Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị cận thị

Điều trị cận thị chủ yếu là dùng thuốc, cắt kính, phẫu thuật, các biện pháp phòng ngừa như luyện tập tư thế ngồi, ánh sáng tại bàn học…và xoa bóp bấm huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt để có đôi mắt khỏe đẹp, điều trị cận thị

Cận thị là một trong những tật khúc xạ rất phổ biến ở học sinh. Nguyên nhân do những thói quen có hại cho mắt như xem tivi, chơi game quá nhiều, bàn ghế ngồi học không thích hợp, diện tích phòng học chật hẹp… Cận thị bao giờ cũng để lại những di chứng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, sức khỏe của các em.

Điều trị cận thị chủ yếu là dùng thuốc, cắt kính, phẫu thuật và các biện pháp phòng ngừa như luyện tập tư thế ngồi học, xem tivi, ánh sáng tại bàn học… Xoa bóp bấm huyệt trong y học cổ truyền có tác dụng thông kinh hoạt lạc, cải thiện dinh dưỡng cho thần kinh thị giác và võng mạc, làm thư giãn và tăng khả năng điều tiết của mắt, có giá trị hỗ trợ phòng và chữa cận thị. Hàng ngày, bố mẹ hoặc người thân chỉ cần dành 20 phút để tiến hành thủ thuật theo các bước sau:.

Xoa vòng quanh hốc mắt lớn

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa để cạnh nhau bắt đầu xoa từ đầu cung lông mày di chuyển về cuối cung lông mày rồi vòng xuống gò má, di chuyển về gốc mũi rồi trở lại đầu cung lông mày. Làm như vậy 10 lần rồi quay ngược lại 10 lần.

Xoa vòng quanh hốc mắt nhỏ (trong hốc mắt)

Dùng ngón trỏ và ngón giữa để cạnh nhau rồi bắt đầu xoa nhẹ từ dưới đầu cung lông mày, di chuyển dưới cung lông mày về đến đuôi mắt vòng qua dưới bờ mi dưới trở về gốc mũi, vòng lên gặp dưới đầu cung lông mày. Làm như vậy 10 vòng rồi làm ngược lại 10 vòng.

Động tác miết

Dùng 2 ngón tay cái đặt từ đầu trong cung lông mày miết theo bờ dưới cung lông mày ra đuôi mắt với một lực nhẹ. Làm như vậy 10 lần.

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị cận thị

Ấn và day các huyệt

– Huyệt toản trúc: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt toản trúc ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt tình minh: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt tình minh ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt dương bạch: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt dương bạch ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt ty trúc không: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt ty trúc không ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt đồng tử liêu: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt đồng tử liêu ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó chuyển day 0,5 phút.

– Huyệt thái dương: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt thái dương ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó chuyển day 0,5 phút.

– Huyệt quyền liêu: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ, đặt vào huyệt quyền liêu ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

Các chuyên gia bệnh học chuyên khoa lưu ý: Mát xa vùng hốc mắt bằng cách làm lại các động tác xoa, day, miết như lúc đầu. Mỗi động tác làm 5 lần.

Lưu ý: Để phòng trị cận thị, cần:

  • Ngồi thẳng lưng khi học bài, mắt nhìn cách vở trên 20cm;
  • Hàng ngày luyện nhìn tập trung tại 1 điểm cách 3 – 5m trong vòng 1-2 phút, ngày tập 2 -3 lần.

Vị trí các huyệt dùng để xoa bóp bấm huyết hỗ trợ điều trị cận thị

Vị trí huyệt

– Toản trúc: Chỗ lõm đầu trong cung lông mày.

– Tình minh: Cách khóe trong con mắt 2mm về phía sống mũi.

– Dương bạch: Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 tấc.

– Ty trúc không: Ở hõm đầu ngoài cung lông mày.

– Đồng tử liêu: Ở hõm cách khóe mắt ngoài 0,5 tấc.

– Thái dương: Từ điểm cuối cùng cung lông mày đo ra 1 tấc, điểm lõm nhất của vùng thái dương.

Xoa bóp bấm huyết ngày một thông dụng trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt khi biết các tuyệt chiêu nay, bạn có thể áp dụng bất kỳ lúc nào nếu thấy mỏi nhức mắt cũng như góp phần điều trị hiệu quả khi không có mặt của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện đúng cách nên bạn cần theo học khóa ngắn hạn như Văn bằng 2 Trung cấp Y học cổ truyền hoặc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

8 cách đặc trị hôi nách hiệu quả tại nhà

Mùi hôi nách khiến cho bạn mất tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, sau đây chúng tôi sẽ “mách” bạn 8 cách tự nhiên giúp loại bỏ mùi hôi nách cực kỳ hiệu quả.

Axít trong chanh đặc trị hôi nách

Theo y học cổ truyền nhờ tác dụng như tính axit, tính cay… mà nước chanh, cần tây, phèn chua, giấm táo đều thuộc tóp 8 cách đặc trị hôi nách, khử mùi hiệu quả trong khi cách làm lại đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay trong  bếp nhà mình.

Nước chanh:

Axit citric có trong chanh sẽ tiêu diệt vi khuẩn, phục hồi cân bằng độ pH của da và làm sáng da.

Cách làm: Trộn 1/2 cốc nước chanh với 1 cốc nước cất. Đổ hỗn hợp này vào bình xịt. Sử dụng nó như là chất đặc trị mùi hôi tại nách của bạn. Nó sẽ giúp loại bỏ mùi trong 8 giờ liên tục.

Cây xô thơm:

Xô thơm có mùi rất đặc biệt có tác dụng trong trị hôi nách. Nó không chỉ điều chỉnh hoạt động của tuyến mồ hôi mà còn làm sạch vi khuẩn trên da.

Cách làm: Đun nước ở nhiệt độ ấm và cho 4 thìa bột lá xô thơm khô. Đun nhỏ lửa trong 10 phút. Tắt bếp. Để nguội hỗn hợp này. Dùng dung dịch này để rửa nách 2 lần/ngày.

Cỏ lúa mì:

Cỏ lúa mì có tác dụng như một chất tiệt trùng tự nhiên có thể phòng ngừa và ngăn chặn mùi dưới nách.

Cách làm: Cho 2 thìa nước ép cỏ lúa mì vào 1/2 cốc nước. Sử dụng dung dịch này để rửa sạch vùng nách. Bạn có thể dùng nước ép này để làm giảm mùi cơ thể.

Cần tây:

Thuộc tính kháng khuẩn của cần tây sẽ làm sạch vi khuẩn trên da và trung hòa mùi.

Cách làm: Chiết xuất nước cần tây và pha loãng với một lượng nước tương đương. Sử dụng một miếng bông thoa hỗn hợp này lên nách. Đợi 15 phút, sau đó rửa sạch và lau khô. Thực hiện hàng ngày bạn sẽ thấy hiệu quả không chỉ trong việc trị hôi nách mà còn giúp bạn cải thiện sức khỏe rất tốt.

Cần tây là một loại thực phẩm dễ kiếm hằng ngày

Cây mê điệt (hương thảo):

Mê điệt chứa nhiều tinh dầu bạc hà và chất diệp lục giúp giảm mùi cơ thể và mang đến cho làn da một mùi thơm tự nhiên.

Cách làm: Trộn 10 giọt dầu mê điệt trong 1 cốc nước. Bảo quản dung dịch này trong một lọ kín hơi và bôi hàng ngày để khử mùi dưới nách.

Giấm táo:

Chất chống oxy hóa và axit tự nhiên trong giấm táo tiêu diệt vi khuẩn do đó, có thể ngăn chặn có hiệu quả mùi hôi nách.

Cách làm: Trộn 1 thìa giấm táo với 1/2 cốc nước. Đổ dung dịch vào bình xịt. Lắc đều trước khi xịt vào nách.

Tinh dầu bạc hà:

Mentola tự nhiên có trong dầu bạc hà sẽ trung hòa mùi cơ thể và loại bỏ mùi hôi nách.

Cách làm: Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà hữu cơ trong lòng bàn tay và nhẹ nhàng chà xát vào nách của bạn. Tuy nhiên, nếu bị kích thích, rửa sạch ngay lập tức.

Dầu cây trà:

Thuộc tính kháng khuẩn, sát trùng có trong dầu cây trà cùng với các chất chống oxy hóa tuyệt vời sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mùi ở những bệnh thường gặp như hôi nách, giúp điều tiết tuyến mồ hôi và làm dịu viêm.

Cách làm: Nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay và thoa lên nách. Thực hiện cách này mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng thấy có kết quả.

Giấm táo trị hôi nách

Rau xà lách:

Rau xà lách có tác dụng diệt vi khuẩn từ đó sẽ khiến nách hết mùi hôi.

Cách làm: Lấy một vài lá rau xà lách và ép ra nước. Sử dụng miếng bông gòn, bôi nước ép này lên nách. Đợi 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.

Những phương pháp thiên nhiên này đều không có tác dụng phụ, lành tính, bạn nên kiên trì sử dụng để trị hôi nách vĩnh viễn.

Nguyễn Minh– Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Đinh Lăng Gai – Vị Thuốc Chống Viêm Nhiễm

Đơn châu chấu còn gọi là đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Trong Y học cổ truyền cây Đinh lăng gai có tác dụng  chống viêm rất hiệu quả.

Những nét cơ bản về đinh lăng gai và tác dụng.

Đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Về mặt hóa học và dược lý, rễ đơn châu chấu chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic có tác dụng chống viêm mạnh ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính, nhất là giai đoạn viêm mạn tính. Dùng liều thích hợp dài ngày, cây không gây ảnh hưởng độc hại gì.

Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Tác dụng chống viêm thể hiện rõ nét ở những trường hợp sau:

Chữa sưng vú, áp-xe vú: vỏ rễ đơn châu chấu (tươi) 30g, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng) lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày.

Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ đơn châu chấu 30g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non đơn châu chấu 20g rửa sạch giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.

Ngoài ra, vỏ rễ đơn châu chấu 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Sắc uống chữa hen.

Vỏ rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cây Ngũ Sắc – Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền, Cây ngũ sắc hay dân gian còn gọi là cây hoa cứt lợn, cây cỏ hôi, hoa ngũ vị có tên khoa học là Ageratum conyzoides có tác dụng chữa viêm xoang, phục hồi vết thương do bỏng….

Cây ngũ sắc trong Y học cổ truyền

Cây ngũ sắc là một loại cây nhỏ, cao chừng 25-50 cm, thân nhiều lông mềm mọc hoang ở khắp nơi, đa số là vùng nông thôn. Cây ngũ sắc trong Đông Y được hái toàn cây, cắt bỏ phần rễ có thể dùng tươi hoặc khô. Cây ngũ sắc có hoa nhỏ màu tím, xanh cây có hàm lượng tinh dầu cao. Các nghiên cứu, thí nghiệm trên động vật cho thấy Cây ngũ sắc còn có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.

Những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây ngũ sắc

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi cây ngũ sắc rửa sạch, giã đắp. Hoặc hoa và lá (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại và ngày đắp 1 lần.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng để cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Hoa và lá cây ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương 1 ngày thay băng một lần. Cũng có thể dùng lá ngũ sắc để tươi rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Trong trường hợp vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa ho ra máu: Sử dụng hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể kết hợp thêm chút đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa rắn cắn: Sử dụng rễ cây ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc thuốc 1 ngày uống 3 lần cách nhau chừng 20 phút.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa mẩn ngứa: Sử dụng lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày….

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày.

 

 

Chuyên mục
Sức Khỏe Làm Đẹp

Đánh bay mỡ bụng nhờ bài thuốc từ tỏi và chanh trong vòng 2 tuần

Giảm cân nhanh chóng và an toàn là mong muốn của hầu hết chị em phụ nữ. Thế nhưng việc tập luyện và ăn kiêng khắt khe khiến chi em nhanh nản lòng cần giảm cần. May mắn thay, có những thực phẩm giúp giảm cân toàn thân và mỡ bụng nhanh cực nhanh chóng ngay tại nhà bếp mà chị em có thể áp dụng ngay hôm nay nhé.

Tác hại của việc béo bụng

Trong cuộc sống hiện đại, béo bụng trở thành căn bệnh của nhiều người đồng thời là kẻ thù không đội trời chung với bất kỳ ai, đặc biệt là phái nữ. Theo y học cổ truyển mỡ bụng không chỉ ảnh hưởng đến dáng vẻ, đến tính thẩm mỹ mà còn là căn nguyên của tăng huyết áp, đái đường, tim mạch…

Có rất nhiều cách giảm béo bụng nhưng không phải cách nào cũng an toàn và đem lại hiệu quả như mong muốn.

Các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng đã đồng ý rằng chế độ ăn uống cân bằng giúp   giúp giảm cân bụng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là phương cách tốt nhất giúp đánh bay mỡ bụng. Tuy nhiên để giúp bạn thoát khỏi béo bụng trong thời gian nhanh nhất đó là bài thuốc từ tỏi và chanh.

 

Tỏi là một loại thực phẩm dễ kiếm.

Lợi ích của chanh và tỏi

Trong tỏi có hoạt chất Allicin có tác dụng tốt trong bệnh lý tim mạch và giảm lượng cholesterol. Ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu giúp thải trừ các chất độc ra khỏi cơ thể. Trong tỏi còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào và các rối loạn liên quan đến sự lão hóa sớm .Lợi ích của tỏi và chanh

Chanh được xem như vị thuốc, được dùng từ thời Cổ Đại, Chanh giúp lọc sạch máu và giảm chất béo dư thừa. Các chất chống oxy hóa ngăn cản sự tích lũy các chất béo ở vùng bụng và trong mạch máu. Nước chanh còn chứa lượng chất xơ được gọi là pectine, giúp hạn chế sự thèm ăn và các rối loạn về tiêu hóa.

Sự kết hợp hoàn hảo từ tỏi và chanh

Phương thuốc từ tỏi và chanh không phải là bài thuốc “nhiệm màu” mà đó chỉ là một trong những biện pháp bổ sung, điều quan trọng là cần có chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và chế độ luyện tập hàng ngày mà không cần phải đi tìm các câu hỏi như trị nám ở đâu tốt nhất nữa nhé khi đã có chanh tỏi.

Ngoài ra hiệu quả còn phụ thuộc vào trao đổi chất của từng người, tuy nhiên nếu bạn kiểm soát lượng calo thu nhận hàng ngày và gia tăng năng lượng tiêu hao thì có thể cảm nhận được sự thay đổi đáng kể chỉ trong vòng vài tuần.

Bài thuốc hoàn hảo từ tỏi, chanh và mật ong.

Cách làm bài thuốc:

Thành phần: gồm 2 tép tỏi, 2 trái chanh, 1 lít rưỡi nước.

Cách làm: bóc tỏi sau đó nghiền nhỏ. Chanh cắt thành lát mỏng (giữ nguyên cả vỏ). Cho nước vào xoong cùng với tỏi và chanh, đun sôi trong vòng 15 phút, sau đó lọc nước. Có thể giữ ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh.

Nếu không muốn đun sôi, có thể đặt tất cả các thành phần vào trong bình và ngâm trong 24 giờ.

Thời gian thực hiện hiệu quả:

Khi dùng có thể gây cảm giác khó chịu vì có vị đắng vì vậy để dễ uống, bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong.

Chỉ cần uống hỗn hợp nước chanh, tỏi trong vào buổi sáng trong vòng 2 tuần khi bụng rỗng, mỡ bụng sẽ giảm ngay lập tức.

Nguyễn Minh – Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Tin Tức Y Dược

Chuối – “Thần dược” giảm cân của phụ nữ?

Theo y học cổ truyền Chuối giàu chất xơ và pectin giúp giải độc cơ thể, sáng mắt và đẹp da. Ngoài ra, Chuối là thực phẩm hàng đầu giảm béo bụng và cho thân hình đáng mơ ước của các chị em phụ nữ.

Chuối phương thuốc giảm cân của phụ nữ.

Công dụng của Chuối.

Trong Chuối chứa vitamin A, chất chống oxy hóa tốt cho thị lực, giúp da khỏe đẹp. Trong chuối còn chứa beta carotene, – tiền chất của vitamin A, bảo vệ tế bào, có hoạt dụng chống quá trình oxy hóa, tái tạo những tế bào bị tổn hại.

Ngoài ra, chuối còn chứa vitain E, chất chống oxy hóa, cả 2 dinh dưỡng này đều giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Lutein là chất dinh dưỡng giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Không những vậy, Chuối giống như một loại “thần dược” giảm cân hiệu quả của phụ nữ.

Chuối cho vóc dáng thon gọn.

  • Cơ bắp săn chắc:

Sau những giờ luyện tập thể thao, vận động quá sức mà bạn thấy các cơ bắp đau, mỏi, hay vận động không được nhanh nhẹn, có thể nguyên do trong khẩu phần ăn không đủ lượng magiê cần thiết cho cơ thể. Vậy thì Chuối chính là loại quả giàu chất magiê có thể bổ sung hàm lượng magiê cũng như giúp cơ bắp được thư giãn, và có vai trò trong tổng hợp protein, từ đó các cơ trở nên săn chắc.

Thêm vào đó Chuối là việc bổ sung magiê làm cho quá trình phân giải lipid diễn ra nhanh hơn, nhờ đó mà cơ thể sẽ giải phóng lượng mỡ dư thừa.

Có một công thức chế biến quả chuối rất đơn giản, mà bạn có thể thực hiện ngay trong bếp nhà mình như: Bạn đun sôi nước, cắt bỏ 2 đầu quả chuối, chú ý nhớ giữ nguyên cả vỏ chuối, sau đó thả quả chuối vào nồi nước sôi đun khoảng 7 – 10 phút là được. Và bạn nên uống trước khi đi ngủ.
  • Cơ thể thon gọn hơn:

Làm thế nào để không bị tình trạng béo bụng là điều trăn trở của rất nhiều người. Hãy ăn chuối, vì chuối có thể loại bỏ lượng không khí, nước dư thừa được lưu trữ ra khỏi cơ thể bạn một cách hiệu quả nhất.

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn chuối thường xuyên 2 lần/ngày, và ăn liên tục trong 60 ngày thì có thể có khả năng giảm mỡ bụng.

Lý do là vì ăn chuối nhiều sẽ giúp giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể và chống lại lượng vi khuẩn bất lợi có trong dạ dày.

  • Bổ sung nguồn năng lượng cơ thể dồi dào

Chuối còn có glucose giúp giải phóng lượng đường dễ dàng, mang lại nguồn năng lượng cho quá trình hoạt động của bạn. Bạn nên ăn chuối sau quá trình vận động, tập luyện để bổ sung nguồn năng lượng dự trữ đã bị cạn kiệt.

Chuối cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Ăn Chuối giúp giảm cân.

  • Đốt cháy mỡ dư thừa:

Trong chuối có hàm lượng choline cao, đây là loại dinh dưỡng quan trọng tương tự vitamin B, tác động trực tiếp vào các gen lưu trữ chất béo vùng bụng, để giảm mỡ bụng cực nhanh.

  • Tránh cảm giác thèm ăn:

Không chỉ có tác dụng ổn định lượng đường huyết mà ăn Chuối còn có tác dụng trong chống lại cơn thèm ăn. Bạn hãy ăn chuối xen kẽ giữa những bữa ăn trong ngày là tốt nhất.

  • No bụng hơn:

Chuối chưa chín giàu chất kháng tiêu. Như cái tên đã nói lên đặc điểm là chất kháng này chống lại các quá trình tiêu hóa, nuôi các lợi khuẩn đường ruột và có thể ngăn chặn những cơn thèm ăn của bạn, dẫn đến quá trình oxy hóa chất béo diễn ra hiệu quả hơn.

Nếu như bình thường bạn chỉ tiêu thụ 5% lượng tinh bột/ngày, thì việc ăn chuối sẽ giúp giảm đến 30% lượng tinh bột sau bữa ăn. Như vậy, Chuối có tác dụng hữu hiệu trong việc bồi bổ sức khỏe và làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Nguyễn Minhbenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Rau Răm “thần dược” trị nhiều bệnh – Bạn có biết?

Rau răm có hương thơm rất đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn. Nhưng ít ai biết rau răm còn là “thần dược” trong Đông y điều trị nhiều bệnh cực kỳ hiệu quả.

Rau răm trị nhiều bệnh.

Theo y học cổ truyền, rau răm không độc, đây là vị thuốc có tác dụng chống kích thích tiêu hóa, viêm hạ khí,trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Đặc biệt, rau răm có thể tận dụng dùng được dùng cả lá, cả cây. Nó có thể được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài trị tùy theo từng loại bệnh. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc lên uống.

Những bài thuốc trị bệnh từ rau Răm

  • Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ:

Sử dụng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã thì đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

  • Cảm cúm hắt hơi sổ mũi:

Đối với bệnh hắt hơi, sổ mũi bạn hãy dùng rau răm một nắm, gừng sống 3 lát, giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, kinh giới 16g, tía tô 20g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g đem đem sắc uống.

  •  Chữa rắn cắn:
Rau răm lấy một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn và băng kín lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và sau đó đưa bệnh nhân đến ngay đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có cách điều trị sớm nhất.
  • Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh:

Lấy rau răm để khô 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia 2 lần và dùng uống trong ngày.

  • Nước ăn chân:

Dùng rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị  thương do nước ăn chân. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau nhức. Ngày 2 lần và giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm.

Rau răm trị mụn nhọt.

  • Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng:

Rau răm một nắm, muối chỉ cần thêm vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt và băng lại, ngày thay thuốc 1 lần. Phương này có thể dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng của bài thuốc này giúp  tiêu độc, chống viêm, hoạt huyết.

  •  Chữa đau bụng, nôn mửa:

Nước ép rau răm tươi không chỉ có tác dụng giải độc nọc rắn, mà nó có thể chữa đau bụng, lạnh bụng và nôn mửa vô cùng hiệu quả.

Rau răm có những công dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, chúng ta nên trồng một đám nhỏ trong vườn để khi bị những bệnh thường gặp có ngay bài thuốc hữu hiệu này để sử dụng.

Rau răm là gia vị không thể thiếu khi ăn trứng vịt lộn.

Những điều cần chú ý khi sử dụng rau răm

Theo Đông y rau răm không độc. Nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, dùng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, chân huyết sẽ khô đi,kém cường dương tráng khí, phụ nữ có thể trở nên vô kinh hay còn gọi là mất chu kỳ kinh nguyệt.

Và lời dặn của thầy thuốc, khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Hoặc đối với những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang bị hành kinh tuyệt đối không được dùng rau răm.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Công dụng của Lục lạc ba lá trong các vị thuốc chữa bệnh

Lục lạc ba lá hay còn được gọi với tên khác là sục sạc, rủng rảng hay Dã hoàng đậu. Là một loại cây thuộc họ cánh Bướm được biết đến như một vị thuốc quý với công dụng chữa bệnh hữu ích.

Lục lạc ba lá được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Sau đây các bạn đọc hãy cũng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu sơ lược về thông tin cũng như một số công dụng hữu ích của loại thảo dược đặc biệt này nhé!

Thông tin cần biết về cây Lục lạc ba lá

Lục lạc ba lá có tên khoa học là Crotalari mucronata. Là loại cây bụi, thường mọc hoang phân bố rộng rải khắp nước ta cao khoảng 1 m hay hơn, có cành hơi có lông rạp xuống. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược nhọn hay gần tù ở góc, tù hoặc có khía ở đỉnh, các ls bên nhỏ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn và rạp xuống. Hoa xếp thành chùm giống những vòng giả, có lông ngắn, màu vàng, rất cong. Quả hình trụ, hạt nhiều, màu nâu nhạt hay vàng da cam, hình thận. Lục lạc ba lá thường ra hoa quả từ tháng 5-12 dương lịch hàng năm.

Theo đông y, bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Thanh hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết, Lục lạc ba lá có tính mát, bình, vị ngọt, hơi chát có tác dụng Hạt có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ có tác dụng tiêu viêm giúp trợ tiêu hóa. Thường dùng hạt để trị chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh, bạch đới, chứng đa niệu. Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, di tinh, tiểu són, can thận kém, mắt mờ, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.

Lục lạc ba lá và một số tác dụng dược lý

Trong ống nghiệm (in vitro) monocrotalin làm cho nhiều loại tế bào ung thư biến dạng, ức chế sự phân chia phát triển (chống ung thư). Các flavonoid của Lục lạc có tính ức chế sự tạo ra các hóa chất trung gian trong chứng viêm nên có thể dùng để ngừa và trị các chứng viêm do quá mẫn. Tác dụng độc với tế bào: Làm tổn thương tế bào người với nồng độ 0,35 mg monocrotalin/ml. Nó cũng ức chế sự tổng hợp DNA, cản trở sản sinh tế bào và gây đột biến tế bào tủy xương gây ung thư.

Thành phần hóa học có trong cây Lục lạc ba lá

Về thành phần hóa học, các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết Trong hạt cây lục lạc ba lá có chứa mucronatin (Dược học học báo, 1964, II, 207), usaramìn (C. A. 1968, 69, 36312s), mucronatinin, retrorsin và nilgirin (Tetrahedron Letters, 1968, 5605). Lá chứa vitexin, vitexin 4′-0-xylozit Thân chứa apigenin (Phytochemìstry, 1970, 9, 2581).

Một số bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Lục lạc ba lá

Lục lạc ba lá thường mọc hoang phân bố khắp nước ta

  • Trị nước tiểu đục do nhiệt: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng, hạt bo bo 30g, cây mã đề tươi 20 g, râu ngô 12g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. 5 – 10 ngày là một liệu trình.
  • Trị di tinh, hoạt tinh: Hạt lục lạc ba lá 20g (sao vàng), củ súng 20 g, hạt sen 20g. Sắc uống ngày một thang. 10 – 20 ngày là một liệu trình.
  • Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12g sao vàng, long nhãn 12g, lá lạc tiên 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Hoặc dùng thân, rễ: 10g – 15 g, lá vông nem 30g, tâm sen 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. Dùng 5 – 10 ngày.
  • Chữa đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa: Thân, rễ lục lạc ba lá (khô) 10g – 15g, bạch chỉ 20 g, ké đầu ngựa 10g, khiếm thực 20 g. Tất cả đem sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. 5 ngày là một liệu trình.
  • Trị đái dầm: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 10 ngày.
  • Chữa tăng huyết áp: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12 g sao vàng, lá dâu 12g sao vàng. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. 10 ngày là một liệu trình.
  • Trị bạch đới, tiểu són ở phụ nữ: Dùng hạt lục lạc, rau dừa nước, mỗi vị 20 g, sắc với nước uống. Dùng 3 – 5 ngày.
Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

3 bài thuốc Đông y đặc trị ho do viêm phế quản mạn tính

Ho do viêm phế quản mạn tính là một căn bệnh rất dễ gặp trong những ngày giao mùa, hoặc vào những ngày thời tiết thay đổi. Để điều trị bệnh này, các bạn có thể tham khảo 3 bài thuốc Đông y đặc trị ho do viêm phế quản mạn tính dưới đây.

Ho do viêm phế quản.

Theo y học cổ truyền, viêm phế quản thuộc phạm vi của chứng “Khái thấu” và “Đàm ẩm”. Bệnh thường phát sinh ra cả 4 mùa trong năm, nhưng thường hay gặp nhất là mùa Đông – Xuân do hai mùa này thời tiết thường có nhiều biến đổi. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người già yếu.

Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản mạn tính

Bệnh Viêm phế quản mạn tính thì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do người bệnh hút nhiều thuốc. Bên cạnh đó, do sức đề kháng suy giảm, vi sinh vật gây bệnh, thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm khói bụi, hóa chất.

Ngoài ra là còn do cơ địa hay bị bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như gù vẹo cột sống.

Một số bài thuốc đặc trị viêm phế quản mạn tính

Dưới đây, là một số bài thuốc trị Viêm phế quản thông dụng, dễ làm mà bạn có thể tham khảo và sử dụng ngay trong bếp nhà mình.

  • Bài thuốc 1:

Mật ong – chanh: Nên chọn quả chanh to, mọng, rửa sạch rồi cho vào ngăn đá 6 giờ, lấy ra xắt thành bột (bằng dụng cụ xát nộm su hào, đu đủ). Bột từ quả chanh có đủ thành phần của quả chanh nó có tác dụng giảm ho, long đờm nhẹ và nhiều tác dụng quý khác.

Khi kết hợp cùng mật ong, cho bột chanh lọ rộng miệng hoặc vào bát con rồi rót mật ong vào trộn đều (100g bột chanh + 150g mật ong) bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê ngậm, nuốt dần.

  • Bài thuốc 2:

Tỏi – mật ong: (bài thuốc đặc trị cho viêm phế quản mạn tính).

Tỏi củ 220g bóc sạch vỏ rồi nghiền nát còn 200g. Sau đó trải mỏng tỏi nghiền trên đĩa to, để nơi thoáng trong 60 phút. Rót 300ml mật ong vào lọ rộng miệng 500ml rồi cho tỏi nghiền vào, đậy nắp lọ lại, sau đó cứ 2 ngày lại dùng thìa đảo lại 1 lần để bay bớt mùi hăng. Để 15 ngày thì sử dụng.

Mật ong kết hợp với chanh trị ho hiệu quả.

Bài thuốc tỏi- mật ong có tác dụng giảm ho, diệt virut, long đờm. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê ngay sau bữa ăn.

  •  Bài thuốc 3:

Kha tử nhục: Ngâm 10 quả kha tử trong bát nước sôi, khi nước nguội là lúc quả đã ngấm nước, mềm ra, rửa sạch, để ráo nước rồi bổ ra làm 6-8 mảnh (tùy quả to nhỏ) bỏ hạt, sấy khô là được, cho vào lọ nhỏ khô sạch, đậy  kín để bảo quản dùng dần.

Trước khi bạn đi ngủ, lấy 1 miếng khoảng 2-3 g cho vào miệng ngậm cho thấm nước bọt rồi dùng răng nanh cắn giữ, khi có nước thì nuốt nhẹ sẽ giảm ho và chống mất tiếng vì ho nhiều lần.

Lưu ý khi dùng bài thuốc dân gian chữa bệnh

Những bài thuốc trên đây là những bài thuốc chữa viêm phế quản mạn tính cực hiệu quả mà các bạn nên áp dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc với tỏi – mật ong bạn cần phải kiêng: Trứng vịt, hành tăm, hẹ, thịt gà, đậu phụ (không được ăn cùng lúc mà phải cách xa 2 đến 3 giờ).

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Trị Hen Phế Quản Bằng Thuốc Y Học Cổ Truyền

Bệnh hen phế quản theo Y học cổ truyền được coi là thuộc phạm vi của chứng háo suyển, đàm ẩm, là một bệnh xảy ra ở người có tình trạng dị ứng.

Nguyên nhân, cách điều trị hen phế quản theo Y học cổ truyền

Nguyên nhân gây ra bệnh do cảm phải ngoại tà, ăn uống, tình chí thất thường, làm việc quá sức … về tạng phủ do sự thay đổi về hoạt động của tạng phế và thận vì phế khí tuyên giáng và thận nạp khí,  nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây các chứng khó thở,  tức ngực.v.v… bệnh có liên quan mật thiết với đàm, đàm là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hóa thủy thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương vận hóa thủy cốc và không khí hóa được nước, phế khí hư không túc giáng thông điều thủy đạo, trên lâm sàng thấy các hiện tượng đờm nhiều,  khó thở,  ngực đầy tức .v.v…

– Bệnh xảy ra mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực, ngoài cơn thuộc chứng hư. Vì vậy khi chữa bệnh phải phân biệt tiêu bản, hoãn cấp mà xử trí: khi lên cơn phải dùng các phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc đông y thuốc cắt hen hiện đại để hết cơn,  khi hết cơn phải chữa vào gốc bệnh tức là Tỳ, Phế, Thận để đề phòng tái phát.

Y học cổ truyền trị hen phế quản khi đang có cơn hen

Cơn hen xuất hiện đột ngột,  khó thở thì thở ra,  ngực đầy tức,  tiếng rên rít,  rên ngáy,  có khi không nằm được,  sắc mặt xanh nhạt,  ra mồi hôi. Khi đó việc điều trị hen được chia làm hai thể: Hen hàn và hen nhiệt.

Hen hàn:

– Triệu chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi đạm , rêu mỏng trắng, mạch huyền tế, khó thở.

– Phương pháp chữa: Ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ suyển (trừ đàm lợi khiếu hoạt đàm lợi khí).

Hen phế quản

Bài thuốc Y học cổ truyền:

Bài1: Hạt củ cải sao vàng 40g, Hạt bồ kết sao 20g, Tán bột làm viên, mỗi ngày dùng 8-10g chia làm hai lần uống.

Bài 2: Xạ can ma hoàng thang gia giảm: Xạ can 6g, Khoản đông hoa 12g, Ma hoàng 10g, Ngũ vị tử 8g, Gừng sống 4g, Bán hạ chế 8g, Tế tân 12g, Đại táo 12g, Tử uyển 12g, Sắc uống ngày một thang

Bài 3: Tô tử giáng khí thang: Tô tử 12g, Hậu phác 8g, Quất bì 8g, Quế chi 8g, Bán hạ chế 8g, Ngãi cứu 12g, Đương quy 10g, Gừng 4g, Tiền hồ 10g, Đại táo 12g.

Bài 4: Tiểu thanh long thang gia giảm: Ma hoàng 6g, Gừng khô 4g, Quế chi 6g, Tế tân 4g, Bán hạ chế 12g, Ngũ vị tư 6g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 8g.

Nếu đờm nhiều gây khó thở,  rêu lưỡi dày dính bỏ Ngũ vị tử,  cam thảo, thêm hậu phát 6g, hạt cải sao 6g, hạt tía tô 12g. Ho nhiều bỏ quế chi thêm tử uyển, khoản đông hoa, bạch tiền mỗi thứ 12g.

Bài 5: Lãnh háo hoàn thang: Ma hoàng 10g, Bạch truật 12g, Hạnh nhân  10g, Bán hạ chế 6g, Tế tân 6g, Hắc phụ tử 12g, Cam thảo 4g, Xuyên tiêu 8g, Thần khúc 12g, Gừng sống 6g, Tử uyển 12g, Tạo giác 2g, Bạch phàn 0,2g, Khoản đông hoa 12g

Sắc uống ngày một thang, nếu làm thuốc hoàn thì liều lượng Bạch phàn 6g,  Tạo giác 12g mỗi ngày uống 12-20g chia làm hai lần.

Bài thuốc dân gian cổ truyền trị hen phế quản

Hen nhiệt:

– Triệu chứng:

Người bức rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu lưỡi dày, mạch hoạt sác .

Phương pháp chữa: Thanh nhiệt tuyên phế,  hóa đàm bình suyễn.

Bài thuốc Y học cổ truyền:

Bài 1: Thiên môn 12g, Ô mai 12g, Mạch môn 12g, Bán hạ chế 8g, Tang bạch bì 12g, Trần bì 6g, Bách bộ 12g, Thạch cao 12g, Tiền hồ 12g. Sắc uống ngày một thang

Bài 2: Việt tỳ gia bán hạ thang gia giảm:

Ma hoàng 8g, Xạ can 10g, Thạch cao 20g, Hạnh nhân 10g, Gừng tươi 4g, Tô tử 8g,

Đại táo 12g, Đình lịch tử 8g, Bán hạ chế 6g.

Bài 3: Định suyễn thang gia giảm: Ma hoàng 6g, Tang bạch bì 20g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20g, Cam thảo 4g, Bán hạ chế 8g, Hoàng cầm 12g.

Nếu đờm nhiều thêm Xạ can,  Đình lịch tử mỗi thứ 8-12g,  nếu ho đờm vàng thêm Ngư tinh thảo 40g,  nếu sốt cao thêm thạch cao 40g

 

Exit mobile version