Tìm hiểu thông tin về bệnh viêm gan virus A

Nắm được nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh viêm gan do virus viêm gan A gây nên sẽ giúp người bệnh sớm có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viêm gan A có triệu chứng bệnh như thế nào?

Bệnh viêm gan virus A là một bệnh thường gặp do virus viêm gan A gây ra. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn và không có tổn thương lâu dài, theo đó sau khi bị nhiễm bệnh thì cơ thể sẽ sản sinh ra một kháng thể miễn dịch suốt đời.

Mục Lục

Bệnh viêm gan A có triệu chứng bệnh như thế nào?

Triệu chứng đầu tiên báo hiệu bệnh viêm gan A là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần. Diễn biến thường nhẹ và tự khỏi, ở người lớn nhiễm HAV diễn biến lâm sàng thường rầm rộ và kéo dài hơn. Người bệnh có thể phát hiện bệnh bằng các biện pháp thăm khám như

Cận lâm sàng

  • ALT, AST máu tăng.
  • Bilirubin máu tăng.
  • IgM anti-HAV dương tính trong viêm gan A cấp.
  • IgG anti-HAV dương tính có giá trị bảo vệ và xác định tình trạng nhiễm HAV trước đây.
  • Virus viêm gan A có thể hiện diện trong máu và phân của người bị nhiễm bệnh lên đến hai tuần trước khi có biểu hiện lâm sàng.

Chẩn đoán xác định

  • Dịch tễ: tiền sử tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hay trực tiếp qua quan hệ tình dục miệng – hậu môn hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị viêm gan virus A.
  • Lâm sàng: chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt – vàng da.
  • Cận lâm sàng: anti HAV IgM dương tính.

Chuẩn đoán bệnh viêm gan A bằng nhiều cách khác nhau

Chẩn đoán thể lâm sàng

  • Viêm gan virus A cấp tính: Triệu chứng chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần. Diễn biến thường tự khỏi.
  • Viêm gan virus A tối cấp (2%): sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ, hôn mê gan dẫn đến tử vong.
  • Viêm gan virus A kéo dài: Ít gặp. Ứ mật kéo dài đôi khi có thể xảy ra từ 2-3 tháng, ít để lại hậu quả nặng nề.

Chẩn đoán phân biệt

Theo các bác sĩ chuyên khoa Hỏi đáp bệnh học, cần phân biệt với các nguyên nhân gây viêm gan khác như: viêm gan nhiễm độc, viêm gan do virus khác, viêm gan tự miễn…Các nguyên nhân gây vàng da khác: leptospirosis, sốt rét…một số căn nguyên như tắc mật cơ giới như u đầu tụy, u đường mật, sỏi đường mật…

Dự phòng viêm gan virus A như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh viêm gan A thì tiêm phòng vaccine là biện pháp được khuyến cáo cao nhất. Những đối tượng cần tiêm chủng như tất cả trẻ em lớn hơn một tuổi. Những người có khả năng bị tiếp xúc với HAV trong công việc. Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới và những người có khả năng trở thành bệnh nặng nếu họ bị nhiễm HAV: người bệnh mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch.  Ngoài ra những bệnh nhân bị nhiễm viêm gan virus A nên rửa tay kỹ trước, sau khi ăn và khi tiếp xúc với người khác. Không nên ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín từ các khu vực sông biển bị ô nhiễm…

Dự phòng viêm gan virus A bằng cách tiêm phòng vaccine

Để việc phòng ngừa bệnh có hiệu quả thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị, theo đó có thể sử dụng một số phương pháp điều trị Tây y hoặc Y học cổ truyền để căn bệnh không gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn: sưu tầm