Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh thường gặp và xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên trở đi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.

Bệnh thoái hóa cột sống là gì

Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở những người trên 35 tuổi nhưng nhiều nhất là người cao tuổi. Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, gáy, thắt lưng với những triệu chứng chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhói buốt hoặc đau lan tỏa ra vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới.

Tên gọi của bệnh thoái hóa cột sống tùy thuộc vào vị trí thoái hóa, chẳng hạn như bệnh nhân thường có những cơn đau nhức cổ, vai gáy, đau lan ra bả vai, cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu, nhức hốc mắt… thì đó là bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ hay thoái hóa đốt sống cổ.

Còn nếu như bệnh nhân cảm thấy đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng hoặc ngoài đau lưng còn kèm đau nhức chân, tê bì dọc mông xuống cẳng chân… Đó chính là thoái hóa cột sống vùng lưng hay thoái hóa cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống phần lớn là do thiếu hụt canxi, thiếu hụt Glucosamine – thành phần chính kích thích sản xuất sụn khớp; thiếu hụt Colagen Typ II – thành phần giúp bôi trơn khớp và nghiêm trọng nhất đó là do thiếu một lượng lớn Proteoglycan – một trong những thành phần quan trọng có vai trò cấu tạo sụn khớp, giữ nước để làm trơn và nuôi dưỡng Collagen trong khớp.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền, tuổi tác cũng là nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống.
  • Thói quen sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi không hợp lý;
  • Ngồi máy tính quá nhiều mà không đứng dậy để vận động;
  • Bê vác vật nặng sai tư thể hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý…

Nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân tay, teo
cơ, đi lại khó khăn, gây liệt tứ chi thậm chí tàn phế.

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Theo các bác sĩ  cho biết, hiện nay có rất nhiều cách điều trị thoái hóa cột sống như: dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu… Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia y học hàng đầu về khớp tại Việt Nam, để hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mức độ thoái hóa cột sống của từng bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phù hợp nhất.

Theo đó, nếu mới chớm bị thoái hóa cột sống hoặc thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nhưng với các trường hợp nặng hơn, bắt buộc người bệnh phải đi khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống ở người cao tuổi

Thoái hóa cột sống ngày nay là bệnh thường gặp, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Đây là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng – là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên.

Theo Bác sĩ – chuyên khoa xương khớp từ ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống

Nguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như lao động nặng; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, dị dạng cột sống, đau thần kinh tọa… Bện cạnh đó, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc thoái hóa cột sống sớm. Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền; dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá lâu hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống.

Khi bị thoái hóa cột sống cần làm gì?

Khi đau thắt lưng cấp, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường trong vài ngày, dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non -steroid như ibuprofen, celebrex, thuốc tăng cường sụn khớp như glucosaminsulfat… (uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa). Có thể xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương kết hợp vật lý trị liệu như đắp paraffin, hồng ngoại, túi chườm… Khi đi lại, cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy,khung chống, đai lưng. Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động nặng, xoa bóp, dùng kem bôi thuốc kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như paracetamol. Khi cơn đau đã giảm,có thể tập thể dục nhẹ nhàng. Khi đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.

Khi bị thoái hóa cột sống cần làm gì?

Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống ở người già

Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm:

Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Đau xuất hiện sau một động tác mạnh, đột ngột và trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom,vẹo cột sống. Đau có thể khỏi dần sau 1 – 2 tuần.

Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.

Thể thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một hay hai bên. Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi,khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chuẩn đoán nhầm là loạn cảm họng). Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.

Hạn chế các hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống

Cần phòng bệnh thoái hóa cột sống ngay từ khi còn nhỏ. Bác sĩ – chuyên khoa xương khớp khuyên bạn nên ăn nhiều thức ăn nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả.Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắckhỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển. Để dự phòng thoái hóa cột sống thắt lưng, có thể tập một số động tác các cơ vùng thắt lưng như tập nghiêng xương chậu, tập cơ bụng, tập khối cơ cạnh sống. Có thể đi bộ, tập thái cực quyền, khi ngủ không nên kê gối quá cao. Khi đã bị thoái hóa cột sống thì tốt nhất là tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Những điều cần biết về cơ chế của bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh lý xuất phát từ sự mất cân đối của hai quá trình tạo xương và hủy xương. Hiểu biết về cơ chế loãng xương sẽ giúp cho người bệnh hiểu thêm căn bệnh và có cách phòng ngừa, phối hợp điều trị bệnh hiệu quả.

Cột sống là vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi loãng xương

Tìm hiểu về cơ chế loãng xương

Hệ thống xương của cơ thể được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên đặc điểm hình dạng, cấu tạo của xương. Tuy nhiên, các loại xương đều có cấu tạo giống nhau bao gồm: lớp màng xương, phần xương cứng, phần xương xốp, tủy xương. 

Trong đó, phần xương xốp có nhiều hốc nhỏ, cấu tạo tương tự tổ ong hoặc giống như miếng bọt biển. Loãng xương là bệnh lý làm suy thoái cấu trúc, gia tăng tỷ lệ xương xốp trong cơ thể, khiến các xương trong cơ thể trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Theo các bác sĩ cho biết cơ chế chính của quá trình mất xương là sự mất chênh lệch giữa quá trình hủy xương và quá trình tái tạo xương. Nguyên nhân của sự mất cân bằng này có thể do:

  • Thay đổi các yếu tố kích thích quá trình hủy xương.
  • Rối loạn quá trình tái tạo xương.
  • Các yếu tố làm suy giảm tăng trưởng cấu trúc xương tại chỗ và toàn thân.

Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng, cho đến khi xương bị gãy. Các vị trí phổ biến nhất đối với tình trạng gãy xương do loãng xương là: Cột sống, đầu dưới xương quay, cổ xương đùi, xương chậu,…

Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình loãng xương

Bác sĩ – Chuyên khoa xương khớp chia sẻ: Bệnh loãng xương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Việc nhận diện các yếu tố nguy cơ sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Tuổi tác – Nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương

Theo thống kê, hơn 95% bệnh nhân nữ và khoảng 80% bệnh nhân nam mắc bệnh loãng xương nguyên phát. Trong đó, loãng xương nguyên phát được hiểu là trường hợp bệnh loãng xương có nguyên nhân do tuổi tác và suy giảm nội tiết tố. 

Do đó, đa số các trường hợp loãng xương xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh và nam giới lớn tuổi. Cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người mắc bệnh loãng xương. Cùng độ tuổi này, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở nam giới là 1/5.

Tuổi càng cao, quá trình tái tạo xương càng giảm trong khi quá trình mất xương lại gia tăng. Đồng thời, ở người cao tuổi, sự hấp thu canxi ở ruột và ống thận suy giảm, nội tiết tố giảm, quá trình hấp thu tiền vitamin D qua da cũng giảm,… khiến cơ thể không được cung cấp đủ canxi, dẫn tới bệnh loãng xương. 

Các yếu tố khác tác động tới cơ chế loãng xương

Tuổi tác được nhận định là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh loãng xương, các yếu tố còn lại chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động sớm nhận biết và chủ động phòng ngừa các yếu tố này cũng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ loãng xương.

  • Yếu tố thể chất: Những người có thể chất thấp bé, nhẹ cân, đặc biệt là nữ giới, có chỉ số BMI<19.
  • Yếu tố bệnh lý: Loãng xương có thể là hậu quả của các bệnh về tiêu hóa, thận, bệnh tuyến giáp hoặc cận giáp,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như corticoid, thuốc hóa trị liệu, tia xạ,… cũng có thể gây ra bệnh loãng xương.
  • Lối sinh hoạt không khoa học, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, ít vận động.
  • Người thường xuyên phải mang vác nặng, lao động vất vả, quá sức.

Bổ sung đầy đủ canxi giúp làm giảm nguy cơ loãng xương

Những biện pháp đề phòng bệnh loãng xương

Khi đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp để phòng tránh nguy cơ loãng xương, bác sĩ khuyên bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

Làm chậm cơ chế loãng xương thông qua việc thay đổi lối sống

Để hạn chế nguy cơ bị loãng xương, chúng ta cần cung cấp đủ canxi và Vitamin D thông qua các thực phẩm tôm, cua, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,… Nhu cầu canxi của trẻ dưới 15 tuổi là 600-700 mg/ngày, trẻ trên 15 tuổi và người lớn là 1000mg/ngày. Những người trên 50 tuổi cần nạp đủ 1200 mg/ngày. 

Thường xuyên vận động, rèn luyện thể lực ngoài trời là một cách hiệu quả giúp hệ xương khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe. Đối với người cao tuổi cần cẩn thận, nên đề phòng té ngã dễ gây gãy xương. Người lớn tuổi đối với việc tập luyện thể lực chỉ giữ ở mức vừa phải không nên hoạt động quá sức.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe là một hoạt động cần thiết và nên được thực hiện định kỳ. Tuy nhiên, người Việt chúng ta lại chưa có thói quen này. Việc khám sức khỏe định kỳ nên được thực hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là với các đối tượng lớn tuổi. 

Ngoài những danh mục khám cơ bản, bạn nên bổ sung thêm danh mục đo mật độ xương. Đây là phương pháp giúp xác định mô xương có độ khoáng thấp, từ đó bác sĩ có thể đánh giá tình trạng loãng xương và nguy cơ gãy xương của người bệnh.

Loãng xương là một bệnh lý khó tránh khỏi bởi quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Tuy vậy, hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về quá trình hình thành bệnh loãng xương đồng thời nhận diện được các yếu tố nguy cơ để phòng bệnh hiệu quả.

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp Bệnh Học Chuyên Khoa

Làm như thế nào để phòng và điều trị bệnh đau thắt lưng cấp?

Đau thắt lưng cấp là một trong những hội chứng rất thường gặp trong lao động sản xuất và trong cuộc sống hằng ngày. Vậy làm như thế nào để phòng và điều trị bệnh đau thắt lưng cấp?

Đau thắt lưng cấp kéo dài quá 2-3 ngày thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Đau thắt lưng cấp là gì?

Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau, riêng phần cột sống thắt lưng có 5 đốt sống. Nguyên nhân đau thắt lưng cấp chủ yếu là hoạt động sai tư thế, hoặc do tác động từ cuộc sống sinh hoạt như phải kiêng, nhấc, vác đồ vật nặng, khiến cơ thể không đứng thẳng mà đứng lom khom.

Ngoài ra, bệnh đau thắt lưng cấp có thể xuất hiện do ngồi liên tục nhiều giờ (nhân viên văn phòng, lái xe,…) hoặc các công việc phải hoạt động chân tay nhiều như chơi thể thao, vận chuyển hàng hóa,…

Đau thắt lưng cấp là bệnh cơ xương khớp, thường có triệu chứng đau ngang vùng thắt lưng, người bệnh có thể bị đau một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh cột sống vùng thắt lưng. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên.

Nếu tình trạng kéo dài trên 3 tháng thì được coi là đau thắt lưng mạn tính, còn nếu thời gian đau kéo dài quá 72h mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt.

Phòng và trị bệnh đau thắt lưng cấp như thế nào?

Theo Bác sĩ – Chuyên Khoa Xương khớp cho biết có hơn 90% các trường hợp bị đau thắt lưng cấp chỉ cần được điều trị bảo tồn đúng đắn thì cơ thể sẽ phục hồi sớm, chấm dứt các cơn đau và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong quá trình điều trị và thời gian về sau, người bệnh nên tuân thủ theo lời khuyên của các chuyên gia, để phòng tránh bệnh tái phát, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng cấp

  • Chườm nóng hoặc tắm nước ấm để giảm các cơn đau tạm thời do căng cơ và kết hợp tập thể dục, vận động thường xuyên hơn.
  • Sử dụng đai hoặc nẹp thân nhựa giúp bảo vệ phần cột sống thắt lưng, giúp lưng luôn ở vị trí thẳng đứng và giảm áp lực khi làm việc. Tuy nhiên, không nên lệ thuộc vào các công cụ hỗ trợ mà nên kết hợp tập luyện để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Thăm khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, thường là các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc giãn cơ có liều lượng nhẹ phù hợp với bệnh nhân bị đau thắt lưng cấp.
  • Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cột sống thắt lưng. Đây là hình thức người bệnh có thể chủ động, không chỉ điều trị thắt lưng cấp tính mà còn phòng tránh bệnh tái phát và chuyển nặng hơn.
  • Phẫu thuật ngoại khoa chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong điều trị đau thắt lưng cấp, thường chỉ áp dụng với các bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả hoặc bệnh nhân gặp biến chứng đau thần kinh tọa, hội chứng chùm đuôi ngựa.

Biện pháp phòng tránh đau thắt lưng cấp

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp chia sẻ: Việc phòng tránh đau thắt lưng cấp mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của con người, cần phải được quan tâm và thực hiện hàng ngày.

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, tập yoga,…
  • Duy trì trọng lượng cơ thể, không để tăng/giảm cân đột ngột.
  • Vận động đúng tư thế không gây áp lực lên vùng thắt lưng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, chất sơ, tinh bột và các chất đạm như: thịt dê, thịt bò.

Như vậy, việc phòng bệnh đau thắt lưng cấp là rất quan trọng. Ý thức giữ cột sống trong tư thế tốt nên được quan tâm và thực hiện hằng ngày. Tư thế tốt khi làm việc, sinh hoạt, lao động dù nhẹ hay nặng là rất quan trọng.

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp Bệnh Học Chuyên Khoa

Cảnh báo những dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Những dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo các Bác sĩ bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm gặp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Cứng khớp

Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, sau khi ngủ thức dậy, các khớp thường bị cứng, khó vận động, phải tiến hành massage và xoay khớp, sau khoảng 1 tiếng thì các khớp mới mềm ra như bình thường. Dấu hiệu này còn gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như khó đi lại, khó xoay nắm cửa, khó mở nắp lọ, khó cúi xuống hay đứng lên…

Đau khớp

Đau khớp đột ngột xảy ra mà không phải do bất cứ ngoại lực nào tác động làm tổn thương. Cơn đau nhẹ và âm ỉ, thường bùng phát dữ dội vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, đó chính là những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay,…

Đỏ và nóng vùng da quanh khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ có những cơn đau, mà còn tồn tại tình trạng sưng, nóng và đỏ ở vùng da quanh khớp. Biểu hiện là vùng da quanh khớp bị sưng tấy và đỏ, có cảm giác đau nhức, khi sờ vào thường ấm hơn các vùng da xung quanh.

Sưng khớp

Dấu hiệu sưng khớp chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng khớp bị tổn thương, dẫn đến gai xương ở khớp hoặc tích tụ dịch khớp lâu ngày. Tình trạng này còn gây khó khăn cho người bệnh khi đi bộ, leo cầu thang, cúi xuống, cầm đồ cũng không chặt,…

Biến dạng khớp

Đây chính là dấu hiệu của bệnh cơ xương khớp lâu ngày mà không được điều trị đúng cách. Tình trạng viêm khớp kéo dài gây tổn thương mô sụn, màng bao hoạt dịch, gây thoái hóa khớp, biến dạng khớp, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế, bại liệt cả đời.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp khớp

Theo Bác sĩ – Chuyên Khoa Xương Khớp cho biết bệnh viêm khớp dạng thấp thường diễn tiến nhanh chóng, làm giảm tuổi thọ và gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Nguy cơ nhiễm trùng cao do phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Biến chứng ở mắt, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
  • Biến chứng ở phổi, gây sẹo phổi, tắc nghẽn đường dẫn khí, tăng áp trong phổi cao hơn bình thường.
  • Biến chứng mạch máu gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, suy giảm lưu thông máu huyết.
  • Tăng nguy cơ loãng xương và những tổn thương xương khớp nghiêm trọng khác.
  • Tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày và mắc các bệnh ung thư nguy hiểm khác.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên đến 50% so với người bình thường.

Ngoài ra, còn một số những dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp cũng khá thường gặp như: mệt mỏi, sốt, chán ăn, mất ngủ vì đau nhức,…Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy thăm khám để có phương pháp điều trị sớm nhất nhé!

Xương khớp NS

  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp: khô khớp, cứng khớp
  • Hạn chế thoái hóa khớp ( cổ, thắt lưng, vai gáy, gối) giúp khớp vận động linh hoạt

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/6tipdi7″]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp Bệnh Học Chuyên Khoa

Nên cảnh giác những dấu hiệu sức khỏe từ bàn chân

Bàn chân là nơi chịu nhiều tác động nhiều nhất trên cơ thể người. Vì vậy nên cảnh giác những dấu hiệu của sức khỏe thông qua bàn chân của bạn.

những dấu hiệu sức khỏe từ bàn chân

Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe qua đôi chân của bạn

Dưới đây là những dấu hiệu bất thường của bàn chân của bạn mà Bác sĩ khuyên các bạn nên chú ý nếu gặp phải

  • Móng chân cong xuống dưới

Thông thường, móng chân mọc thẳng hoặc cong lên phía trên (đối với ngón chân cái) tuy nhiên ở một số người, móng chân có dấu hiệu cong xuống dưới, và nhìn có vẻ tròn hơn ở phần đầu.

Đây chính là dấu hiệu cho thấy người này đang bị bệnh phổi. Móng chân tự cong cũng có thể gây ra bởi bệnh tim, gan, rối loạn hệ tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng nhất định.

  • Bàn chân lạnh

Việc bàn chân lạnh rất nhiều người gặp phải tuy nhiên nếu bàn chân luôn lạnh, dù giữ ấm vẫn không thể ấm lên thì đây rất có thể là lời cảnh báo tuyến giáp của bạn đang hoạt động kém. Dấu hiệu này sẽ chính xác hơn nếu bạn đang có thêm một số lời cảnh báo khác như da đầu khô, hay bị mệt mỏi,…

Hoặc một khả năng khác có thể là dấu hiệu của bệnh Raynaud mà lupus và viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân cơ bản.

  • Chân bị tê cứng không rõ nguyên nhân

Nếu không ngồi đè lên chân hoặc chân không bị tác động bởi ngoại cảnh mà bạn bỗng nhiên cảm thấy tê cứng hoặc ngứa râm ran thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh đa xơ cứng, tổn thương thần kinh, thậm chí là tiểu đường.

  • Chân hay bị chuột rút

Nếu hay bị chuột rút ở bàn chân hoặc bắp chân thì đây có thể là dấu hiệu nói rằng bạn đang có đường huyết thấp và tuần hoàn máu kém.

Chuột rút gây ra bởi sự mất cân bằng điện giải (thông thường là do bị thiếu kali hoặc magie trong máu) nên việc bổ sung các chất giúp cân bằng điện giải là điều bạn cần làm lúc này.

  • Ngón chân cái sưng tấy

Nếu ngón chân cái đau nhức, sưng, đỏ và nóng là dấu hiệu cơ bản của bệnh gút. Gút là một dạng củaviêm khớp và gây ra đau đớn vô cùng.
Ngoài ra, bệnh gout có thể gây ra các vấn đề về thận như sỏi thận hoặc suy thận nếu không được cứu chữa kịp thời.

  • Móng chân vàng, bong tróc

Đây là dấu hiệu của bệnh nấm móng chân. Đây là bệnh còn được gọi là onchomycosis, thường là bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu không được chữa trị, chứng nhiễm trùng này có thể gây mất thẩm mỹ và gây lây nhiễm vi khuẩn từ móng vào cơ thể.

  • Bàn chân sưng tấy

Một số người nhận thấy rằng đôi chân của mình sưng lên sau một chấn thương hoặc rất nhiều hoạt động, nhưng nếu nó không biến mất trong vòng một vài ngày, điều này có thể là một dấu hiệu của suy tim hoặc bệnh thận.

Với những chia sẻ về các dấu hiệu bệnh học ở trên, nếu bàn chân bạn mắc phải một trong những dấu hiệu trên thì hãy cẩn thận hơn cho sức khỏe của mình.

Exit mobile version