Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc cứu sống người tai biến mạch máu não trong 1 phút

Không chỉ được xem là bệnh của người già, những năm gần đây tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa đã trở thành nỗi ám ảnh rất lớn đối với mọi người.

Tai biến mạch máu não nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà

Tai biến mạch máu não nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà

Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, bệnh tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp… Căn bệnh này xưa nay được xem là bệnh của người già, thế nhưng nhiều năm gần đây, tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa. Kể cả người trẻ cũng mắc căn bệnh này nếu không được quan tâm, điều trị đúng các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Theo thống kê tại chuyên mục Tin tức y dược tai biến mạch máu não là một trong 3 căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề, có thể bán thân bất toại, méo miệng…thậm chí gây tử vong nên không được cấp cứu kịp thời.

Khi xác định một người bị tai biến mạch máu não trong tình trạng mê man, nếu không cấp cứu kịp thời, thì di chứng để lại nặng nề, hoặc chết, hoặc tàn phai suốt đời, nhẹ thì liệt nữa người, nặng thì liệt toàn thân. Nguy cơ này rất cao nếu người bệnh ở vùng sâu vùng xa, hay những nhà cao tầng, khu dân cư khiến xe cấp cứu không đến kịp.

Dấu hiệu của người bị tai biến mạch máu não

  • Miệng méo một bên,
  • Bỗng dưng không nhìn thấy mắt mờ; thấy điểm mù; mờ một bên;
  • Cảm thấy tê dại ở một nữa người nhất là tay hoặc chân;
  • Người yếu dần rồi rơi vào hôn mê;
  • Ù tại, đi đứng không vững;
  • Ngoài ra một số triệu chứng khác bao gồm đau đầu, nôn ói, thậm chí là co giật.

Cách đơn giản để xác định người đó có đang mắc phải tai biến mạch máu não hay không, hãy làm cách sau:

  • Đề nghị người bệnh cười
  • Đề nghị người bệnh nói
  • Đề nghị người bệnh giơ tay lên

Nếu họ gặp 3 trở ngại nào trong 3 điều trên, để duy trì sự sống và hạn chế các biến chứng hãy mau chóng dùng bài thuốc lá ớt chỉ thiên nói trên và gọi ngay cấp cứu tới cơ sở y tế gần nhất.

Lá ớt chỉ thiên bài thuốc cứu sống người tai biến mạch máu não

Hướng dẫn cách cấp cứu bệnh nhân tai biến từ lá ớt chỉ thiên

Đối với tất cả mọi người và mọi nhà, tai biến mạch máu não là nỗi ám ảnh rất lớn. Lá ớt làm nên thức uống kỳ diệu giúp hồi tỉnh bệnh nhân tức thời mà bất kỳ ai cũng nên “nằm lòng” để sử dụng khi cần.

Theo y học cổ truyền ớt chỉ thiên có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp…

Trong trường hợp tai biến mạch máu não, người thân ngay lập tức dùng lá của cây ớt chỉ thiên để cấp cứu bệnh nhân theo cách sau:

Nguyên liệu:

  • Lá ớt chỉ thiên
  • Muối: 2g
  • Nước: 500ml

Cách dùng:

  • Lá ớt tươi rửa sạch dưới vòi nước, chú ý loại lá già để có tác dụng tốt nhất.
  • Cho lá ớt vào cối hoặc máy xây dùng với 500ml nước đun sôi để nguội, cho thêm vài hạt muối.
  • Lọc phần nước cho bệnh nhân uống, lá ới đắp vào răng sẽ giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi.

Trong tình cảnh bệnh nhân bị đột quỵ do tai biến mạch máu não, việc dùng bài thuốc lá ớt không gây biến chứng nguy hiểm như việc dùng kim chích mười đầu ngón tay.

Việc trang bị cho mình và người thân các kiến thức về căn bệnh nguy hiểm là điều cần thiết và quan trọng để có phương pháp cấp cứu và duy trì sự sống cho người không may mắc phải.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bật mí tác dụng thần kỳ của cây lá gai

Cây lá gai không thường chỉ được sử dụng làm bánh mà nó còn được xem là vị thuốc quý trong y học cổ truyền mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bật mí tác dụng thần kỳ của cây lá gai

Cây lá gai (hay còn gọi là cây trữ ma), phần thân cây thường được nhiều người sử dụng để lấy sợi làm lưới đánh cá, lá thì dùng để làm bánh. Theo y học cổ truyền, rễ cây lá gai có tính hàn, vị ngọt, không độc, được sử dụng để làm thuốc chữa rất nhiều bệnh như: cầm máu, lợi tiểu, chân tay tê mỏi, chữa phong thấp…

Cây lá gai giúp lợi tiểu

Tác dụng đầu tiên của cây lá gai phải kể đến lợi tiểu với cách thực hiện lấy 30g rễ cây gai sắc lấy nước uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 – 5 ngày có công dụng lợi tiểu. Cải thiện tình trạng tiểu nhắt.

Trị nước tiểu nước trắng đục do nhiệt

Người bị tiểu đục như nước vo gạo nên sử dụng 30g rễ gai, thổ phục linh 20g, đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, rau dừa nước 20g, thương nhĩ 16g. Cho tất cả vào ấm đất cùng với 1.000ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Làm mụn nhọt giảm sưng đau và chóng mưng mủ

Lấy rễ cây lá gai và rễ cây vông vang, 2 thứ lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt ngày 1 lần. Thực hiện phương pháp này 3 lần.

Lá gai có tác dụng cầm máu

Trên trang tin tức Y Dược có chia sẻ thông tin về tác dụng của lá gai tươi giúp cầm máu, làm lành vết thương rất tốt, chỉ cần sử dụng lá gai đã được rửa sạch giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương, máu sẽ nhanh chóng đông lại.

Phòng ngừa rụng tóc nhờ tác dụng của cây lá gai

Chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, được dùng để ngăn ngừa rụng tóc.

Chữa phong thấp đau nhức các khớp

Rễ cây tầm gai 50 g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml.

Trị sa tử cung

Ngoài những tác dụng nêu trên, cây lá gai còn giúp điều trị sa tử cung bằng cách lấy rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày.

Chữa tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai

Chữa tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai

Cây gai 30g, sinh địa 30g, gạo nếp 100 – 150g; sắc sinh địa và trữ ma căn lấy nước cốt rồi ninh với gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Chống oxy hóa nhờ tác dụng của lá gai

Trong lá gai có chứa chất chlorogenic acid có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Nó có tác dụng ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL, là khởi điểm của xơ động mạch để dẫn tới cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. C Lá gai có các flavonoid khác như rhoifolin và apigenin. Các flavonoid này có tính chống oxy hóa yếu.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Nước ép rau cần tây có những tác dụng cần thiết cho sức khỏe

Rau cần tây đã không còn quá xa lạ với mọi người, là một loai rau gia vị được sử dụng làm nước ép có công dụng rất tốt cho sức khỏe, vậy công dụng đó là gì ?

Nước ép rau cần tây có những tác dụng cần thiết cho sức khỏe

Công dụng của nước ép cần tây là gì ?

Theo Y học cổ truyền, rau cần có tính mát, vị ngọt, hơi cay, có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu. Dưới đây là một số công dụng của nước ép rau cần tây :

1. Nước ép cần tây giúp trẻ hoá cơ thể

Uống nước ép cần tây giúp bạn trông trẻ hơn nhờ có chứa nhiều chất chống oxy hoá, cộng với hàm lượng vitamin K cao, điều mà không phải ai cũng biết.

Vitamin K là loại vitamin tuyệt vời giữ cho da khoẻ và có độ đàn hồi tốt. Nước ép cần tây cũng chứa nhiều vitamin A, B, và C, cho bạn làn da khỏe mạnh và hấp dẫn.

2. Làm sạch và giải độc cơ thể

Cần tây có alkalizing, một chất tuyệt vời để làm sạch cơ thể của bạn. Nếu bạn uống quá nhiều chất cồn hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, hãy làm mới cơ thể bạn bằng nước ép cần tây.

Nếu bạn có nguy cơ bị sỏi thận, hãy uống nước ép thần thánh này! Nước ép cần tây được cho là thuốc lợi tiểu mạnh, có thể đẩy độc tố ra khỏi cơ thể.

3. Tăng cường sức khoẻ tim mạch

Phthalide cũng được tìm thấy trong nước ép cần tây và là chất thư giãn cơ bắp và các mạch máu bên trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc huyết áp của bạn sẽ ổn định nếu bạn bị cao huyết áp.

Uống nước ép cần tây cho phép máu của bạn lưu thông hiệu quả hơn và giữ cho trái tim của bạn được khỏe mạnh.

Ngoài ra, coumarins rất dồi dào trong nước ép cần tây tươi giúp điều hoà lượng cortisol trong cơ thể – một chất có khả năng làm giảm huyết khối. Vì vậy, càng uống nhiều nước cần tây, tim và hệ tuần hoàn càng được củng cố.

Ngoài ra thì nước ép rau cần tây cũng là 1 trong số những loại thực phẩm hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả. Tuy nhiên, ít người biết đến công dụng này của nó.

Thời điểm nào uống nước ép cần tây là thích hợp nhất ?

Thời điểm tốt nhất để uống nước ép cần tây là vào buổi sáng trước khi bạn chưa tiêu thụ bất cứ thứ gì khác ngoài nước hoặc nước chanh.

Nếu bạn uống nước chanh thì hãy đợi ít nhất mười lăm phút sau rồi mới uống nước ép cần tây. Nước ép cần tây là một loại thuốc, không phải là một thức uống calo, vì vậy bạn vẫn sẽ cần phải dùng bữa sáng sau khi uống nước ép rau cần tây để cung cấp năng lượng cho bạn vào buổi sáng.

Sau khi uống nước ép rau cần tây xong, bạn nhớ phải đợi ít nhất 15 phút sau thì mới được tiêu thụ bất cứ thứ gì khác.

Còn nếu bạn không thể uống nước ép rau cần tây vào buổi sáng trước khi ăn sáng thì lựa chọn tốt thứ hai là uống từ mười lăm đến ba mươi phút trước hoặc sau khi ăn bất cứ thứ gì trong ngày.

Nên bảo quản nước ép cần tây như thế nào ?

Bạn làm quá nhiều và không thể sử dụng hết. Bạn muốn cất đi để khi khác sử dụng. Cho vào ngăn đông lạnh là lựa chọn duy nhất của bạn vào lúc này. Tuy nhiên theo tôi bạn hết sức tránh sử dụng phương pháp này.

Bởi vì nước ép cần tây khi để đông lạnh sẽ bị mất hết các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và suy cho cùng cái gì tươi thì cũng luôn là tốt nhất. Do đó, bạn không nên làm quá nhiều để tránh việc để thừa do không uống hết.

Tuy nhiên do nước ép rau cần tây có vị đắng nên mọi người có thể làm nước ép cần tây táo, nước ép cần tây cà rốt, nước ép cần tây dứa, nước ép cần tây dưa leo…

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng của quả đậu bắp và điều trị bệnh khô khớp không?

Quả đậu bắp không chỉ là món ăn ngon hàng ngày mà nó còn là bài thuốc chữa bệnh khô khớp được mọi người quan tâm rất nhiều. Vậy công dụng của nó là gì?

Tác dụng của quả đậu bắp và điều trị bệnh khô khớp không?

Tác dụng của đậu bắp trong chữa bệnh là gì ?

Theo trang tin tức Y học cổ truyền cho biết: Đậu bắp hay còn có tên gọi khác là mướp tây, bông vàng… có nguồn gốc từ Châu Phi. Đây là một loại quả khá phổ biến, dễ mua, dễ trồng và cũng rất dễ thu hoạch. Đậu bắp có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều dưỡng chất, được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn của mọi người.

Quả đậu bắp sẽ có hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào khu vực trồng trọt và giống cây. Hầu hết những loại quả màu xanh đậm sẽ có chất lượng tốt hơn.

Đậu bắp có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe con người. Trong đó, có chứa một lượng lớn các vitamin, điển hình là vitamin A, vitamin C và vitamin K. Bên cạnh đó, đậu bắp còn chứa các acid folic, chất xơ và nhiều khoáng chất quan trọng khác.

Những dưỡng chất quan trọng này giúp hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh khác nhau, ví dụ như:

  • Đậu bắp tốt cho hệ tiêu hóa

Trong quả đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ cao nên giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời còn hạn chế được chứng táo bón và tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

  • Đậu bắp giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Nhờ có lượng vitamn C dồi dào trong quả đậu bắp nên nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời vitamin C kết hợp cùng với chất xơ còn giúp tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, chống lại viruts có hại, vi khuẩn và nhiễm trùng một cách hêt sức hiệu quả.

  • Đậu bắp giúp giảm mỡ máu

Nghiên cứu cho thấy trong đậu bắp có chất nhớt dính, chẩt này có chứa 50% cellulose hòa tan, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, tốt cho người bị bệnh mỡ máu, đồng thời ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp.

  • Đậu bắp chữa khô khớp

Trong đậu bắp hợp chất polyphennol, chất chống oxy hóa đặc biệt là chất nhầy giúp đảm bảo lượng dịch để bôi trơn khớp bị khô. Từ đó người bệnh khô khớp có thể đi lại ít bị đau nhức hay phát ra tiếng kêu khi di chuyển.

  • Đậu bắp giúp ổn định đường huyết

Mặc dù khó tin nhưng đây là sự thật. Nhờ có chứa chất xơ và chất nhầy thích hợp mà đậu bắp có tác dụng giữ đường huyết ở một mức độ ổn định bằng cách làm chậm tốc độ hấp thu đường từ ruột non.

  • Đậu bắp tốt cho da và mắt

Nhờ vitamin A và vitamin C trong đậu bắp sẽ cung cấp những dưỡng chất giúp cho là da và đôi mắt hiệu quả hơn.

  • Đậu bắp giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn

Vitamin K và Acid folic chính là hai thành phần chủ yếu giúp đậu bắp trở thành thực phẩm có lợi cho xương khớp. Vì vậy, bạn nên bổ sung đậu bắp vào thực đơn của bạn vì nó sẽ giúp bạn chữa đau nhức xương khớp, giảm được tình trạng loãng xương và mất xương. Đồng thời giúp xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh hơn. 

Bài thuốc điều trị bệnh khô khớp bằng quả đậu bắp

Có rất nhiều cách để chế biến đậu bắp thành những món ăn như: đậu bắp luộc, đậu bắp xào thịt, đậu bắp nấu canh… Tuy nhiên, cách chữa khô khớp hiệu quả và được mọi người tin dùng nhất là đậu bắp thái lát ngâm nước sôi.

  • Nguyên liệu:

– 10 quả đậu bắp, nên chọn những quả xanh và tươi ngon để đảm bảo

– Nước vừa đun sôi

– Bình nước giữ nhiệt hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy.

  • Thực hiện:

– Đậu bắp rửa sạch ngâm với nước muối, cắt phần đầu và đuôi

– Tiếp theo vớt đậu bắp ra, rồi cắt thành từng lát mỏng dài, không nên cắt thành khúc. Việc thái lát sẽ giúp chất nhờn có trong đậu bắp tiết ra nhiều hơn.

– Sau đó cho phần đậu bắp vừa thái lát vào bình thủy tinh mà ta chuẩn bị rồi đổ trực tiếp nước sôi vừa đun vào bình.

– Khi uống bạn nên chắt bỏ phần bã và chỉ để lại phần nước, uống hàng ngày.

  • Lưu ý khi dùng đậu bắp chữa khô khớp:

Có thể uống mỗi ngày với bài thuốc này với bất cứ thời gian nào trong ngày ngoại trừ buổi đêm vì có thể gặp tình trạng tiểu đêm và mất ngủ.

Bạn nên hết sức lưu ý vì phần nước đậu có chất nhờn rất khó uống nên chữa bằng đậu bắp bạn phải kiên trì trong khoảng 2 – 3 tháng chứ không nên bỏ dở giữa chừng mà làm mất đi hiệu quả.

Với bài thuốc này mọi người nên áp dụng chữa khô khớp bằng đậu bắp ngay kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý để ngăn ngừa tiến triển bệnh.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc hay từ vị thuốc độc, lạ Cáp giới

Cáp giới vị mặn, tính ấm; quy vào hai kinh thận, phế. Vị thuốc được đánh giá cao trong y học cổ truyền với tác dụng bổ phế khí, ích tinh huyết, trị suy nhược thần kinh,…

Cáp giới là tên thuốc từ loài bò sát – tắc kè

Thông tin cơ bản về cáp giới

Trong y học cổ truyền, cáp giới là tên thuốc từ loài bò sát – tắc kè. Bộ phận dùng làm thuốc cả con, có thể dùng tươi hay tẩm rượu nướng vàng.

Tắc kè nhìn giống như con thạch sùng nhưng to và dài hơn. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất của con vật khi tổn thương có thể mọc lại.

Cáp giới vị mặn, tính ấm; quy vào hai kinh thận, phế. Tác dụng ích tinh huyết, bổ phế khí, bổ thận dương; trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, ho ra máu, hư lao, các chứng gối mỏi, lưng đau, tai ù, di tinh, sinh lý kém liệt dương, các trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, tinh thần mệt mỏi.

Bài thuốc trị bệnh có Cáp giới

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc có Cáp giới dưới đây theo thông tin khám phá của trang Bệnh học dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống:

– Các trường hợp như: người cao tuổi thể trạng hư yếu, đàm khò khè, suyễn gấp đoản hơi, so vai để thở, lưng lạnh sợ rét nặng hoặc sau khi đàm suyễn đã dịu cần phải ôn thận, hóa đàm, bình suyễn, ôn thận, nạp khí, lợi phế, chỉ khái.

Dùng bài: Cáp giới 1 đôi, tiền hồ 9g, hạnh nhân 12g, trầm hương 2g, nữ trinh tử 12g, câu kỳ tử 12g, sa uyển tử 12g, thỏ ty tử 12g, tử uyển 9g. Tán bột hòa nước ấm uống mỗi lần 8g ngày 2-3 lần.

– Trường hợp kiêm chứng chân tay lạnh, thể trạng hàn quá nặng thì dùng hạ thị suyễn chứng phương để ôn thận, bình suyễn, nạp khí, hóa đàm.

Dùng bài: Cáp giới 1 đôi, cam thảo 6g, phục linh 10g, trần bì 6g, trầm hương 6g, nhân sâm 15g, tang bạch bì 10g. Tán thành bột hòa nước chín uống, mỗi lần 8g.

– Trợ dương, thông mạch, ích khí, hành ứ, bồi bổ cơ thể:

Dùng bài: Cáp giới 1 đôi, nhân sâm 60g, rượu trắng 500ml, ngâm 30 ngày trở lên, mỗi lần uống 10-15 ml, ngày 2 lần.

Bài thuốc hay từ vị thuốc độc, lạ Cáp giới

– Người cao tuổi mắc chứng suyễn khái nếu môi tái thuộc dương hư huyết trệ, kiêm chứng lưỡi tối tía.

Dùng bài: Cáp giới, xuyên bối, đông trùng hạ thảo, nhân sâm, tam thất, lượng bằng nhau. Tán bột ngày uống 2- 3 lần mỗi lần 2g.

– Trị các bệnh thường gặp như: chứng khái suyễn lâu ngày, đờm đặc vàng, ho ra mủ lẫn máu, người gầy yếu, ngực bồn chồn, nóng, mạch phù hư hoặc lâu ngày thành phế nuy, phải bổ khí thanh phế, bình suyễn, chỉ khái.

Dùng bài: Cáp giới 1 đôi, nhân sâm 200g, cam thảo 500g, hạnh nhân 500g, phục linh, tang bì, bối mẫu, tri mẫu đều 200g, sao giòn, tán mịn, ngày 3 lần mỗi lần 15g với nước chín.

– Trị tà khí ở vùng phế, trong ngực tích huyết gây mất tiếng, đau, ho lâu ngày mất tiếng.

Dùng bài: Cáp giới 1 đôi, kha tử 60 g, tế tân 30g, mạch môn đông 80g, sinh địa hoàng 80g, a giao 40g, cam thảo 40g, hoàn viên bằng quả táo mỗi lần uống 1 viên trước bữa ăn, ngâm cho tan ra rồi uống.

– Bài thuốc trị suy nhược cơ thể, liệt dương, di tinh, sinh lý yếu, tiểu tiện nhiều lần, ngũ canh tả do thận dương hư.

Dùng bài: Cáp giới 1 đôi, ngũ vị tử, nhân sâm 60g, bạch truật 60g, phục linh 40g, hồ đào nhục 80g hoặc ba kích 60g, làm bột uống ngày 2- 3 lần mỗi lần 15g.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc bổ khí kiện tỳ, an thai bằng bạch truật

Bạch truật là vị thuốc hay trong y học cổ truyền với các tác dụng nổi bật như: kiện tỳ, bổ khí, chỉ hãn, an thai,…

Bài thuốc bổ khí kiện tỳ, an thai bằng bạch truật

Bạch truật là vị thuốc như thế nào?

Bạch truật là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Theo y học hiện đại, bạch truật có các hợp chất sterol, sinh tố A, tinh dầu,… Tác dụng tăng khả năng thực bào, lợi mật, tăng sức bền, bảo vệ gan, chống loét, lợi niệu, chống đông máu, chống u bướu, làm giãn mạch, giảm đường huyết, hạ huyết áp.

Theo y học cổ truyền, bạch truật vị ngọt đắng, tính ôn; vào kinh vị và tỳ. Tác dụng táo thấp, bổ khí, lợi thủy, kiện tỳ, an thai. Trị chứng tỳ vị khí hư, khí hư tự hãn đàm ẩm, thủy thũng và an thai. Liều dùng: 6 – 12g. Nếu dùng chữa táo thấp thì để sống, dùng để bổ tỳ vị thì phải sao tẩm.

Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có vị thuốc “bạch truật nam”, là thân rễ của cây thổ tam thất, hay bạch truật nam (Gynura pseudochina DC.), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Rễ củ để nguyên gọi là thổ tam thất, vì vậy bạn cần phân biệt hai vị thuốc này.

Bạch truật làm thuốc

Bạch truật trong y học cổ truyền được dùng làm thuốc trong các trường hợp như:

Bài thuốc kiện tỳ, cầm tiêu chảy:

  • Bài 1: Bột sâm truật: bạch truật 12g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, nhục đậu khấu 12g, kha tử 12g, ý dĩ 12g, liên nhục 12g, trần bì 12g, mộc hương 4g, sa nhân 4g, sơn tra 8g, thần khúc 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột. Trị các chứng tỳ hư thấp trệ, người mệt, bụng đầy hơi, ăn uống không tiêu, đại tiện lỏng.
  • Bài 2: Thang lý trung: bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống. Trị chứng tỳ hư thấp trệ, người mệt, kém ăn, đại tiện lỏng.

Bài thuốc kiện vị tiêu thực (dễ tiêu hoá, làm khoẻ dạ dày):

Dùng Thang chỉ truật: bạch truật (sao) 12g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 – 3 lần, chiêu với nước cơm. Theo thầy thuốc, bài thuốc này có tác dụng trong việc trị vị, tỳ đều hư nhược, không muốn ăn uống, tiêu hoá không tốt.

Vị thuốc bạch truật

Bài thuốc cố biểu, chỉ hãn:

  • Bài 1: Thuốc bột bạch truật: bạch truật 12g, mẫu lệ 24g, phòng phong 12g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán thành bột, mỗi lần uống 12g, chiêu với nước đun sôi nguội. Trị chứng tỳ hư, tự ra mồ hôi, người mỏi mệt, hơi thở ngắn.
  • Bài 2: Thuốc sắc bạch truật: bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, phù tiểu mạch 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng lo âu, tim hồi hộp, tự ra mồ hôi.

Bài thuốc lợi niệu tiêu thũng:

  • Bài 1: Bột toàn sinh bạch truật: bạch truật 12g, ngũ gia bì 12g, địa cốt bì 12g, đại phúc bì 12g, gừng tươi 12g, phục linh bì 20g. Sắc uống. Tác dụng trị phù nề toàn thân, phụ nữ có thai bị phù.
  • Bài 2: Thang linh quế truật cam: phục linh 12g, cam thảo 8g, quế chi 8g, bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng trị các chứng bệnh thường gặp như: ho hen có đờm, tỳ hư, tim đập nhanh, mắt mờ.

Bài thuốc an thai

  • Bài 1: Thái sơn bàn thạch thang: bạch truật 10g, nhân sâm 5g, xuyên khung 4g, thục địa 10g, đương quy 8g, hoàng cầm 5g, chích thảo 4g, tục đoạn 5g, thược dược 6g, hoàng kỳ 15g, sa nhân 4g, nhu mễ 5g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng trong việc ích khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai.
  • Bài 2: Đương quy tán: bạch truật 32g, bạch thược 64g, xuyên khung 64g, đương quy 64g, hoàng cầm 64g. Các vị sấy khô, tán bột. Ngày uống 8 – 12g, uống với rượu loãng. Thích hợp cho phụ nữ có thai mà thai nhiệt không yên, huyết kém.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Phương thức Y học cổ truyền dùng hoa so đũa làm thuốc

Bên cạnh vỏ, cây và lá thì bộ phận hoa của cây so đũa cũng được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc với tác dụng chữa cảm cúm.

Vị thuốc hoa so đũa 

Đặc điểm của cây so đũa

Tên gọi của cây so đũa: Dank kaa, angkea dey chhmol (Campuchia), phak dok khe (Lào), fayotier (Pháp).

Tên khoa học: Sesbania grandiflora Pers.

Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

So đũa là cây gỗ cao từ 8-10m. Lá kép, dài 15-30cm, lá chét rất nhiều, tới 30 đôi, hình bầu dục, thuôn dài 25mm, rộng 8-10mm. Các lá ở giữa dày hơn các lá chét ở ngọn. Hoa to trắng hay hồng, xếp thành chùm ở nách, thõng. Quả dài 30-35cm thẳng, thót lại ở gốc và ở đỉnh, thu hẹp và dẹt ở khoảng cách giữa các hạt, nhưng không chia thành đốt. Hạt nhiều, hình bầu dục, dẹt, màu nâu.

So đũa được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, Lào, Campuchia và nhiều nước nhiệt đới châu Á khác. Cây trồng chủ yếu để làm cảnh vì có hoa đẹp. Ngoài ra, chúng cũng được trồng làm cây chủ cho cây hồ tiêu leo.

Tác dụng của cây và hoa so đũa

Theo các trang Bệnh học chuyên khoa, để làm thuốc, người ta dùng vỏ, cây, lá và hoa; có thể dùng tươi và khô, tuy nhiên thường dùng tươi. Hoa so đũa chế biến khi hoa còn đương búp, hay búp hoa.

Về thành phần hóa học: Trong vỏ cây so đũa có chất gôm nhựa, có màu hồng đỏ khi còn tươi. Gôm một phần tan trong cồn, một phần tan trong nước. Hai chất màu là agathin, màu đỏ và màu vàng. Ngoài ra còn có basorin, một chất nhựa tanin.

Hoa so đũa chứa hàm lượng vitamin B, C; các acid amin, muối canxi và sắt.

Vỏ so đũa giúp ăn ngon, dễ tiêu hóa; thường dùng để chữa lỵ, tiêu chảy và viêm ruột. Dùng ở dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, mỗi ngày uống từ 5-10g vỏ. Hoa và lá non giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi chữa cảm cúm.

Hoa so đũa thường dùng tươi để làm thuốc

Hoa so đũa làm thuốc

Bạn có thể dùng hoa so đũa làm các món ăn bài thuốc trị bệnh theo hướng dẫn của trang Bệnh học – dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống như sau:

Hoa so đũa chiên bột: 200g so đũa rửa sạch phấn, để ráo nước. Trứng gà đánh nổi với một chút tiêu, muối, bơ tươi. Chuẩn bị bột chiên giòn hoặc bột mì rây mịn. Hoa so đũa nhúng trứng gà, rồi lăn qua bột để bột bám sơ bên ngoài hoa, thả từng hoa vào chảo dầu sôi, rán giòn.

Cá linh nấu bông so đũa: Hoa so đũa nhặt cuống, rửa sạch. Nấu nước sôi, dằm quả me chua, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho hoa so đũa vào, sau đó nhấc xuống ngay để hoa còn giòn. Bỏ ngò gai, rau om xắt nhỏ, thêm chút tỏi phi, ớt tươi. Bạn cũng có thể thay cá linh bằng tôm, tép.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài thuốc từ vỏ cây so đũa với các làm đơn giản theo kinh nghiệm dân gian như sau: Vỏ cây so đũa 100g, ngâm vỏ so đũa thái mỏng với rượu từ 15 ngày đến 1 tháng. Uống từ 15-30ml rượu này làm thuốc bổ đắng khai vị.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc dưỡng phế trong YHCT trị viêm thanh quản

Viêm thanh quản có thể điều trị bằng Tây Y hoặc Đông y. Tuy nhiên với đặc tính an toàn, ít gây tác dụng phụ nên các bài thuốc dưỡng phế trong YHCT được nhiều người tìm đến.

Tình trạng viêm thanh quản

Theo y học hiện đại, thanh quản bị viêm do bị kích ứng hoặc tổn thương của dây thanh âm. Nguyên nhân xác định có thể do những rối loạn thực thể hoặc rối loạn cơ năng của bộ phận phát âm gây ra khàn tiếng.

Theo y học cổ truyền, viêm thanh quản phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương, hay các nguyên nhân khác phát sinh đột ngột mà sinh bệnh. Tùy theo từng thể bệnh mà các thầy thuốc sẽ hướng dẫn bạn dùng bài thuốc điều trị viêm thanh quản phù hợp.

Bài thuốc dưỡng phế trị viêm thanh quản

Dùng bài thuốc: Sinh địa 12g, a giao 10g, tri mẫu 10g, tang bạch bì 12g, mạch môn đông 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 12g, phong mật 10g. Sắc uống.

Trường hợp viêm thanh quản, khàn tiếng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ, dùng bài thuốc: Sa sâm 12g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, huyền sâm 10g, bạch quả 10g, mạch môn đông 10g, sinh cam thảo 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g. Hoặc có thể dùng đười ươi 3-4 quả, la hán 1/2 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt, ngày 3-4 lần.

Trường hợp viêm thanh quản với các triệu chứng của bệnh thường gặp gồm có cảm giác họng sưng đau, khát nước, ngũ tâm phiền nhiệt, dùng bài thuốc: Sinh kha tử 10g, mạch môn đông 10g, xuyên khung 6g, cát cánh 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, bạc hà 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, cam thảo 6g, ngưu bàng tử 10g, sắc uống.

Trường hợp viêm thanh quản, thanh đới co giãn kém, khàn tiếng không phát âm thành tiếng, dùng bài thuốc: Đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đảng sâm 16g, sài hồ 10g, cam thảo trích 6g, kha tử 10g, xuyên bối mẫu 6g, thiên trúc hoàng 10g, trần bì 8g, thăng ma 10g, cát cánh 10g.

Trường hợp viêm thanh quản do phế hư, dùng bài thuốc: Nhân sâm 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, bạch linh 12g, đương quy 12g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, ô mai 10g, a giao 10g, lê tươi 1 quả. Sắc uống.

Bài thuốc dưỡng phế trong YHCT trị viêm thanh quản

Bài thuốc trị viêm thanh quản ho nhiều

Bạn có thể tham khảo bài thuốc dưới đây theo thông tin khám phá của trang Bệnh học –  dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống:

Bài thuốc: Bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g, nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc dùng bài: sinh kha tử 10g, sinh thảo 6g, cát cánh 10g, đem sắc uống.

Trường hợp viêm thanh quản do phong hàn, họng đau, hơi thở thô, nói không thành tiếng, phát sốt, dùng bài thuốc: Tiền hồ 8g, hạnh nhân 10g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn thuốc bổ dưỡng khỏe người, đẹp da từ Đu đủ

Đu đủ không chỉ là trái cây quen thuộc của người Việt Nam cũng như nhiều nước nhiệt đới khác mà còn là vị thuốc với nhiều tác dụng hỗ trợ, điều trị bệnh.

Đu đủ ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khỏe.

Đu đủ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ; được người Tây Ban Nha đưa vào vùng Caribe và các nước Đông Nam Á vào thế kỷ thứ 16, từ đó tiếp tục được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Srilanca, châu Đại Dương và châu Phi.

Cây đu đủ trồng hiện nay là giống lai tự nhiên, có tên khoa học: Carica papaya L., họ Đu đủ (Papayaceae). Tên gọi khác: thù đủ, thạch qua, vạn thọ quả, mộc đông quả, phiên mộc qua, đông qua thụ, phiên quả, mộc quả, nhũ quả. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, rễ và nhựa.

Quả đu đủ chín chứa nước, protein,glucid, calci, cellulose, P; các vitamin A, B, C. Quả xanh có nhựa mủ (trong có carpain, papain, myrosin); saccharose, acid hữu cơ (acid malic, acid tartic); carotenoid và các vitamin.

Theo y học cổ truyền, quả đu đủ chín vị ngọt tính mát, lành tính, không có độc tố. Trong đu đủ có nhiều vitamin C và carotene, có tác dụng tăng sức đề kháng và chống ôxy hóa cho cơ thể.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp phục hồi chức năng gan. Đủ đủ ăn vào mùa xuân hè có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thanh tâm nhuận phế,; ăn vào mùa thu đông có tác dụng ôn bổ tỳ vị, nhuận táo, nhuận phế, dưỡng can, chỉ khái, hóa đàm.

Bài thuốc có quả đu đủ

Bệnh học – dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống với những bài thuốc có quả đu đủ cụ thể như sau:

– Nhựa mủ đu đủ làm thuốc trong y học hiện đại (chiết papain, carpain…).

– Chữa ho, viêm phổi, mất tiếng: hoa đu đủ hấp với đường phèn.

– Chữa ho, viêm họng: hoa đu đủ đực 15g, mạch môn 10g, xạ can 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm, nghiền nát. Ngậm và nuốt nước.

– Tẩy giun kim cho trẻ nhỏ: cho trẻ ăn đu đủ chín (50-100g) mỗi ngày, trong 7-10 ngày (sau bữa cơm chiều).

– Điều trị bong gân, sai khớp: đu đủ xanh 10g, lá na 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g. Đem tất cả giã nát, phết lên gạc, đắp lên chỗ sưng đau sau khi đã nắn chỉnh hình khớp.

Đu đủ được ứng dụng trong nhiều bài thuốc, món ăn thuốc

– Trị ho gà: hoa đu đủ đực sao vàng 20g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 20g, trần bì 20g, bách bộ 12g, phèn phi 12g. Tất cả sấy khô tán bột. Ngày uống 3 lần. Trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; trẻ 5-10 tuổi, mỗi lần 5-8g.

– Chữa rắn độc cắn: lá đu đủ, lá hoặc quả ớt, rễ chỉ thiên, mỗi vị 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, gạn nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn. Hoặc dùng rễ đu đủ 20g, hồng bì 5 hạt, lá xuyên tiêu 10g. Giã nát, thêm nước, gạn nước cho uống, bã đắp.

– Quả đu đủ xanh hay lá để làm mềm những cục thịt cứng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Quả non hầm với chân giò lợn để lợi sữa.

– Thuốc lợi sữa: đu đủ xanh 50g, chân giò 1 cái, lá sung non 50g, gạo nếp 100g. Đu đủ gọt vỏ bỏ hạt; lá sung rửa sạch, băm nát; chân giò cạo bỏ lông, rửa sạch chặt miếng. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày.

– Trị bệnh thường gặp lở mặt, lở đầu: nhựa quả đu đủ xanh 1g, bột hàn the 1g, thêm ít nước, trộn đều, sau đó bôi lên vết lở hàng ngày.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng: Phụ nữ có thai không nên dùng nhựa và ăn đu đủ xanh.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tăng cường chống lạnh nhờ món ăn thuốc YHCT

Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể bằng quần áo, sử dụng điều hòa,… thì việc lựa chọn và chế biến các món ăn bài thuốc trong y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn.

Tăng cường chống lạnh nhờ món ăn thuốc YHCT

Viêm đường hô hấp, nứt nẻ, da khô, ngứa da… là tình trạng dễ gặp khi mùa lạnh tới. Nâng cao sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu để bạn luôn khỏe mạnh trong suốt mùa đông.

Món ăn thuốc tăng cường chống lạnh

Bệnh học – xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc có công dụng bồi bổ ngũ tạng, bổ dưỡng nguyên khí, ôn ấm tỳ vị, dưỡng âm sinh tân, hoạt huyết thông khí,… được vận dụng và áp dụng khi thời tiết giá lạnh:

Bài 1: Gà trống 1 con, gừng tươi, rượu trắng, gia vị vừa đủ, hầm nhừ. Món ăn thuốc có tác dụng tráng dương, bồi bổ ngũ tạng, rất phù hợp với những người có thể chất dương hư.

Bài 2: Nhân sâm 10g, đinh hương 2g, hoàng kỳ 20g, hạt tiêu 2g, tất cả thêm nước cho vào nồi lẩu nấu 10 phút, sau đó cho thêm nước canh vào nấu sôi là có thể thành nước dùng để nhúng các loại thịt như thịt lợn nạc, thịt gà, thịt dê, tôm nõn thái lát mỏng…, ăn cùng rau thơm, măng xé, ngồng cải,… Công dụng bổ khí, ôn dương, bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức chống lạnh cho cơ thể.

Bài 3: Dâm dương hoắc 200g, đương quy 160g, tiên mao 80g, nhục thung dung 80g, hoàng bá 40g, tri mẫu 40g. Đem tất cả các vị ngâm với 500 ml rượu, nấu khoảng 1 giờ rồi chôn xuống đất 3 ngày 3 đêm, sau đó để tiếp 7 ngày nữa thì vớt thuốc ra, phơi khô nghiền thành bột, hoàn viên hoàn bằng hạt đậu đen, rượu và thuốc uống cùng lúc, mỗi ngày 5-10 viên. Món ăn bài thuốc có tác dụng trợ dương bổ âm, bổ thận sinh tinh.

Bài 4: Bong bóng cá loại to đem ngâm 1 – 2 ngày rồi cho vào nấu chín cùng với một lượng gừng, hành vừa phải, 10 phút sau lấy ra cho vào nước sạch ngâm tiếp 2 giờ, tiếp đến thái thành nhỏ cho vào nồi hầm cùng với các loại thịt khác như thịt bò, thịt lợn, thịt dê…, khi chín cho thêm gia vị, ăn nóng có tác dụng dưỡng nhan nhuận sắc, bồi bổ ngũ tạng.

Món ăn thuốc từ ngân nhĩ, kỷ tử có tác dụng phòng chống lạnh

Bài 5: Ngân nhĩ 20g, kỷ tử 30g, tất cả đem hầm mềm thêm chút đường phèn, ăn nóng. Món ăn thuốc có tác dụng trong việc hoạt huyết thông khí, bồi bổ can thận, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da khô nứt nẻ.

Bài 6: Chim bồ câu 1 con, kỷ tử 20g, ba kích 20g, hoài sơn 15g, chế nước sâm sấp, gia vị vừa đủ, tất cả cho vào nồi hầm nhừ, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần. Món ăn thuốc được đánh giá cao có tác dụng trong việc ôn ấm tỳ vị, bổ thận tráng dương. Tuy nhiên những người có thể chất nóng trong không nên dùng.

Thời tiết rét đậm dễ dàng làm tổn thương cơ thể, gây ra các bệnh hô hấp cũng như các bệnh lý khác, vì vậy việc chủ động phòng tránh cũng như nâng cao sức khỏe là điều cần thiết.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

Exit mobile version