Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn thuốc hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính

Suy tim mạn tính gây hậu quả khó lường đối với con người. Tham khảo món ăn thuốc trong YHCT giới thiệu dưới đây để giúp bản thân nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Suy tim mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Các triệu chứng của suy tim mạn tính thường gồm khó thở, tức ngực, kiệt sức, phù chân… Tình trạng khó thở thường nặng hơn khi gắng sức, khi nằm, và khi ngủ về đêm.

Trong y học cổ truyền (YHCT), suy tim thuộc phạm vi các chứng như tâm quý, khái suyễn, chinh xung, đàm ẩm, ứ huyết, thủy thũng, tâm tý… và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc và không dùng thuốc, trong đó việc lựa chọn các món ăn, bài thuốc có tác dụng quan trọng trong việc dự phòng và hỗ trợ điều trị.

Món ăn thuốc hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính

Bạn có thể tham khảo một số món ăn thuốc sau theo hướng dẫn của trang Bệnh học :

– Món ăn thuốc 1: Sinh địa 30g và hoàng kỳ 30g đem sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho gạo tẻ 50g nấu thành cháo, khi được cho thêm 20g đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày, cách ngày dùng 1 lần.

Bài thuốc thích hợp trong trường hợp suy tim có loạn nhịp tim thuộc thể Khí âm lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng như: khó thở, hồi hộp, mệt mỏi, mất ngủ, mồ hôi trộm, hoa mắt, váng đầu, miệng khô, họng khô, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

– Món ăn thuốc 2: Gạo tẻ 50g nấu thành cháo, khi sắp được cho thêm 30ml nước dừa, đun sôi là được, ăn trong ngày. Món ăn thích hợp với người bị khó thở, tim hồi hộp, suy tim có phù, tiểu ít.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống mỗi ngày 50ml nước dừa.

– Món ăn thuốc 3: Cá chép 250g bỏ mang và nội tạng, đem rửa sạch, bí xanh 500g, hành củ 6 củ. Tất cả đem nấu chín, chế thêm chút xì dầu, dầu thực vật, không cho muối, chia ăn cả cái lẫn nước 3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Rất tốt cho trường hợp suy tim có phù.

– Món ăn thuốc 4: Hồ đào nhục 50g, nhân sâm 10, bổ cốt chỉ 15g, ngũ vị tử 6g, tất cả đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 10g. Dùng cho người bị suy tim thuộc thể Tam thận dương hư với các biểu hiện như: khó thở, hồi hộp, mặt phù, chân phù, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu ít, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch trầm tế nhược.

Nhân sâm trong món ăn thuốc trị suy tim mạn tính

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hạt dẻ 50g, hồ đào nhục 50g, đại táo 15g, gạo tẻ 50g, tất cả đem ninh thành cháo, khi được cho thêm 20g đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

– Món ăn thuốc 5: Thịt lợn nạc 50g, rửa sạch, thái chỉ, ướp với một chút xì dầu, rượu và bột đao. Dùng dầu đậu nành chao chín, làm thịt thái chỉ nở phồng. Lấy đậu hà lan 50g ninh nhừ rồi cho thịt lợn vào đun sôi vài dạo là được, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Món ăn rất tốt cho trường hợp suy tim có khó thở, hồi hộp, tiểu ít.

– Món ăn thuốc 6: Ngọc trúc 30g bọc vải, thịt lợn nạc 150g thái miếng, hai thứ đem nấu nhừ, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm 20g đường phèn, ăn nóng cả cái lẫn nước.

Bạn cũng có thể dùng ngọc trúc nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Món ăn thích hợp với những người bị suy tim thuộc thể Âm hư với các biểu hiện khó thở, hồi hộp, người gầy, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, vã mồ hôi trộm, háo khát, thích uống nước mát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.

Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính trong YHCT mà bạn có thể tham khảo trong các bài viết tiếp theo.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược tửu bổ thận âm, ích tinh dưỡng huyết

Khi rượu uống được ngâm với một số vị thuốc quý đúng cách sẽ mang đến công dụng tư bổ thận âm, ích tinh dưỡng huyết; trị các chứng bệnh thuộc phạm vi các chứng liệt âm, lãnh âm.

Dược tửu bổ thận âm, ích tinh dưỡng huyết. Ảnh minh họa.

Theo y học cổ truyền, nên chọn rượu trắng nhẹ dưới 29 độ để làm dược tửu. Đồng thời, tùy theo tính chất bệnh lý mà bạn có thể lựa chọn và áp dụng 1 trong các phương rượu thuốc dưới đây:

Dược tửu trị chứng bệnh ở Thể dương hư

Biểu hiện: Sợ lạnh thích ấm, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, sắc mặt nhợt nhạt, kinh nguyệt ít sắc nhợt, đại tiện lỏng nát…

Rượu Tiên mao: Tiên mao 100g, xà sàng tử 50g, thỏ ty tử 100g, nhục thung dung 100g,  rượu trắng nhẹ độ 1.500 ml. Dùng dao nứa cạo vỏ tiên mao, cắt nhỏ đem ngâm với nước sắc đậu đen trong 3 ngày rồi vớt ra phơi khô. Các vị thuốc thái vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Rượu Tiên linh tỳ: Thục địa 30g, hoài sơn 15g, kỷ tử 30g, tiên linh tỳ 30g, rượu trắng nhẹ độ 500 ml. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn, cho vào túi vải mỏng, buộc kín miệng đem ngâm với rượu trong bình kín, để nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Rượu Cật dê: Cật dê sống 1 đôi, quế nhục 60g, bạch tật lê 60g, dâm dương hoắc 60g, ngọc mễ 60g, tiên mao 60g, rượu trắng nhẹ độ 1.500 ml. Bạch tật lê sao qua, dâm dương hoắc sao với mỡ dê hoặc dầu vừng, tiên mao ngâm trong nước vo gạo nếp loãng cho hết dầu. Cho tất cả các vị thuốc vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15ml.

Dược tửu trị chứng bệnh ở Thể âm hư

Biểu hiện: Người gầy yếu, đầu choáng mắt hoa, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lưng đau gối mỏi, vã mồ hôi khi ngủ, âm đạo khô khan tiết ít dịch, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ,…

Rượu sâm kỳ: Đẳng sâm 15g, thục địa 15g, tử hà xa 10g, hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, long nhãn 10g, đương quy 10g, thỏ ty tử 10g, kỷ tử 10g, bạch truật 10g, dâm dương hoắc 10g, mộc hương 3g, lộc giác sương 15g, rượu trắng nhẹ độ 1.000 ml. Các vị thuốc tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Rượu kỷ tử: Kỷ tử 12g, thục địa 12g, sơn thù du 10g, cúc hoa 6g, sinh địa 12g,  hoài sơn 10g, hạn liên thảo 15g, nữ trinh tử 10g, đan bì 6g, bạch linh 12g, địa cốt bì 12g, rượu trắng nhẹ độ 1.000 ml. Các vị thuốc tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Các vị thuốc có thể có trong dược tửu. Ảnh minh họa.

Dược tửu trị chứng bệnh ở Thể thận suy tinh thoái

Biểu hiện: suy giảm hưng phấn tình dục, bụng dạ yếu, lưng đau gối mỏi.

Rượu Nhục thung dung: Nhục thung dung 12g, ngũ vị tử 12g, đỗ trọng 12g, viễn chí 12g, thỏ ty tử 12g, xà sàng tử 12g, tục đoạn 12g, rượu trắng nhẹ độ 500 ml. Các vị thuốc tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 10 ml.

Dược tửu trị chứng bệnh ở Thể khí hư huyết ứ

Biểu hiện: hay có cảm giác khó thở, mỏi mệt nhiều, sắc mặt xanh nhợt, ăn kém, chậm tiêu, dễ có những nốt hoặc đám tụ huyết, chất lưỡi tía, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn, đại tiện lỏng nát, đau bụng khi hành kinh, lượng kinh ít và hay có máu cục.

Nam thiên trúc tử 45g, rượu trắng nhẹ độ 500 ml. Nam thiên trúc tử ngâm với rượu trong bình kín, để nơi thoáng mát, lắc đều 2 lần trong ngày, sau 15 ngày dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Dược tửu trị chứng bệnh ở Thể can khí uất kết

Biểu hiện: Dễ căng thẳng thần kinh, buồn phiền uất ức, hay thở dài, cáu giận, ngực sườn đầy chướng, kinh nguyệt không đều, âm đạo khô sáp, trước và sau hành kinh hay căng tức nhũ phòng, mạch căng như dây đàn.

Rượu sài thược: Sài hồ 10g, bạch linh 12g, thục địa 15g, hợp hoan bì 12g, bạch thược 12g, đương quy 10g, bạch truật 10g, dâm dương hoắc 12g, dạ giao đằng 12g, hương phụ chế 10g, uất kim 8g, chỉ xác 6g, kỷ tử 12g, cam thảo 6g. Các vị thuốc tán vụn, cho vào túi vải mỏng buộc kín miệng, đem ngâm với rượu trong bình kín, để ở nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc đều 2 lần, sau 15 ngày thì dùng được, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 ml.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Sức Khỏe Làm Đẹp

Chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ và mật ong an toàn hiệu quả

Mật ong và nghệ có chứa nhiều thành phần dược tính khác nhau nhưng chúng có những điểm chung như bồi bổ cơ thể, làm tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là chữa bệnh đau dạ dày rất tốt.

 

Chữa bệnh đau dạ dày từ nghệ vàng và mật ong hiệu quả

Những công hiệu nổi bật của từng nguyên liệu trong việc điều trị bệnh dạ dày

Tinh chất từ nghệ vàng: nghệ vàng có nhiều công dụng kỳ diệu trong đó có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng, ngoài ra chúng còn có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, chống viêm, tiêu sưng, giúp trung hòa nồng độ axit của dịch tiêu hóa ở dạ dày. Vì vậy, sử dụng nghệ để chữa đau dạ dày rất hiệu quả.

Mật ong nguyên chất: trong mật ong có chứa  rất nhiều khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, vitamin,  trong đó phải kể đến vitamin E, vitamin B1, B2 và B6, thành phần K, Mg… đồng thời làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tăng sức chống chịu của dạ dày.

Tinh dầu nghệ đen: công dụng của nhệ đen cũng giống như nghệ vàng nhưng do có đặc tính là phá ứ huyết và tiêu viêm mạnh nên chúng không phù hợp với những người bệnh đang mang thai. Ưu điểm nổi bật của nghệ đen nữa đó là khắc phục triệu chứng khó tiêu, bị đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và trị chứng đầy bụng ăn không tiêu.

Công thức chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong bạn nên biết

Kết hợp bột nghệ và mật ong để chữa bệnh đau dạ dày. Đây là cách trị bệnh an toàn và hiệu quả, ít tốn kém. Mỗi ngày lấy 12g bột nghệ trộn chung với 7g mật ong, chia hỗn hợp này làm 3 phần bằng nhau. Trước mỗi bữa ăn chính ăn hết một phần.

Bài thuốc đơn giản này phù hợp cho những người bị chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đây còn là bài thuốc an thần, tác dụng bổ máu, đặc biệt không gây ra tác dụng phụ.

Từ những nguyên liệu đơn giản, gần gũi với chúng ta đã có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh đau dạ dày từ nghệ và mật ong. Đối với trường hợp bị đau do viêm loét dạ dày cần kiên trì sử dụng đều đặn 3-4 tháng liền sẽ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

                                  Điều trị bệnh đau dạ dày từ nghệ vàng và mật ong rất đơn giản

Cần lưu ý gì khi chữa đau dạ dày bằng mật ong và nghệ

Mật ong có tính kháng khuẩn tốt, có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể và rất tốt để điều trị căn bệnh thường gặp như đau dạ dày, tuy nhiên tuỳ vào sự hấp thụ của mỗi mỗi người nên có người dùng mật ong thì tốt nhưng có người dùng mật ong lại không có hiệu quả gì.

Về công dụng chữa bệnh, mặc dù mật ong có tính kháng khuẩn tốt, nhưng không thể tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn, nấm, virus đang gây viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là nấm và virus thì mật ong không thể tiêu diệt được vì vậy nếu bạn coi mật ong là thuốc điều trị bệnh mà bỏ qua các phương pháp điều trị khác thì đó là điều hoàn toàn sai lầm và khi đến cơ sở khám chữa bệnh thì bệnh đã nặng và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Phương pháp không an toàn với những đối tượng như trẻ nhỏ, bà bầu hay người lớn tuổi, người đang mắc những bệnh khác nên được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng.

Để không làm giảm tác dụng của bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ và mật ong bạn cần có chế độ ăn của người đau dạ dày sao cho khoa học và hợp lý. Tránh thực phẩm có vị chua, các món xào, chiên, tránh xa chất cồn, chất kích thích.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn thuốc y học cổ truyền trị mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và công việc của người bệnh, vì vậy cần tìm món ăn thuốc trị hiệu quả để khắc phục.

Biểu hiện mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay là bệnh dị ứng da thường gặp, nguyên nhân có thể do thức ăn, tác dụng phụ của một số loại thuốc; tiếp xúc với tác nhân như phấn hoa, lông súc vật, hóa chất tẩy rửa; thay đổi thời tiết; ô nhiễm môi trường…

Triệu chứng: ngứa ít hoặc nhiều, tại chỗ sưng nề, có màu sáng tía, da dày co cứng, mặt da mẩn nổi rải rác hoặc từng mảng. Cơn ngứa liên tục và mỗi lúc càng nặng hơn, tê bì ở từng vùng trên cơ thể.

Món ăn thuốc trị mề đay mẩn ngứa

– Cháo rau má đậu xanh: đậu xanh 30g, rau má 70g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch. Cho đậu xanh và gạo vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, Chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng dụng: giảm ngứa, nhuận huyết, kháng viêm, lợi gan mật, tiêu độc,…; rất tốt cho người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

– Cháo chi tử hạt sen: hạt sen 20g, chi tử 16g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Cho gạo vo sạch và hạt sen vào nồi, đổ nước thuốc nấu cháo, cháo chín nêm gia vị. Chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Thích hợp đối với người bị mề đay thể phong nhiệt, biểu hiện: toàn thân nóng ran, cơn ngứa bùng phát rất nhanh, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì…

– Cháo khổ qua rau muống tim lợn: tim lợn 1 quả, rau muống 40g, khổ qua 60g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc.

Cháo khổ qua rau muống tim lợn trị mề đay hay tái phát.

– Cháo sài hồ thịt nạc: thịt thăn lợn 80g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Sài hồ sắc kỹ lấy nước, thịt thăn lợn băm nhỏ ướp gia vị rồi xào với hành khô cho chín. Cho gạo tẻ vo sạch cùng nước thuốc vào nồi nấu cháo, cháo chín cho thịt vào nấu thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Tốt đối với các trường hợp có các triệu chứng giảm nhanh, ổn định sức khỏe.

Thầy thuốc y học cổ truyền lưu ý rằng:

– Vệ sinh không gian sống tránh tiếp xúc với nấm mốc, côn trùng…

– Không tắm nước quá nóng. Những vùng da bị nổi mẩn nên sử dụng những kem dưỡng da loại nhẹ hoặc làm mát với quạt, vòi sen,…

– Kiêng ăn các loại đồ ăn, thức uống có thể gây dị ứng, thực phẩm cay nóng, đồ ngọt, giàu protein và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,…

– Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.

– Không mặc các trang phục và giày dép có chất liệu dày cứng, bí và bó sát.

– Báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khi dùng một số dược phẩm để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hướng dẫn dùng lá dâu trị bách bệnh

Lá dâu tằm là vị thuốc Đông y quen thuộc có tác dụng phòng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau mắt đỏ, đau đầu, khát nước khô miệng.

Lá dâu trị bách bệnh

Lá dâu còn gọi tang diệp, tên khoa học: Folium Mori albae, là lá cây Dâu tằm (Morus alba L.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Trong các nghiên cứu, lá dâu chứa các hợp chất carotene, gelatin, tannin, sinh tố B1, B2, C, cholin, trigonellin, adenin; các loại đường fructose, glucose, saccharose; acid folic, glutathione, purine glutamic; các nguyên tố: Cu, Zn, B.

Theo y học cổ truyền, lá dâu đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Trị cảm mạo phong nhiệt, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau mắt đỏ, đau đầu, khát nước khô miệng. Liều dùng và cách dùng: 6-15g; có thể nấu, hãm, sắc…

Bài thuốc trị bệnh có tang diệp (lá dâu)

– Tán nhiệt, giải biểu: Trị cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn. Dùng bài: tang diệp 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, lô căn 20g, cát cánh 8g. Sắc uống.

– Hạ huyết áp: tang diệp 20g, sung úy tử 20g, tang chi 20g. Các vị cho vào nồi, đổ 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30-40 phút trước khi đi ngủ.

– Mát gan, sáng mắt: Trị chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau.

Bài 1: tang diệp 12g, thảo quyết minh 8g, cúc hoa 12g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.

Bài 2: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu trước lấy 500ml nước, bỏ bã, hòa tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.

– Mát phổi, dịu ho: Trị ho do phong nhiệt với biểu hiện đờm vàng đặc hoặc ho khan không đờm.

  • Bài 1: tang diệp 12g, bạc hà 4g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, lô căn 20g. Sắc uống.
  • Bài 2: Thang tang hạnh: tang diệp 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm do khí hanh mùa thu, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.

Lá dâu được sử dụng nhiều trong các món ăn bài thuốc

Món ăn thuốc trị bệnh có tang diệp

– Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cam thảo 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Trị cảm mạo phong nhiệt.

– Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, quyết minh tử 6g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g. Tất cả pha nước sôi uống thay trà. Tác dụng tốt đối với người bị đau đầu hoa mắt chóng mặt.

– Tang cúc đạm trúc ẩm: tang diệp 6g, bạch mao căn 30g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạc hà 4g. Tất cả hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Thích hợp với những người mắc các chứng bệnh thường gặp như ho khan ít đờm, sốt, vã mồ hôi do cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc mắt cấp tính.

– Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Tất cả hầm kỹ cùng túi dược liệu, thêm gia vị thích hợp để ăn. Dùng liên tục 5-10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.

– Cháo tang diệp cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, gạo tẻ 60g, đậu xị 10g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo được cho nước sắc thuốc vào, đun tiếp một lát, ăn nóng. Món ăn tốt cho người đau nhức vùng mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh số V do chấn thương vùng mặt.

Lưu ý: Các trường hợp ban sởi đã mọc thì không nên dùng tang diệp.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền trị bệnh viêm mũi như thế nào?

Khô lạnh là thời điểm dễ xảy ra tình trạng viêm mũi nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung. Vì vậy bạn nên có sự chuẩn bị để có thể xử lý nhanh chóng nếu mắc bệnh.

Tình trạng viêm mũi thường xảy ra vào mùa lạnh.

Y học cổ truyền gọi là “tị cả” là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Bệnh có các triệu chứng như phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, niêm mạc mũi bị teo lại, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vảy xanh.

Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vảy, gây triệu chứng tắc trong mũi, mũi cảm giác khô nóng, niêm mạc khô, không chảy nước, đóng vảy, sụn giáp mũi bị teo nhỏ, mất khứu giác.

Bài thuốc trị bệnh viêm mũi

Bạn có thể tham khảo một trong bài thuốc sau trong y học cổ truyền theo hướng dẫn của trang Bệnh học dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống như sau:

Bài 1: đương quy vĩ 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, đảng sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, thảo quyết minh 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.

Bài 2: sa sâm 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, mạch môn đông 15g, tang diệp 15g, kim ngân hoa 15g, bạc hà 10g, phòng phong 10g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.

Bài 3: mạch môn đông 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.

Bài 4: sa sâm 20g, mạch môn đông 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g. Sắc nước uống, “tác dụng ra mồ hôi giải nhiệt làm nhẹ người, trị viêm mũi teo do âm hư”.

Bài 5: nam sa sâm 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, thạch cao sống 15-30g, thạch hộc 15g, tang bạch bì 12g, sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

Vị thuốc thược dược trong y học cổ truyền trị bệnh viêm mũi

Bài 6: thược dược 6g, đan bì 10g, phục linh 10g, mạch môn đông 6g, thạch hộc 3g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử 6g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, sắc nước uống, trị viêm mũi.

Bài 7: cát cánh 10g, chiết bối mẫu 10g, kim ngân hoa 12g, 1 cành hoa thất diệp, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, thương nhĩ tử 10g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.

Bài 8: sinh địa 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, tân di (mộc lan) 5g, chiết bối 5g, cam thảo 5g.

Bài 9: rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc, trị chứng viêm mũi teo.

Sắc nước uống ngày 1 thang, trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một đợt khác.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn:Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hướng dẫn trị đau lưng mỏi gối bằng tục đoạn

Tục đoạn trong y học cổ truyền được đánh giá là vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị đau mỏi xương khớp, bong gân mụn nhọt và an thai cho chị em.

Hướng dẫn trị đau lưng mỏi gối bằng tục đoạn

Tục đoạn là bộ rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên tục đoạn (Dipsacus asper Wall.) hay trụ tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.), thuộc họ tục đoạn (Dipsacaceae).

Theo nghiên cứu, tục đoạn có triterpen glycosid (akebia saponin D), daucosterol, iridoid glycosid (loganin, swerosid và cantleyosid), õ-sitosterol, sucrose… Theo y học cổ truyền, tục đoạn vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh can và thận; tác dụng nối liền gân cốt, bổ can ích thận, thông huyết mạch, giảm đau, cầm máu. Tục đoạn được dùng làm thuốc bổ, trị đau lưng, mỏi gối; sưng tấy do té ngã gãy xương, nam giới di tinh, động thai dọa sẩy, ít sữa sau khi đẻ. Ngày dùng 12-20g.

Lưu ý: Trường hợp làm thuốc cầm máu thì phải sao, làm thuốc trừ phong nên dùng sống.

Bài thuốc trị bệnh có dùng vị thuốc tục đoạn

– Bài thuốc Tiếp cốt liệu thương:

  • Bài 1: tục đoạn, nhũ hương, cốt toái bổ, ngưu tất, một dược, đương quy, xuyên khung, tam thất, đỗ trọng, mỗi vị 5g. Sắc uống trong ngày. Tác dụng trị vết thương sưng tấy, gãy xương.
  • Bài 2: Tiếp cốt tán: nhũ hương sao 12g, thổ miết trùng 12g, đương quy 12g, huyết kiệt 12g, một dược sao 12g, tự nhiên đồng 12g, tục đoạn 12g, cốt toái bổ 12g. Sắc uống trong ngày.
  • Bài 3: hồng hoa 12g, mộc hương 8g. Các vị nghiền bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi. Hoặc dùng ngoài: nhào với rượu hoặc giấm làm thành bột hồ nhão, đắp vào chỗ đau. Tác dụng chữa gãy xương không liền.

– Bài thuốc Hoạt lạc giảm đau: Trị can thận đều suy nhược; các khớp xương và chân tay đau buốt; sống lưng và thắt lưng.

  • Bài 1: tục đoạn 20g, phòng phong 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g, xuyên ô (chế) 20g. Tất cả tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước. Trị đau nhức tứ chi do phong thấp.

Vị thuốc tục đoạn

  • Bài 2: Hoàn tục đoạn: tục đoạn 12g, phòng phong 12g, bạch truật 12g, ngưu tất 12g, ngũ gia bì 12g, ý dĩ nhân 12g, tỳ giải 12g, thục địa 20g, khương hoạt 8g. Các vị nghiền bột, làm viên hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc rượu ấm. Trị can thận suy nhược, sống lưng và thắt lưng đau buốt.
  • Bài 3: tục đoạn 10g, tang ký sinh 10g, hà thủ ô đỏ, câu kỷ tử 5g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 5g. Sắc uống trong ngày. Có thể ngâm rượu uống. Công dụng bổ can thận, chữa đau mỏi gân cốt, đặc biệt ở người già.

– Bài thuốc Cố tinh chỉ băng:

  • Bài 1: Hoàn tục đoạn: tục đoạn 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 6g, xích thạch chi 12g, đương quy 12g, long cốt 12g, địa du 12g, thục địa 16g, ngải diệp 6g. Các vị nghiền bột, làm viên hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị phụ nữ nguy cơ sảy thai, các chứng động thai, băng lậu đới hạ.
  • Bài 2: tục đoạn 60g, đỗ trọng 60g, táo nhục vừa đủ. Tục đoạn tẩm rượu sao, đỗ trọng tẩm nước gừng sao đứt tơ; tán bột. Tất cả trộn đều thành khối mềm dẻo, làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên, uống với nước cháo. Tác dụng trị động thai, dọa sảy thai khi có thai được 2-3 tháng.

– Bài thuốc chữa ít sữa sau khi đẻ: tục đoạn 15g, xuyên sơn giáp 6g, ma hoàng 6g, đương quy 5g, xuyên khung 5g, thiên hoa phấn 8g. Sắc uống. Trị phụ nữ sau đẻ sữa không xuống, sữa ít.

Lưu ý: Người có chứng thực nhiệt không được dùng.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hoa ngâu: Vị thuốc trị bệnh hay trong YHCT

Hoa ngâu trong y học cổ truyền có vị cay ngọt, tác dụng điều trị chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, đau nhức xương khớp,…

Hoa ngâu: Vị thuốc trị bệnh hay trong YHCT

Một số thông tin cơ bản về hoa ngâu

Tên khoa học: Aglaia duperreana Pierre, thuộc họ Xoan -Meliaceae.

Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa và lá.

Thành phần hóa học: Hoa chứa tinh dầu.

Cây nhỡ có thể cao tới 4m, vỏ xám. Lá kép mang 3-5 lá chét xoan ngược dài 1,5-3cm, đầu tròn, gốc tù nhọn, không lông, dai; cuống chung có cánh thấp, dài 3-5cm. Hoa mọc thành chùm đơn hay chia nhánh ở nách lá, hoa nhỏ, màu vàng, có mùi thơm. Cánh hoa 5, cao 2mm; bao phấn 5, chứa một hạt có áo hạt vàng vàng. Ra hoa quanh năm.

Hoa ngâu trong y học cổ truyền tác dụng giải uất kết, tỉnh rượu, làm thư giãn, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, sạch phổi, ngưng phiền khát; điều trị các chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, hen suyễn, ho hen, cao huyết áp, váng đầu, nhọt độc, vàng da, bế kinh, bị thương tích do vấp ngã…

Ở Trung Quốc, hoa, lá và rễ sử dụng như một loại thuốc bổ. Lá có thể thu hái quanh năm, dùng tươi. Cành nhánh và lá trị nhiễm trùng,thấp khớp, sưng độc. Lá tươi dùng nấu tắm ghẻ. Không kể liều lượng.

Hướng dẫn sử dụng hoa ngâu trị bệnh

Hoa ngâu có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh

Bài 1: Hoa và lá ngâu 10-16g, đem sắc uống. Tác dụng chữa sốt, vàng da, hen suyễn

Bài 2: Lá tươi dùng nấu nước tắm trị ghẻ và một số bệnh ngoài da.

Bài 3: Tinh dầu của hoa ngâu có tác dụng sát trùng.

Bài 4: Giải rượu: Cho 10g hoa ngâu, 10g hoa sắn dây vào rồi rót nước sôi nóng già vào ngâm uống.

Bài 5: Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết: Cành lá ngâu 30g, ké đầu ngựa 10g, dây đau xương 20g, cốt toái bổ 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 6: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g. Tất cả cho vào ấm hãm với nước sôi. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối, uống lúc nguội. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.

Bài 7: Làm thơm quần áo: Hoa ngâu phơi hay sấy khô dùng để ướp trà, hương thơm không kém hoa nhài, hoa sen.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu chứng ngoại cảm phong hàn và phép trị trong YHCT

Ngoại cảm phong hàn khiến người bệnh lạnh trong vị, luôn luôn có cảm giác như có cục nước đá trong vị. Tùy từng trường hợp mà người bệnh dùng bài thuốc điều trị phù hợp.

Ngoại cảm phong hàn khiến người bệnh lạnh trong vị

Đôi nét về chứng ngoại cảm phong hàn

Ngoại cảm phong hàn thuộc chứng vị hàn trong y học cổ truyền. Bệnh thường gặp trong các bệnh: ẩu thổ, vị quản thống, tiết tả… Người bệnh tự cảm thấy lạnh trong vị, luôn luôn có cảm giác như có cục nước đá trong vị, trướng đầy, lạnh đau, buồn nôn và thường nôn ra nước trong.

Mức độ đau tăng khi gặp lạnh và giảm đau khi gặp ấm, rêu lưỡi trắng trơn, lưỡi nhợt, mạch huyền hoặc trì. Bệnh có nguyên nhân do hàn tà quá thịnh, vị dương bất túc; trong vị mất đi sự hòa giáng, vị có hàn ngưng khí trệ, phần nhiều do hàn tà xâm nhập vào vị, hoặc do ăn thức ăn sống lạnh, ăn uống không điều độ, hoặc dùng quá nhiều thuốc hàn lạnh.

Phép trị ngoại cảm phong hàn

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc theo gợi ý của trang Bệnh học dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống như sau:

– Bệnh nhân có chứng ngoại cảm phong hàn: đau bụng, đau đầu, nôn mửa, sốt rét, tiêu chảy.

Phép trị: Ôn trung giải biểu.

Bài thuốc Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 16g, đại phúc bì 12g, 6g sinh khương 12g, phục linh 12g, tử tô 12g, bạch chỉ 12g, bạch truật (sao) 12g, hậu phác 8g, cát cánh 12g, trần bì 8g, bán hạ (chế) 8g, cam thảo (chích), đại táo 12g. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.

Chứng ngoại cảm phong hàn và phép trị trong YHCT

– Bệnh nhân nôn, buồn nôn, đau vùng vị quản, nhưng nhẹ hơn, tiêu chảy, sôi bụng và đau xung quanh rốn.

Phép trị: Ôn trung tán hàn, chỉ tả.

Bài thuốc Hậu phác ôn trung thang: hậu phác 12g, can khương 4g, mộc hương 6g, nhục đậu khấu 8g, quất bì 12g, chích thảo 6g, sinh khương 6g, phục linh 12g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn, uống khi thuốc còn ấm.

– Bệnh nhân đột ngột đau dữ dội, vùng thượng vị cảm thấy giá lạnh, cự án do hàn quá thịnh. Đau tăng khi gặp lạnh và giảm đau khi gặp ấm.

Phép trị: Ôn vị tán hàn giảm đau.

Bài thuốc Lương phụ hoàn: hương phụ 40g, cao lương khương 40g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn. Uống khi thuốc còn ấm.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thơm ngon bổ dưỡng, trị bệnh hay nhờ cá diếc

Cá diếc mặc dù không phải là cao lương mĩ vị, nhưng bạn sẽ phải bất ngờ bởi những tác dụng trị bệnh thông qua món ăn đơn giản hàng ngày nếu biết cách chế biến.

Thơm ngon bổ dưỡng, trị bệnh hay nhờ cá diếc

Cá diếc còn có tên phụ ngư hay tức ngư.

Tên khoa học: Carassin auratus L., họ cá chép (Cyprinidae).

Trong cá diếc rất giàu dinh dưỡng với các thành phần: thịt cá chứa  0,8mg% sắt, 1,8% lipid, 17,6% protid, 70mg% Ca, 152mg% P, acid nicotinic, vitamin B1,… Do đó, cá diếc được xem là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược; tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó; khí huyết bất túc khiến ợ chua, ăn uống kém.

Theo y học cổ truyền, cá diếc vị ngọt, tính bình; vào vị, tỳ và đại tràng. Mật cá có vị đắng, tính lạnh. Cá diếc tác dụng hành thủy lợi thấp, kiện tỳ, khai vị, thông nhũ, hạ khí, thanh nhiệt giải độc. Tác dụng tốt đối với người bị mỏi mệt ăn kém, suy nhược, kiết lỵ, tiêu chảy, phù, đại tiểu tiện xuất huyết. Ngày dùng 200-25g; bằng cách nấu, hầm, chiên, nướng.

Khám phá dược thiện từ cá diếc

– Cá diếc nướng: cá diếc 1 con khoảng 250g, để nguyên vẩy, làm sạch bỏ ruột, gỡ bỏ mang, cho một lượng phèn chua bằng hạt lạc đã đập vụn vào bụng cá, đem cá nướng chín. Ăn với dấm mắm gia vị. Món ăn tốt cho người bị hội chứng lỵ, đại tiện nhiều lần trong ngày.

– Bột cá diếc: cá diếc sấy khô 100g, bán hạ chế 60g, gừng khô 60g. Tất cả nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước ấm. Tác dụng điều trị viêm phế quản mạn tính.

– Cá diếc hầm sa nhân cam thảo: cá diếc 1 con, cam thảo 4g, sa nhân 8g. Cá để nguyên vảy, làm sạch bỏ ruột, gỡ bỏ mang; cam thảo, sa nhân giã vụn cho vào bụng cá; sau đó đem tất cả cho vào nồi, đổ nước hầm nhừ. Không cho ớt, muối mắm, có thể cho các gia vị khác. Ăn liên tục đợt 3 tuần. Tác dụng tốt cho bệnh nhân phù thũng toàn thân.

– Cá diếc nướng tẩm trà: cá diếc 1 con, để nguyên vảy, làm sạch bỏ ruột, gỡ bỏ mang. Cho lá chè non vào bụng cá, bọc giấy nướng chín. Ăn khi đói, ngày 1-2 lần, dùng trong vài ngày. Tác dụng tốt đối với người tiêu khát, uống nhiều nước, bệnh đái tháo đường.

Món ăn thuốc cá diếc hầm đậu đỏ

– Cá diếc hầm đậu đỏ: cá diếc 200g, xích tiểu đậu 100g. Cá diếc để nguyên vảy, làm sạch bỏ ruột, gỡ bỏ mang cho vào nồi cùng xích tiểu đậu, nước, hầm nhừ, thêm gia vị nhưng hạn chế muối. Cá diếc hầm đậu đỏ được xem là món ăn rất tốt cho phụ nữ có mang phù nề, người bị phù nề tay chân (cước khí), tác dụng an thai.

– Cá diếc hầm chân giò: cá diếc 200g, móng giò lợn 1 cái, thông thảo 10g. Đem tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ, bỏ bã thông thảo. Tác dụng rất tốt cho sản phụ sau đẻ tắc sữa, ít sữa.

– Canh cá diếc củ cải: cá diếc 200g, củ cải 200-400g. Cá diếc đem mổ bỏ ruột, rửa sạch, cắt khúc; cải củ rửa sạch, thái khúc. Cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ; nếu thích ăn khế chua có thể thêm vào. Khi ăn thêm tương dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói. Canh cá diếc củ cải được xem là món ăn rất tốt cho người mắc các bệnh thường gặp như bị lạnh bụng không tiêu, đầy bụng, suy nhược cơ thể, ăn kém.

– Canh cá diếc hoàng kỳ: cá diếc, khởi tử, hoàng kỳ, rượu vang, hồ tiêu, gừng sống, giấm và đường, tất cả đem nấu chung. Tác dụng bổ huyết, dưỡng da, làm cho sắc mặt tươi tắn, da dẻ hồng hào.

– Canh cá diếc sa nhân: cá diếc to 2 con, trần bì 3g, sa nhân 4g. Cá làm sạch bỏ ruột để cho ráo nước; trần bì và sa nhân tán bột, thêm gừng, ớt, hành, tỏi, lá lốt,  bột tiêu, liều lượng thích hợp trộn đều cùng với muối cho trong bụng cá. Cá đem chiên vàng, gắp ra để ráo dầu. Cho hành, gừng vào chảo đã rán cá, thêm nước dùng và gia vị, thả cá vào đun sôi đều. Ăn trong các bữa ăn. Tác dụng tốt cho người tỳ vị hư nhược, ăn kém, đầy trướng bụng, hoặc tiêu chảy, bụng tiêu chảy.

Lưu ý: Người hôn mê gan, có urê huyết cao không ăn cá diếc.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Exit mobile version