Thầy thuốc đông y chia sẻ cách xác định huyệt đúng để bấm huyệt

64 / 100

Xác định huyệt đúng và trúng đạt được hiệu quả cao nhất khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và hơ ngải.

huong dan cach bam huyet 4 1

Huyệt là những điểm đã được xác định trên mặt da phân bổ theo đường kinh (huyệt của kinh), hoặc không nằm trên kinh (biệt huyệt hoặc kinh ngoại kỳ huyệt).Thông qua chúng, sinh khí của tạng phủ và kinh lạc chuyển đến những phần khác nhau của bể mặt da. Qua trung gian các đường kinh huyệt, huyệt liên kết với tạng phủ, các giác quan và các tổ chức. Do vậy kích thích các huyệt có thể tác động đến kinh liên hệ, điều này cho phép nâng cao sức để kháng bản thể của các cơ quan bằng cách điều chỉnh sinh lực, sự lưu thông khí huyết và nhờ đó chữa lành bệnh. Lúc chữa bệnh muốn nắm vững được vị trí chính xác của huyệt thì cần phải hiểu được phương pháp lấy huyệt, mà sự chính xác đó lại liên quan trực tiếp đến vấn đề hiệu quả trị liệu.

Mục Lục

Phương pháp để định vị huyệt

Phép đo cốt đạc (Cốt đạc pháp): đây là xét theo từng bộ vị trong thân thể chia thành phân thốn làm tiêu chuẩn nhất định, chiếu theo phân thốn đó mà lấy huyệt.

Bá Nhân Thận Mệnh Đại Cường

Hợp Lao Tam Dũng mười đường chớ quên

Tám huyệt bụng, cộng chung thập bát

Mười tám chiêu chinh phạt Đông Tây

“Đau đâu đốt đó” cũng thầy

Nên hư cao thấp bước này mà thôi.

Theo bài thơ trên có thứ tự sau: 1. bá hội; 2. nhân trung; 3. thận du; 4. mệnh môn; 5. đại chùy; 6. trường cường; 7. hợp cốc; 8. lao cung; 9. túc tam lý; 10. dũng tuyển; 11. bụng có 8 huyệt

*Bụng: gồm 8 huyệt: rốn (thần khuyết) ở giữa, 4 huyệt nằm xung quanh cách giữa rốn một tấc (thốn), 3 huyệt còn lại chia đều phần bụng trên tới huyệt cưu vĩ (đuôi chim cu).

ngai cuu bam huyet cuu vi than khuyet

Chủ trị: Đốt ấm và trị tất cả các bệnh thuộc bụng như lạnh bụng, đau bụng, sôi bụng, sình bụng, tiêu chảy…

Chú thích:

  • Số 1: rốn: thần khuyết
  • Số 2, 3, 4, 5: bốn huyệt quanh rốn 1 tấc: tê tứ biên; số 2 còn có tên thủy phân
  • Số 6: kiên lý: trên rốn 3 tấc
  • Số 7: thượng quản: trên rốn 5 tấc.
  • Số 8: cưu vĩ: trên rốn 7 tấc

Và căn cứ theo thứ tự trên thì các huyệt nằm ở:

  • Phần đầu: có huyệt số 1: bá hội, số 2: nhân trung
  • Phần lưng: có huyệt số 3: thận du, số 4: mệnh môn, số 5: đại chùy, số 6: trường cường
  • Phần tay: có huyệt số 7: hợp cốc, số 8: lao cung
  • Phần chân: có huyệt số 9: túc tam lý, số 10: dũng tuyển
  • Phần bụng: có 8 huyệt

Còn câu “Đau Đâu Đốt Đó Cũng Thầy” là muốn nói: Đốt cứu huyệt Bách Hội (còn gọi là bách hội), Nhân Trung, ở đầu thì sẽ trị các bệnh nhức đầu, đau nửa đầu, lạnh đầu .. kết hợp huyệt Hợp Cốc và Liệt Khuyết, tăng thêm phần trị liệu.

Hoặc: Đốt cứu huyệt Thận Du, Mệnh Môn, Đại Chùy,Trường Cường, sẽ trị các bệnh thuộc về lưng như đau lưng, lạnh lưng, vôi hóa cột sống .. kết hợp với huyệt Phong Thị ,Hoàn Khiêu tăng thêm phần trị liệu..

Xác định vị trí huyệt

Bá hội: trên mí tóc gáy 7 thốn ở giữa đường nối 2 đỉnh vành tai, huyệt này ở trung tâm đỉnh đầu.

Hợp cốc: chỗ lõm giữa xương ngón tay và ngón trỏ.

Khúc trì: co cùi chỏ bàn tay vào ngực, huyệt ở chỗ lõm chỉ của nếp gấp khuỷu tay.

Kiên ngung: khe lõm ngoài vai khoảng giữa 2 xương, đưa tay lên lấy huyệt ở chỗ lõm.

Liêt khuyết: chấp 2 bàn tay giữa hổ khẩu (ngón tay cái và trỏ cách cườm tay 1,5 tấc là huyệt).

Lao cung: giữa lòng bàn tay trên động mạch gấp ngón tay vô danh (ngón áp út) vào để lấy huyệt.

Mệnh môn: dưới đốt xương sống l4 (đối xứng qua rốn nằm trên cột xương sống là huyệt).

Nhân trung: ngay giữa đáy rãnh nhân trung điểm nối tỷ lệ 1⁄3 trên với 2/3 dưới.

Phong thị: chân dũi thẳng, bàn tay áp vào đòi, ngón tay giữa đè vào đùi có chỗ lõm là huyệt.

Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, nằm ở chỗ lõm dưới xương.

Thần khuyết: giữa lỗ rốn.

Thận du: hai bên xương sống ở dưới đốt xương sống số 14.

Trường cường: huyệt ở giữa hậu môn và trước đầu xương cụt.

Túc tam lý: dưới đầu gối 3 tấc, ở ngoài xương ống chân, trong chỗ nổi lên của 2 đường gân lớn hoặc lòng bàn tay áp lên đầu gối, đầu ngón giữa xích ra ngoài 1 khoát lóng tay là huyệt.

Thầy thuốc đông y chia sẻ cách xác định huyệt đúng để bấm huyệt
Thầy thuốc đông y chia sẻ cách xác định huyệt đúng để bấm huyệt

Cách đo và xác định vị trí huyệt

Nếu bàn tay bệnh nhân có kích thước bằng với bàn tay của thây thuốc thì thây thuốc có thể đo bằng tay của mình hoặc trừ hao nếu như hai người không giống nhau.

Lấy giới hạn 2 đầu lằn nếp gấp của ngón tay giữa làm một thốn (Thốn: còn gọi là tấc).

Hoặc lấy bể rộng của ngón tay cái bệnh nhân làm một thốn (một tấc).

Lấy chiều ngang của ngón trỏ và ngón giữa của bệnh nhân làm một thốn rưỡi (tấc rưởi).

Lấy 4 ngón tay (trừ ngón cái) của bệnh nhân làm 3 thốn (3 tấc).

Cách lấy thốn (tấc) bằng ngón tay. Tuy nhiên cách đo này kém chính xác. căn cứ vào mốc giải phẫu của cơ thể hoặc tư thế tự nhiên của bệnh nhân để tìm vị trí của huyệt.

Ví dụ: Như huyệt Toán Trúc thì ở đầu chân mày. Huyệt Ấn Đường thì ở giữa hai chân mày, hoặc buông xuôi tay chỗ tận cùng đầu ngón tay giữa (trên đùi) là huyệt Phong Thị v.v..

Tóm lại, khi muốn tìm huyệt phải theo các cách trên. Muốn cho được chính xác hơn nên dùng ngón tay ấn mạnh vào vùng huyệt mình đã đo để kiểm tra, có cảm giác liên cảm giữa người bệnh và ngón tay của người thầy thuốc. Khi ấn đúng huyệt, người bệnh thường có những cảm giác ê tức, nhói khó chịu hoặc tưởng chừng chạm phải dòng điện lan tỏa xung quanh, hoặc dưới ngón tay của người thầy thuốc cảm thấy nơi đó rắn chắc hơn các vùng không có huyệt.