Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bạch cương tàm vị thuốc đông y hiệu quả

Bạch cương tàm là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y Học Cổ Truyền với những tác dụng như chữa viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm phế quản

Đặc điểm vị thuốc Bạch cương tàm

Theo nghiên cứu Y Học Cổ Truyền nên chọn lấy những con tằm bị chết trắng nằm thẳng cứng đờ trong nong mới là thuốc tốt. Những con tằm chết do nguyên nhân khác, hoặc là tằm bủng tằm xấu được đem luộc rồi phơi khô trộn ít bột nếp, hoặc tẩm vôi cho trắng ra, để làm giả, sử dụng sẽ không mấy công hiệu.

Thành phần hóa học

Trong Bạch cương tàm chứa: chất protid khoảng 67%, chất béo 4.5%, độ tro 6.34%.

Thu hái, chế biến và bảo quản

Thu hái

Vị thuốc này có thể lấy được quanh năm, nhưng thường nhiều hơn vào mùa xuân và mùa thu.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.

Chế biến

Cách bào chế:

Theo Trung y: ngâm vào nước vo gạo một ngày đêm cho nhớt dầu nổi lên mặt nước, sấy khô nhỏ lửa, chùi sạch lông vàng và miệng đen rồi tán bột (theo Lôi Công).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: ngâm nước vo gạo một đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, đem phơi hoặc sấy khô. Dùng vào thuốc thang hoặc tán bột làm hoàn tán.

Bảo quản

Dùng vôi để bảo quản, để nơi khô ráo, chú ý tránh ẩm thấp, bụi bẩn.

Công dụng của vị thuốc Bạch cương tàm

Co giật, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, hoa mắt do sốt.

Trẻ em khóc đêm, hay giật mình.

Chữa viêm họng, viêm thanh quản.

Chữa ho lâu ngày do viêm phế quản mãn.

Chữa lao hạch.

Chữa di tinh, liệt dương ở nam giới.

Chữa băng huyết, khí hư, sinh xong đau bụng ở nữ giới.

Dùng ngoài chửa lở ngứa, nổi ban, có thể uống chung một số vị thuốc như Phòng phong, Thuyền thoái, Tang diệp, Cúc hoa.

Hỗ trợ trong điều trị tai biến mạch máu não.

Bạch cương tàm là vị thuốc quý với nhiều công dụng

Liều lượng

Ngày dùng 6 – 12g.

Một số bài thuốc sử dụng Bạch cương tàm

Bạch cương tàm, Toàn yết (2 vị bằng lượng nhau), Thiên hùng, Phụ tử (giảm nửa lượng  so với Cương tàm, Toàn yết). Các vị chế ra bột, uống với nước sắc gừng sống.Theo nghiên cứu Bệnh Học thì bạch cương có rất nhiều công dụng làm thuốc như sau:

Bài thuốc chữa những người uống rượu, bị phát ho dữ dội

Bạch cương tàm bồi khô làm bột, mỗi lần uống khoảng 4g, dùng nước trà làm thang để uống.

Bài thuốc chữa người bỗng nhiên bị nhức đầu

Bạch cương tàm làm ra bột, mỗi lần dùng nước sôi thật kỹ uống nóng khoảng 8g.

Bài thuốc chữa người bị sâu răng hoặc vì gió mà đau răng

Bạch cương tàm sao với Tàm thuế chỉ thì đốt, 2 thứ lượng bằng nhau, làm thành bột sát vào chỗ răng đau rồi súc miệng sạch lại.

Phương thuốc chữa những người mặt bị nhám đen hoặc sần sùi lâu ngày không khỏi

Bạch cương tàm làm thành bột, hòa với nước rồi bôi mặt.

Bài thuốc chữa chứng trẻ em bị lở miệng, tất cả những chỗ lở trắng bợt

Dùng Bạch cương tàm sao vàng rồi lau bỏ lông, tán ra bột hòa với mật, dùng bôi những chỗ lở ấy.

Bài thuốc chữa những người bị vết thương hoặc đứt tay chân

Dùng Bạch cương tàm sao vàng làm ra bột rịt hoặc đắp vào vết thương ấy.

Phương thuốc chữa phụ nữ đang nuôi con mà mạch sữa không thông

Bạch cương tàm làm ra bột, dùng rượu làm thang mà uống 12g, một lát sau lấy dầu mè, nước trà 1 chén đổ vào đầu vú, rồi dùng lược chải đầu, hoặc tay con gái se vuốt xuôi như chải cho nó thuận dòng. Làm khoảng ba mươi lần sữa sẽ chảy ra.

Bạch cương tàm là một vị thuốc hay, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng, hoặc có những trường hợp phải kiêng kỵ. Do đó, người đọc nên có sự tham khảo ý kiến từ thầy thuốc để tránh những phản ứng không mong muốn. Rất mong nhận được phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Công dụng và cách dùng bach đầu ông theo y học cổ truyền

Cây bạch đầu ông cũng được chỉ định dùng để điều trị tình trạng đau đầu do căng thẳng, mất ngủ, chứng tăng động, mụn ngọt, hen suyễn và những bệnh về phổi

Mô tả đặc điểm cây thuốc

Bạch đầu ông có tên khoa học Vernonia cinerea (L.) Less, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Nó là cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 30 – 80cm. Thân cây thẳng đứng, có khía, màu xanh lục, lông tơ mềm trắng bao quanh. Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ màu trắng.

Lá mọc so le, có nhiều hình dạng: hình dài, hình mũi mác, hình quả trám. Kích thước cuống lá dài hơn ngọn lá. Phiến lá nhọn ở 2 đầu, mép lá có răng cưa nhỏ không đều nhau.

Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vảy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vảy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, màu tím. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, màu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3 – 5. ra quả vào tháng 5 – 6.

Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng.

Phân bố

Bạch đầu ông phân bố nhiều ở các nước châu Phi, châu Đại Dương và khu vực Đông Á. Nói chung chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở nước ta, cây mọc hoang khắp các nơi đường đi, bãi cát, bờ ruộng, những nơi có đất ẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Toàn cây Bạch đầu ông đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm, nhưng hoa, lá tốt nhất là hái vào mùa hè. Rễ cây lấy lúc cây đã trưởng thành.

Tùy mục đích sử dụng mà các bộ phận khi lấy về có thể đem rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua để dùng dần.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc, mối mọt làm hư hại thuốc.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu

Người ta thấy trong Bạch đầu ông chứa:

15 nguyên tố hóa học: Fe, Mg, Al, Mn, Si, Ca, Ti, Ni, Cu, Pb, Cd, Zn, Zr, Na

Các ion: K+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, Cl–, SO42-

Trong lá và thân Bạch đầu ông chứa: sterol, triterpen, alkaloid, flavon, tanin và glycosid.

Ngoài ra trong Bạch đầu ông còn chứa Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (theo “Trung Dược Đại Từ Điển”)

Tác dụng dược lý

Một số công trình nghiên cứu Bệnh Học trong việc ứng dụng  Bạch đầu ông cho thấy:

Dược liệu có tác dụng kháng khuẩn: nước sắc có tác dụng với Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa, và có tác dụng ức chế mạnh với Shigella Dysenteriae.

Điều trị lỵ amip: công trình nghiên cứu trên 23 bệnh nhân bị lỵ amip đều khỏi. Nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1 – 4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.

Công dụng của dược liệu

Bạch đầu ông vị đắng, tính hàn. Chủ trị:

Chữa lỵ nhiệt, lỵ mót nhưng không rặn ra được

Chữa chứng lỵ đỏ ra máu

Trị tràng phong hạ huyết (phong tà nhiễm đại tràng, đi ra máu tươi)

Dùng đắp trĩ ngoại bị sưng đau

Trị chảy máu cam

Môt số bài thuốc dân gian

Bài thuốc chữa nhiệt lỵ

Bạch đầu ông (rễ), Hoàng liên, Hoàng bá, Trần bì. Sắc nước uống ấm. (theo bài “Bạch đầu ông thang”)

Bài thuốc chữa người bị trĩ ngoại sưng đau

Dùng cả gốc rễ Bạch đầu ông rửa sạch để sống, giã nát đắp vào vết trĩ, nó có thể trục huyết làm cho khỏi đau. (theo “Vệ sinh phương”)

Lưu ý

Liều dùng tầm 8 – 12gr/ngày.

Những người không có dấu hiệu máu bị nóng thì không nên dùng.

Theo Y Học Cổ Truyền Bạch đầu ông là một vị thuốc không khó tìm trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên vị thuốc nào cũng có những đối tượng nên kiêng dùng. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên có sự thăm khám hướng dẫn từ những người có chuyên môn, để chẩn đoán được bệnh, có thể dùng thuốc được không, để tránh những tác dụng không mong muốn.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Điều trị chứng chuột rút theo phương pháp Y học cổ truyền

Tình trạng chuột rút thường gặp ở nhiều người trong một số hoạt động thể chất của cơ thể. Ngoài tây y, thì người bệnh có thể tham khảo điều trị chứng chuột rút theo phương pháp Y học cổ truyền.

Điều trị chứng chuột rút theo phương pháp Y học cổ truyền

Điều trị chuột rút theo phương pháp Đông y

Trong hầu hết các trường hợp, chuột rút thường là một vấn đề nhỏ và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc giấc ngủ của bạn, việc tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn là quan trọng. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giảm nhẹ triệu chứng khi cần thiết.

Theo y học cổ truyền, chuột rút thuộc phạm trù “Tý Chứng”, hay còn gọi là thoái trửu cân, cước chuyển cân. Theo quan điểm Đông y, Tỳ chủ cơ nhục và hoạt động của tứ chi, Can chủ cân, Thận chủ cốt. Khi tạng phủ suy yếu, khí huyết bất túc, điều này có thể dẫn đến vấn đề về cơ nhục, cân cốt. Chuột rút có thể xảy ra khi hàn tà thấp xâm nhập, làm giảm sức khỏe kinh lạc, hoặc khi cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố khác, gây ra tình trạng kinh mạch khí huyết bị trệ.

Đông y áp dụng biện chứng để điều trị chuột rút, tập trung vào việc bổ dưỡng tạng phủ, thông mạch cho cân cốt, và làm ấm kinh khư hàn. Dưới đây là các phương pháp và thuốc điều trị:

  1. Hàn trệ Kinh mạch
    • Triệu chứng: Các phần chân bị co cứng, đau đớn, cảm giác lạnh. Không có cảm giác khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền khẩn.
    • Phương pháp điều trị: Ôn thông kinh mạch, thư cân chỉ thống.
    • Bài thuốc: Sử dụng Ô đầu thang và kê minh tán.
  2. Hàn thấp trở lạc
    • Triệu chứng: Vùng chi dưới thường lạnh, co giật, đau, có thể xuất hiện phù mắt cá chân. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu.
    • Phương pháp điều trị: Xoá hàn và trừ thấp, ôn kinh chỉ thống.
    • Bài thuốc: Sử dụng Kê minh tán, gia Ý dĩ nhân, Thương truật, Xích thược.
  3. Can uất, huyết hư
    • Triệu chứng: Chuột rút thường xảy ra cùng với các triệu chứng như cứng, đau, hoặc tê ở vùng chi dưới. Toàn thân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu, tinh thần u uất, và các biểu hiện khác.
    • Phương pháp điều trị: Sơ can thông lạc, bổ huyết và thư cân.
    • Bài thuốc: Sử dụng Quy thược lục quân tử thang, có thể kết hợp với Sài hồ, A giao, Mộc qua.
  4. Khí huyết lưỡng hư
    • Triệu chứng: Co giật ở vùng chân, mệt mỏi, thiếu khí, mất ngủ, chóng mặt, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch nhược.
    • Phương pháp điều trị: Bổ ích khí huyết, thư cân và hòa lạc.
    • Bài thuốc: Sử dụng Thập toàn đại bổ hoàn, có thể kết hợp với Sơn thù du, Mộc qua.
  5. Chuột rút trong thai kỳ
    • Phụ nữ mang thai thường gặp chuột rút ở vùng chi dưới, thường trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Sự gia tăng trọng lượng cơ thể sau khi mang thai, áp lực tăng cường trên chân, và sự thay đổi về dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng này.
    • Phương pháp điều trị: Bổ Can, thư cân, ôn kinh và khư hàn thấp.
  6. Âm huyết suy tổn
    • Triệu chứng: Đau nhức ở vùng chân, tâm lý không ổn định, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, khô miệng, táo kết tiền đại tiện.
    • Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết và bình can.
    • Bài thuốc: Sử dụng Tứ vật thang hợp, kết hợp với Thạch quyết minh, Long cốt, Mẫu lệ, Kê huyết đằng.

Lưu ý rằng theo kinh nghiệm lâm sàng, điều trị các vấn đề về gân cơ thường mất thời gian và cần thời gian kéo dài, thường sử dụng thuốc sắc để điều trị.

Trong Đông Y điều trị chứng chuột rút ra sao?

Danh sách các phương pháp điều trị chuột rút bằng các loại thuốc Đông Y

Tổng hợp các phương pháp điều trị chuột rút bằng đông y như sau:

  1. Bạch thược và Chích thảo:
    • Bạch thược (7,5g), Chích thảo (7,5g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  2. Mộc qua, Ngô thù du và muối ăn:
    • Mộc qua (7,5g), Ngô thù du (6g), muối ăn (1,5g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  3. Kết hợp Mộc qua, Bạch thược, Chích thảo, Long cốt, Mẫu lệ:
    • Mộc qua (5g), Bạch thược (7.5g), Chích thảo (7.5g), Long cốt (7.5g), Mẫu lệ (7.5g).
    • Sắc nước từ Long cốt và Mẫu lệ trước 20 phút, sau đó cho các thành phần còn lại vào, sắc lửa nhỏ thêm 30 phút. Uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  4. Đương quy, Bạch thược, Mẫu lệ, Kê huyết đằng, Chích thảo:
    • Đương quy (4.5g), Bạch thược (7.5g), Mẫu lệ (15g), Kê huyết đằng (7.5g), Chích thảo (4.5g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  5. Tri mẫu, Mộc qua, Bạch thược, Chích thảo:
    • Tri mẫu (6g), Mộc qua (6g), Bạch thược (6g), Chích thảo (6g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  6. Đậu đen hoặc đậu nành ngâm với dấm:
    • Rửa sạch đậu đen hoặc đậu nành, để khô, sau đó đặt vào một chiếc bình có miệng rộng và thêm dấm. Với mỗi kilogram đậu đen, cần khoảng nửa kilogram dấm. Đặt trong tủ lạnh từ 1 đến 2 tháng trước khi sử dụng. Uống 20-30 hạt mỗi lần, 1-2 lần mỗi ngày, có thể sử dụng trong thời gian dài.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn:benhhoc.com.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bạn đã biết hết công dụng của mật ong chưa?

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên được tạo ra bởi ong mật từ mầm cây hoa hoặc sự rót nước mật của cây. Hãy tham khảo nội dung sau để biết cách dùng mật ong đúng cách.

Bạn đã biết hết công dụng của mật ong chưa?

Mật ong có công dụng gì?

Mật ong không chỉ là một loại đồ ngọt tự nhiên mà còn có nhiều ứng dụng khác nhau trong y học và chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng chính của mật ong:

  1. Chất dinh dưỡng: Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, và các dạng đường tự nhiên như glucose và fructose.
  2. Chăm sóc da: Mật ong có khả năng dưỡng ẩm cho da, giúp làm dịu và chữa lành các vết thương nhỏ, nứt nẻ da.
  3. Chống vi khuẩn và chống viêm: Mật ong có tính chất kháng vi khuẩn và chống viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm nhiễm.
  4. Giảm ho và cảm lạnh: Mật ong có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng ho do cảm lạnh.
  5. Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất chống ô nhiễm và chống ô nhiễm tự nhiên trong mật ong có thể giúp củng cố hệ miễn dịch.
  6. Giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ: Một số người cho rằng mật ong có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  7. Hỗ trợ tiêu hóa: Mật ong được cho là có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng mật ong để điều trị các vấn đề sức khỏe cụ thể nên được thảo luận với chuyên gia y tế, và không nên tự áp dụng nếu không có sự hướng dẫn chính xác.

Cách bổ sung mật ong đúng cách

Bổ sung mật ong có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng quan trọng nhất là phải làm điều này một cách đúng đắn. Dưới đây là một số cách bạn có thể bổ sung mật ong đúng cách:

  1. Sử dụng mật ong nguyên chất: Chọn mật ong nguyên chất, tự nhiên và không chứa các phụ gia hay đường tinh lọc. Mật ong hữu cơ thường được ưa chuộng vì nó không chứa hóa chất độc hại.
  2. Liều lượng hợp lý: Sử dụng mật ong với liều lượng phù hợp. Không nên ăn quá mức, vì mật ong cũng chứa đường và calo. Một thìa canh mật ong mỗi ngày thường là đủ để hưởng lợi ích từ nó.
  3. Thời điểm sử dụng: Sử dụng mật ong vào buổi sáng, trước khi ăn, để tận dụng tốt nhất các chất dinh dưỡng và năng lượng từ nó.
  4. Hòa mật ong trong nước ấm hoặc trà: Bạn có thể hòa mật ong vào nước ấm hoặc trà để tạo ra một đồ uống ngon và lành mạnh. Tránh sử dụng nước nóng, vì nhiệt độ cao có thể làm mất mát một số chất dinh dưỡng quan trọng.
  5. Thêm vào thực phẩm: Bạn có thể thêm mật ong vào các món ăn như salad, yaourt, hoặc các loại ngũ cốc để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng.
  6. Chú ý đến chất lượng: Đối với những người có mục tiêu sử dụng mật ong để cải thiện sức khỏe hoặc điều trị các vấn đề cụ thể, việc chọn mật ong có chất lượng cao và từ nguồn tin cậy là rất quan trọng.

Nhớ rằng, mặc dù mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng cần được thảo luận với chuyên gia y tế, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào.

Người dùng cần bổ sung mật ong đúng cách

Có thể dùng mật ong trong các bài thuốc Đông Y nào?

Mật ong thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y truyền thống do nó có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y phổ biến mà sử dụng mật ong:

  1. Bài thuốc làm dịu cổ họng:
    • Pha 1-2 thìa súp mật ong với nước ấm.
    • Thêm một ít nước cốt chanh nếu bạn muốn.
    • Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm cảm giác đau rát và kích thích sự làm dịu cổ họng.
  2. Bài thuốc tăng cường hệ miễn dịch:
    • Pha 1-2 thìa súp mật ong với nước ấm.
    • Thêm một ít nước cốt chanh hoặc nước cốt gừng nếu bạn muốn.
    • Uống hàng ngày để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
  3. Bài thuốc chữa ho:
    • Trộn mật ong với nước ấm hoặc nước cốt chanh.
    • Uống mỗi ngày để giảm ho và làm dịu cổ họng.
  4. Bài thuốc chữa đau dạ dày:
    • Trộn mật ong với nước ấm hoặc thêm vào trà lá lúa mạch.
    • Uống sau bữa ăn để giảm triệu chứng đau dạ dày.
  5. Bài thuốc chữa cháy nắng:
    • Trộn mật ong với một ít nước lạnh hoặc nước lô hội.
    • Áp dụng lên vùng da bị cháy nắng để làm dịu và giảm sưng đau.
  6. Bài thuốc làm dịu da:
    • Trộn mật ong với dầu dừa hoặc sữa tươi.
    • Áp dụng hỗn hợp lên da để làm dịu và dưỡng ẩm.

Lưu ý rằng, khi sử dụng mật ong trong bất kỳ bài thuốc nào, bạn nên chọn mật ong nguyên chất và tuân thủ liều lượng đề xuất. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc người chuyên môn y tế trước khi bắt đầu sử dụng.

Tổng hợp bởi: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hạnh nhân “thần dược” trị hen phế quản

Theo y học cổ truyền hạnh nhân có tính hơi ôn, vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và đại tràng. Có công dụng giáng khí, giảm ho, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện. Chủ trị ho suyễn, ngực trướng, đờm nhiều, huyết hư, đại tiện táo… Đặc biệt hạnh nhân là “thần dược” trị hen phế quản.

Hạnh nhân trị hen phế quản.
Hạnh nhân là nhân hạt quả đã chín già của cây mơ Prunus armeniaca, họ Hoa hồng. Hạnh nhân gồm có hai loại: khổ hạnh nhân hay còn gọi là nhân hạt mơ đắng hay được dùng và cam hạnh nhân còn gọi là nhân hạt mơ ngọt.

Bài thuốc từ  hạnh nhân

  • Chữa viêm phế quản, hen phế quản

Bài thuốc 1:

Vị thuốc gồm khổ hạnh nhân, cát cánh, tô diệp, chỉ xác, quất bì, đại táo, gừng sống, pháp bán hạ mỗi vị 8g., phục linh, tiền hồ mỗi vị 12g. Sau đó sắc uống. Bài thuốc này chữa ho, cảm mạo do lạnh (phong hàn), hen suyễn.

Bài thuốc 2:

Cam hạnh nhân 200g, tử uyển 63g, nước ép gừng tươi 80g, bối mẫu 70g, ngũ vị tử 63g, vỏ rễ dâu 70g, mộc thông 70g. Sắc lấy nước và cô đặc sau đó thêm mật ong cô thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần. Dùng chữa ho lâu ngày, có tiếng rít vì vậy nhiều người đánh giá Hạnh nhân là “thần dược” trị hen phế quản hiệu quả

  • Nhuận tràng, thông đại tiện:

Dùng hạnh nhân, hỏa ma nhân, bá tử nhân mỗi vị 12g. Sắc uống. Dùng chữa táo bón ở người già và phụ nữ sau khi sinh.

Món ăn thuốc có hạnh nhân

  • Hạnh nhân ướp đường phèn:

Hạnh nhân, đường phèn liều lượng bằng nhau. Hạnh nhân ngâm vào nước sôi, bóc bỏ vỏ màng; nghiền trộn với đường. Sáng và chiều mỗi lần ăn 9g. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính, ho khan dài ngày đờm dính.

  • Hạnh lê ẩm:

hạnh nhân 10g, lê to 1 quả. Lê gọt vỏ thái lát. Hai thứ nấu chín. Thêm chút đường phèn khuấy cho tan đều. Dùng cho những bệnh thường gặp như viêm khí phế quản cấp tính dạng viêm khô, sốt, ho khan ít đờm.

  • Cháo hạnh nhân:

hạnh nhân 10g, gạo tẻ 60-100g. Hạnh nhân bóc vỏ ngoài, đập vụn nấu với gạo thành cháo. Dùng cho người hen suyễn cấp phù nề, tiểu dắt, tiểu buốt.

Hạnh nhân vừa làm món ăn, vừa làm thuốc chữa hen.

  • Hạnh nhân trư phế thang:

phổi lợn 200g, hạnh nhân 10g, mật ong 100ml, gừng tươi 10g. Phổi lợn thái lát; nấu với gừng và hạnh nhân, ăn trong ngày. Dùng cho người bị ho gà, ho khan từng cơn dài ngày.

  • Cháo hạnh nhân tử tô:

hạnh nhân 10g, tô tử 15g, lai phục tử 15g, gạo tẻ 100g. 3 dược liệu nấu lấy nước bỏ bã, nấu với gạo thành cháo. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần ăn (sáng, chiều). Dùng cho bệnh nhân bị hen phế quản (suyễn) thở có tiếng ngáy rít trong họng, đầy tức vùng ngực, ho đờm trắng loãng, sợ lạnh, sốt nóng, đau mỏi toàn thân.

  • Gà hầm hạnh nhân:

gà mái ta 1 con (khoảng 1.000g), hạnh nhân 45g. Gà làm sạch, chặt bỏ đầu, cổ, ruột; hạnh nhân đảo trong nước sôi vài phút, bóc bỏ vỏ ngoài. Gà và hạnh nhân đặt trong bát tô to; thêm dấm, muối, gừng, hành và chút nước. Đun cách thủy 2 giờ. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn, lao phổi, táo bón.

Những điều kiêng kỵ khi sử dụng hạnh nhân

Hạnh nhân là “thần dược” trị hen phế quản, tuy nhiên đối với hạnh nhân thì những người bị tiêu chảy không nên ăn. và khi dùng hạnh nhân nên dùng đúng đủ không nên dùng quá liều.

Khổ hạnh nhân có chứa amygdalin, dưới tác dụng của men và dịch vị sẽ cho acid xyanhydric (HCN) và aldehyt benzoic có tác dụng long đờm. Chất HCN có trong hạnh nhân có tác dụng với trung khu thần kinh, lúc đầu gây hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn đến co quắp, sau đó hôn mê, vậy nên không được uống quá liều lượng. Đặc biệt dùng sống rất dễ bị ngộ độc.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

6 bài thuốc Đông y chữa tiêu chảy cấp hiệu quả

Những vấn đề về bệnh tiêu hóa, đặc biệt như bệnh tiêu chảy cấp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến nhiều người rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười. 

Đau bụng do tiêu chảy cấp rất nguy hiểm.

Trong Y Học Cổ Truyền tiêu chảy cấp là tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia làm 2 loại là tiêu chảy cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp thường do lạnh (hàn thấp), do nhiễm trùng (thấp nhiệt) và do ăn uống không đảm bảo.

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây và đi khám bác sĩ, thì Đông y chữa tiêu chảy cấp hiệu quả.

Biểu hiện bệnh tiêu chảy cấp tính

Những người bị Tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn (do thấp nhiệt) có biểu hiện đau bụng, đại tiện lỏng, lỗ đít nóng, phân ra thối, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, phân vàng thâm, đôi khi nặng nôn mửa.

Theo y học cổ truyền, cách điều trị bệnh này là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc. Và dùng một trong những bài thuốc dân gian với những loại dược liệu dân dã, đơn giản dễ làm như Sắn dây, lá Mơ, rau má…

6 bài thuốc trị bệnh tiêu chảy cấp

Bài thuốc số 1: 

Củ sắn dây 50g, cam thảo dây 12g, mã đề thảo 20g. Sắc với 400 ml nước, cứ đun cô lại còn 200 ml nước, chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em nên chia uống 3 – 4 lần trong ngày.

Bài  thuốc số 2:

Cát căn cầm liên thang gia vị: Củ sắn dây 12g, cam thảo 8g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, kim ngân 10g, mộc thông 10g tất cả cho sắc uống.

Bài thuốc số 3:

Sắn dây 12g,mã đề 10g, kim ngân hoa 12g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Dùng sắc uống 2 – 3 lần trong ngày

Rau má bài thuốc chữa tiêu chảy hiệu quả.

Bài thuốc số 4:

Hương nhu 20g, bông mã đề 28g, mộc thông 20g, cúc tần 28g, hoắc hương 20G. Dùng sắc uống 2 lần trong ngày. Chữa người có biểu hiện nóng, khát nước, ỉa lỏng tiểu tiện vàng ít.

Bài thuốc số 5:

Rau Má 200g, mã đề thảo 60g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g. Rau má, mã đề, lá mơ dùng tươi, giã nhỏ ép lấy nước. Sau đó cho thêm nước vắt lại lần 2. Tiếp theo hợp 2 nước sấy khô, lấy bột.

Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng dùng tán mịn. Búp ổi sao qua, sấy ròn tán mịn, trộn tất cả thành bột kép. Bảo quản trong lọ kín, để nơi khổ ráo. Liều lượng đối với người lớn : 1 – 2 thìa cà phê 1 lần. Trẻ em từ 0,5 – 1 thìa / lần; uống với nước đun sôi để nguội

Bài thuốc số 6:

Búp lá tre tẩm nước gừng 40g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hoắc hương 12g, hương nhu 8g. Sắc để lấy nước uống. Nếu cảm thấy khát nước nhiều, thì thêm cám gạo nếp sao cháy đen, thêm 3 lát gừng, ống thay nước trong ngày.

Đây là những bài thuốc Đông y có thể điều trị hiệu quả những bệnh thường gặp như tiêu chảy cấp tính đơn thuần. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày) làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo y học hiện đại càng sớm càng tốt.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cá Diếc- Món ngon, thuốc quý bạn có biết?

Cá Diếc là loại cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam, giàu dinh dưỡng và được mọi người ưa thích. Theo y học cổ truyền cá diếc còn được đánh giá là thuốc quý điều trị nhiều bệnh cực kỳ hiệu quả.

Cá Diếc trị bệnh hiệu quả.

Cá Diếc là loại cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam, rất giàu dinh dưỡng, được mọi người ưa thích. Theo Y Học Cổ truyền, cá diếc tính bình, vị ngọt, tác dụng kiện tỳ, bổ vị điều khí, giúp ăn ngon miệng, phòng chống lạnh bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, lợi tiểu, tiêu thũng, cầm máu (ho ra máu, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu…).

 Một số bài thuốc từ cá Diếc.

  • Tiêu đờm, khỏi ho:

Cá Diếc hầm cà rốt: cá Diếc 250g (1 con), cà rốt 500g, gia vị, hầm chín, ăn lúc đói. Bài thuốc này dùng cho cả trường hợp ho ra máu, ho lao.

Hoặc bạn có thể dùng Cá Diếc bé kho nhừ với củ cải (ăn được cả xương) cũng là món ăn vừa bồi bổ canxi, vừa chữa ho hiệu quả.

  •   Lợi tiểu khỏi phù thũng:

Cá Diếc hầm đậu: cá Diếc 1 con 250 – 300g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 30g, thương lục thái nhỏ 10g. Cho thương lục và đậu vào bụng cá hầm chín. Ăn cái, uống nước vào lúc đói, ăn 2 ngày một lần. Ăn 3 lần.

  • Viêm thận cấp và mạn tính:

Cá Diếc 1 con 250 – 300g làm sạch, ý dĩ 30g, cùi bí đao 60g, nấu chung với lượng nước vừa đủ cho đến khi ý dĩ chín nhừ là được. Hoặc cá Diếc nấu với khoảng 100 – 200g vỏ bí đao.

  • Đại tiện ra máu:

Cá Diếc 1 – 2 con nấu canh lá hẹ sử dụng bệnh giảm nhanh chóng.

  • Chữa sởi (thời kỳ xuất hiện nốt sởi):

Chuẩn bị cá Diếc 1 con làm sạch, đậu phụ 250g. Nấu thành canh cho trẻ ăn ngày 1 lần. Ăn liền 2-3 ngày. Tuy nhiên để tránh gây hóc xương thì phải nấu cá trước, lọc lấy thịt rồi cho đậu vào nấu.

  • Quai bị:

Nấu canh cá diếc với rau câu kỷ (cả cành) để ăn.

Cá Diếc kết hợp cùng thảo dược Đông Y làm thuốc.

  • Trẻ biếng ăn, gầy còm, hay đi lỏng, sức yếu:

Cá Diếc 1 con 250g, trần bì (vỏ quýt khô) 10g, gừng tươi 30g,  hồ tiêu 1g. Gói 3 thứ sau cho vào bụng cá (đã làm sạch). Nấu chín, ăn cá, và uống nước. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền vài ngày.

  • Chữa ít ngủ, ngủ không ngon giấc:

Cá Diếc 300g, hoa thiên lý 50g, lá vông nem bánh tẻ 50g, gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 400ml, sau đó đun sôi rồi cho lá vông và hoa thiên lý cùng với phần cá nạc. Nấu sôi lại là được, và ăn nóng lúc đói vào buổi chiều. Bài thuốc làm ngày 1 lần trong một tuần lễ.

  • Chữa ho:

Cá Diếc 2 con (300g), lá xương sông 100g, gừng tươi 2 lát mỏng, gia vị. Làm như cách chữa mất ngủ trên.

  • Dưỡng phế, giảm ho, cầm máu:

Cá Diếc 1 con 250g, bách hợp 30g, trái hồng khô 2 trái, mỗi thứ đều được làm sạch cho vào nồi, thêm nước nấu chung ninh kỹ với gia vị. Dùng tốt cho người bị các bệnh thường gặp như phế quản, phổi mạn tính, thở dốc, miệng họng khô, hay đổ mồ hôi.

Điều cần chú ý khi dùng cá Diếc.

Trong trường hợp sản phụ ăn cá Diếc như một bài thuốc bồi bổ, các mẹ nên được sự tư vấn của các bác sĩ y học cổ truyền để biết chính xác liều lượng và cách kết hợp các nguyên liệu.

nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì

Mẫu đơn bì trong y học cổ truyền Việt Nam được dùng làm thuốc trị bệnh. Vị thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô của những cây mẫu đơn đã trồng được 3-5 năm.

Cây mẫu đơn cho ra vị thuốc mẫu đơn bì

Theo y học hiện đại, mẫu đơn bì chứa hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống viêm, chống co thắt cơ trơn, chống thấp khớp, hạ sốt, an thần, giảm đau, chống dị ứng, chống loét dạ dày và chống co giật. Ngoài ra, mẫu đơn bì còn có tác dụng gây giãn mạch vành và mạch ở cơ chân, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, hạ huyết áp, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống tác dụng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mẫu đơn bì được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc trấn kinh, chữa nóng âm ỉ kéo dài, không có mồ hôi, sốt về chiều và đêm, hoặc đơn sưng, huyết ứ phát sốt, đau lưng, đau khớp, nhức đầu, đau kinh, kinh nguyệt không đều và bệnh phụ khoa sau khi đẻ. Ngày dùng 6 – 12g, sắc uống.

Những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ mẫu đơn bì

Dưới đây là những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả có sử dụng vị thuốc mẫu đơn bì mà bạn có thể tham khảo:

Chữa hen phế quản khi hết cơn hen: mẫu đơn bì 8g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g.

Chữa di tinh, suy nhược thần kinh, nhức đầu, mất ngủ: mẫu đơn bì 8g; sơn thù, hoài sơn mỗi vị 12g; thục địa 16g; trạch tả, phụ tử chế, phục linh, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa viêm khớp cấp: mẫu đơn bì 10g, tiền hồ 12g, huyền sâm 20g, hoàng cầm 12g, kỷ tử 12g, tri mẫu 12g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, mạch môn 12g, thăng ma 8g, xạ can 6g, đậu khấu 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đau nhức do máu kém lưu thông, gây thiếu máu: mẫu đơn bì 100g; hoài sơn, hà thủ ô đỏ, ngọc trúc, đan sâm mỗi vị 200g; đương quy 1.000g; mạch môn, bạch linh, trạch tả mỗi vị 100g; chỉ thực, thanh bì, thù nhục mỗi vị 50g. Tán bột làm hoàn mỗi viên nặng 5g. Ngày uống 4 – 6g.

Chữa tăng huyết áp: mẫu đơn bì 8g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, sơn thù 8g, phục linh 8g, đương quy 8g, trạch tả 8g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần.

Chữa viêm gan siêu vi khuẩn cấp tính: mẫu đơn bì 16g, sinh địa 24g, nhân trần 40g, chi tử 16g, đan sâm 12g, hoàng liên 12g, huyền sâm 12g, thạch hộc 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: mẫu đơn bì 8g, thanh bì 8g, bạch thược 12g, chi tử 8g, trạch tả 8g, bối mẫu 8g, hoàng liên 8g, ngô thù 4g, trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đái tháo đường: mẫu đơn bì 12g, hoài sơn 20g, thục địa 20g, kỷ tử 12g, thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 8g, sơn thù 8g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2.

Chữa xơ gan cổ trướng: mẫu đơn bì 8g, thục địa 12g, rễ cỏ tranh 20g, hoài sơn 12g, địa cốt bì 12g, bạch truật 12g, sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang.

Mẫu đơn bì là vỏ rễ phơi hay sấy khô của những cây mẫu đơn đã trồng được 3-5 năm

Chữa suy nhược thần kinh: mẫu đơn bì 8g, thục địa 12g, kỷ tử 12g, hoài sơn 12g, sa sâm 12g, câu đằng 12g, mạch môn 12g, sơn thù 8g, cúc hoa 8g, trạch tả 8g, táo nhân 8g, phục linh 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm tắc động mạch: mẫu đơn bì 12g, đương quy 20g, cam thảo 20g, kim ngân hoa 16g, qua lâu nhân 16g, xích thược 16g, ngưu tất 16g, đào nhân 12g, huyền sâm 12g, đan sâm 12g, chỉ xác 8g, binh lang 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa rong huyết: mẫu đơn bì 12g; địa du, huyết dụ, a giao, sinh địa, bạch thược, mỗi vị 12g; hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đau bụng kinh: mẫu đơn bì, hồng hoa, đào nhân, hương phụ, huyền hồ sách, mỗi vị 8g, mộc hương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đơn độc sưng tấy, sưng vú, viêm tinh hoàn: mẫu đơn bì, huyết giác, đơn đỏ,  cam thảo dây, chó đẻ răng cưa, đơn châu chấu, huyền sâm, ngưu tất, mạch môn, mộc thông, chi tử, hoàng đằng, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

“Những bài thuốc trên không thay thế cho lời khuyên của các thầy thuốc, bác sĩ, vì vậy khi sức khỏe gặp vấn đề, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám đông y uy tín để được khám và điều trị”

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà

Hoa Đà là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, tiểu sử về cuộc đời ông luôn là dấu hỏi tò mò đối với hậu thế.

Thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà

Với tài hoa trong y thuật, Hoa Đà được ca ngợi như một Thần y không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn tại các quốc gia đồng văn hóa như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông cũng được xem là một trong những ông tổ của Đông Y.

Hoa Đà cùng Trương Trọng Cảnh và Đổng Phụng được xưng tụng làm Kiến An tam Thần y (建安三神醫); cùng với Trương Trọng Cảnh, Biển Thước và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử.

Tiểu sử Thần y Hoa Đà

Hoa Đà (chữ Hán: 華佗; 145 – 208[1]), biểu tự Nguyên Hóa (元化). Người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu (nay là Bạc Châu, tỉnh An Huy), nơi đây cũng là đồng hương của Tào Tháo.

Hoa Đà là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Sự kiện đáng chú ý trong sự nghiệp hành y của ông phải kể đến lần chữa gãy chân cho Lữ Bố; điều trị chứng đau đầu cho Tào Tháo. Chuyện kể rằng, Tào Tháo mắc mắc bệnh đau đầu đã nhiều năm, khi nghe danh Hoa Đà đã mời ông đến điều trị. Thuốc của Hoa Đà phát huy tác dụng nên ông đước Tào Tháo giữ lại trong quân Tào Tháo một thời gian. Những khi bị đau, Tào Tháo nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.

Cũng từ đây trở đi, khi có người nhà mắc bệnh, Tào Tháo lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, sau đó lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Vụ việc khiến Tào Tháo nghi ngờ, bèn sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không bị bệnh, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Hoa Đà chết trong ngục do bị tra tấn.

Năm Kiến An thứ 24 (219), Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu. Căn bệnh không ai có thể chữa được. Tháng giêng năm sau (220), Tào Tháo qua đời khi ở tuổi 66, để lại sự nghiệp cho con trai Tào Phi.

Hoa Đà là thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Chân dung Hoa Đà trong Tam Quốc diễn nghĩa

Thực tế Thần y Hoa Đà chết từ năm 208. Tuy nhiên theo tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hoa Đà được biết đến là người điều trị cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm. Trong lúc Hoa Đà mổ vai, Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ vây. Đoạn miêu tả này nhằm ca ngợi sự dũng cảm của Quan Vũ, đồng thời ca ngợi cả y thuật cao siêu của Hoa Đà.

Theo sử sách ghi chép, Hoa Đà còn biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là Ma phí tán (麻沸散). Trong sách của tác giả Trần Thọ có đoạn chép: “Nếu như bệnh tích ở bên trong, dùng kim châm không có tác dụng thì tất phải thực hiện mổ. Trước tiên cho uống Ma phí, người bệnh sẽ bị hôn mê giống như chết, nhờ vậy thực hiện việc mổ một cách dễ dàng.”

Theo tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc đã nghi Hoa Đà muốn giết mình nên tống ông vào ngục và giết chết Hoa Đà. Cũng theo tiểu thuyết này, Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình cho người lính này. Tuy nhiên, do vợ của người lính đó sợ nếu chồng mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền.

Hoa Đà cũng được cho  là người sáng tạo ra Ngũ Cầm Hí (五禽戲), tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim giúp nâng cao sức khỏe và bảo vệ bản thân.

Hoa Đà dù đã ra đi mãi mãi nhưng người dân Trung Quốc cũng như cộng đồng người theo học Đông y đều cảm thán trước tài năng của ông, là động lực để các thế hệ sau học tập và phát triển nền y học cổ truyền hơn nữa.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc cứu sống người tai biến mạch máu não trong 1 phút

Không chỉ được xem là bệnh của người già, những năm gần đây tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa đã trở thành nỗi ám ảnh rất lớn đối với mọi người.

Tai biến mạch máu não nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà

Tai biến mạch máu não nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà

Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, bệnh tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp… Căn bệnh này xưa nay được xem là bệnh của người già, thế nhưng nhiều năm gần đây, tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa. Kể cả người trẻ cũng mắc căn bệnh này nếu không được quan tâm, điều trị đúng các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Theo thống kê tại chuyên mục Tin tức y dược tai biến mạch máu não là một trong 3 căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề, có thể bán thân bất toại, méo miệng…thậm chí gây tử vong nên không được cấp cứu kịp thời.

Khi xác định một người bị tai biến mạch máu não trong tình trạng mê man, nếu không cấp cứu kịp thời, thì di chứng để lại nặng nề, hoặc chết, hoặc tàn phai suốt đời, nhẹ thì liệt nữa người, nặng thì liệt toàn thân. Nguy cơ này rất cao nếu người bệnh ở vùng sâu vùng xa, hay những nhà cao tầng, khu dân cư khiến xe cấp cứu không đến kịp.

Dấu hiệu của người bị tai biến mạch máu não

  • Miệng méo một bên,
  • Bỗng dưng không nhìn thấy mắt mờ; thấy điểm mù; mờ một bên;
  • Cảm thấy tê dại ở một nữa người nhất là tay hoặc chân;
  • Người yếu dần rồi rơi vào hôn mê;
  • Ù tại, đi đứng không vững;
  • Ngoài ra một số triệu chứng khác bao gồm đau đầu, nôn ói, thậm chí là co giật.

Cách đơn giản để xác định người đó có đang mắc phải tai biến mạch máu não hay không, hãy làm cách sau:

  • Đề nghị người bệnh cười
  • Đề nghị người bệnh nói
  • Đề nghị người bệnh giơ tay lên

Nếu họ gặp 3 trở ngại nào trong 3 điều trên, để duy trì sự sống và hạn chế các biến chứng hãy mau chóng dùng bài thuốc lá ớt chỉ thiên nói trên và gọi ngay cấp cứu tới cơ sở y tế gần nhất.

Lá ớt chỉ thiên bài thuốc cứu sống người tai biến mạch máu não

Hướng dẫn cách cấp cứu bệnh nhân tai biến từ lá ớt chỉ thiên

Đối với tất cả mọi người và mọi nhà, tai biến mạch máu não là nỗi ám ảnh rất lớn. Lá ớt làm nên thức uống kỳ diệu giúp hồi tỉnh bệnh nhân tức thời mà bất kỳ ai cũng nên “nằm lòng” để sử dụng khi cần.

Theo y học cổ truyền ớt chỉ thiên có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp…

Trong trường hợp tai biến mạch máu não, người thân ngay lập tức dùng lá của cây ớt chỉ thiên để cấp cứu bệnh nhân theo cách sau:

Nguyên liệu:

  • Lá ớt chỉ thiên
  • Muối: 2g
  • Nước: 500ml

Cách dùng:

  • Lá ớt tươi rửa sạch dưới vòi nước, chú ý loại lá già để có tác dụng tốt nhất.
  • Cho lá ớt vào cối hoặc máy xây dùng với 500ml nước đun sôi để nguội, cho thêm vài hạt muối.
  • Lọc phần nước cho bệnh nhân uống, lá ới đắp vào răng sẽ giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi.

Trong tình cảnh bệnh nhân bị đột quỵ do tai biến mạch máu não, việc dùng bài thuốc lá ớt không gây biến chứng nguy hiểm như việc dùng kim chích mười đầu ngón tay.

Việc trang bị cho mình và người thân các kiến thức về căn bệnh nguy hiểm là điều cần thiết và quan trọng để có phương pháp cấp cứu và duy trì sự sống cho người không may mắc phải.

Exit mobile version