Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa

Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư

Theo bệnh học chuyên khoa bệnh ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm những bệnh phản ảnh sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Những tế bào bình thường trở nên bất thường và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hay ở xa qua hệ thống bạch huyết.

    Di căn là nguyên nhân chính gây tử vong của bệnh ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm).

    Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Có hơn 200 loại bệnh ung thư khác nhau.

    Nguyên nhân gây bệnh ung thư

    Bênh ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tình. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và ba loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:

    – Các tác nhân sinh ung vật lý, như tia cực tím và bức xạ ion hóa;

    – Các tác nhân sinh ung hóa học, như a-mi-ăng (asbestos), các thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin (một chất nhiễm bẩn thức ăn), và arsenic (một chất nhiễm bẩn nước uống); và các tác nhân sinh ung sinh học, như nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.

    Bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh ung thư ảnh hưởng đến mọi người bất kể quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo. Bảng dưới đây sẽ cho bạn thấy số ca ung thư mới mắc hàng năm, số người hiện đang sống với bệnh ung thư trên thế giới và tại Việt Nam.

    Bệnh ung thư có thể được giảm thiểu và kiểm soát qua việc áp dụng các chiến lược phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư. Nhiều bệnh ung thư có cơ hội chữa lành cao nếu được chẩn đoán ung thư sớm và điều trị đầy đủ.

    Dấu hiệu và triệu chứng bệnh ung thư

    Ung thư là rập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau.

    Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường, ung thư có thời gian ủ bệnh (tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư. Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần.

    Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tùy thể bệnh ung thư.

    Khái quát triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính:

    • Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau và/hoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.
    • Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên.
    • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố.

    Mỗi vấn đề nêu trên đều có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau (được xem như là chẩn đoán phân biệt). Ung thư có thể là một bệnh lý thường gặp hay hiếm gặp gây ra các triệu chứng này.

    Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM

    Chuyên mục
    Bệnh Nội Khoa

    Thông tin cơ bản về bệnh ung thư gan

    Theo bệnh học. ung thư gan là khối u ác tính hình thành từ các tế bào gan phân chia bừa bãi. Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư thường gặp đứng thứ 6trong các loại ung thư và là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong của bệnh ung thư trên thế giới. Tại VN, ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư phổ biến nhất. 

      Các thông tin cần biết để phòng chống và điều trị ung thư gan

      Ung thư gan do một số nguyên nhân chính như xơ gan, viêm gan virus B và C, do tiếp xúc với một số chất độc như Alfatoxin, Vinyl Clorua. Những người bị mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường cũng có nguy cơ mắc ung thư gan cao.

      Do triệu chứng của bệnh ung thư gan khó nhận biết sớm nên người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tuy vậy, ung thư gan lại được coi là bệnh dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này.

      Các giai đoạn của bệnh ung thư gan

      Sự phân chia giai đoạn cho bác sĩ biết ung thư đã di căn đến mức nào. Sự phân chia giai đoạn của một khối u liên quan đến kích thước của nó, liệu nó đã xâm nhập vào mạch máu hay chưa, liệu nó đã lan đến các bộ phận xung quanh gan, trong khoang bụng, hay đến các bộ phận xa hơn hay chưa?

      Giai đoạn I: Khối u nằm đơn độc trong một phần của gan, chưa xâm lấn vào mạch máu và có đường kình nhỏ hơn 2cm, chưa di căn vào hạch vùng hay các bộ phận khác.

      Giai đoạn II: Khối u nguyên phát có thể phát triển theo một số hướng sau:

      • Khối u nằm đơn độc trong gan với đường kính nhỏ hơn 2cm, đã xâm lấn vào mạch máu;
      • Nhiều khối u có đường kính không quá 2cm, chỉ khu trú ở một thùy, chưa xâm lấn vào mạch máu.
      • Một khối u đơn độc với đường kính trên 2cm nhưng chưa xâm lấn vào mạch máu.
      • Chưa có di căn vào hạch vùng hay các bộ phận khác.

      Giai đoạn IIIA: Khối u nguyên phát có thể phát triển theo một số hướng sau:

      • Khối u đơn độc có đường kính lớn nhất trên 2cm, đã xâm lấn vào mạch máu
      • Nhiều khối u đường kính không quá 2cm, khu trú tại một thùy, và xâm lấn vào mạch máu.
      • Nhiều khối u có đường kính lớn nhất trên 2cm, khu trú tại một thùy, chưa xâm lấn hoặc đã xâm lấn vào mạch máu.
      • Chưa có di căn vào vùng hạch hoặc sang các bộ phận khác.

      Giai đoạn IIIB: Trong giai đoạn này, sự phát triển của bệnh có thể phân chia thành 3 trường hợp

      Trường hợp 1: Khối u nằm đơn độc trong một phần của gan, có đường kính nhỏ hơn 2cm, chưa xâm lấn vào mạch máu, xuất hiện di căn vùng hạch, chưa có di căn xa.

      Trường hợp 2: Khối u nằm đơn độc trong gan với đường kính nhỏ hơn 2cm, đã xâm lấn vào mạch máu; hoặc nhiều khối u có đường kính không quá 2cm, khu trú tại một thùy, chưa xâm lấn vào mạch máu; một khối u đơn độc với đường kính trên 2cm, chưa xâm lấn vào mạch máu. Nhưng có di căn vùng hạch, chưa có di căn xa.

      Trường hợp 3: Khối u nằm đơn độc, có đường kính lớn nhất trên 2cm và đã xâm lấn vào mạch máu; nhiều khối u nhưng chỉ khu trú ở một thùy, không có khối u nào có đường kính trên 2cm và xâm lấn vào mạch máu; nhiều khối u có đường kính không quá 2cm, chỉ khu trú ở một thùy, chưa xâm lấn hoặc đã xâm lấn vào mạch máu. Nhưng có di căn vùng hạch, chưa có di căn xa.

      Giai đoạn IVA: Nhiều khối u ở nhiều thùy hay các khối u xâm lấn vào các nhánh chính của tĩnh mạch gan hoặc xâm lấn vào các cơ quan lân cận ngoài trừ túi mật, có di căn vào vùng hạch hoặc hạch vùng không thế đánh giá được. Chưa có di căn xa.

      Giai đoạn IVB: Nhiều khối u ở nhiều thùy hay các khối u xâm lấn vào các nhánh chính của tĩnh mạch gan hoặc xâm lấn vào các cơ quan khác. Có di căn vào vùng hạch hoặc hạch vùng không thể đánh giá được. Di căn xa, di căn thường xuất hiện ở xương và phổi. Khối u có thể lan qua bao gan tới cơ hoành.

      Tác dụng của Fucoidan trong điều trị bệnh ung thư gan

      Fucoidan – được tìm thấy trong tảo nâu là phát hiện mới đây đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng y tế toàn cầu nhờ tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và đặc biệt hiệu quả trong quá trình kích thích các tế bào ung thư gan tự diệt.

      Yoho Mekabu Fucoidan hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư gan như sau: kích hoạt hệ miễn dịch, chống hình thành khối u trong gan, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của oxy hoạt tính và ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư gan, kích thích quá trình tự chết apoptosis của tế bào ung thư gan.

      Yoho Mekabu Fucoidan gồm cả dạng nước và dạng viên phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh.

      Đối với những người đang nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như những người uống rượu bia nhiều, tiếp xúc với các chất độc hại, hay những người bị xơ gan, nhiễm virus viêm gan B và C, người bệnh tiểu đường nên sử dụng Yoho Mekabu Fucoidan để phòng ngừa bệnh từ sớm.

      Đối với những người đã điều trị xong, vẫn nên uống bổ sung Yoho Mekabu Fucoidan với liều lượng duy trì để tránh tái phát.

      Chuyên mục
      Bệnh Nội Khoa

      Bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị ung thư phổi

      Để điều trị ung thư phổi, có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên theo Dược sĩ Nam Anh tại trường trung cấp y Hà Nôi thì phương pháp tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe bạn là phát hiện sớm tình trạng bệnh để có thể điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

      • Chỉ mặt đọc tên 8 loại thực phẩm gây ung thư gan kinh hoàng?
      • Nguy Cơ Bệnh Ung Thư Từ Những Thói Quen Hàng Ngày

      Ung thư phổi

      Tùy thuộc vào từng thời kỳ của bệnh mà có các phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau.Tiến trình phát triển của ung thư phổi được chia thành 6 thời kỳ như sau:

      Thời kỳ IA

      Tế bào ung thư nhỏ dưới 3cm, chưa vào sâu đến hạch. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể tiến hành giải phẫu cắt bỏ tế bào ung thư. Tỷ lệ bệnh khỏi hoàn toàn sau 5 năm là 60 – 80%.

      Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm này, bệnh nhân có thể mổ hoặc xạ trị, không cần điều trị ung thư phổi bằng hóa chất.

      Hình ảnh ung thư phổi

      Thời kỳ IB

      Ở thời kỳ IB, tế bào ung thư có kích thước khoảng 3-5cm, chưa đi vào hạch. Có thể điều trị ung thư phổi giai đoạn này bằng cách giải phẫu cắt trọn thùy phổi của bệnh. Tỷ lệ lành bệnh sau 5 năm là 40-50%.

      Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn này có thể điều trị xạ trị hoặc hóa chất trị liệu để tăng cơ hội sống thêm 15%.

      Thời kỳ II

      Tế bào ung thư đã lớn, đi vào hạch phổi, chưa vào hạch trung thất. Cơ hội chữa lành ung thư phổi giai đoạn này là 25-30% sau 5 năm.

      Thời kỳ IIIA

      Lúc này ung thư đã vào hạch trung thất. Cơ hội điều trị ung thư phổi thành công sau 3 năm là 25%.

      Ở giai đoạn này, người bệnh được điều trị bằng hóa chất, xạ trị và mổ cắt thùy phổi nếu được. Hóa chất trị liệu và xạ trị giúp gia tăng cơ hội sống của bệnh nhân lên 60% so với không hóa chất.

      Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi

      Thời kỳ IIIB

      Điều trị ung thư phổi giai đoạn này khó khăn hơn rất nhiều khi tế bào ung thư đã đi vào hạch trung thất. Cơ hội sống sau 5 năm chỉ còn 5-10%. Lúc này phương pháp phẫu thuật đã không còn hiệu quả, cách điều trị ung thư phổi giai đoạn này là xạ trị cùng hóa chất giúp gia tăng cơ hội sống lên 5-10% so với không xạ trị.

      Thời kỳ IV 

      Các tế bào ung thư lúc này đã trở nên di căn. Nếu phát hiện muộn ở giai đoạn này, tỷ lệ phục hồi sau 5 năm chỉ còn dưới 5%. Xạ trị và hóa chất trị liệu chỉ giúp gia tăng cơ hội sống và giảm triệu chứng bệnh.

      Ở giai đoạn này, bệnh nhân ung thư phổi sẽ được hỗ trỡ điều trị bằng các biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi, dinh dưỡng để giảm đau và tăng thời gian sống khi các phương pháp phẫu thuật không còn tác dụng.

      Có thể thấy điều trị ung thư phổi có thể mang lại kết quả khả quan nếu được phát hiện kịp thời. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhanh chóng đi khám bác sĩ khi cơ thể có các dấu hiệu bệnh là cách nhanh nhất để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

      Hoàng Thu theo: caodangyduocbqp.edu.vn

      Chuyên mục
      Bệnh Nội Khoa

      Tác hại khôn lường của bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

      Khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai lâu ngày  rất có thể bệnh sẽ chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến nếu không chữa trị hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh này qua bài viết dưới đây.

        Nguyên nhân gây lên viêm tuyến nước bọt mang tai

        Trước tiên hãy cùng tìm hiểu các loại vi khuẩn gây ra bệnh này. Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, virut Iryfluenza, Parainfluenza, Coxsackie… hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt gây ra.

        Phân biệt viêm tuyến nước bọt mang tai để điều trị

         

        Bệnh này thường chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt, lành tính, có thể tự khỏi hoặc cũng có thể chuyển sang bệnh viêm mạn tính phì đại tuyến. Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và không có yếu tố dịch tễ. Triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai đễ thấy là bệnh nhân thấy bị sưng vù ở vùng tuyến nước bọt gần mang tai, chỗ sưng lan hết ra xung quanh tuyến nước bọt, da vùng tuyến sờ vào rất đau sưng tấy và đỏ, nói và nuốt đau ăn uống rất khó khăn, xuất hiện cục hạch phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên kèm hiện tượng sốt cao trên 38 độ. Khi ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon. Kiểm tra lâm sàng thường gặp các thể sau:

        Điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi hay mạn tính

        Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính cũng do các loại vi khuẩn hay virut khác như Staphylococus aureus, Influenza, Coxsackie nhưng khác hơn so với bình thường là bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2 và nặng hơn ban đầu khi mới bị bệnh. Theo bệnh học chuyên khoa bệnh có thể xuất hiện do bị viêm nhiễm amiđan, viêm lợi, giảm hoặc mất bài tiết nước bọt, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng đề kháng với enzym nước bọt do viêm tụy hoại tử, chảy máu… Triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai ở mức mạn tính cũng khác hơn so với ở giai đoạn đầu là tuyến mang tai bị sưng đau nhưng ấn vẫn mềm, vùng da bao quanh tuyến nhẵn.

        Mức độ nghiêm trọng của viêm tuyến nước bọt mang tại khi chuyển sang mạn tính

        Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi:Bệnh này thường bị một bên và rất dễ phát bệnh bất cứ lúc nào. Người bệnh mỗi lần nhìn thấy đồ chua cay hay trước mỗi bữa ăn ngon luôn cảm thấy đau tức vùng tuyến gần mang tai.

         Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

        Có rất nhiều thuốc điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai hiệu quả sau đây là một bài thuốc phổ biến được nhiều người đã áp dụng để trị dứt điểm bệnh này

        • Dễ tươi cỏ phế cân thảo (còn gọi là rau phân chuột hay là mì sợi) 15gr, sắc uống, ngày 2 lần.
        • Rễ cây hạt dẻ (?) 15gr, hoa kim ngân 12gr, hạ khô thảo 10gr, cam thảo tươi 10gr, sắc lên ngày uống 2 lần.
        • Hoa cúc dại 15gr, sắc nước uống thay trà, uống liền 7 ngày.
        • Bồ công anh 30gr, sắc kĩ và lấy nước đặc, trước khi uống 5ml rượu nếp trắng nguyên chất, ngày 1 lần, uống liền 3 ngày ( lưu ý trẻ nhỏ và người có thai có bệnh không nên cho rượu sẽ rất hại đến sức khỏe).

        Một số điều cần tránh khi mắc bệnh viêm tuyến nước bọt ở mang tai

        • Có người không biết viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh truyền nhiễm. Đã không chú ý đến việc nghỉ ngơi và cách ly. Dẫn đến bệnh tình nặng hơn và lây sang rất nhiều người khác
        • Nếu không không thường xuyên vệ sinh vòm miệng, bệnh tình sẽ trầm trọng hơn.
        • Thuốc để chữa viêm tuyến nước bọt phần lớn là đắng và hàn, vì vậy tuyệt đối không cho người đang mang thai và người già dùng.
        • Người mang thai hãy tránh mầm mống lây bệnh, đặc biệt không nên tiếp xúc với người bệnh phòng ngừa gây nên dị dạng đối với bào thai.
        • Người bị bệnh này không nên chủ quan phải nhanh chóng chữa ngay lập tức vì có khi chữa nhầm hoặc không chữa, có thể đến viêm não và bệnh tim v.v…

        Trên đây là những nội dung từ tin tức y tế giúp chúng ta có thể phân biệt bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, để từ đó có thể sớm nhận biết sớm và chính xác căn bệnh. Tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời nhất.

        Nguồn: benhhoc.edu.vn

         

        Chuyên mục
        Bệnh Nội Khoa

        Cách nhận biết viêm tai xương chũm cấp

        Viêm tai xương chũm là một bệnh lý của tai giữa, bệnh khó có thể tự khỏi nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng nội sọ tai gây nguy hiểm đến tính mạng.

         

        Cách nhận biết viêm tai xương chũm cấp

        Để điều trị bệnh một viêm tai xương chũm cần được phát hiện và điều trị đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm loại bỏ ổ bệnh. Những biểu hiện của bệnh viêm tai xương chũm cấp.

        Nguyên nhân bệnh viêm tai xương chũm cấp

        Viêm xương chũm cấp tính là bệnh chuyên khoa. Bệnh tiến triển rất nhanh thành mãn tính và dễ gây ra các biến chứng viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, liệt mặt, apxe não,..Vậy nguyên nhân gây ra bệnh này do đâu?

        • Bệnh xuất hiện do viêm tai giữa không được điều trị triệt để.
        • Biến chứng của viêm tai giữa cấp tính.
        • Biến chứng của viêm tai giữa mạn tính.
        • Viêm tai giữa sau các bệnh: cúm, sởi, bạch hầu và ho gà.

        Cách nhận biết viêm tai xương chũm cấp

        Tùy vào giai đoạn khác nhau của bệnh viêm tai xương chũm cấp – bệnh nội khoa có những biểu hiện khác nhau:

        • Giai đoạn đầu: Trên nền viêm tai giữa cấp tính đang giảm dần người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng sau: Đau tai theo nhịp đập, đau xương chũm lan xuống cổ, lan ra nửa bên đầu. Toàn thân nhiệt độ tăng trở lại nhất là về chiều. Ở trẻ em thường có triệu chứng màng não như nôn co giật, cứng gáy… Khi thăm khám tai, Bác sĩ sẽ nhìn thấy mủ đặc trở lại, ngày càng nhiều hơn, trên nền màng nhĩ bị viêm tai giữa thấy màng nhĩ xung huyết trở lại. Bệnh nhân cảm thấy đau khi ấn vào xương chũm.
        • Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng chính là bệnh nhân cảm thấy đau, đau ngày càng tăng. Đau sâu trong ống tai hoặc sau tai, lan ra vùng thái dương đỉnh. Có những biểu hiện nghe kém. Khi đi thăm khám, Bác sĩ sẽ thấy mủ đặc nhiều, màu vàng kem, không thối khi chưa có bội nhiễm. Khi khám nội soi thấy màng nhĩ phù nề, đỏ và dày, có thể có lỗ thủng nhỏ, vị trí cao hoặc màng trùng không dẫn lưu được mủ, hoặc có túi co kéo trên màng nhĩ. Thành sau trên ống tai người bệnh bị sụp làm cho góc sau màng nhĩ bị xoá mờ. Khi ấn vào bệnh nhân thấy đau ở điểm đau sào bào. Da vùng xương chũm nề, hơi nóng, ấn vào bờ sau và mỏm chũm thấy đau.
        • Giai đoạn xuất ngoại: Bệnh nhân thấy các biểu hiện vẫn như trước hoặc có giảm chút ít. Xuất ngoại có nhiều thể bao gồm:

        Xuất ngoại ở sau tai: Góc sau tai bị dày, góc nhị diện giữa vành tai và xương chũm bị mờ hoặc mất hẳn. Da xương chũm nề đỏ và đau. Khối sưng sau tai lớn dần, đẩy dồn vành tai về phía trước, ổ viêm biến thành áp xe dưới da và cuối cùng là vở mủ. Khám tai thấy sụp thành sau trên ống ngoài.

        Xuất ngoại ở thái dương – mỏ tiếp: Bệnh nhân bị sưng vùng thái dương, vùng trán, có kèm theo phù nề mi mắt.

        Xuất ngoại vùng cảnh – nhị thân: Gây áp xe cạnh họng. Mủ có thể lan tràn vào lỗ rách sau gây liệt các dây thần kinh sọ não số IX, X, XI.

        Xuất ngoại ở cổ: Phần trên của cơ ức đòn chũm sưng phồng.

        Điều trị bệnh viêm tai xương chũm như thế nào?

        Điều trị bệnh viêm tai xương chũm như thế nào?

        Các Bác sĩ sẽ dựa vào việc chẩn đoán bệnh dừa vào những biểu hiện lâm sàng bên ngoài các phương pháp cận lâm sàng như: nội soi tai, chụp X- quang xương chũm, chụp cắt lớp vi tính từ hình ảnh Y khoa đó Bác sĩ xác định chẩn đoán bệnh. Khi xác định được bệnh một cách chính xác thì Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm steroid, không steroid, hạ sốt, giảm đau. Bên cạnh việc điều trị nội khoa, có một số trường bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại khoa với phương pháp sào bào thượng nhĩ, khoét chũm tiệt căn.

        Nguồn: sưu tầm

        Chuyên mục
        Bệnh Nội Khoa

        Nguyên nhân, triệu chứng bệnh u nang cổ tử cung

        U nang cổ tử cung là một bệnh phụ khoa phổ biến rất nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em, vậy nguyên nhân phụ nữ mắc phải căn bệnh này là gì?

        Hình ảnh u nang khi bệnh và khi bình thường

        Theo các bác sĩ, u nang là một khái niệm y học để chỉ sự xuất hiện trong cơ thể những tập hợp của các túi có chứa chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt nhầy. Thường xuất hiện rất nhiều ở các lớp mô của nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, một trong những cơ quan có thể xuất hiện u nang là tử cung và nó là nguyên nhân hình thành bệnh u nang tử cung.

        Nguyên nhân bệnh u nang cổ tử cung

        Đối tượng có khả năng mắc bệnh cao là phụ nữ từng sinh đẻ hoặc có quan hệ tình dục. Nguyên nhân sâu xa sâu xa dẫn tới việc hình thành các khối u nang cổ tử cung là do tử cung bị tổn thương do viêm nhiễm xâm nhập khiến hình thành các khối u. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân được bệnh học tổng hợp:

        • Quá trình sinh sản gây tổn thương ở tử cung, khiến cho bộ phận bị viêm nhiễm, hình thành nên u nang.
        • Chị em có tiền sử mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, … không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm dẫn đến bệnh u nang cổ tử cung.
        • Vệ sinh vùng kín không sạch, không đúng cách khiến vùng kín bị tổn thương gây viêm nhiễm. Lâu ngày không được xử trí dẫn đến viêm nhiễm nặng, hình thành u nang cổ tử cung.
        • Quan hệ tình dục không an toàn với người có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm vùng sinh dục có nguy cơ mắc bệnh u nang cổ tử cung.

        Nguyên nhân từ đâu phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung?

        Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ, tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa cao, để tránh làm vùng kín tổn thương, Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp

        Triệu chứng u nang cổ tử cung

        Theo thống kê, hiện nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh u nang cổ tử cung chiếm 3,3% trên tổng số bệnh nhân mắc các căn bệnh phụ khoa nói chung. Kích thước của các khối u tương đối nhỏ, đơn lẻ hoặc tụ lại thành các đám bám vào thành tử cung. Chính các triệu chứng bệnh không rõ ràng đã khiến cho nhiều bệnh nhân không thể tự phát hiện ra bệnh của mình mà phải thông qua khám phụ khoa định kỳ. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình.

        • Kinh nguyệt không đều, đến sớm hoặc muộn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân do nội mạc tử cung bong ra, các khối u bắt đầu xuất hiện, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và khả năng sinh sản.
        • Xuất huyết âm đạo: Các khối u nang có thể gây tổn thương nội mạc tử cung, dẫn đến xuất huyết âm đạo không theo chu kỳ. Lượng máu không nhiều, chỉ kéo dài 1 – 2 ngày.
        • Khí hư bất thường, ra nhiều và có mùi hôi, có màu sắc khác thường…
        • Khi khối u nang phát triển lớn, người bệnh bị đau bụng dưới, ấn vào bụng thấy khối u cứng nổi cao ở bụng

        Triệu chứng có  thể nhận biết sớm u nang cổ tử cung

        Bệnh u nang cổ tử cung hiện nay đã trở thành bệnh thường gặp, vì vậy để hạn chế bệnh phụ nữ cần dành riêng mối quan tâm đặc biệt đến sức khỏe.

        Xử trí với u nang cổ tử cung

        Khi gặp những triệu chứng bất thường chị em cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có cách xử trí thích hợp. Nếu là bệnh u nang cổ tử cung, sẽ có những cách điều trị khác nhau:

        • Dùng thuốc: Trong trường hợp những  u nang nhỏ, không ảnh hưởng sức khỏe, không có triệu chứng lâm sàng có thể dùng thuốc để chữa trị, kìm hãm phát triển của khối u, ngăn không cho bệnh tái phát
        • Phẫu thuật: Áp dụng cho khối u đã lớn, chị em không có nhu cầu sinh con tiếp, phương pháp này chủ yếu bóc tách khối u, bảo tồn cổ tử cung.
        • Cắt bỏ cổ tử cung: Khi các khối u nang phát triển quá mức gây nhiều bất tiện, khó chịu trong sinh hoạt, không muốn sinh con nữa thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định phương pháp điều trị triệt để là cắt bỏ cổ tử cung.

        Khi gặp những triệu chứng bất thường chị em cần đi khám ngay tại các cơ sở bệnh học chuyên khoa để có cách xử trí thích hợp. Hi vọng những chia sẻ trên đây có ích cho bạn!

        Xương khớp NS – kiểm soát buồng trứng đa nang, u xơ tử cung

        • Kiểm soát buồng trứng đa nang
        • Giảm triệu chứng u xơ tử cung, u xơ tuyến vú lành tính
        • Điều hòa kinh nguyệt

        [button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/tr2wda5″]

        Chuyên mục
        Bệnh Nội Khoa

        Lượng hồng cầu trong máu tăng nguyên nhân do đâu?

        Hồng cầu trong máu tăng quá cao là nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn máu, trong trường hợp nặng người bệnh có thể bị đột quỵ, vậy nguyên nhân do đâu?

        Hồng cầu tăng là yếu tố gây hại cho sức khỏe

        Để hiểu hơn về nguyên nhân cũng như triệu chứng của hiện tượng này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

        Tăng hồng cầu được hiểu thế nào?

        Đối với người bình thường lượng hồng cầu trung bình dao động từ 0.7 – 5,2 triệu tế bào/mcL máu đối với nam giới, ở nữ giới sẽ từ 0,5- 4,6 triệu tế bào/mcL và trẻ em ngưỡng hồng cầu được cho là cao còn dựa vào yếu tố tuổi cũng như giới tính.

        Tăng hồng cầu bản chất là tình trạng tăng số lượng các tế bào vận chuyển oxy trong máu, tủy xương hoạt động quá mạnh tạo ra quá nhiều hồng cầu và khiến máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ thống tuần hoàn.

        Những biểu hiện của tăng hồng cầu

        Bệnh tăng hồng cầu thường gặp nhiều ở những người béo phì, tăng huyết áp, người mắc động mạch vành…

        Đau đầu là triệu chứng của tăng hồng cầu

        Khi mắc bệnh tăng hồng cầu trong máu người bệnh thường gặp những biểu hiện sau: 

        • Chóng mặt, Nhức đầu, đau bụng, đau viêm các dây thần kinh.
        • Mặt, môi, cổ da thường đỏ hoặc xanh tím tái, đặc biệt là khi trời trở lạnh.
        • Lách to và cứng nhẵn.
        • Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to.

        Các nguyên nhân làm tăng hồng cầu trong máu

        Theo các nghiên cứu xét nghiệm, lượng hồng cầu trong máu tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân gây nên:

        Nồng độ oxy thấp: Khi nồng độ oxy trong máu thấp lúc này cơ thể buộc phải gia tăng sản xuất hồng cầu, tình trạng này thường thấy ở người mắc tim bẩm sinh, suy tim, bệnh bẩm sinh làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, độ cao, chứng ngưng thở lúc ngủ, hút thuốc.

        Một số loại thuốc kích thích sản sinh ra tế bào hồng cầu: hiện nay có một số loại thuốc làm tăng hồng cầu trong máu như: thuốc kích thích tạo hồng cầu (erythropoietin), Anabolic steroids (một dạng tổng hợp của testosteron), Doping (thường được dùng trong thi đấu thể thao),…

        Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng lượng hồng cầu 

        Bệnh thận: Sau khi thực hiện phẫu thuật thận hoặc do ung thư thận, thận có thể sản xuất ra nhiều erythropoietin – lượng hoóc-môn thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này đã trực tiếp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.

        Tăng nồng độ tế bào hồng cầu: Nếu lượng thành phần chất lỏng trong máu (huyết tương) giảm sẽ kéo theo lượng tế bào hồng cầu sẽ tăng lên, đặc biệt là với tình trạng cơ thể đang mất nước.

        Tăng hồng cầu phát triển chậm trong khoảng từ 5 – 20 năm, trong thời gian đó cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường. Bệnh sẽ có lúc tăng và giảm khác nhau, nếu được điều trị thì bệnh sẽ tiến triển chậm hơn  và duy trì được mức ổn định. Tuy nhiên, để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ  theo định kỳ và thực hiện một số yêu cầu xét nghiệm. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh!

        Nguồn: sưu tầm

        Chuyên mục
        Bệnh Nội Khoa

        Bệnh thiếu máu cơ tim và một số phương pháp điều trị

        Thiếu máu cơ tim là tình trạng động mạch vành bị hẹp do xơ vữa làm cho lượng máu không đủ để nuôi tim, đặc biệt là khi bệnh nhân làm việc gắng sức.

        Mạch máu bị hẹp, tắc dẫn đến thiếu máu cơ tim

        Việc thiếu máu cơ tim dẫn đến tình trạng tim không được nhận đầy đủ lượng máu để nuôi dưỡng cơ thể, gây ra các cơn đau thắt ngực và gây ra tình trạng đột quỵ.

        Bệnh thiếu máu cơ tim có gây nguy hiểm?

        Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm thường xuất hiện bất ngờ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đe dọa trực tiếp lên tính mạng của con người. Theo bác sĩ, đối với bệnh nhân thiếu máu cơ tim cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. 

        Thiếu máu cơ tim xuất hiện khi làm việc gắng sức biểu hiện nhẹ bằng cơn đau thắt ngực, chưa biến chứng, nhưng nếu để lâu dài tình trạng nặng sẽ dễ gây nhồi máu cơ tim cấp, có các biến chứng suy tim, choáng tim, hở van tim cấp, vỡ tim hoặc tử vong đột ngột do loạn nhịp.

        Điều trị thiếu máu cơ tim như thế nào?

        Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong điều trị thiếu máu cơ tim

        Bệnh nhân khi muốn kiểm soát được căn bệnh này cần điều trị theo các bước sau:

        • Hạn chế các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu bia hoặc tốt nhất nên bỏ hẳn để hỗ trợ kiểm soát tốt nhất tình trạng tăng cholesterol trong máu.
        • Thay đổi môi trường sống, nghỉ ngơi sớm cũng là cách để giảm stress và giảm nguy cơ gây thiếu máu.
        • Bạn cũng có thể dùng thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim. Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim như: nitrate, nhóm ức chế thụ thể beta, nhóm ức chế canxi, nhóm ức chế kết tụ tiểu cầu Aspirin. Các loại thuốc này khi dùng tuyệt đối phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
        • Điều trị bằng phẫu thuật tái tạo hay nong động mạch vành.

        Bệnh nhân tuân thủ những hướng điều trị trên để có cơ thể khỏe mạnh, người ta thường nói phòng vẫn là cách tốt nhất tránh lại những bệnh tật. Tuy nhiên để phòng ngừa bệnh thì không phải ai cũng biết. 

        Phòng ngừa thiếu máu cơ tim

        Để kiểm soát cũng như phòng ngừa nhồi máu cơ tim cách tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để chẩn đoán và có hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất.

        Để kiểm soát thiếu máu cơ tim bạn hãy nói không với thuốc lá

        Thiếu máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa sớm bằng một số biện pháp như:

        • Kiểm soát rối loạn mỡ máu: Giảm thiểu hoặc loại bỏ hẳn các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá có thể giúp phòng ngừa các bệnh mạch vành, rối loạn mỡ máu hoặc giúp làm chậm việc xuất hiện các biến chứng nếu đã có bệnh.
        • Kiểm soát tốt huyết áp: ở những bệnh nhân bị cao huyết áp có thể phòng ngừa được nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi, còn ở người trẻ tuổi hơn có thể phòng ngừa được các tai biến về mạch vành sau đó.
        • Luyện tập dục thể thao: Tập luyện các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng cũng là cách giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim.
        • Thăm khám sức khỏe định kỳ: đây được xem là khâu khá quan trọng trong việc kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các yếu tố nguy cơ và biến chứng nguy hiểm.

        Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn có được những cách bảo vệ thiếu máu cơ tim hiệu quả. Chúc các bạn khỏe mạnh!

        Chuyên mục
        Bệnh Nội Khoa

        Nguyên nhân và cách xử trí khi bị tim đột ngột ngừng đập

        Tim đột ngột ngừng đập là tình trạng bất ngờ mất chức năng tim, hô hấp và ý thức và có thể gây chết người sau 4 phút. Vậy nguyên nhân và cách xử lý khi bị bệnh ra sao?

        Tim đột ngột ngừng đập là tình trạng Bệnh chuyên khoa vô cùng nguy hiểm, vì nó sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Theo các chuyên gia, sau khi tim ngừng đập đột ngột khoảng 3 giây thì người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt do não thiếu oxy, sau 10 đến 20 giây thì nạn nhân bắt đầu mê man bất tỉnh, sau 30 đến 45 giây thì sẽ giãn đồng tử, tắc thở và sau 4 phút thì tế bào não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, không thể cứu vãn được.

        Tim đột ngột ngừng đập là tình trạng bất ngờ mất chức năng tim

        Những nguyên nhân nào khiến tim đột ngột ngừng đập?

        Nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các cơn ngừng tim đột ngột là do nhịp tim bất thường, khiến hoạt động của tim trở nên hỗn loạn và không thể bơm máu cho các cơ quan trong cơ thể. Điều kiện có thể gây ra ngừng tim đột ngột:

        • Bệnh cơ tim

        Vì không được cung cấp đủ lượng máu trong một thời gian nên có thể tim sẽ ngừng bơm máu tạm thời. Đồng nghĩa với việc này là tim ngừng hoạt động. Nghiên cứu cho thấy, những người có lượng máu bơm ra khỏi tim nhỏ hơn 30% trong mỗi nhịp tim sẽ được xem là có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng tim đột ngột ngừng đập.

        • Bệnh động mạch vành

        Bệnh này xảy ra là do một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị chèn ép hay bị tắc, dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của oxy cho cơ tim, từ đó gây ra trạng thái tim đột ngột ngừng đập.

        • Bệnh van tim

        Nếu van tim có vấn đề thì có thể làm gián đoạn dòng chảy của máu qua tim. Chính điều này sẽ làm cho máu được bơm mạnh hơn để ép máu đi qua các động mạch. Một khi van tim không được đóng đúng cách sẽ bị rò rỉ máu ngược trở lại nên gây ra tình trạng ngưng tim đột ngột.

        • Các loại thuốc điều trị bệnh tim

        Một số loại thuốc hỗ trợ tim có thể gây ra sự thay đổi về lượng magie và kali trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng rối loạn nhịp tim, dễ dẫn đến ngừng tim đột ngột.

        • Hội chứng Marfan

        Hội chứng này mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể như tim và mạch máu, mắt, hệ thống xương khớp… Khi các mô liên kết này mất đi tính đàn hồi và yếu dần sẽ dẫn đến tình trạng van tim hoạt động kém, phì đại động mạch chủ, tăng nhãn áp, tràn khí màng phổi, dị tật xương… Người mắc bệnh nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất dễ có nguy cơ bị ngưng tim.

        • Hội chứng Brugada

        Đây là hội chứng rối loạn nhịp tim rất hiếm gặp. Một trong những triệu chứng ban đầu của hội chứng này là nhịp tim không đều và thường chỉ được phát hiện thông qua điện tâm đồ. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến trạng thái ngưng tim đột ngột.

        • Gặp bất thường ở mạch máu

        Với những người thường xuyên vận động ở cường độ cao hoặc luyện tập với các bài tập quá sức thì sẽ khiến hormone adrenaline được giải phóng, gây ra những bất thường về mạch máu ở động mạch và động mạch chủ. Từ đó cũng có thể dẫn đến hiện tượng tim đột ngột ngừng đập.

        Một số loại thuốc hỗ trợ tim có thể dẫn tới tình trạng tim đột ngột ngừng đập

        Hướng dẫn cách sơ cứu khi có người bị tim ngừng đập đột ngột

        Các chuyên gia cho biết, thời gian cấp cứu hiệu quả nhất với những người bị tim ngừng đập đột ngột là trong khoảng 6 phút đầu. Vì vậy, nếu có người bị hội chứng này thì không nên đưa nạn nhân đến bệnh viện mà cần tranh thủ cấp cứu ngay. Đầu tiên, cần để nạn nhân nằm ngay thẳng tại chỗ, sau đó lập tức gây nôn để tránh tắc đường hô hấp và thức ăn di chuyển vào phổi gây tắc thở và viêm phổi. Liên tiếp đấm nhẹ vào ngực nạn nhân khoảng 3 – 4 nhịp cho đến khi nhịp tim dần dần hồi phục. Trong trường hợp đấm nhiều lần mà không có kết quả thì phải lập tức thay bằng cách ấn mạnh vào lồng ngực và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:

        • Cởi cúc áo và đặt người bệnh nằm thẳng, để gối dưới bả vai để đầu của nạn nhân ngửa ra sau. Nên đặt người bệnh nằm dưới đất hoặc trên phản cứng hay tấm ván, sau đó thực hiện hô hấp nhân tạo.
        • Người làm hô hấp nhân tạo sẽ dùng một tay mở miệng, tay kia bịt chặt mũi của người bệnh, hít một hơi dài rồi thổi hơi vào miệng của bệnh nhân, sau đó lấy hai tay ấn lên lồng ngực để giúp người bệnh hô hấp.
        • Cần kết hợp hô hấp nhân tạo với ấn lồng ngực của người bệnh, cứ ấn 5 lần thì làm hô hấp nhân tạo một lần. Nếu như chỉ có một người giúp cứu chữa thì cứ ấn ngực 7 lần rồi làm hô hấp nhân tạo 1 lần.
        • Cụ thể, người làm hô hấp nhân tạo để tay trái ở chỗ 1/3 dưới xương lồng ngực của nạn nhân, tay phải để đè lên tay trái, hai tay vắt chéo thành hình chữ thập. Sau đó duỗi thẳng hai tay, rồi dựa vào trọng lượng của cơ thể ấn xuống, với tốc độ mỗi phút khoảng 60 – 80 lần, cho đến khi động mạch của người bệnh hồi phục. Cần chú ý là không được ấn quá mạnh, vì có thể làm gãy xương sườn của bệnh nhân.

         

        Nguồn: sưu tầm

        Chuyên mục
        Bệnh Nội Khoa

        Hướng dẫn phòng tránh và điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

        Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của nạn nhân. Bởi vậy người bệnh và người thân cần phải có phương pháp nhận biết phòng tránh trước khi quá muộn.

        Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim ?

        Nhồi máu cơ tim là tình trạng của sự hoại tử một vùng cơ tim, hệ quả của việc thiếu máu cục bộ cơ tim.

        Tại sao lại bị nhồi máu cơ tim ?

        Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhồi máu cơ tim là do vữa xơ động mạch vành. Những mảng xơ vữa sẽ làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần sẽ gây ra tắc mạch, làm cho máu không thể đến để nuôi cơ tim được, dẫn đến hoại tử vùng cơ tim đó nếu không được can thiệp kịp thời. Tuy vậy, mảng xơ vữa thường không phát triển từ từ mà nó có thể bị nứt, vỡ ra đột ngột. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, quá trình hình thành cục huyết khối. Quá trình này được bắt đầu với các tế bào máu đặc hiệu, gọi là tiểu cầu, tập trung tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Cục máu đông có thể được hình thành ngay trên mảng xơ vữa bị nứt ra đó và sẽ gây tắc đột ngột động mạch vành.

        Biểu hiện của cơn đau thắt ngực điển hình

        Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp sẽ là cơn đau thắt ngực điển hình: đau có cảm giác như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, dần dần lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 30 phút và không đỡ khi dùng thuốc giãn động mạch vành (nitroglycerin).

        Đau có thể lan dần lên cổ, cằm, thượng vị.

        Biểu hiện của cơn đau thắt ngực điển hình

        Những phương pháp để phát hiện bệnh

        Điện tim đồ: Biện pháp này sẽ rất có giá trị để chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán định khu nhồi máu cơ tim cấp. Cần nên tiến hành ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo ngay cho tất cả các bệnh nhân đau ngực hay có các triệu chứng. Xét nghiệm men và dấu ấn sinh học của tim, siêu âm tim.

        Có 3 biện pháp điều trị tái tưới máu:

        • Điều trị tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết: Nếu không có chống chỉ định, nên sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho những bệnh nhân có dấu hiệu đau thắt ngực trong vòng 12 giờ kể từ lúc khởi phát.
        • Can thiệp động mạch vành thì đầu cho các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên hoặc blốc nhánh trái mới trên điện tim, khi có thể tiến hành can thiệp động mạch vành trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát đau ngực, nếu có thể nên thực hiện nhanh chóng (trong vòng 90 phút kể từ khi đến viện);
        • Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành cấp cứu

        Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim bằng cách thay đổi lối sống

        Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, ăn thức ăn có ít cholesterol, không ăn mỡ, muối… điều trị một số bệnh nội khoa có liên quan như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu… và tiếp tục sử dụng lâu dài một số thuốc đặc hiệu là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.

        Cuối cùng, tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần phải được tư vấn kỹ lưỡng để thay đổi lối sống và điều trị các yếu tố nguy cơ.


        Nguồn: sưu tầm

        Exit mobile version