Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Ngành y học cổ truyền sẽ dần “lên ngôi”?

Hiện nay nhiều người “chuộng” sử dụng phương pháp điều trị bệnh theo Đông y, điều đó hứa hẹn ngành y học cổ truyền trong thời gian tới sẽ ngày càng “hót” và “lên ngôi”.

Bốc thuốc trong Đông y.

Y học cổ truyền đã hết thời?

Hiện nay, không khó để tìm được một quầy thuốc tây, một bệnh viện điều trị bằng phương pháp Y học hiện đại. Nhưng để tìm được một quầy bốc thuốc theo Y học cổ truyền là việc không hề đơn giản. Nhiều người băn khoăn lo lắng có phải ngành  y học cổ truyền đã hết thời?

Những thế mạnh của y học cổ truyền:

  • Y học cổ truyền hạn chế rủi ro:

Trước tình trạng thuốc Tây thật giả lẫn lộn bán tràn lan ngoài thị trường như hiện nay, người tiêu dùng dù có “thông thái” đến mấy cũng khó lòng nhận biết được. Để hạn chế phần nào rủi ro, người ta tìm đến các phương pháp chữa bệnh truyền thống. Bởi vậy, ngành y học cổ truyền chắc chắn sẽ dần “ lên ngôi” sau một thời gian vắng bóng.

  • Y học cổ truyền giúp phục hồi sức khoẻ:

Thông thường những người trẻ tuổi thường tìm đến những bài thuốc tây, những bệnh viện ứng dụng phương pháp Y học hiện đại để chữa bệnh. Chúng ta phải ghi nhận những cống hiến của nền Y học hiện đại, không ít bệnh nhân được chữa khỏi bệnh, thoát khỏi lưỡi hái “tử thần” cũng nhờ sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, đa phần trong số họ đều lựa chọn phương pháp Y học cổ truyền để phục hồi sức khỏe sau khi phẫu thuật chỉnh hình, hay bệnh hồi sức cấp cứu hoặc sau khi được điều trị bệnh tận gốc bằng phương pháp hiện đại.

  • Y học cổ truyền phù hợp với người lớn tuổi:

Có một thực trạng là những người cao tuổi thường tìm đến các bệnh viện Y học cổ truyền để chữa bệnh thay vì nhờ cậy vào sự giúp đỡ của nền Y học hiện đại. Một phần vì họ sợ những cái hiện đại không phù hợp với tình trạng sức khỏe đã giảm sút do tuổi tác của.

Một phần vì cơ thể những người lớn tuổi không chịu được áp lực cao, họ mong muốn chữa trị bằng những phương pháp nhẹ nhàng, theo đúng truyền thống dân gian để lại.

 Thuốc Đông y an toàn cho sức khỏe.

Triển vọng của ngành Y học cổ truyền

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo hướng y học cổ truyền  của người dân nước ta đang tăng cao, nhưng số lượng sinh viên theo học ngành này lại tương đối ít. Một phần do ít trường đào tạo ngành này, phần khác cũng vì giới trẻ ngày nay ít người thích những phương pháp dân gian cổ điển, họ thường hướng tới những cái mới, cái hiện đại, hướng tới những ngành nghề mang lại cho họ thu nhập cao hơn gấp bội.

Đó chắc chắn là một quan niệm sai lầm, bởi lẽ, ngành nào cũng có những lợi thế riêng của ngành đó. Y sỹ y học cổ truyền là những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người, vì vậy, đồng lương của họ chắc chắn cũng phải được trả một cách xứng đáng.

Nếu bạn muốn trở thành y sĩ y học cổ truyền muốn cống hiến cho nền Y học cổ truyền của nước nhà, hãy đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền ngay hôm nay để trưởng thành hơn với nghề này.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Mách bạn những thực phẩm ăn uống giúp phòng tránh bệnh lý mạch vành

Những động mạch vành bao quanh trái tim là những con đường đem máu có chứa dưỡng khí tới nuôi trái tim, và những thực phẩm mang tính chất phòng tránh bệnh mạch vành như sau.


Mách bạn những thực phẩm ăn uống giúp phòng tránh bệnh lý mạch vành

Những loại thực phẩm giúp phòng chống bệnh lý mạch vành

  • Đậu nành:

Đậu nành có chứa có tỉ lệ protein 40%, lipid 20%. Ngoài ra, trong đậu nành có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E, chất xơ và chất isoflavone, tác dụng như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn không để các các gốc tự do tấn công cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. (Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay)

  • Gạo và ngũ cốc nguyên hạt:

Ăn gạo và ngũ cốc tốt nhất nên dùng loại nguyên hạt, không bị xay xát quá kỹ, hoặc dùng gạo lứt còn nguyên mầm và lớp cám bao quanh.

  • Rau, củ, trái cây:

Ăn nhiều rau, trái, đậu, hạt. Ít nhất phải được 300g rau trái mỗi ngày.

Rau củ, trái cây, đậu hạt các loại sẽ cung cấp những vi chất phytonutrients, phytochemicals… rất có ích sức khỏe.

Những loại rau trái có màu càng đậm (xanh lục, vàng, cam, đỏ, tím…) thì càng chứa nhiều phytonutrients hơn. Nên lựa chọn các loại rau và trái cây có màu sắc rực rỡ: đỏ (như: ớt chuông, cà chua, nho đỏ, dâu tây, táo, anh đào…), vàng (chuối, đu đủ, gấc…), tím (nho tím, mâm xôi, cà tím…). Những loại thực phẩm này chứa nhiều flavonoids, có tác dụng chống oxy hóa.

Thường xuyên dùng hai đến ba phần ăn trái cây hay rau đậm màu mỗi ngày cũng đủ giúp giảm rủi ro bị ung thư và đau tim.

  • Trà xanh: 

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa trong trà xanh rất có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.

  • Hàu, sò, ốc, hến: 

Những hải sản có hàm lượng kẽm, protein, omega-3 cao và ít cholesterol. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng hến, hàu, ốc, sò có chứa tyrosine, nhiều acid amin, giúp cải thiện tâm trạng và kiểm soát mức độ căng thẳng. Con trai cũng có hàm lượng acid béo omega-3, acid folic và vitamin B12 cao, những dưỡng chất này có ích cho người bị bệnh tim mạch, giúp đối phó với sự bối rối, hồi hộp, mệt mỏi.


Năm 2019 này điều kiện tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng như thế nào?

Một số món ăn – thức uống phòng tránh bệnh lý mạch vành

Dưới đây là một số món ăn thức uống dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả trong việc tham gia hỗ trợ phòng và điều trị bệnh động mạch vành tim

  • Nước sắn dây:

Dùng 30g củ sắn dây, sắc lấy nước uống. Rất tốt cho người bị bệnh về động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp.

  • Nước nhân trần:

Dùng 30g nhân trần, sắc lấy nước uống trong ngày.

Có tác dụng giảm mỡ trong máu, có ích cho người bệnh động mạch vành tim.

Hà thủ ô15g, thảo quyết minh (hạt muồng ngủ) 30g, nấm linh chi 15g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g.

Tất cả rửa sạch, phơi sấy khô, hãm với nước sôi uống thay nước trà.

Uống lâu dài có thể giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp…

Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g. Sắc nước uống thay nước trà.

Có ích cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, phòng bệnh động mạch vành.

Mộc nhĩ đen 12 – 16g, nấu với đậu phụ 100g. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn lâu dài sẽ có hiệu quả chữa xơ vữa động mạch, phòng bệnh động mạch vành.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Lợi ích tuyệt vời của đậu bắp dành cho người bị tiểu đường

Đậu bắp được xem là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt các chất có trong đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường ở những bệnh nhân bị tiểu đường typ 1, typ 2 hoặc tiểu đường thai kỳ.

Lợi ích tuyệt vời của đậu bắp dành cho người bị tiểu đường

Lợi ích tuyệt vời của đậu bắp dành cho người bị tiểu đường

Cung cấp dồi dào lượng chất xơ

Chuyên trang tin tức Y Dược cập nhật thông tin đậu bắp rất giàu chất xơ. Cứ 8 quả đậu bắp kích thước trung bình có thể cung cấp khoảng 3 gam chất xơ. Lượng chất xơ này giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cơn thèm ăn và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Những thực phẩm giàu chất xơ cũng là một phần rất quan trọng trong kế hoạch điều trị của bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, tăng lượng chất xơ cho cơ thể sẽ có tác dụng kiểm soát chỉ số glycemic tốt hơn và cải thiện tình trạng nhạy cảm với insulin.

Giảm căng thẳng

Chiết xuất từ hạt đậu bắp có chứa các chất chống oxy hóa, và có tác dụng giảm căng thẳng trên chuột. Kiểm soát căng thẳng cũng là một phần không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Khi căng thẳng cường độ cao, trong thời gian dài có thể làm lượng đường huyết tăng vọt. Sức khỏe tinh thần nên là một phần quan trọng của bất kỳ kế hoạch điều trị tiểu đường nào, và sử dụng đậu bắp cùng với chiết xuất từ hạt đậu bắp cũng nên là một phần của kế hoạch đó.

Ăn đậu bắp giúp giảm mệt mỏi

Ăn đậu bắp giúp giảm mệt mỏi

Trong y học cổ truyền, thời gian hồi phục và mức độ mệt mỏi sẽ được cải thiện bằng việc sử dụng cây đậu bắp. Nếu mọi người bổ sung đậu bắp vào chế độ ăn hàng ngày cùng với việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ hồi phục nhanh hơn sau mỗi bài tập. Các hoạt động của hệ tuần hoàn là một phần rất quan trọng trong việc dự phòng và điều trị tiểu đường. Điều này có nghĩa là cây đậu bắp cũng có thể góp phần giúp bạn có một lối sống lành mạnh hơn.

Giảm cholesterol

Đậu bắp là thực phẩm có thể làm giảm lượng cholesterol ở chuột bị tiểu đường. Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa thường được khuyến nghị nên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng có khả năng làm giảm cholesterol.

Những người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ có lượng cholesterol vượt quá giới hạn cho phép. Khi lượng cholesterol tăng cao, cùng với đó là bệnh tiểu đường sẵn có, thì kết quả điều trị thường sẽ không được tốt. Do đó, việc lựa chọn những loại cholesterol tốt lại vô cùng quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Sử dụng các món ăn – bài thuốc từ các loại hoa để chữa trị mất ngủ

Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để phòng chống tình trạng mất ngủ, đặc biệt là phương pháp sử dụng bài thuốc từ các loài hoa để chữa trị mất ngủ.

Các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ các loại hoa

Để phòng chống tình trạng mất ngủ, y học cổ truyền có rất nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dinh dưỡng và đặc biệt là sử dụng các món ăn – bài thuốc từ các loại hoa để chữa trị mất ngủ.

Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc chữa mất ngủ từ các loại hoa để bạn đọc tham khảo.

* Hoa hồng tươi 50g (nếu khô dùng 15g), tim lợn hoặc dê 500g, muối tinh 50g, gia vị vừa đủ. Cho hoa hồng và muối tinh vào nồi, đổ nước sắc trong 10 phút, để nguội. Tim lợn hoặc dê rửa sạch, thái miếng, để ráo nước rồi nhúng vào nước hoa hồng nhiều lần, vừa nhúng vừa nướng trên bếp than hoặc lò nướng cho đến khi chín là được, ăn nóng.

Công dụng: Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết: Sơ can giải uất, dưỡng tâm an thần, dùng rất tốt cho trường hợp mất ngủ do tâm huyết hư.

* Hoa hồng 12g, hợp hoan hoa 10g. Hai thứ đem ngâm trong nước 10 phút rồi sắc lấy nước, uống ấm trước khi đi ngủ. Công dụng: Thư uất, lý khí, an thần.

* Hoa mai trắng 5g, hợp hoan hoa 10g, rượu vang 50ml. 3 thứ cho vào nồi sắc cách thủy, uống ấm sau bữa ăn tối 60 phút. Công dụng: Sơ can khai uất, lý khí an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút.

* Hợp hoan hoa 50g, mật ong 100g, rượu trắng 300ml. 3 thứ cho vào bình kín, ngâm trong 7 ngày là dùng được, mỗi tối uống trước khi đi ngủ chừng 10 – 20ml.

Công dụng: Giải uất lý khí, an thần hoạt lạc.

* Hoa bách hợp 20g, rượu vang 50ml. Hai thứ đem sắc cách thủy, uống ấm 1 lần vào buổi tối.

Công dụng: Nhuận phế, thanh hỏa, an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo cảm giác nóng lòng bàn tay chân, ngực, bụng bồn chồn rạo rực không yên, táo bón, đổ mồ hôi trộm…

Hoa bách hợp

* Hoa hiên 30g, đường phèn 15g. Hoa hiên rửa sạch thái vụn, cho vào nồi, đổ nước sắc trong 15 phút, khi được thì hòa đường phèn, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Công dụng: Thanh nhiệt trừ phiền, giải uất an thần.

* Hợp hoan hoa 15g, bách hợp 20g, gạo tẻ 60g. Hợp hoan hoa rửa sạch, sắc kỹ lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ vào ninh thành cháo, khi gần được thì cho bách hợp vào, ăn vào buổi tối.

Công dụng: Thanh tâm nhuận phế, thư uất an thần, dùng cho những trường hợp mất ngủ do tâm tỳ hư nhược.

* Hoa bách hợp 60g, hợp hoan hoa 60g. Hai thứ sấy khô, tán bột, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 6g với rượu vang.

Công dụng: Thanh nhiệt nhuận phế, thư uất an thần.

* Cúc tươi 30g, thịt gà 300g, đậu Hà Lan 20g, dầu thực vật, lòng trắng trứng gà, nước dùng, rượu vang, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Cúc hoa sắc kỹ lấy nước bỏ bã; thịt gà rửa sạch, loại bỏ gân, thái chỉ rồi trộn đều với lòng trắng trứng gà và một chút bột mì; cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi cho thịt gà vào đảo cho săn miếng thịt; phi hành tỏi cho thơm rồi đổ nước sắc cúc hoa, thịt gà, gừng tươi thái chỉ và một chút rượu vang vào, đun sôi vài phút là được, ăn nóng.

Công dụng: Thanh can minh mục, khu phong trấn tĩnh, dùng cho trường hợp mất ngủ kèm theo đau đầu, nhức mỏi mắt, thị lực suy giảm, tăng huyết áp.

* Hoa bách hợp tươi 30g, đậu phụ 250g, tiết lợn 100g, vừng 15g, tỏi giã nát 15g, hạt tiêu 2g, nước dùng và gia vị vừa đủ. Hoa bách hợp rửa sạch, tỉa lấy các cánh hoa, chần qua nước sôi rồi vớt ra ngâm trong nước lạnh độ 1giờ; đậu phụ và tiết lợn luộc qua, cắt miếng; nước dùng đun sôi rồi cho hoa bách hợp, đậu phụ, tiết lợn, vừng và tỏi giã nát vào, chế đủ gia vị, đun nhỏ lửa cho sôi một lát là được, dùng làm canh ăn hằng ngày.

Công dụng: Bổ tâm dưỡng huyết, thanh phế an thần.

Cây hợp hoan

* Cam cúc hoa 60g, hợp hoan hoa 15g, linh chi 30g, bá tử nhân 30g, toan táo nhân 30g. Các vị rửa sạch, sắc trong 90 phút, chia uống vài ba lần trong ngày.

Công dụng: Bác sĩ Y học cổ truyền giảng viên Cao đẳng Dược  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Dưỡng huyết nhu can, thanh tâm an thần, dùng cho trường hợp mất ngủ thể âm hư hỏa vượng, biểu hiện bằng các triệu chứng có những cơn bốc hỏa, lòng bàn tay chân nóng, ngực bụng bức bối không yên, đầu choáng mắt hoa, hay mê mộng, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…

* Hoa bách hợp tươi 25g, cá diếc 2 con (500g), dầu thực vật, gừng tươi, rượu vang và gia vị vừa đủ. Hoa bách hợp tỉa lấy cánh rửa sạch; cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng; cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi cho cá diếc vào rán qua, sau đó chế nước vừa đủ, bỏ hoa bách hợp và gia vị rồi đun nhỏ lửa cho chín, ăn nóng.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh tâm an thần.

* Hoa nhài 16g, thạch xương bồ 6g, trà xanh 10g. Tất cả đem hãm vào nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh tâm an thần.

* Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ. Tim lợn rửa sạch, bổ tư, hai thứ cho vào nồi đun trong 30 phút, sau đó bỏ bã thuốc, ăn tim lợn và uống nước.

Công dụng: Bình can giáng nghịch, ích khí an thần, trấn tĩnh.

* Hoa thiên lý vừa đủ, rửa sạch, đem xào với tim và bầu dục lợn hoặc nấu canh với thịt nạc ăn hằng ngày.

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Đinh lăng: Thần dược trị bách bệnh trong dân gian

Cây đinh lăng là một loại cây cảnh quen thuộc với người dân Việt Nam, có tác dụng như một loại “thần dược” trị được nhiều bệnh.

Một số thông tin về cây đinh lăng

Một số thông tin về cây đinh lăng

Đinh lăng thuộc họ nhà nhân sâm, nó còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Loại cây này thường được trồng làm cây cảnh trong nhà, còn đối với y học cổ truyền nó được xem là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.

Cây đinh lăng thường nhỏ, cao từ 1-2m, lá cây hình xẻ lông chim, màu xanh lục viền lá hình răng cưa phân bố không đều. Cụm hoa gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, có quả dẹt.

Rễ đinh lăng là thành phần quý nhất bởi chứa nhiều saponin chất độc đối với các động vật máu lạnh tạo thành hợp chất với cholesterol, chất này thường có nhiều trong nhân sâm. Ngoài ra, trong rễ cây đinh lăng còn có các vitamin như: B1, B2, B6, C, 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid amin không thể thay thế được như cystein, lyzin, methionin,..

Chuyên trang tin tức Y Dược có chia sẻ thông tin, củ đinh lăng có độ tuổi từ 6 năm trở lên sẽ có thành phần dinh dưỡng tương đương với củ nhâm sâm. Mặc dù rất nhiều người trồng và thu mua nhưng hầu như không ai biết dùng cây đinh lăng trị bệnh gì?

Đinh lăng: Thần dược trị bách bệnh trong dân gian

Đinh lăng là cây thuốc quý mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Không chỉ củ đinh lăng mà cả thân cây lẫn lá cây đều có thể điều chế thành thuốc để sử dụng.

Tác dụng của lá cây đinh lăng: Lá cây đinh lăng thường được dùng để chống bệnh co giật ở trẻ em, chữa lành vết thương. Ngoài ra còn được dùng để ăn sống, kết hợp với món gỏi cá.

Thân cây: Thân cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê thấp rất tốt. Người bệnh có thể dùng kết hợp với cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây, sắc uống với liều 20-30g/ngày.

Rễ cây: Đây chính là bộ phận quý nhất của cây, rất tốt cho nam giới, tăng cường sức chịu đựng.

Các bài thuốc dân gian từ cây đinh lăng

Các bài thuốc dân gian từ cây đinh lăng

Tác dụng trị bệnh liệt dương

Dùng rễ đinh lăng kết hợp với 1 số thảo dược như nhân trần, chi tử, biển đậu, xa tiền tử, rễ cỏ tranh, hoài sơn, ý dĩ, ngũ gia bì. Mỗi thứ lấy 12g cùng với uất kim, ngưu tất, nghệ mỗi vị 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa căng sữa cho phụ nữ mới sinh

Lấy lá cây, rễ cây đinh lăng mỗi thứ 30-40g cộng với 500ml nước. Đun sôi đến khi còn 1 nửa rồi uống khi còn nóng.

Chữa sốt, ho, đi tiểu nước vang, tức ngực

Lấy 30g rễ và lá cây đinh lăng tươi, 20g lá tre tươi, thêm 20g vỏ cam, vỏ quýt, 30g cam thảo dây, 30g sài hồ, 20g chua me đất, 30g rau má. Rồi đem tất cả bỏ vào trong ấm, đổ nước ngập. Sắc lấy 250ml nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày duy trì cho tới khi cảm thấy khỏe.

Chữa bệnh thiếu máu

Lấy khoảng 100g rễ cây đinh lăng, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh – củ tam thất 20g. Tán thành bột, mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp. Các bác sĩ y học cổ truyền khuyến cáo bệnh này thì nên uống thuốc hằng ngày.

Tuy cây đinh lăng mang lại nhiều tác dụng nhưng không nên lạm dụng nó. Bởi trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bất ngờ với tác dụng của cây chùm ngây

Cây chùm ngây được biết đến là một dược liệu có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.

Bất ngờ với tác dụng của cây chùm ngây

Bất ngờ với tác dụng của cây chùm ngây

Chuyên trang tin tức Y Dược có cập nhật thông tin cây chùm ngây phòng bệnh ung thư, thoái hóa, xơ nang. Bên cạnh đó, lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh chuyên khoa như: bệnh ung thư, thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.

Tốt cho cơ bắp, xương, da và máu

Trong lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin. Nó có chứa 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu (ISoleucine, leucine, phenylalaine, threonine, tryptohyan, lysine, methionine valine) nên loài cây này chứa protein và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực vật.

Phương pháp ngừa thai của dân tộc Raglay

Dân tộc Raglay sử dụng cây chùm ngây để ngừa thai rất hiệu quả bằng cách cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược

Bài thuốc y học cổ truyền giúp ổn định huyết áp hay bảo vệ gan, trị suy nhược như sau: mỗi ngày dùng 150g lá Chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Cây chùm ngây có tác dụng ổn định huyết áp

Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, làm giảm axxit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat

Mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.

Trị u xơ tiền liệt tuyến

Lấy rễ chùm ngây tươi 100g, lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80 g (hoặc rễ Chùm ngây khô 30 g lá Trinh nữ hoàng cung khô 20 g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít. Uống 3 lần/ngày sẽ thấy được tác dụng nhanh chóng.

Tốt cho da

Trong cây chùm ngây chứa cytokinin – một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Moringa YSP sản xuất đặc tính chống lão hóa ở người.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bật mí bài thuốc dân gian chữa hôi miệng “cấp tốc”

Bạn đã sử dụng nhiều cách để trị hôi miệng nhưng vẫn không hiệu quả? Hãy thử áp dụng các bài thuốc dân gian dưới đây, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn bất ngờ.

Bài thuốc dân gian chữa hôi miệng hiệu quả

Hơi thở có mùi khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với người đối diện, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và công việc, vậy để khắc phục tình trạng hôi miệng chúng ta cần làm gì, có những bài thuốc dân gian rất hay giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu khi bị hôi miệng, cùng tìm hiểu các bạn nhé!

Hôi miệng là tình trạng mà nhiều người gặp phải bởi nguyên nhân như: mắc các bệnh lý răng miệng, đường hô hấp, mũi họng, đường tiêu hóa… hoặc do nghiện thuốc lá, nghiện rượu và cũng có khi không phát hiện ra bất cứ một lý do cụ thể nào.

Bài thuốc dân gian chữa hôi miệng hiệu quả

Để khắc phục tình trạng trị hôi miệng, mọi người có thể áp dụng một số bài thuốc trong y học cổ truyền dưới đây:

Bột đậu xanh 150g và hạnh nhân 60g, đem sao lên và tán thành bột mịn, hòa với nước chín và đường phèn lượng vừa đủ thành dạng chè đặc, bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày ăn 3 thìa canh. Dùng chữa hôi miệng do bệnh lý đường hô hấp.

Bách hợp và đậu xanh nghiền thành bột, nấu chín dưới dạng bột đặc, mỗi ngày ăn 1 bát con. Dùng chữa hôi miệng có ho, khạc đờm, hai gò má đỏ.

Mướp già 2 quả, thái vụn, luộc nhỏ lửa lấy nước, hòa thêm một chút muối, uống mỗi ngày 2 bát con. Dùng chữa hôi miệng kèm táo bón, đau nhức xương khớp toàn thân.

La hán 1 quả, trần bì 6g, sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Dùng chữa hôi miệng do bệnh lý hầu họng.

Bột gạo tẻ 250g, bột biển đậu 15g, bột hoài sơn 15g, bột bạch truật 15g, mật ong lượng vừa đủ, đem nấu thành dạng bột đặc, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng chữa hôi miệng do bệnh đường tiêu hóa.

1 con cá quả (cá chuối), lọc lấy thịt thái miếng. Đầu tiên dùng 60g rau thơm luộc trong 20 phút, sau đó cho các miếng cá sống vào, chần chín, chấm gia vị ăn. Dùng chữa hôi miệng do các nguyên nhân nội nhiệt gây nên.

Hoàng liên 6g, đường trắng 20g. Đem hoàng liên sắc kỹ với 100 ml nước, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa với đường, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu không thích đường thì đem hoàng liên hãm cùng với trà uống trong ngày. Dùng chữa các loại hôi miệng.

Thảo quả tươi loại tốt 250g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 100 ngày, mỗi ngày uống 1 thìa canh. Dùng chữa hôi miệng kèm rối loạn tiêu hóa.

Vỏ bưởi 3 miếng, thái nhỏ đem nấu với thịt lợn nạc lượng vừa đủ làm canh ăn. Dùng chữa hôi miệng có kèm theo nóng trong, đại tiện bí kết.

Dùng thuốc nước súc miệng

Dùng thuốc nước súc miệng

Ngoài những món ăn bài thuốc nêu trên thì mọi người có thể sử dụng nước súc miệng từ các loại thảo dược quý trong Đông Y để chữa hôi miệng như:

Mộc hương 10g, hoắc hương 10g, bạch chỉ 10g, hương nhu 10g, đinh hương 10g, cát căn 20g, thạch tiêu thảo 30g. Đem tất cả sấy khô, tán vụn rồi đem sắc với 1.000ml nước trong 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần ngậm một ngụm dịch thuốc, lưu càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt, mỗi ngày 1 lần.

Nhi trà 10g, thạch vi 10g, binh lang 10g. Đem 3 nguyên liệu kể trên tán vụn sắc lấy nước để súc miệng, mỗi ngày 2 lần sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Đinh hương 5g, lá trà 3g, hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút, 5 ngày là 1 liệu trình, kiêng ăn ớt cay.

Hoắc hương 15g, thương truật 10g, băng phiến 1g. Đem hoắc hương và thương truật sắc lấy 500ml dịch chiết, hòa băng phiến rồi đựng vào lọ dùng dần, ngậm và súc miệng mỗi ngày 3 đến 4 lần, không được nuốt.

Hắc phàn 1g, tỳ bà diệp 3g, kha tử 2g. Ba thứ đem tán vụn rồi sắc lấy nước để ngậm và súc miệng, mỗi ngày 3 đến 5 lần, không được nuốt

Bạch đậu khấu 15g tán vụn sắc lấy nước, đựng vào lọ để dùng dần, mỗi ngày ngậm súc miệng 2 – 3 lần.

Hoàng liên 3g, minh phàn 3g, muối ăn 3g. Các vị thuốc đem sắc với 200ml nước, mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 – 4 lần.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Mùa đông nên kết thân với những thực phẩm có màu đen để bảo vệ sức khỏe

Những thực phẩm có màu đen hay sẫm màu luôn được đánh giá là có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Vậy những thực phẩm màu đen nào thực sự cần thiết với chúng ta?

Những thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe

Trong  y học cổ truyền, những thực phẩm màu đen rất có lợi cho sức khoẻ, nhất là vào mùa Đông. Vì màu đen là một trong năm loại màu cơ bản của Ngũ hành. Màu đen thuộc hành Thuỷ, đi vào thận tạng, ứng với mùa đông. Thận là gốc rễ của nhân thể, chứa chân âm và chân dương, chỉ thích hợp với tích trữ mà không phát tiết. Thực phẩm màu đen vào thận, có tác dụng bồi bổ thận âm và thận dương. Những thực phẩm có màu đen vốn rất phong phú vì thế chúng ta có thể lựa chọn và cân nhắc để sử dụng sao cho phù hợp.

Gạo đen

Khác với gạo tẻ trắng, gạo đen là một loại lương thực quý khi chứa tới 17 axit amin và rất nhiều các khoáng chất như Fe, Ca, P, vitamin B1, B2, B6… Màu của gạo càng đậm, công hiệu của lớp sắc tố chống lão hoá càng mạnh. Việc chúng ta ăn gạo đen thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị một vài căn bệnh thường gặp như mất ngủ, trị bệnh chóng mặt, hoa mắt, thiếu máu, tóc bạc, đau mỏi người.

Đậu đen loạt hạt có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao

Đậu đen

Là một thực phẩm quá quen thuộc và dân giã, đậu đen cũng là một loại hạt được nhiều sĩ ỹ khuyến cáo nên sử dụng vào mùa đông để phòng tránh một vài căn bệnh theo mùa. Trong đậu đen rất giàu albumin thực vật, dịch nhày, axit amin không no, vitamin A, B1, B2, E, PP và rất nhiều canxi. Loại đậu này có tác dụng làm giảm cholesterol, làm mềm huyết quản, phòng chống đái tháo đường, phòng chống bệnh cơ xương khớp, béo phì, làm đẹp da và kéo dài tuổi thọ.

Với hạt đậu đen chúng ta có thể dùng để nấu chè, thổi xôi, đun nước uống đều rất tốt cho cơ thể.

Vừng đen

Từ xa xưa, vừng đen đã được tôn vinh là một loại thực phẩm cao cấp, có tác dụng cường thân và chống lão hóa. Theo y học cổ truyền, loại hạt này có tác dụng làm đẹp da và giúp tóc lâu bạc, bổ não, bổ can thận, nhiều sữa, chống bạc tóc và kéo dài tuổi thọ. Ngoài vừng đen thì mộc nhĩ đen cũng có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chống ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng máu đông dẫn đến tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ cứng động mạch. Ngoài ra còn có tác dụng nhuận phế, làm sạch ruột và dạ dày, bổ âm ích vị, cải thiện vi tuần hoàn, giải độc, phòng chống ung thư và viêm hạch lympho.

Gà xương đen có chứa 17 loại axit amin, giúp cơ thể tăng sức đề kháng cho mùa đông

Gà xương đen

Không quá phổ biến như gà trắng hay gà ta, gà xương đen khá hiếm và được sử dụng nhiều để làm canh chữa bệnh hay bổi bổ cơ thể.Thịt gà đen có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, đái tháo đường, đi tả lâu ngày do tì hư, lỵ lâu ngày, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, nóng âm ỉ trong xương. Gà xương đen có chứa 17 loại axit amin, giúp cơ thể tăng sức chịu đựng nóng, lạnh, chống mệt mỏi, nâng cao khả năng miễn dịch và làm chậm quá trình lão hoá.

Ngoài ra chúng ta còn có thể bổ sung thêm một vài thực phẩm khác như ngô đen, nho đen, cao lương đen, miến gạo đen, tỏi đen, mâm xôi… chúng thực sự rất cần thiết và tốt trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thịt gà đen phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hướng dẫn trị cách nhiệt miệng trong Đông Y

Tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nhiệt miệng lại gây khó khăn trong việc ăn uống. Với một vài cách chữa trị theo Đông y chứng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi với biểu hiện viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, sưng nề, dễ chảy máu, gây đau đớn, khó chịu, sốt, mất ngủ, tâm phiền,… Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Y học cổ truyền là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, chống viêm, lương huyết.

Những bài thuốc chữa chứng nhiệt miệng bằng Đông y

Bài 1: Lá cỏ mực 1 nắm, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ viêm loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Hoặc: Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, chống viêm, thích hợp khi bị nhiệt miệng, có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, sốt, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ lượng ít,…

Bài 2: Ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, cỏ mực 20g, cát căn 20g, sinh địa 12g, trần bì 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chống viêm, thích hợp cho người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, đau đớn, đại tiện táo, bụng đầy trướng,…

Bài 4: Gạo tẻ 100g nấu thành cháo, sau cho bột cát căn 50g vào nấu chín thành cháo ăn trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận táo, thích hợp cho trường hợp nhiệt miệng, nướu răng bị sưng chảy máu, táo bón,…

Chữa nhiệt miệng theo cách đông y vừa nhanh khỏi lại an toàn cho sức khỏe

Bài 5: Bí ngô 150g, đậu đen 30g, hạt sen 25g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, đường kính vừa đủ. Đem tất cả những thức trên rửa sạch cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 – 3 lát gừng đập giập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội. Công dụng: Thanh nhiệt chống viêm, dưỡng âm, phù hợp với người bị nhiệt miệng, tâm phiền, ngủ không yên, nước tiểu đỏ, người nóng,…

Không chỉ chữa được bệnh nhiệt miệng những bài thuốc Đông y trên còn chữa được một vài căn bệnh thường gặp như nóng trong, táo bón, nổ mề đay, rôm xả…. Bên cạnh đó khi bị nhiệt miệng chúng ta không nên ăn đồ cay nóng, lạnh, như thế sẽ làm bệnh khó thuyên giảm và càng bị nhiệt nặng hơn. Một vài thức ăn mềm, mát, bổ là nhưng thực phẩm cần bổ sung trong thời gian này.

Hi vọng với những bài thuốc trên các bạn có thể áp dụng cho chính mình và người thân để chữa trị chứng nhiệt miệng trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Những món ăn bổ dưỡng từ thịt ngỗng

Từ trước tơi nay thịt ngỗng vẫn được coi là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên trong đông y loại thịt này ko những dùng để bồi bổ cơ thể mà còn trị được nhiều loại bệnh khác nhau.

Những món ăn trị được bách bệnh từ thịt ngỗng

Theo y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát,… Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể,… bên cạnh đó việc sử dụng thịt ngõng đúng cách còn giúp cơ thể tăng được sức đề kháng cũng như phòng tránh được nhiều căn bệnh thường gặp.

Những món ăn từ thịt ngỗng tốt cho sức khỏe

  • Cơ thể suy nhược, mất ngủ: Thịt ngỗng 300g, táo nhân 5g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
  • Khát nước, mệt mỏi ở người bệnh hen, đái tháo đường: Thịt ngỗng 500g, thịt lợn nạc 100g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Ăn ngày một lần vào bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
  • Dưỡng âm ích khí, bổ tâm an thần, dùng trong các trường hợp người gầy yếu, tâm thể mỏi mệt, tóc khô, bạc sớm: Thịt ngỗng 500g, khoai tây 150g, long nhãn 50g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, chần qua nước sôi, thái miếng, ướp gia vị; khoai tây gọt vỏ, thái miếng. Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng, đổ thịt ngỗng vào đảo qua, thêm nước đun chín, sau đó cho khoai tây, long nhãn vào hầm cho đến khi thịt nhừ, khoai tây mềm là dùng được. Ăn ngày 1 lần trong bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát

  • Bổ tỳ vị nhuận táo, trừ khát, người mệt mỏi ăn ít, gầy yếu: Thịt ngỗng 500g, hoàng kỳ 20g, đảng sâm 20g, táo tàu 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Khi dùng bỏ bã thuốc, ăn thịt, uống canh hầm. Ăn ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
  • Dưỡng huyết, bổ huyết, bổ thận: Thịt ngỗng 500g, cẩu khởi tử 30g, quả dâu 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng, cẩu khởi tử và quả dâu rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm gia vị ninh nhừ. Ăn ngày 1 lần. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Với những bài thuốc từ thịt ngỗng trên chúng ta có thể thêm vào thực đơn hàng ngày để bồi bổ cơ thể cũng như tăng sức đề kháng phòng tránh các bệnh cơ xương khớp, bênh tiêu hóa cũng như một vài căn bệnh dễ gặp khác.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Exit mobile version