngày (sử dụng một pedometer, một dụng cụ đếm bước chân để theo dõi).

  1. Tăng cường chất xơ

Theo chuyên gia sức khỏe giảng viên Nguyễn Thị Hồng công tác tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có rất nhiều lý do để bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Không chỉ kiềm chế các chất chống oxy hóa (giảm nguy cơ ung thư) mà còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol. Những nguồn thực phẩm chứa chất xơ phong phú như táo, đậu, quả bơ, bông cải xanh, atiso, súp lơ xanh, đu đủ… Ngoài ra, có thể kiểm tra hàm lượng “psyllium” trên nhãn thực phẩm.

  1. Ăn cá ba lần một tuần

Cá là thực phẩm có hàm lượng acid béo omega-3 rất cao, có thể làm giảm đáng kể mức độ cholesterol và triglycerides của cơ thể. Bổ sung dầu cá cũng có thể là trợ giúp đáng kể nhưng trước đó cần nói chuyện với bác sĩ , đặc biệt là khi đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019

  1. Uống 1 ly rượu hoặc bia 1 ngày

Nghiên cứu cho thấy rằng thói quen này có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt là 10%. Tuy nhiên, không uống nhiều hơn, nó không nhân rộng thêm lợi ích mà chỉ khiến bạn làm thêm những điều khủng khiếp đối với gan của mình.

  1. Uống trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cũng như giữ chỉ số cholesterol ở mức cân đối

Trà xanh đã chứng tỏ có rất nhiều lợi ích sức khỏe, và một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Brazil đã chứng minh rằng nó cũng có thể giữ mức cholesterol dưới sự kiểm soát. Những người tham gia được yêu cầu uống viên nang trà xanh đã giúp cải thiện nồng độ LDL 5%.. Nếu không thích trà xanh thì nước cam cũng là một trong những gợi ý tốt đem lại nhiều lợi ích cho tim.

  1. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc cholesterol

Nếu đang gặp vấn đề về cholesterol và có nguy cơ cao phát triển bệnh tim hoặc có cơn đau tim, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Đáng kể có thể làm giảm mức độ LDL là 50%. Bổ sung này cộng thêm những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, chắc chắn sẽthay đổi lớn trong sức khỏe.

  1. Chọn các chất béo thông minh

Sử dụng dầu hạt cải thay vì dầu thực vật. Đổ chai đựng giấm thay vì nước trộn Thousand vào món salad. Bỏ qua bất kỳ nước sốt cho món mì ống mà sử dụng nước sốt cà chua hoặc dầu ô liu. Cá nướng thay vì ăn bít tết…

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đây là những bí quyết giúp bạn có thể duy trì cholesterol trong sự kiểm soát của mình. Chỉ cần thay đổi bạn sẽ thấy sự rõ rệt trong cơ thể của mình.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp. Nếu biết cách phòng ngừa, bạn sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc phải căn bệnh này.


Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho sinh hoạt và cuộc sống của trẻ. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì ?

Theo các chuyên gia về sức khỏe hiện công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng bên trong mũi.

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Ở vùng có khí hậu hàn đới như miền Bắc Việt Nam, đa phần bệnh thường gặp nhiều vào mùa xuân, mùa đông khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí quá ẩm thấp khiến nấm mốc dễ phát triển.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em do nguyên nhân nào gây nên ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em nhưng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm, khói thuốc lá và khi thời tiết thay đổi.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có trẻ bị, có trẻ không bị.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các triệu chứng sau:

  • Hắt xì
  • Nghẹt mũi, nhiều lúc phải thở bằng miệng
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi, họng, mắt và tai
  • Chảy nước mũi trong…

Những trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm có thể có các triệu chứng sau:

  • Nhiễm trùng tai
  • Ngáy
  • Thở bằng miệng
  • Ù tai
  • Nhức đầu
  • Thành tích học tập giảm sút

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể giống với các bệnh khác. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ mắc căn bệnh này, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng bệnh này thông qua tiền sử bệnh của trẻ và khám sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa vào quầng thâm, nếp nhăn dưới mắt và các mô sưng bên trong mũi để chẩn đoán.

Dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ Sài Gòn

Cần điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị một vài phương pháp điều trị phù hợp với trẻ dựa trên:

  • Tuổi
  • Sức khỏe tổng quát
  • Cân nặng

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng thường là:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc xịt mũi
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc trị triệu chứng hen suyễn

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bạn nên rửa mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác tác nhân gây dị ứng (trên tóc, da).

Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng để nhanh chóng loại bỏ. Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị chứ đừng tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể thử một số bí quyết sau:

  • Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để nấm mốc phát triển
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, cần đảm bảo trẻ không tiếp xúc với người đó 
  • Hạn chế trồng hoa xung quanh nhà, không nên nuôi chó mèo. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về
  • Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần thêm rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn của trẻ để bổ sung vitamin. Nếu cần có thể cho trẻ uống bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Chuyên gia Điều dưỡng cho biết bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?

Viêm họng bình thường đã khiến bạn khó chịu rồi, vậy viêm họng do liên cầu là gì và nó có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh như thế nào?


Chuyên gia Điều dưỡng cho biết bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?

Viêm họng do liên cầu là gì?

Theo chuyên gia Điều dưỡng tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Viêm họng do liên cầu là tình trạng bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra khiến cổ họng đau rát, hỗn tạp. Bệnh có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như: đau khớp và viêm, phát ban và thậm chí cả thiệt hại cho van tim, viêm thận và sốt thấp khớp.

Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bạn nên phòng ngừa, đẩy lùi các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho bản thân và người thân cho gia đình.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm họng do liên cầu

Bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:

  • Đau họng, khó khăn khi nuốt;
  • Sốt cao từ 38°C;
  • Cảm giác giác đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, phát ban;
  • Tiêu hóa không ổn định như đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn;
  • Đau cơ, cứng cơ;
  • Sưng hạch hầu và có những mảng trắng trong cổ họng hoặc những chấm đỏ nhỏ có thể xuất hiện trên vòm miệng;
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên và đau.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh viêm họng do liên cầu có thể tự hết sau 5 – 7 ngày, tuy nhiên bạn nên theo dõi triệu chứng bệnh và đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời khi xuất hiện những vấn đề sau:

  • Đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết, đau họng kéo dài, đau họng kèm sốt cao trên 38OC ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 tiếng.
  • Người bệnh có cảm giác khó thở, khó nuốt, nuốt đau.
  • Sốt cao kèm tình trạng đau khớp, thở gấp và phát ban.
  • Sốt kèm nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng rất nguy hiểm dễ biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do khuẩn liên cầu.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Bệnh viêm hong do liên cầu khuẩn do nguyên nhân nào gây nên ?

Vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes, hoặc Streptococcus nhóm A là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Bệnh viêm họng dễ lây qua:

  • Đường hô hấp: Người bệnh nói chuyện, hắt hơi làm vi khuẩn ra ngoài không khí và truyền bệnh cho những người hít phải không khí chứa vi khuẩn.
  • Ăn uống chung hay sử dụng đồ chung với người bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh.

Những ai có nguy cơ viêm họng do liên cầu khuẩn?

Viêm họng do liên cầu khuẩn dễ phát bệnh khi gặp những yếu tố nguy cơ sau:

  • Trẻ em từ 5 – 15 tuổi dễ nhiễm vi khuẩn.
  • Bệnh dễ bùng phát vào thời gian giao mùa, đặc biệt vào cuối thu đến đầu xuân, dễ lây lan ở nơi đông người như bệnh viện, trường học.
  • Người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ mắc bệnh.


Đâu là địa chỉ uy tín đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019 ?

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn như  như thế nào ?

Bệnh viêm họng do liên cầu được chẩn đoán qua triệu chứng, khám lâm sàng và một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm dịch từ cổ họng để xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sẽ phải thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu.

Phòng tránh để hạn chế bệnh  viêm họng do liên cầu

Áp dụng một lối sống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh viêm họng do liên cầu. Bạn nên lưu ý:

  • Chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tập thể dục để có sức đề kháng tốt.
  • Vệ sinh tay để hạn chế khả năng lây bệnh.
  • Bổ sung vitamin C.
  • Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không sử dụng chung đụng đồ dùng, thức ăn với người bệnh.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Nên dùng thức ăn mềm như súp, cháo, sữa, sữa chua, rau quả nấu chín, trái cây.
  • Hạn chế tiếp xúc thực phẩm, đồ uống lạnh; đồ ăn cay, kích thích.
  • Khi mắc bệnh nên tránh các hoạt động gây lây nhiễm cho người khác như ho, hắc hơi.
  • Lối sống lành mạnh  tránh sử dụng thuốc lá, chất kích thích, bia rượu.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con

Ở trẻ sơ sinh hăm tã là tình trạng thường gặp, khiến trẻ đau rát, quấy khóc. Vì thế, dưới đây Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con cực hiệu quả.

Y sĩ YHCT mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm tã ?

Theo trang tin tức về Bệnh nhi khoa cho biết: Hăm tã là bệnh không có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, song các mẹ cần quan tâm và điều trị bệnh cho bé, bởi nó sẽ làm cho sức khỏe và sự phát triển ở bé như biếng ăn, cáu gắt, khóc đêm và sụt cân…

Nguyên nhân gây ra hăm tã là do làn da của bé mỏng, không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu.

Khi bị hăm tã trẻ thường có dấu hiệu gì ?

– Vùng da trên cơ thể, đặc biệt là ở bẹn, vùng cổ, cánh tay đỏ tấy

– Trẻ bị viêm da quanh hậu môn

– Trẻ bị dị ứng, màng da phát ban kèm theo ngứa ngáy

– Viêm da Seborrheic: Xuất hiện những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác.

– Viêm da Candida: là hiện tượng các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi.

– Bệnh chốc lở: Vùng da bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu. Hoặc vùng da không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng.

– Viêm da do ma sát là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị hăm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu.

Xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh chính quy năm 2019 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Y học cổ truyền mách bạn một số bài thuốc dân gian trị hăm tã ở trẻ em

1. Lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí.

Lá trầu không có tác dụng như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

2. Lá khế

Với phương thuốc này, các bậc phụ huynh sử dụng lá khế rồi rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó, các mẹ lấy miếng vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lưu ý: Các mẹ không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Lá chè xanh

Lá chè/trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ chữa hăm tã. Trong đó, các mẹ có thể sử dụng búp chà xanh hoặc trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với lá chè xanh, các mẹ có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong lá chè xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

4. Cây mã đề

Cây mã đề có tác dụng chữa hăm cho trẻ rất hiệu quả, các mẹ chỉ cần dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi để ráo nước và vò nát. Sau đó, các mẹ dùng nước lá cây mã đề đó thoa nhẹ nước lên da bé làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

5. Búp ổi non

Các mẹ lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

6. Cây cỏ sữa

Đối với bài thuốc dân gian này, các mẹ lấy từ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

7. Dầu ô liu

Nếu các mẹ không tìm được các nguyên liệu trên có thể dùng dầu ô-liu rồi xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vết hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

8. Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa phơi khô hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn nhúng qua nước cỏ roi ngựa và chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bác sĩ chia sẻ những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể, vậy cơ chế chăm sóc bệnh nhân này như thế nào?

Biến chứng bệnh bạch hầu

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn bệnh bạch hầu là căn bệnh thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng, theo đó viêm cơ tim là biến chứng hay gặp nhất, nhưng chỉ có khoảng 10% là có triệu chứng rõ ràng. Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm vào những ngày đầu của bệnh, nhưng cũng có thể muộn vào tuần 3 đến tuần 5 của bệnh, thông thường hay gặp ở ngày 6 đến ngày 14 của bệnh.

Viêm đa dây thần kinh biến chứng này xuất hiện sớm từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 hoặc muộn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6, biến chứng này chiếm tỷ lệ 10 đến 70% các trường hợp. Bệnh biểu hiện liệt các dây thần kinh: liệt màn hầu, liệt cơ mắt, liệt cơ hoành, liệt chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn… Ngoài ra còn có các biến chứng khác viêm cầu thận hoặc ống thận, bội nhiễm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

Để có chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất thì các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo, người bệnh cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị như sau:  Trung hòa độc tố càng sớm càng tốt, dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Chống bội nhiễm và chống tái phát, đồng thời theo dõi, phát hiện và điều trị các biến chứng, tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo đó chế độ chăm sóc cụ thể như sau:

Làm  giảm khó thở cho bệnh nhân cho bệnh nhân nằm đầu cao trong phòng cách ly, thoáng, ấm áp. Khi bệnh nhân có tình trạng tăng tiết đờm dãi, phải lau và hút đờm dãi cho bệnh nhân, làm lưu thông đường hô hấp. Chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng phụ giúp bác sĩ khi có chỉ định mở khí quản. Khi có mở khí quản phải thay rửa Canyn hàng ngày. Sau khi rút  ống phải theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chỗ mở khí quản như chăm sóc vết thương. Trẻ quấy khóc phải cho an thần để tránh kích thích, gây nguy hiểm cho tim.

Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ sốt: Vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày. Trẻ nhỏ không tự vệ sinh được thì điều dưỡng hoặc người nhà phải vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn. Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh, đủ liều, đúng giờ. Hạ sốt cho trẻ bằng chườm lạnh hoặc thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Theo dõi tình trạng hàng giả hàng ngày để kịp thời chăm sóc và thay đổi thuốc.

Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt… để trẻ đỡ vướng họng, nuốt đỡ đau. Nếu trẻ không muốn ăn phải động viên trẻ và thay đổi món ăn theo sở thích của trẻ. Cho trẻ ăn ít một, chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, xen kẽ với đó là uống sữa và nước hoa quả. Nếu trẻ có liệt màn hầu cho bệnh nhân ăn thức ăn sệt, không quá lỏng vì gây sặc, không đặc vì gây nghiện. Không để bệnh nhân ăn kiêng khem quá kỹ vì như vậy dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Bệnh nhân không nuốt được phải cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày.

Giáo dục sức khỏe trên các trang tin tức Y tế, giải thích cho gia đình bệnh nhân sự nguy hiểm của bệnh, các biến chứng có thể xảy ra để gia đình phối hợp với thầy thuốc trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn, cách theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm, cách phòng biến chứng. Khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, cần hướng dẫn gia đình lưu ý chế độ nghỉ ngơi của trẻ: Trẻ phải nghỉ tuyệt đối tại giường, ít nhất từ 2 đến 3 tuần, có  thể đến 55 ngày trong phòng riêng, thoáng, sáng, yên tĩnh, hạn chế người vào thăm, khám. Cách ly bệnh nhân ít nhất 21 ngày. Ngoáy họng xét nghiệm 3 lần  âm tính mới cho bệnh nhân ra viện.

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch và gây không ít phiền toái và không thoải mái cho những người bị bệnh. Hãy cùng dược sĩ Cao đẳng Dược tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vảy nến trong bài sau.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì và nguyên nhân gây bệnh là gì?

Bệnh da liễu vảy nến, còn được gọi là vảy nến da (psoriasis), là một bệnh da liên quan đến hệ thống miễn dịch, được xác định bởi sự phát triển quá nhanh của tế bào da, dẫn đến sự hình thành các vảy màu bạc bóng trên bề mặt da. Dưới đây là một số thông tin về bệnh vảy nến:

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng nó được cho là kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:

  1. Yếu tố di truyền: Người có người thân trong gia đình mắc bệnh vảy nến có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.
  2. Tác động của hệ thống miễn dịch: Bệnh vảy nến liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Miễn dịch bị kích thích và tạo ra một phản ứng dị ứng vô tội vạ trên da, dẫn đến việc tạo ra tế bào da (tế bào biểu bì) quá nhanh. Điều này gây ra sự tích tụ tế bào da dư thừa và tạo nên các vảy trên bề mặt da.
  3. Yếu tố môi trường: Môi trường có thể góp phần kích thích bệnh vảy nến hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ví dụ, việc bị tổn thương da, như chấn thương hoặc côn trùng cắn, có thể kích thích sự phát triển của triệu chứng vảy nến.
  4. Các yếu tố khác: Các yếu tố như căng thẳng, hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì, và sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm tăng triệu chứng bệnh vảy nến.

Triệu chứng của bệnh vảy nến: Triệu chứng của bệnh vảy nến bao gồm:

  • Vảy màu bạc bóng trên da, thường xuất hiện trên khu vực khớp, khu vực da đầu, mắt cá chân và tay.
  • Sưng, đỏ, và ngứa trên da.
  • Vết nứt và chảy máu ở vùng da bị ảnh hưởng.
  • Nhiễm trùng da trong một số trường hợp.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM chia sẻ: Bệnh vảy nến có thể biểu hiện ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau từ người này sang người khác. Bệnh không làm tổn thương nghiêm trọng sức khỏe tổng thể, nhưng có thể gây không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Việc quản lý bệnh thường bao gồm việc sử dụng kem bôi, thuốc uống, ánh sáng cường độ cao và các biện pháp điều trị mà bác sĩ da liễu sẽ chỉ định dựa trên mức độ và triệu chứng của bệnh.

Điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y như thế nào?

Bệnh vảy nến là một bệnh da có liên quan đến hệ thống miễn dịch, và điều trị nó có thể sẽ yêu cầu sự can thiệp từ bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y tế. Tuy nhiên, một số người có thể muốn kết hợp các phương pháp Đông Y và Tây Y để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y:

Điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y như thế nào?

Phương pháp Đông Y:

  1. Thảo dược: Các loại thảo dược như cây trà xanh, cây lúa mạch, cây hương thảo và cây rau má có thể được sử dụng trong các loại kem bôi da hoặc nước tắm để giảm viêm, ngứa và sưng do bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với một bác sĩ Đông Y trước khi sử dụng các loại thảo dược này để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  2. Yoga và thiền: Các bài tập yoga và thiền có thể giúp giảm căng thẳng và stress, điều này có thể ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh vảy nến. Các kỹ thuật này có thể giúp cải thiện tình trạng tâm lý và sức khỏe tổng thể.

Phương pháp Tây Y:

  1. Kem chống viêm: Bác sĩ da liễu có thể chỉ định kem chống viêm để giảm viêm và ngứa da.
  2. Thuốc uống: Thuốc uống như các loại dẫn xuất của vitamin D, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường cần sự theo dõi của bác sĩ vì có thể gây ra tác dụng phụ.
  3. Ánh sáng cường độ cao: Các liệu pháp bằng ánh sáng cường độ cao (PUVA) hoặc ánh sáng UVB có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến bằng cách làm dịu da và làm mờ vảy da.

Chuyên gia tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Việc kết hợp phương pháp Đông Y và Tây Y có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên, điều quan trọng là thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng của bạn và triệu chứng bệnh vảy nến của bạn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp các biểu hiện như nôn trớ, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy vậy nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì? cách điều trị bệnh hiệu quả?

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ 

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, sức đề kháng kém nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, để xử lý kịp thời bệnh này cần tìm ra được nguyên nhân gây bệnh từ đó mới có phương pháp điều trị chính xác.

Dưới đây, là 5 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

  • Sức đề kháng yếu

Khi em bé được chào đời, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây ra một số bệnh lý trong đó có rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, bé vừa chào đời cần được bú sữa mẹ ngay để tăng cường sức đề kháng.

  • Do dùng kháng sinh

Có rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng: Khi em bé bị rối loạn tiêu hóa cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm vì thời điểm này hệ miễn dịch của bé không thể hoàn thành nhiệm vụ vì chúng còn rất yếu.

Kháng sinh đi vào cơ thể trẻ tiêu diệt luôn cả vi khuẩn lợi và hại. Vì thế gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy, táo bón, rất nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như: viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cho trẻ là tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.

  • Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thực phẩm không được vệ sinh sạch,…. cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột nếu cơ địa trẻ quá yếu có thể làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng. Trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiêu chảy ồ ạt, nôn – ói nhiều, đau quặn bụng… không chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Tâm lý tiêu cực

Nếu trẻ thường xuyên căng thẳng, bồn chồn…khiến việc tiêu hóa của trẻ không được thuận lợi, việc bài tiết men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ thức ăn bị giảm sút khá đáng kể.

  • .Môi trường sống mất vệ sinh

Môi trường không được vệ sinh sạch sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ

  • Chú ý vấn đề mất nước

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có nguy cơ mất nước rất cao. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên kiểm tra xem bé có khát hay không, đi tiểu, môi khô,… để nhanh chóng bù nước cho con tránh gặp phải các bệnh đường tiêu hóa khác.

Cho trẻ uống nhẹ nhàng, từ từ, trẻ từ 7 – 10 tháng cần uống 5 – 7 thìa, và cách đều các lần uống để cơ thể trẻ có thể hấp thụ lượng nước theo đường tiêu hóa.

  • Chế độ dinh dưỡng

Chuyên trang bệnh học chuyên khoa chia sẻ tới các mẹ một số thực phẩm rất tốt khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như: Rau (mồng tơi, khoai lang, đậu bắp), Trái cây (đu đủ, thanh long, cam, quýt, bưởi…), Củ – quả ( bí đỏ, khoai tây để cả vỏ…), Ngũ cốc, đậu đỗ (đậu xanh, gạo lứt)…..

(Lưu ý: Hãy để trẻ ăn đủ 3 bữa: sáng, trưa, tối; nên ăn tập trung, ăn nhiều vào các bữa trong ngày, hạn chế đồ ăn vào buổi tối, đêm. Thức ăn cần đun chín kỹ, mềm để trẻ dễ ăn)

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Dược sĩ mách những thực phẩm tốt cho khớp gối mà bạn chưa biết

Thời tiết chuyển mùa là kẻ thù của bệnh đau khớp gối, dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân nên bổ sung để tránh lại những cơn đau buốt của chứng đau khớp gối gây nên.

Dược sĩ mách những thực phẩm tốt cho khớp gối mà bạn chưa biết

Những thực phẩm tốt cho khớp gối của bạn

1. Sụn và xương ống

Theo các chuyên gia Dược sĩ  Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:  cho biết: Nước hầm xương ống hoặc sụn sường bò có chứa nhiều chondroitin và glucosamine, là những hợp chất tự nhiên có nhiều trong sụn. Những hợp chất này có công dụng tuyệt vời trong việc giúp sụn trở nên chắc khỏe hơn. Ngoài ra, những món ngon được hầm từ xương ống hoặc sườn này còn đem đến một nguồn canxi dồi dào cho cơ thể.

2. Hải sản

Cá, tôm, cua, nghêu, sò,… là nguồn cung cấp canxi dồi dào không thua kém gì sụn và xương ống. Người bị đau khớp gối có thể sử dụng các loại thực phẩm tươi ngon này để bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt, vì vậy, bạn nên có sự cân bằng chế độ dinh dưỡng cho mình trong mỗi bữa ăn.

3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa luôn là thực phẩm được khuyên dùng để bổ sung canxi cho cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, việc có thói quen sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa đều đặn mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa loãng xương, cho xương khớp chắc khỏe.

 4. Ngũ cốc

Trong ngũ cốc có chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngừa viêm và giảm viêm hiệu quả. Đồng thời, các loại hạt, ngũ cốc còn giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa thoái hóa khớp.

5. Các loại nấm

Nấm được coi là thần dược đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho con người. Không những giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch và ung thư mà nấm còn có giá trị trong việc ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Bạn nên bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của mình để tăng cường các loại vitamin, đặc biệt là vitamin K và D giúp tăng cường sự dẻo dai và khỏe mạnh cho xương khớp, giảm đau khớp gối.

Với lượng lớn dưỡng chất, vitamin và collagen – là chất tốt cho gân, xương và sụn

6. Cà chua

Với lượng lớn dưỡng chất, vitamin và collagen – là chất tốt cho gân, xương và sụn, cà chua đem lại sự bảo vệ hoàn hảo cho xương khớp, giúp phòng ngừa thoái hóa, làm giảm các cơn đau khớp gối nhanh chóng. Theo các nghiên cứu, hạt cà chua còn có thể thay thế cho aspirin, là một chất có công dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả và an toàn.

7. Trái cây

Chanh, dứa, đu đủ,… là những thực phẩm tốt cho khớp gối mà người bị đau khớp gối có thể sử dụng. Những loại trái cây này không những cung cấp nhiều vitamin C giúp kháng viêm, đặc biệt là quả bơ kết hợp với đậu nành còn giúp kích thích tế bào sụn sản sinh collagen, đem đến sự bảo vệ tuyệt vời cho gân, xương và sụn.

8. Các loại rau, củ, quả

Các loại rau, củ, quả, đặc biệt là bắp cải, cải xoăn, cải xanh, cải thìa,… rất giàu vitamin K, giúp ngăn ngừa rạn xương hông và tăng mật độ xương cho cơ thể. Trung bình cơ thể cần từ 0,03mg đến 1mg vitamin K, trong khi đó, 100g bắp cải có thể mang lại 0,2mg vitamin K.

9. Giá đỗ

Phyto-oestrogen và đặc biệt là Isoflavon thường có trong giá đỗ sẽ giúp người bệnh loãng xương, đau khớp bớt đi nổi lo lắng về vấn đề bệnh tình của mình, đặc biệt là ở người cao tuổi, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh – là giai đoạn mà xương dễ mỏng và có nguy cơ gãy xương cao.

10. Trà xanh

Thực phẩm tốt cho khớp gối có thể kể đến nữa là trà xanh. Trà xanh thường được biết đến là một thức uống giàu chất chống oxy hóa cho cơ thể. Bên cạnh đó, trà xanh còn giúp ngăn ngừa loãng xương một cách hiệu quả nhờ vào hạm lượng chất flavonoid đáng kể. Tuy nhiên, khi dùng nước trà xanh, bạn nên lưu ý tuyệt đối không nên uống quá 3 cốc nước trà xanh mỗi ngày. Điều này có thể gây ra tình trạng chóng mặt, đau đầu, thở gấp và triệu chứng khó tiêu ở một số người.

Nguồn: Bệnh học

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối

Hiện nay chưa có cách nào chữa dứt điểm được viêm khớp, tuy nhiên mọi người có thể sử dụng những sản phẩm ngay tại nhà để giảm bớt các cơn đau.

Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối

Viêm khớp chưa có thuốc điều trị dứt điểm

Theo giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được biết: Có rất nhiều rối loạn liên quan đến tuổi tác và trên thực tế, không có cách chữa trị cho nhiều trường hợp trong số đó. Viêm khớp là một rối loạn thoái hóa như vậy.

Viêm khớp là tình trạng khá phổ biến ở người lớn tuổi, gây ra rất nhiều đau đớn. Nguyên nhân có thể do chấn thương, trao đổi chất bất thường hoặc nhiễm trùng, di truyền…

Hiện nay không có cách chữa dứt điểm. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát một cách hiệu quả.

Thông thường, những người bị viêm khớp được khuyên nên dùng thuốc theo quy định, vật lý trị liệu hoặc thậm chí phẫu thuật để giúp giảm đau và cứng khớp.

Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng bài thuốc đơn giản, thực hiện ngay tại nhà dưới đây để giúp giảm đau viêm khớp một cách tự nhiên mà không cần phải lo lắng những tác dụng phụ.

Bài thuốc kết hợp giữa khoai lang và chuối giúp xua tan bệnh viêm khớp

Nguyên liệu cho bài thuốc điều trị viêm khớp tại nhà

  • Nghiền nhuyễn chuối chín – 1/2 chén
  • Nghiền nhuyễn khoai lang -1/2 ly.

Cách chế biến bài thuốc điều trị bệnh viêm khớp

Giảng viên YHCT công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn cách chế biến bài thuốc dùng cho bệnh nhân viêm khớp như sau:

Trộn đều 2 thực phẩm này trong một chiếc bát nhỏ. Sau đó ăn mỗi ngày 1 lần, sau bữa ăn, những triệu chứng viêm khớp của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

  • Chuối rất giàu hàm lượng kali và kali có khả năng làm tăng lưu lượng máu đến các khớp xương giúp thư giãn cơ bắp của bạn, do đó làm giảm đau viêm khớp.
  • Khoai lang rất giàu hàm lượng protein giúp nuôi dưỡng cơ bắp để tránh xa đau cơ, viêm khớp, cứng khớp.

Sự kết hợp giữa chuối và khoai lang chính là sự cộng hưởng vô cùng hiệu quả giúp bạn điều trị hiệu quả viêm khớp ngay tại nhà. Cùng với việc tiêu thụ hỗn hợp này, bạn cũng phải đảm bảo thường xuyên sử dụng vật lý trị liệu và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng theo quy định của bác sĩ trong khi điều trị viêm khớp.

Đây là bài thuốc giúp bệnh nhân viêm khớp xua tan nỗi lo về bệnh, làm giảm tình trạng bệnh mang lại hiệu quả tốt hơn.

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Những bệnh nhân loãng xương nên ăn những thực phẩm nào?

Bệnh loãng xương nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người khi bước sang độ tuổi 30, đây là một bệnh giết người thầm lặng, bởi quá trình dẫn đến loãng xương diễn ra một cách âm thầm.

Những bệnh nhân loãng xương nên ăn những thực phẩm nào?

Bệnh loãng xương nên ăn gì?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những thực phẩm mà bệnh nhân loãng xương nên ăn như sau:

  • Canxi không phải là chất duy nhất mang tính quyết định đến độ cứng của xương. Bên cạnh đó còn có sự góp phần tham gia của photpho. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng canxi và photpho theo tỷ lệ canxi gấp 2,5 lần photpho. Ngoài ra, để cơ thể có thể hập thụ hoàn toàn lượng canxi nạp vào, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm các chất cần thiết khác gồm: đồng, magie, kẽm, mangan, vitamin C, K, B6, axit folic. Bên cạnh đó, người bệnh cũng đừng quên cung cấp đầy đủ protein và chất béo cho cơ thể để tạo điều hiện tăng hấp thụ vitamin D.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa tỷ lệ chuẩn của canxi và photpho, rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên, người bệnh loãng xương cũng cần chú ý lựa chọn những loại sữa và các chế phẩm từ sữa có lượng chất béo thấp, tốt nhất nên chọn loại đã được khử chất béo, vì chất béo trong sữa sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi.
  • Các loại rau xanh, hoa quả, nhất là các loại bắp cải (súp lơ, bắp cải cuốn,…), củ cải, cà rốt không những có chứa canxi mà còn chứa đầy đủ nhóm chất khoáng cần thiết, “chi viện” cho quá trình hấp thụ hoàn toàn canxi của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.
  • Quả óc chó, củ đậu, hạt hướng dương, hạt bí, các loại dầu thực vật chứa protein và chất béo là những thực phẩm mà người bệnh loãng xương cũng cần nên bổ sung để tăng cường mô xương và khả năng hấp thu vitamin.

Lưu ý tới những thực phẩm trộm canxi

Cần lưu ý tới những thực phẩm trộm canxi

Bên cạnh những thực phẩm mà người bệnh loãng xương nên ăn để bổ sung canxi, photpho cho xương chắc khỏe, người bệnh cũng cần chú ý đề phòng các loại thực phẩm “trộm” canxi như sau:

  • Mật ong, đường, các thực phẩm được làm từ bột mì (bánh mì, mì ống), trà, cà phê là những thực phẩm có thể gây phá hủy và cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột.
  • Những thực phẩm được chế biến đóng hộp, thịt xông khói… là những thực phẩm người bệnh cần tránh xa. Người bệnh chỉ nên dùng các loại thịt tự nhiên để chế biến và dùng liền trong ngày.
  • Bên cạnh đó, các thực phẩm được chế biến nhiều muối cũng nên tránh xa. Muối sẽ làm đẩy canxi ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Người bệnh cần chú ý chỉ nên dùng khoảng 1 thìa muối mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến việc tắm nắng buổi sáng kết hợp với tản bộ tập thể dục, hít khí trời để tăng cường gân cốt và nâng cao đời sống tinh thần. Cuộc sống hiện đại khiến con người ta không có nhiều thời gian để có những hoạt động thể dục thể thao lành mạnh vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc tản bộ tắm nắng hít thở vào buổi sáng đem lại công dụng rất tuyệt vời cho sức khỏe con người, nhất là đối với những người bị mắc bệnh loãng xương. Do đó, bạn hãy dành ra một chút thời gian vào buổi sáng tập thể dục, tắm nắng chuyển hóa vitamin D để cải thiện gân, cốt.

Ngoài ra, bạn cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng loãng xương của mình.

Nguồn: Bệnh học

Exit mobile version