Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Biến chứng và chẩn đoán đau nửa đầu là gì?

Bệnh lý đau nửa đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vậy biến chứng và chẩn đoán đau nửa đầu là gì?

Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không?

Cơn đau nửa đầu có thể nặng hoặc nhẹ, tần suất đau thường xuyên hoặc thỉnh thoảng tùy theo nguyên nhân đau nửa đầu là gì. Vì thế, tốt nhất khi bị đau nửa đầu, người bệnh nên chủ động theo dõi diễn tiến bệnh và đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, không nên chủ quan và tự ý dùng thuốc khi có hiện tượng đau nửa đầu mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Các biến chứng đau nửa đầu nguy hiểm

Hội chứng đau nửa đầu nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, có thể kể đến như:

  • Co giật: Trong thời gian bị đau nửa đầu hoặc ngay sau đó, người bệnh có thể xuất hiện những cơn co giật như động kinh.
  • Chóng mặt: Người bị đau nửa đầu có thể cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đầu quay cuồng, dẫn đến té ngã. Điều này rất nguy hiểm khi đang tham gia giao thông hoặc đang đứng trên cao, trên các bậc thang.
  • Mất ngủ: Cơn đau tấn công đột ngột có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm hoặc đau đến mất ngủ, không thể ngủ được. Việc mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý thần kinh nguy hiểm khác.
  • Đột quỵ: Bệnh đau nửa đầu có thể khiến lượng máu cung cấp lên não bị gián đoạn, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể và dẫn đến đột quỵ não.
  • Trầm cảm và lo lắng: Những người bị đau nửa đầu có nhiều khả năng rơi vào trầm cảm, hai tình trạng này hơn những người khác. Điều đó có thể xảy ra do đau đầu , hoặc do trầm cảm hoặc lo lắng dẫn đến chứng đau nửa đầu.
  • Suy giảm chức năng não bộ: Đau nửa đầu nghiêm trọng, lặp lại nhiều lần dẫn đến tình trạng khó tập trung, suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy kém,…
  • Ảnh hưởng đến thị lực: Một biến chứng đau nửa đầu khác cực kỳ nguy hiểm chính là người bệnh có thể đối diện với nguy cơ giảm thị lực, mắt mờ hay thậm chí là mù vĩnh viễn.

Cách chẩn đoán bệnh đau nửa đầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý thần kinh như đau nửa đầu. Do đó, để chẩn đoán bệnh, trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện khai thác tiền sử bệnh nhân và gia đình, tìm hiểu thói quen và hoạt động của bệnh nhân trong thời gian gần đây, ghi lại các triệu chứng lâm sàng,…

Người bệnh cần thận trọng với đau nửa đầu

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm gây nên tình trạng đau nửa đầu. Các xét nghiệm thường được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định người bệnh có gặp các vấn đề về viêm nhiễm, chẳng hạn như nhiễm độc, viêm nhiễm tủy sống, viêm não,… hay không.
  • Chụp X-quang đầu: Thông qua phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, các bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương xung quanh vùng xương sọ, xương mặt, mũi và xoang của người bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ và CT scan sọ não: Kỹ thuật chụp CT và cộng hưởng từ giúp phát hiện bất thường liên quan đến não bộ và mạch máu, chẩn đoán các bệnh lý như xuất huyết não, viêm màng não, u não, tai biến mạch máu não hay các bất thường khác của hệ thần kinh trung ương.
  • Cấy dịch não tủy: Phương pháp này sẽ được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ người bệnh nhiễm trùng hay chảy máu trong hệ thần kinh.

Nguồn:tổng hợp từ nhiều nguồn y khoa

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Chóng Mặt

Chóng mặt báo hiệu sự rối loạn chức năng của bộ phận ngoại vi hay bộ phận trung tâm của hệ tiền đình. Chóng mặt bộ phận trung tâm do các rối loạn ở thân não hoặc các đường tiền đình tiểu não. Chóng mặt ngoại vi do các rối loạn liên quan đến bộ phận tận tiền đình(các ống bán khuyên) hoặc các neuron ngoại vi của chúng (đoạn tiền đình dây thần kinh sọ số VIII).

Chóng mặt (vertigo) là cảm giác của vận động quay hay cảm giác di chuyển hay quay tròn của bản thân hoặc của đồ vật quay xung quanh, mà người bệnh nhân thấy khi ở trạng thái tĩnh hay trạng thái động mà bình thường không có. Rối loạn thăng bằng (dysequilibrium) là tình trạng bất thường về vận động khi đi lại hoặc thay đổi tư thế. Trong thực hành lâm sàng, chóng mặt và rối loạn thăng bằng thường phối hợp với nhau liên quan tổn thương tiền đình. Trong phần này chúng tôi chủ yếu nhắc đến một số dạng lâm sàng liên quan đến chóng mặt và rối loạn thăng bằng do 2 nhóm nguyên nhân thường gặp và có thể điều trị được:

Chóng mặt trung tâm ( central vertigo) là triệu chứng thường gặp của các rối loạn tuần hoàn sau như nhồi máu – chảy máu của tiểu não hoặc thân não, cơn thiếu máu thoáng qua. Trong bối cảnh bệnh mạch máu, chóng mặt hầu như bao giờ cũng kết hợp các triệu chứng của thân não, tiểu não. Chóng mặt trung tâm cũng có thể gây ra bởi các u hố sau, bệnh mất myelin, di dạng mạch máu, viêm thân não, do một vài loại thuốc giảm đau – an thần gây ra.

Chóng mặt ngoại vi, gây nên bởi các rối loạn chức năng mê đạo một bên hay hai bên, viêm neuron tiền đình, các tổn thương góc cầu tiểu não ảnh hưởng đến dây thần kinh số VIII, bệnh Meniere, hoặc chóng mặt tư thế lành tính.

Phân loại chóng mặt

  • Chóng mặt ngoại vi
  • Chóng mặt trung tâm
  • Chóng mặt do nguyên nhân tâm thần
  • Chóng mặt không rõ nguồn gốc

Chóng mặt do bệnh tai

Bảng 2 liệt kê các nguyên nhân của chóng mặt liên quan đến bệnh lý của tai (bệnh tai trong). Đó là những nguyên nhân thường gặp và điều trị.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là một loại thường gặp của các loại chóng mặt, và chiếm khoảng gần 50% trường hợp chóng mặt do tai. Lâm sàng chủ yếu là khai thác bệnh sử chóng mặt khi thay đổi tư thế kết hợp rung giật nhãn cầu (Nystagmus) hướng ngang hay xoay để làm thử nghiệm tiền đình tư thế. Nguyên nhân của chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là do chấn thương, nhiễm trùng và thoái hóa tiển đình,

Bảng 1: Các đặc trưng phân biệt chóng mặt ngoại vi và trung tâm

Đặc trưng Chóng mặt ngoại vi Chóng mặt trung tâm
Lâm sàng

Khởi phát

Kiểu

Tính dữ dội

Ù tai

Ngã trong test

Đột ngột

Kịch phát

Cực kỳ

Hay gặp

Về phía tổn thương, đối

Âm ỉ, ít khi đột ngột

Liên tục, đôi khi kịch phát

Ít , thường là nhẹ

Hiếm gặp

Về phía tổn thương, cùng phía

Romberg

Kích thích nhiệt

Nystagmus

Tự phát

Loại

Hướng nhanh

Bên pha nhanh của nystagmus.

Không đáp ứng

Tự phát

Giật ngang+ xoay,

Không biến đổi cho mọi hướng nhìn

hướng nhanh của nystagmus

Bình thường

Có thể có

Ngang, xoay hoặc dọc

Biến đổi với hướng nhìn

Thao tác Nylen

Thơì gian tiềm

Yếu đi do làm liên tiếp

Cố định thị giác

Hướng nystagmus

Cường độ

Thời gian : 3-45 giây

Ức chế chóng mặt

Cố định

Chóng mặt dữ dội, nôn

Không có

Không

Không thay đổi

Không phụ thuộc

Chóng mặt nhẹ hiếm khi nôn

Thao tác Nylen (Nylen maneuver) được thực hiện : cho bệnh nhân nằm xuống nhanh từ tư thế ngồi, đầu thấp xuống dưới mặt phẳng ngang 30(, lặp lại nghiệm pháp với đầu quay trái, quay phải và đầu thẳng, quan sát nhãn cầu và ghi lại các triệu chứng. ở đó người ta không tìm thấy những tổn thương thật sự và đúng hơn là khởi điểm không bình thường của sự kích thích vào hệ thống tiền đình còn nguyên vẹn. Những bệnh nhân thường nói họ có cảm giác tai đung đưa (ear rocks). Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính gia tăng theo tuổi, trong nhiều trường hợp chóng mặt kèm theo nôn. Khoảng 1% trường hợp có chỉ định phẫu thuật nếu chóng mặt kéo dài trên 1 năm, đa số các trường hợp điều trị chủ yếu là nội khoa, thuốc được ưa dùng là các loại thuốc kháng histamine, kháng cholineric, thuốc chẹn kênh canxi.

Viêm thần kinh tiền đình và bệnh lý tiền đình một bên

Viêm thần kinh tiền đình, nguyên nhân thuờng gặp và phần tiền đình của dây thần kinh VIII nhiễm virus. Lâm sàng biểu hiện chóng mặt, nôn, ataxie và nystagmus. Nghe không giảm, nếu nghe bị ảnh hưởng thì có thể là viêm mê đạo, thông thường diễn tiến tăng trong một số ngày đầu sau giảm dần vào tuần thứ hai, thuốc thường sử dung chữa triệu chứng là chống nôn và chống chóng mặt như bảng 2 và 3. Khoảng 10-20% trường hợp kéo dài trên hai tháng những trường hợp này nên chụp MRI, CT hoặc là electronystagmogam (ENG) để xác định do nguyên nhân trung ương hay dấu hiệu lâm sàng của bệnh Ménière.

Nguyên nhân thường gặp của chóng mặt do bệnh tai

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
  • Liệt một bên tiền đình hay rối loạn
  • Labyrinthitis
  • Viêm thần kinh tiền đình
  • Khối choán chỗ (u Tk VIII)
  • Bệnh Ménière
  • Chèn ép mạch máu thần kinh
  • Liệt tiền đình hai bên
  • Suy giảm chức năng tai giữa
  • Tắc ráy tai
  • Vòi eustache không hoạt động
  • Viêm tai giữa
  • Dò ngoại dịch tai trong Xơ cứng tai

Bệnh Ménière, là bệnh liệt tiền đình một bên. Lâm sàng biểu hiện với 4 triệu chứng chính:

  • Chóng mặt từng đợt dữ dội
  • Tiếng ù trong tai (như xay lúa)
  • Cảm giác đặc một tai
  • Nghe lúc trầm lúc bổng

Bệnh Ménière thông thường chẩn đoán dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng, chú ý tình trạng giảm thính lực một bên. Điều trị cơ bản bệnh Ménière chủ yếu là phòng ngừa và điều trị chóng mặt cấp tính bao gồm:

  • Chế độ ăn ít muối và kết hợp lợi tiểu như Dyazide (buổi sáng), Hypothiazide
  • Kết hợp với verapamil từ 120-240 mg mỗi buổi sáng
  • Điều trị chóng mặt với antivert, lorazepam (0.5mg ngày hai lần)
  • Nếu triệu chứng kèo dài nhiều tháng nên xem xét chỉ định phẫu thuật và kiểm tra lại chẩn đoán với viêm thần kinh tiền đình, viêm mê đạo, và các nguyên nhân do choán chỗ trong thân não hay u thần kinh VIII.

Liệt tiền đình hai bên

Liệt tiền đình hai bên hầu hết do nhiễm độc thuốc, thông thường sau 3 tuần hay dài hơn khi dùng một số thuốc như gentamycine hay nhóm thuốc có “mycine”, kháng sinh. Lâm sàng biểu hiện chủ yếu là mất thăng bằng, cảm giác loạng choạng, giảm thính lực, nhìn dao động, ảo giác và chóng mặt, thử nghiệm tiền đình cho kết quả (+). Điều trị bệnh liệt tiền đình do nhiễm độc thuốc là phát hiện sớm ngưng thuốc khi có dấu hiệu nhiễm độc thuốc, kết hợp vật lý liệu pháp cho các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn nhìn và kết hợp với các thuốc chóng mặt như bảng 2, 3.

Bệnh tai giữa

Bệnh tai giữa cũng là nguyên nhân thường gặp của chóng mặt, bao gồm những tổn thương gây tắc nghẽn ống tai như do cục ráy tai hay một vật từ ngoài vào.

Vòi eustach, do tắc nghẽn hoặc mất chức năng không còn thông giữa mũi và tai gây ra chóng mặt. Điều trị chủ yếu là chống phù nề, antihistamine và thông vòi nhĩ bằng corticoide hoặc bằng đường toàn thân.

Viêm tai giữa là nguyên nhân gây chóng mặt và mất thăng bằng thường gặp, ngoài triệu chứng lâm sàng viêm tai giữa, những biểu hiện về thần kinh chủ yếu là chóng mặt vừa, đau đầu, nôn ói thì hiếm hơn chỉ khi có biến chứng tăng áp lực nội sọ. Điều trị cơ bản là nhiễm trùng tai giữa với kháng sinh, xem xét điều trị phẫu thuật và thuốc chống chóng mặt nhóm kháng cholineric, thuốc chẹn kênh canxi.

Xơ cứng tai (otosclerosis) là nguyên nhân không thường xuyên gây chóng mặt và giảm thính lực. Bệnh nhân cầm được các chuyên gia tai muĩ họng xem xét khả năng phẫu thuật.

Dò ngoại dịch tai trong hiếm gặp hơn so với các nguyên nhân trên, bệnh thường liên quan đến chấn thương, bệnh tai giữa. Điều trị triệu chứng chóng mặt, nôn và tránh gây chấn thương và những tổn thương lân cận. Bệnh diễn tiến đến lành bệnh chậm có khi kéo dài trên 6 tháng. Một vài trường hợp có chỉ định phẫu thuật khi điều trị nội khoa không kết quả.

Bảng 3. Thuốc điều trị chóng mặt

Tên thuốc Liều dùng Tác dụng
Meclizine (Antivert, Bonne) 25-50mg/4-6 / giờ (3-4 lần) Kháng histamine, Kháng cholinergic
Flunarizine (Sibelium) 5-10mg/24 giờ Chẹn kênh canxi
Amitriptyline (Elavil) 10–50mg/24giờ Kháng histamine ,Kháng cholinergic
Lorazepam (Ativan) 0,5 mg/ tối Benzodiazepine
Betahistine (Merislon) 12-36mg/24giờ Hoạt động giống như histamine

Bảng 4. Thuốc chống nôn và chống chóng mặt

Tên thuốc Liều dùng Tác dụng
Cinnarizin (Stugeron)

Meclizine(Antivert)

Metoclorperamide (Primperan)

Promethazine (Phenergan)

25-75mg/24 giờ

12,5-25mg/4-6gi

10-30mg/24 giờ

25 mg/6-8 giờ

Kháng histamine

Kháng histamine

Đồng vận- Dopamine

Phenothiazine

Chóng mặt do trung tâm

Bảng 5, là liệt kê các nguyên nhân của chóng mặt trung ương. Đột quị và thiếu máu thoáng qua chiếm 1/3 các trường hợp chóng mặt do thần kinh trung ương, vertebrobasilar migraine khoảng 15%. Một số lớn khác do nguyên nhân rối loạn thần kinh, co giật, xơ cứng rải rác, di tật Arnol-Chiari.

Bảng 5. Nguyên nhân thông thường của chóng mặt trung tâm

Đột quị và thiếu máu cục bộ thoáng qua

Tiểu não

Động mạch tiểu não dưới trước (AICA)

Động mạch tiểu não dưới sau (PICA)

Vertebrobasilar migraine

Thể người lớn

Thể trẻ em (chóng mặt kịch phát lành tính của trẻ )

Co giật (Thùy thái dương)

Xơ cứng rải rác

Di tật Arnol-Chiari

U dây thần kinh VIII và u thân não – Tiểu não

Thoái hóa tiểu não

Đau đầu và chóng mặt

Đau đầu và chóng mặt là hội chứng kết hợp thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30-40, bệnh được nhìn nhận như đau đầu migraine thông thường hay migraine sống nền. Điều trị kết hợp verapamil và amitriptyline, đôi khi kết hợp với beta-blockers hoặc thuốc chống chóng mặt (bảng 3) và chống nôn (bảng 4).

Xoay nhanh

Người bệnh có cảm giác chóng mặt xoay tròn một hay nhiều vòng xoay trong một giây, triệu chứng này thường thấy sau chấn thương đầu, ghi điện não có sóng bất thường, một số khác có thể do dãn động mạch cột sống – thân nền, mà nguyên nhân gây là triệu chứng do chèn ép vào thần kinh tiền đình hay rễ thần kinh số VIII trong hành – cầu não (neurovascular compression). Carbamazepine (tegretol) có thể điều trị cho một số trường hợp với liều 100-200 mg x 2-3 lần trong ngày, kết hợp với các thuốc chống chóng mặt kết quả điều trị tốt trong các trường hợp chóng mặt kéo dài.

Tổn thương cấu trúc thân não và tiểu não

Chóng mặt và mất thăng bằng cũng là triệu chứng thường thấy trong các hội chứng thần kinh của thân não và tiểu não, một triệu chứng phối hợp giữa chức năng thần kinh như cuống não, cần não, hành não, tiểu não đều giúp cho chẩn đoán phân biệt tổn thương thần kinh trung ương và những rối loạn tiền đình ngoại biên. Những chỉ địng chụp cắt lớp điện toán (CT), công hưởng từ (MRI) cho những trường hợp điều trị không kết quả và những dấu lâm sàng không đủ thuyết phục cho chẩn đoán chóng mặt do tai là cần thiết.

Chóng mặt không biết nguyên nhân

Trong thực hành lâm sàng nhiều trường hợp chóng mặt và mất thăng bằng không rõ nguyên nhân, có số ít trường hợp việc chẩn đoán phân biệt với viêm mê đạo, chóng mặt kịch phát lành tính, đột quị hay do chèn p … Những gợi ý chẩn đoán bệnh nhân chóng mặt không tìm thấy nguyên nhân:

  • Chóng mặt không rõ nguyên nhân hay chóng mặt không biểu hiện đặc biệt
  • Chóng mặt sau chấn thương hay mê đạo đụng giập
  • Hội Chứng tăng không khí
  • Mất thăng bằng người lớn tuổi

Điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng, thuốc thường dùng như bảng 3 và 4, hiện nay có nhiều thuốc có tác dụng tương tự.

Chóng mặt do tâm thần

Chóng mặt là triệu chứng thường thấy trong bệnh tâm thần, bên cạnh những triệu chứng chủ yếu của loạn tâm thần bệnh nhân than chóng mặt, đi lảo đảo, trạng thái kích thích hoảng loạn, chứng sợ khỏang rộng.

Bảng 6. Các loại chóng mặt tâm thần

Nguyên nhân

Trạng thái lo lắng bồn chồn và hoảng loạn

Trầm cảm

Chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia)

Malingering

Rối loạn cảm giác thân thể

Điều trị nguyên nhân tâm thần là chủ yếu, kết hợp điều trị triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng như bảng 3 và 4.

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh Bệnh Học Chuyên Khoa

Dấu Hiệu Nguy Hiểm Sau Khi Chấn Thương Vùng Đầu

Các bác sĩ chuyên khoa bệnh thần kinh cho hay chấn động não là một trong những chấn thương nặng ở đầu, nếu những mô não bị dịch chuyển se nguy cơ vỡ mạch máu, tổn thương các tế bào thần kinh. Các bác sĩ sẽ chia sẽ dấu hiệu cần lưu ý.

Bị mất trí cau chấn thương vùng đầu rất nguy hiểm

Khả năng tập trung kém và mất ý thức

Nếu sau chấn thương ở đầu mà mất khả năng tập trung (dễ bị phân tán và không thể tiếp thu ngay cả những hoạt động bình thường) trường hợp này cần nhập viện hoặc thăm khám bác sĩ, thậm chí bị mất ý thức kéo dài quá 2 phút.

Thường xuyên bị đau đầu.

Nếu đau toàn bộ đầu và không thuyên giảm, điều này có thể tiềm ẩn những rối loạn nghiêm trọng. Trong trường hợp này tránh dùng thuốc và tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để có thái độ xử trí nhanh và hiệu quả. Aspirin và Ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nội.

Bị mất máu hay dịch sau va chạm

Sau những va chạm mạnh nếu có dịch hay máu chảy ra ở mũi, ở tai. Điều này cho thấy hàng rào bảo vệ não đã bị tổn thương và dịch não tủy thoát ra ngoài hoặc do vỡ nền sọ gây chảy máu. Trong trường hợp này cần thăm khám bác sĩ hoặc nhập viện càng sớm càng tốt.

Đồng tử giãn

Nếu đồng tử không đối xứng hoặc không phản ứng với ánh sáng, có thể có vấn đề về áp lực trong não do đó cần nhập viện để có những biện pháp điều trị nhanh nhất. Trên trang web Reader’s digest nhắc lại rằng nếu đồng tử bình thường cũng không có nghĩa bạn đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch!

 Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

U Não – Những Thông Tin Cần Biết

Các chuyên gia bệnh học cho biết nguyên nhân gây nên u ở não có rất nhiều nguyên nhân. Khi biết được những nguyên nhân này bạn có thể biết cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân gây u ở não

U não là tình trạng bệnh không phải là hiếm gặp, có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào tính chất khối u là lành tính hay ác tính.

Những nguyên nhân chính gây u não:

Ung thư các bộ phận khác của cơ thể: Khối u thứ phát trong não có thể là kết quả của sự lan rộng các tế bào ung thư ở những bộ phận khác của cơ thể tới não. Bệnh nhân bị ung thư (ung thư vú, ung thư thận, phổi vv…) dễ có nguy cơ bị u não hơn

Di truyền: Di truyền có thể là nguyên nhân chính gây u não. Nếu bạn có các triệu chứng của hội chứng Turcot hoặc u sợi thần kinh, bạn có nguy cơ cao hơn bị u não.

Độ tuổi: Trên thực tế, trong một số trường hợp, trẻ em cũng bị khối u não. Nhưng bệnh này chủ yếu xảy ra ở người lớn. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi. U màng não là một loại u não phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ.

Nhiễm tia xạ cũng là tác nhân gây u não

Phơi nhiễm với phóng xạ: Bất kỳ phương pháp điều trị phóng xạ nào ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể đều làm tăng nguy cơ phát triển khối u não.

Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh u não thì bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Trong trường hợp này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa thần kinh trước khi quá muộn, nhất là khi thấy các dấu hiệu: đau đầu nghiêm trọng tăng dần, có vấn đề về thị lực, nôn, rối loạn thính giác, khó nói, thậm chí có bất cứ thanh đổi nào về tính cách và hành vi. Bạn không nên chờ đợi cho đến khi triệu chứng nặng thêm hoặc tự ý uống thuốc mà nên đến bác sĩ để tìm nguyên nhân thực sự và cách chữa trị.

Bức xạ từ đồ gia dụng: Nhiều đồ gia dụng trong nhà cũng phát ra trường điện từ và bức xạ. Điện thoại di động, lò vi sóng và các đường dây điện thông thường nằm trong số đó.

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Đau Thần Kinh Tọa – Bệnh Nguyên Và Cách Phòng Bệnh

Bệnh đau thần kinh tọa là một bệnh thường gặp. Các chuyên gia bệnh học cảnh báo nếu không được điều trị sớm thì có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh..

Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa chủ yếu là đau rễ thần kinh thắt lưng 5 và rễ thần kinh cùng 1. Đau  kinh tọa liên quan mật thiết với tủy sống. Về mặt cấu tạo, tủy sống nằm trong ống sống. Dọc theo cột sống, mỗi đoạn tủy sống có một đôi rễ thần kinh tương ứng đi ra khỏi ống sống. Đôi rễ thần kinh này có chức năng chi phối vận động và chi phối cảm giác của từng bộ phận của một cơ thể. Đôi rễ thần kinh của thắt lưng số 5 và cùng 1 được gọi là thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ cao hơn cả mà chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây nên đau thận kinh tọa chiếm tỉ lệ từ  60 – 90%.

Đĩa đệm là phần cấu trúc không xương nằm giữa 2 đốt sống, được cấu tạo bởi các sợi rất chắc bao bọc xung quanh và ở giữa là nhân nhầy. Khi lực tác động mạnh, đột ngột lên đĩa đệm, có thể làm cho các vòng sợi bị rách và nhân nhầy bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống hoặc chui vào vị trí thoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và cùng 1 làm chèn ép rễ thần kinh và gây đau. Khi làm việc nặng, quá sức, sai tư thế, nhất là người cao tuổi, rất có thể bị tổn thương đĩa đệm. Vì vậy, tổn thương đĩa đệm thường xảy ra cấp tính.

Ở người cao tuổi, đau thần kinh toạ thường do thoái hóa đĩa đệm, bệnh thường xảy ra mạn tính và hay tái phát. Đau thần kinh tọa cũng có thể do có sự biến đổi bất thường ở đốt sống thắt lưng như: trượt đốt sống số 5 hoặc do thoái hóa đốt sống thắt lưng.

Đau thần kinh tọa cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm do tụ cầu…), viêm khớp cùng chậu, ung thư ở cơ quan khác di căn đến… làm thu hẹp ống sống thắt lưng, chèn ép rễ thần kinh và có thể gây nên hội chứng đuôi ngựa.

Viêm cột sống dính khớp có thể gây nên đau thần kinh tọa, thường gặp ở tuổi trung niên (dưới 40 tuổi) biểu hiện là đau thắt lưng, mông và hạn chế vận động. Bệnh tiến triển âm ỉ, đau nhiều về đêm và buổi sáng thường có biểu hiện cứng khớp cột sống thắt lưng.

Ngoài ra người ta cũng thấy đau thần kinh tọa có thể có liên quan đến chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa như bị gãy xương chậu hoặc tiêm trực tiếp vào thần kinh tọa hoặc do ảnh hưởng của một loại thuốc dầu được tiêm mông rồi thuốc khuếch tán đến thần kinh tọa.

Bệnh Biểu hiện như thế nào?

Đau thần kinh tọa là đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, vì đau thắt lưng, sau đó đau lan xuống mông. Nếu tổn thương ở đốt sống thắt lưng số 5, đau ở vùng thắt lưng, lan xuống mông, đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, rồi lan xuống mặt trước mắt ngoài mắt cá ngoài, mu bàn chân và vắt ngang qua ngón cái, đôi khi có cảm giác đau như kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm. Cơn đau thường tự nhiên, bột phát, liên tục nhưng có trường hợp đau cấp tính, dữ dội như dao đâm. Điển hình nhất của cơn đau là xuất hiện khi gắng sức cúi xuống để nâng một vật nặng bỗng thấy đau nhói ở thắt lưng bắt buộc phải ngừng công việc, nhưng sau một vài giờ tuy không làm việc nặng nữa nhưng lưng vẫn bị đau và có trường hợp vài ba ngày sau đó lưng vẫn còn tiếp tục đau. Tính chất đau tăng lên khi ho, hắt xì hơi hoặc lúc rặn để đại, tiểu tiện. Cơn đau có thể giảm khi nằm nghỉ nhất là được nằm trên mặt giường cứng.

Phòng bệnh đau thần kinh tọa

Ở độ tuổi ngoài 30 nên có sự theo dõi mật độ xương định kỳ để nhằm phát hiện sớm hiện tượng loãng xương gây thoái hóa khớp, đặc biệt là những người lao động chân tay cũng như những trường hợp có công việc đặc thù phải ngồi lâu nhiều giờ trong một ngày và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Hàng ngày nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các cơ quan và các khớp xương. Cần có các động tác tập các khớp xương thích hợp, nhẹ nhàng, uyển chuyển (tập thể dục buổi sáng, bơi). Những người phải thường xuyên mang vác nặng cần thao tác đúng tư thế tránh để xảy ra hiện tượng chấn thương lồi đĩa đệm hoặc trật, trượt khớp đốt sống.

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Suy nhược thần kinh: bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý

Với khoảng 3-4% dân số mắc bệnh và có chiều hướng gia tăng, suy nhược thần kinh đang là căn bệnh đáng báo động ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý người dân.

Suy nhược thần kinh khá phổ biến trong giới lao động trí óc

Bệnh suy nhược thần kinh là một bệnh gặp không ít trong xã hội hiện đại, xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài. Người bệnh hay than phiền,tâm lý dễ bị kích thích, mệt mỏi, đau đầu âm ỉ, mất ngủ, khó tập trung tư tưởng, mất thích thú, thường biểu hiện trầm cảm, lo âu hoặc sợ hãi.

Thế nào là suy nhược thần kinh?

Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược dẫn đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể bị ảnh hưởng.

Bệnh xuất hiện ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động tay chân, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ, nhiều nhất là lứa tuổi 20 – 45.

Những nguyên nhân nào dẫn đến suy nhược thần kinh?

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động trên người bệnh. Bình thường cường độ không mạnh lắm nhưng kéo dài. Yếu tố chấn thương tâm thần gây bệnh có thể ít hay nhiều, thường gặp chấn thương trường diễn kế tục nhau hoặc kết hợp với nhau.

Bệnh suy nhược thần kinh là sự rối loạn hoạt động thần kinh do quá trình quá căng thẳng thần kinh ở con người. Suy nhược thần kinh phát sinh do tác động của các kích thích từ bên ngoài, có thể là hậu quả của sự quá mệt mỏi về cơ thể hoặc quá căng thẳng về tâm thần.

Thường xuyên căng thằng là nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh

Bệnh xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn tâm lý và biểu hiện rõ hơn khi gặp các nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy như loại hình thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, những bệnh viêm nhiễm mạn tính (viêm xoang, viêm túi mật, viêm loét dạ dày,…), nghiện rượu, thiếu ngủ dài ngày, kiệt sức, thiếu dinh dưỡng.

Người bị suy nhược thần kinh có biểu hiện gì?

Người bệnh sẽ gặp nhiều biểu hiện như sau:

Hội chứng kích thích suy nhược: Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất kỳ một tiếng động nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu. Sự kích thích dễ bùng mà cũng dễ tắt để thay thế bằng triệu chứng suy nhược, chóng mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.

Nhức đầu: Người bệnh thường than phiền nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Thời gian nhức đầu xuất hiện rất khác nhau tùy từng bệnh nhân. Có thể đau suốt ngày hoặc một vài giờ. Nhức đầu có dấu hiệu tăng khi xúc động, mệt mỏi và giảm khi nghỉ ngơi thư gãn.

Người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy nhức đầu mệt mỏi

Mất ngủ: Giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ đợi giấc ngủ vì thế càng mất ngủ

Ánh sáng, tiếng động làm người bệnh khó ngủ, sáng dậy thấy mệt mỏi rã rời, uể oải, toàn thân nặng nền đặc biệt là tay chân. Ban ngày người bệnh cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được.

Triệu chứng cơ thể và thần kinh: đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống. Rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân, run lưỡi,…

Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng: mạch không ổn định khi chậm khi nhanh, huyết áp dao động với chiều hướng hạ. Đánh trống ngực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh,..

Triệu chứng tâm thần: rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, hồi hộp lo lắng về bệnh tình, khí sắc hơi trầm. Khả năng tập chung chú ý kém, giảm sút trí nhớ nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.

Điều trị bệnh suy nhược thần kinh như thế nào?

Để điều trị suy nhược thần kinh trước hết cần cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt hợp lý tránh căng thẳng, điều trị các bệnh thực thể mạn tính kèm theo, chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể. Tăng tuần hoàn, an thần, giải lo âu, giảm đau, giảm triệu chứng mất ngủ…

Sử dụng liệu pháp tâm lý điều trị suy nhược thần kinh cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tâm sự giải tỏa lo âu, stress với các chuyên gia tâm lý. Bên cạnh đó tập luyện khí công dưỡng sinh, yoga… là một phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân có thể kiểm soát cảm xúc, giữ tâm lý ổn định.

Tập khí công dưỡng sinh có tác dụng rất tốt trong điều trị suy nhược thần kinh

Bệnh nhân suy nhược thần kinh nên đi khám và gặp bác sĩ chuyên khoa bệnh thần kinh để có những tư vấn và hướng điều trị tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

Linh chi ăn ngủ ngon Nguyên Sinh

  • Tạo giấc ngủ sâu
  • Kích thích tiêu hóa và cảm giác thèm ăn
  • Bổ sung kẽm, vitamin B5 cho cơ thể

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/ry92sud”]

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Những bệnh thần kinh thường gặp ở người già

Ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân rất dễ mắc bệnh đặc biệt là các bệnh thuộc hệ thần kinh.

Người già thường mắc các bệnh thần kinh

Các dấu hiệu của bệnh thần kinh

Các chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi khá phức tạp, đa dạng, thường có các biểu hiện:

Chứng đau nhức: thường là nhức đầu, nhức nửa đầu, nhức nửa mặt, đau thần kinh hông. Thường phối hợp với các chứng đau mình mẩy, đau chân, đau bả vai.

Chứng run, co giật: thường run chân tay, đi đứng run rẩy, loạng choạng hoặc nói run run. Có thể có cơn co giật kiểu động kinh. Có cơn động kinh và rối loạn tâm thần, rối loạn điều hòa các cử động…

Rối loạn nuốt, phát âm: có thể có hiện tượng nghẹn đặc, sặc lỏng và đi đứng khó khăn.

Rối loạn trí nhớ: người bệnh cảm thấy quên nhiều và lẫn hoặc có hiện tượng nhớ nhầm, ngộ nhận…

Bệnh người cao tuổi thường gặp

Những bệnh thường gặp ở hệ thần kinh

Tai biến mạch máu não: thường gặp là tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ… Các trường hợp chảy máu não, chảy máu màng não, viêm màng não, thường là viêm màng não mủ, viêm màng não do lao.

Chẩn đoán

Cần có kế hoạch theo dõi cho lứa tuổi “bốn chín chưa qua, năm ba đã tới”, phát hiện kịp thời những chứng bệnh thần kinh thường gặp. Những biểu hiện như chứng đau nhức ở thần kinh (đau đầu, đau nửa mặt, đau kiểu thắt lưng hông…), chứng co giật, run chân tay, chóng mỏi ở hai chân đặc biệt là chứng cứng cơ khi cử động… chứng quên lẫn, nhớ nhầm, ám ảnh, lo sợ. Khi có những triệu chứng kể trên thì nên kết hợp các phương pháp thăm dò chức năng không nguy hại cho người cao tuổi để chẩn đoán như siêu âm tim mạch, siêu âm xuyên não, ghi điện não, chụp cắt lớp vi tính và các test thần kinh tâm lý.

Điều trị

Do đặc điểm cơ thể người cao tuổi (tuổi già, sức yếu…) nên điều trị các chứng bệnh thần kinh phải toàn diện: toàn diện cho tính chất đa bệnh lý, toàn diện giữa thuốc với nuôi dưỡng cơ thể, nâng cao thể trạng, kết hợp dùng thuốc và các phương pháp phục hồi chức năng.

Sử dụng thuốc điều trị

Cơ thể người cao tuổi hấp thụ, chuyển hóa và thải trừ kém nên phải thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần cho thêm các thuốc nâng cao thể trạng, các loại vitamin nhất là vitamin nhóm B. Nên kết hợp thuốc Đông y với những ưu việt dành cho người cao tuổi.

Phục hồi chức năng thần kinh

Phục hồi chức năng thần kinh là một phương pháp điều trị tích cực, tổng hợp, toàn diện nhất là vận dụng các phương pháp dưỡng sinh, thiền, khí công, luyện khí… Phục hồi chức năng vận động, tâm lý chú ý tới khí công, xoa bóp, bấm nắn, tất cả đều tĩnh tâm và thường phối hợp với thời khắc trong ngày… Tác động tâm lý giữ phần quan trọng trong công tác điều trị chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi. Điều đó giúp người bệnh tự xác định, chịu khó tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Sự quan tâm của cộng đồng, cơ quan, gia đình, bạn bè, góp phần quan trọng cho việc điều trị có hiệu quả. Luôn luôn quan tâm tới chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cho người bệnh cao tuổi.

Phòng bệnh

Cần phải có kế hoạch theo dõi phát hiện những thay đổi về tim mạch, huyết áp, hô hấp, tiết niệu (phù…) những thay đổi về giác quan (ví dụ mắt nhìn có ruồi bay, mờ mắt, nghe o o trong tai, nghe kém, ăn thì nghẹn, uống nước thì sặc…) hoặc những rối loạn tâm lý…

Các trung tâm y tế cơ sở phối hợp với bác sĩ chuyên khoa thần kinh, theo dõi có ghi chép những thay đổi về thần kinh của những người cao tuổi ở khu vực dân cư của đơn vị. Tổ chức phổ biến kiến thức thông thường về phòng chống các chứng bệnh thần kinh cho cán bộ y tế cũng như cho người cao tuổi trong cộng đồng.
Nguồn : sưu tầm
Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Một số cách chữa trị đau đầu kinh niên đơn giản và hiệu quả

Đau đầu kinh niên đang có xu hướng ngày càng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vậy làm cách nào để chữa trị dứt điểm cơn đau hiệu quả nhất? 

Đau đầu kéo dài gây ra rất nhiều phiền toái

Hiện nay khi cuộc sống cũng như môi trường thay đổi khí hậu khiến cho cơ thể chúng ta thường hay mệt mỏi, hay gặp những cơn đau đầu bất chợt. Tuy nhiên, để tìm ra cách chữa bệnh đau đầu kinh niên như thế nào là đúng và mang lại hiệu quả lại không phải ai cũng biết. 

Nguyên nhân gây ra đau đầu kinh niên và triệu chứng

Người bệnh nếu cảm thấy đau kéo dài nên đến các phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh từ tận gốc. Trong phạm vi bài viết này, bệnh học sẽ đề cập đến 3 nguyên nhân gây đau đầu kinh niên thường gặp nhất và cách chữa trị theo từng nguyên nhân gây bệnh.

Do căng thẳng thần kinh, stress kéo dài: Còn được gọi là đau đầu căng cơ hay đau đầu tâm lý, nữ bị nhiều hơn nam, bệnh nhân chủ yếu ở tuổi trung niên, là những người trầm cảm, rối loạn lo âu.

Đau đầu theo chuỗi: Loại đau đầu này được coi là rối loạn thần kinh – hóa học có chu kỳ của cơ thể, gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và phần lớn là có hút thuốc. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy, bệnh nhân đã thấy đau đầu nặng. Các cơn đau hay tái phát, ngày có thể đau nhiều lần và kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần liền.

Đau đầu do bệnh thiếu máu não: thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất nuôi dưỡng não làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động. Cơn đau đầu do thiếu máu não không quá dữ dội, kèm chóng mặt, mất thăng bằng ngay cả trong không gian yên tĩnh. Thiếu máu não lâu dài khiến bệnh nhân bị đau đầu kinh niên, suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn đường đi, để quên đồ vật…

Bệnh đau nửa đầu: Là một chứng đau đầu do căn nguyên mạch, gây ra bởi sự co giãn bất thường của mạch máu não, tên quốc tế là đau nửa đầu Migraine hay đau đầu vận mạch. Triệu chứng điển hình của bệnh là cơn đau giật nhói theo nhịp mạch đập, thường bắt đầu từ một bên đầu, có thể kèm sợ ánh sáng, tiếng động và đau tăng lên khi vận động. Cơn đau xảy đến khi gặp các yếu tố kích hoạt như mất ngủ, thực phẩm (mỳ chính, rượu bia, caffeine…), thay đổi thời tiết, tới chu kỳ ở phụ nữ, stress…

Cách chữa chứng đau đầu kinh niên không dùng thuốc

Bạn nên xây dựng cho mình phương pháp sống khỏe ngay từng những việc nhỏ nhất như: chế độ dinh dưỡng, bài tập vận động nhẹ nhàng. Những thay đổi nhỏ sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả và vô cùng an toàn.

  • Nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, yên tĩnh và ít ánh sáng.
  • Không nên nghe nhạc hay xem ti vi nhiều vì quá nhiều vì sẽ khiến bạn thêm đau đầu.
  • Massage hai bên thái dương và vùng trán sẽ giúp tăng cường lượng máu lưu thông, đẩy lùi cơn đau và tạo cảm giác dễ chịu
  • Uống đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể và tuyệt đối không dùng rượu, café, hút thuốc lá, vốn chứa những chất kích thích cơn đau đầu nặng thêm

Uống đủ nước cũng là cách tránh xa cơn đau đầu

  • Sử dụng một số bài thuốc dân gian như đun nước cây cải cúc mỗi ngày, xông hơi bằng tinh dầu húng quế, bạc hà, oải hương, cúc la mã cũng có tác dụng xoa dịu cơn đau đầu, giảm stress và tạo cảm giác thư thái.
  • Cách chữa đau đầu kinh niên rất tốt theo kinh nghiệm y học cổ truyền chính là châm cứu.  
  • Xem lại tư thế ngồi: Tư thế sai, căng cơ vùng cổ và vai là lí do xuất hiện đau đầu. Lúc này cần tập một vài động tác thể dục đơn giản, xoay cổ và vai. Kiểm tra ghế và bàn làm việc đã phù hợp chưa để điều chỉnh lại.
  • Chữa bằng thảo dược: Nước gừng nóng cũng giúp xoa dịu cơn đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt theo kinh nghiệm dân gian. 

Hi vọng với các thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn tìm ra được cách chữa bệnh đau đầu kinh niên hiệu quả và phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn nhanh chóng bình phục!

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Những kiến thức chuyên sâu về bệnh run tay chân vô căn

Bệnh run tay vô căn là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bệnh có biểu hiện là không kiểm soát được cánh tay run một cách vô thức, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm giảm các hoạt động của người bệnh sau này

Bệnh run tay chân ở người cao tuổi với những biểu hiện

Theo chuyên gia bệnh thần kinh thì bệnh run tay run tay chân thường gặp ở người cao tuổi với những biểu hiện rõ rệt bệnh cần phải có một phác đồ điều trị cụ thể

Các biểu hiện của bệnh run tay chân ở người cao tuổi

Run vô căn có thể ảnh hưởng tay, đầu, cấu trúc mặt, dây thanh quản, thân và chân. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng xảy ra ở bàn tay và cánh tay. Các cơn run thường ảnh hưởng cả hai bên cơ thể nhưng thường có một bên run nhiều hơn. Các cơn run thường xuất hiện khi bạn đang hoạt động và thường ngưng khi ở trạng thái nghỉ ngơi.

Những triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Gật đầu liên tục;
  • Gây ra âm thanh nếu cơn run ảnh hưởng đến dây thanh quản;
  • Gặp khó khăn khi viết, vẽ, uống bằng ly hoặc sử dụng các dụng cụ sinh hoạt khác nếu run vô căn ảnh hưởng đến bàn tay.n.

Bệnh run tay chân thường gặp ở những đối tượng nào

Run vô căn ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới và thường xuất hiện sau độ tuổi 65. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những người có người thân trong gia đình có tiền sử bị run vô căn. Nếu run vô căn xảy ra ở nhiều người trong một gia đình, bệnh sẽ được gọi là bệnh run tay gia đình.

Bệnh run tay chân với những biểu hiện khác nhau

Các yếu tố gây nên bệnh run tay chân

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị run vô căn bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: nếu ba mẹ của bạn có đột biến gen gây ra run vô căn, bạn có 50% nguy cơ cũng sẽ bị run vô căn;
  • Lớn hơn 65 tuổi: run vô căn thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 65 tuổi.

Để chẩn đoán bệnh run tay chân cần những kỹ thuật gì

Bác sĩ có thể chẩn đoán run vô căn từ bệnh sử chi tiết và khám lâm sàng triệu chứng của bệnh nhân. Các nguyên nhân khác (ví dụ như rối loạn thần kinh và tuyến giáp, sử dụng caffeine và các loại thuốc) phải được loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Không có xét nghiệm máu, kiểm tra gen hoặc chụp X-quang nào có thể chẩn đoán bệnh run vô căn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm các xét đó để tìm ra các nguyên nhân khác có thể gây ra các cơn run.

Chữa run tay chân ở người cao tuổi như thế nào ?

Các cơn run nhẹ có thể không cần phải điều trị miễn là chúng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động. Đối với các cơn run nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải được điều trị bằng các phương pháp như:

  • Thuốc ức chế beta như propranolol (loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất), đây là loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp, nhưng cũng có thể giúp làm giảm các cơn run vô căn ở một số nguời.
  • Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tiêm độc tố botulinum.
  • Phẫu thuật: ở các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật.
Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Những kiến thức về bệnh parkinson mà người cao tuổi nên biết

Bệnh parkinson là bệnh thường gặp ở người cao tuổi với những biểu hiện như run tay chân, các cơ quan thần kinh bị ảnh hưởng bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây mất trí nhớ và nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh parkinson với những biểu hiện rõ rệt

Theo chuyên gia sức khỏe người cao tuổi Đặng Nam Anh thì bệnh parkinson với những biểu hiện rõ rệt vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Những biểu hiện của bệnh parkinson

Những triệu chứng cơ bản của bệnh Parkinson là: run, cứng đờ, chậm vận động, và rối loạn giữ thăng bằng.

  • Run: là triệu chứng rất hay gặp. Run chậm thường bắt đầu ở tay hay chân chủ yếu ở đầu chi, thông thường ở một bên trong một thời gian dài trước khi lan ra cả hai bên. Trường hợp nặng run cả môi, lưỡi, cằm. Run thường rõ hơn khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động chủ ý. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run của bệnh tiểu não, khi đó run sẽ tăng lên rõ rệt nếu bệnh nhân cố gắng dùng tay để làm một việc gì đó. Tuy vậy, gần 15% bị bệnh Parkinson, trong suốt quá trình bệnh của mình, không bao giờ bị run cả.
  • Cứng đờ các cơ bắp: bệnh nhân khó khăn trong các cử động, vì các cơ bắp thường xuyên bị căng cứng, giảm các hoạt động tinh vi.
  • Giảm vận động: người bệnh làm việc gì cũng rất chậm chạp, khó dừng các động tác. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ tình cảm khi nói chuyện và rất ít khi chớp mắt. Chữ viết nhỏ dần lại và viết chậm. Dáng người bệnh Parkinson lưng còng xuống khi đứng, khi đi 2 tay không vung vẩy như người bình thường mà lại khép sát vào thân mình, bước chân ngắn và dáng đi chúi ra trước.
  • Rối loạn giữ thăng bằng:  bệnh nhân đi đứng khó khăn, xoay trở hoặc khi đi dễ bị té.
  • Các triệu chứng khác: giọng nói nhỏ và khó nghe, ít biểu lộ cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Rối loạn thần kinh thực vật như hạ huyết áp tư thế , tăng tiết mồ hôi, nước bọt, suy giảm chức năng tình dục .Về sau có khó nuốt và rối loạn tâm thần.

Bệnh được điều trị với những liệu pháp khác nhau

Bệnh parkinson được điều trị như thế nào

Cho đến nay, y học hiện đại cũng vẫn chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson. Tuy nhiên, hiện nay có những thứ thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất tốt. Người ta khuyên nên phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như: vật lý trị liệu, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp… Một số bệnh nhân bị Parkinson có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, ví dụ như phương pháp “kích thích não sâu” (deep brain stimulation – DBS).

Những loại thuốc chữa bệnh parkinson hiệu quả: 

  • Các thuốc có chứa Levodopa: là những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parkinson. Thuốc cho hiệu quả rất tuyệt vời, nhưng sau một thời gian dùng thuốc thấy rất tốt (người ta gọi là “tuần trăng mật” của thuốc), thì bắt đầu có những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc đồng vận dopamine (dopamine agonists)
  • Thuốc ức chế men chuyển Cate-chol-O-methyl (Cate-chol-O-methyl transferase – COMT – inhibitors)
  • Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine (Monoamine oxidase B – MAO-B – inhibitors)

Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người một khác nhau, vì vậy không có một cách dùng thuốc duy nhất chung cho tất cả mọi bệnh nhân. Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa, để điều chỉnh liều lượng từng thuốc, cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau, là rất cần thiết.

Exit mobile version