Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra. Hiện nay đã có Vaccin phòng và thuốc điều trị lao phổi.
- Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh viêm phổi ở người già
- Những điều mọi người cần biết về bệnh viêm phổi thùy
- Bác sĩ nói về biểu hiện thường gặp ở bệnh ung thư phổi
Tổng hợp thông tin đầy đủ nhất về bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm, gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Để rõ hơn thông tin về căn bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với các chuyên gia làm việc tại bệnh viện lao phổi
Mục Lục
Hỏi: Hiện nay mọi người nghe rất nhiều về bệnh lao phổi, tuy nhiên việc hiểu bệnh lao phổi là gì thì không phải ai cũng biết. Chuyên gia có thể chia sẻ về vấn đề này?
Trả lời:
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ gây tử vong ở người bệnh. Hiện nay với tiến bộ của y học hiện đại lao phổi đã được chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao có rất nhiều thể tuy nhiên lao phổi là một thể lao thường gặp nhất trong các thể lao chiếm đến 80%- 90%.
Hỏi: Như chuyên gia nói đây là bệnh truyền nhiễm, vậy phương thức lây truyền của bệnh lao phổi như thế nào thưa chuyên gia?
Trả lời:
Bệnh lao phổi lây truyền qua đường hô hấp từ người mang bệnh sang người lành khi hít phải trực khuẩn lao từ nước bọt, đờm, dãi của người bệnh. Vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 m sẽ dễ dàng bị hít vào phổi, xuống tận phế nang và nhân lên, gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,…) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể.
Hỏi: Chuyên gia có thể cho độc giả biết các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm lao phổi?
Trả lời:
Các yếu tố ngoại cảnh tác động khiến nguy cơ mắc phải bệnh lao phổi ra tăng như:
– Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
– Tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm.
– Sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao cũng có thể bị nhiễm lao.
– Hệ miễn dịch suy yếu
Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi
– Hút thuốc lá
– Mắc một số bệnh mạn tính như:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh ung thư
- Suy dinh dưỡng
- Bệnh thận
Hỏi: Chuyên gia có thể cho biết khi bị bệnh lao phổi bệnh nhân thường có những biểu hiện gì?
Trả lời:
Các dấu hiệu điển hình khi bệnh nhân bị lao phổi có thể kể đến: ho, đau ngực, khó thở, sốt, sút cân, ốm yếu, ra mồ hôi trộm, chan ăn, mệt mỏi,…
Hỏi: Nếu không điều trị triệt để bệnh lao phổi thì những biến chứng mà bệnh gây ra sẽ như thế nào?
Trả lời
Biến chứng của bệnh lao nếu không kịp thời điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Tràn dịch, tràn khí màng phổi, ho ra máu. Những biến chứng này khiến cho việc điều trị lao phổi khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
- Sau khi chữa khỏi lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng sau: Suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u nấm phổi, tràn khí màng phổi…
Hỏi: Phác đồ điều trị lao phổi hiện nay là gì thưa chuyên gia?
Trả lời:
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh học chuyên khoa lao phổi đều có thể chữa khỏi được khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lao phổi là thuốc kháng sinh. Sử dụng loại nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sức khỏe người bệnh
- Độ tuổi
- Khả năng đề kháng với thuốc
- Loại lao mắc phải là lao phổi hay lao ngoài phổi
Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên được điều trị theo phác đồ sau:
- Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc: ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide
- Giai đoạn củng cố hay duy trì: Kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.
Người bệnh nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với người không mắc bệnh
Hỏi: Bằng kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chuyên gia có lời khuyên nào dành cho độc giả để phòng tránh lao phổi?
Trả lời:
Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh lao phổi có thể áp dụng một số biện pháp phòng chống sau:
- Tiêm phòng bệnh lao phổi: Tiêm BCG được tiêm cho trẻ em để tiêm phòng chống lao.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hoặc tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
- Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, bát đũa với người bệnh.
- Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người…
- Không hút thuốc lá.
Hi vọng với những chia sẻ bổ ích từ chuyên gia sẽ giúp bạn phòng ngừa và trị bệnh lao phổi hiệu quả!
Cám ơn chuyên gia về buổi trò chuyện ngày hôm nay!
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment