Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Chia sẻ bài thuốc chữa đau thần kinh tọa ở người cao tuổi

Đau thần kinh tọa là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau và thường xuất hiện ở người cao tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe rất nhiều.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa một bệnh thường gặp, các nghiên cứu cho thấy có nhiều bệnh lý dẫn đến đau thần kinh tọa, gồm hai nhóm: bệnh toàn thân và những tổn thương tại chỗ. Các bệnh toàn thân gây đau thần kinh tọa thường gặp là cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét, giang mai giai đoạn III, lậu. Nhưng đa phần thì thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa

Những tổn thương tại chỗ dẫn đến đau thần kinh tọa là thoái hóa cột sống thắt lưng cùng, thoát vị đĩa đệm, trượt cột sống, viêm cột sống dính khớp, chấn thương,… Trong đó, thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ khoảng 60 – 90% trường hợp bị đau thần kinh tọa.

Theo các Dược sĩ tùy theo nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mà bệnh có biểu hiện ban đầu rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện như: đau xuất phát từ thắt lưng, sau đó đau lan tỏa dọc xuống mông và có thể lan đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân; đau nhói ở thắt lưng.

Bài thuốc nam trị đau thần kinh tọa hiệu quả

Người bệnh sử dụng sáu loại thảo dược cơ bản để chế biến cao gồm:

  • Gốc rễ cỏ xước
  • gốc rễ cây xấu hổ
  • rau má (mỗi loại ở dạng phơi khô 20g)
  • lá lốt
  • cây hoa xích đồng nam và bạch đồng nữ (mỗi loại 1kg ở dạng tươi).

Tất cả thảo dược trên có thể sử dụng ở cả hai dạng tươi hoặc khô, nếu dùng tươi thì hàm lượng tăng gấp đôi so với thuốc khô. Đem thảo dược rửa sạch, thái nhỏ sau đó sao vàng hạ thổ..

Đến bước này người bệnh có thể bào chế thuốc theo nhiều cách khác nhau để sử dụng. Thức nhất đem thuốc nấu lấy nước uống hằng ngày hoặc cô cạn thành cao. Đối với phương pháp bào chế dạng cao, đòi hỏi liều lượng thuốc phải nhiều gấp 3 – 4 lần và bổ sung thêm mật ong.

Cao càng đậm đặc, càng tăng công hiệu trị bệnh. Riêng nấu cao cũng có đến hai dạng là lỏng hoặc dạng bánh. Chế biến dạng cao rất tiện sử dụng.

Về liều lượng sử dụng thuốc, nếu sắc nước, mỗi ngày uống một thang, uống trong vòng 10 – 15 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Ở dạng cao lỏng mỗi ngày chỉ cần uống 1 – 2 tách nhỏ.

Còn cao bánh, mỗi lần ăn chú ý hấp mềm. Ngoài ra cũng có thể dùng cao thuốc ngâm rượu uống đều độ trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc trị đau thần kinh tọa từ thuốc bắc

Bài thuốc đông y ông thường sử dụng gồm tất cả 17 vị với liều lượng cụ thể như sau:

  • Độc hoạt (12g)
  • phòng phong (12g)
  • tế tân (5g)
  • tần giao (12g)
  • tang kí sinh (15g)
  • đỗ trọng (15g), ngưu tất (15g)
  • xuyên quy (15g)
  • xuyên khung (12g)
  • thục địa (12g)
  • bạch thược (15g)
  • cam thảo (8g)
  • bạch linh (12g)
  • đẳng sâm (15g)
  • nhục quế (4g)
  • oai linh tiên (15g)
  • thiên niên kiện (15g).

Về cách thức sử dụng thuốc, chỉ cần trộn đều các vị đem sắc nước uống mỗi ngày chia thành 3 bữa sau khi ăn cơm. Ngoài ra tuỳ theo độ tuổi, thể trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà liều lượng những vị thuốc có thể tăng giảm khác nhau. Bởi vậy mỗi thang thuốc có thể uống một ngày hoặc chia thành các phần nhỏ uống nhiều ngày.

Thời gian uống thuốc trị bệnh thông thường kéo dài trên dưới 10 ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng thời gian trị liệu thậm chí kéo dài hơn tháng. Công dụng của bài thuốc trên sẽ giúp bệnh nhân giảm đau dần, khôi phục phần nào sự mềm mại của các khớp xương.

Trên đây là các bài thuốc về chữa bệnh đau thần kinh tọa, hy vọng với bài viết này sẽ góp phần đóng góp trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng tốt hơn.

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Dấu hiệu nhận biết và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não

Hậu quả mà tai biến mạch máu não để lại vô cùng nghiêm trọng, đòi hỏi bạn cần có kiến thức về nhận biết cũng như phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não.

Dấu hiệu nhận biết và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là bệnh như thế nào?

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là các thiếu sót thần kinh xuất hiện các triệu chứng khu trú, là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch, và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc tắc mà không do nguyên nhân chấn thương sọ não.

TBMMN nằm trong nhóm bệnh thần kinh, tăng theo lứa tuổi, nhất là từ tuổi 50 trở đi, bệnh xảy ra ở Nam ưu thế hơn Nữ. Có 2 thể TBMMN là nhồi máu não và xuất huyết não

Dấu hiệu sớm của bệnh TBMMN

Tai biến mạch máu não thể nhẹ được hiểu như một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua với các triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh khu trú, đột ngột và hồi phục trong vòng 24h không để lại di chứng.

Theo nhiều kết quả thống kê cho thấy, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hàng nghìn người mắc mới và cũng rất nhiêu ca tử vong vì TBMMN. Tuy bệnh xuất hiện nhanh, đột ngột nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu sớm của bệnh để phòng, xử trí các biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra. Bệnh TNMMN khiến người bệnh bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương và mức dộ trầm trọng của tổn thương.

TBMMN là bệnh thường gặp ở những đối tượng như:

  • Tăng huyết áp: thường gây xuất huyết ở động mạch não giữa, nhánh sâu( động mạch Charcot).
  • Vỡ túi phồng động mạch: thường gặp ở chỗ phân nhánh mạch máu lớn vùng đáy não gây chảy máu vào khoang dưới nhện.
  • Xuất huyết các tổ chức não tiên phát va thứ phát do u
  • Xuất huyết thứ phát sau nhồi máu não.
  • Viêm nhiễm động tĩnh mạch
  • Các bệnh gây chảy máu như: bệnh bạch cầu, tiêu sợi huyết, bệnh ưa chảy máu..
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh béo phì.

Đột ngột nhức đầu dữ dội là cảnh báo chứng bệnh tai biến mạch máu não

Dấu hiệu triệu chứng cảnh báo sớm TBMMN mà mọi người cần chú ý như:

  • Đột ngột nhức đầu dữ dội, triệu chứng này xuất hiện trên 50% bệnh nhân.
  • Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng nhiều. xuất hiện một bên chân bị yếu đi lại khó hoặc cũng có thể không đi lại được.
  • Xuất hiện từ từ đến rõ ràng dấu hiệu một tay yếu không cầm nắm được đồ vật, ăn uống không cầm được thìa, đũa..
  • Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút nhưng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến diễn ra thì bệnh nhân không còn khả năng nói nữ.
  • Bệnh nhân xuất hiện cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu tay chân, một nửa bên người.
  • Xuất hiện những” khoảng tỉnh”: thi thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng ngừng lại trong giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện được.
  • Xuất hiện rối loạn tri thức: bệnh nhân đột ngột mất định hướng trong vài phút, vài giờ, thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian thời gian.
  • Rối loạn thị lực: có cảm giác ruồi bay trước mắt, thị lực giảm hoặc mất hoàn toàn, một mắt hoặc hai mắt.

Phòng bệnh tai biến mạch máu não cấp 0

Có rất nhiều nguy cơ song đáng chú ý nhất là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch rất thường gặp ở lứa tuổi từ 50 trở lên. Do đó, nên có thông tin rộng rãi để các đối tượng trên để được theo dõi huyết áp đều đặn và áp dụng các biện pháp phòng tăng huyết áp như tránh ăn mặn, căng thẳng tinh thần, tránh ăn nhiều gây mập phì, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá; tránh gió lùa, mặc ấm khi thay đổi thời tiết nhất là từ nóng chuyển sang lạnh hay đang nằm trong chăn ấm tránh ra lạnh đột ngột.

Khám sức khỏe định kỳ phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não

Phòng bệnh tai biến mạch máu não cấp 1

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, khi có yếu tố nguy cơ phải điều trị để tránh xảy ra tai biến. Cần theo dõi và điều trị tăng huyết áp, chống ngưng tập tiểu cầu bằng aspirine 150-300mg/ngày hay disgren 300mg/ngày khi có xơ vữa động mạch, điều trị hẹp hai lá bằng thuốc chống đông khi có rung nhĩ hay nông van hoặc thay van…

Phòng bệnh tai biến mạch máu não cấp 2

Khi đã xảy ra tai biến nhất là tai biến thoáng qua phải tìm các yếu tố nguy cơ để can thiệp tránh xảy ra tai biến hình thành. Nếu đã xảy ra tai biến hình thành thì tránh tái phát bằng cách điều trị các bệnh nguyên cụ thể cho từng cá thể.

Phòng bệnh tai biến mạch máu não cấp 3

Thay đổi tư thế kèm xoa bóp mỗi 1-2 giờ hay nằm đệm nước để tránh loét. Vận động tay chân sớm để tránh cứng khớp. Kết hợp với khoa phục hồi chức năng để luyện tập cho bệnh nhân đồng thời hướng dẫn cho người nhà tập luyện tại nhà. Ðòi hỏi sự kiên trì tập luỵên vì hồi phục kéo dài đến hai năm sau tai biến.

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Chứng động kinh trong Y học cổ truyền được điều trị như thế nào?

Chứng động kinh trong y học cổ truyền là bệnh thuộc phạm trù các chứng “giản”, chứng “điên” với biểu hiện lâm sàng là những cơn co giật, cơn rối loạn về ý thức và tinh thần, tái phát nhiều lần.

Chứng động kinh trong Y học cổ truyền được điều trị như thế nào?

Chứng động kinh là một loại bệnh thần kinh thường gặp và rất khó để điều trị. Tỷ lệ người mắc bệnh hiện nay tương đối cao, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 1,7/1), tỷ lệ người phát bệnh trong một gia đình có người bệnh động kinh cao hơn ở những gia đình khác là 4 – 7,2 lần. Bên cạnh đó có đến 40% nguyên nhân phát bệnh không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng của bệnh như thế nào?

Triệu chứng lâm sàng của chứng động kinh rất đa dạng, có những biểu hiện từng cơn về rối loạn ý thức, cảm giác, vận động, ngôn ngữ … tái phát nhiều lần, bệnh xảy ra đột ngột, khi lên cơn choáng ngất, hôn mê bất tỉnh, mắt trợn ngược, sùi bọt mép sau đó tự khỏi mọi hoạt động trở lại bình thường tùy theo đặc điểm tổn thương bệnh lý của não.

Nguyên nhân của bệnh động kinh trong y học cổ truyền là gì

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến động kinh chỉ yếu do do di truyền hoặc do bố mẹ cảm nhiễm bệnh tà trong khi thai nghén; tiên thiên bất túc; do quá trình sinh đẻ không bình thường ảnh hưởng tới thai nhi… Do các nguyên nhân gây tổn thương đến can, thận khiến hỏa của can dấy lên, can phong nội động, thủy không chế được hỏa, hỏa phối hợp với đàm làm che lấp các khiếu và kinh lạc từ đó sinh ra bệnh. Bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thanh niên và là căn bệnh rất khó điều trị nên rất cần sự quan tâm của giới y học cũng như chia sẻ từ người nhà bệnh nhân.

Bài thuốc y học cổ truyền điều trị chứng động kinh hiệu quả

Tùy theo từng trường hợp, triệu chứng bệnh mà các thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.

Chẳng hạn với người đột ngột lên cơn choáng ngã lăn bất tỉnh nhân sự, tay chân co quắp, sùi bọt mép, thở đều. Sau khoảng 5 – 10 phút, người bệnh hồi phục và mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

  • Phương pháp điều trị áp dụng YHCT:

Đối với trường hợp này, phương pháp điều trị là Tư bổ can thận an thần, hóa đàm. Áp dụng bài thuốc Định giản hoàn gia giảm gồm: bạch cương tàm 100g, mạch môn 100g, đan sâm 100g, thạch xương bồ 100g, bán hạ chế 100g, phục thần 80g, thiên ma 50g, trần bì 50g, xuyên bối mẫu 50g, viễn chí 50g, thần sa 50g, trúc lịch 100ml, khương trấp 20ml. Khương trấp, trúc lịch, cam thảo nấu cao. Các vị còn lại (trừ thần sa) sao vàng tán bột, trúc lịch hoàn viên, mật và cao cam thảo khương trấp, thần sa làm áo vừa đủ.

Phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (50-70oC). Ngày uống 30g, chia đều 4 phần ngày 3 lần tối 1 lần. Uống với nước đun sôi để nguội.

Bệnh động kinh và cách điều trị theo quan niệm của y học cổ truyền

  • Phương pháp điều trị châm cứu:

Bên cạnh các bài thuốc trên, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu trong YHCT vào các huyệt (châm tả): phong long, giải khê, phong trì, giản sử, trung quản. Châm bổ các huyệt: thần môn, nội quan, tâm du, can du, túc tam lý.

Cần lưu ý những gì để phòng bệnh tốt nhất?

Bên cạnh điều trị thì phòng bệnh luôn là yếu tố được mọi người chú ý. Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như phòng ngừa bệnh động kinh, bạn nên áp dụng những chia sẻ của các như sau:

  • Luôn giữ cho tinh thần thanh thản.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thức ăn cay nóng,..
  • Hạn chế hoặc tránh xa các khu vực gần sông, ao hồ, vật sắc nhọn, chất dễ cháy,… nhằm đề phòng sang chấn, chết đuối hoặc bỏng.
  • Để ý đến những thay đổi của cơ thể cũng như khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện, tìm ra nguyên nhân để điều trị.

Chứng động kinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống tinh thần của người bệnh cũng của gia đình và xã hội. Do đó mỗi người cần chú ý đến sức khỏe cũng như tiến hành điều trị ngay khi phát hiện để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Tìm hiểu bệnh Parkinson, căn bệnh thường gặp ở người già

Không chỉ làm sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng, bệnh Parkinson còn khiến người già gặp trở ngại trong cuộc sống và đôi khi dẫn đến bất lực.

Parkinson căn bệnh phổ biến ở người gia

Nguyên nhân của bệnh Parkinson

Được coi là một căn bệnh liên quan tới bệnh thần kinh, Parkinson khiến người già bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hiện nay nhiêu nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân gây nên bệnh Parkinson.

– Viêm não von Economo, viêm não virus nhóm B.

– Teo hệ nhân xám của hệ thần kinh trung ương.

– Chấn thương sọ não và tổn thương choán chỗ ở não.

– Tiếp xúc trong thời gian dài với một số chất độc (bụi mangan, carbon disulfide) và ngộ độc carbon monoxit.

– Dùng thuốc kích thích MPTP (1-methyl-4-phenyl-1,2,3,4,6-tetrahydropyridin) với mục địch giải trí. Chất này khi vào cơ thể sẽ bị thủy phân tạo thành chất có tác dụng phá hủy chọn lọc các tế bào thần kinh của hệ tiết dopamin ở liềm đen.

– Dùng các thuốc an thần kinh liều cao kéo dài có thể gây ra hội chứng Parkinson có hồi phục sau khi ngừng thuốc: một số thuốc họ phenothiazin (chlopromazin, fluphenazin); reserpin, metochlopramid, amitryptilin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng khác…

Ngoài các nguyên nhân kể trên người ta cũng đề cập đến các vấn đề giả thuyết về quá trình lão hóa: bệnh Parkinson chỉ xảy ra ở người già chủ yếu sau 60 tuổi. Vai trò của yếu tố di truyền khi trên 10% bệnh nhân parkinson có tiền sử gia đình. Hoặc thời còn trẻ người già thường mắc một vài căn bệnh thường gặp.

Người mắc bệnh Parkinson thường có triệu chứng run chân tay

Triệu chứng lâm sàng của bệnh Parkinson

Được xác định là một bệnh học chuyên khoa nên khi cơ thể bị Parkinson, người bệnh sẽ có một vài triệu chứng phổ biến như:

– Run: Run thường thấy rõ ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, có thể ở mặt (môi, lưỡi, hàm dưới và cằm). Run tăng khi nghỉ và xúc động, nhưng khi bệnh nhân làm động tác hữu ý thì run giảm đi hoặc không run.

– Tăng trương lực cơ quá mức, thường thấy ở các cơ chống đối với trọng lực, do đó bệnh nhân thường ở tư thế nửa gấp. Sờ nắn bắp cơ thấy cứng và căng, mức độ co duỗi của bắp cơ giảm. Giảm vung vẩy tay khi đi lại

– Bất động: Biểu hiện là các động tác chủ động và tự động đều giảm, khởi đầu chậm chạp, bất thường, giảm tốc độ thực hiện các động tác, làm các động tác trở nên nghèo nàn. Người bệnh thực hiện các động tác nhanh chóng bị mệt và nhiều khi dừng lại ngay khi đang cử động. Vẻ mặt bất động như mặt nạ, ít biểu lộ cảm xúc, ít nháy mắt, cử động môi lưỡi chậm, ít nuốt, lời nói chậm chạp, mất âm điệu. Khi viết khởi đầu chậm chạp, ngập ngừng, chữ viết ngày càng nhỏ đi

– Bất thường về dáng đi và tư thế: tư thế điển hình của người bệnh Parkinson là tư thế gấp. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay, giai đoạn sau thì đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép. Người bệnh như bị đông cứng trong tư thế này khi hoạt động.

– Khi bắt đầu đi bộ, hai chân như dán trên mặt đất, bước đi ngắn chậm, chúi người ra phía trước, trong khi đi người bệnh di chuyển thành một khối, không mềm mại, sau đó người bệnh đi bước nhỏ kéo lê nhanh và không thể ngừng lại ngay hay xoay về một bên theo ý muốn, có xu hướng tăng dần tốc độ như chạy để đề phòng ngã.

– Ngoài ra bệnh có thể có những triệu chứng khác như: cảm thấy đau đớn linh tinh, không chịu được nóng bức, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết bã nhờn, hay chảy nước dãi, táo bón, phù, tím tái đầu chi. Có thể có rối loạn cảm xúc như biểu hiện trầm cảm.

– Các chức năng trí tuệ vẫn tốt và không có biểu hiện sa sút trí tuệ, nhưng hoạt động tâm trí thường chậm chạp.

Điều đáng nói là hiện căn bệnh tuổi già này vẫn chưa có thuốc chữa, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh là chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người thân tích cực khơi gợi để những trí nhớ không bị lãng quên và biến mất hoàn toàn.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh viêm màng não

Tìm hiểu được những nguyên nhân gây bệnh viêm màng não sẽ giúp chúng ta có kiến thức để điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.

Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh viêm màng não

Bệnh viêm màng não là căn bệnh như thế nào?

Bệnh viêm màng não là căn bệnh thần kinh nguy hiểm, thực tế chúng là tình trạng viêm của màng xung quanh não và tủy sống, do sự lây lan nhiễm trùng. Triệu chứng sưng phù liên quan đến bệnh viêm màng não thường gây nên những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh,ví dụ như: đau đầu, sốt, cứng cổ có thể gặp ở nhiều người.

Nguyên nhân gây ra viêm màng não chủ yếu do vi khuẩn, nấm, hoặc do virus – là những nguyên nhân mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường và khó phát hiện ra do triệu chứng bệnh thường chỉ là những triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi kéo dài. Vì thế hãy tìm hiểu một số nguyên nhân cụ thể gây ra viêm màng não để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm màng não do vi khuẩn

Vi khuẩn là những sinh vật gây bệnh cho cơ thể, kích thước của chúng vô cùng nhỏ bé, chúng có thể thâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường và sinh ra bệnh. Chúng sinh sôi nảy nở vô cùng nhanh chóng trong cơ thể con người và có thể lây lan qua cơ thể người khác bằng đường giao tiếp, hô hấp….

Những vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào não, chúng được cách ly một phần khỏi hệ thống miễn dịch và có thể phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng và khi cơ thể tìm cách chống lại chúng thì bênh tình sẽ nặng nề và nghiêm trọng hơn nhiều.

Vi trùng là loại phổ biến nhất gây ra viêm màng não, theo đó các vi trùng do kích thước nhỏ bé nên có thể dễ dàng len lỏi, xâm nhập qua màng não và gây ra viêm màng não. Các vi trùng thường gặp gây ra viêm màng não là Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis, có thể gây thành dịch trong điều kiện sống đông đúc như ký túc xá hoặc doanh trại quân đội. viêm màng não ở người lớn và trẻ cũng có thể do Haemophilus influenzae type B (Hib) gây ra, nhưng ngày nay ít phổ biến hơn do trẻ em đã được chích vaccine ngừa Hib.

Vi khuẩn streptococcus pneumoniae là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tại Hoa Kỳ. Nó thường gây viêm phổi hoặc tai hoặc viêm xoang.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não

Vi khuẩn Neisseria meningitidis là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm màng não. Viêm màng não cầu khuẩn thường xảy ra khi vi trùng từ các bệnh về hô hấp nhiễm trùng thâm nhập vào máu và có sự lây lan, truyền nhiễm một cách vô cùng nhanh chóng nhất là khi ở những địa điểm sống tập trung. Vì thế khi bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não do vi trùng cần được cách li nhanh chóng với những người xung quanh.

Vi khuẩn Hip là nguyên nhân chính gây ra viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đã được kìm chế do trẻ em được tiêm đầy đủ vắc xin kháng vi khuẩn Hip. Đây là cách nhanh và hiệu quả nhất để phòng viêm màng não.

Nguyên nhân gây viêm màng não do virus

Bệnh viêm màng não cũng được coi là bệnh hồi sức cấp cứu vì nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp, theo đó nguyên nhân gây bệnh do virut nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Thực tế, số người mắc viêm màng não do virus gây ra nhiều hơn so với người mắc do vi khuẩn gây ra.Tuy nhiên viêm màng nào do virus gây ra lại thường có mức độ nhẹ hơn và khỏi sau vài tuần. Virus enterovirus là virus quen thuộc nhất gây bệnh viêm màng não. Một số triệu chứng của bệnh có thể là phát ban, đau họng, tiêu chảy…. Ngoài ra còn rất nhiều virus đi vào bằng nhiều con đường như herpes simplex, La Crosse virus, virus West Nile… cũng là nguyên nhân gây ra viêm màng não vô cùng cao nếu không để ý chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm màng não do nấm

Nấm là một loại vi khuẩn gây bệnh cũng lây lan rất nhanh và rất khó để điều trị dứt điểm được bệnh do nấm. Bệnh viêm màng não do nấm là tương đối phổ biến, do khó chữa trị được dứt điểm nên dễ gây biến chứng và gây ra viêm màng não mãn tính. Tuy nhiên bệnh viêm màng não do nấm ít xảy ra hơn so với các loại viêm màng não do vi khuẩn hay virus gây ra. Cryptococcal viêm màng não là một dạng nấm phổ biến của các bệnh ảnh hưởng đến những người bị thiếu hụt miễn dịch, như AIDS. Nó đe dọa tính mạng nếu không được điều trị với thuốc kháng nấm.

Khi có những triệu chứng bệnh viêm màng não, bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế thăm khám

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, bệnh viêm màng não là căn bệnh khá nguy hiểm, vì thế khi có những triệu chứng của căn bệnh này thì các bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh tự trị

Ngoài việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ và các nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh lý thần kinh tự trị.

 

Nguyên tắc điều trị bệnh lý thần kinh tự trị

Nguyên tắc điều trị bệnh lý thần kinh tự trị

Bệnh lý thần kinh tự trị là một căn bệnh thường gặp với các rối loạn thần kinh và biểu hiện chức năng không tự chủ bị ảnh hưởng, bao gồm rối loạn nhịp tim, huyết áp, đổ mồ hôi và tiêu hóa…Theo đó, bệnh gây ra hoạt động bất thường của các dây thần kinh tự trị. Sự bất thường ấy gây ra gián đoạn tín hiệu giữa não và các phần của hệ thống thần kinh tự trị. Tùy vào phần thần kinh tự trị bị ảnh hưởng sẽ biểu hiện ra triệu chứng tại vùng tương ứng; chẳng hạn như tim, mạch máu và tuyến mồ hôi,…khiến nhiều chức năng cơ thể bị suy giảm hoặc bất thường. Đối với bệnh lý thần kinh tự trị, chúng ta quan tâm 2 mục tiêu lớn trong điều trị, bao gồm:

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý nguyên nhân

Trong một số trường hợp, điều trị bệnh cơ bản giúp đau thần kinh tự trị ngừng tiến triển, và các dây thần kinh bị hư hỏng thậm chí có thể tự sửa chữa hoặc tái sinh.

  • Điều trị các triệu chứng cụ thể

Ngoài việc điều trị nguyên nhân, cần áp dụng các phương pháp điều trị khác có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị các triệu chứng bệnh lý thần kinh cụ thể

Là một bệnh chuyên khoa thần kinh khá phức tạp nên bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa dựa trên các triệu chứng báo hiệu bệnh.

Phương pháp điều trị các triệu chứng bệnh lý thần kinh cụ thể

Triệu chứng tiêu hóa

Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống bằng cách gia tăng lượng chất xơ ăn và các chất lỏng uống. Một số trường hợp ngoài nguồn xơ trong thức ăn cần dùng thêm thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc nhuận tràng làm giảm bớt táo bón.  Trong một số trường người, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như nortripxyline (Pamelor), imipramine (Tofranil),  nhằm mục đích điều trị tiêu chảy và đau bụng.

Triệu chứng tiết niệu

Đào tạo chức năng bàng quang: Tuân thủ lịch trình uống nước và đi tiểu, có thể giúp bàng quang rỗng hoàn toàn vào thời gian thích hợp. Trong một số trường hợp cần sử dụng thuốc hỗ trợ làm rỗng bàng quang, có thể kể đến như Bethanechol (Urecholine); oxybutynin (Ditropan) hay Detrol. Nếu tình hình vẫn khó kiểm soát, có thể nghĩ đến phương pháp “đặt ống thông tiểu liên tục”. Trong thủ thuật này, một ống sonde được luồn qua niệu đạo dẫn vào bàng quang.

Rối loạn chức năng tình dục

Đối với nam giới thì một số thuốc thường được chỉ định có thể kể đến như: sildenafil (Viagra), vardenafil (Levitra) và tadalafil (Cialis) có thể giúp đạt được và duy trì sự cương cứng.   Một biện pháp ít ưu tiên hơn đó là “bơm chân không bên ngoài”. Thiết bị này giúp kéo máu vào dương vật bằng cách sử dụng một máy bơm tay. Một vòng căng sẽ giúp giữ cho máu tại chỗ, duy trì sự cương cứng đến 30 phút.

Đối với phụ nữ với các triệu chứng tình dục, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng chất bôi trơn âm đạo để thể giúp cho việc quan hệ tình dục thoải mái hơn và thú vị hơn.

Triệu chứng nhịp tim và huyết áp

Bệnh lý thần kinh tự trị thường gây ra một số rối loạn nhịp tim và huyết áp. Bác sĩ có thể kê một số thuốc như:

  • Trong trường hợp hạ huyết áp tư thế: Fludrocortisone acetate (Florinef). Midodrine (ProAmatine) hoặc pyridostigmine (Mestinon).
  • Thuốc nhóm Beta blockers: giúp điều hòa nhịp tim trong những trường hợp rối loạn nhịp tim; không đáp ứng với những thay đổi trong mức độ hoạt động bình thường.
  • Chế độ ăn nhiều muối, chất lỏng có thể có ích. Chế độ ăn này giúp duy trì chỉ số huyết áp ở mức cao.

Bệnh nhân có thể sử các biện pháp châm cứu, Y học cổ truyền để điều trị

Ngoài ra, theo các chuyên gia Hỏi đáp Y Dược, có thể thực hiện một số biện pháp thay thế thuốc như sử dụng một số chất chống oxy hóa có tên α-lipoic acid hoặc sử dụng các biện pháp Y học cổ truyền như châm cứu, điện trị liệu,…

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Tìm hiểu về bệnh lý rối loạn lo âu

Vì cuộc sống, công việc có nhiều điều căng thẳng nên hiện nay có rất nhiều người thường xuyên mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân và biểu hiện như thế nào?

Bệnh rối loạn lo âu là bệnh khá phổ biến hiện nay

Bệnh rối loạn lo âu là bệnh như thế nào?

Bệnh rối loạn lo âu là căn bệnh thường gặp hiện nay, theo đó chúng có thể xuất hiện khi con người ta gặp những khó khăn hay cuộc sống căng thẳng. Tuy nhiên, đối với một số người, cảm giác lo lắng nghiêm trọng, liên tục xảy ra và làm ảnh hưởng đến đời sống thường nhật; điều này có thể bảo hiệu cho chứng rối loạn lo âu tổng quát.

Trong thực tế lâm sàng, các rối loạn lo âu rất phổ biến, có tới 20% dân số thế giới gặp phải vấn đề này. Rối loạn lo âu gặp ở mọi lứa tuổi; từ trẻ nhỏ đến người lớn, tuổi mắc bệnh trung bình là 31 tuổi. Thông thường, bệnh hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:2. Tuy nhiên, nhiều khi chúng khó phân biệt với rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại khác của sự lo âu; bởi lẽ nhóm bệnh lý này có nhiều triệu chứng tương đồng với nhau.

Sống với rối loạn lo âu tổng quát có thể là một thách thức lâu dài của bản thân người bệnh cũng như cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, nó xảy ra đồng thời và kết hợp cùng với sự lo lắng khác hoặc các rối loạn tâm trạng. Ngày nay, rối loạn lo âu thường được điều trị thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý. Đồng thời, thay đổi lối sống, học tập kỹ năng đối phó và sử dụng các kỹ thuật thư giãn cũng có thể cải thiện được tình trạng của bệnh.

Biểu hiện của bệnh rối loạn âu lo khá rõ ràng

Bệnh rối loạn lo âu có biểu hiện bệnh như thế nào?

Là một căn bệnh thần kinh chưa rõ nguyên nhân cụ thể nhưng một số giả thuyết cho rằng, rrối loạn tâm thần này có thể liên quan đến một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, có thể kể đến như: dopamine, serotonin và norepinephrine. Các giả thuyết khác cho rằng tình trạng này có liên quan đến di truyền học, kinh nghiệm cuộc sống và các sang chấn tâm lý. Một số tình trạng và bệnh lý được chứng minh là có liên quan tới rối loạn lo âu, bao gồm: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, suy giáp, do một số bệnh lý tim mạch hoặc chị em phụ nữ trong thời  kỳ tiền mãn kinh.

Theo đó, các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát rất đa dạng, diễn biến phức tạp và thay đổi tùy tình trạng của từng bệnh nhân. Cụ thể như:

  • Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn.
  • Bồn chồn, mệt mỏi, khó chịu không rõ lí do.
  • Khó tập trung tâm trí. Khó đi vào giấc ngủ.
  • Run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc bị dễ dàng giật mình.
  • Cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt.
  • Ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Khó thở hoặc nhịp tim nhanh.

Thông thường, nỗi lo lắng không bao giờ hoàn toàn biến mất nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, có thể có một cảm giác chung là một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra hoặc lo lắng căng thẳng về sự an toàn của bản thân và gia đình dù không có bất kỳ mối đe dọa cụ thể.

Bệnh nhân nên đến các khoa tâm lý hoặc trung tâm Y tế để thăm khám khi có biểu hiện bệnh

Ngoài ra các triệu chứng bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể do đặc thù tâm lý lứa tuổi, ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể lo lắng quá nhiều về một số vấn đề về thời gian, học tập hoặc chấn thương tâm lý nào đó. Tuy nhiên theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, ở độ tuổi này, có những lo lắng và áp lực là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng quá mức thì nên đến các trung tâm Y tế, các khoa tư vấn tâm lý để có hướng điều trị tốt nhất.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Bạn biết gì về bệnh mất trí nhớ tạm thời?

Bệnh mất trí nhớ tạm thời đang trở thành bệnh khá phổ biến trong xã hội với các triệu chứng bệnh ở mỗi người hoàn toàn khác nhau. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này là gì?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tạm thời

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tạm thời

Hội chứng mất trí nhớ là một căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay, theo đó khi mắc căn bệnh này, người bệnh không thể nhớ những thông tin về bất kỳ sự kiện gần đây. Tuy nhiên, những kỷ niệm cũ vẫn còn nhớ và có thể nhớ được họ là ai và nhận ra các thành viên gia đình. Có nhiều nguyên nhân gây nên mất trí nhớ như suy giảm trí tuệ, đột quỵ, cú sốc tâm lý hay chấn thương sọ não, sử dụng rượu bia thuốc lá và các chất kích thích thường xuyên…

Mất trí nhớ là một bệnh lý nặng hơn của mất ký ức, nó làm giảm khả năng ghi nhớ những vấn đề của cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mất trí nhớ được chia thành: mất trí nhớ tạm thời và mất trí nhớ vĩnh viễn. Mất trí nhớ thường gặp ở những người trên 50 tuổi và ít gặp ở người trẻ. Bên cạnh đó, mất trí nhớ tạm thời cũng cũng được coi là biểu hiện của bệnh rối loạn trí nhớ. Rối loạn trí nhớ có thể đem đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể như:

  • Bệnh xảy ra một phát, không có biểu hiện gì trước đó.
  • Không xuất hiện các triệu chứng co giật, tê liệt tay chân, hoặc không bị động kinh, chấn thương đầu thời gian gần.
  • Thường hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau và không biết mình đang ở đâu, vị trí, thời gian nào.
  • Có nhận thức như người bình thường và tính cách không có sự thay đổi nhiều.
  • Khả năng phát bệnh trong vòng 24 h.

Bệnh mất trí nhớ tạm thời nguy hiểm như thế nào?

Bệnh mất trí nhớ tạm thời nguy hiểm như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh thần kinh cho biết, mất trí nhớ tạm thời khiến tâm trạng người bệnh trở nên lo lắng, buồn bã, gây ra sự bất ổn về tâm lý. Thông thường, với các dấu hiệu như vậy người bệnh có thể hết trong thời gian ngắn nên ít có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Chỉ một số trường hợp khi thấy các triệu chứng như lo lắng, mất ngủ mới đi khám và biết mình bị bệnh mất trí nhớ tạm thời.

Bệnh không được khám và chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành các căn bệnh khác như bệnh lý thần kinh, trầm cảm, và nguy hiểm hơn người bệnh có thể dễ dàng bị tử vong. Mất trí nhớ tạm thời không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để tình trạng kéo dài sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc. Vì thế, hãy điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn, tốn kém nhưng hiệu quả lại không có kết quả như mong đợi.

Để phòng ngừa bệnh mất trí nhớ tạm thời thì bệnh nhân nên thường xuyên luyện tập trí não bằng cách vận dụng trí nhớ. Mặt khác thường xuyên luyện tập thể dục giúp sản sinh tế bào thần kinh mới, tăng khả năng lưu thông máu lên não. Học hỏi là một trong các phương pháp duy trì sự vận động của não và đảm bảo ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày, ngủ sớm thức dậy sớm.  Đồng thời duy trì chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung những dưỡng chất tốt cho não bộ như omega-3, sắt,vitamin để gia tăng sức đề kháng cho não bộ.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Thầy thuốc chia sẻ những biểu hiện của người bị đột quỵ

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, đây là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy biểu hiện của người bị đột quỵ là gì?

Chia sẻ những biểu hiện của người bị đột quỵ

Một số biểu hiện của người bị đột quỵ cần biết

Để nhận biết sớm bệnh đột quỵ, bạn đọc cũng như mỗi chúng ta cần chuẩn bị kiến thức về bệnh lý thần kinh này một cách đầy đủ nhất. Bệnh đột quỵ phát hiện sớm giúp gia tăng tỷ lệ phục hồi cho người mắc. Sau đây là một số biểu hiện của người bị đột quỵ:

  • Biểu hiện của người bị đột quỵ yếu tay hoặc chân: Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Trường hợp một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ – một biểu hiện của bệnh.
  • Biểu hiện ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi bệnh nhân nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ biểu hiện méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
  • Biểu hiện ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các biểu hiện yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có bệnh nhân khi nhận thấy mình có biểu hiện này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
  • Biểu hiện qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
    Có thể tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Chúng ta có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Trường hợp điều này xảy ra thì nhiều khả năng chúng ta bị đột quỵ.
  • Biểu hiện của người bị đột quỵ qua nhận thức: Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
  • Biểu hiện ở thần kinh: Bệnh nhân cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là bệnh nhân có tiền sử bị đau nửa đầu.

Biểu hiện của người bị đột quỵ ở mặt

Thầy thuốc chia sẻ một số biểu hiện của người bị đột quỵ cần lưu ý

Ngoài các dấu hiệu cảnh bảo trên, cacs chuyên gia chia sẻ thêm đến bạn đọc một số biểu hiện của người bị đột quỵ cần lưu ý như sau:

  • Người bệnh tự nhiên chóng mặt: Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, trường hợp tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm chúng ta luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó cần chú ý và đi chẩn đoán bệnh ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên.
    Trường hợp bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại thì chúng ta có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là biểu hiện của đột quỵ.
  • Xuất hiện yếu một bên cơ mặt: Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là biểu hiện của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu chúng ta cười hoặc nhe răng. Trường hợp một bên mặt của bạn chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bạn bị tình trạng này.
  • Người bệnh cảm thấy đau đầu nặng: Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.
  • Khó thở hoặc tim đập nhanh: Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

Thông tin về biểu hiện của người bị đột quỵ chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc gọi 115 để được hỗ trợ kịp thời!

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nửa đầu là gì?

Bệnh đau nửa đầu hay còn gọi là bệnh Migraine, đây là bệnh lý thường gặp hiện nay. Vậy triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nửa đầu là gì?

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nửa đầu là gì?

Triệu chứng bệnh đau nửa đầu migraine là gì?

Để giải đáp thắc mắc về triệu chứng bệnh đau nửa đầu migraine là gì, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: trong quá trình thực tế lâm sàng thì một số trị liệu nắn chỉnh thần kinh cột sống giúp điều trị đau nửa đầu hiệu quả. Để hiểu rõ hơn, một số bạn cần biết triệu chứng đau nửa đầu migraine như sau:

Bệnh đau nửa đầu migraine có 2 dạng chính

  • Migraine tiền triệu
  • Migraine không có tiền triệu

Migraine tiền triệu tức là bệnh nhân có một vài triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút hoặc cũng có thể lên đến 30 phút, trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Một số triệu chứng đó có thể là

  • Mờ mắt, hoa mắt.
  • Chóng mặt, ù tai.
  • Mất ngôn ngữ, nói khó.
  • Tê buốt da đầu.
  • Tê tay, tê một bên mặt (ít gặp).

Sau khi một số triệu chứng bệnh lý thần kinh được kể trên biến mất thì cơn đau đầu migraine xuất hiện, thông thường cơn đau sẽ khởi phát từ một bên đầu, rồi lan cả hai bên. Cơn đau nặng hơn khi bệnh nhân vận động, di chuyển. Hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đầu cũng khiến bệnh nhân thấy đau đầu hơn. Cường độ cơn đau cũng ít hơn so với migraine tiền triệu. Người bị bệnh đau nửa đầu migraine có thể gặp cùng lúc 2 dạng của bệnh.

Bệnh đau nửa đầu thường gặp do đâu?

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được xác định rõ cho đến nay, nhưng một số nghiên cứu cho thấy cơn đau đầu dữ dội có thể xuất phát từ việc chức năng não bị rối loạn, do một số mạch máu não giãn nở và giải phóng những chất serotonin, dopamin.

Bên cạnh đó, chuyên gia Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng kể ra vài yếu tố có khả năng gây ra bệnh đau nửa đầu như là:

  • Thần kinh bị căng thẳng, mất ngủ.
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai, đến chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ trong máu bị thay đổi.
  • Thời tiết thay đổi.
  • Môi trường sống nhiều tiếng ồn, có ánh sáng chói, khói thuốc lá, một số mùi hương nồng nặc như nước hoa đậm đặc.
  • Bệnh nhân đã từng bị chấn thương đầu.
  • Dùng thức ăn đóng hộp, nhiều gia vị như bột ngọt, đường hóa học, socola, phô mai, rượu,…
bệnh đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu điều trị như thế nào?

Với một số đặc điểm và triệu chứng lâm sàng nêu trên, bệnh đau đầu migraine dễ chẩn đoán nhưng thường bị nhầm lẫn với bệnh đau đầu do căng thẳng, thiếu máu não, hoặc rối loạn tiền đình,… Vì vậy, khiến cho việc điều trị kém hiệu quả, bệnh dễ tái phát và nặng hơn, khó điều trị.

Bệnh đau nửa đầu migraine điều trị như thế nào?

Hiện nay cách điều trị đau nửa đầu migraine được thầy thuốc áp dụng với cách điều trị cắt cơn đau cấp tính và điều trị phòng ngừa cơn đau tái phát. Bệnh nhân có thể được điều trị đồng thời cả cắt cơn đau và ngừa cơn đau tái phát.

  • Điều trị cắt cơn đau cấp tính được áp dụng trong hầu hết một số trường hợp đau nửa đầu migraine và giúp làm giảm cơn đau ngay tức thì.
  • Điều trị ngừa cơn đau tái phát, mãn tính được chỉ định đối với những bệnh nhân bị đau nhiều (nhiều hơn 3 cơn trong một tháng) hoặc số cơn đau ít nhưng lại khó cắt cơn hơn. Điều trị bằng cách dùng thuốc trong thời gian dài (có thể hơn 3 tháng) để cơn đau không xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau và chống nôn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, chuyên gia khuyên người mắc bệnh đau nửa đầu nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ. Thông tin chia sẻ tại website chỉ mang tính tham khảo. Không áp dụng thực tế khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ!

Nguồn:  sưu tầm

Exit mobile version