Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Cha mẹ cần cho trẻ ăn gì để tốt cho sức khỏe sau khi trẻ đi tiêm phòng về? Là câu hỏi của nhiều cha mẹ hiện nay.

Dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm phòng về như thế nào ?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược chia sẻ như sau: Sau khi tiêm phòng các bé thường có biểu hiện khóc, sốt nhẹ, chán ăn,…khiến các mẹ lo lắng. Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc hàng ngày thì các mẹ cần chú ý dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phục hồi cơ thể, nhanh khỏe mạnh. Nhưng dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng như thế nào không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là một số cách cho cha mẹ trẻ sau khi đưa trẻ đi tiêm phòng về nhằm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ như sau:

1. Bổ sung nước cho cơ thể trẻ sau khi tiêm phòng:

Sau khi tiêm phòng trẻ thường có các dấu hiệu sốt, tiêu chảy. Đây chính là lý do khiến trẻ mất nước nhiều, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể trẻ là việc làm vô cùng cần thiết.

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ ít nhất 150 ml trên 1kg thể trọng. Nếu trẻ có thể ăn ngoài mẹ nên cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép … để bổ sung được lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Trẻ thường hơi sốt nhẹ sau khi đi tiêm phòng về cha mẹ cần lưu ý

2. Cho trẻ ăn thực đơn giàu vitamin A sau khi tiêm phòng:

Cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm chứa kẽm và Vitamin A để bé có được sức đề kháng tốt. Các loại thực phẩm chứa vitamin A cũng rất dễ kiếm, nó có nhiều trong thịt bò, cà rốt, khoai lang, các thực phẩm có màu đỏ.

Mẹ có thể xay nhuyễn thịt bò, cà rốt để nấu cho bé món cháo ngon miệng. Khoai lang không chỉ cung cấp vitamin A và còn rất giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Những điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

Một số bà mẹ đang truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp khoai tây vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng mẫn cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không lạm dụng aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axít salicylic để hạ sốt cho trẻ vì tác dụng phụ của loại thuốc này khi kết hợp với thành phần của vắc-xin là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye có hại cho não và hệ thần kinh của trẻ và các biến chứng khác.

Khi mẹ đã thực hiện những cách trên mà trẻ vẫn sốt cao, quấy khóc và người có dấu hiệu bị mất nước trầm trọng thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Nguồn: Bệnh học

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa

Cùng chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội tìm hiểu bệnh suy gan

Bệnh suy gan thường diễn ra âm thầm trong vài năm rồi từ từ phát bệnh, rất khó nhận biết, bệnh cần được chăm sóc y tế một cách kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

Cùng chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội tìm hiểu bệnh suy gan

Có những các dạng suy gan nào?

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Suy gan có thể cấp tính hoặc mạn tính như sau:

  • Suy gan cấp tính:

Suy gan cấp tính thường tấn công nhanh. Bạn sẽ bị mất chức năng gan trong vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Bệnh có thể xảy ra đột ngột, mà không hiển thị bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân thường gặp gây ra suy gan cấp tính bao gồm ngộ độc nấm hoặc quá liều thuốc, có thể xảy ra do uống quá nhiều acetaminophen (Tylenol).

  • Suy gan mãn tính:

Suy gan mãn tính phát triển chậm hơn. Nó có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Suy gan mạn tính thường là kết quả của xơ gan, thường do sử dụng rượu lâu dài. Xơ gan xảy ra khi mô gan khỏe mạnh trở thành mô sẹo.

Trong thời gian suy gan mãn tính, gan của bạn bị viêm. Tình trạng viêm này gây ra sự hình thành mô sẹo theo thời gian. Khi các mô bị sẹo, bạn sẽ bị suy gan.

Ngoài ra, có ba loại suy gan liên quan đến rượu:

  • Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu: bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là kết quả của các tế bào mỡ lắng đọng trong gan. Bệnh thường xuất hiện ở những người uống nhiều rượu và những người béo phì.
  • Viêm gan do rượu: viêm gan do rượu được đặc trưng bởi các tế bào mỡ trong gan, viêm và xơ gan.
  • Xơ gan do rượu: xơ gan do rượu được coi là loại nặng nhất trong ba loại. 

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Triệu chứng của bệnh suy gan là gì?

Những triệu chứng đầu tiên của suy gan thường không rõ ràng, đặc trưng, vì vậy rất khó chẩn đoán khi ở giai đoạn đầu. Những triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy

Tuy nhiên khi bệnh nặng hơn, các triệu chứng trở nên rõ ràng :

  • Vàng da, sưng phù vùng bụng
  • Dễ chảy máu
  • Rối loạn thần kinh ( bệnh não gan
  • Hay buồn ngủ, thậm chí hôn mê

Điều trị chứng suy gan như thế nào?

Suy gan cấp do ngộ độc, dị ứng hoặc dùng acetaminophen quá liều có thể điều trị và phục hồi nhanh chóng. Gan sẽ tự phục hồi dần. Đối với suy gan mãn tính thường do bệnh viêm gan khó có thể giúp gan phục hồi hoàn toàn. Mục tiêu hàng đầu là có thể là giúp phục hồi bất kỳ phần nào của gan vẫn còn hoạt động được.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Khi điều trị viêm họng có nên cắt amidan hay không?

Thực tế hiện nay nhiều cha mẹ được khuyến cáo rằng nên cắt amidan cho con để hạn chế vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm hầu họng, tuy nhiên sau khi cắt xong đó là điều đúng hay sai?

Khi điều trị viêm họng có nên cắt amidan hay không?

Viêm họng không cần cắt amidan

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Viêm họng có thể gây sưng amidan nhưng không phải hễ cứ viêm họng là do amidan sưng. Do đó, việc cắt amidan không có tác dụng để phòng viêm họng.

Nhiều người cứ nghĩ viêm họng là do sưng amidan nhưng không phải trong trường hợp nào cũng vậy. Viêm họng cũng có thể do cảm lạnh, cảm cúm, uống đá lạnh, vi khuẩn xâm nhập…Việc cắt amidan không hề có tác dụng phòng và điều trị viêm họng.

Amidan là tổ chức lympho ở vùng hầu họng nó nằm ở hai bên lưỡi gà. Nó là bộ phận bảo vệ vùng hầu họng để chống nhập lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào bảo vệ vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi. Sau đó hết tuổi dậy thì mức độ bảo vệ giảm dần và không hoạt động mạnh nữa. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm khiến cho amidan bị sưng lên gây viêm hầu họng sốt cao và cản trở đường thở.

Trong khi đó họng cũng nằm cạnh amidan nhưng không phải lần nào viêm họng cũng bị viêm amidan và ngược lại. Việc điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh thích hợp kết với thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống ho, thuốc giảm tiết đờm…Không cần phải cắt amidan cũng điều trị được.

Cha mẹ cần lưu ý tình trạng bệnh của con để điều trị phù hợp

Khi nào nên cắt amidan?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn như sau: Việc cắt amidan sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Nếu như trước đây bệnh nhân phải trên 4 tuổi bác sĩ mới chỉ định cắt amidan. Thì nay các bác sĩ khuyến cáo nên cắt amidan ngay trong các trường hợp sau:

  • Amidan quá to làm rối loạn hệ hô hấp. Trẻ xuất hiện những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, trẻ khó thở, thở co kéo hoặc rút lõm lồng ngực.
  • Trẻ bị viêm amidan với triệu chứng sốt, đau họng, nổi hạch cổ và sưng đỏ lặp lại 5-7 lần 1 năm trong 2 năm liên tiếp.
  • Trường hợp viêm amidan gây sốt động kinh ở trẻ. Nguyên nhân do sốt cao tác động lên.
  • Amidan được sinh thiết trong một số trường hợp.
  • Khi xét nghiệm dịch hầu họng tìm thấy liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A.

Tình trạng viêm amidan có thể xuất hiện vài ba lần trong đời, tiuy nhiên sẽ ảnh hưởng không ít tới sinh hoạt củ trẻ, nhưng nếu không quá nghiêm trọng thì các bạn không cần làm thủ tục cắt amidan.

Nguồn: Bệnh học

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày thường xuyên tái phát khiến người bệnh đau đớn, bỏ ăn, giảm cân nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị đau dạ dày

Các quy tắc trong ăn uống khi mắc bệnh dạ dày

Theo Giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Ngoài hỗ trợ điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý cũng quyết định rất lớn đến kết quả điều trị và giúp bệnh hạn chế tái phát.

Bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Vì vậy, khi bị bệnh này, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, cần biết nên ăn gì và kiêng gì. Bạn có thể tham khảo sổ tay dinh dưỡng được gợi ý sau đây:

Ăn uống điều độ

Theo nhiều nghiên cứu, ăn uống đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ tuyến hóa và có lợi cho tiêu hóa.

Ăn đúng giờ và đúng định lượng

Bạn cần ăn đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ. Dù đói hay no tuyệt đối không được bỏ bữa. Nếu bạn để dạ dày quá đói hoặc quá no, khiến axit trong dạ dày tiết ra gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Ăn chậm nhai kĩ

Ăn chậm nhai kĩ sẽ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Khi nhai kĩ các enzym cũng tiết ra nhiều hơn, điều này có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ăn ít thực phẩm chiên rán

Ăn ít thực phẩm chiên rán

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Thức ăn đồ chiên rán khiến dạ dày khó tiêu hóa, ăn nhiều khiến máu nhiễm mỡ và không tốt cho sức khỏe, dễ dẫn đến trường hợp xung huyết dạ dày.

Hạn chế ăn thực phẩm ngâm muối

Các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Các loại thực phẩm này còn chứa một số chất gây ung thư ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hạn chế ăn đồ sống lạnh

Đồ ăn sống, lạnh có tác dụng kích thích mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

Tránh các chất kích thích

Khi bị bệnh dạ dày bạn không nên hút thuốc. Bởi vì khi hút thuốc khiến mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. Đồng thời, bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay nóng, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày một cách tốt nhất.

Cung cấp đầy đủ vitamin C

Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C

Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Khi duy trì hàm lượng vitamin C ở mức bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy tốt chức năng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày.

Đặc biệt là bạn luôn chú ý giữ ấm vùng bụng vì khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi và dễ tái phát, khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Hà Nội Dược sĩ hướng dẫn cách nhận biết biểu hiện và cách cải thiện trào ngược dạ dày

Những biểu hiện khó chịu của trào ngược dạ dày làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại, vì vậy dưới đây dược sĩ đưa ra những cách nhận biết và cách cải thiện khi tốt nhất cho bạn.

Hà Nội Dược sĩ hướng dẫn cách nhận biết biểu hiện và cách cải thiện trào ngược dạ dày

Bệnh dạ dày có biểu hiện như thế nào?

Theo chuyên mục Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Người mắc bệnh dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu sau mỗi bữa ăn, thức ăn chậm tiêu hóa gây ra các cảm giác chán ăn, ợ hơi, nóng bụng, bụng có cảm giác óc ách như chứa đầy nước, bụng đau râm ran… Nguyên nhân chính là do các độc tố từ thức ăn, các loại khuẩn đường ruột như acid dịch vị hay nhiễm Helicobacter Pylori đây là loại vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng.

Mắc bệnh này người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, tình trạng mất ngủ kéo dài, tress…Bệnh này có ảnh hưởng đến khả năng co bóp thức ăn, các bệnh tuyến tụy tạng gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan dẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa…

Khi trào ngược dạ dày – thực quản những cơn đau gây nên những khó chịu ảnh hưởng đến công việc

Dược sĩ Biện pháp cải thiện trào ngược dạ dày

Dược sĩ công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra những lời khuyên khi trào ngươc dạ dày – thực quản: Do bất kỳ nguyên nhân nào thì chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Vì vậy để có kết quả điều trị tốt cần phải thay đổi lối sống tích cực, tăng cường tập luyện vận động cơ thể, có chế độ ăn uống cụ thể như sau:

  • Người bị trào ngược dạ dày không ăn quá no, không nằm ngay sau khi vừa ăn xong ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Luôn đứng ở tư thế thẳng, hoặc ngồi thẳng lưng, việc có tư thế đúng sẽ giúp thức ăn đi xuống dạ dày thay vì trào ngược lên thực quản.
  • Tránh việc làm tăng áp lực ở khoang bụng như sử dụng nịt lung, quần quá chật, áo ngực quá chật.
  • Người bị bệnh dạ dày cần tránh ăn những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, sô cô la, café, thức ăn chua, ớt cay, các loại gia vị.
  • Tránh các loại thức uống cso cồn, nước có gas vì có thể sẽ làm tăng nồng độ axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Ngừng hút thuốc vì thuốc có thể làm yếu cơ vòng thực quản dưới và tăng trào ngược.
  • Tập luyện các môn thể dục thường xuyên, các môn thể dục vận động cơ thể phù hợp với sức khỏe. Ăn ở nếp sống lành mạnh, có một tinh thần thoải mái.
  • Khi có cân quá nặng thì nên giảm cân tránh béo phì. Những người bị thừa cân và béo phì thường hay dễ bị trào ngược dạ dày hơn những người bình thường.

Đây là căn bệnh gặp rất nhiều ở xã hội hiện nay. Ở những phụ nữ mang thai cũng hay bị trào ngược dạ dày thực quản, sẽ trầm trọng hơn khi thai nhi lớn khi sinh xong thì triệu chứng sẽ giảm dần. Phụ nữ mang thai nên ăn thành nhiều bữa, không ăn tập trung quá no vào một bữa, không ăn quá muộn gần giờ đi ngủ, khi ăn sau 2 tiếng mới được nằm, khi ngủ nên kê gối cao đầu, hạn chê các loại thực phẩm như các vị cay, trái cây có nhiều vitamin C… Cần phối hợp với bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và có chỉ định sử dụng thuốc hợp lý, không tùy ý sử dụng thuốc không nghe theo bất cứ lời mách bảo nào.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa

Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Vậy triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp như thế nào?

Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là gì?

Theo các chuyên gia sức khỏe về bệnh học chuyên khoa cho biết, tụy là cơ quan thuộc tuyến tiêu hóa trong cơ thể có chức năng nội tiết và ngoại tiết. Tụy nội tiết sản xuất một số hormon quan trọng (Insulin, glucagon) vào máu để điều chỉnh đường huyêt. Tụy ngoại tiết sản xuất ra các men tiêu hóa quan trọng theo ống tụy đổ vào tá tràng ngấm vào thức ăn để tiêu hóa thức ăn, nếu không có các men tụy thì thức ăn không thể được tiêu hóa thành dạng cơ thể hấp thu.

Bệnh lý gặp ở tụy phải kể đến viêm tụy với hai thể gồm viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính, trong đó viêm tụy cấp tính chiếm chủ yếu. Vậy nguyên nhân gây viêm tụy cấp là gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tụy cấp, trong đó lạm dụng rượu và sỏi mật là hai nguyên nhân chính gây viêm tụy, chiếm khoảng 80-90% các trường hợp.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp còn do: thuốc, tiếp xúc với một số hóa chất; do tai nạn xe hoặc té ngã gây chấn thương bụng; những bệnh lý di truyền, phẫu thuật và một số thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm khuẩn, chẳng hạn như sởi (ít gặp), dị dạng tụy hay ruột, mỡ trong máu cao… cũng gây viêm tụy cấp. Ngoài ra, 10% trường hợp viêm tụy không rõ nguyên nhân.

Bệnh viêm tụy cấp nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể diễn biến thành hoại tử tụy, thường hoại tử tụy ít khi khu trú mà lan rộng do hiện tượng tự tiêu của tuyến tụy dưới tác động của các men tiêu protein và lipid được hoạt tác ngay trong lòng tuyến tụy.

Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp tuy không phải là những bệnh thường gặp nhưng mọi người cần đặc biệt lưu ý bởi triệu chứng của viêm cấp tính xảy ra hết sức đột ngột, diễn biến phức tạp, có thể có các dấu hiệu ngoại khoa xen lẫn, đặc biệt trong viêm cấp tính hoại tử.

Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì?

Đa số người bệnh mắc viêm tụy cấp có triệu chứng buồn nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch, nôn xong có thể đỡ đau hoặc không. Và bệnh nhân bí trung đại tiện, do tình trạng liệt ruột cơ năng, người bệnh không trung tiện, không đi ngoài, bụng trướng và đầy tức khó chịu. Khó thở do đau, do tràn dịch màng bụng, màng phổi cũng xảy ra với bệnh nhân viêm tụy cấp.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc viêm tụy cấp còn có biểu hiện sốt nhẹ, có thể sốt cao vì viêm nhiễm đường mật do sỏi, giun hoặc do hoại tử tụy rộng. Viêm tụy cấp thể nhẹ thì tình trạng toàn thân thường không trầm trọng, người bệnh mệt mỏi nhưng tỉnh, mạch, huyết áp ổn định, không khó thở. Nhưng viêm tụy cấp thể nặng có thể có tình trạng sốc, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhợt nhạt, tinh thần chậm chạp, mạch nhanh, huyết áp tụt, người bệnh hốt hoảng, kích động hoặc ngược lại nằm lờ đờ, mệt mỏi, có những mảng bầm tím ở chân tay, thân thể, thở nhanh nông.

Có triệu chứng vàng da kèm gan to khi nguyên nhân liên quan với túi mật to do sỏi, giun hoặc sỏi đường mật gây tình trạng ứ mật hoặc do viêm gan.

Trường hợp nặng nhất là trong viêm cấp tính thể hoại tử có thể gặp các mảng bầm tím dưới da ở hai bên mạng sườn hay quanh rốn, đây là dấu hiệu rất đặc hiệu, biểu hiện sự chảy máu ở vùng tụy và quanh tụy.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa

Bật mí những người dễ mắc ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là căn bệnh có khối u ác tính thường xảy ra ở phụ nữ và có mức độ tử vong giống với các bệnh ung thư khác.

Bật mí những người dễ mắc ung thư nội mạc tử cung

Theo các bác sỹ bệnh học chuyên khoa cho biết, những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung có những khối u ác tính và dễ dàng di căn tới những bộ phận khác với tốc độ cực kỳ nhanh. Do đó mà đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh này sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Đối tượng phụ nữ bị vô sinh

Đối tượng đầu tiên được tin tức Y Dược cập nhật cho biết đó là: những phụ nữ mắc chứng vô sinh. Nếu bạn có khả năng sinh sản tốt thì sẽ giảm đi nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao hơn. Còn với những người bị vô sinh thì không rụng trứng vào thời gian dài nên sẽ rất dễ mắc bệnh. Những người có hội chứng buồng trứng đa năng sẽ dễ mắc bệnh nguy hiểm này bởi vì cũng có nguyên nhân tương tự.

Đối tượng uống thuốc Estrogen ngoại sinh lâu ngày

Nếu bạn dùng Estrogen nhiều ngày mà không sử dụng thêm Progesterone đối kháng thì sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Nguy cơ này còn bị phụ thuộc vào các yếu tố như là: Liều lượng, thời gian uống lâu hay ít. Những trường hợp mà bệnh nhân uống Progesterone đối kháng sẽ giảm thấp các chứng bệnh nguy hiểm. Và có thể phòng ngừa được nhiều bệnh khác.

Đối tượng bị kinh nguyệt sớm hoặc rối loạn kinh nguyệt

Những người bị rối loạn kinh nguyệt cũng thường mắc chứng ung thư nội mạc tử cung. Nếu thời gian trước khi phụ nữ mãn kinh mà không rụng trứng sẽ làm nội mạc tử cung nhận được sự kích thích từ hooc môn nữ đơn nhất và không có Progesterone đối kháng vào thời gian dài. Hiện tượng này có thể dẫn tới việc tăng sinh nội mạc tử cung làm dẫn tới nguy cơ bị nội mạc tử cung. Hoặc nếu bị kinh nguyệt sớm hoặc muộn cũng nằm trong danh sách các đối tượng bị ung thư nội mạc tử cung.

Đối tượng bị kinh nguyệt sớm hoặc rối loạn kinh nguyệt

Đối tượng di truyền ung thư nội mạc tử cung

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ. Do đó khi gia đình có người bị bệnh thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Các chuyên gia giáo dục Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết, theo lịch sử diễn biên của u bướu gần đây thì những người trong họ hàng nếu bị bệnh thì bạn cũng sẽ mắc nguy cơ về bệnh này.

Đối tượng bị huyết áp cao, tiểu đường

Tiếp theo đối tượng có tiền sử mắc các bệnh như bệnh đái tháo đường, cao huyết áp và các bệnh tim mạch sẽ có thể mắc bệnh này cao hơn. Bởi vì do thời gian thì tuyến yên khác thường, dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang, nội mạc tử cung tăng sinh không điển hình. Nguyên nhân do mức độ Estrogen trong cơ thể quá cao cũng khiến bệnh nhân bị ung thư nội mạc tử cung tỷ lệ cao.

Đối tượng bị béo phì, bị thừa cân cũng có nguy cơ mắc nội mạc tử cung

Các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, bệnh tiêu hóa và các bệnh chuyển hóa khác mà béo phì, tăng cân còn là nguyên nhân khiến cho hệ nội bài tiết không cân bằng, chất béo lưu trữ trong cơ thể nhiều làm tăng Estrogen. Đây là nguồn chất béo còn tạo cơ hội thuận lợi cho Androgen tha hóa, biến chất. Chính vì thế, hàm lượng  Estrogen trong máu cao và là tác nhân khiến bạn dễ mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến tử cung.

Đối tượng bị béo phì, bị thừa cân cũng có nguy cơ mắc nội mạc tử cung

Đối tượng bị tử cung xuất huyết lâu

Đặc điểm cuối cùng của bệnh nhân mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung chính là những phụ nữ có tử cung xuất huyết sau khi mãn kinh. Bệnh nhân cần kiểm tra phụ khoa càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số đối tượng bị bệnh ung thư nội mạc tử cung cao hơn những người khác. Người bị bệnh hệ tiêu hóa cũng nên cẩn thận.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Cách phòng tránh đau nhức xương khớp vào mùa lạnh

Vào đông, thời tiết lạnh giá tạo điều kiện cho các bệnh về xương khớp xuất hiện hay tái phát đặc biệt là bệnh đau nhức xương khớp. Vậy cách phòng tránh bệnh ra sao?

Cách phòng tránh đau nhức xương khớp vào mùa lạnh

Bệnh đau nhức xương khớp thường xảy ra khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh, khiến cho người bệnh cảm giác đau nhức khó chịu gây ra tình trạng mất ngủ, mệt mỏi. Vậy người bệnh nên làm gì để phòng bệnh đau nhức khớp khi thời tiết giao mùa.

Đặc điểm của chứng đau nhức xương khớp

Thông thường, khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là mưa nhiều, lạnh, rét, người mắc bệnh cơ xương khớp hay bị đau, nhức, tê buốt, cứng khớp đặc biệt là về đêm. Ở những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu quần áo ấm, chăn, đệm, nhà ở không kín gió, kèm theo ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng thì bệnh đau nhức xương khớp càng hành hạ người bệnh hơn. Các triệu chứng đau nhức, tê buốt các khớp xương có thể từ mức độ nhẹ cho đến các bệnh như: viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp do thoái hóa khớp hoặc bị cứng khớp. Một số trường hợp người bệnh đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống lưng, họ có thể nhầm tưởng là bệnh về tim mạch hoặc bệnh phổi làm cho người bệnh càng hoang mang, lo lắng, nhất là khi chuyển mùa thu sang đông (mưa, lạnh, rét, giá buốt…). Khi càng bị đau, nhức xương khớp thì người bệnh càng sợ cử động vì nghĩ sẽ đau nhức hơn nên dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động, đặc biệt là khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay,…

Thời tiết lạnh tại sao dễ bị đau nhức xương khớp?

Việc người bệnh cảm thấy bệnh đau nhức xương khớp – bệnh học chuyên khoa trở nên nặng hơn vào mùa đông là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. Ngoài ra, ở một số người bị loãng xương cũng gây nên đau nhức xương khớp hoặc ở người thừa cân, béo phì cũng tác động xấu đến các khớp chịu lực, khi bị lạnh, xương khớp càng bị đau nhức. Vì thế, khi nhiệt độ giảm, lạnh, rét chúng ta cần mặc ấm để giảm thiểu việc đau nhức khớp xương và nếu các hiện tượng đau nhức đó không được khắc phục dần dần sẽ dẫn đến khớp bị thoái hóa, nhất là những khớp chịu lực nhiều như khớp cột sống thắt lưng, khớp cổ chân, khớp gối.

Điều trị đau nhức xương khớp như thế nào?

Khi bạn mắc bệnh đau nhức xương khớp đặc biệt là vào mùa lạnh nên đi khám chuyên khoa khớp để có thể xác định được nguyên nhân gây ra đau nhức khớp. Không nên xem thường, chủ quan và không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình nếu như bạn là người không hiểu về chuyên môn Y học đặc biệt là không nên tự ý mua thuốc để điều trị khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ. Nhất là, các thuốc corticoid (prednisolon, dexamethason,…) hoặc thuốc không steroid (meloxicam, mobic…) không được tự ý dùng. Tại vì khi dùng những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, ví dụ: với người có bệnh hen suyễn nếu dùng thuốc không steroid có thể làm cơn hen xuất hiện, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng hoặc người đau nhức xương khớp kèm theo viêm loét dạ dày tá tràng, nếu dùng thuốc cortison (prednosolon, methylprednosolon, solu-medrol…) hoặc aspirin có thể gây xuất huyết dạ dày cấp nếu không phát hiện kịp thời và cấp cứu nhanh chóng sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Phòng bệnh đau nhức xương khớp

Phòng bệnh đau nhức xương khớp

Cách phòng bệnh đau nhức xương khớp một trong các bệnh chuyên khoa thường gặp là bạn cần giữ ấm cơ thể. Để làm tốt điều đó, cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất, đầu đội mũ ấm. Khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn, không để cảm lạnh làm ảnh hưởng xấu đến xương khớp gây đau, nhức, tê, buốt. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, nhất là khi ngủ dậy, ở vị trí nào, hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách cạo gió, xoa bóp dầu (dầu gió, dầu cao sao vàng…). Làm như vậy để cho các mạch máu giãn ra, lưu thông máu được dễ dàng đến nuôi các khớp, giảm đau nhức khớp. Khi tắm thì tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió, tắm xong cần lau khô người và mặc ấm quần áo ấm ngay để làm ấm cơ thể tránh cảm lạnh và làm đau nhức xương khớp.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa

Sự cần thiết của tầm soát ung thư miệng để không hối tiếc

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì các bệnh ung thư ngày càng tăng trong đó có ung thư miệng. Vậy có cách nào để phát hiện sớm ung thư miệng hay không?

Tầm soát ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy việc nhận biết và tầm soát ung thư miệng là thực sự cần thiết và quan trọng mà ai cũng cần làm.

Hiểu về tầm soát ung thư miệng

Theo các Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết việc tầm soát ung thư miệng biến chứng của bệnh tiêu hóa là việc thực sự thiết thực và vô cùng quan trọng, giúp cho người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị bệnh kịp thời. Vậy tầm soát ưng thư miệng là gì?

Khi đi khám chuyên khoa về răng miệng, Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bệnh nhân để có thể nắm bắt được tiền sử bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường, Bác sĩ sẽ chỉ định tầm soát ung thư miệng bằng phương pháp CT Scanner (chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) để đánh giá mức độ lan tràn của tế bào ung thư ở vùng đầu cổ hoặc lồng ngực hoặc để phát hiện xem bệnh có di căn hay không.

Nếu có dấu hiệu ung thư miệng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện sinh thiết nhằm biết được mức độ tổn thương chính xác của tế bào. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nội soi vùng họng, thanh quản, thực quản, khí quản để tìm các tổn thương của tế bào vì có đến 5-15% bệnh nhân ung thư khoang miệng, họng hoặc thanh quản có thêm một ung thư thứ 2 tại vị trí khác ở vùng đầu cổ.

Sau khi việc chẩn đoán lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm nói trên xong hết sẽ có kết quả và bệnh nhân sẽ được đánh giá giai đoạn của bệnh. Điều này dựa trên mức độ lan tràn của tế bào ung thư và loại khối u, việc này sẽ có ích cho việc dự đoán được thời gian sống và xây dựng phác đồ điều trị cho người bệnh ung thư miệng.

Hiện nay bệnh được chia thành 4 giai đoạn: I, II, III, IV, trong đó giai đoạn I và II được cho là giai đoạn sớm còn giai đoạn III và IV là giai đoạn muộn. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những phương pháp điều trị riêng sao cho phù họp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Tương tự như các loại ung thư khác, hiện nay có ba phương pháp điều trị ung thư miệng là phẫu thuật, xạ trị và hoá trị. Bệnh nhân ở giai đoạn sớm chỉ cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc thêm xạ trị. Ở giai đoạn muộn, Bác sĩ thường phối hợp cả ba  phương pháp điều trị dựa trên tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân.

Khi nào cần đi tầm soát ung thư miệng?

Nên đi tầm soát ung thư miệng lúc nào?

Ung thư miệngbệnh học chuyên khoa khác với những ung thư khác, ở giai đoạn sớm bệnh sẽ có những biểu hiện như: có vết loét ở lưỡi, sàn miệng hoặc niêm mạc má lâu lành. Các vết loét này có thể gây đau, chảy máu hoặc cũng có thể không gây khó chịu gì nên người bệnh thường chủ quan không để ý. Khi các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ bệnh chuyển sang giai đoạn khác sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như đau ở vết loét, đau tai, ăn uống khó khăn trong việc nuốt, giọng nói bị khản hay lạc giọng,…

Các chuyên gia khuyến cáo trên trang tin tức Y tế Việt Nam mới nhất các bạn cần lưu ý nếu có những vết loét trong miệng dù không gây đau đớn và sau 2 tuần vết loét vẫn không thấy lành thì bạn cần đi khám ngay tại các Bệnh viện, cơ sở Y tế chuyên khoa về ung bướu để Bác sĩ khám và đánh giá tổn thương đó có phải là ung thư hay không.

Hãy quan tâm tâm đến sức khỏe của bạn ngay hôm nay để không mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư nhé!

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Nguyên nhân của bệnh viêm họng và hướng điều trị bệnh như thế nào?

Khi đau họng khiến bạn khó chịu, ăn uống khó nuốt, đau những không quá nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh và điều trị như thế nào?

Nguyên nhân của bệnh viêm họng và hướng điều trị bệnh như thế nào?

Những triệu chứng thường gặp của viêm họng, đau họng

– Đau cổ họng, khó nuốt
– Đau tai
– Họng khô rát, khó chịu
– Cổ họng đỏ
– Amidan sưng
– Sốt cao
– Có hạch ở cổ
– Hơi thở hôi.

Nguyên nhân gây viêm họng, đau họng là gì?

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội cho biết: 90% viêm họng là do nhiễm virus và 10% là nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Đau họng do nhiễm virus: 

Có rất nhiều loại virus có thể gây đau họng, bao gồm cả virus gây cảm lạnh, cúm và virus Epstein-Barr – nguyên nhân gây sốt viêm tuyến bạch cầu. Nhiễm virus có thể do các giọt trong không khí do ho và hắt hơi, không rửa tay.

Các bác sỹ thường không kê đơn thuốc kháng sinh nếu viêm họng là do nhiễm virus, vì thuốc kháng sinh không làm giảm các triệu chứng của bệnh, hoặc tăng tốc độ phục hồi bệnh. Đau cổ họng thường hết trong vòng 1 tuần. 

Viêm họng do vi khuẩn:

Trong số các vi khuẩn gây viêm họng, vi khuẩn nhóm A là phổ biến nhất. Các triệu chứng liên quan đến viêm họng do vi khuẩn gồm: Sốt cao, amidan có mủ, nổi hạch bạch huyết mềm ở cổ. Thời kỳ ủ bệnh đến khi bệnh bùng phát tốt đa là 4 ngày. 

Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu bác sỹ nghĩ rằng bạn bị viêm họng do vi khuẩn. Ở một số ít bệnh nhân, viêm họng do vi khuẩn được điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin (ví dụ Erythroped) trong trường hợp dị ứng penicillin.

Có thể bác sĩ sẽ lấy mẫu tăm bông hoặc xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây viêm họng.

Nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Điều trị viêm họng, đau họng như thế nào? 

Trong phần lớn các trường hợp, viêm họng là do nhiễm virus, có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt nếu bị sốt cao.

Dưới đây là cách giúp làm dịu cơn đau họng, bạn nên thực hiện ngay: 

– Uống nhiều nước;
– Ăn thức ăn mềm;
– Súc miệng bằng nước muối;
– Nghỉ ngơi nhiều. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn chẳng hạn như thuốc xịt có chứa chất khử trùng, thuốc gây tê để làm tê khu vực bị đau và làm sạch cổ họng. Những loại thuốc này có thể mua dễ dàng mà không cần phải kê đơn, tuy nhiên, bạn nên nhờ bác sỹ hoặc dược sỹ tư vấn. 

Bị đau họng, viêm họng khi nào nên lo lắng?

Thông thường, đau cổ họng không gây rắc rối lớn và chỉ kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng các biến chứng sau có thể phát sinh: 

– Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra ở tai giữa (viêm tai giữa), xoang hoặc ngực. 
– Nếu là viêm họng liên cầu khuẩn, bạn có thể bị nổi ban đỏ (sốt tinh hồng nhiệt). 
– Một biến chứng không phổ biến là apxe họng, thường chỉ ở một bên. 
– Trong trường hợp hiếm, các bệnh như sốt thấp khớp hoặc viêm cầu thận cũng có thể xảy ra. 

Nguồn: Bệnh học

Exit mobile version