Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng và cách dùng dược liệu Miểng bát trong Đông Y

Miểng bát là một loại cây dại, mọc hoang rất thân quen đối với người dân vùng quê. Miểng bát không chỉ là thực phẩm ăn được mà còn là một vị thuốc hay trong Y học cổ truyền.

Tác dụng của Miểng bát dây trong Y học cổ truyền là gì?

Theo Đông y, dây bát có vị ngọt và tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc và dưỡng âm. Thường sử dụng chữa miệng khô khát dùng nước nhiều, táo bón, tiểu buốt, tiểu gắt, bí tiểu, người nóng nổi mụn nhọt… Canh dây Miểng bát có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, còn vào mùa hè giúp thanh nhiệt giải hỏa, bồi bổ sức khỏe.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hay được các chia sẻ sử dụng:

  • Chữa đái tháo đường: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đại học sư phạm TP. Hồ CHí Minh phát hiện dịch chiết dây Miểng bát có tác dụng ức chế Glucosidase. Đây là một trong các cơ sở chứng minh hiệu quả hạ đường huyết, hỗ trợ chữa trị được bệnh tiểu đường của loại thảo dược này. Từ kết quả trên đã cho thấy vấn đề sử dụng cây Miểng bát dây trong các bài thuốc hỗ trợ bệnh đái tháo đường của dân gian là có cơ sở khoa học.

Người bệnh bị tiểu đường hái lá non dây bát 100 gram, thịt cua 50 gram, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên sẽ giảm lượng đường đáng kể. Mỗi tuần ăn khoảng vài lần. Có thể sử dụng ngọn lá non cả hoa quả rửa sạch ăn sống hoặc xay nước dùng đều được.

  • Chữa nóng trong người nổi mụn nhọt, tiểu buốt, bí tiểu: Dây Mảnh bát 50 gram, phối hợp với rễ cây Chùm ngây 30 gram. Cam thảo dây 20 gram, thái nhỏ, sau đó phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, dùng làm hai lần trong ngày. Có thể hái lá Miểng bát dây nấu canh ăn dùng 2 lần trong ngày
  • Chữa lở loét, vết cắn do côn trùng…

Lá Miểng bát để tươi, giã đắp sẽ chữa mụn nhọt, lở loét, vết cắn do rết hoặc côn trùng, nếu giã nát lá, thêm nước, gạn dùng, rồi lấy bã hơ nóng, xoa miết khắp người chữa cảm sốt và đau đầu. Hạt Mảnh bát nghiền nát, trộn với dầu dừa, bơi hàng ngày có tác dụng chữa trị ghẻ. Để có hiệu quả nhanh hơn có thể hái trái Miểng bát xanh nhai sống, tuy nhiên trái Miểng bát sống có vị đắng nên rất khó nhai.

  • Chữa trúng độc:

Sử dụng dây Miểng bát để chữa trị trúng độc bằng phương pháp lấy rễ củ của cây để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt dùng hoặc rễ phơi khô 30 gram đến 50 gram, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml và dùng làm 1 lần trong ngày.

  • Chữa bệnh trĩ:

Để chữa trĩ, hãy lấy lá Mảnh bát tươi 50 gram, rau Diếp cá tươi 50 gram, hoa Mào gà 5g, xơ Mướp đốt tồn tính 5g, sắc dùng trong ngày.

  • Các tác dụng nổi bật khác của Miểng bát dây

Ngoài tác dụng chữa trị nổi mề đay, cây Miểng bát còn được dân gian sử dụng chữa trị nhiều căn bệnh khác như: bệnh lao phổi bằng thân cây Miểng bát . Trị bệnh xương khớp bằng thân trái Miểng bát . Hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường bằng lá Miểng bát .

Phương pháp chữa bệnh sử dụng Miểng bát dây trong Y học cổ truyền

  • Chữa trị lao phổi: Thân Miểng bát thái mỏng, phơi khô 20 gram. Đun với khoảng 1,2 lít nước để dùng hàng ngày.
  • Chữa trị bệnh xương khớp: Lấy trái Miểng bát đập dập, hơ nóng, chườm vào nơi bị đau nhức nhức hoặc nếu đau ở phần lưng bạn có thể để trái Miểng bát hơ nóng trên giường rồi nằm đè lên trên. Phương pháp này giúp đánh tan các cơn đau ở vùng cơ và vùng khớp rất hiệu quả.
  • Chữa trị bệnh tiểu đường; Quả Miểng bát non bỏ hạt, thái mỏng phơi khô 5g, đun nước dùng hàng ngày. Đây là phương pháp làm đơn giản giúp nhiều bệnh nhân tiểu đường ổn định được đường huyết sau một thời gian ngắn.

Miểng bát dây là một loài cây mọc hoang rất ít được trồng ở nước ta. Không nên sử dụng Miểng bát vào buổi chiều hoặc tối.

Miểng bát dây có tính mát nên các bạn hệ tiêu hóa kém, tỳ vị hư hàn, thường xuyên bị lạnh bụng, đau bụng cần hạn chế sử dụng. Ngoài Miểng bát dây thì còn có một loại khác nữa là Miểng bát thân gỗ với tác dụng chủ yếu là chữa trị lao phổi, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn nhé.

Nguồn: tổng hợp từ BV vinmec và suckhoedoisong

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược sĩ chia sẻ danh sách cây thuốc nam trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dẫn đến yếu cơ, thậm chí yếu liệt. Dược sĩ chia sẻ danh sách cây thuốc nam trị đau thần kinh tọa trong bài viết sau đây!

Dược sĩ chia sẻ danh sách cây thuốc nam trị đau thần kinh tọa

Có thể sử dụng bài thuốc nam trị bệnh không?

Đau thần kinh tọa là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương dây thần kinh tọa, loại dây thần kinh dài nhất trong cơ thể kéo từ phần thắt lưng đến các ngón chân. Biểu hiện nổi bật của bệnh là đau nhức tại các bộ phận mà dây thần kinh chạy qua như thắt lưng, hông… Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 đến 50 và mắc nhiều ở nam giới.

Các bài thuốc dân gian trị đau thần kinh tọa hiện nay chủ yếu sử dụng cây thuốc Nam để bào chế. Các bài thuốc có công dụng tốt nhưng chỉ phù hợp với người bệnh bị đau nhức xương khớp hoặc thần kinh tọa ở tình trạng nhẹ hoặc vừa.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ một số cây thuốc nam trị đau thần kinh tọa

Tất bát trị đau thần kinh tọa

Trong Y học cổ truyền, Tất bát là thảo dược có vị ngọt, tính ấm. Tất bát được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý về xương khớp. Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 100g Tất bát, 1 củ gừng, 1 thìa muối hạt (30g), nước ấm.
  • Rửa sạch Tất bát, gừng và để ráo nước.
  • Giã nát Tất bát và gừng.
  • Đổ hỗn hợp vừa giã ra chậu, hoà thêm với muối và nước ấm để ngâm chân.
  • Thực hiện xoa bóp các huyệt ở chân trong quá trình ngâm để tăng hiệu quả điều trị.
  • Ngâm chân khoảng 30 phút thì dừng lại, sau đó rửa sạch và lau khô chân.

Lưu ý trong quá trình ngâm có thể pha thêm nước nóng để giữ cho nước luôn ấm. Không nên để quá nóng vì có thể gây ra bỏng, quá nguội sẽ không đạt được hiệu quả.

Trị đau thần kinh tọa bằng ngải diệp

Sách Đông y ghi chép rằng, ngải diệp là loại thảo dược có vị đắng, tính ấm, có công dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bởi vậy, ngải diệp rất tốt cho người bệnh đau thần kinh tọa.

Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong thành phần của ngải diệp có chứa hàm lượng hoạt chất Thujone rất lớn. Đây là chất có tác dụng giảm đau nhờ vào quá trình ức chế hệ thần kinh trung ương. Thực hiện bài thuốc như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 300-500g ngải diệp, 50g muối hạt, khăn xô
  • Rửa sạch ngải diệp, để ráo nước
  • Cho ngải diệp lên chảo nóng sao khô, cho thêm muối hạt vào đảo cùng
  • Đổ hỗn hợp đã sao vào khăn xô, chườm lên vị trí dây thần kinh đang bị đau nhức
  • Chườm nóng trong khoảng 30 phút. Thực hiện từ 2-3 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 3 tuần để có hiệu quả tốt
  • Lưu ý, duy trì nhiệt độ trong quá trình chườm. Nếu nguội có thể sao lại và tiếp tục chườm.

Trị đau thần kinh tọa bằng các cây thuốc nam khác

Ngoài việc sử dụng các thảo dược kể trên, người bệnh có thể áp dụng các cây thuốc Nam sau trong điều trị đau thần kinh tọa:

  • Rau má
  • Cỏ xước
  • Quả dứa
  • Sâm Ngọc Linh

Việc điều trị đau thần kinh tọa bằng các cây thuốc Nam kể trên cần sự kiên trì từ phía người bệnh. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc Nam nào người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Nguồn:Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược sĩ chia sẻ công dụng tuyệt vời của dược liệu Hạn liên thảo

Hạn niên thảo là một trong các loại dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền. Hãy cùng dược sĩ tìm hiểu công dụng của dược liệu này trong bài viết sau đây!

Dược sĩ chia sẻ công dụng tuyệt vời của dược liệu Hạn liên thảo

Một số công dụng chữa bệnh của dược liệu Hạn liên thảo

Theo Y học cổ truyền, dược liệu Hạn liên thảo có vị chua và tính mát nên rất hiệu quả trong việc chữa trị tình trạng xuất huyết và một số dấu hiệu mẩn ngứa hay sưng tấy. Còn theo y học hiện đại, dược liệu Hạn liên thảo có nhiều tinh dầu, Carotene, Alcaloid,… có công dụng cầm máu và phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả.

Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh cụ thể :

  • Chữa trị chứng khó tiêu, táo bón và một số rối loạn trong dạ dày.
  • Phòng chống ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy rằng, một vài dưỡng chất trong loại cỏ này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, phá vỡ một vài phân tử DNA để loại bỏ một số tế bào đột biến.
  • Rất tốt cho gan: Một số chất trong dược liệu Hạn liên thảo giúp gan hoạt động hiệu quả và phòng ngừa một số bệnh lý về gan.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Hạn liên thảo có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng hiệu quả nên có thể được dùng để phòng ngừa hay chữa trị tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Một số vấn đề về hô hấp: Một trong một số công dụng của Hạn liên thảo là làm sạch đờm, giảm nhiễm trùng vì thế có thể chữa trị hiệu quả một số vấn đề về đường hô hấp.
  • Cải thiện sức khỏe mắt: Trong Hạn liên thảo có chứa một hàm lượng carotene cao nên có thể loại bỏ một số gốc tự do gây thoái hóa điểm vàng, từ đó phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực.
  • Có công dụng làm dịu cơn đau ở một số người mắc bệnh trĩ.
  • Kết hợp với dầu gội để tạo ra một hỗn hợp giúp dưỡng ẩm da đầu, ngăn ngừa tình trạng gàu, khô da đầu, ngăn ngừa rụng tóc, giúp bạn có mái tóc bóng mượt,…
  • Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu: Hạn liên thảo có chứa một lượng sắt lớn nên có công dụng phòng ngừa và chữa trị tình trạng thiếu máu.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu nên rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
  • Phòng ngừa sảy thai: Phụ nữ bị sảy thai liên tiếp có thể áp dụng một số bài thuốc cổ truyền từ dược liệu Hạn liên thảo để phòng tránh tình trạng sảy thai tái phát.
  • Làm đẹp da: Sử dụng dược liệu Hạn liên thảo có thể giúp bạn chữa trị một số bệnh lý về da, cải thiện làn da. Từ đó, giúp bạn có một làn da khỏe đẹp và tươi trẻ hơn.

Hình ảnh dược liệu Hạn niên thảo

  • Cải thiện tình trạng nhiễm trùng xoang.
  • Chữa trị bệnh hen suyễn: Kết hợp nhọ nồi và mật ong có thể tạo ra một phương thuốc giúp bạn giảm ho, giảm đau tức ngực,…
  • Giảm đau răng: Dược liệu Hạn liên thảo có chứa ethanol và ancaloit có công dụng giảm đau răng rất hiệu quả và nhanh chóng.

Thông tin về công dụng của dược liệu Hạn niên thảo trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ, lương y chuyên khoa để hiểu rõ hơn về công dụng của các loại dược liệu Y học cổ truyền.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Sinh Sản - Tình Dục Học

Món Ăn Bài Thuốc YHCT Chữa Hiếm Muộn Ở Nam Giới

Nam giới ngoài việc chữa trị bằng các phương pháp khoa học hiện đại, y học cổ truyền cũng góp phần đáng kể giúp các quý ông thực hiện được vai trò làm bố, đó chính là các món ăn bài thuốc Y học cổ truyền

Đàn ông hiếm muộn ngày nay không phải là hiếm

Bầu dục xào khổ qua:

Bầu dục lợn 300g, khổ qua (mướp đắng) 300g, gia vị, hành, gừng đủ dùng. Bầu dục rửa sạch, bóc bỏ lớp màng và phần trắng bên trong, thái miếng mỏng. Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt thái mỏng. Cho dầu ăn vào chảo, đợi nóng cho hành phi thơm, cho bầu dục vào đảo tái rồi cho mướp đắng vào xào chín là dùng được. Món ăn này giàu vitamin C, A, E, có tác dụng giảm mỡ máu, bổ thận tráng dương. Những người bị di tinh, ra mồ hôi trộm, hay ra mồ hôi, xuất tinh sớm nên dùng.

Thịt dê xào tỏi:

500g thịt dê tươi, tỏi 100g, gừng, hạt tiêu, gia vị mỗi thứ một ít. Thịt dê, tỏi rửa sạch thái miếng mỏng. Cho chảo lên bếp đổ dầu ăn phi thơm vàng một ít tỏi rồi đổ cả thịt và chỗ tỏi còn lại vào, nêm gia vị là dùng được. Món ăn này giàu protein, có thể giảm cholesteron trong máu. Những người thận dương hư, liệt dương, ra mồ hôi trộm thích hợp với món ăn này.

Hải sâm nấu mực, chim cút:

Chim cút 1 con, hải sâm, mực khô 50g, hành hoa, gừng, gia vị mỗi thứ một ít. Chim cút làm sạch lông, nội tạng rửa sạch; mực và hải sâm ngâm nước cho nở, rửa sạch thái nhỏ. Cho chim cút và mực vào hầm khoảng 30 phút, sau đó cho hải sâm, gia vị vào nấu sôi là dùng được. Món ăn này có tác dụng bổ thận dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Những người xuất tinh sớm, di tinh do thận nên dùng.

 Bên cạnh đó còn rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền rất tốt cho nam giời hiếm muôn. Nhưng trước tiên các bạn hãy đến gặp bác sỹ thăm khám để có phương thức điều trị tốt nhất.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược liệu Giả mạc gia có công dụng gì trong Y học cổ truyền?

Dược liệu Giả mạc gia có công dụng thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, tán phong hàn, giảm đau nên có giá trị y học cao. Hãy cùng tìm hiểu công dụng chi tiết trong bài viết sau đây!

Công dụng Giả mạc gia theo đông y

Lần đầu tiên dược liệu Giả mạc gia được ghi lại trong cuốn sách có tên Thần Nông Bản Thảo Dược, được biên soạn vào thời nhà Tần hoặc nhà Hán. Nó có vị cay nồng, tính ấm và công dụng lên gan, túi mật và màng tim.

Trong Y học cổ truyền, dược liệu Giả mạc gia có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở phần dưới của cơ thể, lưu thông máu, giảm đau. Nó là dược liệu chính để điều trị những bệnh phụ khoa và được dùng rộng rãi cho những trường hợp kinh nguyệt không đều, vô kinh và đau bụng kinh.

Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất của vị thuốc đông y Giả mạc gia có thể công dụng lên não. Giả mạc gia được coi là loại thuốc hàng đầu để điều trị những loại đau đầu như do gió lạnh hoặc gió nóng, phong hàn ẩm thấp, huyết ứ, thiếu máu. Dược liệu Giả mạc gia có công dụng đáng chú ý đối với chứng đau khớp do thấp khớp và liệt nửa người vì đột quỵ.

Dược liệu Giả mạc gia có công dụng gì theo dược lý hiện đại?

Dược liệu Giả mạc gia đã được dùng hàng ngàn năm để điều trị đau đầu, đau khớp do thấp khớp, rối loạn kinh nguyệt, sưng đau, những bệnh tim mạch và mạch máu não. Loại dược thảo này có thể hoạt động như:

  • Thuốc giảm đau: Có khả năng làm giảm cường độ của những tín hiệu đau.
  • Kháng khuẩn: Chống lại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Pseudomonas aeruginosa, thương hàn, vi trùng lỵ và sinh mủ.
  • Chống nấm: Tiêu diệt nấm bằng cách phá vỡ thành tế bào của nấm.
  • Thuốc an thần: Dược liệu Giả mạc gia giúp bệnh nhân giảm lo lắng và gây ngủ, làm dịu người.
  • Phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, giảm mức cholesterol trong huyết thanh cũng như mật độ lipoprotein và mức độ xơ vữa động mạch.
  • Dược liệu Giả mạc gia công dụng ức chế hình thành huyết khối tiểu cầu.
  • Phthalide trong dược liệu Giả mạc gia bảo vệ chức năng nội mô khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ và cải thiện tình trạng tưới máu cơ tim.
  • Đối với mạch máu não: Làm giảm phù não và tăng lưu lượng máu não. Nhờ vậy, nó có công dụng phòng thiếu máu não và chứng đau nửa đầu, điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Công dụng hạ sốt, chống viêm.

Những lưu ý khi dùng dược liệu Giả mạc gia

Khi dùng dược liệu Giả mạc gia, người dùng cần lưu ý như sau:

  • Thuốc này nên tránh trong thời kỳ nôn mửa, chóng mặt, mang thai và cho con bú.
  • Những bệnh không nên dùng Giả mạc gia: Khí thăng, đờm suyễn, đầy bụng, tỳ hư, ăn ít; bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng.
  • Những vị thuốc không phối hợp với Giả mạc gia: Hoạt thạch, hoàng liên, sơn thù, lang độc, hoàng kỳ, tiêu thạch,…

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược 2023

Một số đơn thuốc có Giả mạc gia

Liều dùng nên được bác sĩ chỉ định. Thân rễ dược liệu Giả mạc gia là bộ phận được dùng làm thuốc. Liều dùng: Hạ khô thảo 3–9 g ngày / người lớn, sắc lấy nước uống. Có thể dùng đơn độc hay kết hợp với những dược liệu khác.

  • Bài thuốc giúp hoạt huyết, điều kinh:dương quy 12g, Giả mạc gia 8g. Sắc với rượu loãng uống.
  • Trừ phong, giảm đau:Giả mạc gia và bạc hà 6g, tế tân 3g, khương hoạt 8g, cam thảo 4g; bạch chỉ, phòng phong, kinh giới mỗi vị 12g. Nghiền thành bột, mỗi lần dùng 4g sắc nước uống.
  • Bài thuốc trợ dương, ích khí, giải biểu: Hoàng kỳ 8g; cam thảo, đại táo2g; thục phụ tử, tế tân, khương hoạt, phòng phong, nhân sâm, quế chi, thược dược, Giả mạc gia, gừng nướng mỗi vị 4g. Dùng sắc uống.

Khi có bệnh bạn nên đi khám và tuân thủ dùng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian được bác sĩ khuyến cáo.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn:Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bạch cương tàm vị thuốc đông y hiệu quả

Bạch cương tàm là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y Học Cổ Truyền với những tác dụng như chữa viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm phế quản

Đặc điểm vị thuốc Bạch cương tàm

Theo nghiên cứu Y Học Cổ Truyền nên chọn lấy những con tằm bị chết trắng nằm thẳng cứng đờ trong nong mới là thuốc tốt. Những con tằm chết do nguyên nhân khác, hoặc là tằm bủng tằm xấu được đem luộc rồi phơi khô trộn ít bột nếp, hoặc tẩm vôi cho trắng ra, để làm giả, sử dụng sẽ không mấy công hiệu.

Thành phần hóa học

Trong Bạch cương tàm chứa: chất protid khoảng 67%, chất béo 4.5%, độ tro 6.34%.

Thu hái, chế biến và bảo quản

Thu hái

Vị thuốc này có thể lấy được quanh năm, nhưng thường nhiều hơn vào mùa xuân và mùa thu.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.

Chế biến

Cách bào chế:

Theo Trung y: ngâm vào nước vo gạo một ngày đêm cho nhớt dầu nổi lên mặt nước, sấy khô nhỏ lửa, chùi sạch lông vàng và miệng đen rồi tán bột (theo Lôi Công).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: ngâm nước vo gạo một đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, đem phơi hoặc sấy khô. Dùng vào thuốc thang hoặc tán bột làm hoàn tán.

Bảo quản

Dùng vôi để bảo quản, để nơi khô ráo, chú ý tránh ẩm thấp, bụi bẩn.

Công dụng của vị thuốc Bạch cương tàm

Co giật, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, hoa mắt do sốt.

Trẻ em khóc đêm, hay giật mình.

Chữa viêm họng, viêm thanh quản.

Chữa ho lâu ngày do viêm phế quản mãn.

Chữa lao hạch.

Chữa di tinh, liệt dương ở nam giới.

Chữa băng huyết, khí hư, sinh xong đau bụng ở nữ giới.

Dùng ngoài chửa lở ngứa, nổi ban, có thể uống chung một số vị thuốc như Phòng phong, Thuyền thoái, Tang diệp, Cúc hoa.

Hỗ trợ trong điều trị tai biến mạch máu não.

Bạch cương tàm là vị thuốc quý với nhiều công dụng

Liều lượng

Ngày dùng 6 – 12g.

Một số bài thuốc sử dụng Bạch cương tàm

Bạch cương tàm, Toàn yết (2 vị bằng lượng nhau), Thiên hùng, Phụ tử (giảm nửa lượng  so với Cương tàm, Toàn yết). Các vị chế ra bột, uống với nước sắc gừng sống.Theo nghiên cứu Bệnh Học thì bạch cương có rất nhiều công dụng làm thuốc như sau:

Bài thuốc chữa những người uống rượu, bị phát ho dữ dội

Bạch cương tàm bồi khô làm bột, mỗi lần uống khoảng 4g, dùng nước trà làm thang để uống.

Bài thuốc chữa người bỗng nhiên bị nhức đầu

Bạch cương tàm làm ra bột, mỗi lần dùng nước sôi thật kỹ uống nóng khoảng 8g.

Bài thuốc chữa người bị sâu răng hoặc vì gió mà đau răng

Bạch cương tàm sao với Tàm thuế chỉ thì đốt, 2 thứ lượng bằng nhau, làm thành bột sát vào chỗ răng đau rồi súc miệng sạch lại.

Phương thuốc chữa những người mặt bị nhám đen hoặc sần sùi lâu ngày không khỏi

Bạch cương tàm làm thành bột, hòa với nước rồi bôi mặt.

Bài thuốc chữa chứng trẻ em bị lở miệng, tất cả những chỗ lở trắng bợt

Dùng Bạch cương tàm sao vàng rồi lau bỏ lông, tán ra bột hòa với mật, dùng bôi những chỗ lở ấy.

Bài thuốc chữa những người bị vết thương hoặc đứt tay chân

Dùng Bạch cương tàm sao vàng làm ra bột rịt hoặc đắp vào vết thương ấy.

Phương thuốc chữa phụ nữ đang nuôi con mà mạch sữa không thông

Bạch cương tàm làm ra bột, dùng rượu làm thang mà uống 12g, một lát sau lấy dầu mè, nước trà 1 chén đổ vào đầu vú, rồi dùng lược chải đầu, hoặc tay con gái se vuốt xuôi như chải cho nó thuận dòng. Làm khoảng ba mươi lần sữa sẽ chảy ra.

Bạch cương tàm là một vị thuốc hay, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng, hoặc có những trường hợp phải kiêng kỵ. Do đó, người đọc nên có sự tham khảo ý kiến từ thầy thuốc để tránh những phản ứng không mong muốn. Rất mong nhận được phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Công dụng và cách dùng bach đầu ông theo y học cổ truyền

Cây bạch đầu ông cũng được chỉ định dùng để điều trị tình trạng đau đầu do căng thẳng, mất ngủ, chứng tăng động, mụn ngọt, hen suyễn và những bệnh về phổi

Mô tả đặc điểm cây thuốc

Bạch đầu ông có tên khoa học Vernonia cinerea (L.) Less, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Nó là cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 30 – 80cm. Thân cây thẳng đứng, có khía, màu xanh lục, lông tơ mềm trắng bao quanh. Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ màu trắng.

Lá mọc so le, có nhiều hình dạng: hình dài, hình mũi mác, hình quả trám. Kích thước cuống lá dài hơn ngọn lá. Phiến lá nhọn ở 2 đầu, mép lá có răng cưa nhỏ không đều nhau.

Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vảy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vảy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, màu tím. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, màu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3 – 5. ra quả vào tháng 5 – 6.

Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng.

Phân bố

Bạch đầu ông phân bố nhiều ở các nước châu Phi, châu Đại Dương và khu vực Đông Á. Nói chung chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở nước ta, cây mọc hoang khắp các nơi đường đi, bãi cát, bờ ruộng, những nơi có đất ẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Toàn cây Bạch đầu ông đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm, nhưng hoa, lá tốt nhất là hái vào mùa hè. Rễ cây lấy lúc cây đã trưởng thành.

Tùy mục đích sử dụng mà các bộ phận khi lấy về có thể đem rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua để dùng dần.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc, mối mọt làm hư hại thuốc.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu

Người ta thấy trong Bạch đầu ông chứa:

15 nguyên tố hóa học: Fe, Mg, Al, Mn, Si, Ca, Ti, Ni, Cu, Pb, Cd, Zn, Zr, Na

Các ion: K+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, Cl–, SO42-

Trong lá và thân Bạch đầu ông chứa: sterol, triterpen, alkaloid, flavon, tanin và glycosid.

Ngoài ra trong Bạch đầu ông còn chứa Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (theo “Trung Dược Đại Từ Điển”)

Tác dụng dược lý

Một số công trình nghiên cứu Bệnh Học trong việc ứng dụng  Bạch đầu ông cho thấy:

Dược liệu có tác dụng kháng khuẩn: nước sắc có tác dụng với Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa, và có tác dụng ức chế mạnh với Shigella Dysenteriae.

Điều trị lỵ amip: công trình nghiên cứu trên 23 bệnh nhân bị lỵ amip đều khỏi. Nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1 – 4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.

Công dụng của dược liệu

Bạch đầu ông vị đắng, tính hàn. Chủ trị:

Chữa lỵ nhiệt, lỵ mót nhưng không rặn ra được

Chữa chứng lỵ đỏ ra máu

Trị tràng phong hạ huyết (phong tà nhiễm đại tràng, đi ra máu tươi)

Dùng đắp trĩ ngoại bị sưng đau

Trị chảy máu cam

Môt số bài thuốc dân gian

Bài thuốc chữa nhiệt lỵ

Bạch đầu ông (rễ), Hoàng liên, Hoàng bá, Trần bì. Sắc nước uống ấm. (theo bài “Bạch đầu ông thang”)

Bài thuốc chữa người bị trĩ ngoại sưng đau

Dùng cả gốc rễ Bạch đầu ông rửa sạch để sống, giã nát đắp vào vết trĩ, nó có thể trục huyết làm cho khỏi đau. (theo “Vệ sinh phương”)

Lưu ý

Liều dùng tầm 8 – 12gr/ngày.

Những người không có dấu hiệu máu bị nóng thì không nên dùng.

Theo Y Học Cổ Truyền Bạch đầu ông là một vị thuốc không khó tìm trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên vị thuốc nào cũng có những đối tượng nên kiêng dùng. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên có sự thăm khám hướng dẫn từ những người có chuyên môn, để chẩn đoán được bệnh, có thể dùng thuốc được không, để tránh những tác dụng không mong muốn.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Điều trị chứng chuột rút theo phương pháp Y học cổ truyền

Tình trạng chuột rút thường gặp ở nhiều người trong một số hoạt động thể chất của cơ thể. Ngoài tây y, thì người bệnh có thể tham khảo điều trị chứng chuột rút theo phương pháp Y học cổ truyền.

Điều trị chứng chuột rút theo phương pháp Y học cổ truyền

Điều trị chuột rút theo phương pháp Đông y

Trong hầu hết các trường hợp, chuột rút thường là một vấn đề nhỏ và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc giấc ngủ của bạn, việc tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn là quan trọng. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giảm nhẹ triệu chứng khi cần thiết.

Theo y học cổ truyền, chuột rút thuộc phạm trù “Tý Chứng”, hay còn gọi là thoái trửu cân, cước chuyển cân. Theo quan điểm Đông y, Tỳ chủ cơ nhục và hoạt động của tứ chi, Can chủ cân, Thận chủ cốt. Khi tạng phủ suy yếu, khí huyết bất túc, điều này có thể dẫn đến vấn đề về cơ nhục, cân cốt. Chuột rút có thể xảy ra khi hàn tà thấp xâm nhập, làm giảm sức khỏe kinh lạc, hoặc khi cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố khác, gây ra tình trạng kinh mạch khí huyết bị trệ.

Đông y áp dụng biện chứng để điều trị chuột rút, tập trung vào việc bổ dưỡng tạng phủ, thông mạch cho cân cốt, và làm ấm kinh khư hàn. Dưới đây là các phương pháp và thuốc điều trị:

  1. Hàn trệ Kinh mạch
    • Triệu chứng: Các phần chân bị co cứng, đau đớn, cảm giác lạnh. Không có cảm giác khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền khẩn.
    • Phương pháp điều trị: Ôn thông kinh mạch, thư cân chỉ thống.
    • Bài thuốc: Sử dụng Ô đầu thang và kê minh tán.
  2. Hàn thấp trở lạc
    • Triệu chứng: Vùng chi dưới thường lạnh, co giật, đau, có thể xuất hiện phù mắt cá chân. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu.
    • Phương pháp điều trị: Xoá hàn và trừ thấp, ôn kinh chỉ thống.
    • Bài thuốc: Sử dụng Kê minh tán, gia Ý dĩ nhân, Thương truật, Xích thược.
  3. Can uất, huyết hư
    • Triệu chứng: Chuột rút thường xảy ra cùng với các triệu chứng như cứng, đau, hoặc tê ở vùng chi dưới. Toàn thân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu, tinh thần u uất, và các biểu hiện khác.
    • Phương pháp điều trị: Sơ can thông lạc, bổ huyết và thư cân.
    • Bài thuốc: Sử dụng Quy thược lục quân tử thang, có thể kết hợp với Sài hồ, A giao, Mộc qua.
  4. Khí huyết lưỡng hư
    • Triệu chứng: Co giật ở vùng chân, mệt mỏi, thiếu khí, mất ngủ, chóng mặt, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch nhược.
    • Phương pháp điều trị: Bổ ích khí huyết, thư cân và hòa lạc.
    • Bài thuốc: Sử dụng Thập toàn đại bổ hoàn, có thể kết hợp với Sơn thù du, Mộc qua.
  5. Chuột rút trong thai kỳ
    • Phụ nữ mang thai thường gặp chuột rút ở vùng chi dưới, thường trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Sự gia tăng trọng lượng cơ thể sau khi mang thai, áp lực tăng cường trên chân, và sự thay đổi về dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng này.
    • Phương pháp điều trị: Bổ Can, thư cân, ôn kinh và khư hàn thấp.
  6. Âm huyết suy tổn
    • Triệu chứng: Đau nhức ở vùng chân, tâm lý không ổn định, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, khô miệng, táo kết tiền đại tiện.
    • Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết và bình can.
    • Bài thuốc: Sử dụng Tứ vật thang hợp, kết hợp với Thạch quyết minh, Long cốt, Mẫu lệ, Kê huyết đằng.

Lưu ý rằng theo kinh nghiệm lâm sàng, điều trị các vấn đề về gân cơ thường mất thời gian và cần thời gian kéo dài, thường sử dụng thuốc sắc để điều trị.

Trong Đông Y điều trị chứng chuột rút ra sao?

Danh sách các phương pháp điều trị chuột rút bằng các loại thuốc Đông Y

Tổng hợp các phương pháp điều trị chuột rút bằng đông y như sau:

  1. Bạch thược và Chích thảo:
    • Bạch thược (7,5g), Chích thảo (7,5g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  2. Mộc qua, Ngô thù du và muối ăn:
    • Mộc qua (7,5g), Ngô thù du (6g), muối ăn (1,5g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  3. Kết hợp Mộc qua, Bạch thược, Chích thảo, Long cốt, Mẫu lệ:
    • Mộc qua (5g), Bạch thược (7.5g), Chích thảo (7.5g), Long cốt (7.5g), Mẫu lệ (7.5g).
    • Sắc nước từ Long cốt và Mẫu lệ trước 20 phút, sau đó cho các thành phần còn lại vào, sắc lửa nhỏ thêm 30 phút. Uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  4. Đương quy, Bạch thược, Mẫu lệ, Kê huyết đằng, Chích thảo:
    • Đương quy (4.5g), Bạch thược (7.5g), Mẫu lệ (15g), Kê huyết đằng (7.5g), Chích thảo (4.5g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  5. Tri mẫu, Mộc qua, Bạch thược, Chích thảo:
    • Tri mẫu (6g), Mộc qua (6g), Bạch thược (6g), Chích thảo (6g).
    • Sắc và uống mỗi ngày trong 1 tháng, chia thành 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
  6. Đậu đen hoặc đậu nành ngâm với dấm:
    • Rửa sạch đậu đen hoặc đậu nành, để khô, sau đó đặt vào một chiếc bình có miệng rộng và thêm dấm. Với mỗi kilogram đậu đen, cần khoảng nửa kilogram dấm. Đặt trong tủ lạnh từ 1 đến 2 tháng trước khi sử dụng. Uống 20-30 hạt mỗi lần, 1-2 lần mỗi ngày, có thể sử dụng trong thời gian dài.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn:benhhoc.com.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bạn đã biết hết công dụng của mật ong chưa?

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên được tạo ra bởi ong mật từ mầm cây hoa hoặc sự rót nước mật của cây. Hãy tham khảo nội dung sau để biết cách dùng mật ong đúng cách.

Bạn đã biết hết công dụng của mật ong chưa?

Mật ong có công dụng gì?

Mật ong không chỉ là một loại đồ ngọt tự nhiên mà còn có nhiều ứng dụng khác nhau trong y học và chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng chính của mật ong:

  1. Chất dinh dưỡng: Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, và các dạng đường tự nhiên như glucose và fructose.
  2. Chăm sóc da: Mật ong có khả năng dưỡng ẩm cho da, giúp làm dịu và chữa lành các vết thương nhỏ, nứt nẻ da.
  3. Chống vi khuẩn và chống viêm: Mật ong có tính chất kháng vi khuẩn và chống viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm nhiễm.
  4. Giảm ho và cảm lạnh: Mật ong có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng ho do cảm lạnh.
  5. Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất chống ô nhiễm và chống ô nhiễm tự nhiên trong mật ong có thể giúp củng cố hệ miễn dịch.
  6. Giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ: Một số người cho rằng mật ong có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  7. Hỗ trợ tiêu hóa: Mật ong được cho là có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng mật ong để điều trị các vấn đề sức khỏe cụ thể nên được thảo luận với chuyên gia y tế, và không nên tự áp dụng nếu không có sự hướng dẫn chính xác.

Cách bổ sung mật ong đúng cách

Bổ sung mật ong có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng quan trọng nhất là phải làm điều này một cách đúng đắn. Dưới đây là một số cách bạn có thể bổ sung mật ong đúng cách:

  1. Sử dụng mật ong nguyên chất: Chọn mật ong nguyên chất, tự nhiên và không chứa các phụ gia hay đường tinh lọc. Mật ong hữu cơ thường được ưa chuộng vì nó không chứa hóa chất độc hại.
  2. Liều lượng hợp lý: Sử dụng mật ong với liều lượng phù hợp. Không nên ăn quá mức, vì mật ong cũng chứa đường và calo. Một thìa canh mật ong mỗi ngày thường là đủ để hưởng lợi ích từ nó.
  3. Thời điểm sử dụng: Sử dụng mật ong vào buổi sáng, trước khi ăn, để tận dụng tốt nhất các chất dinh dưỡng và năng lượng từ nó.
  4. Hòa mật ong trong nước ấm hoặc trà: Bạn có thể hòa mật ong vào nước ấm hoặc trà để tạo ra một đồ uống ngon và lành mạnh. Tránh sử dụng nước nóng, vì nhiệt độ cao có thể làm mất mát một số chất dinh dưỡng quan trọng.
  5. Thêm vào thực phẩm: Bạn có thể thêm mật ong vào các món ăn như salad, yaourt, hoặc các loại ngũ cốc để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng.
  6. Chú ý đến chất lượng: Đối với những người có mục tiêu sử dụng mật ong để cải thiện sức khỏe hoặc điều trị các vấn đề cụ thể, việc chọn mật ong có chất lượng cao và từ nguồn tin cậy là rất quan trọng.

Nhớ rằng, mặc dù mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng cần được thảo luận với chuyên gia y tế, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào.

Người dùng cần bổ sung mật ong đúng cách

Có thể dùng mật ong trong các bài thuốc Đông Y nào?

Mật ong thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y truyền thống do nó có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y phổ biến mà sử dụng mật ong:

  1. Bài thuốc làm dịu cổ họng:
    • Pha 1-2 thìa súp mật ong với nước ấm.
    • Thêm một ít nước cốt chanh nếu bạn muốn.
    • Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm cảm giác đau rát và kích thích sự làm dịu cổ họng.
  2. Bài thuốc tăng cường hệ miễn dịch:
    • Pha 1-2 thìa súp mật ong với nước ấm.
    • Thêm một ít nước cốt chanh hoặc nước cốt gừng nếu bạn muốn.
    • Uống hàng ngày để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
  3. Bài thuốc chữa ho:
    • Trộn mật ong với nước ấm hoặc nước cốt chanh.
    • Uống mỗi ngày để giảm ho và làm dịu cổ họng.
  4. Bài thuốc chữa đau dạ dày:
    • Trộn mật ong với nước ấm hoặc thêm vào trà lá lúa mạch.
    • Uống sau bữa ăn để giảm triệu chứng đau dạ dày.
  5. Bài thuốc chữa cháy nắng:
    • Trộn mật ong với một ít nước lạnh hoặc nước lô hội.
    • Áp dụng lên vùng da bị cháy nắng để làm dịu và giảm sưng đau.
  6. Bài thuốc làm dịu da:
    • Trộn mật ong với dầu dừa hoặc sữa tươi.
    • Áp dụng hỗn hợp lên da để làm dịu và dưỡng ẩm.

Lưu ý rằng, khi sử dụng mật ong trong bất kỳ bài thuốc nào, bạn nên chọn mật ong nguyên chất và tuân thủ liều lượng đề xuất. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc người chuyên môn y tế trước khi bắt đầu sử dụng.

Tổng hợp bởi: Sưu tầm

Chuyên mục
Sinh Sản - Tình Dục Học

Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Yếu Sinh Lý

Yếu sinh lý theo các chuyên gia bệnh học là hiện tượng liệt dương, xuất tinh sớm hay không đạt được cường độ và thời gian trong giao hợp.

Sau tuổi 40, Ở nam giới các tế bào tinh hoàn bắt đầu thoái hóa, thay bằng các sợi collagen; lượng testosteron giảm dần, ham muốn tình dục giảm theo, xuất tinh sớm hơn, nhịp độ giao hợp thưa ra, chất lượng của sinh hoạt tình dục giảm.

Y học cổ truyền hướng dẫn bài thuốc chữa yếu sinh lý:

Bài 1: sâm cau 10g; sâm bố chính, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, cáp giới, mỗi vị 12g; cam thảo nam, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.

Bài 2: rễ cau (loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất) 20-30g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Bài 3: dâm dương hoắc 12g, ba kích 16g, sa sâm 16g, nhục thung dung 12g, câu kỷ tử 12g, đỗ trọng 8g, đương quy 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống.

Bài 4: dâm dương hoắc 60g, phục linh 30g, đại táo 9 quả. Ba thứ hấp chín, phơi khô, thái nhỏ các dược liệu ngâm với 600ml rượu trắng và 100g mật ong. Đậy kín. Để một tháng rồi lấy ra uống, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10ml. Dùng liền 3 tháng.

Bài 5: sâm cau 20g; ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, thục địa, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống.

Bài 6: ba kích 60g; tục đoạn, cẩu tích, hạt sen, mỗi thứ 40g; kim anh, tua sen, hoài sơn, mỗi thứ 20g; mẫu lệ nướng 10g. Tất cả đem tán thành bột, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 10-20 viên, chia làm 2 lần.

Exit mobile version