Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân mắc bệnh lao phổi

Ngoài phác đồ điều trị theo bác sĩ chuyên khoa thì bệnh nhân mắc bệnh lao phổi cần duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi

Mục Lục

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi

Bệnh lao phổi là một căn bệnh thường gặp với các biểu hiện như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ho dai dẳng và kéo dài, sức đề kháng suy giảm gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, bởi bệnh nhân mất rất nhiều sức để ho, mệt mỏi gây ra tình trạng chán ăn, tiêu hóa kém vì thế gây thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, cần chú trọng dinh dưỡng đối với bệnh nhân lao phổi. Cụ thể:

Lượng thức ăn đưa vào cơ thể bệnh nhân tùy thể trạng từng bệnh nhân. Đối với bệnh nhân có thể trạng béo hoặc béo phì cần nạp ít calo và hạn chế thực phẩm dầu mỡ ngược lại bệnh nhân có BMI thấp- thể trạng gầy thì nên tăng cường dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Theo đó, trong khẩu phần ăn cần có đầy đủ các nhóm thực phẩm như đạm, tinh bột, chất xơ, vitanmin, tuyệt đối kiêng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà đặc,…

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho bệnh nhân bị lao phổi

Theo các bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh hô hấp cho biết, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người mắc bệnh lao phổi. Vì thế ngoài phác đồ điều trị thì bệnh nhân có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng mà các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu sau đây:

Bổ sung khoáng chất

  • Sắt: sắt là thành phần quan trọng của máu và tế bào. Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi thường ho ra máu và kéo dài thế nên mất đi một lượng máu nhất định gây thiếu máu. Vì thế bệnh nhân nên bổ sung sắt và các thực phẩm giàu sắt. Nên ăn các loại thực phẩm như các loại thịt lợn, bò, các loại rau có màu đậm như rau mùng tơi, rau dền, rau bina,…
  • Kẽm: Kẽm là yếu tố rất cần thiết cho sự đông máu, tăng khả năng phục hồi vết thương, tăng khả năng miễn dịch và giảm tốc độ lão hóa da. Thiếu kẽm gây chán ăn. Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi do một số tác dụng phụ của thuốc bệnh nhân dễ bị thiếu hụt kẽm. Thực phẩm giàu kẽm bệnh nhân nên ăn hằng ngày như: các loại hải sản, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc, các loại đậu đỗ, ngũ cốc,..
  • Kali: Kali giữ vai trò quan trọng trong việc giảm chảy máu và tăng sinh các tế bào khỏe mạnh, thực phẩm giàu kali như: gan, khoai tây, rau xanh,…
  • Selen: selen là hợp chất hoạt hóa lại hệ thống enzym trong cơ thể, tăng cường loại bỏ chất độc dư thừa. Thực phẩm giàu selen như: sữa, đậu nành, mè đen,…

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho bệnh nhân bị lao phổi

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho bệnh nhân bị lao phổi

Tăng cường chất xơ

Chất xơ có khả năng rất tốt trong việc cân bằng đường ruột, cải thiện tiêu hóa với người bệnh. Chất xơ làm giảm tình trạng táo bón, tăng cường tiêu hóa. Bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như khoai lang, rau xanh, trái cây,… chế biến thực phẩm bằng cách hấp để giữ nguyên hương vị nguyên bản.

Tăng cường các loại vitamin

  • Vitamin A, D, E, C rất quan trọng với cơ thể. Chúng giúp tqanwg cường hệ thông miễn dịch giảm viêm nhiễm. Thực phẩm nên ăn là: gan, thịt bò, cá biển, cà rốt, bí đỏ, rau xanh đậm, hoa quả có mũi giàu vitamin C: cam, bưởi,…
  • Vitamin K: có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vitamin K có nhiều trong thịt lợn, gan, khoai tây
  • Vitamin nhóm B: do bị tổn thương đường tiêu hóa nên người bệnh dễ bị thiếu hụt vitamin nhóm B có tác dụng ổn định hệ thần kinh, hình thành tế bào máu và tăng lưu lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B như các loại ngũ cốc nguyên cám, gạo nguyên cám, gạo lứt

Theo nguồn tin tức Y Dược, bệnh nhân mắc bệnh lao phổi cần kiêng các đồ ăn cay nóng, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, dưa cà muối, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Về môi trường sống cũng nên vệ sinh sạch sẽ ít bụi bẩn kích thích ho lâu và kéo dài hơn. Đặc biệt bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi tránh sự lây lan của bệnh.

Nguồn: Sưu tầm