Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Chuyên gia Điều dưỡng cho biết bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?

Viêm họng bình thường đã khiến bạn khó chịu rồi, vậy viêm họng do liên cầu là gì và nó có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh như thế nào?


Chuyên gia Điều dưỡng cho biết bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?

Viêm họng do liên cầu là gì?

Theo chuyên gia Điều dưỡng tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Viêm họng do liên cầu là tình trạng bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra khiến cổ họng đau rát, hỗn tạp. Bệnh có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như: đau khớp và viêm, phát ban và thậm chí cả thiệt hại cho van tim, viêm thận và sốt thấp khớp.

Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bạn nên phòng ngừa, đẩy lùi các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho bản thân và người thân cho gia đình.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm họng do liên cầu

Bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:

  • Đau họng, khó khăn khi nuốt;
  • Sốt cao từ 38°C;
  • Cảm giác giác đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, phát ban;
  • Tiêu hóa không ổn định như đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn;
  • Đau cơ, cứng cơ;
  • Sưng hạch hầu và có những mảng trắng trong cổ họng hoặc những chấm đỏ nhỏ có thể xuất hiện trên vòm miệng;
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên và đau.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh viêm họng do liên cầu có thể tự hết sau 5 – 7 ngày, tuy nhiên bạn nên theo dõi triệu chứng bệnh và đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời khi xuất hiện những vấn đề sau:

  • Đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết, đau họng kéo dài, đau họng kèm sốt cao trên 38OC ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 tiếng.
  • Người bệnh có cảm giác khó thở, khó nuốt, nuốt đau.
  • Sốt cao kèm tình trạng đau khớp, thở gấp và phát ban.
  • Sốt kèm nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng rất nguy hiểm dễ biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do khuẩn liên cầu.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Bệnh viêm hong do liên cầu khuẩn do nguyên nhân nào gây nên ?

Vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes, hoặc Streptococcus nhóm A là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Bệnh viêm họng dễ lây qua:

  • Đường hô hấp: Người bệnh nói chuyện, hắt hơi làm vi khuẩn ra ngoài không khí và truyền bệnh cho những người hít phải không khí chứa vi khuẩn.
  • Ăn uống chung hay sử dụng đồ chung với người bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh.

Những ai có nguy cơ viêm họng do liên cầu khuẩn?

Viêm họng do liên cầu khuẩn dễ phát bệnh khi gặp những yếu tố nguy cơ sau:

  • Trẻ em từ 5 – 15 tuổi dễ nhiễm vi khuẩn.
  • Bệnh dễ bùng phát vào thời gian giao mùa, đặc biệt vào cuối thu đến đầu xuân, dễ lây lan ở nơi đông người như bệnh viện, trường học.
  • Người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ mắc bệnh.


Đâu là địa chỉ uy tín đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019 ?

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn như  như thế nào ?

Bệnh viêm họng do liên cầu được chẩn đoán qua triệu chứng, khám lâm sàng và một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm dịch từ cổ họng để xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sẽ phải thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu.

Phòng tránh để hạn chế bệnh  viêm họng do liên cầu

Áp dụng một lối sống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh viêm họng do liên cầu. Bạn nên lưu ý:

  • Chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tập thể dục để có sức đề kháng tốt.
  • Vệ sinh tay để hạn chế khả năng lây bệnh.
  • Bổ sung vitamin C.
  • Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không sử dụng chung đụng đồ dùng, thức ăn với người bệnh.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Nên dùng thức ăn mềm như súp, cháo, sữa, sữa chua, rau quả nấu chín, trái cây.
  • Hạn chế tiếp xúc thực phẩm, đồ uống lạnh; đồ ăn cay, kích thích.
  • Khi mắc bệnh nên tránh các hoạt động gây lây nhiễm cho người khác như ho, hắc hơi.
  • Lối sống lành mạnh  tránh sử dụng thuốc lá, chất kích thích, bia rượu.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bác sĩ chia sẻ những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể, vậy cơ chế chăm sóc bệnh nhân này như thế nào?

Biến chứng bệnh bạch hầu

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn bệnh bạch hầu là căn bệnh thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng, theo đó viêm cơ tim là biến chứng hay gặp nhất, nhưng chỉ có khoảng 10% là có triệu chứng rõ ràng. Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm vào những ngày đầu của bệnh, nhưng cũng có thể muộn vào tuần 3 đến tuần 5 của bệnh, thông thường hay gặp ở ngày 6 đến ngày 14 của bệnh.

Viêm đa dây thần kinh biến chứng này xuất hiện sớm từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 hoặc muộn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6, biến chứng này chiếm tỷ lệ 10 đến 70% các trường hợp. Bệnh biểu hiện liệt các dây thần kinh: liệt màn hầu, liệt cơ mắt, liệt cơ hoành, liệt chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn… Ngoài ra còn có các biến chứng khác viêm cầu thận hoặc ống thận, bội nhiễm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

Để có chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất thì các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo, người bệnh cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị như sau:  Trung hòa độc tố càng sớm càng tốt, dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Chống bội nhiễm và chống tái phát, đồng thời theo dõi, phát hiện và điều trị các biến chứng, tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo đó chế độ chăm sóc cụ thể như sau:

Làm  giảm khó thở cho bệnh nhân cho bệnh nhân nằm đầu cao trong phòng cách ly, thoáng, ấm áp. Khi bệnh nhân có tình trạng tăng tiết đờm dãi, phải lau và hút đờm dãi cho bệnh nhân, làm lưu thông đường hô hấp. Chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng phụ giúp bác sĩ khi có chỉ định mở khí quản. Khi có mở khí quản phải thay rửa Canyn hàng ngày. Sau khi rút  ống phải theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chỗ mở khí quản như chăm sóc vết thương. Trẻ quấy khóc phải cho an thần để tránh kích thích, gây nguy hiểm cho tim.

Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ sốt: Vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày. Trẻ nhỏ không tự vệ sinh được thì điều dưỡng hoặc người nhà phải vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn. Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh, đủ liều, đúng giờ. Hạ sốt cho trẻ bằng chườm lạnh hoặc thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Theo dõi tình trạng hàng giả hàng ngày để kịp thời chăm sóc và thay đổi thuốc.

Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt… để trẻ đỡ vướng họng, nuốt đỡ đau. Nếu trẻ không muốn ăn phải động viên trẻ và thay đổi món ăn theo sở thích của trẻ. Cho trẻ ăn ít một, chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, xen kẽ với đó là uống sữa và nước hoa quả. Nếu trẻ có liệt màn hầu cho bệnh nhân ăn thức ăn sệt, không quá lỏng vì gây sặc, không đặc vì gây nghiện. Không để bệnh nhân ăn kiêng khem quá kỹ vì như vậy dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Bệnh nhân không nuốt được phải cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày.

Giáo dục sức khỏe trên các trang tin tức Y tế, giải thích cho gia đình bệnh nhân sự nguy hiểm của bệnh, các biến chứng có thể xảy ra để gia đình phối hợp với thầy thuốc trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn, cách theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm, cách phòng biến chứng. Khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, cần hướng dẫn gia đình lưu ý chế độ nghỉ ngơi của trẻ: Trẻ phải nghỉ tuyệt đối tại giường, ít nhất từ 2 đến 3 tuần, có  thể đến 55 ngày trong phòng riêng, thoáng, sáng, yên tĩnh, hạn chế người vào thăm, khám. Cách ly bệnh nhân ít nhất 21 ngày. Ngoáy họng xét nghiệm 3 lần  âm tính mới cho bệnh nhân ra viện.

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh viêm phổi ở người già

Mùa đông là lúc bệnh viêm phổi hoành hành mạnh nhất ở người cao tuổi vì cơ thể vốn yếu ớt cộng thêm ảnh hưởng của thời tiết sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phổi là cơ quan trong cơ thể có nhiệm vụ trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi  và cacbon điôxít từ động mạch phổi ra ngoài qua quá trình hô hấp hít thở. Viêm phổi là hiện tượng tổn thương dẫn đến viêm các phế nang trong phổi, hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi virút, vi khuẩn, vi nấm.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi

Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi. Thời tiết lúc chuyển mùa là điều kiện lý tưởng cho các bệnh hô hấp phát triển, trong đó có viêm phổi. Sau khi nhiễm vi rút đường hô hấp trên, lúc này vi rút làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tấn công phổi.

Phổi bình thường và phổi khi bị viêm

Bình thường đường hô hấp trên có rất nhiều vi khuẩn cư trú nhưng không gây bệnh, khi gặp điều kiên thuận lợi, nhất là lúc sức đề kháng bị suy giảm hoặc mắc bệnh cúm, các vi khuẩn này trở thành đối tượng gây bệnh nguy hiểm. Các chủng vi khuẩn Gram âm (trực khuẩn mủ xanh…) , vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc vi khuẩn liên cầu, mặc dù ít gặp nhưng rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây viêm phổi nặng, khiến bệnh nhân bị suy hô hấp, dẫn tới phải thở máy, thậm chí tử vong.

Vì sao người cao tuổi dễ bị bệnh viêm phổi?

Ở người cao tuổi, các chức năng của cơ thể dần suy giảm, hệ miễn dịch ngày càng kém, dễ trở thành đối tượng của các tác nhân gây bệnh viêm phổi. Theo các chuyên gia, viêm phổi gây ra tử vong 25% ở lứa tuổi trên 65, cứ 20 người lớn tuổi bị viêm phổi thì có 1 người chết.

Nguy cơ viêm phổi sẽ tăng lên ở người cao tuổi bị tai biến nằm liệt giường, đi lại, vận động khó khăn (viêm phổi do ứ đọng các chất tiết kèm theo vi khuẩn) hoặc do tai biến gây sa sút trí tuệ giai đoạn cuối. Người cao tuổi bị các bệnh lý xương khớp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, người già yếu phải nằm một chỗ trong thời gian dài… nhất là khi họ phải ăn uống, hít thở trong tư thế nằm rất dễ mắc bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi nặng.

Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Triệu chứng của bệnh viêm phổi không rõ rệt và rất dễ nhầm với các bệnh thường gặp khác. Người bệnh chỉ bị sốt nhẹ, ít ho thậm chí không ho,  không có đờm hoặc ít đờm nhưng thở nhanh, thở gấp.

Triệu chứng viêm phổi của người già

Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi thường bị sốt, cảm thấy lạnh, ho kèm đờm, khó thở, đau tức ngực khi hít sâu hoặc khi ho. Đôi khi những dấu hiệu đó không xuất hiện mà chỉ cảm thấy mệt mỏi chán ăn vì vậy khó phát hiện và thường nhập viện muộn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi ở người già

Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thuỳ phổi, làm cho người bệnh khó thở, mạch nhanh, có thể  gây xẹp một thuỳ của phổi vì đờm đặc gây tắc phế quản. Bên cạnh đó bệnh viêm phổi còn có thể gây áp xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi, nếu không điều trị đúng cách còn có thể gây ra viêm màng ngoài tim rất nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Không nên tự làm bác sĩ trị bệnh tại nhà. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện các dấu hiện của bệnh viêm phổi cần đến khám ngay tại các bệnh viện. Tốt hơn hết là khám nội tổng hợp hoặc chuyên khoa hô hấp để được điều trị một cách chính xác, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Phòng bệnh viên phổi cho người cao tuổi

Để phòng bệnh viêm phổi và các biến chứng của bệnh, người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Cần giữ vệ sinh hoàn cảnh tốt (nơi ăn, ở, đồ dùng hàng ngày), khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói, bụi,…

Giữ ấm cơ thể để phòng chống bệnh viêm phổi

Hàng ngày cần vệ sinh họng, mũi, miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nếu đeo hàm giả cần vệ sinh hàng tuần. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Người cao tuổi không nên uống rượu, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi và vận động cơ thể hàng ngày tùy theo điều kiện của từng người.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tràn dịch màng phổi- nỗi lo lắng của nhiều người bệnh

Nỗi lo lắng ngày càng nhiều khi bạn mắc tràn dịch màng phổi mà chưa được điều trị dứt điểm. Hãy đọc bài dưới đây để giảm bớt lo lắng của bạn nhé!

Tràn dịch màng phổi có lây không?

Có rất nhiều bậc cha mẹ đang băn khoăn và lo lắng rằng không biết khi mình mắc phải tràn dịch màng phổi có di truyền sang con hay mọi người xung quanh không? Theo các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán rằng tràn dịch màng phổi chỉ lây khi người bệnh mắc tràn dịch màng phổi do lao phổi. Bởi trong đờm người bệnh có rất nhiều vi trùng lao, khi ho và khạc đờm vi trùng lao sẽ được đưa ra ngoài và lây sang mọi người xung quanh và đương nhiên di truyền sang con cái của người bệnh.

Tràn dịch màng phổi có lây không?

Tràn dịch màng phổi khu trú như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, tràn dịch màng phổi được phân theo màu sắc, vị trí khi mắc tràn dịch màng phổi.

Khi phân theo vị trí mắc phải tràn dịch màng phổi thì loại khá nguy hiểm là tràn dịch màng phổi khu trú.

Tràn dịch màng phổi khu trú: dịch màng phổi bị khu trú tại một vị trí nhất định nào đó ở khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi rãnh lên thùy, thể vòm họng, thể trung thất hoặc có thể tràn dịch màng phổi khu trú ở thành ngực.

Ngoài ra, phải kể đến tràn dịch màng phổi tự do: dịch ở khoang màng phổi vô cùng lớn cộng thêm chúng có thể di chuyển tự do mà không bị khoang đóng ngăn

Dấu hiệu bệnh tràn dịch màng phổi

Những dấu hiệu ít biết bệnh tràn dịch màng phổi

Khi người bệnh mắc phải tràn dịch màng phổi thường có những biểu hiện như đau ngực, đau âm ỉ bên tràn dịch, nằm nghiêng về bên đó thì đau tăng.

Người bệnh có thể bị sốt cao ăn không ngon miệng, chán nản hay mệt mỏi làm cơ thể sút cân rất nhanh.

Ho khan, thở nhanh, khi thay đổi tư thế khó thở ngày một

Buồn nôn, đau bụng,chướng bụng

Khi đến cơ sở y tế chụp Xquang phổi người bệnh sẽ thấy hình mờ đậm, đồng đều, dịch thường ở dưới thấp có khi mờ cả hai bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện.

Biến chứng bệnh tràn dịch màng phổi

Hiện nay có khá nhiều bệnh nhân mắc phải tràn dịch màng phổi. Bên cạnh những trường hợp được điều trị dứt điểm thì tồn tại song song với đó là là những di chứng hay biến chứng để lại cho người bệnh.

Nhiễm trùng huyết hay còn gọi là nhiễm trùng máu đây là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng có khả năng đe dạo tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh còn mắc phải một số những biến chứng khác như vỡ vào phổi, phế quản gây áp xe phổi, tràn dịch màng tim…

Cách phòng bệnh tràn dịch màng phổi

Với những bệnh nhân mắc tràn dịch màng phổi nguyên nhân do lao cần phải thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ, thời gian điều trị tuyệt đói không ngừng thuốc sớm khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo kết hợp với những bài tập phuc hồi chức năng.

Tràn dịch màng phổi là căn bệnh hô hấp nên đôi khi việc xác định bệnh này vẫn còn hay nhầm lẫn. Vì vậy, theo tin tức Y tế Việt Nam cập nhật,  để phòng ngừa bệnh này các bác sĩ chuyên khoa cho rằng:cần điều trị sớm, mạnh, đầy đủ và theo dõi sát các bệnh nhân viêm màng phổi để có phương pháp giải quyết tốt nhất và đề phòng các biến chứng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Biến chứng của viêm amidan nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe?

Là một loại bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, có hai loại đó là viêm amidan cấp tính và mãn tính, tuy nhiên trong một số trường hợp nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường.

Biến chứng của viêm amidan nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe?

Những biểu hiện của viêm amidan là gì?

  • Viêm amidan cấp tính:là hiện tượng viêm sung huyết hoặc viêm mủ thường do virut và vi khuẩn gây nên. Bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thiếu niên do sức đề kháng cơ thể còn kém, biểu hiện là sốt cao, có cảm giác rét, hơi thở có mùi hôi, cơ thể đau nhức, cổ họng khô rát, khi ngủ hay khò khè và ho.Nếu để người bệnh sốt quá cao sẽ dẫn tói mê sản, co giật rất nguy hiểm.
  • Viêm amidan mãn tính:sảy ra do amidan bị viêm đi viêm lại nhiều lần, gây nên tình trạng quá phát hoặc xơ teo. Do các hốc amidan chứa nhiều mủ nên người bệnh có hơi thở hôi, đau họng, ho khan, khàn tiếng, một số trường hợp khi ngủ ngáy to và có thể ngừng thở.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan ?

  • Do virut xâm nhập vào cơ thể: toàn bộ phần niêm mạc họng sẽ đỏ, sưng tấy nhưng không có chấm mủ. Virut chủ yếu gây nên viêm amidan cấp tính nên thường được điều trị bằng kháng sinh, kết hợp nghỉ ngơi thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi.
  • Do vi khuẩn từ bên ngoài và bên trong cơ thể gây nên: hai amidan sưng to, có mủ. Trường hợp này cũng chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc là có thể khỏi viêm.
  • Viêm amidan do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: ddooid tượng thường gặp phải là trẻ nhỏ, nếu được chữa đúng thuốc thì sẽ nhanh khỏi, tuy nhiên có thể gây ra các biến chứng như: viêm cầu thận, viêm khớp, dẫn tới thấp tim vô cùng nguy hiểm.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp khi bị viêm amidan

Theo trang tin tức tại Bệnh đường hô hấp được biết: Mỗi năm có hàng nghìn ca mắc viêm amidan, chủ yếu là trẻ nhỏ và vị thành niên. Đây được xem là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên nếu không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ để lại những nguy hiểm rất lớn.

  • Biến chứng tại chỗ: Sưng viêm quanh amidan, đau rát cổ họng gây khó khăn khi ăn uống, có thể nhức mỏi, nóng sốt toàn thân, một số trương hợp mê sản và co giật.
  • Biến chứng kế cận: là do tác động của viêm amidan lây sang các cơ quan lân cận như: viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
  • Biến chứng toàn thân: xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim…thậm chí ngưng thở và tử vong.


Đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy với nhiều ưu đãi

Có thể phòng và điều trị viêm amidan như thế nào?

Để tránh các biến chứng của viêm amidan có thể gây nguy hiểm đến con người thì việc phòng và điều trị kịp thời là hoàn toàn cần thiết.

  • Luôn đảm bảo cơ thể được nạp đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tránh để cơ thể bị lạnh, cảm cúm, nhiễm virut.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và đề kháng cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày.
  • Khi thấy đau họng nên ngậm chanh muối, chanh mật ong để giảm sự đau rát.
  • Nên điều trị các bệnh hô hấp, phế quản, xoang, vì những bệnh này tác động gây nên viêm amidan rất cao.
  • Nếu viêm amidan mãn tính nên đi cắt để điều trị hoàn toàn.

Viêm amidan có thể gây nên những nguy hiểm cho cơ thể người bệnh vì vậy cần có biện pháp kịp thời.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bệnh sởi: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Sởi là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng như sốt, ho, phát ban, mắt đỏ… cực khó chịu. Bệnh nếu không được phòng và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng gây tử vong nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ

 

Bệnh sởi là gì?

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Bệnh sởi là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính và có thể lây chéo từ người này sang người khác. Bệnh do siêu virus gây nên với biểu hiện cụ thể và đặc trưng ở giai đoạn cuối là phát ban toàn cơ thể. Bệnh sởi gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh như: viêm tai giữa, viêm phổi, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não…

Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường gây bệnh trong những tế bào sau cổ họng và phổi. Và bệnh từ đó sẽ lan khắp cơ thể, kể cả hệ hô hấp rồi nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì vậy bệnh sởi rất dễ hình thành dịch trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây bệnh sởi

  • Thông thường mỗi người chỉ 1 lần bị bệnh sởi, chính vì vậy trẻ em trong khoảng từ 1- 5 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh sởi nhất, do hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi rút sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì vậy nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác qua việc nói chuyện, hắt hơi, ho…virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào cũng là một trong những nguyên nhân bị lây nhiễm.
  • Tiếp xúc với người bệnh cũng là một những nguyên nhân gây bệnh sởi phổ biến nhất hiện nay.

Tiêm phòng bệnh sởi

Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi

  • Những người bị bệnh sởi thường có triệu chứng sốt nhẹ cho đến sốt nặng. Trong nhiều trường hợp do sốt cao, người bệnh còn có thể bị nổi hạch khắp cơ thể.
  • Người bệnh thường xuyên bị ho khan, ho gió và ho có đờm, đau cổ họng và đau đầu.
  • Hay bị chảy nước mũi, đau mắt đỏ, không chịu được ánh sáng và sức móng cũng là những triệu chứng nhận biết bệnh sởi.
  • Trên cơ thể người bệnh bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ, có màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ sẽ nổi lên trên khắp cơ thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nóng nhức khắp toàn thân ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ

  • Điều trị theo Tây y

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng với việc săn sóc và nuôi dưỡng. Khi  bị bệnh sởi, người bệnh sẽ được hạ sốt bằng nhiều cách khác nhau, như sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, cũng có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol. Ngoài ra người bệnh sẽ uống orezon và bổ xung nước hoa quả hay vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Điều trị theo Đông Y

Rau diếp cá vị thuốc Đông y chữa bệnh sởi

Ngoài việc điều trị bệnh sởi bằng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các bài thuốc Đông y để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Chỉ với các loại thảo dược tự nhiên như rau ngổ, rau diếp cá, lá canh trâu… nhưng khi kết hợp với nhau, dùng để đun nước tắm cho người bệnh lại làm một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả, lại cực an toàn cho sức khỏe mà người bệnh không nên bỏ qua.

Trên đây là những kiến thức căn bản và đầy đủ nhất về nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị bệnh sởi hiệu quả. Ngoài ra để phòng bệnh một cách hiệu quả, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, kết hợp với việc tập luyện thể thao đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh sởi một cách hiệu quả nhất.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Nguyên nhân gây bệnh sởi

  • Thông thường mỗi người chỉ 1 lần bị bệnh sởi, chính vì vậy trẻ em trong khoảng từ 1- 5 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh sởi nhất, do hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi rút sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì vậy nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác qua việc nói chuyện, hắt hơi, ho…virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào cũng là một trong những nguyên nhân bị lây nhiễm.
  • Tiếp xúc với người bệnh cũng là một những nguyên nhân gây bệnh sởi phổ biến nhất hiện nay.

Tiêm phòng bệnh sởi

Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi

  • Những người bị bệnh sởi thường có triệu chứng sốt nhẹ cho đến sốt nặng. Trong nhiều trường hợp do sốt cao, người bệnh còn có thể bị nổi hạch khắp cơ thể.
  • Người bệnh thường xuyên bị ho khan, ho gió và ho có đờm, đau cổ họng và đau đầu.
  • Hay bị chảy nước mũi, đau mắt đỏ, không chịu được ánh sáng và sức móng cũng là những triệu chứng nhận biết bệnh sởi.
  • Trên cơ thể người bệnh bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ, có màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ sẽ nổi lên trên khắp cơ thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nóng nhức khắp toàn thân ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ

  • Điều trị theo Tây y

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng với việc săn sóc và nuôi dưỡng. Khi  bị bệnh sởi, người bệnh sẽ được hạ sốt bằng nhiều cách khác nhau, như sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, cũng có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol. Ngoài ra người bệnh sẽ uống orezon và bổ xung nước hoa quả hay vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Điều trị theo Đông Y

Rau diếp cá vị thuốc Đông y chữa bệnh sởi

Ngoài việc điều trị bệnh sởi bằng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các bài thuốc Đông y để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Chỉ với các loại thảo dược tự nhiên như rau ngổ, rau diếp cá, lá canh trâu… nhưng khi kết hợp với nhau, dùng để đun nước tắm cho người bệnh lại làm một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả, lại cực an toàn cho sức khỏe mà người bệnh không nên bỏ qua.

Trên đây là những kiến thức căn bản và đầy đủ nhất về nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị bệnh sởi hiệu quả. Ngoài ra để phòng bệnh một cách hiệu quả, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, kết hợp với việc tập luyện thể thao đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh sởi một cách hiệu quả nhất.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Khi điều trị viêm họng có nên cắt amidan hay không?

Thực tế hiện nay nhiều cha mẹ được khuyến cáo rằng nên cắt amidan cho con để hạn chế vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm hầu họng, tuy nhiên sau khi cắt xong đó là điều đúng hay sai?

Khi điều trị viêm họng có nên cắt amidan hay không?

Viêm họng không cần cắt amidan

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Viêm họng có thể gây sưng amidan nhưng không phải hễ cứ viêm họng là do amidan sưng. Do đó, việc cắt amidan không có tác dụng để phòng viêm họng.

Nhiều người cứ nghĩ viêm họng là do sưng amidan nhưng không phải trong trường hợp nào cũng vậy. Viêm họng cũng có thể do cảm lạnh, cảm cúm, uống đá lạnh, vi khuẩn xâm nhập…Việc cắt amidan không hề có tác dụng phòng và điều trị viêm họng.

Amidan là tổ chức lympho ở vùng hầu họng nó nằm ở hai bên lưỡi gà. Nó là bộ phận bảo vệ vùng hầu họng để chống nhập lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào bảo vệ vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi. Sau đó hết tuổi dậy thì mức độ bảo vệ giảm dần và không hoạt động mạnh nữa. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm khiến cho amidan bị sưng lên gây viêm hầu họng sốt cao và cản trở đường thở.

Trong khi đó họng cũng nằm cạnh amidan nhưng không phải lần nào viêm họng cũng bị viêm amidan và ngược lại. Việc điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh thích hợp kết với thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống ho, thuốc giảm tiết đờm…Không cần phải cắt amidan cũng điều trị được.

Cha mẹ cần lưu ý tình trạng bệnh của con để điều trị phù hợp

Khi nào nên cắt amidan?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn như sau: Việc cắt amidan sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Nếu như trước đây bệnh nhân phải trên 4 tuổi bác sĩ mới chỉ định cắt amidan. Thì nay các bác sĩ khuyến cáo nên cắt amidan ngay trong các trường hợp sau:

  • Amidan quá to làm rối loạn hệ hô hấp. Trẻ xuất hiện những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, trẻ khó thở, thở co kéo hoặc rút lõm lồng ngực.
  • Trẻ bị viêm amidan với triệu chứng sốt, đau họng, nổi hạch cổ và sưng đỏ lặp lại 5-7 lần 1 năm trong 2 năm liên tiếp.
  • Trường hợp viêm amidan gây sốt động kinh ở trẻ. Nguyên nhân do sốt cao tác động lên.
  • Amidan được sinh thiết trong một số trường hợp.
  • Khi xét nghiệm dịch hầu họng tìm thấy liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A.

Tình trạng viêm amidan có thể xuất hiện vài ba lần trong đời, tiuy nhiên sẽ ảnh hưởng không ít tới sinh hoạt củ trẻ, nhưng nếu không quá nghiêm trọng thì các bạn không cần làm thủ tục cắt amidan.

Nguồn: Bệnh học

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Nguyên nhân của bệnh viêm họng và hướng điều trị bệnh như thế nào?

Khi đau họng khiến bạn khó chịu, ăn uống khó nuốt, đau những không quá nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh và điều trị như thế nào?

Nguyên nhân của bệnh viêm họng và hướng điều trị bệnh như thế nào?

Những triệu chứng thường gặp của viêm họng, đau họng

– Đau cổ họng, khó nuốt
– Đau tai
– Họng khô rát, khó chịu
– Cổ họng đỏ
– Amidan sưng
– Sốt cao
– Có hạch ở cổ
– Hơi thở hôi.

Nguyên nhân gây viêm họng, đau họng là gì?

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội cho biết: 90% viêm họng là do nhiễm virus và 10% là nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Đau họng do nhiễm virus: 

Có rất nhiều loại virus có thể gây đau họng, bao gồm cả virus gây cảm lạnh, cúm và virus Epstein-Barr – nguyên nhân gây sốt viêm tuyến bạch cầu. Nhiễm virus có thể do các giọt trong không khí do ho và hắt hơi, không rửa tay.

Các bác sỹ thường không kê đơn thuốc kháng sinh nếu viêm họng là do nhiễm virus, vì thuốc kháng sinh không làm giảm các triệu chứng của bệnh, hoặc tăng tốc độ phục hồi bệnh. Đau cổ họng thường hết trong vòng 1 tuần. 

Viêm họng do vi khuẩn:

Trong số các vi khuẩn gây viêm họng, vi khuẩn nhóm A là phổ biến nhất. Các triệu chứng liên quan đến viêm họng do vi khuẩn gồm: Sốt cao, amidan có mủ, nổi hạch bạch huyết mềm ở cổ. Thời kỳ ủ bệnh đến khi bệnh bùng phát tốt đa là 4 ngày. 

Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu bác sỹ nghĩ rằng bạn bị viêm họng do vi khuẩn. Ở một số ít bệnh nhân, viêm họng do vi khuẩn được điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin (ví dụ Erythroped) trong trường hợp dị ứng penicillin.

Có thể bác sĩ sẽ lấy mẫu tăm bông hoặc xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây viêm họng.

Nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Điều trị viêm họng, đau họng như thế nào? 

Trong phần lớn các trường hợp, viêm họng là do nhiễm virus, có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt nếu bị sốt cao.

Dưới đây là cách giúp làm dịu cơn đau họng, bạn nên thực hiện ngay: 

– Uống nhiều nước;
– Ăn thức ăn mềm;
– Súc miệng bằng nước muối;
– Nghỉ ngơi nhiều. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn chẳng hạn như thuốc xịt có chứa chất khử trùng, thuốc gây tê để làm tê khu vực bị đau và làm sạch cổ họng. Những loại thuốc này có thể mua dễ dàng mà không cần phải kê đơn, tuy nhiên, bạn nên nhờ bác sỹ hoặc dược sỹ tư vấn. 

Bị đau họng, viêm họng khi nào nên lo lắng?

Thông thường, đau cổ họng không gây rắc rối lớn và chỉ kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng các biến chứng sau có thể phát sinh: 

– Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra ở tai giữa (viêm tai giữa), xoang hoặc ngực. 
– Nếu là viêm họng liên cầu khuẩn, bạn có thể bị nổi ban đỏ (sốt tinh hồng nhiệt). 
– Một biến chứng không phổ biến là apxe họng, thường chỉ ở một bên. 
– Trong trường hợp hiếm, các bệnh như sốt thấp khớp hoặc viêm cầu thận cũng có thể xảy ra. 

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tăng huyết áp có phải là rào cản của cuộc sống ?

Theo Hội Tim mach học Việt Nam, tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140 mmHg và /hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg.

Tăng huyết áp có phải là rào cản của cuộc sống ?

Bệnh thường gặp tăng huyết áp có là rào cản cuộc sống không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hiện có khoảng 1 tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp.

Theo các chuyên gia Y Dược tại Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Năm 2016, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5%. Trước những thách thức gánh nặng bệnh tật toàn cầu của tăng huyết áp, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Tăng huyết áp thế giới (ISH) đã lấy ngày 17/5 hàng năm là Ngày phòng, chống tăng huyết áp thế giới.

Vì thế, mỗi bệnh nhân tăng huyết áp trên thế giới không đơn độc trong cuộc sống của họ.

Thay đổi lối sống làm cho việc điều trị và theo dõi bệnh trở nên dễ dàng hơn với người tăng huyết áp.


Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy chỉ cần tốt nghiệp THPT

Những việc cần làm trước tiên khi được chẩn đoán tăng huyết áp là gì?

Nhận thức đúng về bệnh tật: Người bệnh thường có 2 trạng thái chính khi biết mắc bệnh tăng huyết áp: lo lắng quá mức và thờ ơ.

Cả 2 trạng thái này đều không tốt và đều làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị: lo lắng quá mức gây căng thẳng tâm lý, hạn chế hoạt động, ảnh hưởng đến huyết áp cũng như cuộc sống người bệnh; trong khi, thờ ơ với bệnh tật làm giảm sự tuân thủ điều trị tối ưu, khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Vì vậy cần có nhận thức đúng đắn về bệnh:

  • THA là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, có đến 95% là vô căn.
  • Hoàn thoàn không lây nhiễm, không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được.
  • Chung sống được lâu dài với bệnh nếu kiểm soát tốt.
  • Căn bệnh hoàn toàn không phải rào cản ngăn chặn người bệnh hòa nhập với cộng đồng.

Thay đổi lối sống là phương pháp điều trị đầu tiên: bỏ hút thuốc lá, thay đổi chế độ ăn với giảm muối và tăng cường rau xanh, tăng cường tập luyện thể dục và thoải mái về tinh thần.

Tuân thủ điều trị và theo dõi định kỳ:  khám bác sĩ định kỳ, sử dụng thuốc theo ý kiến của chuyên gia, đo huyết áp thường xuyên tại nhà. Tránh nghe theo những lời khuyên không có căn cứ khoa học như sử dụng vòng đeo kiểm soát huyết áp.

Chia sẻ cùng người thân: sự động viên và hỗ trợ của gia đình là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Họ có thể khuyến khích bạn chăm sóc bản thân, nhắc bạn dùng thuốc đúng giờ, đưa bạn đi khám hoặc tham gia vào một chương trình tập thể dục cùng bạn để giữ ổn định huyết áp.

Học tập kinh nghiệm từ những người bệnh khác: tạo lập một cộng đồng những người tăng huyết áp để cũng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết trong điều hòa cuộc sống.

Mỗi bệnh nhân có thể thực hiện được những điều trên đây không hề khó khăn, giúp cho  tăng huyết áp không bao giờ là rào cản của cuộc sống.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Những điều cần biết về Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu bạn hay tỉnh giấc về đêm với cảm giác khó thở, kích thích, lo lắng, thở gấp, ban ngày mệt mỏi, uể oải thì có thể bạn đã mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

 Những điều cần biết về Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một trong những bệnh thường gặp ở người trưởng thành nhưng lại không được nhận biết rõ rệt. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 26% dân số người đang có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.  Hội chứng này được hình thành do thói quen sinh hoạt không điều độ, gây ra những biểu hiện tiềm ẩn ảnh hưởng đến não bộ.

Định nghĩa Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một loại ngưng thở khi ngủ thường gặp nhất và thường do đường hô hấp trên tắc nghẽn.

Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

– Ngáy và ngủ ngày nhiều.

  • Ngủ ngáy kèm theo ngưng thở hoặc tiếng thở gấp,tiếng khịt mũi,thở gấp,nghẹt thở
  • Ngày buồn ngủ,ngủ gật khi xem tivi,sách báo.

– Thức giấc nhiều về đêm.

– Ngừng thở, ngạt thở về đêm.

– Thức dậy nhưng không cảm thấy khỏe.

– Giảm trí nhớ và giảm sự tập trung.

– Thể trạng béo phì với chỉ số BMI > 27.

– Khám tai mũi họng có thể thấy bất thường về lỗ mũi,vách ngăn,xoăn mũi,phì đại amidan,lưỡi ,lưỡi gà,…

Ngáy và ngủ ngày nhiều là một trong những triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Ai có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh hô hấp trả lời trên Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những trường hợp dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ:

  • Người mắc bệnh béo phì: béo phì là yếu tố nguy cơ cao nhất mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là tỉ lệ người có BMI> 28.
  • Nam giới có nguy cơ mắc cao gấp 2 lần nữ giới.
  • Cổ to: nam giới có chu vi cổ > 43 cm,nữ trên 38 cm
  • Những trường hợp gặp bất thường đường hô hấp trên: lệch vách ngăn,quá phát amidan,lưỡi lớn,lưỡi gà lớn,hạ họng hẹp,khối u,sau phẫu thuật xạ trị vùng họng.
  • Phẫu thuật tuyến giáp tổn thương hệ cơ hô hấp.
  • Người thường xuyên uống rượu,hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
  • Người mắc một số bệnh dị ứng và bệnh gây nghẹt mũi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngày nay để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ. Bệnh nhân có tiêu chuẩn A hoặc B, cộng với tiêu chuẩn C. Trong đó:

  • Buồn ngủ quá nhiều ban ngày không do các yếu tố khác có thể giải thích được.
  • Có hai hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau mà không do các yếu tố khác gây nên: Choàng dậy hoặc thở gấp khi ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi ban ngày, giảm độ tập trung.
  • Đa ký giấc ngủ có từ 5 lần giảm thở/ngừng thở trong 1 giờ khi ngủ. Các lần này có thể giảm thở hoặc ngừng thở hoặc thức dậy do tăng cường độ hô hấp.

Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu đã chứng minh hội chứng này làm gia tăng tỷ lệ các biến cố tim mạch, có thể gây ra đột tử về đêm, đa số gặp các bệnh như:

  • Tăng huyết áp;
  • Xơ vữa mạch cảnh;
  • Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ,nhịp nhanh,..
  • Tai biến mạch máu não.

Sử dụng thiết bị miệng để khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ

Khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ

Các bác sĩ chuyên khoa bệnh học cho biết, các khắc phục đơn giản chứng ngưng thở khi ngủ có thể kể đến như:

– Phương pháp thở áp lực dương liên tục: duy trì một áp lực dương trong đường thở tránh tình trạng xẹp đường hô hấp trong khi ngủ.

– Phương pháp phẫu thuật: nhằm mở rộng các chỗ hẹp, tạo hình phần bất thường, thu nhỏ kích thước các cơ quan quá phát kích thước.

– Phương pháp khác với người mắc bệnh ở mức độ nhẹ:

  • Thay đổi tư thế ngủ
  • Giảm cân
  • Liệu pháp oxy
  • Liệu pháp hành vi

-Thiết bị miệng: thiết bị giúp đưa hàm ra phía trước và mở rộng đường thở.

Việc ngưng thở khi ngủ thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, dẫn đến những nguy cơ đột quỵ, đau tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, giảm trí nhớ… Ngưng thở khi ngủ còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Để phòng tránh hội chứng này, cần phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Tập luyện thể thao cũng là một trong những biện pháp cải thiện giấc ngủ và sức khỏe.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Exit mobile version