Mùa đông là lúc bệnh viêm phổi hoành hành mạnh nhất ở người cao tuổi vì cơ thể vốn yếu ớt cộng thêm ảnh hưởng của thời tiết sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phổi là cơ quan trong cơ thể có nhiệm vụ trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và cacbon điôxít từ động mạch phổi ra ngoài qua quá trình hô hấp hít thở. Viêm phổi là hiện tượng tổn thương dẫn đến viêm các phế nang trong phổi, hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi virút, vi khuẩn, vi nấm.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi
Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi. Thời tiết lúc chuyển mùa là điều kiện lý tưởng cho các bệnh hô hấp phát triển, trong đó có viêm phổi. Sau khi nhiễm vi rút đường hô hấp trên, lúc này vi rút làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tấn công phổi.
Phổi bình thường và phổi khi bị viêm
Bình thường đường hô hấp trên có rất nhiều vi khuẩn cư trú nhưng không gây bệnh, khi gặp điều kiên thuận lợi, nhất là lúc sức đề kháng bị suy giảm hoặc mắc bệnh cúm, các vi khuẩn này trở thành đối tượng gây bệnh nguy hiểm. Các chủng vi khuẩn Gram âm (trực khuẩn mủ xanh…) , vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc vi khuẩn liên cầu, mặc dù ít gặp nhưng rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây viêm phổi nặng, khiến bệnh nhân bị suy hô hấp, dẫn tới phải thở máy, thậm chí tử vong.
Vì sao người cao tuổi dễ bị bệnh viêm phổi?
Ở người cao tuổi, các chức năng của cơ thể dần suy giảm, hệ miễn dịch ngày càng kém, dễ trở thành đối tượng của các tác nhân gây bệnh viêm phổi. Theo các chuyên gia, viêm phổi gây ra tử vong 25% ở lứa tuổi trên 65, cứ 20 người lớn tuổi bị viêm phổi thì có 1 người chết.
Nguy cơ viêm phổi sẽ tăng lên ở người cao tuổi bị tai biến nằm liệt giường, đi lại, vận động khó khăn (viêm phổi do ứ đọng các chất tiết kèm theo vi khuẩn) hoặc do tai biến gây sa sút trí tuệ giai đoạn cuối. Người cao tuổi bị các bệnh lý xương khớp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, người già yếu phải nằm một chỗ trong thời gian dài… nhất là khi họ phải ăn uống, hít thở trong tư thế nằm rất dễ mắc bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi nặng.
Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Triệu chứng của bệnh viêm phổi không rõ rệt và rất dễ nhầm với các bệnh thường gặp khác. Người bệnh chỉ bị sốt nhẹ, ít ho thậm chí không ho, không có đờm hoặc ít đờm nhưng thở nhanh, thở gấp.
Triệu chứng viêm phổi của người già
Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi thường bị sốt, cảm thấy lạnh, ho kèm đờm, khó thở, đau tức ngực khi hít sâu hoặc khi ho. Đôi khi những dấu hiệu đó không xuất hiện mà chỉ cảm thấy mệt mỏi chán ăn vì vậy khó phát hiện và thường nhập viện muộn.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi ở người già
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thuỳ phổi, làm cho người bệnh khó thở, mạch nhanh, có thể gây xẹp một thuỳ của phổi vì đờm đặc gây tắc phế quản. Bên cạnh đó bệnh viêm phổi còn có thể gây áp xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi, nếu không điều trị đúng cách còn có thể gây ra viêm màng ngoài tim rất nguy hiểm.
Nguyên tắc điều trị của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Không nên tự làm bác sĩ trị bệnh tại nhà. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện các dấu hiện của bệnh viêm phổi cần đến khám ngay tại các bệnh viện. Tốt hơn hết là khám nội tổng hợp hoặc chuyên khoa hô hấp để được điều trị một cách chính xác, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Phòng bệnh viên phổi cho người cao tuổi
Để phòng bệnh viêm phổi và các biến chứng của bệnh, người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Cần giữ vệ sinh hoàn cảnh tốt (nơi ăn, ở, đồ dùng hàng ngày), khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói, bụi,…
Giữ ấm cơ thể để phòng chống bệnh viêm phổi
Hàng ngày cần vệ sinh họng, mũi, miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nếu đeo hàm giả cần vệ sinh hàng tuần. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Người cao tuổi không nên uống rượu, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi và vận động cơ thể hàng ngày tùy theo điều kiện của từng người.
Có rất nhiều bậc cha mẹ đang băn khoăn và lo lắng rằng không biết khi mình mắc phải tràn dịch màng phổi có di truyền sang con hay mọi người xung quanh không? Theo các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán rằng tràn dịch màng phổi chỉ lây khi người bệnh mắc tràn dịch màng phổi do lao phổi. Bởi trong đờm người bệnh có rất nhiều vi trùng lao, khi ho và khạc đờm vi trùng lao sẽ được đưa ra ngoài và lây sang mọi người xung quanh và đương nhiên di truyền sang con cái của người bệnh.
Tràn dịch màng phổi có lây không?
Tràn dịch màng phổi khu trú như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, tràn dịch màng phổi được phân theo màu sắc, vị trí khi mắc tràn dịch màng phổi.
Khi phân theo vị trí mắc phải tràn dịch màng phổi thì loại khá nguy hiểm là tràn dịch màng phổi khu trú.
Tràn dịch màng phổi khu trú: dịch màng phổi bị khu trú tại một vị trí nhất định nào đó ở khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi rãnh lên thùy, thể vòm họng, thể trung thất hoặc có thể tràn dịch màng phổi khu trú ở thành ngực.
Ngoài ra, phải kể đến tràn dịch màng phổi tự do: dịch ở khoang màng phổi vô cùng lớn cộng thêm chúng có thể di chuyển tự do mà không bị khoang đóng ngăn
Dấu hiệu bệnh tràn dịch màng phổi
Những dấu hiệu ít biết bệnh tràn dịch màng phổi
Khi người bệnh mắc phải tràn dịch màng phổi thường có những biểu hiện như đau ngực, đau âm ỉ bên tràn dịch, nằm nghiêng về bên đó thì đau tăng.
Người bệnh có thể bị sốt cao ăn không ngon miệng, chán nản hay mệt mỏi làm cơ thể sút cân rất nhanh.
Ho khan, thở nhanh, khi thay đổi tư thế khó thở ngày một
Buồn nôn, đau bụng,chướng bụng
Khi đến cơ sở y tế chụp Xquang phổi người bệnh sẽ thấy hình mờ đậm, đồng đều, dịch thường ở dưới thấp có khi mờ cả hai bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện.
Biến chứng bệnh tràn dịch màng phổi
Hiện nay có khá nhiều bệnh nhân mắc phải tràn dịch màng phổi. Bên cạnh những trường hợp được điều trị dứt điểm thì tồn tại song song với đó là là những di chứng hay biến chứng để lại cho người bệnh.
Nhiễm trùng huyết hay còn gọi là nhiễm trùng máu đây là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng có khả năng đe dạo tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh còn mắc phải một số những biến chứng khác như vỡ vào phổi, phế quản gây áp xe phổi, tràn dịch màng tim…
Cách phòng bệnh tràn dịch màng phổi
Với những bệnh nhân mắc tràn dịch màng phổi nguyên nhân do lao cần phải thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ, thời gian điều trị tuyệt đói không ngừng thuốc sớm khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo kết hợp với những bài tập phuc hồi chức năng.
Tràn dịch màng phổi là căn bệnh hô hấp nên đôi khi việc xác định bệnh này vẫn còn hay nhầm lẫn. Vì vậy, theo tin tức Y tế Việt Nam cập nhật, để phòng ngừa bệnh này các bác sĩ chuyên khoa cho rằng:cần điều trị sớm, mạnh, đầy đủ và theo dõi sát các bệnh nhân viêm màng phổi để có phương pháp giải quyết tốt nhất và đề phòng các biến chứng.
Eczema là bệnh thường gặp và phổ biết nhất khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu những yếu tố gây nên bệnh Eczema
Eczema là bệnh gì?
Eczema là bệnh thường gặp và phổ biết nhất khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân. Đây là bệnh ngứa da điển hình nhất với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, có mụn nước và ngứa.
Yếu tố gây nên bệnh eczema là gì?
Hai yếu tố cơ bản làm phát sinh eczema là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy.
Do cơ địa dị ứng:Có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình đã có người bị chàm, dị ứng, hen suyễn. Các tác nhân kích thích bên trong kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, bệnh về thận…
Do các yếu tố dị nguyên:Việc dùng các thuốc như lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin… là lý do thúc đẩy bệnh eczema tiến triển. Mặt khác bệnh eczema cũng phát sinh khi tiếp xúc với các hóa chất như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc trừ sâu, axit,… Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như vi khuẩn, nấm, siêu vi. Các yếu tố môi trường sống như khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm, mặc trang phục được làm từ những chất liệu như len, vải được dệt không được mịn màng… Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người eczema cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress hay lo âu căng thẳng.
Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn gồm đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm khuẩn nặng.
Có thể chia làm hai loại eczema là eczema khô và eczema ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện eczema khô thường nứt nẻ, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…
Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019
Hiện nay bệnh eczema được điều trị như thế nào ạ?
Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội chia sẻ: Bệnh eczema không thể điều trị dứt hẳn được, đây còn là một vấn đề khá khó khăn. Việc điều trị nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị thích hợp. Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh eczema là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp với dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các thuốc uống gồm:
Thuốc chống ngứa nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin…
Thuốc chống bội nhiễm (kháng sinh): Tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh phù hợp. Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống thuốc kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin…).
Các thuốc bôi ngoài da gồm:
Hồ nước dùng trong giai đoạn đầu, da mới đỏ, chảy nước ít, có tác dụng làm dịu da, giúp đỡ ngứa.
Dung dịch, thường dùng jarish, natri clorid 0,9%, thuốc tím 0,001%, vioform 1%. Dùng trong giai đoạn bệnh eczema bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi tổn thương. Không dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.
Thuốc mỡ chủ yếu dùng trong eczema mạn tính. Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính sẽ gây phản ứng mạnh. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin dùng bôi khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc mỡ chứa corticosteroid có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, không nên dùng trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Không nên bôi quá rộng vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.
Lưu ý: Để điều trị bệnh eczema hiệu quả, người bệnh cần đồng thời áp dụng các biện pháp phòng bệnh như uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…), nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng, ăn thức ăn lỏng nhẹ. Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hải sản, đồ hộp, thức ăn sống, lên men, các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng. Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị eczema. Tránh cọ xát, gãi, xát xà phòng vì sẽ làm bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành. Có thể dùng chè tươi, lá bàng tươi nấu lấy nước tắm. Bệnh nhân eczema nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng làm bệnh nặng thêm.
Là một loại bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, có hai loại đó là viêm amidan cấp tính và mãn tính, tuy nhiên trong một số trường hợp nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường.
Biến chứng của viêm amidan nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe?
Những biểu hiện của viêm amidan là gì?
Viêm amidan cấp tính:là hiện tượng viêm sung huyết hoặc viêm mủ thường do virut và vi khuẩn gây nên. Bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thiếu niên do sức đề kháng cơ thể còn kém, biểu hiện là sốt cao, có cảm giác rét, hơi thở có mùi hôi, cơ thể đau nhức, cổ họng khô rát, khi ngủ hay khò khè và ho.Nếu để người bệnh sốt quá cao sẽ dẫn tói mê sản, co giật rất nguy hiểm.
Viêm amidan mãn tính:sảy ra do amidan bị viêm đi viêm lại nhiều lần, gây nên tình trạng quá phát hoặc xơ teo. Do các hốc amidan chứa nhiều mủ nên người bệnh có hơi thở hôi, đau họng, ho khan, khàn tiếng, một số trường hợp khi ngủ ngáy to và có thể ngừng thở.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan ?
Do virut xâm nhập vào cơ thể: toàn bộ phần niêm mạc họng sẽ đỏ, sưng tấy nhưng không có chấm mủ. Virut chủ yếu gây nên viêm amidan cấp tính nên thường được điều trị bằng kháng sinh, kết hợp nghỉ ngơi thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi.
Do vi khuẩn từ bên ngoài và bên trong cơ thể gây nên: hai amidan sưng to, có mủ. Trường hợp này cũng chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc là có thể khỏi viêm.
Viêm amidan do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: ddooid tượng thường gặp phải là trẻ nhỏ, nếu được chữa đúng thuốc thì sẽ nhanh khỏi, tuy nhiên có thể gây ra các biến chứng như: viêm cầu thận, viêm khớp, dẫn tới thấp tim vô cùng nguy hiểm.
Các biến chứng nguy hiểm thường gặp khi bị viêm amidan
Theo trang tin tức tại Bệnh đường hô hấp được biết: Mỗi năm có hàng nghìn ca mắc viêm amidan, chủ yếu là trẻ nhỏ và vị thành niên. Đây được xem là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên nếu không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ để lại những nguy hiểm rất lớn.
Biến chứng tại chỗ: Sưng viêm quanh amidan, đau rát cổ họng gây khó khăn khi ăn uống, có thể nhức mỏi, nóng sốt toàn thân, một số trương hợp mê sản và co giật.
Biến chứng kế cận: là do tác động của viêm amidan lây sang các cơ quan lân cận như: viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
Biến chứng toàn thân: xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim…thậm chí ngưng thở và tử vong.
Đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy với nhiều ưu đãi
Có thể phòng và điều trị viêm amidan như thế nào?
Để tránh các biến chứng của viêm amidan có thể gây nguy hiểm đến con người thì việc phòng và điều trị kịp thời là hoàn toàn cần thiết.
Luôn đảm bảo cơ thể được nạp đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết.
Tránh để cơ thể bị lạnh, cảm cúm, nhiễm virut.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và đề kháng cơ thể.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày.
Khi thấy đau họng nên ngậm chanh muối, chanh mật ong để giảm sự đau rát.
Nên điều trị các bệnh hô hấp, phế quản, xoang, vì những bệnh này tác động gây nên viêm amidan rất cao.
Nếu viêm amidan mãn tính nên đi cắt để điều trị hoàn toàn.
Viêm amidan có thể gây nên những nguy hiểm cho cơ thể người bệnh vì vậy cần có biện pháp kịp thời.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng như sốt, ho, phát ban, mắt đỏ… cực khó chịu. Bệnh nếu không được phòng và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng gây tử vong nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bệnh sởi là gì?
Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ
Bệnh sởi là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính và có thể lây chéo từ người này sang người khác. Bệnh do siêu virus gây nên với biểu hiện cụ thể và đặc trưng ở giai đoạn cuối là phát ban toàn cơ thể. Bệnh sởi gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh như: viêm tai giữa, viêm phổi, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não…
Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường gây bệnh trong những tế bào sau cổ họng và phổi. Và bệnh từ đó sẽ lan khắp cơ thể, kể cả hệ hô hấp rồi nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì vậy bệnh sởi rất dễ hình thành dịch trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Thông thường mỗi người chỉ 1 lần bị bệnh sởi, chính vì vậy trẻ em trong khoảng từ 1- 5 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh sởi nhất, do hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện.
Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi rút sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì vậy nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác qua việc nói chuyện, hắt hơi, ho…virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào cũng là một trong những nguyên nhân bị lây nhiễm.
Tiếp xúc với người bệnh cũng là một những nguyên nhân gây bệnh sởi phổ biến nhất hiện nay.
Tiêm phòng bệnh sởi
Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi
Những người bị bệnh sởi thường có triệu chứng sốt nhẹ cho đến sốt nặng. Trong nhiều trường hợp do sốt cao, người bệnh còn có thể bị nổi hạch khắp cơ thể.
Người bệnh thường xuyên bị ho khan, ho gió và ho có đờm, đau cổ họng và đau đầu.
Hay bị chảy nước mũi, đau mắt đỏ, không chịu được ánh sáng và sức móng cũng là những triệu chứng nhận biết bệnh sởi.
Trên cơ thể người bệnh bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ, có màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ sẽ nổi lên trên khắp cơ thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nóng nhức khắp toàn thân ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.
Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả
Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ
Điều trị theo Tây y
Hiện nay phương pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng với việc săn sóc và nuôi dưỡng. Khi bị bệnh sởi, người bệnh sẽ được hạ sốt bằng nhiều cách khác nhau, như sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, cũng có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol. Ngoài ra người bệnh sẽ uống orezon và bổ xung nước hoa quả hay vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị theo Đông Y
Rau diếp cá vị thuốc Đông y chữa bệnh sởi
Ngoài việc điều trị bệnh sởi bằng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các bài thuốc Đông y để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Chỉ với các loại thảo dược tự nhiên như rau ngổ, rau diếp cá, lá canh trâu… nhưng khi kết hợp với nhau, dùng để đun nước tắm cho người bệnh lại làm một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả, lại cực an toàn cho sức khỏe mà người bệnh không nên bỏ qua.
Trên đây là những kiến thức căn bản và đầy đủ nhất về nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị bệnh sởihiệu quả. Ngoài ra để phòng bệnh một cách hiệu quả, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, kết hợp với việc tập luyện thể thao đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh sởi một cách hiệu quả nhất.
Thông thường mỗi người chỉ 1 lần bị bệnh sởi, chính vì vậy trẻ em trong khoảng từ 1- 5 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh sởi nhất, do hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện.
Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi rút sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì vậy nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác qua việc nói chuyện, hắt hơi, ho…virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào cũng là một trong những nguyên nhân bị lây nhiễm.
Tiếp xúc với người bệnh cũng là một những nguyên nhân gây bệnh sởi phổ biến nhất hiện nay.
Tiêm phòng bệnh sởi
Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi
Những người bị bệnh sởi thường có triệu chứng sốt nhẹ cho đến sốt nặng. Trong nhiều trường hợp do sốt cao, người bệnh còn có thể bị nổi hạch khắp cơ thể.
Người bệnh thường xuyên bị ho khan, ho gió và ho có đờm, đau cổ họng và đau đầu.
Hay bị chảy nước mũi, đau mắt đỏ, không chịu được ánh sáng và sức móng cũng là những triệu chứng nhận biết bệnh sởi.
Trên cơ thể người bệnh bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ, có màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ sẽ nổi lên trên khắp cơ thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nóng nhức khắp toàn thân ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.
Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả
Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ
Điều trị theo Tây y
Hiện nay phương pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng với việc săn sóc và nuôi dưỡng. Khi bị bệnh sởi, người bệnh sẽ được hạ sốt bằng nhiều cách khác nhau, như sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, cũng có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol. Ngoài ra người bệnh sẽ uống orezon và bổ xung nước hoa quả hay vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị theo Đông Y
Rau diếp cá vị thuốc Đông y chữa bệnh sởi
Ngoài việc điều trị bệnh sởi bằng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các bài thuốc Đông y để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Chỉ với các loại thảo dược tự nhiên như rau ngổ, rau diếp cá, lá canh trâu… nhưng khi kết hợp với nhau, dùng để đun nước tắm cho người bệnh lại làm một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả, lại cực an toàn cho sức khỏe mà người bệnh không nên bỏ qua.
Trên đây là những kiến thức căn bản và đầy đủ nhất về nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị bệnh sởihiệu quả. Ngoài ra để phòng bệnh một cách hiệu quả, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, kết hợp với việc tập luyện thể thao đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh sởi một cách hiệu quả nhất.
Viêm tắc động mạch là một bệnh của hệ thống động mạch trong đó các biểu hiện bệnh lý nổi bật là tình trạng co thắt của động mạch, gây rối loạn dinh dưỡng và đưa đến hoại tử vùng tổ chức do các động mạch đó chi phối.
Viêm tắc động mạch gây rối loạn dinh dưỡng.
Về mặt danh pháp tuy còn nhiều vấn đề chưa được hoàn toàn thống nhất, nhưng danh từ “ Viêm tắc động mạch” đã được Winiwater đưa ra từ cuối thể kỷ 19 và đã được nhiều tác giả công nhận.
Bệnh thường gặp ở Nam giới. Thường phát triển ở chi dưới nhưng đôi khi cũng thấy ở các động mạch chi trên, ruột, động mạch vành, động mạch não…
I. Cơ chế bệnh sinh:
Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh Viêm tắc động mạch. Cơ chế được đa số tác giả công nhận là:
+ Các yếu tố kích thích của ngoại cảnh riêng lẻ hay tổng hợp như: khí hậu lạnh và ẩm kéo dài, nghiện thuốc lá, ăn uống thiếu các Vitamin, các căng thẳng kéo dài về tâm và sinh lý… tác động lên hệ thống thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh giao cảm, từ đó gây các phản ứng co thắt ở động mạch.
+ Tình trạng co thắt kéo dài của động mạch sẽ gây thiếu máu cục bộ và đau đớn kéo dài ở vùng tổ chức phía ngoại vi. Chính những yếu tố này đến lượt chúng lại trở thành các kích thích nội sinh tác động trở lại hệ thống thần kinh trung ương và hệ thần kinh giao cảm, từ đó lại làm động mạch bị co thắt nặng thêm.
+ Kết quả của vòng phản xạ bệnh lý nói trên sẽ làm cho tình trạng co thắt động mạch trở nên liên tục và dẫn đến các biến đổi ngày càng nặng của hệ thống động mạch: lớp cơ của thành động mạch tăng sinh, lớp nội mạc động mạch dày lên, xuất hiện những hiện tượng thoái hoá trong hệ thần kinh giao cảm của thành động mạch, lòng động mạch bị hẹp lại và dần dần tạo nên các cục nghẽn…
+ Quá trình trên tăng lên dần dần dẫn tới tắc hoàn toàn động mạch. Vùng tổ chức phía ngoại vi bị thiếu máu nuôi dưỡng nặng dần dẫn tới hoại tử tổ chức, gây đau đớn kéo dài và nhiễm trùng nhiễm độc cho bệnh nhân.
II. Triệu chứng lâm sàng:
1. Triệu chứng
Bệnh viêm tắc động mạch mạn tính diễn tiến từ từ theo nhiều gia đoạn khác nhau. Có nhiều các phân loại các giai đoạn bệnh. Nhưng tốt nhất vẫn là bảng phân loại của Lerich và Fontaine, với các ưu điểm đơn giảm, dễ áp dụng:
Giai đoạn I: Không có triệu chứng, không có tôn thương tắc nghẽn đáng kể về mặt huyết động học.
Giai đoạn II: Đau cách hồi nhẹ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hoặc đau cách hồi nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn III: Đau ngay cả khi nằm nghỉ ngơi.
Giai đoạn IV: Hoại tử từng phần chi, loét chi do thiếu máu cục bộ tại chỗ và thiếu máu cục bộ lan tỏa ở xa. Hoại tử lan rộng quá bàn chân.
Khi bệnh đã ở giai đoạn trễ, tức giai đoạn III và IV, các tổn thương đã quá rõ ràng, việc chẩn đoán trở nên dễ dàng. Ngược bệnh ở giai đoạn II, cần phải khám kỹ mới chẩn đoán được. Bệnh nhân cớ các dấu hiệu cường giao cảm: vã mồ hôi, lạnh chi, một số bạnh nhân có dấu hiệu tím tái của chi.
Phải tiến hành bắt mạch tại các vị trí đặc biệt như: mạch quay, mạch khoeo, mạch mu chân… chúng ta sẽ tìm thấy dấu hiệu mất mạch tại các vị trí trên, đó là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định chẩn đoán. Cần bắt mạch có hệ thống và so sánh cả hai bên. Sau đó có thể sử dụng ống nghe dọc theo đường đi của động mạch để tìm xem có tiếng thay đổi hay không?
1.1 Dấu hiệu rối loạn chức năng.
Biểu hiện bằng sự co thắt mạch máu các chi khi gặp lạng, đi nhanh và khi làm việc nặng. Lúc bệnh mới phát triển, bệnh nhân thấy cóng buốt ở các chi và đau ở bắp thịt cẳng chân khi đi lại làm bệnh nhân phải dừng lại và phút đến khi hết đau mới đi được và sau vài trăm bước đau lại xuất hiện vì động mạch lại co thắt. Triệu chứng nàu gọi là dấu hiệu “đi lặc cách hồi” và là triệu chứng đặc biệt của giai đoạn dầu phát triển của bệnh. Đau có thể lan xuống bàn ngón chân, đôi khi khu trú chủ yếu ở các ngón chân. Lúc nghỉ ngơi và ban đêm không thấy xuất hiện
Đau bắp chân còn xuất hiện khi bị lạnh ẩm, khi chân bị lạnh thấy xuất hiện co rút cá cơ bàn chân và cẳng chân, da ở chân trở nên nhợt nhạt và lạnh. Hiện tượng này có thể tháy cả khi nhiệt độ phòng bình thường. Khi sưởi ấm da ở chân trở nên tím hay đỏ vì xung huyết.
Mạch mu chân thường yếu có khi không sờ thấy, khi ấn tay vào ngón chân thấy trắng bệch ra một lúc lâu, gọi là dấu hiệu “nốt trắng”.
Bệnh nhân thường kèm theo chứng tê chân, tê thường xuất hiện ở một tư thế nhất định tùy từng bệnh nhân (hay gặp nhất là khi nằm), thêm vào đó bệnh nhân có cảm giác lạnh bàn chân do thiếu máu ở các đầu dây thần kinh ngoại vi.
Trong những trường hợp không điểm hình có thể chản đoán nhầm với: Đau và đem như bệnh Goutte, hoặc chỉ có cảm giác đau nhẹ, âm ỉ ở sâu như giãn tĩnh mạch sâu,. Ngược lại cũng có khi đau dữ dội từ bắp chân lan xuống bàn chân liên tục, nghỉ cũng không hết đau như đau thần kinh hông to.
Tóm lại: dấu hiệu này có ba triệu chngs điểm hình là: đi lặc cách hồi, tê chân, lạnh chân.
1.2 Dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng và đau liên tục
Đánh giá các mức độ rối loạn dinh dưỡng:
Rối loạn dinh dưỡng là dấu hiệu rất đặc trưng và là hậu quả của việc thiếu máu nuôi dưỡng chi do tắc động mạch. Những trường hợp rối loạn dinh dưỡng được chia làm hai mức độ:
– Rối loạn dinh dưỡng nhẹ. Bao gồm: Khô da, tróc vảy, rụng lông, gãy móng, thay đổi màu sắc da khi thay đổi tư thế của chi như tái nhạt khi giơ cao, đỏ bầm khi hạ chi xuống.
– Rối loạn dinh dưỡng nặng: Cơ teo, chậm hay không lành cá vết thương ở chi, loét đầu chi, hoại tử đầu chi khu trú hay lan rộng. Dấu hiệu này xuất hiện khi mà hiện tượng thiếu máu dầu chi trở nên thường xuyên hơn, ngay cả lúc nghỉ ngơi, đặc điểm của đau là:
Đau kéo dài, dai dẳng, cá phương pháp điểu trị thông thường không đỡ đau.
Đau tăng nhiêu về đem lầm bệnh nhân mất ngủ, suy nhược.
Đau tăng khi đưa chân lân cao, giẩm dần khi thõng chân xuống thấp.
Rối loạn dĩnh dưỡng biểu hiện bằng các hiện tương: Da khô, móng chân dày lên, và mọc lệch sang bên cạnh, dưới móng chan có viên sưng mủ. Đàu ngón chân có thể xuất hiện các vết loát nhỏ ướt và đau.
1.3 Hoại tử hay hoại thư.
Hoại tử do viêm tắc động mạch
Hoại tử hay hoại thư khi các triệu chứng đau và rối loạn dinh dưỡng tăng lên. Đau các ngón chân trở nên thường xuyên và không thể chịu nổi, làm bệnh nhân không thể đi lạ nếu không có thuốc an thần và chống đau, tuy nhiên tác dụng của thuốc cũng chỉ tạm thời. Bệnh nhân luôn phải ngồi, hai tay giữ lấy bàn chân bị bệnh.
Các vết loét xuất hiện và phủ một lớp bẩn, đáy có tổ chức hoại tử. Hiện tượng phù và tím da lan lên bàn chân. Trên phim X quang thấy xốp ở bàn chân. Không sờ thấy mạch và không ghi được giao động đồ mạch máu ở bàn chân, cẳng chân và đùi.
Toàn tràng suy sụp, người xanh, gầy, có thể có sốt nhẹ 37o5 – 38o . Một số trường hợp sức đề kháng kém có thể bị nhiễm trùng, hoại tử khô biến thành hoại tử ướt.
Buerger nói nên ba dấu hiệu sắp có hoại tử là:
+ Thiếu máu khi nâng chi cao: khi nâng chi lên, màu da trở nên tái nhợt vì các thành phần mao mạch và tĩnh mạch kém dinh dưỡng không còn trương lực, và dưới tác dụng của trọng lực máu dồn đi hết
+ Góc thiểu năng tuần hoàn: khi hạ chân xuống một góc độ nhất định nào đó, màu đen từ tái nhợt trở lại màu tím.
+ Dấu hiệu ép ngón cái: ấn vào ngón cái dồn máu đi, sâu đó thả tay ra, màu sắc của ngón cái trở lại rất chậm, ngay cả khi để chân thấp.
2. Dấu hiệu
+ Thay đổi màu sắc da của chi bị tổn thương:
Theo tư thế: để bình thường thấy da có màu tái nhợt hoặc xen kẽ các chỗ tái nhợt với các chỗ da bình thường. Khi cho bệnh nhân để thõng chân xuống (để máu đến chi nhiều hơn) thì thấy da đỡ tái nhợt và hồng lên.
Nghiệm pháp gẫp duỗi cổ chân: cho bệnh nhân nằm sấp, gấp duỗi khớp cổ chân vài lần thì sẽ thấy chỉ trong vài giây bàn chân của bệnh nhân sẽ trở nên tái nhợt. Khi cho bệnh nhân đứng dậy nếu trong 10 giây màu da bàn chân không trở lại bình thường thì chứng tỏ có rối loạn rõ rệt của tuần hoàn chi dưới.
Nghiệm pháp Oppel và Buerger: cho bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân và giơ chân lên cao, chỉ sau vài giây da của chân đã chuyển thành tái nhợt.
Nghiệm pháp Collins và Velenski: cho bệnh nhân nằm ngửa duỗi thẳng chân và giơ chân lên cao, đồng thời với hiện tượng thay đổi mầu sắc da còn thấy các tĩnh mạch mu bàn chân bị xẹp đi. Cho bệnh nhân ngồi dậy và buông thõng chân xuống, theo dõi thời gian các tĩnh mạch mu bàn chân đầy trở lại: bình thường các tĩnh mạch này đầy trở lại trong vòng 7 giây, nếu thời gian đầy lại kéo dài hơn thì chứng tỏ động mạch có thể bị tắc.
Dấu hiệu ép ngón chân cái: ấn vào ngón chân cái của bệnh nhân rồi bỏ tay ra để quan sát. Khi màu da ngón cái hồng trở lại chậm thì chứng tỏ có rối loạn tuần hoàn ở chi dưới.
+ Mạch chày sau và mạch mu chân yếu hoặc mất:
Phải bắt mạch cẩn thận và so sánh mạch ở cả hai chân.
+ Các triệu chứng rối loạn dinh dưỡng ở chi bị bệnh:
Có thể khám thấy các triệu chứng
Rối loạn tiết mồ hôi.
Da chi thường khô, teo . Lông thưa, rụng.
Các cơ bị teo, nhẽo.
Xương chi bị xốp do tình trạng loãng xương.
Loét và hoại tử đầu chi: xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh, cảm giác đau ở chi tăng lên và trở nên thường xuyên, xuất hiện các vết loét đầu tiên thường ở đầu ngón chân và mu bàn chân, toàn trạng bệnh nhân suy sụp do nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
III. Triệu chứng cận lâm sàng:
1. Đo dao động động mạch:
Xác định được mức độ giảm biên độ giao động của động mạch bị viêm tắc ở chi tổn thương.
2. Soi mao mạch:
Xác định thấy giảm số lượng và đường kính các mao mạch ở chi tổn thương, tốc độ di chuyển của hồng cầu trong mao mạch cũng bị giảm xuống.
3. Đo nhiệt độ da:
Xác định thấy nhiệt độ da của chi bị tổn thương bị giảm đi rõ rệt so với bên lành.
Có thể tiến hành đo nhiệt độ da trước và sau khi phong bế hạch thần kinh giao cảm thắt lưng, nếu sau khi phong bế hạch mà thấy nhiệt độ da ở chi tổn thương tăng lên thì việc chỉ định mổ cắt hạch giao cảm thắt lưng sẽ có hiệu quả tốt.
4. Siêu âm động mạch và nghiên cứu Doppler động mạch:
+ Chụp Siêu âm động mạch: xác định được tình trạng thành động mạch dày lên, nội mạc động mạch dày, có các cục nghẽn mạch…
+ Nghiên cứu Doppler: xác định được các biến đổi của dòng máu lưu thông trong động mạch bị viêm tắc: giảm tốc độ dòng máu, giảm lưu lượng máu, xuất hiện các dòng chảy rối do có các cục nghẽn…
5. Chụp động mạch cản quang:
+ Xác định được hình dạng và mức độ co thắt của các động mạch bị viêm tắc, hình các cục nghẽn trong động mạch, mức độ lưu thông của dòng máu trong động mạch…
+ Xác định được tình trạng hệ tuần hoàn bên của chi có động mạch chính bị viêm tắc.
6. Chụp CT, chụp MRI động mạch:
Ngoài việc xác định được các biến đổi về hình thái của động mạch bị viêm tắc, chụp CT và MRI còn xác định được cả tương quan giải phẫu cũng như các thay đổi về hình thái của các tổ chức và cơ quan xung quanh.
IV. Chẩn đoán phân biệt:
Một số bệnh cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Viêm tắc động mạch:
1. Hoại tử đầu chi trong bệnh đái tháo đường:
+ Tiền sử thường không có dấu hiệu “đi lặc cách hồi”
+ Vị trí bị hoại tử thường ở gan bàn chân, gót chân…
+ Xét nghiệm thấy Glucoza máu tăng, có Glucoza trong nước tiểu…
2. Bệnh xơ vữa động mạch:
+ Thường bị tổn thương hệ thống động mạch toàn thân chứ không thường xuyên bị ở chi dưới như bệnh Viêm tắc tĩnh mạch, do đó có thể thấy dấu hiệu các động mạch căng như sợi thừng ở động mạch thái dương, động mạch cánh tay, động mạch quay…
+ Đau ở vùng chi có động mạch bị xơ vữa nhưng thường không dữ dội, vận động nhiều có đau hơn nhưng bắt mạch ngoại vi vẫn thấy đập rõ.
+ Có thể có hoại tử vùng chi có xơ vữa động mạch nhưng thường
xuất hiện ở người già, có cao huyết áp, tăng Cholesterol máu…
3. Bệnh Raynaud:
+ Thường gặp ở Nữ giới, tuổi trẻ.
+ Bệnh tiến triển thành từng đợt, tổn thương chủ yếu là ở đầu chi và
đối xứng cả hai bên.
V. Điều trị:
1. Điều trị nội khoa:
a) Loại bỏ các yếu tố kích thích gây có thắt mạch máu:
Tránh các điều kiện môi trường lạnh, ẩm. Không hút thuốc. Tránh
các căng thẳng về tâm lý và sinh lý. Chế độ ăn uống đầy đủ các chất và Vitamin…
b) Dùng các thuốc chống co thắt mạch máu:
+ Dùng các thuốc giãn cơ trơn như: Achetylcholine, Papaverin, Nospa…
+ Tiêm Novocain động mạch: có thể dùng Novocain 1% tiêm động mạch mỗi lần 10 ml, ngày tiêm 1-2 lần. Sau 15-20 lần tiêm bệnh có thể đỡ hẳn.
c) Lý liệu pháp:
Chiếu sóng ngắn, liệu pháp Ion ganvanic với Novocain, xoa bóp…
2. Điều trị ngoại khoa:
a) Các phương pháp tác động lên hệ thần kinh giao cảm:
+ Mổ cắt bỏ mạng lưới thần kinh giao cảm quanh động mạch:
– Mạng lưới thần kinh giao cảm nằm ở lớp vỏ bao quanh thành động mạch. Trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Viêm tắc động mạch, hệ thần kinh giao cảm này đóng một vai trò không nhỏ trong vòng phản xạ bệnh lý của bệnh. Việc mổ cắt bỏ mạng lưới này là cắt bỏ được một khâu trong vòng phản xạ bệnh lý đó.
– Thường tiến hành bộc lộ đoạn động mạch ở phía trung tâm của động mạch bị viêm tắc. Bóc tách và cắt bỏ lớp vỏ ngoài của động mạch trên một đoạn khoảng 2-3 cm. Có thể tiêm thêm khoảng 20 ml Novocain 0,25-0,5% vào động mạch khi đóng lại vết mổ.
+ Cắt đôi động mạch rồi lại khâu nối lại: Phương pháp này có tác dụng như mổ cắt bỏ mạng lưới giao cảm quanh động mạch.
+ Mổ cắt bỏ các hạch thần kinh giao cảm thắt lưng 2,3 và 4:
Các hạch giao cảm thắt lưng 2,3,4 là các hạch giao cảm chi phối cho các động mạch chi dưới. Cắt bỏ các hạch này cũng có tác dụng cắt bỏ được một khâu trong vòng phản xạ bệnh lý của bệnh Viêm tắc động mạch ở các động mạch chi dưới.
+ Mổ cắt bỏ Tuyến thượng thận:
Phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ chế là cắt bỏ Tuyến thượng thận sẽ làm giảm được các Adrenalin do tuỷ Tuyến thượng thận tiết ra, nhờ đó giảm được tình trạng co thắt động mạch.
b) Các phẫu thuật phục hồi tuần hoàn vùng chi bị viêm tắc động mạch:
+ Mổ cắt bỏ lớp nội mạc và lấy bỏ các cục nghẽn động mạch:
Tiến hành mở thành động mạch ra. Cắt bỏ lớp nội mạc động mạch bị viêm dày, lấy bỏ các cục nghẽn trong lòng động mạch. Khâu lại thành động mạch.
+ Mổ ghép mạch máu:
– Tiến hành bộc lộ và cắt bỏ đoạn động mạch bị Viêm tắc.
– Dùng một đoạn mạch máu để ghép thay vào đoạn động mạch đã bị cắt bỏ. Đoạn mạch ghép có thể là một đoạn Tĩnh mạch hiển trong của chính bệnh nhân (ghép tự thân), đoạn động mạch lấy từ người đã chết (ghép đồng loại) hay đoạn mạch máu nhân tạo
+ Làm thông mạch máu bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch máu:
Hiện nay phương pháp này đang được nghiên cứu và áp dụng ngày càng rộng rãi. Có thể dùng các biện pháp sau:
– Nong rộng đoạn động mạch bị hẹp do viêm tắc: đưa bóng nong vào lòng động mạch đến đoạn động mạch hẹp, bơm bóng cho căng ra để nong rộng lòng động mạch.
– Đặt Sten vào đoạn động mạch hẹp: Sten là một khung có độ cứng nhất định, được đặt trên một bóng nong động mạch. Tiến hành đưa bóng nong đó vào động mạch đến chỗ động mạch hẹp và bơm lên để làm giãn thành động mạch ra đồng thời gài Sten đó nằm lại chỗ động mạch vừa được nong ra. Phương pháp này giúp tránh được tình trạng động mạch bị xẹp lại sau khi nong.
– Cắt bỏ nội mạc động mạch và các cục nghẽn bằng một dụng cụ đặc biệt: dụng cụ này gồm một lưỡi khoan nhỏ kèm theo ống hút, đưa dụng cụ này vào đến chỗ động mạch bị viêm tắc và cho máy chạy. Lưỡi khoan sẽ cắt vụn tất cả lớp nội mạc bị viêm dày và các cục nghẽn trong lòng động mạch, các mảnh vụn sẽ được hút ngay ra ngoài theo ống hút. Nhờ đó lòng động mạch sẽ được thông trở lại.
c) Phẫu thuật cắt cụt chi bị viêm tắc động mạch:
Đây là biện pháp điều trị cuối cùng phải dùng đến, khi tình trạng hoại tử chi phát triển làm cho bệnh nhân đau đớn và suy sụp nặng.
Dấu hiệu viêm tắc động mạch
VI. Tiên lượng:
Bệnh tiên lượng nặng, tiến triển có tính chất chu kỳ, những cơn đau cấp tính giảm đi khi điều trị và bất động các chi, nhưng sau đó lại tái phát kịch phát khi bị lạnh, chấn thương hay hút thuốc. Dần dần thời kỳ bệnh giảm rút ngắn lại, thời kỳ kịch phát kéo dài ra, và cuối cùng biến thành một bệnh không thể chữa khỏi ngoài phương pháp cắt cụt chi. Sau khi cắt cụt chi, quá trình viêm tắc mạch có thể lại chuyển sang chân bên kia và đôi khi chuyển lên cả chi trên
Bệnh tim bẩm sinh đang là nỗi lo và là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay,nhưng nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ có thể giúp trẻ phát triển và hòa nhập tốt vào xã hội.
Phần lớn thông nhĩ không dẫn đến suy tim. Độ chênh áp lực giữa 2 buồng nhĩ không cao do đó thông nhĩ cũng không bị biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Do đó thường không cần phải dùng kháng sinh dự phòng khi nhổ răng, chữa răng hoặc làm thủ thuật ngoại khoa.
Bằng phẫu thuật tuần hoàn ngoài cơ thể, đóng lỗ thông liên nhĩ bằng cách khâu trực tiếp hay bằng miếng vá tổng hợp. Thông nhĩ có thể tự đóng với tần suất từ 14Chỉ định phẫu thuật: tuổi phẫu thuật thay đổi có tác giả cho nên mỗ ở tuồi đi học từ 3- 5, hoặc có thể mỗ ở tuổi từ 15 -20 tuy vậy nhìn chung chỉ định phẫu thuật thông nhĩ thường không khẩn cấp như thông thất vì biến chứng tăng áp phổi thường xẩy ra muộn hơn. Có nghiên cứu cho người lớn tuổi mới phát hiện cũng nên mỗ. Chỉ định thường thống nhất khi:
Chỉ số dòng máu phổi/ chỉ số dòng máu động mạch toàn thể (1.5/l)
Chưa đổi shunt (nồng độ O2 bảo hòa động mạch (92% hoặc sức cản ĐMP < 15 đơn vị Woods/m2 cơ thể).
Không phẫu thuật khi: áp lực động mạch phổi đo bằng Doppler gần bằng áp lực mạch hệ thống, luồng thông rất ít và 2 chiều, độ bảo hoà O2 lúc nghĩ dưới 92% và giảm hơn khi gắng sức. (Viện tim TP Hồ chí Minh)
3.1 Thông liên thất (Thông liên thất)
Về nội khoa nói chung cần điều trị các biến chứng của Thông liên thất như suy tim, bội nhiễm phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Phẫu thuật trẻ sơ sinh thường có tử vong cao 10-20% so với trẻ lớn 2%. Thông liên thất cũng có thể tự đóng, các trường hợp nặng để lâu dễ chuyển sang hội chứng Eisenmenger khó khăn khi phẫu thuật.
3.2 Thông thất có lỗ thông nhỏ, shunt nhỏ
Không có chỉ định ngoại khoa vì bệnh nhân thích nghi tốt. Chỉ cần dự phòng nhiễm trùng nội tâm mạc. Tuy vậy Thông liên thất lỗ nhỏ có kèm hở van động mạch chủ (hội chứng Laubry – Pezzi) dù nhẹ cũng nên mỗ sớm.
3.3 Thông thất lớn, shunt trái – phải lớn (thông liên thất nhóm II)
Chiếm 50%. Nội khoa giúp điều trị các biến chứng hai khi bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị chủ yếu ngoại khoa với tuần hoàn ngoài cơ thể, bằng cách dùng miếng vá nhân tạo. Nguy cơ tử vong từ 1-2% trong thể nhẹ và < 10% trong thể nặng. Tai biến phẫu thuật thường gặp do tổn thương bó His gây bloc nhĩ thất hay bloc nhánh.
Chỉ định: nên đặt vấn đề sớm tuổi từ 2 -10, chỉ số áp lực động mạch phổi/ áp lực động mạch toàn thể (0.75 kèm theo suy tim cần phẫu thuật ngay. Nếu suy tim ổn định khi điều trị nội khoa
Ngoài hai nhóm máu lâm sàng trên còn hai nhóm đặc biệt khác ít gặp hơn:
Nhóm III với sự tăng áp phổi nặng, gần với hội chứng Eisenmenger nhưng shunt trái-phải vẫn còn dù rất yếu. Không có chỉ định phẫu thuật.
Nhóm IV với hẹp van hay phễu ĐMP (Thông liên thất có bảo vệ phổi) gần với tứ chứng Fallot, nhưng shunt trái – phải vẫn còn dù rất yếu. Cần phẩu thuật nếu dày thất phải rõ.
3.4 Còn ống động mạch
Tất cả bệnh nhân Còn ống động mạch nếu không tự đóng được cần chỉ định phẫu thuật do có nhiều nguy cơ nếu không giải quyết như: viêm nội tâm nhiễm trùng, suy tim trái, tăng áp phổi, vôi hoá ống động mạch.
Nội khoa
Ở trẻ sơ sinh và còn bú có thể dùng indometacine (Indocid) 25mgx 1-2 viên/ngày 1 tháng làm đóng lại ống động mạch do thuốc ức chế tác dụng co thắt của Prostacycline. Có tác giả sử dụng Aspirine cũng có kết quả. Nếu không có kết quả.
Ngoại khoa
Bằng thủ thuật cắt buộc hay nút lỗ thông nếu lỗ thông đường kính dưới 5mm và trẻ (8kg. Áp dụng phẫu thuật với tuổi từ 1-2 tuổi nhưng có thể lớn hơn nhưng chưa đổi shunt. Tỷ lệ nguy cơ tử vong khi phẫu thuật từ 1-2% do suy tim, Osler.
Theo Kirklin tất cả Còn ống động mạch có triệu chứng hoặc trẻ không lớn dù đã điều trị nội khoa tích cực có thể phẫu thuật ở bất kỳ tuổi nào.
Còn ống động mạch với shunt lớn và tăng áp phổi nhẹ:
Điều trị ngoại khoa: Cắt buộc. Nguy cơ tử vong cao hơn so với nhóm trên.
Còn ống động mạch với shunt nhỏ và tăng áp lực phổi nặng.
Điều trị: Chỉ định phẫu thuật cần bàn cải.
Nếu sức cản áp lực phổi trên 10 đv /m2, không còn chỉ định phẫu thuật. Nếu sức cản mạch phổi thấp hơn nhưng ống động mạch ngắn, vôi hoá nhiều nên phẫu thuật tim hở tránh vỡ động mạch khi kẹp trong phẫu thuật kín.
3.5 Tứ chứng Fallot
Nội khoa:
Điều trị chỉ có tính tạm thời, làm bớt các triệu chứng chuẩn bị cho phẫu thuật. Giảm sự tống máu thất phải bằng các thuốc ức chế bêta như propanolol 40mg x 1 v uống. Cho thuốc chống đông hay chống ngưng tập tiểu cầu như Aspirine 0.25g/ ngày. Trẻ sơ sinh có tuần hoàn phổi không đủ có thể chuyền prostaglandine E1 để giữ ống động mạch mở. Tất cả trẻ có dung tích hống cầu cao cần cho thêm viên sắt uống. Chống cơn thiếu Oxy kịch phát: cho nằm đầu thấp gối – ngực, O2, Morphine 1ctg 0.01-0.1 mg/kg TB, truyền natri bicarbonate.
Ngoại khoa:
Có thể phẫu thuật tạm thời hoặc phẫu thuật sửa chữa. Tuổi lý tưởng để phẫu thuật sửa chữa hay tận gốc (vá lỗ thông thất bằng mảnh ghép và sửa chữa hẹp ĐMP rộng ra) là 2 tuổi. Để chậm tuổi lớn sẽ có nhiều biến chứng sau mổ.
Tình trạng thất trái và kích thước động mạch phổi là những yếu tố quan trọng giúp quyết định kỹ thuật nầy.
Về phẫu thuật tạm thời có hay kỹ thuật thông dụng là Blalock – Taussig (nối hạ đòn trái và nhánh trái ĐMP) và Blalock – Taussig có biến cải (nối bằng ống Gore- Tex). Không thực hiện phẫu thuật Blalock – Taussig ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc ĐMP có đường kính (3mm vì dễ bị thuyên tắc.
Cần giải phẫu sớm khi triệu chứng cơ năng ngày càng tăng hoặc thể tích hồng cầu khoảng 65%.
Tỷ lệ tử vong khoảng < 5% đối với Blalock và 10% đối với điều trị tận gốc. Kỹ thuật Blalock chỉ cho kết quả tốt trong khoảng 50% trường hợp trong vòng 10 năm.
3.6 Hẹp động mạch phổi
Nội khoa: ít có tác dụng. Được coi nhẹ khi độ chênh áp lực thất phải/ ĐMP (25 mmHg, nặng khi độ chênh từ 25-50 mmHg. Can thiệp càng chậm càng hẹp nặng hơn do phì đại vùng phễu. Có thể áp dụng phương pháp nông van thay cho phẫu thuật mở. Hiện nay chỉ định nong bóng qua da nhưng có giá trị cao nếu tuổi nhỏ. Đây là phương pháp chọn lọc, tử vong hầu như không có.
Ngoại khoa: chỉ áp dụng khi không nong van qua da được. Khi áp lực thất phải cao hơn áp lực động mạch phổi trên 50 mmHg. Phẫu thuật tạo van động mạch phổi hai lá có kèm theo hay không sửa chữa phễu phổi. Khi có suy tim phải tỉ lệ tử vong cao trên 14%.
3.7 Hẹp eo động mạch chủ
Ngoại khoa: Cần đặt vấn đề phẫu thuật ngay khi bệnh nhân còn chịu đựng được. Tuổi lý tưởng là từ 10 -15 tuổi, về sau nguy cơ cao do bị xơ vữa phối hợp. Nguy cơ tử vong dưới 5%. Phẫu thuật bằng cách nối tận hoặc bắt cầu nối bằng ống nhân tạo.
Phức hợp và hội chứng EISENMENGER
Nội khoa: điều trị biến chứng suy tim: O2, trợ tim, lợi tiểu…
Ngoại khoa: không có chỉ định phẫu thuật ngoại trừ thay tim.
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật tim và mạch máu lớn tạo nên do những bất thường trong bào thai ở tháng thứ 2-3 của thai kỳ, vào giai đoạn hình thành các mạch máu lớn từ ống tim nguyên thủy.
Bệnh tim bẩm sinh cần phát hiện sớm ở trẻ
I. BỆNH NGUYÊN
Các bệnh người mẹ mắc phải trong thời kỳ thai nghén: Nhiễm siêu vi chủ yếu là bệnh đào ban (Rubella), hội chứng Rubella thường có điếc, đục thủy tinh thể, đầu bé và có thể phối hợp với còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, thông liên thất.
Các yếu tố di truyền có hoặc không rối loạn nhiễm sắc thể như mắc tim bẩm sinh trong hội chứng Marfan, lệch khớp háng, hội chứng Down, biến dị đơn gene cũng được đề cập đến trong di truyền mang tính gia đình của bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo phủ tạng…
Gần đây người ta phát hiện ở những bà mẹ nghiện rượu mà mang thai có thể sinh ra trẻ có dị tật bẩm sinh gọi là hội chứng rượu đối với bào thai, gồm đầu bé, mắt ti hí, trán gồ, hàm nhỏ, chậm phát triển thai nhi, thông liên thất, thông liên nhĩ…
II. SƠ BỘ PHÂN LOẠI
Loại Shunt trái – phải: là loại tim bẩm sinh không có tím. Máu chảy từ bên trái có áp lực cao sang bên phải có áp lực thấp hơn. Tuy nhiên lâu ngày do tăng áp lực động mạch phổi nặng nề có thể đảo shunt lúc đó người ta gọi là hội chứng Eisenmenger. Trong nhóm này hay gặp thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch.
Bệnh tim bẩm sinh loại có Shunt trái – phải
Loại có Shunt phải – trái: Thường là những dị tật gây tăng áp lực khoang tim phải làm máu từ phải sang trái gây trộn lẫn máu động mạch và máu tĩnh mạch phát sinh tím, tím xuất hiện khi Hb > 5g/100ml và độ bão hòa O2 < 70%, đây là bệnh tim bẩm sinh gây tím. Các bệnh thuộc nhóm này như tứ chứng Fallot, tam chứng Fallot, Ebstaine.
Loại không có Shunt: là dị tật bẩm sinh trong tim hay trên các mạch máu lớn nhưng không có shunt như hẹp eo động mạch chủ, hẹp dưới van chủ hay phổi…
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là căn bệnh gặp vào giai đoạn cuối đông đầu xuân, có thể rất nguy hiểm nếu như bố mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời.
Dược sĩ cho biết nguyên nhân và điều trị bệnh viêm tiểu phế quản
Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh?
Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi vi rút, chiếm đa số các ca mắc bệnh là vi rút hợp bào hô hấp. Vì khả năng lây lan của vi rút này rất mạnh nên bệnh viêm tiểu phế quản có thể trở thành dịch. Tuy người lớn, trẻ lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng biểu hiện chỉ dừng lại ở ho, cảm sốt thông thường. Loại vi rút khác gây ra bệnh viêm tiểu phế quản nhiều thứ hai là vi rút cúm và á cúm. Một số trường hợp bệnh còn được phát hiện là do Adenovirus. Đây cũng là nguyên nhân trẻ bị viêm phổi.
Ngoài việc bị tấn công trực tiếp từ vi rút,viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh còn có thể do bị lây nhiễm do sức đề kháng còn rất yêu nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hoặc bệnh viêm đường hô hấp do vi rút, đặc biệt là các trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Nếu không được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, các trẻ đã từng bị viêm mũi họng, viêm amidan… cũng sẽ dễ bị mắc bệnh viêm tiểu phế quản.
Đồi với trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh, phải chịu cảnh sống trong khói thuốc lá từ phụ huynh, bị bệnh phổi hoặc bị suy giảm miễn dịch đều là đối tượng lý tưởng của bệnh viêm tiểu phế quản.
Các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Những triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là ho, sổ mũi và sốt nhẹ. Sau đó từ 3 – 5 ngày, triệu chứng ho ngày một nhiều, thở khò khè, thở rít, hởi thở nhanh, nông. Nếu quan sát, trẻ khó thở, cánh mũi phập phồng, các cơ liên sườn ở ngực bị co kéo.
Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, trẻ bắt đầu quấy khóc và bỏ bú dẫn đến mệt mỏi, da trở nên tím, tái. Dấu hiệu này gần giống dấu hiệu bé bị viêm phổi.
Biến chứng các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Suy hô hấp và viêm phổi do bị bội nhiễm, xẹp phổi, viêm tai giữa là các biến chứng thường gặp của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân, trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh, suy giảm miễn dịch thì bệnh sẽ có nhiều biến chứng, mức độ bệnh sẽ nặng và kéo dài hơn, cần cho trẻ nhập viện sớm. Khả năng tái phát của bệnh này cũng khá cao, nếu không chữa trị và phòng ngừa đúng cách, bệnh viêm tiểu phế quản về sau có thể gây ra bệnh hen phế quản.
Mùa đông lạnh thời tiết thay đổi phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ
Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Điều trị bệnh tại nhà:
Có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu dấu hiệu bệnh nhẹ. Cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ và thường xuyên. Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều đợt nhỏ.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng để không khí không quá khô và lạnh.
Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ và tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cần theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ về liều lượng và thời gian dùng thuốc cho trẻ, tái khám đúng hẹn.
Đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay khi:
Thân nhiệt trẻ tăng cao, khó hạ. Trẻ mệt mỏi, thở gấp hoặc khó thở, cánh mũi phập phồng hoặc co lõm ở ngực. Trẻ nôn ói, bỏ bú, không uống được nhiều nước, da tím tái.
Cách phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Để trẻ có hệ miễn dịch tối ưu giúp chống lại bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, cần nuôi con bằng sữa mẹ cho đến lúc trẻ 2 tuổi. Đến tuổi trẻ ăn dặm cần thực hiện đúng cách và chú ý cung cấp bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện.
Cần cho trẻ uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru.
Tuy có nhiều thông tin trái chiều nhưng việc chủng ngừa cho trẻ cần được phụ huynh thực hiện đầy đủ.
Mặc ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, hạn chế việc cho trẻ ra đường khi trời trở gió.
Không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như cúm, ho, cảm sốt.
Bỏ thói quen hút thuốc lá khi có trẻ bên cạnh.
Khi thời tiết giao mùa thì viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh rất hay gặp đối với con nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết trên để chăm sóc sức khỏe cho con trẻ được tốt nhất.
Khi con trẻ bị bệnh cha mẹ thường rất lo lắng cũng như khi trẻ bị viêm họng nên cho trẻ ăn gì và kiêng gì cho mau khỏe và hết bệnh, bởi thực tế không phải ai cũng am hiểu về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé mắc viêm họng.
Những thực phẩm nào bé nên ăn và không nên khi bị viêm họng?
Nên ăn những thực phẩm nào khi trẻ bị viêm họng?
Thực phẩm giàu vitamin A và C:
Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả và rau củ giàu vitamin A và C để tăng cường đề kháng cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng hạn chế các cơn đau ở cổ họng cho trẻ rất hiệu quả. Do vậy, hãy cho trẻ ăn nhiều cam, quýt, bưởi, táo, đu đủ… và các loại rau củ quả như rau lang, rau mồng tơi, cà rốt, khoai tây, cà chua…
Thực phẩm giàu chất kẽm:
Kẽm có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và kháng virut gây bệnh rất tốt. Do đó, phụ huynh hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như tôm, cua, sò, nghêu, ốc hay các loại rau củ như củ cải trắng, rau chân vịt, nước cốt dừa…
Thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng:
Hãy chế biến thực phẩm thành những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo thịt nạc bằm, soup lỏng, canh… Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho bé uống mật ong, nước gừng chưng đường phèn, hoặc uống nước tinh bột nghệ để giảm tình trạng viêm họng cho trẻ.
Dinh dưỡng của trẻ trong thời kì mắc viêm họng đóng vai trò rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian phục hồi. Do vậy, phụ huynh không được chủ quan, tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm họng để có thể xây dựng một thực đơn khoa học, tốt nhất với trẻ.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cần phải kiêng một số khác khi trẻ viêm họng
Những thực phẩm trẻ không nên ăn khi trong tình trạng viêm họng
Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược cho biết: Bên cạnh trẻ bị viêm họng nên ăn gì thì những thực phẩm cần kiêng khi trẻ bị viêm họng cũng cần được lưu ý. Để tránh việc khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn hay kéo dài thời gian viêm họng, phụ huynh không nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau:
Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ:
Thức ăn cay, nóng sẽ khiến cổ họng bị kích ứng, làm tình trạng sưng đau gia tăng. Đặc biệt, thức ăn nhiều dầu mỡ còn sinh ra đờm, khiến trẻ càng khó chịu và khó thở nhiều hơn. Nên việc kiêng những thực phẩm này là rất cần thiết.
Bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas:
Ăn đồ ngọt và uống nước có gas khi bị viêm họng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến bệnh nặng và lâu lành hơn. Do vậy, không nên cho trẻ ăn hay uống những loại này khi đang bị bệnh.
Thực phẩm lạnh:
Cho trẻ ăn đồ ăn lạnh khi bị viêm họng sẽ khiến cổ họng bị kích thích, khiến tình trạng ho khan trở nên trầm trọng hơn, còn có khả năng gây ảnh hưởng đến phổi.
Dược sĩ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc bé khi bị viêm họng
Ngoài vấn đề bé bị viêm họng nên ăn gì và cần kiêng gì, thì phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau để chăm sóc trẻ viêm họng đúng cách cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ:
Đầu tiên hãy giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ, ngoài ra, hãy giữ ấm gan bàn tay, gan bàn chân và cơ thể cho trẻ thật tốt nếu thời tiết lạnh.
Không tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định từ bác sĩ. Vì viêm họng ở trẻ khá đa dạng, lại do nhiều nguyên nhân gây nên, việc tự ý dùng thuốc có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề ngoài ý muốn.
Không để trẻ bỏ bữa nhưng cũng không nên ép trẻ ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để trẻ ăn từ từ. Hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc và tăng cường bú sữa mẹ.
Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao không giảm, ho nhiều, khó thở, co giật,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế tuy tín để khám cũng như nhận chỉ định điều trị an toàn từ chuyên gia.