Thuốc giải rượu liệu có hiệu quả và an toàn?

Sau khi uống rượu quá nhiều, có người sử dụng thuốc giải rượu để làm giảm các triệu chứng do rượu mang lại. Thực hư như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài sau đây!

    Rượu cần được sử dụng đúng cách

    Mục Lục

    Quá trình chuyển hóa và đào thải sau khi dùng rượu

    Rượu là 1 dung dịch gồm nước và ethanol. Ngoài nước và ethanol, rượu còn chứa 1 lượng nhỏ các chất riêng biệt tùy theo mỗi nhà sản xuất để tạo ra màu sắc, hương liệu riêng biệt.

    Rượu vào cơ thể được hấp thụ hoàn toàn trực tiếp vào máu (20% ở dạ dày, 80% ở ruột non). Việc hấp thu rượu vào máu chậm hay nhanh còn tùy thuộc vào lúc đói hay lúc no, vì trường hợp lúc đói thì tốc độ hấp thu của rượu sẽ nhanh hơn.

    Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán tại các mô tế bào, ví dụ như có thể tìm thấy trong dịch não tủy và tích tụ ở não. Vì vậy, bất cứ dịch sinh lý nào như nước tiểu, máu, hơi thở… đều có thể xác định nồng độ cồn.

    Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Rượu sẽ đào thải chủ yếu chuyển hóa qua gan, 1 số ít còn lại được đào thải qua mồ hôi hay nước tiểu,… Nhưng khi vào cơ thể rượu tác động chính tới gan và thần kinh trung ương. Cụ thể như sau:

    • Rượu tác động tới thần kinh trung ương: Điều này có nghĩa là rượu sẽ ức chế từ trên xuống, cụ thể là từ vỏ não, tiểu não, tủy sống và cuối cùng là trung tâm hành tủy. Do đó đây là lý do vì sao khi uống 1 lượng nhỏ rượu sẽ thấy dễ chịu, nhưng uống nhiều sẽ gây giảm khả năng phán đoán, hoa mắt, không làm chủ được hành vi của mình.
    • Rượu tác động tới gan: Gan chính là bộ phận trên cơ thể có chức năng thải độc, khi uống rượu, gan sẽ chuyển hóa giải độc rượu và đào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình này hoạt động hiệu quả hơn khi có sự xúc tác của men NAD. Nguyên nhân quá trình này hoạt động hiệu quả hơn khi có sự xúc tác của men NAD là do gan sản xuất với số lượng hạn chế để có đủ khả năng chuyển hóa từ 7 -10g/giờ, vì vậy khi uống quá nhiều bia rượu gan không kịp sản xuất đủ lượng men để chuyển hóa giải độc rượu, rượu sẽ tích tụ và gây độc trong cơ thể, đặc biệt là gan. Về lâu dài gây ra các bệnh thường gặp về gan như viêm gan, xơ gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan.

    Thuốc giải rượu liệu có hiệu quả và an toàn?

    Giải rượu uống gì để an toàn mà hiệu quả?

    Theo giáo viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội thì dù bạn uống ít hay nhiều rượu bia thì đó đều là chất độc có khả năng làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể. Thuốc giải rượu chỉ có 1 số công dụng nhất thời, hiệu quả thấp và có thể mang tới các công dụng phụ, gây tương kỵ hoá học không tốt. Vì vậy giải rượu uống gì để an toàn mà hiệu quả?

    Theo đó, trường hợp phải uống rượu thì tốt nhất nên uống với liều lượng vừa phải, dừng đúng lúc. Không nên uống rượu bia hàng ngày và sau khi say nên nằm nghỉ ngơi, sử dụng 1 số loại nước dân gian như nước chanh, nước sắn dây để giải rượu hiệu quả.

    Sử dụng sắn dây để giải rượu rất tốt mà đem lại hiệu quả cao, bởi sắn dây có vị ngọt, tính bình do vậy khi sử dụng sẽ giúp giải cơ, làm ra mồ hôi nhiều cũng như giải độc.

    Người bị say có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây thêm ít muối; hoặc lấy nước sôi rồi bỏ thêm 1 ít bột sắn dây và ít muối, khuấy đều rồi uống giải rượu.

    Ngoài ra cũng có thể vắt nước lá dong để uống giải rượu. Bởi các cách dân gian này rất an toàn, hiệu quả, bảo vệ gan, thận trước tác hại của rượu.

    Tóm lại, rượu bia uống nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, người uống rượu khi có biểu hiện ngộ độc rượu cần tới bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

    *Thông tin tham khảo từ Bệnh viện Vinmec

    Nguồn: benhhoc.edu.vn