Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa Bệnh Thận Tiết Niệu Bệnh Tiêu Hóa

Hằng ngày ăn mặn có thể dẫn tới sỏi thận, cao huyết áp, đột quỵ

Tuy muối làm tăng gia vị của món ăn nhưng khi ăn quá nhiều thì đó lại là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến sỏi thận, tăng huyết áp, đột quỵ…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người trưởng thành nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (khoảng một thìa cà phê) mỗi ngày. Nếu tiêu thụ nhiều hơn con số này, bạn sẽ được coi là ăn mặn.

Có 2 nguồn chính để đưa một lượng muối nhất định vào cơ thể là từ phần cho thêm vào thức ăn và phần có sẵn trong thực phẩm.

Phần cho thêm vào thức ăn bao gồm muối, nước mắm, mì chính… Phần có sẵn trong thực phẩm là lượng muối được cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản như các loại thực phẩm đóng hộp, hun khói, sấy khô, ướp muối… và nguồn sẵn có tự nhiên trong thực phẩm.

Chế độ ăn mặn (thừa muối) khiến chúng ta có nguy cơ cao huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Những dấu hiệu cho biết bạn đã và đang ăn nhiều muối là gì ?

  1. Sương mù não

Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết những người có chế độ ăn nhiều natri tăng nguy cơ mắc chứng sương mù não, gây suy giảm nhận thức cao hơn so với những người tiêu thụ ít muối.

Khi bạn càng nhiều tuổi, điều quan trọng là phải theo dõi lượng muối tiêu thụ hàng ngày và thay đổi nếu cần thiết.

  1. Luôn cảm thấy khát nước

Những thực phẩm chứa nhiều natri như khoai tây chiên, nước sốt mì spaghetti và bánh pizza luôn khiến bạn cảm thấy khát nước hơn bởi muối phá vỡ sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Nếu một ngày nào đó bạn đã lỡ ăn nhiều muối, hãy cố gắng uống nhiều nước. Khi đó, cơ thể sẽ được cung cấp đủ nước và tự khôi phục lại sự cân bằng trong các tế bào.

  1. Cơ thể sưng, phù nề

Chỉ cần sau một đêm tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể của bạn sẽ nặng nề hơn vào buổi sáng hôm sau. Đây được gọi là chứng phù nề, sưng của chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể.

Theo Mayo Clinic, tình trạng phù nề có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng cảnh báo có quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày.

Giải pháp đơn giản nhất là cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Bạn hãy cẩn thận đọc các thông tin trên bao bì sản phẩm, chọn những món ăn chứa ít muối hoặc chế biến các món ăn nhạt hơn.

  1. Sỏi thận

Một chế độ ăn chứa hàm lượng muối cao gây trở ngại cho chức năng thận. Theo Tổ chức Hành động vì Muối Thế giới, quá nhiều muối có thể làm tăng lượng protein tích trong nước tiểu. Càng nhiều protein trong nước tiểu càng gây ra nguy cơ mắc bệnh về thận.

Thêm vào đó, chế độ ăn mặn cũng khiến người dùng bị sỏi thận rất cao. Nếu bạn bị bệnh này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ cũng như một chuyên gia dinh dưỡng để giúp điều chỉnh chế độ ăn ít muối.

  1. Loét dạ dày

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Infection and Immunity, tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây viêm loét và ung thư dạ dày.

Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định điều này nhưng kết quả trên vẫn cho thấy mọi người nên thận trọng với các thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày. 

  1. Huyết áp cao

Người Mỹ tiêu thụ 3.400 mg natri mỗi ngày. Mỗi người chỉ nên tiêu tụ 1.500 mg natri mỗi ngày. Nhiều hơn con số này có thể làm tăng huyết áp bằng cách tích chất lỏng trong cơ thể, tăng khối lượng máu, khiến tim đập mạnh hơn, gây huyết áp cao.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa

Chuyên gia cảnh báo 4 chỉ số xét nghiệm rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm và số lượng mắc bệnh ngày ngày một tăng cao, vậy 4 chỉ số xét nghiệm rối loạn mỡ máu là gì?


Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Theo các chuyên gia cho hay, mỡ máu còn được gọi là lipid máu là thành phần chất béo lưu thông trong máu con người.

Trong mỡ máu bao gồm: cholesterol, triglyceride và phospholipid cùng một số chất khác.

Bệnh rối loạn mỡ máu là sự mất cân bằng các thành phần mỡ máu.

Những nguyên nhân gây ra rối loạn mỡ máu: Có hai nguyên nhân cơ bản là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

  • Nguyên nhân nguyên phát: Đây là những rối loạn do yếu tố di truyền làm suy giảm hoạt tính LDL Receptor ( tức là thụ thể LDL) và làm suy giảm lipoprotein lipaste.
  • Nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân này xuất phát từ chế độ ăn uống, do chế độ sinh hoạt, do tính chất công việc căng thẳng, do hay sử dụng thuốc và do biến chứng của một số bệnh,… Đặc biệt với những người sau 30 thì chức năng của các tế bào nói chung bị suy giảm, bị chuyển hóa cơ bản và làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu

  • Những người từ 30 tuổi trở lên
  • Những người mắc hội chứng chuyển hóa với các triệu chứng như: thừa cân, Béo phì hay hội chứng Thận hư,…
  • Những người ăn nhiều tinh bột và chất béo.
  • Những người ít vận động, hay hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia
  • Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh
Chỉ số liên quan tới mỡ máu

Cảnh báo 4 chỉ số xét nghiệm rối loạn mỡ máu

Theo các bác sĩ, có 4 chỉ số xét nghiệm mỡ máu quan trọng là:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol (LDL-c)
  • HDL- cholesterol (HDL-c)
  • Triglyceride.

Cholesterol và Triglyceride là hai chất được mang đi trong máu nhờ sự kết hợp với một chất có tên là lipoprotein HDL và LDL.

LDL – cholesterol là cholesterol khi dư thừa sẽ gây những tác hại cho cơ thể con người. Chất này vận chuyển cholesterol vào trong máu, sau đó lắng đọng ở thành mạch máu và hình thành nên mảng xơ vữa động mạch.

HDL – cholesterol lại ngược lại, đây là một cholesterol có lợi cho cơ thể, nó giúp chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa trong thành mạch máu trở về với gan.

Như vậy, muốn phát hiện sớm bệnh rối loạn mỡ máu cần làm những xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu với 4 chỉ số quan trọng trên.

Trong 4 chỉ số đó thì có 3 thành phần dư thừa sẽ gây hại là cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol và Triglyceride. Duy chỉ có 1 thành phần giúp bảo vệ là HDL – cholesterol. Một khi có sự bất thường ở bất cứ thành phần mỡ máu nào thì đều là rối loạn mỡ máu.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa

Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh nấm miệng

Nắm được các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh nấm miệng sẽ giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị bệnh nấm miệng

Nấm miệng là một căn bệnh nội khoa khi mà các loại nấm Candida albicans phát triển trên niêm mạc khoang miệng. Theo đó, bệnh gây ra các vết tổn thương màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc mặt trong má. Các tổn thương do nấm thường gây khó chịu, đau đớn, đôi khi chảy máu khi bạn cố cạo chúng. Một số trường hợp, nấm có thể bội nhiễm lan sang nhiều vùng: vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng. Nấm C.albicans gây nấm miệng có thể ký sinh ở bất cứ ai. Thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ và những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid dạng hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch.

Hiện nay, mục tiêu của điều trị chung đối với nấm miệng là ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của các loại nấm. Tùy vào cơ địa và tuổi tác có một số lưu ý khác biệt trong điều trị, cụ thể như sau:

Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú

Trường hợp bà mẹ đang cho con bú và đứa trẻ mắc nấm miệng thì việc điều trị là cần thiết với cả hai. Sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa khi chúng ta cố điều trị nấm khoang miệng nhưng nấm hoàn toàn có thể nhiễm trở lại từ vú bà mẹ hoặc ngược lại.

Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho em bé song song với kem chống nấm cho vú sử dụng cho bà mẹ. Trường hợp em bé không còn bú mẹ hoàn toàn; các vật phẩm như núm vú giả, chai,thìa…thì cần rửa sạch, sát khuẩn núm vú và chai, thìa và phơi khô để ngăn chặn sự phát triển nấm.

Đối với người lớn khỏe mạnh và trẻ em

Nhiều nghiên cứu về các căn bệnh thường gặp cho thấy, việc ăn sữa chua không đường hoặc uống viên nang acidophilus hoặc chất lỏng có thể giúp giảm sự phát triển của nấm. Sữa chua và acidophilus chỉ có tác dụng khôi phục hệ sự cân bằng hệ vi sinh vật của cơ thể qua đó gián tiếp hạn chế các loại nấm, chứ không thể tiêu diệt nấm.

Thông thường tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thêm một loại thuốc chống nấm cũng như tư vấn thay đổi chế độ ăn phù hợp.

Đối với người lớn bị yếu hệ thống miễn dịch

Thông thường, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần sử dụng một thuốc kháng nấm. Thuốc có thể là một trong các hình thức; bao gồm: viên ngậm, viên nén hoặc chất lỏng. Do đặc điểm hệ miễn dịch suy yếu, nguy cơ Candida albicans có thể trở nên kháng thuốc rất cao, đặc biệt là ở những người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối. Đối với những trường hợp đa số các loại thuốc trở nên không hiệu quả, người ta có thể dùng đến amphotericin B.

Một số thuốc kháng nấm có thể gây ra tác dụng phụ trên gan. Vì vậy, xét nghiệm máu để theo dõi chức năng gan là cần thiết, đặc biệt nếu cần điều trị kéo dài hoặc có tiền sử bệnh gan.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục bệnh nấm miệng

Những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp chúng ta tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nấm miệng, đồng thời cũng hỗ trợ việc điều trị nấm miệng hiệu quả hơn. Một số biện pháp cụ thể như sau:

Vệ sinh răng miệng

Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa. Thường xuyên thay thế bàn chải đánh răng cũng như không dùng chung bàn chải trong suốt quá trình điều trị và trong cuộc sống thường ngày. Không nên dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt, điều này có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật trong khoang miệng.

Súc miệng với nước muối ấm

Hòa tan nửa muỗng cà phê (2,5 ml) muối trong 1 ly (237 ml) nước ấm. Sử dụng súc miệng và sau đó nhổ ra, không nuốt.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục bệnh nấm miệng

Sử dụng miếng đệm khi cho con bú

Miếng đệm có tác dụng ngăn ngừa các loại nấm lây lan đến quần áo. Nhờ đó tránh được sự lây lan của nấm candida.

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, để phòng ngừa bệnh nấm miệng thì bạn có thể sử dụng sữa chua tươi có chứa Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium hoặc viên nang acidophilus khi dùng thuốc kháng sinh. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của các loài nấm. Hoặc thăm khám khi có những dấu hiệu bệnh nguy hiểm xảy ra.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa

Khi một người bị nổi hạch ở cổ báo hiệu bệnh gì ?

Khi bị hạch ở cổ thì nó thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có hai loại hạch đó là lành tính và ác tính. Đặc biệt khi bị nổi hạch chúng ta cũng không nên chủ quan vì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nào đó.

Điềm báo khi nổi hạch ở cổ là bệnh gì ?

Hạch ở cổ là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Hạch (hay còn gọi hạch bạch huyết) là một tổ chức lympho thường nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như vùng cổ, xương đòn, bẹn, nách và khuỷu tay…. Nó đóng vai trò khá quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật, nhất là nhóm bệnh nhiễm khuẩn.

Khi cơ thể khỏe mạnh thì hạch thường lặn, chúng ta không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, khi có tác nhân lạ, yếu tố gây bệnh xâm nhập thì hạch sẽ nổi to (gây biểu hiện sưng đau) để sinh ra dòng kháng thể giúp chống lại bệnh tật. Do đó, chúng ta thường thấy có hạch xuất hiện ở gần vùng bị đau ốm như viêm họng thì nổi hạch ở cổ dưới cằm, nhiễm khuẩn chi dưới, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu thì nổi hạch ở bẹn.

Nhìn chung, nổi hạch ở cổ là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Hầu hết trường hợp nổi hạch là bệnh lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước của những chứng bệnh đặc biệt nghiêm trọng.

Những triệu chứng nổi hạch ở cổ thường là gì?

Các triệu chứng nổi hạch ở cổ khá rõ ràng và ai cũng có thể nhận diện. Tuy nhiên, tùy vào chứng bệnh liên quan mà người bệnh có thể thấy một hoặc một vài dấu hiệu trong các dấu hiệu như:

  • Nổi hạch, thậm chí là nổi chùm hạch ở cổ
  • Kích thước của các nốt hạch sưng to bằng hạt đậu hoặc có thể lớn hơn tùy vào thời điểm và chứng bệnh liên quan
  • Ấn vào hạch thấy mềm, hơi đau hoặc có trường hợp hoàn toàn không đau
  • Khàn giọng, khó nuốt, nuốt nước bọt thấy vướng hoặc đau
  • Có trường hợp hạch cứng, cố định, to lên nhanh chóng và có thể trở thành một khối u
  • Sốt, chảy nước mũi, đau họng và các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên….

Báo hiệu khi nổi hạch ở cổ là bệnh gì ?

Nổi hạch ở cổ hay sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu báo trước của nhiều chứng bệnh. Có thể kể đến các chứng bệnh chính gây ra tình trạng này như:

  • Những nhiễm trùng thường gặp

Những nhiễm trùng thường gặp như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm tai, viêm amidan, viêm nướu, nhiễm trùng răng… đều có thể là nguyên nhân gây xuất hiện hạch ở cổ. Những trường hợp này hạch thường không đáng ngại và chỉ cần dùng thuốc kháng sinh, chống viêm là có thể điều trị. Hạch sẽ tự trở về trạng thái bình thường khi bệnh của bạn thuyên giảm. Đặc điểm của loại hạch này là kích thước nhỏ, thường ở mức dưới 1cm, mềm, dễ di động. Số lượng hạch nổi ít, hạch cũng gần như không to lên hay phát triển theo thời gian.

  • Lao hạch (hạch do lao phổi)

Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi hạch ở cổ. Bệnh lây truyền do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Hiện đã ghi nhận rất nhiều thể lao nhưng lao phổi là phổ biến hơn cả. Nếu hạch xuất hiện do lao phổi thì người bệnh có thể phần nào yên tâm vì loại hạch này vẫn được coi là lành tính. Tuy nhiên, khác với hạch nổi do nhiễm khuẩn thông thường, lao hạch có kích thước lớn hơn, có nhiều hạch nhỏ dính với nhau thành chùm và cũng lâu lặn hơn.

  • Ung thư

Ung thư tuyến giáp có thể gây nổi hạch ở cổ

Dù phần lớn các trường hợp nổi hạch ở cổ là lành tính nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư. Đặc biệt, là các chứng bệnh ung thư vùng đầu cổ. Nổi hạch ở vùng cổ có thể do ung thư nguyên phát và cũng có thể do ung thư di căn từ các bộ phận khác đến.

Khác với số đông hạch lành tính, nổi hạch ở cổ do ung thư thường có kích thước lớn dần theo thời gian. Khi còn kích thước nhỏ, các nốt hạch có ranh giới rõ ràng và dễ di động. Tuy nhiên, khi hạch đã lớn thì chúng không có bờ rõ ràng và thường dính chặt vào cổ, sờ lên thấy cứng, ấn vào có cảm giác đau. Bên cạnh vùng cổ thì hạch do ung thư cũng xuất hiện nhiều vị trí khác trên cơ thể như nách, bẹn, ổ bụng…

Có thể kể đến các bệnh ung thư chính có thể làm hạch xuất hiện ở vùng cổ đó là ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi….

Nguồn: sưu tầm

Exit mobile version