Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cây tầm xuân và thuốc trị bệnh hay từ thuốc

Cây tầm xuân mang giá trị cao trong việc phát huy điều trị các bệnh như: trị bỏng, chảy máu cam, nôn ra máu, táo bón,…

Cây tầm xuân và thuốc trị bệnh hay từ thuốc

Theo y học cổ truyền, cây tầm xuân có tên gọi khác như: dã tường vi, hồng tầm xuân, thập tỉ muội, thích hoa, ngưu cúc,…; tên khoa học là Rosa multiflora Thunb.

Cây tầm xuân toàn thân nhiều gai nhọn, chiều cao từ 1-5m. Cây có lá dạng kép lông chim, với 5-7 lá chét, có hình dạng nhỏ và dài 2-5cm, bề mặt lá có lớp lông tơ nhỏ. Hoa tầm xuân thường mọc theo chùm, có đường kính khoảng 4-6cm, gồm 5 cánh và chỉ nở duy nhất một mùa trong năm vào mùa xuân. Quả tầm xuân có màu đỏ rất đặc trưng. Hạt tầm xuân chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Thuốc trị bệnh từ cây tầm xuân

Cây tầm xuân được sử dụng làm thuốc dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, giã đắp vào tổn thương. Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng được trang Bệnh học – dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống mà bạn có thể tham khảo:

Trị viêm loét niêm mạc miệng: 30ml sương đọng trên hoa tầm xuân được lấy vào buổi sáng sớm. Pha sương thu được với một chút nước ấm uống trước khi ăn.

Trị nôn ra máu, chảy máu cam: Hoa tầm xuân 6g, rễ cỏ tranh 30g, tử tuệ căn 15g. Sắc uống.

Trị phù cho bệnh nhân viêm thận: Quả tầm xuân 6g, hồng táo 3g, sắc uống.

Trị đau răng, chữa viêm loét miệng: Rễ tầm xuân tươi. Sắc nước đặc uống hoặc ngậm trong miệng 5-10 phút. Ngày 3 lần.

Trị viêm loét ở chân: Lá tầm xuân tươi hoặc khô. Nấu nước để vệ sinh vết thương 2-3 lần trong ngày.

Trị mụn ung nhọt có mủ: Lá tầm xuân khô, giấm, mật ong. Nghiền lá tầm xuân thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít trộn chung với giấm và mật ong sao cho được hỗn hợp đặc sệt, đắp vào nơi tổn thương mỗi ngày 1 lần.

Trị nhọt độc sưng đau: 1 nắm lá và cành non của cây tầm xuân, một ít muối ăn, giã nát. Sau đó, đắp trực tiếp lên nốt mụn, dùng băng gạc y tế băng cố định lại Thay thuốc 1-2 lần mỗi ngày.

Chữa u bướu tuyến giáp: Hoa tầm xuân 5g, hoa thanh bì 5g, hoa trùng bì 5g, hoa hồng 5g. Sắc uống, uống khi thuốc còn ấm.

Cây tầm xuân

Chữa bỏng: Lấy rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa vết bỏng.

Hoặc dùng bài: Rễ tầm xuân sấy khô, nghiền thành bột rồi trộn với dầu vừng đắp vào nơi tổn thương.

Trị tiểu khó, bí tiểu: Quả tầm xuân 10g, biển súc và mã đề, mỗi loại 30g. Sắc uống.

Trị liệt mặt, liệt nửa người do biến chứng của bệnh tăng huyết áp: Rễ tầm xuân 30g. Sắc nước đặc uống trong ngày.

Trị đái dầm và chứng đi tiểu đêm nhiều lần: Rễ tầm xuân 30g. Sắc uống.

Trị viêm khớp, liệt nửa người, tiểu tiện mất kiểm soát, rối loạn kinh nguyệt: Rễ tầm xuân 30g. Sắc uống.

Chữa bệnh trĩ ra máu, tổn thương do trật đả: Rễ tầm xuân tươi 30g. Rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống.

Hỗ trợ điều trị bệnh phổi: Rễ tầm xuân 15g, hạt bí đao 30g, bo bo 30g. Sắc uống.

Trị đau bụng kinh: Quả tầm xuân 120g, rượu vang, đường. Sắc quả tầm xuân sắc lấy nước đặc. Sau đó hòa chung với đường và rượu vang uống khi thuốc còn ấm.

Trị táo bón: Quả tầm xuân 10g, tướng quân 3g. Sắc uống.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Đông y trị lỵ, sỏi tiết niệu bằng rau sam

Rau sam gần gũi với đời sống người dân Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng chúng còn là vị thuốc hay trong việc điều trị các bệnh như lỵ, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,…

Đông y trị lỵ, sỏi tiết niệu bằng rau sam

Đôi nét cơ bản về rau sam

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong 100g rau có chứa 92g nước; 0,4g chất béo; 103mg Ca; 0,03mg vitamin B1; 2.550 đơn vị quốc tế vitamin A; 1,7g protein; 3,8g carbohydrate; 39mg P; 3,6mg Fe; 25mg vitamin C. Toàn thân rau sam chứa coumarin (các sắc tố nhóm betacyanidin), glucoside, flavonoid,… và chất nhầy. Loại cây này mọc được ở nhiều vùng có thổ nhưỡng khác nhau có lượng calci oxalate hay nitrat khác nhau.

Theo y học cổ truyền, rau sam tính lạnh, vị chua, vào đại tràng, can và thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán huyết tiêu thũng, mát máu. Trị viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (tiểu giắt buốt, tiểu ra cặn sỏi và huyết), hội chứng lỵ, mụn nhọt lở ngứa. Toàn bộ cây sam đều được dùng làm thuốc, bằng cách nấu, luộc, ép nước với liều lượng dùng 60 – 200g tươi (hoặc 15 – 40g khô).

Bài thuốc và thực đơn chữa bệnh có rau sam

Dẫn nguồn từ báo Sức khỏe đời sống, trang Bệnh học – giới thiệu một số bài thuốc và thực đơn chữa bệnh có rau sam như sau:

Bài thuốc chữa lỵ

– Bài 1: Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g, Sắc uống trong ngày; nếu đi ngoài ra máu, thêm rau má 20g, cỏ nhọ nồi 20g.

– Bài 2: Rau sam 50g, chỉ xác 20g, binh lang 20g, cỏ sữa nhỏ lá 50g, lá trắc bá 20g, hoa hòe 20g, vỏ rụt 20g. Sấy khô, tán bột. Mỗi ngày uống 20g với nước vối.

– Rau sam 20g, lá nhót 20g, cỏ nhọ nồi 20g, búp ổi 20g. Phơi hay sấy khô, tán bột mịn, làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

– Cháo rau sam: rau sam tươi 100g – 200g, gạo tẻ 90g. Cả 2 nấu cháo, thêm bột gia vị, ăn khi đói. Tác dụng tốt đối với người có hội chứng lỵ xuất huyết.

– Rau sam xào: rau sam 250g xào với dầu thực vật, thêm bột gia vị. Thích hợp cho người có hội chứng lỵ.

Rau sam là vị thuốc dân gian phòng trị nhiều bệnh

Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu ra máu

– Bài 1: Nước ép rau sam hoà mật: nước ép rau sam 60 – 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật ong khuấy đều uống. Thích hợp đối với sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu rắt buốt.

– Bài 2: Nước ép rau sam: rau sam 100g rửa sạch để ráo, giã nát, thêm nước sôi để nguội vắt lấy 100ml, thêm ít đường trắng khuấy đều. Ngày uống 3 lần, có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh thường gặp như viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.

Bài thuốc trị xích bạch đới

Rau sam 100g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Rau sam rửa sạch, để ráo, sau đó giã nát vắt lấy nước, thêm lòng trắng trứng vào; hấp chín. Ăn trong ngày, dùng liên tiếp 3 – 5 ngày.

Lưu ý: Rau sam không được dùng đối với người hư hàn tiết tả (tiêu chảy).

Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trị cảm mạo phong hàn bằng bài thuốc Đông y

Cảm mạo phong hàn thường gặp vào mùa đông do hàn tà nhiều và chính khí kém. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để khắc phục tình trạng này.

Trị cảm mạo phong hàn bằng bài thuốc Đông y

Người bệnh cảm mạo phong hàn thường có các triệu chứng như: sợ lạnh, sợ gió, sốt ít, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, có hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Trường hợp thêm thấp thì người và các khớp xương bị đau nhức.

Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Tùy theo triệu chứng bệnh mà lựa chọn các bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc theo gợi ý của trang Bệnh học – dẫn nguồn từ báo Sức khỏe đời sống.

Bài 1: khương hoạt 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, phòng phong 6g, thương truật 6g, bạch chỉ 8g, hoàng cầm 8g, sinh địa 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).

Bài 2: quế chi 12g, sinh khương 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, mồ hôi tự ra, người hâm hấp sốt, nôn khan, thở mạnh.

Bài 3: sài hồ 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, kinh giới 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12-20g hoặc sắc uống. Tác dụng trị bệnh thường gặp cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).

Bài 4: lá tía tô 80g, hương phụ 80g, cà gai leo 80g, trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.

Bài 5: hương phụ 80g, cam thảo 20g, tử tô 80g, trần bì 40. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3-5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo,  sốt, đau đầu, ợ hơi, ngực bụng đầy trướng, không muốn ăn.

Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn

Bài 6: đun nồi nước xông với các dược liệu sau: lá bưởi, lá chanh, tía tô, kinh giới, tràm, đại bi (chứa tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp), bạc hà, sả; tỏi, hành, cúc tần… (có tác dụng kháng sinh); lá tre, lá duối (có tác dụng hạ sốt).

Các dược liệu đem rửa sạch, cho vào nồi to, đun sôi một lát, gạn lấy 1 bát nước để riêng. Trùm chăn kín cả người và nồi thuốc, mở từ từ nắp nồi để hơi thuốc bay ra với độ nóng vừa phải, xông 30 phút đến 1 giờ, đến khi mồ hôi ra khắp người là được, lau sạch mồ hôi và mặc quần áo ấm, uống bát nước thuốc trên. Có thể uống kèm viên thuốc hạ sốt Tây y.

Lưu ý từ các thầy thuốc y học cổ truyền: Xông trong phòng kín tránh gió lùa; đồng thời không dùng bài thuốc này đối với người bị cảm mạo có mồ hôi.

Bài 7: ma hoàng 6g, cam thảo 4g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người phát sốt, nhức đầu, sợ gió, không có mồ hôi, người và xương khớp đau mỏi, thở khó (suyễn thở).

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương thức châm cứu trong điều trị cảm mạo phong hàn. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và không được tự ý thực hiện.

Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tổng hợp các bài thuốc từ cây ích mẫu trong YHCT

Ích mẫu là vị thuốc hay trong y học cổ truyền, có tác dụng trong việc điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh, phù thũng do viêm thận cấp tính, trị mụn nhọt do phong nhiệt gây ra,…

Cây ích mẫu

Ích mẫu vị cay hơi đắng, tính hàn vào 2 kinh can và tâm bào. Hạt ích mẫu gọi là sung úy tử trị chứng phong nhiệt. Ích mẫu hiện phối hợp với một số vị thuốc khác điều trị chứng viêm tiểu cầu thận cấp và mạn tính.

Ngoài ra, vị thuốc còn dùng để điều trị các trường hợp tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp do rối loạn thần kinh giao cảm, sẩy thai, vô sinh, viêm cổ tử cung lộ tuyến,…

Bài thuốc điều trị bệnh từ cây ích mẫu

Dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống, trang Bệnh học giới thiệu một số bài thuốc từ cây ích mẫu:

Bài thuốc: “Tam thảo mẫu lệ thang” Lương huyết chỉ huyết, dưỡng âm tiêu ứ. Biểu hiện: kinh dính, có hòn cục, đới hạ có màu vàng, ăn kém, nước tiểu vàng sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt.

Dùng: ích mẫu thảo, hạc liên thảo, tiên hạc thảo, đại táo, sinh mẫu lệ đều 30g, sơn tra (thán sao). Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc “Chỉ lậu thang gia giảm” dưỡng huyết, chỉ huyết.

Biểu hiện lượng kinh nhiều, màu huyết đen sẫm, mùi hôi, tinh thần mệt mỏi, đầu choáng váng, lưng mỏi, bụng trướng đầy, ăn ngủ kém, sốt nhẹ về chiều, cơ thể gầy, chất lưỡi nhạt, mạch tế.

Dùng: ích mẫu thảo (sao đồng tiện), đương quy, bạch thược (sao cháy sém) đều 15g; a giao châu, mẫu lệ 12g; bạch linh, sinh địa, địa du thán, huyết dư thán (tóc đốt cháy thành than) đều 9g; trần bì 5g. Ngày sắc uống 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày, uống lúc đói.

Bài thuốc “Ích hoàng bát trân tán” Bổ khí sinh huyết, hành ứ giảm đau.

Dùng: ích mẫu 30g; đảng sâm 24g; kê huyết đằng 18g; sinh địa, phục linh đều 12g; bạch truật, giá trùng, bồ hoàng (sao), xích thược, đương qui đều 9g; xuyên khung 6g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Tác dụng trị bệnh thường gặp như kỳ kinh đến muộn, hồi hộp đoản hơi.

Bài thuốc: “Bổ thận hóa ứ thang” Bổ thận, hành khí, hóa ứ, trừ uất nhiệt.

Biểu hiện lưng đau gối mỏi, 2 chân yếu, hay cáu giận, phiền táo, miệng khô.

Dùng: ích mẫu thảo, quy vĩ, tang ký sinh đều 16g; uất kim, sài hồ (sao giấm), nữ trinh tử, đỗ trọng (sao cháy sém), tục đoạn, hương phụ đều 12g; đan sâm, hoàng cầm, xích thược đều 8g. Ngày sắc uống 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

Tổng hợp các bài thuốc từ cây ích mẫu trong YHCT

Bài thuốc: “Chỉ băng nghiệm phương” Bổ khí cố thận, nhiếp huyết, hóa ứ.

Biểu hiện đầu choáng váng, lưng gối đau mỏi, huyết ứ, băng kinh.

Dùng: ích mẫu thảo, trắc bá diệp (thán sao), hoa nhị thạch đều 30g; sinh quán chúng, hoài sơn đều 15g; đảng sâm, bạch truật, câu đằng, hòe hoa, tục đoạn, hoàng kỳ đều 12g; thăng ma 6g; chích cam thảo, sinh cam thảo đều 4,5g; trấn linh đan 38g uống với thuốc sau khi đã sắc. Ngày sắc uống 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc: “Ích mẫu trạch lan thang gia vị” Thanh nhiệt, dưỡng huyết, thông kinh lạc.

Biểu hiện chóng đói, khát nước, miệng hôi, kỳ kinh đến sớm, lượng kinh ra nhiều, kéo dài ngày. Nhưng một vài tháng sau thấy bế kinh, chất lưỡi đỏ ít tân dịch.

Dùng: ích mẫu 16g; trạch lan 16g; hoàng bá, sinh địa, đương quy, thạch hộc, đan sâm đều 12g; tiểu xuyên liên, xuyên khung, hồng hoa đều 6g; xích thược 8g. Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày, uống sau khi ăn.

Bài thuốc: “Hoạt huyết thang” Hoạt huyết, tiêu ứ, lý khí, thông kinh.

Biểu hiện hai bầu ngực trướng đau, bụng dưới đau.

Dùng: ích mẫu thảo 30g, đan sâm 30g; trần bì, đương quy vĩ, đào nhân, hồng hoa, hương phụ, bạch thược, trạch lan, ngưu tất đều 10g; cam thảo 4g; sài hồ 6g. Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc: “Qua thạch thang” Tư âm, thanh nhiệt, khoan hung hòa vị, hoạt huyết thông kinh.

Biểu hiện vùng ngực phiền muộn, ngũ tâm (tim, lòng bàn tay, bàn chân) phiền nhiệt, tính tình nóng nảy, ngủ hay thấy chiêm bao, mạch huyền hoạt nhưng khi ấn nặng tay thì vô lực.

Dùng: Qua lâu 16g; thạch hộc, cù mạch, sinh địa đều 12g; ích mẫu 16g; huyền sâm, mạch môn, xa tiền tử, ngưu tất đều 10g; mã vĩ liên 6g. Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày, uống sau khi ăn.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng ích mẫu.

Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Giải pháp khắc phục chứng lạnh tay chân

Chứng lạnh tay chân dễ dàng bắt gặp ở những người tỳ thận dương khí hư, chức năng nội tạng suy yếu,… có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc kết hợp xoa bóp bấm huyệt.

Khắc phục chứng lạnh tay chân theo y học cổ truyền

Đối tượng bị chứng lạnh tay chân thường thấy ở người tỳ thận dương khí hư, chức năng nội tạng suy yếu; người cao tuổi; ăn uống không hợp lý vào mùa đông; mặc quần áo không đủ ấm; người đang mắc một số bệnh mạn tính như huyết áp thấp, đái tháo đường, tim mạch…

Bài thuốc cổ phương trị chứng lạnh tay chân

Theo bác sĩ đối với trường hợp hạ thân nhiệt thông thường, bạn có thể dùng máy sấy tóc xịt hơi ấm hoặc chườm ấm, cứu ấm, xoa dầu nóng vào các huyệt hội kinh dương và kinh âm như quan nguyên, đại chùy, khí hải, mệnh môn, thận du, túc tam lý, dũng tuyền. Sau khi thực hiện, tay chân và toàn thân sẽ nhanh chóng được làm ấm, sức khỏe người bệnh mau bình phục.

Trường hợp thường xuyên chỉ lạnh tay, ăn kém, đại tiện lỏng lâu ngày là do tỳ vị khí hư, da xanh mét hoặc vàng úa. Phép trị nên ôn bổ tỳ vị. Dùng bài Tứ quân tử thang gia giảm gồm: nhân sâm, cam thảo, càn khương, bạch truật, phục linh. Sắc hoặc tán bột uống. Bài thuốc có công dụng ích khí, dưỡng vị, kiện tỳ,… Thích hợp cho người lạnh tay, tỳ vị dương khí yếu.

Trường hợp thường xuyên lạnh tay chân, mệt mỏi, thể lực yếu,… Dùng bài Thập toàn đại bổ gia giảm gồm: nhân sâm, thục địa, đương quy, bạch truật, phục linh,  xuyên khung, hoàng kỳ, càn khương, chích thảo, nhục quế,… Sắc uống. Công dụng đại bổ khí huyết; rất tốt với người thường xuyên lạnh tay chân kèm đang mắc bệnh huyết áp thấp, đái tháo đường, ốm lâu ngày…

Trường hợp chỉ lạnh chân kèm thủy thũng, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện lỏng buổi sáng là do thận dương hư “hỏa hư”. Dùng bài Thận khí hoàn gia giảm gồm: thục địa, phục linh, trạch tả, hoài sơn, đơn bì, nhục quế, bổ cốt chỉ, phụ tử,… Công dụng: ôn bổ thận dương. Thích hợp cho người thường xuyên lạnh hai chân, hoặc trên đầu nóng dưới chân lạnh.

Đồng thời, bạn có thể kết hợp ngâm chân nước ấm cho thêm muối, gừng hoặc dược liệu ấm, ngày ngâm 1-3 lần, mỗi lần 20-30 phút.

Để phòng ngừa chứng tay chân lạnh, bên cạnh dùng thuốc, bạn cần tăng cường ăn thực phẩm bổ dương khí tính ấm trong y học cổ truyền như: thịt bò, thịt dê, thịt chim cu, thịt gà, chim cút, trứng vịt lộn, cật heo,…; hải sản như: tôm, tép, cá rô, cá lóc, trạch,…; rau hành, hẹ, tía tô, cải cay, kiệu, ngải cứu,…

Bấm huyệt khắc phục chứng lạnh tay chân

Vị trí huyệt bấm trị chứng lạnh tay chân

Khí hải: Vị trí dưới gai sống thắt lưng 3, đo ngang ra 1,5 tấc.

Đại chùy: Ngồi hơi cúi đầu, quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm ngay chỗ lõm phía dưới đốt sống cổ số 7 (đốt sống cổ to nhất có thể nhìn thấy, trông như quả chùy).

Quan nguyên: Vị trí thẳng dưới rốn 3 tấc, trên bờ xương mu.

Thận du: Vị trí dưới gai sống thắt lưng 2 đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt mệnh môn.

Túc tam lý: Vị trí dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chày và xương mác.

Dũng tuyền: Vị trí co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là huyệt.

Mệnh môn: Vị trí chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.

Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, khắc phục chứng bệnh thường gặp – lạnh tay chân. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cách dùng cây bạc hà trị bệnh trong đời sống hàng ngày

Cây bạc hà được biết đến như một thần dược liệu quý, không chỉ làm gia vị trong các món ăn mà bạc hà còn được chế biến làm thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Vậy dùng cây bạc hà trị bệnh như thế nào?

Công dụng chữa bệnh từ cây bạc hà

Cây bạc hà là một loại cây được trồng rất nhiều ở nước ta, đây là một loại cây thân thảo, sống rất lâu năm thân thường có màu xanh hoặc tím, lá hình trứng thon dài và có nhiều răng cưa xung quanh mép. Mùi hương của cây bạc hà có mùi cay cay khá quyến rũ và luôn mang đến cảm giác dễ chịu. Bạc hà tươi là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn, còn trong chế biến thực phẩm, hương vị của bạc hà cũng không thể thiếu để chế biến các món như: kẹo cao su, kẹo hoặc trà, hoặc được sử dụng để làm gia vị. Ngoài ra, chuyển gia sức khỏe chia sẻ một số công dụng của bạc hà chữa được rất nhiều bệnh như sau:

Cây bạc hà điều trị ho, cảm cúm

Khi thời tiết thay đổi khiến cho cơ thể con người rất dễ mắc bệnh ho, cảm cúm, đau đầu, chính vì vậy nhiều người đã biết sử dụng lá bạc hà để điều trị bởi bạc hà có chứa khá nhiều các hoạt chất như canxi, vitamin B và kali, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn chỉ cần lấy 6g lá bạc hà cùng với 6g kinh giới, 6g hành hoa, 5g phòng phong, 4g bạch chỉ đem hãm với nước sôi trong vòng 20 phút, uống khi còn nóng bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi của cơ thể sau khi sử dụng cách điều trị này.

Bạc hà làm sạch đường hô hấp 

Để làm sạch khoang mũi và chống nhiễm trùng bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà pha với nước sôi sau đó xông hơi trực tiếp, bởi nhờ chứa nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid. Các nhà Y học cổ truyền cũng đã nghiên cứu và chứng minh bạc hà giúp điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.

 

Bạc hà có nhiều công dung trong đời sống

Giảm hôi miệng nhờ cây bạc hà

Hội miệng là một trong các bệnh lý thường gặp hiện nay. Nhiều người rất ngại giao tiếp và cảm thấy mất tự tin với người khác vì lý do hôi miệng đây là triệu chứng rất phổ biến. Để loại bỏ tình trạng này, bạn nên nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà hay bạn cũng có thể làm 1 ly trà bạc hà sau khi ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi.

Giúp giảm cân từ bạc hà

Từ xưa đến nay, lá bạc hà trở thành một trong những thần dược giảm cân, làm đẹp mà không tốn kém với nhiều chị em phụ nữ. Do có tác dụng hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất lá bạc hà sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu giảm cân của mình. 

Cây bạc hà trị ngứa ở da

Bởi bạc hà không những có tính mát và tê mà còn có tác dụng sát khuẩn nên thường được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh và ngứa trong một số bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ lưu ý khi bôi chất này vào mũi hay cổ họng trẻ nhỏ có thể gây hiện tượng ức chế nguy hiểm. Vì vậy, không nên bôi tinh dầu bạc hà hoặc các loại dầu xoa, cao xoa có bạc hà cho trẻ em dưới 5 tuổi và tuyệt đối không được dùng cho trẻ mới sinh.


Cây bạc hà trị ngứa ở da hiệu quả

Thông tin về tác dụng chữa bệnh của cây bạc hà được các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý áp dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng của hoa chuối trong hỗ trợ điều trị bệnh lý

Hoa chuối được biết đến là một món ăn trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Ngoài công dụng làm thực phẩm, hoa chuối có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Vậy tác dụng của hoa chuối trong hỗ trợ điều trị bệnh như thế nào?

Hoa chuối trị bệnh đau dày hiệu quả.
Chuối là một trong những loại cây ăn quả hết sức thông dụng ở nước ta. Các bộ phận của cây chuối đều có thể sử dụng trong đời sống. Như quả xanh làm nguyên liệu cho nhiều món ăn, quả chín làm đồ tráng miệng được nhiều người ưu thích,  lõi thân chuối non làm rau sống,  hoa chuối làm nộm,… Nhưng ít người biết rằng hoa chuối chữa bệnh rất tốt.
Theo y học cổ truyền, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh. Hoa chuối có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, thông kinh hoạt lạc bình can tiêu ứ và thường được dùng để chữa các chứng bệnh thường gặp như: ợ chua, nôn nhiều đờm rãi, ngực bụng đầy trướng, mắt hoa đầu choáng, đau tức vùng tim, rối loạn kinh nguyệt, thông huyết mạch, lợi xương tủy…

Một số phương pháp sử dụng hoa chuối chữa bệnh trong đời sống

Các chuyên gia y tế chia sẻ đến bạn đọc các cách sử dụng hoa chuối để chữa bệnh, rất đơn giản và dễ thực hiện như sau:

  • Lao phổi:

Hoa chuối 60g, phổi lợn 250g, dùng cả hai thứ đem nấu chín, ăn mỗi ngày/ lần. Hoặc hoa chuối 100g đem sấy khô rồi tán thành bột. Mỗi lần sử dụng lấy 20-50g hòa đều với mật ong uống mỗi ngày/ 3 lần. Ngoài ra có thể sử dụng choa chuối 100g, mật ong 250g, đem hoa chuối sấy khô tán thành bột, mỗi lần lấy 30g hòa đều với mật ong uống, mỗi ngày 3 lần.

  • Cơn đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực:

Lấy hoa chuối 250g, tim lợn 1 cái đem hai thứ đem hầm chín, ăn trong ngày. Hoặc dùng hoa chuối lượng vừa đủ đem đốt hoặc sao cháy rồi tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước muối nhạt.

  •  Nhịp tim nhanh:

Dùng hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn luôn trong ngày.

  • Ăn không tiêu, nôn nấc:

 Hoa chuối trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, ngoài ra với bệnh nôn nấc, ăn không tiêu sử dụng bài thuốc từ hoa chuối cũng rất tốt. Lấy 10g đem sắc với lượng nước vừa phải trong 10 phút, sau đó lọc lấy nước, để nguội rồi hòa với 1 chén rượu nhỏ rồi uống. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ sấy khô, đem tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g, chú ý uống với nước ấm.

  • Đau dạ dày:

Đau dạ dày là một trong các bệnh chuyên khoa tiêu hóa, khi đau dạ dày có thể dùng hoa chuối, đặc biệt lấy thêm hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Hoặc lấy hoa chuối 10g nấu cháo cùng 30g gạo tẻ 30g, ăn trong ngày.

  • Bụng trướng đau, ợ chua:

Dùng 6g hoa chuối đem sắc uống.

Hoa chuối trị được nhiều bệnh

  • Nấc:

Với những bệnh thường gặp hàng ngày như Nấc, bạn chỉ cần lấy 60g hoa chuối đem  sấy khô rồi đem tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước ấm, ngày uống 3 lần sẽ thấy hiệu quả ngay.

  • Kiết lỵ:

bạn lấy khoảng 30g hoa chuối rửa sạch, đem nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, để dễ uống bạn có thể pha thêm một ít mật ong.

  • Viêm gan, hoàng đản:

Sử dụng 12g hoa chuối đem sắc uống hằng ngày, tới khi nào bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn,

  • Nhọt độc, ung thũng:

Lấy một lượng hoa chuối vừa đủ, đem rửa sạch rồi giã nát đắp lên tổn thương.

  • Bế kinh:

Dùng 15g hoa chuối, hoa quế 5g, 10g hoa hồng, tất cả đem sấy khô rồi tán thành bột. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống với rượu hoàng tửu (rượu ngâm hoa cúc), nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng cũng hiệu quả.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi các chuyên gia y tế. Thông tin về tác dụng của hoa chuối tại website bệnh học chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý làm theo khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ!

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu về tác dụng của củ nghệ và một số bài thuốc dân gian

Củ nghệ là một trong các vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau, tiêu biểu trong việc chống viêm, lợi mật, điều trị các cơn đau do khí trệ,…

Hướng dẫn sử dụng củ nghệ trong bài thuốc Đông Y

Theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần chính của củ nghệ là chất màu curcumin. Tinh chất này có hoạt tính chống viêm cao, tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hoá lượng thức ăn thích hợp.

Nghệ có tác dụng với bệnh lý hệ tiêu hóa đặc biệt trong việc ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc đường ruột và đường tiêu hoá, chống tổn thương viêm loét, ngăn chặn sự hình thành của loét dạ dày và tá tràng.

Bài thuốc trị bệnh từ củ nghệ trong y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền chia nghệ làm 2 loại: nghệ vàng (khương hoàng, củ con gọi là uất kim) và nghệ tím (nga truật).

Bài thuốc trị bệnh từ Khương hoàng

Khương hoàng là củ cái của phơi khô của cây nghệ họ gừng (Gingiberaceae). Khương hoàng có vị cay, đắng tính ấm vào kinh tâm, can tỳ. Công dụng: Thông kinh chỉ thống, phá huyết hành ứ, dùng điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, ợ chua, ăn kém, đầy bụng, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da

Bài thuốc: Khương hoàng 8g, diên hồ sách 12g, uất kim 3g, hoàng liên 6g, nhục quế 3g, nhân trần 12g. Sắc nước uống điều trị viêm đường mật, viêm dạ dày, nôn mửa, bụng trướng.

Bài thuốc trị bệnh từ Uất kim

Uất kim là củ nhánh con của cây nghệ họ gừng (Zingiberaceae). Vị cay đắng tính lạnh vào kinh tâm, can, phế. Tác dụng hành huyết phá ứ, lợi đởm thoái hoàng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, hành khí giải uất, thống kinh; Hành khí giải uất: Chữa các cơn đau do khí trệ như ngực bụng đầy trướng, đau dạ dày. Thanh can đởm thấp nhiệt: Chữa viêm gan hoàng đản, xơ gan, sỏi mật, viêm túi mật. Ngày dùng 6g – 12g (dùng sống)

Bài thuốc: Bột uất kim hằng ngày uống 6g với nước sắc đảng sâm 12g uống hàng ngày trị sỏi mật.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng bài: màng mề gà 6g, uất kim 9g, chỉ thực 12g, kim tiền thảo 30g, kim ngân hoa 15g, đại hoàng sống 3g, nhân trần 30g. Ngày 1 thang, sắc 2 lần, uống sáng và chiều chữa viêm đường mật và sỏi mật.

Củ nghệ là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền

Bài thuốc trị bệnh từ Nga truật trong y học cổ truyền

Trong môn Dược liệu có chia sẻ, Nga truật là thân rễ phơi khô của cây nghệ tím (Curcuma zedoaria); vị cay, đắng, tính ôn, vào can kinh. Tác dụng phá huyết, hành khí, tiêu tích hóa thực.

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như: Viêm niêm mạc và loét hành tá tràng, thường đau bụng không rõ nguyên nhân, ăn uống chậm tiêu, buồn nôn, ho, kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, vị thuốc này còn dùng làm thuốc bổ dưới dạng thuốc sắc, bột hoặc viên, có thể cho thêm mật ong.

Bài thuốc: Nga truật, chế hương phụ 6g, trần bì 10g; sa nhân 3g, la bạc tử 5g, tam lăng đều 5g; thanh bì, lô hội đều 3g; chỉ thực đều 6g, hồ tiêu 5g, hồ hoàng liên. Tất cả tán bột mịn trộn đều hồ hoàn, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 lần có tác dụng kích thích tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các loại nghệ trên đều có thể tán bột dùng chung với mật ong ăn trực tiếp hoặc làm thành viên hoàn uống hằng ngày điều trị đau dạ dày.

Hi vọng những thông tin được chia sẻ tại website bệnh học có thể giúp người bệnh có thêm kiến thức về tác dụng của củ nghệ.  Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y trước khi sử dụng.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Một số bài thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả

Phương pháp chữa viêm đại tràng bằng thuốc nam đã được áp dụng từ xa xưa. Ngày nay, khi có nhiều cách và thuốc chữa viêm đại tràng song nhiều người bệnh vẫn ưu tiên sử dụng các bài thuốc nam thảo dược do có thể áp dụng lâu dài, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Những bài thuốc nam trị viêm đại tràng

Một số cây thuốc nam được áp dụng chữa bệnh viêm đại tràng

Ngày nay khi có nhiều cách và thuốc chữa viêm đại tràng song nhiều người bệnh vẫn ưu tiên sử dụng các bài thuốc nam thảo dược do có thể áp dụng lâu dài, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Dưới đây là các bài thuốc chữa viêm đại tràng phổ biến và hiệu quả tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh như sau:

Chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông

Lá mơ lông không những là loại rau gia vị ăn kèm với các món ăn mà còn có công dụng là 1 loại thuốc nam cung cấp nhiều dinh dưỡng, rất tốt trong điều trị những bệnh đường ruột trong đó có điều trị bệnh viêm đại tràng. ( Theo trang tin tức Y học cổ truyền cho biết )

Viêm đại tràng hình thành chủ yếu do sự thâm nhập của các vi trùng, vi khuẩn thông qua đường ăn uống nên lá mơ lông được dùng như một loại kháng sinh thực vật điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài việc ăn lá mơ lông hoặc dùng mơ lông để làm chả trứng hàng ngày người bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể kết hợp mơ lông với mạch nha, trần bì, sa nhân… tạo thành 1 thang thuốc sắc uống mỗi ngày. Những vị thuốc này sẽ bổ trợ cho nhau phù hợp với việc điều trị viêm đại tràng trong thời gian dài mà không gây ra những tác dụng phụ.

Chữa viêm đại tràng bằng cây xoài

Bác sĩ chia sẻ, cây xoài là loại cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng phổ biến trong cuộc sống, được người bệnh ứng dụng rộng rãi .Trong xoài có 1 lượng lớn chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn đồng thời những dược tính trong lá xoài cũng giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

Cách chữa bệnh viêm đại tràng từ lá xoài phổ biến nhất là chọn hái những lá còn tươi non để ăn sống, ngoài ra, người bệnh có thể cắt nhỏ lá xoài rồi cho vào máy xay sinh tố nghiền nát thành dạng lỏng, trước khi ăn 20 phút lấy 100g dung dịch này hòa lẫn nước lọc để uống. Nếu thấy khó uống quá có thể cho thêm một chút đường hoặc mật ong. Tuy nhiên nếu bạn bị tiểu đường thì chỉ nên uống nước lá xoài không thôi.

Về nguyên liệu chế biến bài thuốc này, tốt nhất bạn nên chọn hái lá xoài tươi vào mỗi buổi sáng, còn nếu không có điều kiện, có thể phơi khô lá xoài, tán nhỏ thành bột mịn trộn lẫn tinh bột nghệ để dùng dần. Hỗn hợp này bảo quản trong lọ thủy tinh kín miệng bạn có thể dùng quanh năm mà không lo mốc bởi nghệ có tính kháng khuẩn mạnh.

Chữa viêm đại tràng bằng lá vối tươi

Giảng viên cho biết, trong tự nhiên có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng  như nha đam, lá mơ … thì nay chúng ta lại được biết thêm một nguyên liệu cũng có tác dụng không kém trong điều trị bệnh đó là cây vối. Cây vối vốn rất quen thuộc trong cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn.

Nếu như người miền nam ưa dùng trà xanh để nấu nước uống thì ở các vùng nông thôn người ta lại dùng lá và nụ vối để nấu nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. nước lá vối có vị ngăm đắng, khá thơm và dễ uống. Nếu thường xuyên uống nước lá vối thì bạn hãy duy trì thói quen này bởi trong lá vối có rất nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn, kháng viêm giảm đau thượng vị, đặc biệt với những người bị đại tràng hay bị đi ngoài sống phân thì nước lá vối là sự lựa chọn hoàn hảo.

Cách làm vô cùng đơn giản đó là bạn chỉ cần dùng lá vối tươi vò nát (có thể dùng lá khô thay thế) sau đó nấu  với 2 lít nước lọc để uống trong ngày, không nên uống nước vối đã để qua đêm.

Chuyên mục
Sức Khỏe Làm Đẹp

Thận trọng hơn với những thực phẩm cảnh báo nguy cơ gây ung thư

Trong bữa ăn gia đình hằng ngày bạn luôn chọn những món ăn tốt và ngon nhất, tuy nhiên để đảm bảo thực phẩm đó không gây chất ung thư và biết rõ biết rõ hơn đó là thực phẩm nào?

Thận trọng hơn với những thực phẩm cảnh báo nguy cơ gây ung thư

Một số thực phẩm ẩn chứa chất gây ung thư mà bạn không biết?

Ví dụ như khoai tây chiên Axit amin asparagin và một số loại đường như glucose trong khoai tây khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư gan có tên gọi Acrylamide. Ngoài ra, chất này còn tác động tiêu cực đến não, hệ thống kinh mạch và chức năng sinh sản.

Theo những chuyên gia về sức khỏe cho biết: Bên cạnh đó mọi người cần chú ý hơn với những thực phẩm sau:

1. Dầu thực vật bị biến chất:

 Khi bị biến chất, các loại dầu thực vật thường có mùi ôi thiu, đồng thời sản sinh ra chất malondialdehyde. Chất này sẽ sinh ra poilime phản ứng với protein trong cơ thể, làm biến dị cấu trúc vốn có của protein. Từ đó, các tế bào protein bị biến dị sẽ mất đi công năng vốn có và tự động chuyển hóa thành tế bào ung thư giai đoạn đầu.

2. Thực phẩn chiên, rán và thức ăn nhanh:

Đa số các chủng loại thức ăn nhanh đều được chế biến bằng cách chiên dầu, thậm chí được chiên đi chiên lại nhiều lần. Khi được tái sử dụng liên tục như vậy, dầu sẽ sản sinh ra glycerol – một hợp chất gây khá nhiều bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư gan. Các loại thực phẩm carbohydrate cao như khoai tây dễ dàng sản xuất acrylamide trong quá trình chiên rán. Đó là lí do khoai tây chiên, đặc biệt là khoai tây chiên kiểu Pháp bị liệt vào danh mục các thực phẩm dễ gây ung thư gan nhất.

3. Bắp rang làm bằng lò vi sóng:

Ngoài ung thư gan thì bắp rang làm bằng lò vi sóng còn chứa các chất có khả năng gây ung thư tụy và tinh hoàn. Theo EPA – Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, những chiếc túi đựng bắp rang làm từ lò vi sóng thường được bọc lót acid perflourooctaoic (PFOA), một chất hóa học độc hại có thể gây ung thư gan. Chất này cũng thường được tìm thấy trong hộp đựng bánh pizza, các vật liệu chống dính và Teflon.

4. Dưa chua( dưa muối)

Dưa chua tuy là món ăn khoái khẩu nhưng bạn cần hạn chế nếu muốn tránh nguy cơ mắc ung thư gan. Bắp cải, dưa và các món chuối chua luôn là món khai vị ngon. Tuy nhiên, dưa chua chứa một lượng lớn chất nitrosamine, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có thể gây ung thư gan, tốt nhất là không nên ăn hoặc ăn càng ít càng tốt.

Nguồn:sưu tầm

Exit mobile version