Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là bệnh gì?

Số bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ngày một tăng cao. Vậy bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là bệnh gì?

Nguyên nhân gây tắc nghẽn phổi mãn tính là gì ?

Mặc dù nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn phổi mãn tính là khói thuốc lá, có một số yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm cho tắc nghẽn phổi mãn tính trở cần tồi tệ hơn, bao gồm phơi nhiễm môi trường và yếu tố di truyền. Ví dụ, tiếp xúc nhiều với bụi tại nơi làm vấn đề, hóa chất và ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời (bao gồm khói củi hoặc chất đốt sinh khối) có thể góp phần gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính.

Một số đối tượng không có những phơi nhiễm này mà vẫn mắc tắc nghẽn phổi mãn tính. Thầy thuốc cũng không hoàn toàn hiểu tại sao một số đối tượng hút thuốc không bao giờ mắc tắc nghẽn phổi mãn tính và một số đối tượng không bao giờ hút thuốc nhưng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính có lẻ do những yếu tố di truyền có vai trò trong vấn đề phát triển tắc nghẽn phổi mãn tính.

Triệu chứng của bệnh COPD

Làm thế nào giúp bản thân biết mắc tắc nghẽn phổi mãn tính?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh lý hô hấp tắc nghẽn phổi mãn tính bao gồm khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất, ho, khò khè, mệt mỏi và/ hoặc tiết ra chất nhầy dai dẵng. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn cần nói chuyện với Thầy thuốc. Một số đối tượng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính sớm có thể không nhận biết có thể những triệu chứng của bệnh này. Những đối tượng có nguy cơ mắc tắc nghẽn phổi mãn tính cần có thể làm những xét ngiệm.

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm kiểm tra hơi thở (kiểm tra chức năng phổi) có thể gọi là hô hấp ký. Cách này đo khả năng thở ra của bạn và có thể phát hiện xem đường thở của bạn có mắc hẹp hay không. (Xem tờ thông tin người bệnh của ATS về Kiểm tra chức năng phổi).

Làm thế nào giúp thầy thuốc biết một đối tượng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính?

Thầy thuốc chẩn đoán tắc nghẽn phổi mãn tính dựa trên sự kết hợp của những triệu chứng và kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm quan trọng giúp xác định một đối tượng mắc tắc nghẽn phổi mãn tính là hô hấp ký.

Những thay đổi của tắc nghẽn phổi mãn tính cũng có thể có thể nhìn thấy trên X-quang ngực hoặc CT scan ngực. Khi thầy thuốc đã xác định rằng bạn mắc tắc nghẽn phổi mãn tính, thầy thuốc có thể yêu cầu những xét nghiệm khác giúp đánh giá tình trạng hô hấp của bạn khi ngủ và khi vận động. Bao gồm cả vấn đề xem xét mức độ bão hòa oxy của bạn.

Bệnh COPD có thể chữa khỏi không?

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính có thể chữa trị như thế nào?

Chữa trị bệnh chuyên khoa hô hấp tắc nghẽn phổi mãn tính trước nhất và quan trọng nhất ở đối tượng hút thuốc là từ bỏ hút thuốc. Đã có thuốc và những cách chữa trị khác giúp chữa trị vấn đề nghiện nicotine và giúp bạn bỏ thuốc lá.

Giúp có thêm thông tin về vấn đề cai thuốc lá, xem thông tin cho người bệnh của ATS thuốc lá. Thuốc giúp làm giảm những triệu chứng của tắc nghẽn phổi mãn tính và giúp ngăn ngừa đợt bùng phát của những triệu chứng (có thể gọi là những đợt kịch phát). Vốn có thể dẫn đến mất thêm chức năng phổi. những nhóm thuốc bao gồm những nhóm sử dụng giúp mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản), giảm sưng ở đường thở (thuốc chống viêm, như steroid) và/ hoặc chữa trị nhiễm trùng (kháng sinh).

Theo benhhoc.edu.vn tổng hợp

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Một loại hoa quen thuộc chữa tận gốc viêm xoang

Trong khi nhiều người phải bó tay chấp nhận sống chung với viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì nụ hoa Tân di chính là vị thuốc cứu tinh.

 

Một loại hoa quen thuộc chữa tận gốc viêm xoang

Viêm xoang có sợ hãi như mọi người nghĩ không?

Ô nhiễm không khí, môi trường là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Theo thống kê, khoảng 25-30% bệnh nhân đến khám tai – mũi – họng mắc viêm xoang. Ngoài việc khiến bệnh nhân nghẹt mũi, đau nhức vì chảy mủ, khi để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não… gây mù vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Trong tây y, ngoài thông rửa, bệnh nhân sẽ được chỉ định kháng sinh hoặc phẫu thuật. Còn trong đông y, Tân di được xem là vị thuốc cứu tinh để chữa xoang.

Theo Giảng viên YHCT công tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tân di chính là búp của cây hoa Mộc lan, tên khoa học là Magnolialiliflora Desr, hay có tên khác là Bạch mộc liên, Ứng xuân hoa, Ngọc lan hoa, Vọng xuân hoa, Khương phác hoa…

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hóa học của Tân di có chứa tới 0,5-2,86% tinh dầu, ngoài ra còn có eugenol, foeniculin, magnoflorine, falvonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamine A, alkaloid… là những chất rất hữu hiệu trong điều trị bệnh xoang mãn tính.

Tân di có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, giúp thông tắc các lỗ tự nhiên, đặc trị các bệnh vùng mũi.

Các tác dụng dược lý phong phú khác phải kể đến là giúp tăng cường lưu lượng máu, giảm đau, chống viêm, ức chế virus cúm và một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn típ A, trực khuẩn lỵ; chống dị ứng, kháng nấm, chống dị ứng, hạ huyết áp, kích thích cơ trơn tử cung, cơ trơn thành ruột…

Bật mí những bài thuốc hay từ tân di chữa viêm xoang

Các bài thuốc chữa viêm xoang từ Tân di đạt hiệu quả bất ngờ đối với người bệnh

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ các bài thuốc viêm xoang từ tân di như sau:

  • Chữa viêm mũi, viêm xoang: Tân di, cỏ ngũ sắc lượng bằng 1/3, sắc lấy nước nhỏ mũi hoặc cho vào bình xịt mũi ngày 3 lần. Hoặc: Tân di 12g, trứng gà 3 quả. Luộc trứng cùng tân di, luộc xong ăn trứng, uống nước, bỏ bã Tân di.
  • Chữa viêm xoang mãn: Tân di 20g, Nga bất thực thảo 5g, đem 2 vị này ngâm với nước trong 4-8 giờ, sau đó chưng cất lấy nước nhỏ mũi vài lần trong ngày.
  • Chữa viêm xoang có mũi sung nề, tắc ngạt: Tân di 9g, Ké đầu ngựa 15g, Bạc hà 6g, sắc lần đầu lấy nước uống, sau đó sắc tiếp bã thuốc, lấy nước cô thật đặc rồi trộn với nước ép hành củ (Thông bạch) để nhỏ mũi.
  • Chữa ngạt mũi, giảm hoặc mất khả năng ngửi: Dùng Bồ kết, Tân di, Thạch xương bồ lượng bằng nhau, tất cả tán mịn, thổi nhẹ hoặc rắc vào trong mũi.
  • Chữa mũi tắc do thấp trọc: Dùng bài thuốc Khung cùng tán (Theo “Chứng trị chuẩn thằng”), gồm các vị Xuyên khung, Tân di mỗi thứ 50g, Tế tân 30g , Mộc thông 15g tán nhỏ thổi nhẹ hoặc rắc vào trong mũi.
  • Chữa mũi sưng, mọc mụn ngứa bên trong (theo “Mậu thị phương tuyến”): Dùng Tân di, Hoàng liên sao qua, tán nhỏ, hòa với nước đun sôi để nguội, uống.
  • Chữa chảy nước mũi, Polyp mũi (theo “Dương y đại toàn”): Tân di (bỏ lông) 200g, Tang bạch bì (Chích mật) 200g, Chi tử 50g, Chỉ thực 100g, Cát cánh 100g, Bạch chỉ 100g. Các vị nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g, uống cùng nước sắc củ cải.

Để thu hái được thuốc chất lượng, cần hái nụ Tân di vào mùa xuân, cắt bỏ cành cây, phơi trong bóng râm (âm can), loại bỏ phần vỏ lông bên ngoài (mao xạ phế, lệnh nhân khái – lông của Tân di vào phế kích thích gây ho) hoặc bọc vải khi sắc, khi dùng cần sao qua.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Những điều bạn nên biết về căn bệnh tràn dịch màng phổi.

Có rất nhiều thắc mắc rằng tràn dịch màng phổi có lây không hay có bị di truyền không từ bố mẹ sang em bé hay không? Hãy đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Biến chứng tràn dịch màng phổi

Hiện nay theo thống kê của Bộ Ytế có khá nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp nhưng bệnh tràn dịch màng phổi là căn bệnh thường gặp nhất tràn dịch màng phổi. Có những trường hợp là lành tính có thể điều trị hết nhưng song song với đó là những trường hợp ác tính để lại cho người bệnh những di chứng và biến chứng nghiêm trọng như phù phổi hay nhiễm trùng phải điều trị lại nhiều lần thậm chí cướp mất đi cuộc sống của họ.

                   Những điều ít biết tràn dịch màng phổi ở trẻ sơ sinh

Tràn dịch màng phổi ở trẻ sơ sinh

Phổi trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương và bất kỳ một đứa trẻ sơ sinh nào cũng có thể xuất hiện tràn dịch màng phổi. Những yếu tố nguy cơ cao khiến trẻ bị tràn dịch màng phổi bao gồm:

Sinh non: khi sinh non mô phổi của bé rất dễ tổn thương và phế nang dễ vỡ hơn. Khi trẻ sinh non cơ thể sức đề kháng của bé cũng yếu hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy nguy cơ tràn dịch màng phổi ơ bé sẽ cao hơn.

Hít phải phân su: những đứa trẻ hít phải phân su trong quá trình sinh làm bé rất yếu. Phân su được bịt đường thở nên khi không khí đi vào nhưng lại không đi ra khỏi phổi được. Đây cũng là nguy cơ bé mắc phải tràn dịch màng phổi.

Khi bé mới sinh lượng ô-xi và quá trình hô hấp của bé rất yếu nên dễ bị vi khuẩn hay vi rút gây hại làm tổn thương.

                            Những dấu hiệu tràn dịch màng phổi

Nguyên nhân tràn dịch màng phổi

Theo các bác sĩ chuyên khoa người bệnh mắc tràn dịch màng phổi có rất nhiều nguyên nhân.

Tràn dịch màng phổi do lao là nguyên nhân thường gặp nhất. Đây là hội chứng nguy hiểm cần điều trị sớm để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu người bệnh điều trị sớm và dứt điểm thì sẽ không bị tái phát cũng như lây sang mọi người xung quanh.

Tràn dịch màng phổi do lao kết hợp lao phổi đây là hội chứng rất nguy hiểm bởi trong đờm người bệnh có rất nhiều vi trùng lao. Khi ho, khạc đờm, vi trùng lao sẽ được đưa ra ngoài và lây sang mọi người xung quanh và đương nhiên sẽ di truyền sang em bé.

Tràn dịch màng phổi do sán lá phổi: lượng dịch nhiều, có thể tìm thấy trứng sán trong dịch màng phổi hoặc tròn đờm.

Tràn dịch màng phổi do suy tim sung huyết. Người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch, suy tim gây phù hai chân đái ít, khó thở, lượng dịch ít và có màu trong vắt.

Ngoài ra, người mắc bệnh này do một số nguyên nhân khác như xơ gan, cổ chướng, do các hội chứng chấn thương…

                          Những nguyên nhân tràn dịch màng phổi

Triệu chứng tràn dịch màng phổi

Khi người bệnh mắc bệnh này sẽ cảm thấy đau ngực- đau âm ỉ phía trên tràn dịch, nhất là khi nằm nghiêng về phía bên đó thì sẽ đau tăng lên.

Khó thở,sốt cao về ban ngày,tiết mồ hôi về ban chiều đôi khi người ta nhầm tưởng rằng viêm phổi nhưng thực chất là tràn dịch màng phổi gây lên.

Ho khan- những cơn ho kéo dài kèm theo khạc ra máu lẫn đàm làm cơ thể bị suy kiệt,mệt mỏi.

Ăn không ngon miệng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi không muốn làm việc.

Phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi

Để điều trị dứt điểm tràn dịch màng phổi, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để chọc hút dịch làm xét nghiệm để tháo bớt dịch bệnh cho bệnh nhân dễ thở hoặc rửa màng phổi.

Nếu trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn đầu chỉ cần theo dõi kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ điều trị kê đơn.

Sau khi điều trị hết tràn dịch màng phổi để tránh hiện tượng tái phát người bệnh cần phải tiến hành tập thở, cho thuốc chống dính để tránh dày dính màng phổi. Kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể điều trị dứt điểm tràn dịch màng phổi.

Qua những chia sẻ của y tế Việt Nam trên đây mong rằng giúp bạn có thể giảm bớt những lo lắng hay băn khoăn về bệnh tràn dịch màng phổi.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Chế độ dinh dưỡng bạn cần biết khi mắc tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là gì? Nếu mắc phải căn bệnh này thì chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý? Hãy dành vài phút của bạn để đọc bài bài dưới đây tôi tin chắc bạn sẽ có có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với bạn.

 

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của hệ hô hấp. Được hiểu là tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành ngực vượt quá mức cho phép ở khoang màng phổi từ đó gây nên những biến đổi lâm sàng.

Tràn dịch màng phổi ở bé cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng tuy nhiên nếu bé mắc phải tràn dịch màng phổi lại là mối nguy hiểm hơn so với những đối tượng khác. Vậy khi bé mắc tràn dịch màng phổi thi chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?

Nếu bé bị tràn dịch màng phổi nên bổ sung những thực phẩm tươi sống, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm tự nhiên chứa ít. Tuy nhiên nếu phổi của bé tích tụ quá nhiều chất lỏng thì phải cần hạn chế uống nước trái cây.

Để kiểm soát dịch phổi các bậc cha mẹ nên cho bé ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày kèm theo hai bữa phụ. Bữa chính nên có đầy đủ tinh bột, chất xơ, protein, chất xơ và các vitamin…

Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng mỗi ngày nên bổ sung 4-5 ly nước bao gồm nước trái cây,sữa… để hỗ trợ điều trị tràn dịch màng phổi.

Tràn dịch màng phổi ở trẻ em

Tràn dịch màng phổi nên kiêng gì?

Người bị mắc tràn dịch màng phổi cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều natri và những thực phẩm đóng gói, đông lạnh và những thực phẩm chế biến sẵn.

Hạn chế uống những đồ uống có ga, cồn hay các chất kích thich như thuốc lá, rượu bia.

Không ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên, nướng hoặc những đồ cay nóng vì nó làm dễ kích thich niêm mạc.

Không nên chế biến những món ăn mặn tăng lượng natri làm ảnh hưởng việc điều trị tràn dịch màng phổi.

Những nguy hiểm của tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là một hội chứng nguy hiểm. Khi mắc phải căn bệnh này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh như suy nhược cơ thể, chán ăn thậm chí là nguyên nhân gây lên tràn dịch màng tim, nhiễm trùng huyết hoặc nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi căn bệnh hô hấp vì vậy để phòng ngừa nó là điều hơi khó khăn. Cách duy nhất để bạn tránh căn bệnh này thường xuyên khám định kỳ để bạn có thể phát hiện và điều trị sớm nhất.

Cách phòng ngừa bệnh tràn dịch màng phổi

Khi mắc phải tràn dịch màng phổi cần điều trị sớm, nhanh, dứt khoát, mạnh  để loại bỏ căn bệnh này

Thật vậy, sự nguy hiểm của tràn dịch màng phổi luôn là mối nguy hiểm khó lường. Người bệnh cần có phương pháp điều trị đúng cách để có thể điều trị kịp thời.

Theo chia sẻ của y tế Việt Nam, sức khỏe luôn là tài sản quý giá. Nếu bạn muốn có một tài sản khổng lồ về vật chất lẫn tinh thần thì điều đầu tiên bạn nên làm đó là hãy bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy đọc bài này và chia sẻ cho những người xung quanh của bạn nhé

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Những Điều Chưa Biết Về Bệnh Viêm Xoang

Bệnh viêm xoang thường gây ra bởi loại virus và thường kéo dài sau khi các triệu chứng về đường hô hấp trên đã hết. Ít khi nấm hoặc vi khuẩn có thể gây ra viêm xoang.

Bạn biết gì về bệnh viêm xoang?

Bệnh viêm xoang có những loại nào?

Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm nhiễm trong 1 khoảng thời gian ngắn. Quá trình nhiễm trùng cấp tính này thường là một phần của bệnh cảm lạnh hay dị ứng. Nếu tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 8 tuần, hoặc tái xuất hiện, điều đó cho bạn biết rằng bạn đã mắc viêm xoang mãn tính.

Viêm  xoang mãn tính và cấp tính có nhiều triệu chứng giống nhau. Cách tốt nhất để nhận biết chính xác bạn đã vị viêm xoang và tìm ra nguyên nhân để có các phương pháp điều trị là đi khám tại cơ sở chữa bệnh chuyên khoa.

Những triệu chứng cơ bản của bệnh viêm xoang.

  • Đau đớn

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xoang và cũng là khó chịu nhất là đau đớn. Bạn có 4 xoang khác nhau ở trên và dưới mắt của bạn, và phía sau mũi. Bất cứ xoang nào cũng có thể bị viêm nhiễm gây đau nhức.

Viêm và sưng tấy trong xoang gây ra cảm giác đau đớn với sức ép nặng nề. Bạn có thể cảm thấy đau ở trán, hai bên mũi, ở hàm trên và răng, hoặc giữa hai con mắt.

  • Chảy dịch mũi

Chảy nước mũi cũng là triệu chứng khó chịu không kém. Khi bạn bị viêm xoang, bạn sẽ phải xì mũi thường xuyên khi các chất dịch tiết ra ứ đọng trong các xoang quá nhiều, nó có thể ở dạng trong, màu xanh hoặc vàng, lỏng hoặc đục.

Chất dịch có thể chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau đó xuống cổ họng của bạn, gây ra ngứa và ho. Đây gọi là “chảy dịch mũi sau”.

  • Tắc nghẽn gây khó thở

Các xoang bị viêm của bạn cũng có thể có các vấn đề với “hệ thống thông khí”, sự viêm nhiễm gây ra sưng tấy trong xoang và mũi gây cản trở việc hô hấp bằng mũi. Do tắc nghẽn, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết mùi và vị.

  • Bị những cơn đau đầu

Bệnh viêm xoang sẽ khiến bạn bị những cơn đau đầu nặng.

Áp lực không ngừng và sưng tấy trong xoang gây ảnh hưởng đối với hộp sọ và khiến cho bạn chịu những cơn đau đầu nặng. Những cơn đau có thể xuất hiện ở những nơi bạn không hề muốn: đau tai, đau răng, đau ở hàm và má của bạn.

Cơn đau đầu thường khó chịu nhất vào buổi sáng vì tất cả các chất dịch lỏng đã được tích tụ khi bạn không thể đẩy chúng ra ngoài trong giấc ngủ. Bạn cũng có thể trải qua quá trình xấu đi của các cơn đau đầu khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.

  • Gây ra những cơn ho

Khi các chất dịch chảy xuống cổ họn, nó có thể gây ra rất nhiều vấn đề, có khi là trong một khoảng thời gian dài. Điều này dẫn đến những cơn ho dai dẳng và khó chịu nơi cổ họng.

Những cơn ho do bệnh viêm xoang là tình tiết tăng nặng đặc biệt vì nó có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm, khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. Ngồi thẳng đứng để ngủ có thể giúp làm giảm tần suất và cường độ của các cơn ho. Tất nhiên, bạn đừng mong đợi mình  có thêm nhiều “những giấc mơ đẹp” trong tình trạng này.

  • Bị đau họng

Khi các chất dịch chảy xuống cổ họng của bạn, nó gây đau và ngứa ngáy. Ban đầu, đó chỉ là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhưng nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài trong một vài tuần hoặc lâu hơn, chất dịch nhầy có thể gây ra viêm họng, dẫn đến cổ họng đau đớn.

Khi nào bạn cần đi khám bệnh chuyên khoa?

Hay đi khám bác sĩ ngay khi sức khỏe của bạn có vấn đề.

Bất cứ khí nào bạn không chắc chắn về những gì đang diễn ra với sức khỏe của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ. Đặc biệt trong trường hợp bạn bị sốt khi tình trạng viêm xoang kéo dài trong nhiều tuần và tiếp tục trở lại. Sốt không phải là một triệu chứng đặc trưng của cả hai loại viêm xoang cấp và mãn tính, nhưng nó có thể xảy ra. Bạn có thể có một điều kiện cơ bản nào đó gây ra sự viêm nhiễm mãn tính của bạn, trong trường hợp này bạn có thể sẽ cần điều trị đặc biệt.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Viêm Phế Quản Cấp – Bệnh Nguyên Và Cách Điều Trị

Theo bệnh học chuyên khoa viêm phế quản cấp nếu không được chữa trị đúng, kịp thời, có thể trở thành mạn tính, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Bệnh viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo sự phản ứng tại chỗ và toàn cơ thể. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống nhỏ hơn bao gồm phế quản, tiểu phế quản và phế quản tận cùng (phế nang), có chức năng dẫn khí và trao đổi khí. Khi các ống này bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản và xuất tiết nhiều tạo thành đờm, thậm chí có mủ bao phủ niêm mạc phế quản. Do đó lòng phế quản bị phù nề làm chít hẹp, kèm theo nhiều chất tiết (đờm) ảnh hưởng đến thông khí, gây khó thở.

Bệnh nguyên gây viêm phế quản cấp

Bệnh xảy ra trên một cơ thể sức đề kháng suy giảm, đặc biệt là người sức yếu, nằm nhiều, bại liệt rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, nhất là viêm phế quản. Thời tiết chuyển mùa, nhất là lạnh, mưa nhiều, bệnh càng dễ gặp phải ở người có tuổi. Nguyên nhân sâu xa gây viêm phế quản cấp tính là do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm). Ở người bình thường, tại ở đường hô háp trên (họng, mũi, hầu, thanh quản…) có một số vi sinh vật ký sinh, không gây bệnh (phế cầu, tụ cầu, Hemophilus influeznzae, Klebsiella, nấm Candida albicans…) khi gặp điều kiện thuận lợi (sức đề kháng giảm…) chúng sẽ gây bệnh (gây bệnh cơ hội). Bên cạnh đó, trong không khí có vô số vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt môi trường bị ô nhiễm nhiều), nhất là các loại virút đường hô hấp (virút cúm…), nếu hít phải, trong khi sức chống đỡ kém sẽ mắc bệnh là điều khó tránh khỏi.

Một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu bia càng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài ra, bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh mạn tính, nếu NCT gặp phải, đôi khi là điều kiện thuận lợi cho viêm phế quản cấp hình thành (các loại bệnh như thế thường ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của cơ thể).

Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp

Khởi đầu là viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng, đau mỏi cơ thể, tức ngực (biểu hiện của viêm đường hô hấp trên). Nếu bệnh lành tính (nhẹ) thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Với NCT do sức đề kháng kém cho nên rất khó để bệnh tự khỏi, nhất là người ốm yếu dài ngày, ăn uống thiếu chất. Tiếp đến là thời kỳ toàn phát, người bệnh sốt cao 38 – 390C, cũng có trường hợp có thể lên tới 400C, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho. Tuy vậy, một số NCT do sức yếu, nằm lâu, ít vận động nên có thể không thấy sốt (phản ứng của cơ thể yếu). Người bệnh bắt đầu có khó thở từ nhẹ đến nặng, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn nhất là về đêm, thời tiết lạnh, ẩm, mưa nhiều. Nếu không được chữa trị, nếu tác nhân gây bệnh là virút, có thể bệnh lui dần, nhưng nếu do vi khuẩn, không điều trị đúng, bệnh trở nên nặng hơn (ho nhiều, có đờm, sốt cao, mệt lả do mất nước, mất chất điện giải và nhiễm độc độc tố vi khuẩn).

Cần xét nghiệm công thức máu, tốc độ lăng máu, phản ứng CRP, chụp phổi. Nếu thấy cần thiết có thể nuôi cấy chất nhầy phế quản tìm vi khuẩn gây bệnh.

Biến chứng viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp, nói chung, tiến triển lành tính (nếu do virút), ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì. Tuy vậy, ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào, NCT sức đề kháng kém, có thể có bội nhiễm vi khuẩn và ho khạc đờm kéo dài và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, phế quản phế viêm, áp-xe phổi (do tụ cầu vàng).

Cần lưu ý, ho trong viêm phế quản cấp có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng (do các phế quản chưa lành hẳn). Tuy nhiên, ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như hen suyễn trên một người có bệnh hen.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Khi NCT đột nhiên thấy sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…, cần đi khám bệnh ngay. Với NCT sức yếu, người nhà cần hết sức quan tâm, nhất là những trường hợp nằm lâu, ít vận động, lú lẫn, ăn uống thất thường rất dễ viêm phế quản cấp do ứ đọng các chất dịch ở phế quản. Việc điều trị (dùng thuốc gì) thuộc quyền bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là việc dùng kháng sinh không đúng sẽ rất nguy hiểm.

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Một số thông tin lưu ý về bệnh viêm mủ màng phổi

Viêm mủ màng phổi là hiện tượng viêm và ứ dịch trong khoang màng phổi, dịch có thể là mủ hay chất dịch đục hoặc nâu nhạt chứa xác bạch cầu đa nhân.

Viêm mủ màng phổi là bệnh gì?

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn  viêm mủ màng phổi là hiện tượng viêm và ứ dịch trong khoang màng phổi, dịch có thể là mủ hay chất dịch đục hoặc nâu nhạt chứa xác bạch cầu đa nhân.

Trước 1990, viêm mủ màng phổi chiếm tỉ lệ 10% do biến chứng từ viêm phổi. Tỷ lệ này giảm rõ rệt trong thời đại kháng sinh. Cho đến khi chỉ định điều trị mở lồng ngực được thực hiện nhiều hơn thì biến chứng viêm màng phổi sau phẫu thuật lại tăng lên và chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Căn cứ vào mức độ tổn thương cơ thể, viêm mủ màng phổi được chia thành 2 loại là lan tỏa và khu trú. Dựa trên diễn tiến lâm sàng của bệnh chia làm viêm mủ màng phổi cấp tính và mãn tính. Dựa trên nguyên nhân bệnh sinh chia là viêm mủ màng phổi nguyên phát và thứ phát, trong đó:

  • Nguyên phát: do nhiễm trùng trực tiếp từ các bệnh lý nội khoa hay viêm phổi.
  • Thứ phát: có nguồn gốc ngoại khoa.

Viêm mủ màng phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến xấu hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh và gây khó khăn cho công tác điều trị sau này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mủ màng phổi là do đâu?

Viêm mủ màng phổi tiên phát: là bệnh hiếm gặp, xảy ra sau vết thương thấu phổi.

Viêm mủ màng phổi thứ phát:

  • Bệnh lý xảy ra ở phổi như: Viêm phổi, apxe phổi, giãn phế quản, ung thư phổi bội nhiễm,..
  • Bệnh lý trung thất: rò khí phế phản, rò thực quản, apxe hạch trung thất.
  • Bệnh lý ở thành ngực: viêm xương sườn, apxe vú,…
  • Bệnh lý dưới cơ hoành và trong ổ bụng: apxe dưới cơ hoành, apxe gan, viêm phúc mạc,…
  • Bệnh toàn thân: nhiễm khuẩn huyết.
  • Do bội nhiễm sau các phẫu thuật can thiệp lồng ngực hoặc sau chấn thương ngực gây tràn dịch màng phổi.
  • Nhiễm khuẩn mặt trước cột sống cổ.
  • Xuất hiện lỗ rò do mỏm cụt phế quản sau phẫu thuật cắt phổi.
  • Kỹ thuật chọc dò màng phổi thực hiện khi không được vô khuẩn.
  • Vỡ thực quản

Các loại vi khuẩn gây viêm mủ màng phổi: Tụ cầu vàng, Liên cầu, Phế cầu, vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Aerobacter aerogenes, Proteus, Bacteroides, Salmonella…Ngoài ra, viêm mủ màng phổi có thể do vi khuẩn Lao.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Viêm mủ màng phổi cấp tính:

  • Đau ngực, khó thở, ho khan…
  • Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc biểu hiện rầm rộ và nghiêm trọng.
  • Hội chứng 3 giảm do tràn dịch màng phổi.
  • Ảnh chụp X.quang thấy có tràn dịch màng phổi.

Viêm mủ màng phổi bán cấp và mãn tính: xuất hiện sau khi bệnh khởi phát trên 2 tháng nếu không được điều trị đúng cách và tích cực.

  • Đau ngực, khó thở.
  • Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: không rầm rộ như ở giai đoạn cấp tính nhưng bệnh nhân thường suy nhược nặng.
  • Hội chứng 3 giảm do dày dính khoang màng phổi.
  • X.quang:

Hình dày dính co kéo khoang màng phổi: xương sườn nằm xuôi với khe liên sườn hẹp, khí quản và trung thất bị co kéo về khu vực tổn thương, cột sống bị vẹo với chiều lõm hướng phía có mủ màng phổi.

Hình khoang cặn: thường nằm ở khu vực dưới và sau của khoang màng phổi, hình ảnh cho thấy mức hơi mức nước trong khoang cặn. Trong một số trường hợp, KTV có thể bơm thuốc cản quang vào khoang cặn để chụp.

Phương pháp điều trị bệnh viêm mủ màng phổi

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nguyên tắc điều trị viêm mủ màng phổi:

  • Kháng sinh liều cao được dùng theo kháng sinh đồ.
  • Làm sạch khoang màng phổi.
  • Điều trị hỗ trợ.
  • Điều trị triệu chứng.

Điều trị kháng sinh: Thời gian điều trị ≥ 4 tuần.

Với nhóm vi khuẩn Gram (+): Tụ cầu, phế cầu,…

  • Kết hợp nhóm Beta-lactam và Aminosid: Cloxacillin (200 mg/kg/24h/ tĩnh mạch) + Amikacin (15mg/kg/24h/ tiêm bắp) hoặc Oxacillin (200mg/kg/24h/ tĩnh mạch) + Amikacin (15mg/kg/24h/ tiêm bắp).
  • Nhiễm khuẩn huyết: Vancomycin 40 – 60mg/kg/24h. Tĩnh mạch chậm + Amikacin (15mg/kg/24h/ tiêm bắp).

Với nhóm vi khuẩn Gram (-):

  • Ceftazidim (100 – 150mg/kg/24h/ tĩnh mạch) + Amikacin (15mg/kg/24h/ tiêm bắp) hoặc Cefoperazone (100-150mg/kg/24h/ tĩnh mạch) + Amikacin (15mg/kg/24h/ tiêm bắp).

Làm sạch mủ trong màng phổi

  • Chọc hút màng phổi: Dịch màng phổi được lấy để làm xét nghiệm sinh hoá, tế bào, soi tươi, nuôi cấy. Khi lượng dịch màng phổi nhiều gây chèn ép cần chọc tháo mủ giúp làm giảm khó thở.
  • Mở màng phổi dẫn lưu kín: kết quả X quang cho thấy có dịch > 3 khoang liên sườn, hiện tượng vách hóa nhưng lượng dịch nhiều, trong khi chờ phẫu thuật cần mở khoang màng phổi dẫn lưu. Thời gian dẫn lưu từ 5 – 7 ngày, ống dẫn lưu được rút khi lượng dịch hút < 30ml/ ngày.
  • Phẫu thuật bóc tách màng phổi và các ổ cặn mủ được thực hiện khi điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7 ngày không hiệu quả. Tình trạng bệnh nhân xấu đi, suy hô hấp kéo dài. Có hình ảnh ổ cặn mủ trên phim X quang và siêu âm, có hiện tượng rò khí – phế mạc. Thực hiện mổ bóc tách màng phổi và ổ cặn mủ sớm giúp giảm thời gian điều trị và hạn chế tối đa biến chứng có thể có của bệnh.

Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng

  • Liệu pháp oxy có thể được sử dụng.
  • Bù dịch, thăng bằng toan kiềm.
  • Kiểm soát lượng albumin máu.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ: bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng tốt, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố.
  • Bệnh nhân được hướng dẫn tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở.

Xem hướng dẫn bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Viêm họng xung huyết và những điều cần biết về bệnh 

Bệnh viêm họng xung huyết khá nguy hiểm bởi nó có thể dẫn tới ung thư vòm họng, thường có cảm giác khó chịu, đau đớn và mệt mỏi cho người bệnh.

Viêm họng xung huyết và những điều cần biết về bệnh 

Viêm họng xung huyết là gì?

Viêm họng xung huyết là tên gọi khác của viêm họng cấp, loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, cũng có thể xuất hiện với các bệnh viêm amidan, phát ban, cúm sởi. khi bị bệnh sẽ xảy ra hiện tượng xung huyết phù nề niêm mạc vùng họng do virut (chiếm 60-80% trường hợp), vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau nhiễm virut). 

Yếu tố gây nên bệnh viêm họng sung huyết là gì?

Theo giảng viên Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Một số loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh ở họng là: liên cầu beta tan huyết nhóm A, phế cầu và Hemophilus Inluenza, tụ cầu vàng. Viêm họng xung huyết làm niêm mạc họng viêm có màu đỏ.

Các loại vi khuẩn, vi rút tấn công gây viêm họng cấp và xung huyết vòm họng. Người thường xuyên ăn các món ăn quá cay, nóng uống các chất kích thích như rượu, bia, ăn đồ lạnh hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ dễ gây viêm họng.

Những dị ứng do hóa chất, không khí, bụi bẩn… cũng dẫn đến viêm họng xung huyết.  Một số căn bệnh làm ảnh hưởng đến vòm họng như viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, khí quản,…

Sự suy yếu của hệ miễn dịch trong cơ thể, một số căn bệnh tiểu đường, xương khớp, dị ứng cơ địa,… làm tuần hoàn máu suy giảm, gây ra bệnh viêm họng xung huyết.

Ngoài ra, tinh thần căng thẳng, thức quá khuya thường xuyên, cơ thể suy nhược cũng tạo cơ hội để các mầm bệnh tấn công. 

Tìm hiểu những biểu hiện của bệnh viêm họng sung huyết

Biểu hiện của viêm họng xung huyết

Viêm họng xung huyết thường gây nóng rát, vướng víu ở cổ họng, ho không có đờm nhưng có dịch nhầy kèm theo. Bệnh nhân thường sốt cao trên 39 độ C, chảy máu mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, khó thở…

Niêm mạc họng tấy đỏ, trụ sau và trụ trước bị phù nề, hạch dưới hàm sưng tấy rất đau. Bạch cầu trong máu tăng cao. Hai amidan sưng to, nếu viêm tái phát thì amidan thường có hốc, có thể có mủ hoặc trắng như bã đậu phủ trên bề mặt.

Làm gì khi viêm họng xung huyết?

– Uống thuốc hạ sốt và giảm đau, để bệnh nhân nghỉ ngơi cho mau khỏi. Không được dùng sữa, trà, nước ngọt để uống thuốc. 

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm tình trạng đau nhức. Có thể thay nước muối bằng nước chanh loãng hoặc nước hạt thì là.

– Bệnh nhân nên ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, cá,… Thức ăn được chế biến mềm, loãng và nhạt. Không nên ăn chất kích thích, thức ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo nước ngọt,…

Nếu điều trị viêm họng xung huyết quá ba đến bốn ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến bệnh viện để khám. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi nếu để lâu, bệnh có thể gây ung thư vòm họng.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Viêm họng cấp ở trẻ em

Khi thời tiết đột ngột thay đổi, nhất là khi môi trường ngày càng ô nhiễm, lượng khói bụi quá nhiều là tiền đề khiến bệnh viêm họng cấp tính ở trẻ bùng phát trên diện rộng.

Viêm họng cấp ở trẻ em

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh như thế nào?

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hữu Định giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, viêm họng cấp tính là viêm cấp tính niêm mạc họng hay niêm mạc họng có lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphom, đây cũng là bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Bệnh khá phổ biến và thường đi kèm với các bệnh khác như bệnh viêm V.A, viêm amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent, tinh hồng nhiệt hoặc một số bệnh máu. Trên lâm sàng thường thấy có hai loại là: viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng trắng, kèm với hiện tượng sưng tấy quanh amiđan; viêm họng đặc hiệu như: viêm họng do bạch hầu, viêm họng vincent; viêm họng trong các bệnh máu..

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có cơ thể thể phát triển chưa hoàn thiện, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ lây và phát bệnh. Đây là lứa tuổi thường bị nhiễm bệnh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp tính thường đi kèm với các triệu chứng như tình trạng trẻ quấy khóc, bỏ ăn do cổ họng sưng đau dẫn tới khó nuốt thức ăn; ho khan, giọng khàn, lười nói chuyện; cổ trẻ bị sưng và nổi hạch, trong họng có màng trắng đục; môi trẻ thường nứt nẻ, lưỡi bẩn, nôn ói; trẻ bị ngạt mũi, trong mũi có dịch nhầy vàng nhạt; khi ngủ trẻ há miệng, hoặc với trẻ sơ sinh thì dễ bị sặc sữa khi bú vì phải thở bằng miệng. Biểu hiện rõ nhất là nhiệt độ của trẻ luôn trên mức bình thường, có thể phát sốt và có khi lên đến 39 – 40 độ. Có khi sốt cao dẫn đến co giật, cực kì nguy hiểm.

Các nguyên nhân có thể gây ra viêm họng cấp tính ở trẻ.

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ, bệnh viêm họng cấp ở trẻ nhỏ xuất hiện khi hệ miễn dịch của các bé bị vi khuẩn hoặc virus tấn công. Nhất là vào khoảng thời gian giao mùa như hiện nay, khi trời dần chuyển lạnh và nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể bé chưa kịp thích nghi. Hệ miễn dịch của trẻ dễ bị virus gây bệnh xâm nhập và phát bệnh.

Đưa trẻ bị viêm họng cấp đến các cơ sở y tế khám

Bệnh việm họng cấp tính ở trẻ là căn bệnh hô hấp dễ lây lan qua không khí. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân này dẫn tới tình trạng bệnh phát tán trên diện rộng nhất là tại các tụ điểm đông trẻ như trường học, nhà trẻ hoặc các cụm dân cu đông người. Vì vậy, khi phát hiện khu vực xung quanh bé đang có mầm bệnh các bậc phụ huynh nên có các biện pháp phòng ngừa để tránh con em mình mắc bệnh.

Ngoài ra, khi có sự thay đổi khí hậu, thời tiết như trời đang nóng đột ngột chuyển lạnh bố mẹ nên chú ý mặc đồ và quàng khăn cho bé để bé không bị nhiễm lạnh dẫn tới cảm lạnh và viêm họng cấp. Bệnh có diễn biến khá phức tạp, nếu không có hướng điều trị cụ thể có thể dẫn tới biến chứng thành viêm cầu thận, viêm màng não, viêm cơ tim,… rất nguy hiểm. Do đó, đối với những trẻ mắc bệnh viêm họng cấp, bố mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ để có những hướng điều trị cụ thể.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Cách phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, vậy làm thế nào để phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em?

Cách phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em

Bác sĩ Chu Hòa Sơn (giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, bệnh hô hấp là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân do hệ hô hấp của trẻ còn chưa hoàn thiện, đường thở hẹp và ngắn, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng đi vào đường hô hấp và phát triển nhanh hơn. Ngoài ra hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh.

Những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em

Bác sĩ Chu Hòa Sơn (giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur) cho biết, một số bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em mà chúng ta có thể kể ra dưới đây.

Viêm xoang cấp

Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có những biểu hiện: ngạt mũi, xổ mũi, hắt hơi, nước mũi ban đầu trong rồi chuyển sang trắng đục, nuốt khó, đau ở hốc mắt… Nên đưa bé tới các cơ sở y tế để chữa trị trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm xoang mãn tính.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn HiB và phế cầu khuẩn gây nên. Biểu hiện: thở nhanh, thở gấp, ho khò khèn, sốt cao, người mệt mỏi… Những bệnh thường gặp về đường hô hấp thường có diễn biến phức tạp và rất nguy hiểm. Vì vậy khi có dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm amidan

Đây là những tổn thương cấp hoặc mãn tính ở bộ phận amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Biểu hiện thường gặp: bị sốt, sốt theo cơn, họng đau, cỏ mủ trắng ở amidan, biếng ăn, người mệt mỏi, nuốt gặp nhiều khó khăn.

Viêm mũi họng do virus

Chỉ trong vòng 1-2 ngày bị nhiễm virus trẻ có biểu hiện mũi bị ngạt, xổ mũi, hắt hơi thường xuyên. Nước mũi chuyển từ trong sang đục rồi có màu xanh vàng. Ngoài ra còn có biểu hiện đau ở cổ họng, nuốt khó khắn, biếng ăn, ho khan, người sốt… Những trẻ bị nặng hơn có thể bị nôn ói, tiêu chảy.

Bệnh viêm mũi họng thường gặp ở trẻ

Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp

Bác sĩ Phạm Thị Việt Phương (giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, biểu hiện bệnh này xảy ra khi bệnh viêm họng không được chữa trị hoặc chữa không khỏi. Lúc này trẻ bị khan tiếng, thở khò khè, khó thở, người mệt mỏi. Bệnh này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu để trẻ khó thở trong thời gian dài

Viêm thanh thiệt cấp

Bao gồm các biểu hiện: sốt cao, họng đau, hạch nổi hai bên bẹn cổ, khó thở, mệt mỏi… Bệnh có diễn biến khá nhanh, nếu không được điều trị sớm có thể gây suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ.

Bác sĩ Phương Lâm giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội cho biết, để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, điều quan trọng đầu tiên là phụ huynh phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ và bản thân khi chăm sóc trẻ. Vì bàn tay là con đường lây nhiễm của hầu hết các bệnh, đặc biệt là bệnh hô hấp.

Cách phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ.

Ngoài ra cha mẹ cần luôn giữ ấm cho trẻ, đặc biệt, ở miền Nam khi chuyển mùa thường ngày nóng, đêm lạnh, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn. Trẻ dễ nhiễm lạnh do trong ngày, đầu tối trẻ ăn mặc phong phanh, thường nằm máy lạnh, quạt mạnh; đến nửa đêm khi nhiệt độ hạ xuống, phụ huynh quên tắt, điều chỉnh quạt, máy lạnh; không giữ ấm cho trẻ buổi tối.

Nên cho trẻ chích ngừa cúm và phế cầu.

Chú ý dinh dưỡng, cho trẻ ăn uống đầy đủ. Uống vitamin đúng lịch để tăng sức đề kháng, miễn dịch phòng bệnh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất là cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Các gia đình (đặc biệt là ở nông thôn) nên thay thế bếp than bằng các loại bếp không khói, nấu bằng nguyên liệu sạch khác.

Nguồn: Chuyên trang Bệnh học chuyên khoa tổng hợp.

Exit mobile version