Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng và biểu mô dây thanh bị tổn thương viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vi khuẩn, virut, nấm, dị ứng…
- Những thực phẩm nào bé nên ăn và không nên khi bị viêm họng?
- Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu bệnh viêm họng xuất tiết là gì?
- Bác sĩ chia sẻ một số thực phẩm chứa nhiều kẽm
Họng là cửa ngõ để không khí, thức ăn và nước uống vào cơ thể. Do họng là nơi đầu tiên tiếp xúc với các yếu tố môi trường như không khí, khói bụi, các loại thực phẩm, các yếu tố di truyền… nên rất dễ tổn thương. Đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Mục Lục
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là một bệnh lý chuyên khoa đường hô hấp bởi tình trạng viêm nhiễm kéo dài và liên tục nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan, dẫn tới các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Viêm họng hạt là bệnh hay gặp nhiều ở người lớn, tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, nhất là trong giao tiếp hàng ngày.
Biểu hiện của viêm họng hạt
Biểu hiện dễ nhận thấy của viêm họng hạt chính là:
– Họng có những chấm, hạt lớn nhỏ khác nhau, lấm tấm hoặc thành hạt lớn nhỏ tùy tình trạng bệnh.
– Cảm giác vướng, mắc, ngữa ngáy và khó chịu trong cổ họng.
– Ho khan không đờm. Tùy theo bệnh trạng mà tình trạng ho có thể nặng, nhẹ khác nhau.
Biểu hiện của viêm họng hạt
Ngoài ra có một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:
– Đau hoặc cảm giác hỗn tạp trong cổ họng. Đặc biệt tình trạng đau họng nặng hơn khi nuốt hoặc nói chuyện, khó nuốt, khô họng, đau, sưng hạch ở cổ hoặc xương hàm, sưng, đỏ amiđan.
– Các bản vá hoặc mủ trắng trên amidan. Khàn hoặc giọng nói bị nghẹt. Người bị đau họng có thể chán ăn nên bỏ bữa, đặc biệt là người bệnh nhỏ.
– Nhiễm trùng thường gặp gây viêm đau họng có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng khác đi kèm: Sốt, ớn lạnh, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đau nhức cơ thể, nhức đầu, buồn nôn hoặc ói mửa.
– Nếu người bệnh nhỏ bị đau cổ họng không dùng đồ uống vào buổi sáng. Người bệnh cần được chăm sóc ngay lập tức nếu người bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng như: Khó thở, khó nuốt, bất thường chảy nước dãi, có thể chỉ ra không có khả năng nuốt.
Bệnh viêm họng hạt nói riêng và viêm họng nói chung xảy ra chủ yếu do virus, phần nhỏ là do vi khuẩn xâm nhập vào vùng họng. Mà nguyên nhân dẫn đến virus dễ xâm nhập vì vùng họng dễ bị tổn thương do: Môi trường ngày càng ô nhiễm, nhiều khói bụi; lạm dụng thuốc lá, rượu bia của một bộ phận không nhỏ người dân, người thân cũng bị ảnh hưởng hay lạm dụng kháng sinh.
Làm sao để phòng bệnh viêm họng hạt?
Tuy viêm họng hạt không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để lâu sẽ rất khó trị dứt điểm. Bệnh viêm họng, tái phát liên tục, dai dẳng, khó chịu gây khó khăn trong nói chuyện, giao tiếp, hôi miệng kéo dài. Vậy làm thế nào để có thể phòng trị bệnh viêm họng hạt hiệu quả?
Lời khuyên từ các chuyên gia trong chuyên mục Hỏi đáp bệnh học cho hay:
– Trước hết, khi bị viêm họng, không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến khám và điều trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng.
– Nếu sử dụng thuốc vài ngày mà vẫn không khỏi, nên tái khám để có biện pháp xử lý kịp thời.
Làm sạch khoang miệng hàng ngày để phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
– Làm sạch khoang miệng hàng ngày với nước muối pha loãng, nước xúc miệng…
– Ăn uống hợp vệ sinh.
– Dùng thảo mộc trị đau họng
Người lớn nên gặp bác sĩ nếu có những vấn đề sau đây liên quan đến viêm đau họng xảy ra: Cổ họng đau nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn một tuần, khó nuốt, khó thở, khó mở miệng, đau khớp, đau tai, phát ban, sốt hơn (38,3oC), có máu trong nước bọt hoặc đờm. Thường xuyên đi bác sĩ kiểm tra viêm đau họng theo định kỳ khi có một khối u ở cổ, khàn tiếng kéo dài hơn hai tuần.
Hy vọng với một số kiến thức trên, các bạn tự trang bị thêm cho mình về những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm đau họng. Nếu có những triệu chứng của bệnh, cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment