Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Chia sẻ phương pháp đả thông kinh mạch qua huyệt đạo

Khi thực hiện hương pháp đả thông kinh mạch qua huyệt đạo, kỹ thuật viên cần huyệt đạo chính xác và có tác dụng nhanh nhất. Vậy đó là những huyệt đạo nào?

Đả thông kinh mạch qua huyệt đạo là gì?

Phương pháp đả thông kinh mạch qua huyệt đạo có sử dụng một số huyệt đạo trên cơ thể con người gồm:

Phương pháp đả thông kinh mạch với huyệt nội quan

Việc bấm huyệt đả thông kinh mạch thông qua huyệt nội quan cần duy trì khoảng một tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Các dấu hiệu như hô hấp kém, tim đập nhanh, tức ngực… sẽ dần dần biến mất.

Đả thông kinh mạch với huyệt nội đình   

Các chuyên gia sức khỏe chia sẻ các xác định huyệt nội đình như sau: Huyệt đạo nội đình nằm ở vị trí nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa ngón chân thứ 2 và 3. Việc bấm huyệt nội đình đả thông kinh mạch thông có khả năng giúp người bệnh hạ hỏa, bài trừ nóng trong. Vì vậy mà huyệt nội đình dùng đúng cách có thể phòng bệnh về nướu, đau họng. Đây cũng là một trong một số phương pháp bấm huyệt trị táo bón rất hiệu quả.

Phương pháp đả thông kinh mạch trên với huyệt thái khê

Đây là huyệt đạo đóng vai trò quan trọng với một số người bệnh bị viêm thận mãn tính, tiểu đường. Huyệt thái khê nằm ở gần mắt cá trong của chân, chính là chỗ hơi lõm xuống nên Kỹ thuật viên (KTV) trị liệu có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Huyệt túc tam lý giúp đả thông kinh mạch

Huyệt túc tam lý có liên quan tới chứng hư hoại, hao hụt cơ thể như: thiếu máu, bệnh nặng, tổn thương sau khi sinh mổ… Huyệt túc tam lý nằm ở cẳng chân, phía dưới đầu gối khoảng 3 lóng tay.

Huyệt hợp cốc giúp đả thông kinh mạch

Huyệt hợp cốc thường được sử dụng để giảm đau. Vì vậy, theo các chuyển gia – Phục hồi chức năng thì hợp cốc hay được áp dụng với một số người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Huyệt này nằm ở giữa ngón cái và ngón trỏ. KTV có thể sử dụng 3 ngón tay để ấn huyệt hợp cốc mỗi ngày sẽ làm dịu các cơn đau. Đồng thời còn khai thông mạch máu hiệu quả.

Huyệt dũng tuyền có thể đả thông kinh mạch

Huyệt dũng tuyền được xem là nguồn dinh dưỡng đầu tiên của cơ thể mỗi chúng ta. KTV có thể xác định huyệt dũng tuyền bằng phương pháp gập các ngón chân lại. Lúc này, KTV sẽ nhìn thấy ở chỗ hõm ngay 1/3 trước gan bàn chân có huyệt đạo. Đây chính là vị trí huyệt tuyền. Huyệt dũng tuyền dùng đúng cách giúp đả thông kinh mạch rất hiệu quả.

Đả thông kinh mạch có tốt không?

Huyệt quan nguyên giúp đả thông kinh mạch hiệu quả

Huyệt quan nguyên trong Y học cổ truyền được xác định vị trí là ở phía dưới phương pháp rốn chừng 4 ngón tay. KTV có thể sử dụng ngón tay để mát xa nhẹ nhàng hoặc sử dụng 2 bàn tay giao nhau và đặt lên huyệt quan nguyên. Tiếp theo Kỹ thuật viên đè mạnh rồi đẩy lên xuống.

Huyệt ủy trung có tác dụng đả thông kinh mạch

Việc bấm huyệt đả thông kinh mạch vào huyệt ủy trung có tác dụng làm giảm các cơn đau vùng thắt lưng. Huyệt này thường nằm ở giữa nếp gấp nhượng chân.
Phương pháp bấm huyệt đả thông kinh mạch thông qua huyệt ủy trung hay được áp dụng cho một số người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Huyệt cực tuyền

Huyệt cực tuyền nằm ở giữa nách ngay chỗ vị trí đập xung. Đả thông kinh mạch thông qua huyệt cực tuyền có thể trừ chứng đau thắt ngực, bệnh tim mạch, viêm màng tim. Theo bệnh học y học cổ truyền thì việc bấm huyệt đả thông kinh mạch này như là phương pháp để nuôi dưỡng trái tim.

Thông tin về phương pháp đả thông kinh mạch qua huyệt đạo được chia sẻ tại đây chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Điều trị bệnh viêm thanh quản tại nhà đơn giản và hiệu quả

Ngoài việc điều trị bệnh viêm thanh quản bằng thuốc Tây thì rất nhiều người áp dụng các bài thuốc dân gian trong quá trình điều trị bệnh tại nhà giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Cách chữa viêm thanh quản bằng mật ong hiệu quả

Cách chữa viêm thanh quản tại nhà bằng thuốc nam

Thanh quản thực chất chính là một bộ phận thuộc hệ hô hấp. Thanh quản thường nối giữa yết hầu và khí quản. Thanh quản có chức năng giúp con người nói, la hét, thở. Thông thường, thanh quản thường phát triển từ khi con người vừa mới chào đời cho tới khi trưởng thành. Khi bước vào độ tuổi trưởng thành, cùng với sự thay đổi của cơ thể là sự thay đổi của giọng nói, từ đó gây nên hiện tượng vỡ giọng.

Một số bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh viêm thanh quản tại nhà như sau:

Chữa viêm thanh quản bằng mật ong

Sử dụng chanh đào và mật ong:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 0.5 lít mật ong, 0.5 kg chanh đào, 0.5 kg đường phèn, 1 chiếc nắp thủy tinh.
  • Chanh đào sau khi rửa sạch thì thái ra thành từng lát mỏng rồi bỏ hết hạt.
  • Cho chanh đào vào trong lọ thủy tinh đan xen cùng với đường phèn.
  • Bạn đổ mật ong vào trong lọ cho đến khi mật ong ngập đường và mật ong.
  • Bạn ngậm hỗn hợp ở trong miệng, sau đó nuốt chậm rãi hoặc pha hỗn hợp với 1 ly nước để uống.
  • Duy trì thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Để thấy được kết quả rõ rệt, bạn nên kiên trì sử dụng từ 5 đến 7 ngày.

Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ

Dùng nước ép giá đỗ:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm gừng tươi 1 củ, giá đỗ 200g và 1 thìa muối.
  • Ngâm giá đỗ trong muối khoảng 15 phút rồi rửa cho thật sạch và để cho ráo nước.
  • Cạo sạch gừng tươi rồi thái ra thành từng lát mỏng.
  • Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp gồm gừng tươi, giá đỗ và muối đem đi xay ra cho thật nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp, chỉ lấy nước cốt, bỏ bã và ngậm 5 phút mỗi ngày.

Chữa viêm thanh quản bằng tỏi

Cách 1: Lấy 3 đến 4 tép tỏi sống nhai mỗi ngày, dùng cả nước lẫn bã.

Cách 2: Bào thật mòn tỏi tươi rồi cho tỏi vào trong hũ đựng thủy tinh. Tiếp theo, bạn cho giấm táo vào rồi ngâm trong thời gian khoảng 4 tiếng. Bác sĩ chia sẻ, mỗi lần sử dụng cho thêm một lượng mật ong vào rồi chắt lấy nước để uống từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Bạn nên duy trì thực hiện bài thuốc thường xuyên và đều đặn để đẩy lùi triệu chứng của bệnh.

Chữa viêm thanh quản bằng đậu đen

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm rượu trắng 40 độ và đậu đen khô.
  • Đậu đen cho vào trong chảo rồi sao nóng lên cho tới khi bốc cháy. Tiếp theo, bạn cho đậu vào hũ đựng thủy tinh rồi đổ rượu vào cho ngập bình rồi đậy kín lại.
  • Sau khoảng thời gian 7 ngày, bạn lấy rượu ra để sử dụng.

Chữa viêm thanh quản bằng khế

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 3 thìa đường, 2 quả khế chua.
  • Khế sau khi rửa sạch thì gọt hết phần rìa ở bên ngoài.
  • Thái khế ra thành từng lát nóng rồi cho vào trong chén rồi rải đường lên phía trên.
  • Dùng hỗn hợp này đem đi hấp cách thủy cho tới khi đường tan, khế chín thật mềm và tiết ra nhiều nước.
  • Duy trì dùng hỗn hợp 3 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Chữa viêm thanh quản bằng củ cải trắng

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 3 củ cải trắng, 1 củ gừng tươi.
  • Giã toàn bộ nguyên liệu rồi cho vào trong một miếng vải sạch rồi vắt ra lấy nước cốt để sử dụng.
  • Bệnh nhân suy trì uống 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

Dùng rễ cây rẻ quạt chữa viêm thanh quản

Theo y học cổ truyền, nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tán huyết, khứ đờm mà cây xạ can hay còn gọi là cây rẻ quạt được sử dụng nhiều để chữa các bệnh lý về đường hô hấp.

Sắc nước từ cây rẻ quạt

  • Lấy 3 đến 6g rễ cây rẻ quạt và đem đi sắc lấy nước để uống thay trà.
  • Chia nhỏ phần nước và sử dụng 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Duy trì dùng bài thuốc từ 7 đến 10 ngày để phát huy được hiệu quả.

Những bài thuốc dân gian để điều trị viêm thanh quản đều có ưu điểm là rất dễ kiếm, dễ tìm. Bạn có thể tìm thấy nguyên liệu ngay tại vườn nhà mà không phải tốn kém nhiều thời gian để tìm kiếm.

Không những vậy, cách thực hiện bài thuốc rất đơn giản và không hề phức tạp. Do đó, bạn có thể dễ dàng thực hiện mà không phải mất quá nhiều công sức và thời gian.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Huyệt Ngũ xứ: Vị trí và công dụng trị bệnh trong Y học cổ truyền

Huyệt Ngũ Xứ là một trong 5 nhóm huyệt ở đầu được các thầy thuốc dùng trong điều trị bệnh lý. Vậy huyệt ngũ xứ vị trí ở đâu và công dụng trị bệnh như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài sau đây!

Cách xác định huyệt ngũ xứ

Thông tin chi tiết về huyệt Ngũ xứ

Trong Y học cổ truyền ý nghĩa tên gọi Huyệt Ngũ Xứ đó là: Ngũ = 5; Xứ = nơi. Huyệt mang số thứ tự 05 của đường kinh, vì vậy gọi là Ngũ Xứ (Trung Y Cương Mục).

Sách Hội Nguyên viết: “Huyệt Ngũ xứ, đường kinh túc Thái dương Bàng quang, bắt đầu từ huyệt Tinh Minh, Toàn trúc, Mi xung, Khúc sai rồi đến Ngũ xứ. Đến Ngũ xứ là năm huyệt, ở năm vị trí (nơi), đều có khả năng trị được sốt đột ngột, vì vậy gọi là Ngũ xứ”.

Tên gọi khác của huyệt Ngũ xứ

Cự Xứ.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 5 của kinh Bàng Quang.
  • 1 trong nhóm huyệt Đầu Thượng Ngũ Hàng.

Vị trí huyệt ngũ xứ

Giữa đường chân tóc trán lên 1 thốn (huyệt Thượng Tinh – Đc.23) đo ngang ra 1,5 thốn hoặc sau huyệt Khúc Sai 0,5 thốn.

Giải phẫu

Dưới da là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Huyệt ngũ xứ có công dụng gì?

Tác dụng huyệt ngũ xứ

Tán phong, khư tà, bình can, tiềm dương, thanh tiết nội nhiệt.

Chủ trị

Trị đầu đau, chóng mặt, mũi viêm.

Châm cứu huyệt ngũ xứ

Hướng dẫn châm cứu huyệt ngũ xứ như sau: Châm xiên 0,2–0,3 thốn. Cứu 2–3 phút. Ôn cứu 5–10 phút.

Phối hợp huyệt

  1. Phối Côn Lôn (Bq 60) + Thân Trụ (Đc 12) + ủy Dương (Bq 39) + ủy Trung (Bq 40) trị lưng cứng cong như đòn gánh, đầu đau (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) trị đầu đau do phong (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Tiền Đỉnh (Đc 21) trị đầu phong, chóng mặt, mắt trợn ngược (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Hòa Liêu (Đtr 19) + Nghênh Hương (Đtr 20) + Thượng Tinh (Đc 23) trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).

Thông tin về huyệt đạo cơ thể có tên Ngũ xứ tại website bệnh học chỉ mang tính chất tham khảo! Người bệnh không nên tự ý áp dụng.

Nguồn:sưu tập

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Những bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh lý cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp là một bệnh lý rất thường gặp hiện nay, gây ra những tổn hại không nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh. Điều trị bệnh cao huyết áp bằng phương pháp Đông y vẫn được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng vì tính hiệu quả và ít nguy hại đối với sức khỏe.

Điều trị bệnh cao huyết áp bằng phương pháp Đông y

Thế nào là bệnh tăng huyết áp?

Huyết áp là một chỉ số biểu thị áp lực bơm máu lên từ tim tác động lên thành mạch. Chỉ số đo huyết áp được tính bằng đơn vị mm Hg.
Mức huyết áp trung bình của người bình thường khoảng 120/80 mm Hg nhưng nếu chỉ số huyết áp đo được là 140/90 mm Hg thì bạn có nguy cơ mắc phải bệnh tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết cao hay còn gọi là cao huyết áp được xem là căn bệnh của người già. Khi huyết áp tăng cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ…

Điều trị bệnh cao huyết áp bằng bài thuốc đông y

Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh cao huyết áp, như sử dụng các loại thuốc tây y, đông y, thuốc nam, tuy nhiên việc điều trị cao huyết áp bằng các loại thuốc tây y thường phải sử dụng thuốc kéo dài và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi điều trị bằng thuốc hạ áp, tuy áp huyết có giảm nhưng triệu chứng cơ năng vẫn tồn tại, thậm chí còn nặng hơn.

Chính vì thế mà rất nhiều người lựa chọn các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh cao huyết áp, vì sự hiệu quả và thương không gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền trị hiệu quả bệnh cao huyết áp như:

Bài thuốc 1: kết hợp 5 loại quả

Với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị 1 củ cà rốt, 1 cây rau cần tây, hành hương 3 củ, cà chua gần chín 1 quả, tỏi 7 tép đem rửa sạch xong rồi thái nhỏ, cho vào máy xay hoặc dùng cối giã nát. Hòa hỗn hợp trên trên với 1 lít nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống trong vòng 5 đến 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần sẽ huyết áp sẽ dần ổn định.

Bài thuốc 2: Chữa huyết áp cao bằng cây Hoa hòe

Đây là vị thuốc đặc biệt thông dụng trong y học cổ truyền với những bệnh nhân cao huyết áp.  Trong hoa hòe có chứa Rutin, rutin cũng chính là hoạt chất có tác dụng hạ áp và là hoạt chất chính trong nhiều thuốc hạ áp Tây Y.

Sử dụng hoa hòe để điều trị bệnh cao huyết áp rất đơn giản, chỉ cần lấy hoa hòe đã được xao vàng bỏ vào ấm chè là đã có thể sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp.

Bài thuốc 3: chữa bệnh cao huyết áp bằng râu ngô

Nhiều người không ngờ rằng râu ngô lại là một vị thuốc giúp hạ huyết áp hiệu quả, nó có tác dụng tăng lượng nước tiểu từ 3 đến 4 lần nên có tác dụng hạ áp rất tốt. Râu ngô còn làm tăng sự bài tiết của mật và làm giảm lượng bilirubin trong máu nên có tác dụng lợi mật.

Trên đây là một số những bài thuốc đông y trị bệnh cao huyết áp hiệu quả, được rất nhiều người bệnh áp dụng, tuy nhiên việc điều trị bệnh cao huyết áp bằng đông y cũng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tuyệt đối, phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Điều trị bệnh mề đay bằng phương pháp đông y có hiệu quả không?

Ngày nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh mề đay, tuy nhiên phương pháp đông y cũng được rất nhiều người lựa chọn, bởi tính an toàn và hiệu quả cao không gây tác dụng phụ. Để tìm hiểu về các bài thuốc trị bệnh mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Chữa bệnh mề đay bằng Đông y cho hiệu quả cao và an toàn

Bệnh mề đay trong quan điểm của y học cổ truyền

Trong Đông y bệnh mề đay được chia thành 3 thể: Thể phong hàn, thể phong nhiệt và thể huyết hư phong táo. Trong đó thể huyết hư phong táo là bệnh mề đay mãn tính và bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi.

Triệu chứng nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện các nốt sần phù, phát ban và rất ngứa khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

Những nguyên nhân gây nên bệnh mề đay mãn tính như sau:

Yếu tố nội nhân:

  • Do cơ thể bị suy nhược, khí huyết bị suy giảm hoặc do tắc nghẽn. Khí hư sinh phong tạo điều kiện cho ngoại tà xâm nhập vào cơ thể.
  • Khi chức năng của gan và thận suy yếu sẽ gây ảnh hưởng quá trình đào thải và khiến độc tố tích tụ dưới da gây mẩn ngứa mề đay.

Yếu tố ngoại nhân:

Khi cơ thể bị ngoại tà xâm nhập: Là do thể phong hàn và thể phong nhiệt.

Thầy thuốc đông y chia sẻ các bài thuốc dân gian điều trị bệnh mề đay

Chườm lạnh lên vùng da bị mẩn ngứa để trị bệnh mề đay

Để hạ nhiệt và làm mát da cho bệnh nhân bị mề đay nhiều người thường sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm bớt khó chịu. Bệnh nhân bị mề đay có thể dùng đá viên gói trong khăn vải rồi chườm lên da trong khoảng 15 – 30 phút.

Người bệnh cần lưu ý biện pháp này không nên áp dụng cho các trường hợp dị ứng thời tiết và da nhạy cảm do có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Dùng lá khế chữa mề đay

Thầy thuốc Đông y chia sẻ, lá khế có tác dụng giả độc, chống viêm và thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả.

Cách thực hiện chữa bệnh mề đay bằng lá khế:

  • Chuẩn bị bài thuốc này lấy khoảng 100g lá khế tươi đem rửa sạch rồi cho vào nấu cùng khoảng 2 lít nước. Sau khi cho nước nguội bệnh nhân dùng để ngâm hoặc rửa vùng da nổi mề đay.
  • Áp dụng cách trên 2 ngày/ lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Ngoài ra, bệnh nhân bị nổi mề đay có thể giã nhuyễn lá khế rồi đắp lên vùng da bị bệnh hoặc ép nước lá khế để uống cũng đem lại hậu quả bất ngờ.

Dùng cây nha đam để trị bệnh mề đay

Thầy thuốc y học cổ truyền cho biết, lô hội cũng là một thảo dược có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, đồng thời chống viêm tốt được nhiều người sử dụng như một phương pháp để điều trị mề đay, dị ứng.

Khi thấy dấu hiệu của mẩn ngứa, bạn chỉ cần lấy một nhánh lô hội, tước sạch vỏ rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.

Chữa mề đay bằng phương pháp Đông y có hiệu quả không?

Các phương pháp điều trị bệnh mề đay trong Đông y thường chú trọng vào việc loại bỏ căn nguyên của bệnh và giải quyết các triệu chứng liên quan. Nếu phù hợp cơ địa thì sẽ cho hiệu quả tốt và lâu dài. Đặc biệt các bài thuốc đều sử dụng dược liệu 100% từ tự nhiên nên có độ an toàn cao, không gây kích ứng da.

Tuy nhiên thuốc Đông y không cho tác dụng ngay giống như thuốc tân dược. Bệnh nhân cần kiên trì áp dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc trong một thời gian nhất định để cơ thể thích nghi và có tác động rõ ràng hơn đến bệnh mề đay.

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu Tin Tức Y Dược Y Học Cổ Truyền

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng bài thuốc y học cổ truyền

Bệnh viêm đường tiết niệu tuy không gây nguy hiểm những nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể nặng ra và biến chứng thành những căn bệnh khác gây nguy hiểm hơn.

                                                        Chữa viêm tiết niệu bằng y học cổ truyền hiệu quả

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn bài thuốc y học cổ truyền chữa viêm đường tiết niệu phù hợp cho mình nhé .

 Nhiều bài thuốc đông y chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Chữa viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt

  • Dùng râu ngô 20g, quả địa phủ 20g và rau diếp cá 20g. Các vị thuốc đông y này đem sắc uống làm 3 lần trong ngày. Để hạn chế đi tiểu buốt bạn nên sử dụng liên tục trong khoảng 3 ngày.
  • Lá đơn mặt trời 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 20g, rau diếp cá 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3-4 lần trong 3 ngày liên tục.
  • Sử dụng quả địa phủ 6g, rễ cỏ tranh 15g, rau má 20g, củ cải 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trong 3-4 ngày liền.
  • Tùy vào những triệu chứng khác nhau mà lựa chọn bài thuốc thuốc đông y chữa bệnh đường tiết niệu hiệu quả.

Chữa viêm đường tiết niệu gây tiểu bí

  • Sử dụng rễ và thân cây hướng hướng dương, lá diếp cá, rễ cỏ tranh sắc uống hàng ngày trong 3-5 ngày liền sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Dùng đuôi chồn 5g, mã đề 10g, râu ngô 6g, rễ cỏ tranh 15g và uống ngày 1 thang và dùng liên tục khoảng 3 ngày để hạn chế tình trạng gây tiểu bí.

                                                           Râu ngô chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Chữa viêm đường tiết niệu gây tiểu dắt

  • Hoa mào gà 20g, biển súc 15g, thài lài tía 10g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 20g, râu ngô 15g. Sắc uống liền trong 7 ngày.
  • Dễ ngọc lan hoa trắng 20g, râu ngô 15g, rau diếp cá 15g sắc uống hàng ngày.
  • Rau diếp cá 5g, rễ cỏ tranh 15g, rau má 20g. Sắc uống liên tiếp khoảng 3-5 ngày cho đến khi thuyên giảm hẳn triệu chứng tiểu dắt.

Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc đông y chữa viêm đường tiết niệu

Tùy vào triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu mà lựa chọn bài thuốc đông y cho phù hợp. Việc sử dụng thuốc cần được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi quá trình điều trị.

Hiện có nhiều cơ sở y học cổ truyền có khả năng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Do đó các bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chuyên khoa thận tiết niệu để chữa bệnh. Điều này giúp bạn hạn chế những biến chứng do dùng sai thuốc, thuốc kém chất lượng. Bệnh nhân nên đi kiểm tra lại toàn bộ sức khỏe sau khi điều trị bệnh.

Những bài thuốc đông y chữa viêm đường tiết niệu này chỉ mang tính tham khảo. Để được điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả cần thăm khám chuyên khoa và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý điều trị khi không có hướng dẫn của các bác sĩ.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Chứng động kinh trong Y học cổ truyền được điều trị như thế nào?

Chứng động kinh trong y học cổ truyền là bệnh thuộc phạm trù các chứng “giản”, chứng “điên” với biểu hiện lâm sàng là những cơn co giật, cơn rối loạn về ý thức và tinh thần, tái phát nhiều lần.

Chứng động kinh trong Y học cổ truyền được điều trị như thế nào?

Chứng động kinh là một loại bệnh thần kinh thường gặp và rất khó để điều trị. Tỷ lệ người mắc bệnh hiện nay tương đối cao, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 1,7/1), tỷ lệ người phát bệnh trong một gia đình có người bệnh động kinh cao hơn ở những gia đình khác là 4 – 7,2 lần. Bên cạnh đó có đến 40% nguyên nhân phát bệnh không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng của bệnh như thế nào?

Triệu chứng lâm sàng của chứng động kinh rất đa dạng, có những biểu hiện từng cơn về rối loạn ý thức, cảm giác, vận động, ngôn ngữ … tái phát nhiều lần, bệnh xảy ra đột ngột, khi lên cơn choáng ngất, hôn mê bất tỉnh, mắt trợn ngược, sùi bọt mép sau đó tự khỏi mọi hoạt động trở lại bình thường tùy theo đặc điểm tổn thương bệnh lý của não.

Nguyên nhân của bệnh động kinh trong y học cổ truyền là gì

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến động kinh chỉ yếu do do di truyền hoặc do bố mẹ cảm nhiễm bệnh tà trong khi thai nghén; tiên thiên bất túc; do quá trình sinh đẻ không bình thường ảnh hưởng tới thai nhi… Do các nguyên nhân gây tổn thương đến can, thận khiến hỏa của can dấy lên, can phong nội động, thủy không chế được hỏa, hỏa phối hợp với đàm làm che lấp các khiếu và kinh lạc từ đó sinh ra bệnh. Bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thanh niên và là căn bệnh rất khó điều trị nên rất cần sự quan tâm của giới y học cũng như chia sẻ từ người nhà bệnh nhân.

Bài thuốc y học cổ truyền điều trị chứng động kinh hiệu quả

Tùy theo từng trường hợp, triệu chứng bệnh mà các thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.

Chẳng hạn với người đột ngột lên cơn choáng ngã lăn bất tỉnh nhân sự, tay chân co quắp, sùi bọt mép, thở đều. Sau khoảng 5 – 10 phút, người bệnh hồi phục và mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

  • Phương pháp điều trị áp dụng YHCT:

Đối với trường hợp này, phương pháp điều trị là Tư bổ can thận an thần, hóa đàm. Áp dụng bài thuốc Định giản hoàn gia giảm gồm: bạch cương tàm 100g, mạch môn 100g, đan sâm 100g, thạch xương bồ 100g, bán hạ chế 100g, phục thần 80g, thiên ma 50g, trần bì 50g, xuyên bối mẫu 50g, viễn chí 50g, thần sa 50g, trúc lịch 100ml, khương trấp 20ml. Khương trấp, trúc lịch, cam thảo nấu cao. Các vị còn lại (trừ thần sa) sao vàng tán bột, trúc lịch hoàn viên, mật và cao cam thảo khương trấp, thần sa làm áo vừa đủ.

Phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (50-70oC). Ngày uống 30g, chia đều 4 phần ngày 3 lần tối 1 lần. Uống với nước đun sôi để nguội.

Bệnh động kinh và cách điều trị theo quan niệm của y học cổ truyền

  • Phương pháp điều trị châm cứu:

Bên cạnh các bài thuốc trên, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu trong YHCT vào các huyệt (châm tả): phong long, giải khê, phong trì, giản sử, trung quản. Châm bổ các huyệt: thần môn, nội quan, tâm du, can du, túc tam lý.

Cần lưu ý những gì để phòng bệnh tốt nhất?

Bên cạnh điều trị thì phòng bệnh luôn là yếu tố được mọi người chú ý. Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như phòng ngừa bệnh động kinh, bạn nên áp dụng những chia sẻ của các như sau:

  • Luôn giữ cho tinh thần thanh thản.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thức ăn cay nóng,..
  • Hạn chế hoặc tránh xa các khu vực gần sông, ao hồ, vật sắc nhọn, chất dễ cháy,… nhằm đề phòng sang chấn, chết đuối hoặc bỏng.
  • Để ý đến những thay đổi của cơ thể cũng như khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện, tìm ra nguyên nhân để điều trị.

Chứng động kinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống tinh thần của người bệnh cũng của gia đình và xã hội. Do đó mỗi người cần chú ý đến sức khỏe cũng như tiến hành điều trị ngay khi phát hiện để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Nhi Khoa

Mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con

Ở trẻ sơ sinh hăm tã là tình trạng thường gặp, khiến trẻ đau rát, quấy khóc. Vì thế, dưới đây Y sĩ mách cha mẹ bài thuốc dân gian trị hăm tã cho con cực hiệu quả.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm tã ?

Theo trang tin tức về Bệnh nhi khoa cho biết: Hăm tã là bệnh không có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, song các mẹ cần quan tâm và điều trị bệnh cho bé, bởi nó sẽ làm cho sức khỏe và sự phát triển ở bé như biếng ăn, cáu gắt, khóc đêm và sụt cân…

Nguyên nhân gây ra hăm tã là do làn da của bé mỏng, không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu.

Khi bị hăm tã trẻ thường có dấu hiệu gì ?

– Vùng da trên cơ thể, đặc biệt là ở bẹn, vùng cổ, cánh tay đỏ tấy

– Trẻ bị viêm da quanh hậu môn

– Trẻ bị dị ứng, màng da phát ban kèm theo ngứa ngáy

– Viêm da Seborrheic: Xuất hiện những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác.

– Viêm da Candida: là hiện tượng các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi.

– Bệnh chốc lở: Vùng da bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu. Hoặc vùng da không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng.

– Viêm da do ma sát là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị hăm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu.

Y học cổ truyền mách bạn một số bài thuốc dân gian trị hăm tã ở trẻ em

1. Lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí.

Lá trầu không có tác dụng như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

2. Lá khế

Với phương thuốc này, các bậc phụ huynh sử dụng lá khế rồi rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó, các mẹ lấy miếng vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lưu ý: Các mẹ không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Lá chè xanh

Lá chè/trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ chữa hăm tã. Trong đó, các mẹ có thể sử dụng búp chà xanh hoặc trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với lá chè xanh, các mẹ có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong lá chè xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

4. Cây mã đề

Cây mã đề có tác dụng chữa hăm cho trẻ rất hiệu quả, các mẹ chỉ cần dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi để ráo nước và vò nát. Sau đó, các mẹ dùng nước lá cây mã đề đó thoa nhẹ nước lên da bé làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

5. Búp ổi non

Các mẹ lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

6. Cây cỏ sữa

Đối với bài thuốc dân gian này, các mẹ lấy từ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

7. Dầu ô liu

Nếu các mẹ không tìm được các nguyên liệu trên có thể dùng dầu ô-liu rồi xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vết hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

8. Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa phơi khô hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn nhúng qua nước cỏ roi ngựa và chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

Nguồn: sưu tầm

Exit mobile version