Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Giải pháp hiệu quả khắc phục trẻ bị cảm lạnh tại nhà

Thời tiết giao mùa khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng sức khỏe trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn,…ảnh hưởng sức khỏe trẻ nhỏ.

Giải pháp hiệu quả khắc phục trẻ bị cảm lạnh tại nhà

Bệnh học chuyên khoa cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Bệnh còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cảm, sổ mũi cấp hay viêm mũi họng. Theo các bác sĩ giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến hết tuần thứ 3. Vì vậy khi bị cảm, đặc biệt là trẻ em sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.

Nguyên nhân gây ra cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Theo nhiều nghiên cứu, hiện nay có hơn 200 chủng virus có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh, trong đó các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất. Theo phân tích của của các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các triệu chứng gây ảnh hưởng đến mũi, họng và các xoang là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra. Vì vậy, bệnh cảm lạnh có thể lây từ người sang người do bệnh có thể lây nhiễm theo đường hô hấp.

Cách điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả

Bệnh cảm lạnh là bệnh thường gặp hiện nay nhưng vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa, kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây bệnh và các thuốc không kê đơn dùng đề chữa cảm lạnh không chữa khỏi bệnh cũng như không làm cho bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên đây vẫn là những giải tạm thời hiện nay mà nhiều người vẫn đang áp dụng. Ngoài thuốc kháng sinh, các loại thuốc Tân Dược như thuốc giảm đau, thuốc xịt mũi và siro ho là những loại thuốc các bác sĩ và các bậc cha mẹ vẫn thường xuyên cho trẻ dùng. Tuy nhiên đối với, đối với thuốc giảm đâu có chứa acetaminophencó thể gây tổn thương gan, nhất là khi dùng ở liều cao kéo dài. Đặc biệt không dùng aspirin cho trẻ em vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye.

Nếu bạn không an tâm với những loại thuốc Tây y, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các các bài thuốc Đông y bằng những vị thuốc nam tự nhiên trong những món ăn bài thuốc. Đây cũng là một trong những vấn đề Hỏi đáp bệnh học nhiều nhất của các bậc phụ huynh trong việc giảm cảm lạnh ngay tại nhà trong thời gian qua.

Chữa cảm lạnh bằng gừng

Theo Đông y, gừng có tính cay và ấm, rất tốt trong việc làm ấp cơ thể và vùng họng của trẻ khi bị cảm lạnh. Chỉ vài lát gừng tươi đun trong nước sôi cộng thêm một chút đường phèn hoặc mật ong, sau đó lấy nước đó cho trẻ uống, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm thông thường sẽ thuyên giảm.

Chữa cảm lạnh bằng lá tía tô

Theo Bệnh học, trong các gia đình, tía tô có lẽ không còn xa lạ gì trong mỗi bữa ăn và việc sử dụng lá tía tô trong việc trị cảm cũng được người mọi người áp dụng từ thời xa xưa. Khi trẻ có hiện tượng ho,cảm lạnh nên dùng lá tía tô giã nhỏ lọc lấy nước và sử dụng với nước ấm hoặc thái nhỏ lá tia tô cùng hành hoa thêm vào cháo cho trẻ nhỏ. Với những bài thuốc nam đơn giản này, các mẹ đã giúp trẻ mồ hôi và nhanh tróng bình phục.

Chữa cảm lạnh bằng tỏi

Được mệnh danh là một trong những vị thuốc trong việc giúp giải độc, sát trùng ngoài ra giúp điều trị ho và cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Là vị thuốc mang “tính ôn”, khi trẻ bị cảm lạnh, các mẹ giã nát tỏi và cho bé ngửi hoặc cho trẻ uống với nước đều có tác dụng trong việc trị cảm. Đối với người trường thành, bạn có thể sử dụng thực phẩm chứa thành phần chiết suất từ tỏi trước khi đi ngủ sẽ mang lại cảm giác thoải mái đồng thời kích thích hệ hô hấp tốt nhất.

Tuy nhiên trẻ em là đối tượng nhạy cảm, vì vậy khi trẻ em bị cảm các giảng viên Cao đẳng Y học cổ truyền khuyên các bậc cha mẹ nên đưa các trẻ em đến Trung tâm Y tế để được các Điều Dưỡng Cao đẳng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chăm sóc để tránh những mối nguy hiểm không lường trước.

Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm khuyên người dân đi đến Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện để được các Điều Dưỡng Cao đẳng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiêm phòng viên gan B để tránh những mối nguy hiểm do bệnh viêm gan B mang lại

Nguồn: Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trị Cảm Cúm Bằng Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền, cảm cúm nguyên nhân chính là do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể gây bệnh và được xếp vào chứng thương phong trong Đông y.

Y học cổ truyền hướng dẫn trị cảm cúm bằng nồi lá xông.

Cảm cúm được xếp vào chứng thương phong trong Đông y. Nguyên nhân chính là do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập gây bệnh hay chính là khả năng lọc sạch không khí của bộ máy hô hấp kém nên vi khuẩn, virut thừa cơ thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng sút kém hoặc bệnh nhân có tiền sử viêm mũi, họng, thanh quản, amidan… gặp không khí ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết cơ thể không thích nghi kịp mà gây bệnh…

Trong Đông y có nhiều phương pháp chữa cảm cúm, dưới đây là bài thuốc dân gian cổ truyền xông lá hiệu quả điều trị cảm cúm.

Nguyên liệu: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 – 20g hoặc một nắm to.

Cách nấu lá xông:

Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 – 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.

Công dụng của từng loại lá trong Y học cổ truyền:

Lá tre: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.

Sả: Làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu.

Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực. Uống trị sốt ho, nhức đầu.

Ngải cứu: Cầm máu, điều hòa khí huyết.

Hương nhu: Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.

Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.

Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

Gia giảm:

Nếu đau nhức mình mẩy, gân cốt gia: lá ruối hoặc ngũ gia bì; cơ thể không ra được mồ hôi gia thân rễ cây cúc tần; đau họng nhiều gia lá xoài; ho nhiều kèm có đờm gia lá đại bi…

Chú ý: Trước khi xông múc để riêng một cốc nước, khi xông xong uống để đề phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra và nâng cao hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông quá lâu gây mất tân dịch (mất nước) gây hiện tượng ngộ hãn. Do thành phần dược liệu có nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Không xông khi cơ thể đang sốt cao hoặc đang hôn mê. Không cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng những phương thuốc trong Y học cổ truyền

 

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý hay gặp trong xã hội hiện đại và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, khi lượng mỡ ở gan đạt 5% khối lượng cơ thể, bệnh nhân sẽ được đánh giá là mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng những phương thuốc trong Y học cổ truyền

Những phương thuốc trong Y học cổ truyền chữa bệnh gan

Theo Y học cổ truyền thì có thể chia ra các thể lâm sàng để điều trị bệnh gan một cách hiệu quả nhất như sau:

Can khí uất kết, đàm ứ trở lạc:

Thường đau tức vùng hạ sườn phải, tức ngực, khó chịu, mệt mỏi, hay thở dài, chán ăn, buồn nôn, và với những thay đổi về cảm xúc tăng hoặc giảm, gan sưng, to, lưỡi đỏ sẫm, rêu nhờn mỏng, xung mỹ bí ẩn.

Pháp điều trị: Sơ can lý khí hóa đàm.

  • Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang gia vị: Sài hồ 12g, chỉ xác 8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp nhiệt trở trệ

Triệu chứng: Hạ sườn phải trướng đầy khó chịu, miệng khô họng đắng, da vàng hoặc sạm, mắt khô, nước tiểu vàng, lượng ít, ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ,.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, nhuận gan giải uất.

  • Bài thuốc: Đại sài hồ thang: Chỉ thực 12g, sài hồ 8g, hoàng cầm 8g, bạch thược 12g, đại hoàng 3g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát,  đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Đàm thấp trở trệ:

Vùng hạ sườn phải đầy chướng, da sạm, tối, cơ thể nặng nề chậm chạp, đau nhói vùng gan, người mệt mỏi, sờ gan ở bờ sườn phải có thể phát hiện gan to, làm cả vùng bụng căng đầy.

Pháp điều trị: Hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc.

  • Bài thuốc: Nhị trần thang hợp Bình vị tán: Thương truật 12g, cam thảo (sao) 4g, hậu phác 12g, trần bì 8g, bạch linh 16g, bán hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỳ hư thấp trệ:

Thể trạng bệu, hay mệt, đoản khí hay ra mồ hôi, ăn kém, đại tiện nát, chất lưỡi nhợt bệu, mạch hư nhược.

Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí, táo thấp hóa trọc.

  • Bài thuốc: Sâm linh bạch truật thang: Đẳng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 16g, phục linh 12g, ý dĩ nhân 12g, biển đậu 12g, liên nhục 12g, cát cánh 8g, sa nhân 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can tỳ lưỡng hư:

Đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải, bụng đầy trướng, đại tiện phân không thành khuôn, người mệt mỏi, váng đầu, bụng lạnh, ăn uống rất kém, chân tay không có lực.

Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ dương, dưỡng can lý khí.

  • Bài thuốc: Hoàng kì 10g, bạch truật 12g, hậu phác 12g, đương quy 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát, bạch thược 12g, sài hồ 10g, chích cam thảo 4g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Điều trị bệnh gan theo các thể lâm sàng khác nhau

Khí trệ huyết ứ:

Hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường, viêm gan mạn tính hoặc có thể chất âm hư hỏa vượng, đau tức hạ sườn, ấn đau, ăn kém mệt mỏi, lưỡi tím kèm ban xuất huyết, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.

Pháp điều trị: Nhu can lý khí, hoạt huyết hóa ứ.

  • Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang: Đương qui 12g, đào nhân 12g, chỉ xác 8g, sài hồ 8g, cát cánh 8g, ngưu tất 12g, sinh đại hoàng 6g, hồng hoa 8g, xích thược 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý cho người bị bệnh gan

Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, tăng cường ăn rau xanh, đậu, chú ý dùng các loại rau quả có vị chua. Theo đông y vị chua cải thiện được chức năng gan mật, tăng tiết dịch mật, tốt cho tiêu hóa.

Một số loại thực vật tốt cho người bị gan nhiễm mỡ như: Táo mèo, yến mạch, ngô, tảo bẹ, tỏi, hành tây, táo tây, khoai lang, cà rốt, quả sung.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Tin Tức Y Dược

Bật mí 5 công dụng bất ngờ từ vỏ bưởi mà bạn không nên bỏ qua

Bưởi là một trong những loại quả được nhiều người yêu thích. Nhưng ít ai biết bất kỳ thành phần nào của quả bưởi đều được tận dụng để chữa bệnh, trong đó có cả vỏ bưởi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ điểm tên những công dụng bất ngờ từ vỏ bưởi mà chị em nên biết.

Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị thanh đắng, tuy cay nhưng lại thơm và có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Những công dụng bất ngờ từ vỏ bưởi

Những công dụng bất ngờ của vỏ bưởi

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

  • Chữa chứng ăn không tiêu

Vỏ qủa bưởi có chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng chữa trị hiệu quả dành cho phụ nữ bị buồn nôn do ốm nghén hay các trường hợp ăn uống không tiêu. Ngoài ra, vỏ bưởi còn được dùng kết hợp với các loại thảo dược như: ké đầu ngựa, lá tre, bồ kết… nấu nước gội đầu cho phụ nữ sau sinh, giúp cho tóc vừa bớt rụng lại mềm mượt.

  • Hỗ trợ điều trị hen:

Hen là căn bệnh gây nhiều khó chịu và trở thành nỗi ám ảnh với người bệnh mỗi khi thay đổi thời tiết. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, bạn chỉ cần dùng vỏ bưởi 150g, 20g hành khô, bách hợp 30g, rồi đem nấu nước uống. Để dễ uống hơn bạn có thể cho thêm đường kính. Bài thuốc này bạn nên chia làm ba lần uống trong ngày và kiên trì uống liên tục trong 10 ngày để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

  • Giúp tóc mọc nhanh

Vỏ bười còn có công dụng giúp tóc nhanh mọc và suôn mượt. Bạn chỉ cần sử dụng vỏ bưởi đun nước gội đầu hoặc sau khi gội, bạn có thể bóp tinh dầu vỏ bưởi sẽ giúp tóc mọc nhanh hơn.

  • Chữa ho có đờm:

Thay vì dùng nhiều thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ cho sức khỏe, bạn có thể tận dụng vỏ bưởi để điều trị các bệnh thường gặp trong đó có chứng bệnh ho có đờm. Bạn chỉ cần chuẩn bị vỏ bưởi 10g đem rửa sạch, thái chỉ, rồi cho vào bát, thêm đường kính, hấp uống là được. Đối với bài thuốc này, bạn nên sử dụng ngày 3 lần, đảm bảo giảm ho long đờm cực tốt.

Công dụng bất ngờ từ vỏ bưởi giúp làm đẹp cho phái nữ

  • Làm đẹp da:

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Vỏ bưởi có công dụng làm đẹp khiến nhiều chị em phụ nữ bất ngờ. Vỏ loại quả này sẽ góp phần giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, cũng như làm mờ tàn nhang do chứng tăng sắc tố ở phụ nữ cực tốt.

Để giúp làm đẹp da, bạn dùng vỏ của 3 quả bưởi, rửa sạch rồi cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt, rồi đổ dầu ô liu vào đun nhỏ lửa. Dùng nước cốt vỏ bưởi trên bôi vào da, với bài thuốc này bạn có thể sử dụng lâu dài mà không hề lo tác dụng phụ.

Trên đây là những công dụng chữa bệnh và làm đẹp bất ngờ từ vỏ bưởi mà chị em không nên bỏ qua. Thêm vào đó, những bài thuốc từ vỏ bưởi trên vừa đơn giản, tiết kiệm mà các chị em có thể thực hiện nay tại nhà cực tiện lợi.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Tin Tức Y Dược

Điểm tên 3 tác hại khi lạm dụng trà atiso mà bạn không ngờ tới

Trà Atiso là một trong những loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe và được coi là “thần dược” đối với gan nếu như dùng đúng liều lượng. Tuy nhiên bạn có biết những tác hại khi lạm dụng trà atiso sẽ gây ra những bệnh gì hay không? Hãy cùng theo dõi qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé. 

Có nhiều tác hại khi lạm dụng trà atiso

Những tác hại khi lạm dụng trà atiso

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

  • Gây trướng bụng

Trà atiso có tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy lượng mật cần thiết từ gan xuống ruột, bởi vậy nếu uống quá nhiều trà atiso, hoặc dùng một lần quá nhiều có thể là nguyên nhân gây có thắt đường tiêu hóa. Lạm dụng nước trà atiso là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi, trứng bụng mà nhiều người không ngờ tới.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền trà atiso có tính lạnh, nên những người hay bị ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa bị bệnh thì việc uống trà atiso càng thêm độc hại.

  • Gây chán ăn

Một tác hại không ngờ tới của trà atiso gây cho cơ thể cảm giác chán ăn. Bởi vì trong trà atiso cũng chứa nhiều sắt, việc dùng quá nhiều loại trà này sẽ khiến lượng sắt đọng lại trong cơ thể. Vì vậy việc lạm dụng nước trà atiso, có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…khiến cơ thể bị suy nhược.

Tác hại khi lạm dụng trà atiso gây cho cơ thể cảm giác chán ăn

  • Gây suy thận, hại gan

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM

Cây atiso vốn là một loại thảo dược giúp lợi tiểu, giải nhiệt cho cơ thể, giúp cơ thể thoải mái. Và nếu uống trà atiso một vài giờ trước khi đi ngủ, đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Nhưng nếu bạn sử dụng quá liều, có thể trở thành nguyên nhân khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, làm tăng đào thải hoạt chất.

Uống nhiều trà atiso, còn là nguyên nhân khiến cho cơ thể kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin C… lâu ngày sẽ gây ra một số bệnh thường gặp như bệnh suy thận.

Đặc biệt, nếu như bạn dùng thường xuyên các loại nước thanh nhiệt, sẽ khiến gan tiết ra nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến, cũng sẽ làm mất cân bằng các chất  trong cơ thể và sinh ra bệnh tật, trong đó nặng nhất là bệnh teo gan.

Tác hại khi lạm dụng trà atiso gây đầy hơi, chướng bụng

Trên đây là những tác hại khi lạm dụng trà atiso mà bạn không thể ngờ tới. Bất cứ một lọa thuốc bổ, loại thảo dược nào dù tốt đến đâu, nhưng nếu bạn dùng quá nhiều đều gây phản tác dụng cho sức khỏe. Và trà atiso cũng vậy, đối với loại thảo dược này, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 10-20g tươi, hoặc 5 – 10g khô sau đó đem sắc với nước để uống. Và với loại nước atiso, tốt nhất bạn chỉ nên uống liền trong 10 ngày rồi ngưng uống, trước khi sang một đợt khác, chứ không nên uống liên tục sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc Y Học Cổ Truyền Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng

Quan niệm các loại thuốc Y học cổ truyền đều an toàn, không có độc vì chúng đều có nguồn gốc tự nhiên không hoàn toàn là đúng. Bởi thuốc Đông Y cũng có thể gây hại nếu không biết dùng đúng cách. Do vậy khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền cần lưu ý những điểm sau:

    Không dùng thuốc Đông Y quá liều:

    Dùng thuốc Y học cổ truyền quá liều trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể như: ngộ độc, suy thận..

    Do đó các bạn khi sử dụng thuốc Đông y nên sử dụng đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại của mình.

    Dùng thuốc Đông y với đúng thể bệnh:

    Theo như nguyên lý của Y học cổ truyền, thì bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về cân bằng âm dương, hàn nhiệt, hư thực..

    Có thể phân chia bệnh thành các thể: hàn ( lạnh), nhiệt (nóng), hư (các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thực (bệnh cấp tính do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới công năng các tạng trong cơ thể)..

    Để điêu trị với đúng thể bệnh thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối:

    • Tương ứng với mỗi thể bệnh đều có những phương pháp điều trị đặc hiệu.
    • Các loại như thuốc nhiệt, thuốc hàn, thuốc bổ, thuốc tả.. sẽ được dùng để điều trị cho riêng từng loại bệnh.

    Người bệnh cần phải lưu ý:

    • Không có 1 phương thuốc chung nào cho bất kỳ loại bệnh nào cả.
    • Sử dụng đúng thuốc để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể, vì nếu sử dụng sai thuốc có thể dẫn đến nguy cơ gây tử vong.

    Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn:

    Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có cách sử dụng riêng, do đó người bệnh cần phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của các bác sỹ.

    Những loại thuốc chỉ được dùng bôi, đắp ngoài ra nếu dùng đường uống sẽ gây ra những tác hại nặng nề, thậm chí tử vong.

    Không dùng thuốc Đông y kéo dài:

    Thời gian sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những sai lầm của khá nhiều người bệnh. Có những bệnh nhân sử dụng thuốc trong 1 thời gian khá dài, điều đó là không tốt và làm ảnh hưởng đến chức năng gan và thận như chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc..

    Thời gian sử dụng thuốc nên tuỳ theo tình trạng bệnh: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày.. và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ.

    Không tự ý kết hợp thuốc Đông y và Tây y.

    Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: dùng trạch tả (thuốc lợi tiểu) cùng những thuốc lợi tiểu Tây y khác (spironolacton) có thể dẫn tới tăng kali huyết…

    Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc đông y hoặc tây y trong một liệu trình điều trị bệnh.

    Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.

    Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và không được tự ý kết hợp cả thuốc Đông yTây y.

    Không tự động kết hợp thuốc Đông yTây y

    Phối hợp thuốc phải chính xác:

    Khi phối hợp các loại thuốc, các bác sỹ đã phải cân nhắc, lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tương tác với nhau và có tác dụng chữa bệnh tối ưu nhất.

    Ngược lại, nhiều vị thuốc khi sử dụng phối hợp với những vị thuốc khác phải có những sự kiêng kỵ nhất định nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ.

    Do đó người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

    Thận trọng khi sử dụng những loại thuốc cần kiêng kỵ để tránh tác dụng phụ như: côn bố hoặc hải tảo kết hợp với chu sa có thể gây viêm đại tràng..

    Thận trọng trong quá trình bào chế:

    Việc bào chế thuốc có thể làm tăng hoặc giảm bớt đi độc tính của thuốc. Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ có thể gây phản ứng cho cơ thể như: tỳ bà diệp (lá nhót) khi bào chế phải được làm sạch các lông tơ, nếu không sẽ gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng.

    Do đó để sử dụng thuốc Đông Y hiệu quả và an toàn, cần bào chế thuốc rất cẩn thận, tỷ mỉ.

    Trên đây là một số lưu ý đối với người bệnh khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền.

     Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Công Dụng Ba Kích Trong Các Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền

    Ba kích là một trong những vị thuốc Y học cổ truyền được dân gian rất ưa chuộng. Nhưng liệu mọi người đã hiểu hết được công dụng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc quý này hay chưa? Hãy cùng các Thầy thuốc khám phá vị thuốc này qua bài viết dưới đây.

      Dấu hiệu nhận biết cây Ba kích.

      Ba kích là cây thảo, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5 – 6cm, cuống ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng hay hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành. Đài nhỏ, ống tràng ngắn, nhị 4 đính trong họng tràng. Quả tròn, khi chín màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Rễ thắt lại thành từng khúc giống như ruột gà.

      Cây mọc hoang hoang trong rừng thưa, thứ sinh, gặp nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc , Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Giang, Hòa Bình. Trước đây khả năng khai thác khá lớn, có năm thu mua trên 10 tấn. Hiện nay còn ít, do khai thác bừa bãi, cây không kịp tái sinh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trồng có kết quả trên các chân ruộng cao sát núi hoặc đất nương rẫy màu mỡ, luôn ẩm.

      Trồng bằng hom cắt từ cành bánh tẻ hoặc bằng hạt. Sau 3 năm có thể thu hoạch rễ. Ba kích còn gọi là ruột gà, ba kích thiên. Họ Cà phê (Rubiaceae). Bộ phận dùng là rễ, thường thu hoạch vào thu đông, cắt đoạn ngắn 5-10cm, đường kính khoảng 5mm, phơi hoặc sấy khô. Rễ khô có nhiều chỗ nứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài màu nâu nhạt hay hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt màu hồng hay tím, vị hơi ngọt. Khi dùng cần ủ mềm, bỏ lõi, thái mỏng phôi khô hoặc tẩm rượu sao qua. Rễ BK chứa anthraglycozit, các đường, nhựa, axít hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu. Rễ tươi có vitamin C.

      Công dụng của vị thuốc Bắc ba kích trong các bài thuốc Y học cổ truyền:

      Ba kích vị hơi cay, tính ấm, vào kinh thận.

      • Có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
      • Công dụng tăng cường khả năng giao hợp, đặc biệt đối với nam giới yếu về mặt này.
      • Tăng lực đối với người có tuổi, bệnh nhân suy nhược, gầy yếu, kém ăn mất ngủ, đau nhức các khớp.

      Theo tài liệu thuốc Bắc cổ, ba kích dùng chữa dương ủy, di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau.

      Trong dân gian, thì ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều; còn dùng chữa phong thấp.

      Theo Y học cổ truyền thì ba kích được dùng trong đơn thuốc Nhị tiên thang để chữa cao huyết áp. Liều dùng 8 – 10g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc Nhị tiên tri mẫu, hoàng bá, dương quy; mỗi vị 12g; nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị thận hư, dương uỷ, di tinh: ba kích, thục địa mỗi thứ 15g, sơn thù du, kim anh tử mỗi thứ 12g, sắc uống.

      Trên đây là một số công dụng của vị thuốc Bắc ba kích. Có thể nói rằng Ba kích là một trong những vị thuốc Bắc có khá nhiều công dụng, tuy nhiên để tránh gây hại cho sức khoẻ của mình thì người dùng cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia Y học cổ truyền về liều lượng và phương pháp sử dụng tốt nhất.

      Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

      Chuyên mục
      Y Học Cổ Truyền

      Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Phái Mạnh Trong Y Học Cổ Truyền

      Y học cổ truyền từ lâu đã phát hiện ra những món ăn đặc sản từ côn trùng không chỉ tốt cho sức khỏe, mà có những loại còn có khả năng tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

        Ngải tằm đực thần dược tăng cường sinh lý

        Ngài tằm đực

        Ngài tằm đực có vị mặn, bùi, béo, mùi thơm, tính ấm, tác dụng bổ thận, tráng dương, cường tinh rất tốt. Lấy cả con, vặt cánh, bỏ đầu và chân, sau đó phơi hoặc sấy khô. Dược liệu ngài tằm đực có thể được dùng theo nhiều cách.

        Cho 5-7 con ngài tằm đực, để tươi đã chế biến, nấu với gạo nếp thành cháo, ăn một lần trong ngày. Hoặc ngài tằm đực (liều lượng như trên) sao vàng giòn, tán nhỏ, say bột mịn cùng với tôm he bóc vỏ 20 gam, giã nhuyễn, trộn đều với hai quả trứng gà. Sau đó đem tán hoặc hấp chín, ăn trong ngày.

        Loại côn trùng này còn có thể dùng làm rượu ngâm. Ngài tằm đực 100 gam, dâm dương hoắc 60 gam, kim anh 50 gam, ba kích 50 gam, thục địa 40 gam, sơn thù 30 gam, ngưu tất 30 gam, kỷ tử 20 gam, lá hẹ 20 gam, đường kính 40 gam. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu 35 – 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml, trước hai bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
        Ngoài ra, có thể lấy 3-5 con ngài tằm đực, sấy khô, tán bột mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đỗ xanh, uống làm hai lần trong ngày, dùng 10 – 30 ngày.

        Cà cuống

        Cà cuống – thực phẩm hiếm tăng cường sinh lý

        Bộ phận dùng làm thuốc của cà cuống là thịt, trứng và tinh dầu. Cà cuống sau khi vặt bỏ cánh có thể dùng tươi sống. Thịt và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.

        Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc hoặc rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Có thể để nguyên con, chỉ vặt bỏ cánh, hấp chín, rồi băm nhỏ dùng làm gia vị đặc biệt cho món nước chấm bánh cuốn và nước dùng bún thang…

        Còn tinh dầu là một chất lỏng trong, mùi thơm mạnh có trong hai túi nhỏ và dài ở dưới ngực cà cuống đực.

        Bạn có thể lấy tinh dầu bằng cách sau: dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộ lộ hai túi tinh dầu, sau đó dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng (tránh làm rách túi), rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín.

        Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu. Tinh dầu cà cuống được sử dụng như thịt và trứng.

        Sâu chít

        Sâu chít có những tác dụng mà bạn không ngờ đến

        Sâu chít dài khoảng 35 mm, màu vàng ngà, sống trong thân cây chít hay cây đót, cây le vào mùa đông. Rửa sạch sâu bằng nước muối, rang hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm sâu với mật ong, rồi lại sấy khô.

        Dược liệu có vị ngọt, tính ôn, được dùng thay thế vị đông trùng hạ thảo của thuốc bắc với tác dụng bổ tinh tủy, ích phế thận, tráng dương khí, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng do thận hư, liệt dương, mỏi gối

        Liều dùng hằng ngày là 6-12 gam dưới dạng rượu ngâm. Rượu này ngâm lâu sẽ thấy lớp chất béo nổi lên trên nên khi dùng phải lắc đều. Có thể dùng dạng xào nấu với trứng hoặc hầm với thịt ăn hằng ngày.

        Sùng đất

        Sùng đất là ấu trùng của con bọ hung. Rửa sạch sâu, ngâm vào nước sôi khoảng 15-20 phút, rồi vớt ra đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị mặn, tính hơi ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích khí chữa chứng yếu sinh lý, đau lưng, chân tay nhức mỏi. Liều dùng hàng ngày 8-16 g, dưới dạng hoàn tán hoặc rượu ngâm.

        Sò huyết

        Ngoài côn trùng ra có thể dùng những bài thuốc sau: dùng sò huyết, giá đỗ xanh mỗi thứ 200 – 300g, giá đỗ rửa sạch trần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ 3 – 5 ngày ăn nhắc lại 3 – 5 liệu trình.

        Giá đỗ xanh, thịt bò

        Giá đỗ xanh 250g, thịt bò 50g. Tất cả rửa sạch trần tái ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ một đến hai tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.

        Hến

        Hến 300g, hẹ 50g, gia vị đủ dùng. Hẹ rửa sạch, hến luộc chín gỡ thịt, lọc lấy nước bỏ vỏ. Đem nấu canh ăn với cơm tuần ăn 2 – 3 bữa liên tục 2 – 3 tháng.

        Tôm càng

        Tôm càng 100g, hẹ 200g, gia vị đủ dùng. Tôm sơ chế đem xào với hẹ tuần ăn 2 – 3 bữa, liên tục 2 – 3 tháng.

        Thịt chó

        Thịt chó 100g, thục địa 32g, bạch truật 18g, đỗ trọng 18g, phá cố chỉ 6g. Bốn vị thuốc đem đun nhỏ lửa 1 -2 tiếng chiết lấy dịch bỏ bã. Thịt chó rửa sạch thái miếng vừa ăn. Tất cả đem hầm ăn hàng ngày.

        Thận hay cà dê

        Cà dê –  thực phẩm tăng cường sinh lý từ ngàn xưa

        Thận hay cà dê một quả, gạo tẻ 50g. Nấu cháo hàng ngày ăn liên tục 1 – 2 tháng.

        Hải sâm

        Hải sâm 100g, thịt chó 100g. Thịt chó rửa sạch thái miếng cho vào nấu cùng hải sâm đến khi nhừ thì cho gừng tươi, mang ra ăn.

        Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Lưu Ý Khí Sắc Thuốc Đông Y

        Nếu không biết cách sắc thuốc Đông y đúng cách thì cũng không thể tận dụng được hết tác dụng của các vị thuốc được. Vậy sắc thuốc Y học cổ truyền thế nào cho đúng cách?

          Những lưu ý khi sắc thuốc Đông y Y học cổ truyền

          Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sắc thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng nguyên tắc sắc thuốc Đông y trên cơ sở y học như sau:

          Ấm sắc thuốc Đông y:

          Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, tuyệt đối không sử dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc bởi vì trong các vị thuốc Y học cổ truyền có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.

          Nước sắc thuốc Y học cổ truyền:

          • Tuyệt đối sử dụng nước sạch để sắc thuốc (nước mưa, nước giếng, nước máy).
          • Lượng nước sử dụng để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Theo kinh nghiệm nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần đầu; những lần sắc sau thì nên đổ ít hơn lần trước một chút.

          Cách sắc thuốc Đông y đúng cách:

          • Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15 – 30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
          • Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 – 90 phút.
          • Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 – 20 phút.

          Lưu ý khi sắc thuốc Đông y:

          Lưu ý khi sắc thuốc Đông y Y học cổ truyền

           Cần lưu ý rằng mỗi một vị thuốc Đông y lại có cách sắc khác nhau:

          • Các vị thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các vị thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong.
          • Một số vị thuốc quý như nhân sâm, linh chi, sừng tê giác… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc.
          • Các loại cao thuốc, agiao, mật ong… sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.

          Trên đây là những lưu ý khi sắc thuốc, tuy nhiên mỗi vị thuốc, bài thuốc Đông y lại có những cách sắc khác nhau. Do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến về cách sử dụng, cách sắc các bài thuốc của các thầy thuốc, lương y.

          Chuyên mục
          Y Học Cổ Truyền

          Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Mất Ngủ

          Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ, nguyên nhân, tác hại và bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh mất ngủ.

            Các rối loạn thường gặp trong mất ngủ bao gồm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái phấn chấn, thích làm việc.

            Mất ngủ đã được đề cập đến từ lâu và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm trí nhớ khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là làm giảm chất lượng sống, nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc.

            Mất ngủ trong y học cổ truyền gọi là chứng “thất miên”, “bất mị”, “bất đắc miên”… và thường kèm thêm các triệu chứng: đau đầu, váng đầu, tâm phiền, hay quên… mà nguyên nhân do suy giảm chức năng của các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận… làm cho thần không được yên ổn, do tinh khí của các tạng này suy giảm, mặt khác còn do tà khí bên ngoài nhiễu động.

            Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của mất ngủ theo Y học cổ truyền

            Suy nghĩ hay lao lực nhiều lần làm tổn thương tới chức năng của hai tạng Tâm, Tỳ vì vậy dẫn đến nguồn sinh huyết dịch bị tiêu hao đi, không thể dưỡng tâm để tàng thần… sẽ dẫn đến mất ngủ. Đây là do tâm tỳ hư mà dẫn đến mất ngủ mà gốc là huyết hư.

            Ở những người cơ thể bẩm sinh hư nhược, hay mắc bệnh lâu ngày… làm cho thận âm bị hao tổn không giao hòa được với tâm dẫn đến chứng tâm thận bất giao, hậu quả là tâm âm hư tâm hỏa vượng mà dẫn đến mất ngủ. Đây là do tâm thận bất giao mà gốc là thận thủy không đủ làm cho âm bất thăng lên, dẫn đến tâm hỏa vượng mà sinh ra mất ngủ.

            Ăn uống không điều độ, dẫn đến thức ăn ngưng trở lại ở trung tiêu, lâu ngày thành đàm hóa nhiệt nhiễu động lên trên dẫn đến mất ngủ.

            Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác nhau như: đột nhiên bị kinh sợ, làm nhiễu loạn tâm thần dẫn đến tâm phiền bất an mà đưa tới mất ngủ. Hay ở người trong cuộc sống có nhiều lo toan suy nghĩ căng thẳng, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, ngủ ít hay mê… tình trạng này kéo dài cũng dẫn đến mất ngủ.

            Phân loại các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền của Mất ngủ

            1. Mất ngủ Thể tâm tỳ lưỡng hư:

            Triệu chứng lâm sàng: người bệnh khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc. Tâm phiền hay quên, cơ thể và tinh thần có cảm giác mỏi mệt, ăn uống giảm sút, sắc mặt kém tươi tỉnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.

            Pháp điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần

            Điều trị cụ thể:

            Châm cứu: châm bổ các huyệt Thần môn, Tam âm giao, Nội quan, Huyết hải, Phục lưu, Túc tam lý.

            Bài thuốc cổ phương: Quy tỳ thang (Tế sinh phương)

            • Nhân sâm hay Đẳng sâm 12 – 16g Bạch truật 12g
            • Toan táo nhân 12g Mộc hương bắc 4g
            • Đương quy 12g Hoàng kỳ 12g
            • Phục thần 12g Nhục quế 8g
            • Chích cam thảo 6g Viễn trí 6g
            • Sinh khương 3 lát Đại táo 4 – 6 quả

            Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần

            Trong bài này ngoài tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ để sinh khí huyết, còn có Phục thần, Toan táo nhân, Viễn trí, Đại táo để an tâm thần.

            Có thể gia thêm: Dạ giao đằng để trợ giúp an thần dưỡng tâm

            Nếu người bệnh kèm thêm đầy bụng, ăn kém, rêu lưỡi trơn ướt có thể chọn dùng các vị thuốc có tác dụng hóa đàm, hành khí: Bán hạ chế, Trần bì, Phục linh, Hậu phác.

            Nếu đêm ngủ hay mê, thường kinh hãi gia thêm: Long cốt để trấn kinh an thần.

            2. Mất ngủ Thể âm hư hỏa vượng

            Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh biểu hiện tâm phiền mất ngủ, bốc hỏa, ù tai, miệng khô. Có thể xuất hiện tâm phiền nhiệt. Chất lưỡi đỏ, mạch tế sác… thể hiện những triệu chứng của âm hư sinh nội nhiệt.

            Pháp điều trị: tư bổ thận âm, thanh tâm giáng hỏa, an thần

            Điều trị cụ thể:

            Châm cứu: Châm bổ các huyệt Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phục lưu.

            Châm tả các huyệt: Thần môn, Bách hội, Thái xung, Nội quan

            Bài thuốc cổ phương: Thiên vương bổ tâm đan

            • Đẳng sâm 10g Đan sâm 16g
            • Huyền sâm 10g Phục linh 12g
            • Bá tử nhân 10g Toan táo nhân 10g
            • Ngũ vị tử 8g Viễn trí 6g
            • Sinh địa 12g Cát cánh 8g
            • Đương quy 16g Thiên môn 12g
            • Mạch môn 12g

            Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Với tỷ lệ giữa các vị thuốc như vậy có thể bào chế dưới dạng đan tễ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.

            Trong bài thuốc này Sinh địa, Đan sâm, Đương quy có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết. Toan táo nhân, Viễn trí, Bá tử nhân có tác dụng an thần. Có thể gia thêm Hoàng liên để thanh tâm hỏa, Trân châu mẫu để bình can dương.

            3. Mất ngủ Thể đàm nhiệt nội nhiễu

            Triệu chứng lâm sàng: người bệnh mất ngủ, tức ngực, đầu có cảm giác nặng, tâm phiền, miệng đắng, hoa mắt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

            Pháp điều trị: hóa đàm, thanh nhiệt, an thần

            Điều trị cụ thể:

            Châm cứu: Châm tả các huyệt Phong long, Túc tam lý, Thái xung, Thiếu hải. Châm bổ các huyệt Túc tam lý, Tỳ du, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

            Bài thuốc cổ phương: Ôn đởm thang (Thiên kim phương)

            • Bán hạ chế 12g Phục linh 16g
            • Trần bì 12g Cam thảo 4g
            • Chỉ thực 12g Trúc nhự 8g
            • Đại táo 5 quả.

            Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

            Trong bài này gồm có Nhị trần thang kết hợp với Chỉ thực để lý khí hóa đàm. Có thể gia thêm Hoàng liên, Chi tử kết hợp với Trúc như trong bài để thanh tâm, giáng hỏa. Nếu đại tiện táo kết sẽ gia thêm Đại hoàng, Trúc diệp để táo nhiệt, thông phủ.

            Chú ý: Để điều trị chứng mất ngủ có hiệu quả, ngoài phương pháp sử dụng thuốc và châm cứu còn phải chú ý loại bỏ các stress âm tính, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu… và tạo cho mình một thói quen làm việc và rèn luyện thể lực khoa học, hợp lý.

            Exit mobile version