Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tăng huyết áp có phải là rào cản của cuộc sống ?

Theo Hội Tim mach học Việt Nam, tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140 mmHg và /hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg.

Tăng huyết áp có phải là rào cản của cuộc sống ?

Bệnh thường gặp tăng huyết áp có là rào cản cuộc sống không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hiện có khoảng 1 tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp.

Theo các chuyên gia Y Dược tại Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Năm 2016, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5%. Trước những thách thức gánh nặng bệnh tật toàn cầu của tăng huyết áp, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Tăng huyết áp thế giới (ISH) đã lấy ngày 17/5 hàng năm là Ngày phòng, chống tăng huyết áp thế giới.

Vì thế, mỗi bệnh nhân tăng huyết áp trên thế giới không đơn độc trong cuộc sống của họ.

Thay đổi lối sống làm cho việc điều trị và theo dõi bệnh trở nên dễ dàng hơn với người tăng huyết áp.


Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy chỉ cần tốt nghiệp THPT

Những việc cần làm trước tiên khi được chẩn đoán tăng huyết áp là gì?

Nhận thức đúng về bệnh tật: Người bệnh thường có 2 trạng thái chính khi biết mắc bệnh tăng huyết áp: lo lắng quá mức và thờ ơ.

Cả 2 trạng thái này đều không tốt và đều làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị: lo lắng quá mức gây căng thẳng tâm lý, hạn chế hoạt động, ảnh hưởng đến huyết áp cũng như cuộc sống người bệnh; trong khi, thờ ơ với bệnh tật làm giảm sự tuân thủ điều trị tối ưu, khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Vì vậy cần có nhận thức đúng đắn về bệnh:

  • THA là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, có đến 95% là vô căn.
  • Hoàn thoàn không lây nhiễm, không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được.
  • Chung sống được lâu dài với bệnh nếu kiểm soát tốt.
  • Căn bệnh hoàn toàn không phải rào cản ngăn chặn người bệnh hòa nhập với cộng đồng.

Thay đổi lối sống là phương pháp điều trị đầu tiên: bỏ hút thuốc lá, thay đổi chế độ ăn với giảm muối và tăng cường rau xanh, tăng cường tập luyện thể dục và thoải mái về tinh thần.

Tuân thủ điều trị và theo dõi định kỳ:  khám bác sĩ định kỳ, sử dụng thuốc theo ý kiến của chuyên gia, đo huyết áp thường xuyên tại nhà. Tránh nghe theo những lời khuyên không có căn cứ khoa học như sử dụng vòng đeo kiểm soát huyết áp.

Chia sẻ cùng người thân: sự động viên và hỗ trợ của gia đình là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Họ có thể khuyến khích bạn chăm sóc bản thân, nhắc bạn dùng thuốc đúng giờ, đưa bạn đi khám hoặc tham gia vào một chương trình tập thể dục cùng bạn để giữ ổn định huyết áp.

Học tập kinh nghiệm từ những người bệnh khác: tạo lập một cộng đồng những người tăng huyết áp để cũng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết trong điều hòa cuộc sống.

Mỗi bệnh nhân có thể thực hiện được những điều trên đây không hề khó khăn, giúp cho  tăng huyết áp không bao giờ là rào cản của cuộc sống.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Những điều cần biết về Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu bạn hay tỉnh giấc về đêm với cảm giác khó thở, kích thích, lo lắng, thở gấp, ban ngày mệt mỏi, uể oải thì có thể bạn đã mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

 Những điều cần biết về Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một trong những bệnh thường gặp ở người trưởng thành nhưng lại không được nhận biết rõ rệt. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 26% dân số người đang có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.  Hội chứng này được hình thành do thói quen sinh hoạt không điều độ, gây ra những biểu hiện tiềm ẩn ảnh hưởng đến não bộ.

Định nghĩa Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một loại ngưng thở khi ngủ thường gặp nhất và thường do đường hô hấp trên tắc nghẽn.

Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

– Ngáy và ngủ ngày nhiều.

  • Ngủ ngáy kèm theo ngưng thở hoặc tiếng thở gấp,tiếng khịt mũi,thở gấp,nghẹt thở
  • Ngày buồn ngủ,ngủ gật khi xem tivi,sách báo.

– Thức giấc nhiều về đêm.

– Ngừng thở, ngạt thở về đêm.

– Thức dậy nhưng không cảm thấy khỏe.

– Giảm trí nhớ và giảm sự tập trung.

– Thể trạng béo phì với chỉ số BMI > 27.

– Khám tai mũi họng có thể thấy bất thường về lỗ mũi,vách ngăn,xoăn mũi,phì đại amidan,lưỡi ,lưỡi gà,…

Ngáy và ngủ ngày nhiều là một trong những triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Ai có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh hô hấp trả lời trên Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những trường hợp dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ:

  • Người mắc bệnh béo phì: béo phì là yếu tố nguy cơ cao nhất mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là tỉ lệ người có BMI> 28.
  • Nam giới có nguy cơ mắc cao gấp 2 lần nữ giới.
  • Cổ to: nam giới có chu vi cổ > 43 cm,nữ trên 38 cm
  • Những trường hợp gặp bất thường đường hô hấp trên: lệch vách ngăn,quá phát amidan,lưỡi lớn,lưỡi gà lớn,hạ họng hẹp,khối u,sau phẫu thuật xạ trị vùng họng.
  • Phẫu thuật tuyến giáp tổn thương hệ cơ hô hấp.
  • Người thường xuyên uống rượu,hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
  • Người mắc một số bệnh dị ứng và bệnh gây nghẹt mũi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngày nay để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ. Bệnh nhân có tiêu chuẩn A hoặc B, cộng với tiêu chuẩn C. Trong đó:

  • Buồn ngủ quá nhiều ban ngày không do các yếu tố khác có thể giải thích được.
  • Có hai hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau mà không do các yếu tố khác gây nên: Choàng dậy hoặc thở gấp khi ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi ban ngày, giảm độ tập trung.
  • Đa ký giấc ngủ có từ 5 lần giảm thở/ngừng thở trong 1 giờ khi ngủ. Các lần này có thể giảm thở hoặc ngừng thở hoặc thức dậy do tăng cường độ hô hấp.

Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu đã chứng minh hội chứng này làm gia tăng tỷ lệ các biến cố tim mạch, có thể gây ra đột tử về đêm, đa số gặp các bệnh như:

  • Tăng huyết áp;
  • Xơ vữa mạch cảnh;
  • Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ,nhịp nhanh,..
  • Tai biến mạch máu não.

Sử dụng thiết bị miệng để khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ

Khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ

Các bác sĩ chuyên khoa bệnh học cho biết, các khắc phục đơn giản chứng ngưng thở khi ngủ có thể kể đến như:

– Phương pháp thở áp lực dương liên tục: duy trì một áp lực dương trong đường thở tránh tình trạng xẹp đường hô hấp trong khi ngủ.

– Phương pháp phẫu thuật: nhằm mở rộng các chỗ hẹp, tạo hình phần bất thường, thu nhỏ kích thước các cơ quan quá phát kích thước.

– Phương pháp khác với người mắc bệnh ở mức độ nhẹ:

  • Thay đổi tư thế ngủ
  • Giảm cân
  • Liệu pháp oxy
  • Liệu pháp hành vi

-Thiết bị miệng: thiết bị giúp đưa hàm ra phía trước và mở rộng đường thở.

Việc ngưng thở khi ngủ thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, dẫn đến những nguy cơ đột quỵ, đau tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, giảm trí nhớ… Ngưng thở khi ngủ còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Để phòng tránh hội chứng này, cần phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Tập luyện thể thao cũng là một trong những biện pháp cải thiện giấc ngủ và sức khỏe.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa

Bệnh trĩ: Căn bệnh khó nói có nguy cơ biến chứng nguy hiểm chết người

Tâm lý ngại bệnh ở vùng kín khiến cho những bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn, điều này làm cho bệnh phát triển, biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh trĩ là bệnh trĩ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Tỷ lệ mắc bệnh trĩ của người dân Việt Nam có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Theo Bác sỹ Mai Quốc Vũ, chuyên gia Bệnh Nội Khoa – Bệnh viện YHCT Trường Giang, bệnh trĩ sinh ra bởi dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Nguy cơ mắc bệnh trĩ xảy ra ở cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt từ 30 – 60 tuổi, nhưng theo số liệu thống kê mới nhất, giới trẻ có tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng cao.

Vì sao mắc bệnh trĩ?

Thói quen ngồi nhiều, ít vận động chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Do đó những người làm văn phòng, lái xe có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường. Uống rượu bia nhiều là nguyên nhân chủ yếu gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ cũng là bệnh thường gặp ở những người mắc táo bón mãn tính.

Bệnh trĩ gây ra nguy hiểm gì?

Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm, bệnh còn nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân giấu bệnh, ngại ngùng nên thường đến khi bệnh trở nên nặng mới đi khám. Lúc đó búi trĩ đã quá to, gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn, nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động.

Người hay ngồi ít vận động dễ mắc bệnh trĩ

Để bệnh trĩ phát triển lâu có thể dễ thể dẫn đến hiện tượng thủng, rách thành tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, gây chảy máu, kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Khó khăn trong việc đại đại tiện khi phải rặn nhiều có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Hiện tượng chảy máu tĩnh mạch nói trên còn xảy ra đối với bệnh nhân ung thư hậu môn, trực tràng. Do đó cần đi khám để xác định sớm và có phương án điều trị kịp thờ, tránh để ung thư phát triển khó khăn cho việc điều trị.

Phân loại và các cấp độ của bệnh trĩ

Có 2 loại bệnh trĩ đó là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.

Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ được chia ra làm 4 cấp độ.

– Cấp độ 1: Giai đoạn hình thành trĩ, mới xuất hiện hiện tượng chảy máu, đây chính là triệu chứng của bệnh.

– Cấp độ 2: Xuất hiện hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên được.

– Cấp độ 3: Búi trĩ vẫn sa ra ngoài khi đi tiêu, song không thể trở lại được mà cần tới lực đẩy mới lên được.

– Cấp độ 4: Hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và có thể bị thắt lại đến tới hoại tử.

Ở cấp độ 1 và 2, người bệnh thường bị ngứa hậu môn, đau và chả máu khi đi đại tiện.

Ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác.

Người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội, vừa mắc trĩ ngoại, có thể dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời bệnh trĩ, quan trọng là người bệnh phải hết sức tỉnh táo, tránh tình trạng bệnh phát triển quá nặng phải phẫu thuật cắt trĩ.

Cách phòng bệnh trĩ

  • Uống nhiều nước là cách tốt nhất giúp phòng bệnh trĩ, uống một 1 ly nước vào mỗi buổi sáng thức dậy. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý với khẩu phần nhiều rau, chất xơ và củ quả, hạn chế rượu bia và đồ cay nóng.

Khẩu phần dinh dưỡng hợp lý giúp ngừa bệnh trĩ

  • Thực hiện thói quen tập thể dục hàng ngày.
  • Đi đại tiện đều đặn, không ngồi đại tiện quá lâu vì thói quen này không tốt cho các cơ vòng ở trực tràng, hậu môn mở trong thời gian dài sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu trong tĩnh mạch vùng này.
  • Nên vận động, đi lại từ 5-10 phút lúc giải lao đối với những người ngồi lâu trên máy tính.
  • Không nên mặc đồ quần bó, chật sẽ không thoát được mồ hôi, cộng với việc di chuyển nhiều cũng gây kích ứng đến hậu môn.
  • Cân bằng tâm lý, tránh tình trạng áp lực, căng thẳng, không thức khuya nhiều
Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa

Điều trị viêm tuyến nước bọt dùng thuốc gì cho phù hợp?

Người việt thường có tâm lý sử dụng thuốc đông y hơn là thuốc tây y để chữa bệnh. Đối với bệnh viêm tuyến nước bọt liệu rằng dùng loại thuốc nào cho hiệu quả?

Tìm hiểu nguyên nhân để điều trị bằng loại thuốc cho phù hợp

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm tuyến nước bọt, nhưng theo tin tức y tế chủ yếu là:

  • Vi rút: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị, do 1 loại vi rut thuộc nhóm Paramyxo virus có tên Mumps virus, 1 loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiến triển thành dịch thường gặp ở lứa tuổi thanh, thiến niên.
  • Vi khuẩn: Thường gặp là loại Staphylococcus và Stretococcus…Lây truyền theo đường tiếp cận trực tiếp sau các bệnh lí nhiễm trùng răng miệng: bệnh lý viêm tai xương chũm, và viêm khớp thái dương-hàm…, bệnh chỉ gây tổn thương tại chỗ và không thành dịch).
  • Nguyên nhân dị ứng sau sử dụng 1 số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, các thuốc hóa trị liệu….
  • Ngoài ra còn các nguyên nhân: nhiễm độc, nhiễm nấm, lao, các bệnh lí hệ thống.

Tìm hiểu nguyên nhân để điều trị viêm tuyến nước bọt

Cần xác đinh rõ nguyên nhân gây bệnh để dùng thuốc chữa viêm tuyến nước bọt sao cho phù hợp, không lên lam dụng quá nhiều đến đông y mà dùng nhiều thuốc kháng sinh của tây y cũng không tốt.

Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt bằng những bài thuốc đơn giản

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và bất kỳ triệu chứng nào khác như sưng hoặc đau. Thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến nước bọt có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, mủ hoặc sốt. Ngoài ra có thể dùng bài thuốc đơn giản do do sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hệ Liên thông Cao đẳng Dược đã nghiên cứu và thử nghiệm để điều trị:

  • Uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt sạch sẽ;
  • Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng;
  • Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng;
  • Rửa miệng bằng nước muối ấm;
  • Ngậm cà chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.

Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt bằng thuốc hiệu quả

Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, viêm tuyến nước bọt đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc tái phát lại.

Cách giảm bớt đau đớn khi mắc viêm tuyến nước bọt mà không dùng đến thuốc

Viêm tuyến nước bọt làm cho người bệnh cảm thấy rất đau và khó chịu trong việc ăn uống. Chính vì phương pháp sau đây sẽ giúp giảm những cơn đau khi bệnh tái phát tránh cho việc dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến nước bọt quá nhiều mà chưa chắc đã khỏi ngay bệnh. Cách thực hiện như sau:

  • Nhất định phải đánh răng mỗi ngày 2 lần (sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ)
  • Không được ăn kẹo vào buổi tối.
  • Lấy hết vữa thức ăn ra.
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý.

Phần lớn các trường hợp bị viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mãn tính hoặc bị viêm tái đi tái lại liên tục, phẫu thuật là cần thiết để điều trị triệt để căn bệnh này.

Trên đây là một số thông tin viêm tuyến nước bọt, bao gồm cả nguyên nhân, cách phòng ngừa, phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt bằng thuốc sao cho hiệu quả nhất… Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho sự tìm kiếm của các bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục bệnh nội khoa để có thêm thông tin về các loại bệnh khác.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

 

 

Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa

Mối nguy hại tiềm ẩn đến từ bệnh viêm tuyến nước bọt

Bệnh viêm tuyến nước bọt ngày càng trở nên phổ biến với mọi người trong những năm gần đây. Bệnh có thể tự khỏi nhưng những cơn đau và di chứng bệnh để lại thật sự khôn lường.

Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt

Tác nhân gây lên bệnh viêm tuyế n nước bọt là Paramyxovirus với vòng ADN xoắn cân đối, có vỏ, ái tuyến và ái thần kinh, có khả năng gây miễn dịch và khả năng làm ngưng kết hồng cầu. Virus được truyền do tiếp xúc trực tiếp hay do những hạt nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Bệnh viêm tuyến nước bọt lưu hành theo từng địa phương ở vùng có khí hậu ôn đới, nhưng đôi khi nó cũng có thể phát triển thành những đợt dịch nhỏ vào mùa đông xuân, cao điểm là vào tháng giêng. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt từ đâu mà có

Bệnh hay gặp ở trẻ em và thanh niên, lứa tuổi hay bị nhất là 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tương tự giữa nam và nữ, nhưng nam thì hay bị biến chứng hơn: viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc… 

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tuyến nước bọt

Qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt Bộ Y tế cùng với sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hệ Liên thông Cao đẳng Dược đã rút ra một số kết luận về triệu chứng của bệnh như sau:

Biểu hiện chính là sưng vùng quanh tai và đau. Thể lâm sàng hay gặp là thể quai bị trẻ em, chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Vi khuẩn gây tổn thương tổ chức kẽ là chủ yếu, gây: phù nề, giãn mạch, thâm nhiễm lympho bào và tương bào. Có thể gây hoại tử nang tuyến ri rác, làm thay đổi quan điểm “viêm tuyến nước bọt là bệnh hồi phục hoàn toàn”. 

Giai đoạn ủ bệnh là từ 18 – 21 ngày và có thể lây cho người khác. Giai phẫu bệnh học. Giai đoạn xâm nhập kéo dài trong một thời gian ngắn 24 – 36 tiếng, đây là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao nhất. Lâm sàng: sốt cao, mạch nhanh, mệt mỏi, đau tai nhất là khi ăn, sờ vùng tuyến mang tai đôi khi cũng có thể gây đau (Thống điểm Rillet ở quanh tuyến: khớp thái dưng hàm, xương chũm, góc hàm dưới), khô miệng và niêm mạc quanh ống stenon đỏ. Khi xuất hiện những triệu chứng trên ở thời kỳ dịch lưa hành thì cần phải cách ly bệnh nhân. 

Điều trị viêm tuyến nước bọt theo đúng phương pháp

Trước khi chữa trị viêm tuyến nước bọt cần xem mức độ nhiễm trùng của bệnh, nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mạn tính, triệu chứng và mức độ nghiệm trọng của bệnh mà người bệnh đang gặp phải. Không nên vội vàng mà điều trị ngay sẽ lâu khỏi mà trái lại còn gây nguy hiểm cho người bệnh. Nếu người bệnh bị sốt, xuất hiện mủ thì có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh và chọc, hút mủ. Theo tin tức y tế mới nhất phần lớn các trường hợp bị viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mãn tính hoặc bị viêm tái đi tái lại liên tục, phẫu thuật là cần thiết để điều trị triệt để căn bệnh này.

Điều trị viêm tuyến nước bọt không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn

Bên cạnh đó, có một số biện pháp có thể tự chăm sóc tại nhà giúp người bệnh có thể cảm thấy thoải mái như:

  • Uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày với chút chanh để kích thích tuyến nước bọt và giúp làm sạch tuyến nước bọt.
  • Massage nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt đang bị ảnh hưởng.
  • Chườm ấm lên tuyến nước bọt đang bị viêm nhiễm để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Súc miệng bằng nước ấm có pha loãng chút muối.
  • Người bệnh có thể ngậm thêm một lát chanh chua để kích thích tuyến nước bọt và giúp giảm sưng.

Một số cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt đơn giản, hiệu quả

Những người đã từng mắc bệnh viêm tuyến nước bọt chắc hẳn chưa thể quên sự đau đớn, dai dẳng mà căn bệnh này đã gây ra. Chính vì vậy chúng ta nên phòng ngừa chúng trước khi vi rút xâm nhập:

  • Nhất định phải đánh răng mỗi ngày 2 lần (sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ)
  • Không được ăn kẹo vào buổi tối.
  • Lấy hết vữa thức ăn ra.
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý.

Trên đây là một số thông tin viêm tuyến nước bọt, bao gồm cả nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mạn tính, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa. Các bạn có thể tham khảo tại chuyên mục Bệnh Nội Khoa để có thêm những thông tin bổ ích cho mình.

 Nguồn: benhhoc.edu.vn

 

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Suy thận: Căn bệnh quái ác giết người trong âm thầm

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm với khả năng giết người một cách âm thầm lặng lẽ.

Suy thận nguy hiểm giết người một cách lặng lẽ

Hàng năm nước ta phát hiện mới khoảng 8.000 ca mắc bệnh thận, có tới 260.000 người suy thận mạn chạy thận để kéo dài sự sống và 72.000 người trong số đó chờ ghép thận. Con số đó chứng tỏ suy thận đang dần trở thành căn bệnh nguy hiểm.

Suy thận là gì?

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể, gây phù ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém, và khó thở. Người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).

Thận bị suy

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần. Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu đi qua giai đoạn cuối và cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Dấu hiệu thường gặp của suy thận

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận có thể bao gồm: Buồn nôn; Ói mửa; Chán ăn; Mệt mỏi và yếu ;Các vấn đề giấc ngủ; Thay đổi lượng nước tiểu; Giảm sút tinh thần; Co giật cơ bắp và chuột rút; Nấc; Sưng bàn chân và mắt cá chân,…Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, có nghĩa là chúng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác.

Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của suy thận

Nguyên nhân suy thận mạn: khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Bất thường này sẽ làm tổn thương thận ngày càng trầm trọng trong vài tháng hoặc vài năm.

Những bệnh và rối loạn thường gây ra bệnh thận mạn bao gồm: Bệnh tiểu đường, cao huyết áp; Viêm cầu thận; Viêm ống thận mô kẽ; Bệnh thận tiết niệu; Tắc nghẽn kéo dài của đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;

Nguyên nhân gây suy thận cấp: Chức năng thận bị mất một cách đột ngột được gọi là tổn thương thận cấp tính, còn được gọi là suy thận cấp (ARF). ARF có ba cơ chế chính:

  • Thiếu lưu lượng máu đến thận;
  • Những bệnh lý ngay tại thận gây ra;
  • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.

Nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Chấn thương gây mất máu;
  • Mất nước;
  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;

Đối tượng có nguy cơ mắc suy thận cao nhất: Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính bao gồm những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch. Hút thuốc và những người béo phì có khả năng cao mắc bệnh thận. Ngoài ra, người cao tuổi (60 tuổi trở lên) và những người có tiển sử gia đình mắc bệnh thận cũng gặp nhiều nguy cơ về bệnh thận.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mà không phải ai cũng biết: Bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể của bạn. Những biến chứng có thể xảy đến bao gồm:

  • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao, hoặc chất dịch trong phổi (phù phổi);
  • Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu), mà có thể làm giảm khả năng tim của bạn hoạt động và có thể đe dọa tính mạng;
  • Bệnh tim và mạch máu (bệnh tim mạch);

Phù chân ở người bị suy thận

Điều trị suy thận như thế nào cho hiệu quả?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số loại bệnh thận có thể được điều trị. Tuy nhiên, thông thường bệnh thận mãn tính không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Nói chung, việc điều trị là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng, và làm bệnh tiến triển chậm lại. Nếu thận của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị bệnh thận giai đoạn cuối.

– Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh: Bác sĩ sẽ giúp bạn làm chậm hoặc chữa khỏi các nguyên nhân gây ra bệnh thận. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, tổn thương thận có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây ra bệnh thận đã được kiểm soát tốt.

– Điều trị các biến chứng: Nếu thận của bạn không thể loại bỏ kịp các chất cặn bã khỏi cơ thể bạn, có thể là bạn đã mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Tại thời điểm đó, chạy thận hoặc ghép thận là cần thiết.

Chạy thận ở các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Làm gì để phòng tránh suy thận?

Người bị bệnh thận vẫn có thể tiếp tục sống, làm việc, đi chơi với bạn bè và gia đình, và hoạt động thể chất lành mạnh.

Một lối sống lành mạnh rất tốt cho những người bị bệnh thận. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp làm chậm sự phát triển bệnh thận. Để phòng ngừa suy thận người bệnh cần uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Những Dấu Hiệu Của Bệnh Thận, Suy Thận

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được bác sỹ kiểm tra thường xuyên. Nếu có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ bạn đã mắc bệnh, thậm chí chuẩn bị chuyển qua suy thận, hãy lưu ý ngay!

Hãy lưu ý những dấu hiệu của bệnh suy thận.

Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Đau lưng: cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang hoặc viêm vùng phụ cận ở lưng. Một khi bạn bị đau lưng hãy đến bệnh viện kiểm tra, nếu cần thiết hãy tiến hành nọi soi bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.

Suy thận là vấn đề lưu tâm ở nam giới

Những thay đổi khi đi tiểu như: Đi tiểu nhiều vào đêm, Nước tiểu có bọt, Lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, Cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn,… Đây là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh thận, vì thế hãy nhanh chóng tới khám bác sỹ.

Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chât thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Ngứa da hay nổi phát ban cũng có thể là dấu hiệu của suy thận

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy.

Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropotietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ooxxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

Phù chân, mặt, tay: là do thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và tay.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng ure huyết) có thể khiến  thức ăn có vị khác đi và khiên hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn: cũng là dấu hiệu bệnh thận: Do ure huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong 2 lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Suy thận khiến bạn bị lạnh

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu não khiến não không cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

 Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là bệnh gì?

Số bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ngày một tăng cao. Vậy bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là bệnh gì?

Nguyên nhân gây tắc nghẽn phổi mãn tính là gì ?

Mặc dù nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn phổi mãn tính là khói thuốc lá, có một số yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm cho tắc nghẽn phổi mãn tính trở cần tồi tệ hơn, bao gồm phơi nhiễm môi trường và yếu tố di truyền. Ví dụ, tiếp xúc nhiều với bụi tại nơi làm vấn đề, hóa chất và ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời (bao gồm khói củi hoặc chất đốt sinh khối) có thể góp phần gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính.

Một số đối tượng không có những phơi nhiễm này mà vẫn mắc tắc nghẽn phổi mãn tính. Thầy thuốc cũng không hoàn toàn hiểu tại sao một số đối tượng hút thuốc không bao giờ mắc tắc nghẽn phổi mãn tính và một số đối tượng không bao giờ hút thuốc nhưng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính có lẻ do những yếu tố di truyền có vai trò trong vấn đề phát triển tắc nghẽn phổi mãn tính.

Triệu chứng của bệnh COPD

Làm thế nào giúp bản thân biết mắc tắc nghẽn phổi mãn tính?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh lý hô hấp tắc nghẽn phổi mãn tính bao gồm khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất, ho, khò khè, mệt mỏi và/ hoặc tiết ra chất nhầy dai dẵng. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn cần nói chuyện với Thầy thuốc. Một số đối tượng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính sớm có thể không nhận biết có thể những triệu chứng của bệnh này. Những đối tượng có nguy cơ mắc tắc nghẽn phổi mãn tính cần có thể làm những xét ngiệm.

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm kiểm tra hơi thở (kiểm tra chức năng phổi) có thể gọi là hô hấp ký. Cách này đo khả năng thở ra của bạn và có thể phát hiện xem đường thở của bạn có mắc hẹp hay không. (Xem tờ thông tin người bệnh của ATS về Kiểm tra chức năng phổi).

Làm thế nào giúp thầy thuốc biết một đối tượng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính?

Thầy thuốc chẩn đoán tắc nghẽn phổi mãn tính dựa trên sự kết hợp của những triệu chứng và kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm quan trọng giúp xác định một đối tượng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính là hô hấp ký.

Những thay đổi của tắc nghẽn phổi mãn tính cũng có thể có thể nhìn thấy trên X-quang ngực hoặc CT scan ngực. Khi thầy thuốc đã xác định rằng bạn mắc tắc nghẽn phổi mãn tính, thầy thuốc có thể yêu cầu những xét nghiệm khác giúp đánh giá tình trạng hô hấp của bạn khi ngủ và khi vận động. Bao gồm cả vấn đề xem xét mức độ bão hòa oxy của bạn.

Bệnh COPD có thể chữa khỏi không?

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính có thể chữa trị như thế nào?

Chữa trị bệnh chuyên khoa hô hấp tắc nghẽn phổi mãn tính trước nhất và quan trọng nhất ở đối tượng hút thuốc là từ bỏ hút thuốc. Đã có thuốc và những cách chữa trị khác giúp chữa trị vấn đề nghiện nicotine và giúp bạn bỏ thuốc lá.

Giúp có thêm thông tin về vấn đề cai thuốc lá, xem thông tin cho người bệnh của ATS thuốc lá. Thuốc giúp làm giảm những triệu chứng của tắc nghẽn phổi mãn tính và giúp ngăn ngừa đợt bùng phát của những triệu chứng (có thể gọi là những đợt kịch phát). Vốn có thể dẫn đến mất thêm chức năng phổi. những nhóm thuốc bao gồm những nhóm sử dụng giúp mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản), giảm sưng ở đường thở (thuốc chống viêm, như steroid) và/ hoặc chữa trị nhiễm trùng (kháng sinh).

Theo benhhoc.edu.vn tổng hợp

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Điều trị bệnh gout bằng phương pháp xoa bóp và bài thuốc

Bệnh gout là một loại bệnh rất nguy hiểm, một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể.

Điều trị bệnh gout bằng phương pháp xoa bóp và bài thuốc

Bệnh gout trong YHCT

Theo Y học cổ truyền thì gút là bệnh thống phong, thuộc chứng tý trong Đông y. Nguyên nhân bên ngoài là do khí phong, hàn, thử, thấp xâm phạm vào cơ thể làm khí trệ,

Huyết ứ, kinh mạch bất thông, tân dịch ứ trệ thành đàm, đàm kết tụ thành cục quanh khớp từ các khớp ngón tay chân rồi chuyển lên khớp gối.

Bệnh thường khởi phát lần đầu ở khớp ngón chân cái, sau lan sang các khớp khác. Bệnh nhân đau dữ dội và sưng, nóng, đỏ các khớp. Đau kèm theo rát bỏng rất khó chịu. Phép trị chủ yếu là khu phong tán hàn trừ thấp. Xin giới thiệu một số bài thuốc Nam và cách xoa bóp bấm huyệt chữa trị bệnh này.

Thuốc uống

Bài 1: Tam diệu thang: đương quy 15g, xích thược 15g, hoàng bá 12g, ý dĩ nhân 30g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, thanh đại 6g, hoạt thạch 15g, tri mẫu 9g, độc hoạt 12g, kê huyết đằng 30g, tỳ giải 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: độc hoạt 12g, bạch truật 12g, thương truật 12g, thục địa 6g, ý dĩ nhân 12g, mộc qua 10g, thạch hộc 10g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: (kinh nghiệm dân gian): lá lốt, ngải cứu, trinh nữ hoàng cung, lá mơ lông, quả mướp đắng (khổ qua) lượng bằng nhau cho vào cối sinh tố xay, lấy nước uống, ngày 2 cốc sáng và tối sau bữa ăn 45 – 60 phút.

Dùng những bài thuốc dân gian và kết hợp các phương điều trị bệnh gout 

Người bệnh tự xoa bóp, day bấm huyệt

Xoa hai bàn tay cho nóng, ôm đầu gối trái trước, xoa lên xuống từ 3 – 5 phút rồi dùng 2 ngón trỏ chà xát nửa vòng tròn đầu gối bên dưới, còn 2 ngón cái cũng làm động tác như thế  ở nửa vòng tròn đầu gối bên trên, tạo thành vòng tròn của khớp gối được xoa bóp. Tuần đầu, mỗi bên đầu gối xoa bóp 5 – 7 phút, cả hai bên được 10 – 15 phút. Hằng ngày tự xoa bóp 2 lần sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Tuần sau tăng thêm thời gian.

Ngoài ra, có thể hơ nóng các huyệt bằng điếu ngải cứu: dương lăng tuyền, độc tỵ, ủy trung, côn lôn.

Mọi người có thể theo các vị trí các huyệt:

  • Dương lăng tuyền: dưới đầu gối tại chỗ lõm phía ngoài đầu xương mác.
  • Độc tỵ: chỗ lõm dưới xương bánh chè, trên xương ống chân ngoài đường gân lớn ở đầu gối.
  • Ủy trung: điểm chính giữa lằn ngang khoeo chân.
  • Côn lôn: sau mắt cá ngoài 5 phân, trên bờ xương gót chân.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Một loại hoa quen thuộc chữa tận gốc viêm xoang

Trong khi nhiều người phải bó tay chấp nhận sống chung với viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì nụ hoa Tân di chính là vị thuốc cứu tinh.

 

Một loại hoa quen thuộc chữa tận gốc viêm xoang

Viêm xoang có sợ hãi như mọi người nghĩ không?

Ô nhiễm không khí, môi trường là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Theo thống kê, khoảng 25-30% bệnh nhân đến khám tai – mũi – họng mắc viêm xoang. Ngoài việc khiến bệnh nhân nghẹt mũi, đau nhức vì chảy mủ, khi để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não… gây mù vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Trong tây y, ngoài thông rửa, bệnh nhân sẽ được chỉ định kháng sinh hoặc phẫu thuật. Còn trong đông y, Tân di được xem là vị thuốc cứu tinh để chữa xoang.

Theo Giảng viên YHCT công tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tân di chính là búp của cây hoa Mộc lan, tên khoa học là Magnolialiliflora Desr, hay có tên khác là Bạch mộc liên, Ứng xuân hoa, Ngọc lan hoa, Vọng xuân hoa, Khương phác hoa…

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hóa học của Tân di có chứa tới 0,5-2,86% tinh dầu, ngoài ra còn có eugenol, foeniculin, magnoflorine, falvonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamine A, alkaloid… là những chất rất hữu hiệu trong điều trị bệnh xoang mãn tính.

Tân di có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, giúp thông tắc các lỗ tự nhiên, đặc trị các bệnh vùng mũi.

Các tác dụng dược lý phong phú khác phải kể đến là giúp tăng cường lưu lượng máu, giảm đau, chống viêm, ức chế virus cúm và một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn típ A, trực khuẩn lỵ; chống dị ứng, kháng nấm, chống dị ứng, hạ huyết áp, kích thích cơ trơn tử cung, cơ trơn thành ruột…

Bật mí những bài thuốc hay từ tân di chữa viêm xoang

Các bài thuốc chữa viêm xoang từ Tân di đạt hiệu quả bất ngờ đối với người bệnh

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ các bài thuốc viêm xoang từ tân di như sau:

  • Chữa viêm mũi, viêm xoang: Tân di, cỏ ngũ sắc lượng bằng 1/3, sắc lấy nước nhỏ mũi hoặc cho vào bình xịt mũi ngày 3 lần. Hoặc: Tân di 12g, trứng gà 3 quả. Luộc trứng cùng tân di, luộc xong ăn trứng, uống nước, bỏ bã Tân di.
  • Chữa viêm xoang mãn: Tân di 20g, Nga bất thực thảo 5g, đem 2 vị này ngâm với nước trong 4-8 giờ, sau đó chưng cất lấy nước nhỏ mũi vài lần trong ngày.
  • Chữa viêm xoang có mũi sung nề, tắc ngạt: Tân di 9g, Ké đầu ngựa 15g, Bạc hà 6g, sắc lần đầu lấy nước uống, sau đó sắc tiếp bã thuốc, lấy nước cô thật đặc rồi trộn với nước ép hành củ (Thông bạch) để nhỏ mũi.
  • Chữa ngạt mũi, giảm hoặc mất khả năng ngửi: Dùng Bồ kết, Tân di, Thạch xương bồ lượng bằng nhau, tất cả tán mịn, thổi nhẹ hoặc rắc vào trong mũi.
  • Chữa mũi tắc do thấp trọc: Dùng bài thuốc Khung cùng tán (Theo “Chứng trị chuẩn thằng”), gồm các vị Xuyên khung, Tân di mỗi thứ 50g, Tế tân 30g , Mộc thông 15g tán nhỏ thổi nhẹ hoặc rắc vào trong mũi.
  • Chữa mũi sưng, mọc mụn ngứa bên trong (theo “Mậu thị phương tuyến”): Dùng Tân di, Hoàng liên sao qua, tán nhỏ, hòa với nước đun sôi để nguội, uống.
  • Chữa chảy nước mũi, Polyp mũi (theo “Dương y đại toàn”): Tân di (bỏ lông) 200g, Tang bạch bì (Chích mật) 200g, Chi tử 50g, Chỉ thực 100g, Cát cánh 100g, Bạch chỉ 100g. Các vị nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g, uống cùng nước sắc củ cải.

Để thu hái được thuốc chất lượng, cần hái nụ Tân di vào mùa xuân, cắt bỏ cành cây, phơi trong bóng râm (âm can), loại bỏ phần vỏ lông bên ngoài (mao xạ phế, lệnh nhân khái – lông của Tân di vào phế kích thích gây ho) hoặc bọc vải khi sắc, khi dùng cần sao qua.

Nguồn: Bệnh học

Exit mobile version