Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc hay từ thảo dược Thích lê tử

Thích lê tử thường gặp trên nương rẫy, các đồi cây bụi thấp ở miền núi. Vị thuốc có tác dụng trong việc bổ thận, ích tinh, tráng dương,…và dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh.

Thảo dược Thích lê tử

Thích lê tử có tên khác là kim anh tử, đường quán tử. Y học hiện đại thường dùng thích lê tử để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cầm máu, trị lo âu, trằn trọc, thần kinh bất định, khó ngủ.

Với y học cổ truyền, thích lê tử thường được dùng làm thuốc bổ thận, thu liễm, chỉ tả, ích tinh, tráng dương.

Để làm thuốc, người ta hái quả về chà xát sao cho rụng hết gai rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ bên trong quả, phơi hoặc sấy khô (không để sót hạt). Thích lê tử sau khi được phơi, sấy khi có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình. Liều dùng hàng ngày là 6-12g.

Bài thuốc có Thích lê tử

Bạn có thể dùng thích lê tử dưới dạng thuốc bột hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

– Bài thuốc trị tiểu đường, di tinh: Thích lê tử, sa sâm, thạch hộc, khiếm thực, mạch môn, liên nhục, mỗi vị 12g; quy bản 8g, sắc uống ngày một thang.

– Bài thuốc trị thận hư, di tinh, liệt dương: Thích lê tử 15g, sơn thù du 12g, ba kích 12g, thục địa 12g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

– Bài thuốc trị suy nhược thần kinh, hoạt tinh, di mộng tinh, viêm ruột: Thích lê tử 500g, tua sen 50g, ba kích 250g. Thích lê tử và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ cho vào một túi vải cùng với tua sen, sắc kỹ với 3 lít nước lấy 1 lít, lọc kỹ, để riêng, tiếp tục sắc với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 0,5 lít, lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 nước, thêm đường, khuấy tan, cô đặc còn 1 lít là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

– Bài thuốc trị tỳ hư, đại tiện lỏng: Thích lê tử 10g, bạch truật 10g, hạt sen 15g, phục linh 10g, đẳng sâm 10g. Sắc uống trong ngày.

Thuốc hay từ thảo dược Thích lê tử

– Bài thuốc trị tiểu són, tiểu dắt: Thích lê tử 10g, tua sen 10g, tang phiêu tiêu 10g, sơn dược 12g. Sắc uống.

– Bài thuốc trị ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi: Cao quả thích lê tử 184g, khiếm thực, hoàng bá, mỗi thứ 180g; sơn dược, sa sâm nam, mỗi thứ 120g; tỏa dương, hạt sen, táo nhân, tri mẫu, long cốt, mạch môn, liên tu, mẫu lệ, mỗi thứ 75g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn đều, hoàn viên. Ngày uống 6g.

Rễ và lá thích lê tử cũng được dùng làm thuốc. Rễ đem rửa sạch, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu cho đặc để càng lâu càng tốt, trị chứng đau nhức chân tay, phong tê bại (Nam dược thần hiệu).

Bài thuốc dùng ngoài: Lá cây thích lê tử đem giã nát đắp vào nơi tổn thương sưng tấy, lở loét, bỏng.

Chú ý: Trong tự nhiên có loại cây tên thích lê tử hoa đỏ, tuy nhiên loại cây này không được dùng làm thuốc và không phải là vị thuốc thích lê tử bạn đang tìm. Vì vậy hãy tránh nhầm lẫn giữa hai loại cây này.

Đồng thời, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Sức Khỏe Làm Đẹp

Điểm danh những tác hại không ngờ khi lạm dụng nước chanh giảm cân

Không phủ nhận về tác dụng của chanh với sức khỏe đối với con người nhưng nhiều người đã lạm dụng chanh để giảm cân mà không biết rằng mình đang “rước bệnh vào người”.

                

Sử dụng chanh đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao

Những tác hại khi lạm dụng chanh để giảm cân

Theo Y học cổ truyền trong quả chanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có hiệu quả cao trong việc phòng chống các bệnh ung thư và có khả năng tăng cường năng lượng cho cơ thể, đồng thời có nhiều người sử dụng nước chanh làm nước uống thay thế cho nước ngọt, nước giải khát, do đó có thể cắt giảm lượng calo hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, bạn không thể lạm dụng chanh để giảm cân vì chưa có một minh chứng nào chứng minh rằng chanh có tác dụng cải thiện tiêu hóa hay thanh lọc cơ thể. Dưới đây là tác hại khi bạn lạm dụng chanh để giảm cân:

Tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh thường gặp sau khi bạn ăn quá nhiều chất chua, nếu lạm dụng chanh thì rất có thể chanh sẽ “đốt cháy” lồng ngực bạn. Chanh là một trong những trái cây có nhiều tính acid, nếu tiền sử bạn hay bị trào ngược dạ dày, ợ chua thì khi uống nước chanh sẽ càng làm cho tình trạng của bạn nặng hơn.

            

Lạm dung chanh có nguy cơ bị trào ngược dạ dày

 Phá hủy men răng

Những người thường xuyên uống nước chanh cần chú ý hơn đến hàm răng của mình vì lượng acid trong chanh có thể làm mòn đi lớp men răng bảo vệ hàm nhai của bạn, lâu dần dẫn đến tình trang ê buốt răng và chứng sâu răng nhạy cảm.

Nếu bạn vẫn muốn sử dụng nước chanh để giảm cân mà không lo tình trạng bị hỏng răng thì có thể tham khảo cách dùng dưới đây:

Thay vì uống từ từ để các acid bám vào thành men răng thì bạn có thể dùng ống hút hoặc uống thật nhanh để giảm lượng acid “tấn công” làm phá hủy các men răng

Vẫn biết chanh rất tốt cho cơ thể nhưng bạn không nên uống nước chanh thay thế cho nước lọc cả ngày vì lượng acid nhiều đi vào cơ thể rất dễ gây ra các bệnh về dạ dày. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng trung bình mỗi ngày  chỉ nên uống một đến hai cốc nước chanh, nếu lạm dụng không những sẽ phá hủy các men răng mà tác hại của chanh còn dấn đến hỏng các đường tiêu hóa.

Lạm dụng chanh sẽ gây ra tình trạng ợ nóng

Khi uống quá nhiều nước chanh cơ thể có thể bị kích thích chứng ợ nóng và khó tiêu. Với những người đang bị chứng bệnh này sẽ làm cho tình trạng này tồi tệ hơn nữa bởi các axit từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ nóng. 

                   Lạm dụng chanh có nguy cơ bị loét dạ dày

Hiện tượng này sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu và táo bón. Để khắc phục hiện tượng này bạn nên hạn chế uống nước chanh và chỉ nên uống nước chanh đã được pha loãng để bảo vệ sức khỏe của mình.

Loét dạ dày

Tác hại khi lạm dụng trà Atiso cũng như tác hại khi lạm dụng quả chanh, khi sử dụng quá nhiều thì đều gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Cụ thể, khi sử dụng chanh quá nhiều các axit có trong nước chanh sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gia tăng tình trạng loét, tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết nội và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý khi sử dụng nước chanh

Để duy trì sức khỏe, hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà vẫn bổ sung đủ vitamin, khoáng chất cơ thể cần từ nước chanh, cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên pha nước chanh quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc
  • Không uống chanh khi đang đói, lạnh và người mệt mỏi
  • Nên sử dụng ống hút khi uống nước chanh

Bạn vẫn có thể sử dụng chanh vào các mục đích làm đẹp hoặc chữa bệnh, tuy nhiên không nên lạm dụng chanh để gây ra những tác hại không đáng có cho cơ thể. Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp mọi người có một chế độ phù hợp khi sử dụng quả chanh.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc nam điều trị người tiểu ra máu

Theo y học cổ truyền, tiểu ra máu được gọi là niệu huyết, là tình trạng trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định.

Đông y gọi tiểu ra máu là niệu huyết. 

Nguyên nhân gây tiểu ra máu chủ yếu do sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, u bàng quang, lao thận, u thận, sang chấn… Người bệnh có thể tham khảo mộ số bài thuốc và món ăn thuốc điều trị tiểu ra máu.

Bài thuốc trị tiểu ra máu

– Trường hợp 1: Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu (viêm bàng quang cấp, viêm cầu thận cấp)

Bài 1: lá tre 16g, mộc hương 12g, cỏ nhọ nồi 16g, sinh địa 12g, cam thảo đất 12g, tam thất 4g, kim ngân 16g.

Bài 2: Tiểu kế ẩm tử: sinh địa 20g, mộc thông 12g, chích thảo 6g, tiểu kế 12g, hoạt thạch 16g, bồ hoàng (sao) 12g, ngẫu tiết 12g, đương quy 6g, đạm trúc diệp 12g, sơn chi 12g. Gia thêm: kim ngân, liên kiều, bồ công anh để thanh nhiệt giải độc. Sắc uống trong ngày.

– Trường hợp 2: Tiểu ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận

Bài 1: sinh địa 12g, mạch môn 12g, a giao 8g, thạch hộc 12g, sa sâm 12g, kỷ tử 12g, trắc bá diệp 12g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Đại bổ âm hoàn gia giảm: hoàng bá 12g, cỏ nhọ nồi 16g, quy bản 12g, tri mẫu 8g, thục địa 16g, rễ cỏ tranh 12g, chi tử (sao đen) 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Trường hợp 3: Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu, sang chấn

Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết.

Dùng bài thuốc: đan sâm 12g, uất kim 12g, chỉ thực 6g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bách thảo sương 4g, huyết dư 12g, ngẫu tiết 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Trường hợp 4: Tiểu ra máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết

Phép chữa là kiện tỳ chỉ huyết.

Bài 1: hoài sơn 12g, thạch hộc 12g, trắc bá diệp 12g, ngẫu tiết (sao đen) 12g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bổ trung ích khí thang gia giảm: hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, cam thảo 6g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g, sài hồ 12g, ngải cứu (sao) 12g, xích thạch chi 12g, thăng ma 8g, cỏ nhọ nồi (sao) 16g, ngẫu tiết (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc nam điều trị người tiểu ra máu

Dược thiện hỗ trợ điều trị tiểu ra máu

– Món ăn thuốc 1: Rau muống 500g, mật ong 50g. Rau muống đem rửa sạch thái nhỏ, đổ 500ml nước nấu chín nhừ, chắt lấy nước, bỏ bã; tiếp tục nấu cô lại còn 400ml, cho mật ong vào. Ngày uống 2 lần. Tác dụng: lương huyết chỉ huyết; trị đi tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu cam.

– Món ăn thuốc 2: Hồng khô 2 quả, rễ cỏ tranh 30g, cỏ bấc đèn 6g, đường trắng vừa đủ. Các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu 20 phút, vớt bỏ bã, thêm đường. Ngày 1 thang chia 2 lần sáng và tối, ăn hồng uống nước. Ăn liên tục 4-5 ngày. Tác dụng: thanh nhiệt lợi tiểu cầm máu.

– Món ăn thuốc 3: Ô mai 15g, rau mã đề 15g. Hai thứ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 10 phút, cho ít đường, uống thay nước trà. Tác dụng: bổ huyết, bổ âm, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi tiểu giữ ấm cầm máu. Món ăn thích hợp cho người đi tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.

– Món ăn thuốc 4: Đại hoàng 2g, trứng gà 2 quả. Đại hoàng nghiền nát, trứng gà luộc bóc bỏ vỏ. Hai thứ cho vào bát, nấu cách thủy; ăn khi đói; mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 3-4 ngày. Tác dụng: mát máu nhuận táo, bổ âm huyết, chữa tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.

– Món ăn thuốc 5: Mướp đắng 200-300g rửa sạch bỏ ruột thái mỏng; lươn vàng 200g làm sạch, bỏ nội tạng. Tất cả nấu với lượng nước vừa phải, chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Ngoài ra còn nhiều món ăn khác có tác dụng trong việc điều trị tiểu ra máu và bạn có thể tham khảo trong những bài viết tiếp theo.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Sức Khỏe Làm Đẹp

Bật mí 5 loại mặt nạ “thần dược” giúp phụ nữ không cần đi spa làm đẹp

Làm đẹp từ thiên nhiên là phương pháp an toàn và hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Hãy điểm danh 5 lọa mặt nạ “thần dược” khiến các Spa cũng phải chào thua.

           

Làm đẹp từ thiên nhiên vừa an toàn, vừa hiệu quả

Các loại mặt nạ dưỡng trắng da từ thiên nhiên

Thời tiết thay đổi nắng nóng, khiến làn da của bạn trở nên nám sạm, nhăn nheo và thiếu sức sống cùng với việc thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh cũng có ảnh hưởng rất  lớn đến các tế bào của da. Do vậy, các chuyên gia y tế chương trình Sức khỏe làm đẹp có khuyến cáo nên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với các dược phẩm để bảo vệ và tái tạo làn da mới trắng sáng, trả lại làn da trắng mịn ban đầu của bạn.

Mặt nạ cà chua kết hợp sữa chua và yến mạch

Đây là một công thức làm mặt nạ dưỡng trắng da tuyệt vời mà moị người đều có thể áp dụng được.

Nguyên liệu cần có cho loại mặt nạ này có sữa chua không đường, cà chua và bột yến mạch. Bạn làm mặt nạ theo cách sau: Bạn trộn sữa chua không đường với 2 muỗng cà phê bột yến mạch, sau đó bạn trộn với 1 muỗng nước cốt cà chua xay nhỏ. Khi được hỗn hợp đặc sệt, bạn thoa lên mặt rồi nằm thư giãn trong 30 phút. Dưỡng chất và lượng vitamin có trong cà chua sẽ thẩm thấu, nuôi dưỡng và cân bằng độ ẩm cho da. Nếu kiên trì sử dụng phương pháp đắp mặt nạ thiên nhiên dưỡng da này bạn sẽ thấy tình trạng da của mình sẽ có hiệu quả rõ rệt.

           

Mặt nạ cà chua kết hợp yến mạch được nhiều chị em sử dụng

Mặt nạ cà chua và rau ngò

Mặt nạ từ cà chua và rau ngò rất thích hợp cho những ai có làn da khô và nhiều dầu bởi vì dưỡng chất từ 2 nguyên liệu này có thể thẩm thấu sâu nuôi dưỡng da, hút hết các chất kiềm dầu, bụi bẩn và nám sạm trên da mặt. Cách làm như sau: Xay nhuyễn rau ngò và cà chua thu được hỗn hợp nước cốt thì bạn vắt thêm nửa quả chanh và đất sét dưỡng da, sau đó bạn trộn đều và thoa lên mặt, nằm thư giãn khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch mặt.

Mặt nạ mật ong và nha đam

Công dụng của mật ong với sức khỏe và làm đẹp hẳn không còn xa lại với chúng ta nữa, mật ong không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều công dụng trong việc điều chế ra các loại mặt nạ thần dược cho các chị em phụ nữ. Với mặt nạ từ mật ong bạn có thể kết hợp với nha đam- “một người bạn đồng hành” không thể thiếu với các chị em phụ nữ.  Bạn sử dụng gel của cây nha đam kết hợp với 2 muỗng cà phê mật ong, sau đó thoa lên mặt, nằm thư giãn rồi rửa sạch. Bạn nên kiên trì sử dụng tuần 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

            

Mật ong và nha đam là nguyên liệu làm đẹp hiệu quả

Mặt nạ đu đủ

Theo Y học cổ truyền trong quả đu đủ có chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin thiết yếu để dưỡng trắng da. Bạn có thể sử dụng đu đủ bằng cách ăn trực tiếp hoặc làm mặt nạ dưỡng tắng da theo cách sau: Xay nhỏ đu đủ chín và nhỏ thêm vài giotjn nước cốt chanh, khi được hỗn hợp sền sệt bắt đầu bạn thoa lên mặt và cổ trong vòng 30 phút. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đủ đủ làm đẹp da bằng cách chà miếng đu đủ tươi lên mặt để các dưỡng chất và vitamin thẩm thấu vào da. Các dưỡng chất này có tác dụng nuôi dưỡng, bổ sung dưỡng chất cho da và hút các tinh dầu, nám sạm trên da mặt.

Mặt nạ chiết xuất từ bột gạo

Để làm mặt nạ dưỡng trắng da bạn có thể sử dụng bột gạo kết hợp với sữa tươi và nước ấm bằng cách: trộn 3 muỗng cà phê bột gạo vào một cốc sữa tươi không đường và một chút nước ấm, sao cho thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó bạn thoa hỗn hợp này lên da mặt để các axit aminobenzoic, viatmin C và E có trong bột gạo có thể phát huy tốt nhất tác dụng của chúng. Loại mặt nạ này có tác dụng làm trắng sáng và ngăn ngừa tình trạng lão hóa da rất hiệu quả.

Không cần tốn quá nhiều tiền để đến các Spa làm đẹp mà vẫn có thể có làn da trắng sáng như mong muốn từ các nguyên liệu thiên nhiên an toàn, hiệu quả mà chi phí không hề đắt đỏ là điều các chị em vẫn hằng mơ ước. Nếu kiên trì sử dụng các phương pháp mặt nạ trên thì làn da trắng sáng, mịn màng sẽ không là ước mơ xa vời nữa.

Hi vọng bài viết trên đây có thể phần nào giúp các chị em có được các phương pháp làm trắng da từ các nguyên liệu thiên nhiên đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nguồn: Sưu tầm 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn thuốc tác dụng bổ nguyên khí trong ngày đông

Để nâng cao sức khỏe trong những ngày đông, người dân nên tham khảo một số món ăn thuốc trong y học cổ truyền có công dụng bồi bổ nguyên khí, ngũ tạng, ôn ấm tỳ vị.

Món ăn thuốc tác dụng bổ nguyên khí trong ngày đông

Việc chủ động phòng chống các bệnh lý trong những ngày đông là điều cần thiết, bởi thời tiết giá lạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp, da khô, ngứa, nứt nẻ,…

Để phòng tránh cũng như nâng cao sức khỏe, người dân nên tham khảo một số món ăn thuốc có công dụng bồi bổ nguyên khí, ngũ tạng, ôn ấm tỳ vị dưới đây để tìm cho mình món ăn phù hợp.

5 món ăn thuốc tác dụng bổ nguyên khí trong ngày đông

– Bài 1: Gà trống 1 con, gừng tươi, rượu trắng, gia vị vừa đủ, hầm nhừ. Tác dụng: bồi bổ ngũ tạng, tráng dương, rất thích hợp với những người có thể chất dương hư.

– Bài 2: Ngân nhĩ 20g, kỷ tử 30g, hai thứ hầm mềm thêm chút đường phèn, ăn nóng. Tác dụng: Bồi bổ can thận, dưỡng âm sinh tân, hoạt huyết thông khí, đặc biệt thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da khô nứt nẻ.

– Bài 3: Dâm dương hoắc 200g, nhục thung dung 80g, tiên mao 80g, đương quy 160g, tri mẫu 40g, hoàng bá 40g.

Đem tất cả các vị ngâm với 500ml rượu, nấu khoảng một giờ rồi chôn xuống đất 3 ngày 3 đêm, để tiếp 7 ngày nữa thì vớt thuốc ra, phơi khô nghiền thành bột, hoàn viên hoàn bằng hạt đậu đen, rượu và thuốc uống cùng lúc, mỗi ngày 5 đến 10 viên. Tác dụng: trợ dương bổ âm, bổ thận sinh tinh.

Vị thuốc Dâm dương hoắc

– Bài 4: Chim bồ câu 1 con, hoài sơn 15g, ba kích 20g, kỷ tử 20g, gia vị vừa đủ, nước sâm sấp, tất cả cho vào nồi hầm nhừ, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần. Tác dụng: ôn ấm tỳ vị, bổ thận tráng dương.

Lưu ý: Những người có thể chất nóng trong không nên dùng món ăn bài thuốc này.

– Bài 5: Nhân sâm 10g, hạt tiêu 2g, hoàng kỳ 20g, đinh hương 2g, nước xương vừa đủ, đun chín nhúng các loại thịt (thịt gà, thịt dê, thịt lợn nạc, tôm nõn…) ăn cùng ngồng cải, rau thơm, măng xé… Tác dụng: bồi bổ sức khỏe, bổ khí ôn dương, nâng cao sức đề kháng, chống rét hiệu quả.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc trong YHCT trị viêm vùng kín nổi tiếng

Trong y học cổ truyền, viêm vùng kín thuộc phạm vi các chứng táo vưu, táo hậu, tao hậu, chủ yếu do vệ sinh tại chỗ không sạch sẽ, thấp nhiệt hạ chú bì phu niêm mạc lâu ngày mà gây bệnh.

Viêm vùng kín do nhiều nguyên nhân gây ra

Viêm vùng kín xảy ra ở vùng âm hộ, rãnh quy đầu, đầu niệu đạo và quanh hậu môn, do một loại siêu vi gây nên. Mặc dù bệnh không đau nhưng gây cảm giác vướng, ngứa và khó chịu.

Khi cọ xát nhiều, tổn thương bị trợt ướt, nhiễm khuẩn thứ phát và gây viêm da vùng lân cận. Ban đầu tổn thương chỉ là một hạt sùi nhỏ có màu hồng nhạt, sau to và dài dần ra, có khi thành đám sợi nhỏ hoặc đám sùi to, phân nhánh, màu hồng, mềm ướt và dễ chảy máu.

Bên cạnh phương pháp điều trị hiện đại thì các phương pháp của y học cổ truyền cũng được nhiều người lựa chọn. Các bài thuốc điều trị chủ yếu là giải độc tán kết, thanh nhiệt lợi thấp, cụ thể như sau:

Bài thuốc uống trong trị viêm vùng kín

Người bệnh có thể dùng một trong 2 bài thuốc sau để trị viêm vùng kín:

– Bài 1: Dã cúc hoa 30g, cam thảo 10g, sơn từ cô 5g, bản lam căn 10g, thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 10g, sơn đậu căn 10g, xạ can 10g, chi tử 10g, hoàng bá 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm 10g, thương truật 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Bài 2: Tỳ giải 15g, đại thanh diệp 20g, ý dĩ 20g, thương truật 15g, hoàng bá 15g, thổ phục linh 30g, đan bì 12g, mã xỉ hiện (rau sam) 15g, tử thảo 15g, thông thảo 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Nếu nhiệt thịnh biểu hiện bằng triệu chứng tại chỗ như đỏ đau, sưng nóng, đại tiện táo kết gia thêm sinh thạch cao 15g, đại hoàng 9g, tri mẫu 9g, kim ngân hoa 15g; nếu tái phát gia thêm bạch truật 15g, hoàng kỳ 20g.

Bài thuốc dùng ngoài trị viêm vùng kín

Bài thuốc trong YHCT trị viêm vùng kín nổi tiếng

Bài 1: Mã xỉ hiện 60g, minh phàn 21g, đại thanh diệp 30g, sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó dùng phèn phi 9g, lục nhất tán 30g, trộn đều rắc vào tổn thương.

– Bài 2: Bản lam căn 30g, khô phàn 20g, nga truật 15g, dã cúc hoa 30g, mộc tặc 20g, địa phu tử 20g, mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ.

– Bài 3: Mã xỉ hiện 45g, khổ sâm 30g, hoàng bá 20g, tế tân 10g, bản lam căn 30g, sơn đậu căn 30g, mộc tặc thảo 15g, đào nhân 10g, lộ phong phòng 10g, bạch chỉ 10g, cam thảo sống 10g, sắc đặc lấy nước thấm vào gạc đắp lên tổn thương mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 15 phút, 5 lần là 1 liệu trình.

– Bài 4: Khổ sâm 50g, đan bì 12g, mộc tặc 20g, tam lăng 30g, đậu căn 20g, đào nhân 15g, nga truật 30g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 8 phút, 14 ngày là 1 liệu trình.

– Bài 5: Hoàng kỳ, ý dĩ lượng, hoàng bá, khổ sâm bằng nhau. Tất cả đem sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 1g rắc lên tổn thương rồi băng lại, 10 lần là 1 liệu trình, thường dùng 2 liệu trình là có kết quả.

– Bài 6: Mã xỉ hiện 30g, mật quạ 10g, bạch tiên bì 20g, tế tân 15g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

– Bài 7: Mã xỉ hiện 60g, bạch liễm 20g, linh từ thạch 20g, mộc tặc thảo 30g, khổ sâm 30g, sinh mẫu lệ 30g, hồng hoa 10g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút, 20 ngày là 1 liệu trình.

– Bài 8: Khổ sâm 50g, mộc tặc thảo 50g, bản lam căn 50g, xà sàng tử 50g, bách bộ 50g, thổ phục linh 50g, minh phàn 30g, đào nhân 30g, xuyên tiêu 30g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

Lưu ý, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Sức Khỏe Làm Đẹp

Bật mí 5 công thức trị mụn cho da từ bột trà xanh

Bột trà xanh với thành phần chứa chất chống oxy hóa cao gấp 20 lần vitamin E, cùng hàng loạt các khoáng chất thiết yếu khác, giúp xóa tan nỗi lo về mụn đem đến cho bạn làn da mượt mà không tỳ vết.

                 

Bột trà xanh dùng để trị mụn rất hiệu quả

Tác dụng của bột trà xanh trong việc trị mụn cho da

Từ lâu bột trà xanh Nhật Bản đã du nhập vào Việt Nam và tạo lên một cơn sốt mạnh mẽ. Những tín đồ trà xanh đã tận dụng triệt để mọi công dụng của trà xanh để chữ trị bệnh và chế biến món ăn. Ngoài ra với thành phần dinh dưỡng và các vitamin thiết yếu, trà xanh còn được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp hiệu quả, Các Y sỹ Y học cổ truyền sẽ bật mí 5 công thức làm đẹp hiệu quả từ bột trà xanh dưới đây:

Công thức trị mụn da hiệu quả với trà xanh

Mặt nạ bột trà xanh và giấm táo

Trà xanh chứa rất nhiều Viatmin C có tác dụng bổ trợ dưỡng trắng da còn giấm táo chứa các thành phần khử trùng tự nhiên, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ra mụn. Khi 2 thành phần này kết hợp sẽ có tác dụng đánh bay thâm mụn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do mụn gây ra. Bạn có thể làm hỗn hợp này như sau:

Nguyên liệu

  • 3 thìa bột trà xanh
  • 1 thìa giấm táo
  • Nước ấm

Cách làm:

Bạn trộn chung bột trà xanh và giấm táo cùng nước ẫm tạo nên một hỗn hợp hơi đặc, sau đó bạn rửa sach mặt và thoa đều trong 15 phút. Sau đó bạn rửa sạch lại mặt bằng nước ấm. nên áp dụng công thức trị mụn từ bột trà xanh này từ 2-3 lần mỗi tuần để giảm tình trạng tốt nhất cho da mặt của bạn.

 

           Mặt nạ bột trà xanh được nhiều chị em sử dụng

Mặt nạ bột trà xanh và mật ong

Công dụng của mật ong hẳn không còn xa lạ trong việc làm đẹp với các chị em phụ nữ. Sự kết hợp hoàn hảo giữa bột trà xanh và mật ong sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ, giúp da đánh bay tình trạng mụn cũ đồng thời ngăn ngừa mụn mới hình thành, đem lại làn da trắng sáng và min màng đầy sức sống cho bạn. Bạn có thể làm mặt nạ trà xanh và mật ong theo các bước sau:

Nguyên liệu

  • 2 thìa bột trà xanh
  • 2 thìa mật ong

Cách làm

 Cho trà xanh và mật ong vào 1 cái chén sạch, dùng thìa khuấy thật đều cho tan hỗn hợp trà xanh. Tiếp tục làm sach da với nước ấm và tiến hành thoa hỗn hợp trên lên mặt massage trong vòng 15 phút cuối cùng rửa lại với nước ấm. Kiên trì điều trị, chỉ sau khoảng 2 tháng những vết thâm, mụn của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Mặt nạ bột trà xanh sữa chua

Mặt nạ trị mụn bằng bột trà xanh và sữa chua rất thích hợp với những chị em có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng. Vì các thành phần dinh dưỡng trong sữa chua rất dịu nhẹ, vùa cáo tác dụng giuaps da sạch mụn vùa nuôi dưỡng da khỏe mạnh, se khít lỗ chân lông

Nguyên liệu

  • 2 thìa bột trà xanh
  • 2 thìa sữa chua không đường

Cách làm

Bạn trộn chung bột trà xanh với sữa chua không đường, sau đo làm sạch mặt thoa đều và nằm thư giãn trong khoảng 20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch. Nếu có thời gian bạn nên sử dụng hàng ngày để trị mụn hiệu quả nhất.

Mặt nạ bột trà xanh sữa chua rất thích hợp cho chị em có làn da nhạy cảm

Mặt nạ bột trà xanh và lòng trắng trứng

Các chuyên gia Sức khỏe làm đẹp có khuyến cáo nếu ai bị mụn cám và mụn đầu đen nhiều thì sử dụng mặt nạ trà xanh và lòng trắng trứng là sự lựa chọn đúng đắn nhất, vì trứng gà rất giàu vitamin A, vitamin B và protein giúp làm sạch sâu, cân bằng độ ẩm hữu hiệu và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Nguyên liệu

 2 thìa bột trà xanh

1 lòng trắng trứng

Cách làm

Cho lòng trắng trứng và bột trà xanh vào 1 cái bát sạch, dùng dụng cụ đánh trứng đánh bông hỗn hợp cho tan. Sau đó bạn rửa sạch mặt, để da còn ẩm bạn thoa hỗn hợp khắp mặt và thư giãn trong vòng 20 phút. Sau khi mặt nạ khô thì rửa mặt sạch bằng nước sạch. Kiên trì điều trị theo phương pháp này 3 lần/ tuần thì tình trạng mụn cám và mụn đầu đen, lỗ chân lông cũng sẽ được se khít lại.

Mặt nạ bột trà xanh và nước cốt chanh

Nhờ thành phần giàu vitamin C, axit citric và tính kháng khuẩn, chanh sẽ đánh bay mụn cùng vết thâm, sẹo thâm do mụn để lại. Bên cạnh đó, chanh cũng giúp da thông thoáng, sạch sẽ, hết bóng dầu và trắng sáng hơn.

Nguyên liệu

2 thìa bột trà xanh

2 thìa nước cốt chanh

Cách làm

Bạn trộn đều bột trà xanh và nước cốt chanh để thu lại được hỗn hợp của 2 nguyên liệu này, cũng làm tương tự như các bước trên, bạn rửa sạch mặt vafthoa đều, vừa thoa vừa massage để các dưỡng chất thẩm thấu vào da, thư giãn khoảng 20 phút thì bạn rửa lại bằng nước ấm.

Chanh kết hợp với trà xanh làm mặt nạ rất hiệu quả

Lưu ý:

Hiện nay trên thị  trường có rất nhiều sản phẩm bột trà xanh không chất lượng, chính vì vậy bạn vần mua bột tà xanh ở nơi uy tín chất lượng để chúng pahts huy tác dụng tốt nhất.

  • Lựa chọn sản phẩm bột trà xanh 100% thiên nhiên để có hiệu quả tốt nhất.
  • Tẩy da chết hàng tuần để tái tạo da và giúp da hấp thu các dưỡng chất.
  • Sau khi đắp mặt nạ bạn vẫn áp dụng các bước chăm sóc da bình thường.
  • Luôn luôn sử dụng kem chống nắng, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Bột trà xanh có rất nhiều công dụng với sức khỏe con người, ngoài ra chúng còn làm nguyên liệu thực phẩm, làm đẹp rất hiệu quả. Hị vọng bài viết chai sẻ về cách trị mụn bằng trà xanh kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp chị em có thêm kinh nghiệm và chăm sóc sắc đẹp để có làn da như mong muốn.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Mùa lạnh dùng bài thuốc gì phòng trị viêm phế quản?

Viêm phế quản thường gặp vào mùa thu – đông, khi tiết trời khô hanh. Để sẵn sàng đối phó căn bệnh này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc phòng trị đơn giản trong y học cổ truyền.

Viêm phế quản thường gặp ở người cao tuổi, trong mùa thu – đông

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại các lớp niêm mạc của ống phế quản. Khi bị viêm, chúng sẽ gây hẹp lòng phế quản và ứ đọng các chất dịch, từ đó hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây các vấn đề về hô hấp.

Theo y học cổ truyền, khí hậu khô hanh vào mùa thu – đông gây ra loại nhiệt bệnh ngoại cảm gọi là thu táo. Ban đầu tà vào phần vệ khí sau đó vào phần phế khí.

Bài thuốc phòng trị viêm phế quản khi tà còn ở phần vệ khí

Khí táo làm tổn thương phế, tổn thương tân dịch khiến người bệnh bị sốt, nhức đầu, hơi sợ lạnh, ra mồ hôi ít, mũi khô, ho khan hay ho ít đờm mà dính, họng khô, lưỡi đỏ, khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch sác.

Phương pháp trị là tân lương nhuận phế.

– Thuốc uống:

  • Bài 1: Tang cúc ẩm (Ôn bệnh điều biện): hạnh nhân 10g, bạc hà 4g, liên kiều 10g, tang diệp 12g, cát cánh 10g, cúc hoa 8g, lô căn 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng tuyên phế chỉ khái, sơ phong thanh nhiệt. Trị phong ôn mới phát, ho, cảm cúm, cơ thể sốt, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp tính.
  • Bài 2: Tang hạnh thang (Ôn bệnh điều biện): hạnh nhân 16g, tang chi 8g, sa sâm 12g, chi bì (vỏ quả chi tử) 8g, bối mẫu 8g, hương xị 8g, lệ bì (vỏ hạt quả vải) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng nhuận phế chỉ khái, thanh tuyên táo nhiệt. Trị họng khô khát, ho không đờm, phế bị táo, ôn, viêm đường hô hấp trên.

Biểu hiện của viêm phế quản

– Món ăn thuốc điều trị bệnh:

  • Hạnh lê ẩm: hạnh nhân 10g, lê 1 quả to gọt vỏ thái lát. Cả 2 thứ đem nấu chín, thêm chút đường phèn khuấy cho tan đều. Món ăn thuốc thích hợp cho người bệnh viêm khí phế quản cấp tính dạng viêm khô, nóng sốt, ho khan ít đờm.
  • Nước la hán hạnh nhân: la hán quả 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đập vụn, hạnh nhân giã dập, cùng sắc lấy nước, thêm chút đường uống. Ngày 1 lần. Tốt cho người bị viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.

Bài thuốc phòng trị viêm phế quản khi tà vào phần phế khí

Táo nhiệt làm tổn thương phế, người bệnh có biểu hiện sốt, suyễn, ho nhiều không đờm, mũi họng khô, nhức đầu, bực dọc, khát, rêu lưỡi khô trắng mỏng, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm, mạch phù sác.

Phương pháp chữa là thanh phế nhuận táo chỉ khái.

– Bài thuốc:

  • Bài 1: tang bạch bì 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, thiên môn 12g, thạch cao 16g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: Thanh táo cứu phế thang (Y môn pháp luật): a giao 16g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, đảng sâm 12g, hồ ma nhân 12g, tang diệp 12g, mạch môn 16g, tỳ bà diệp (bỏ lông chích mật) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị tà ở phần khí biểu hiện sốt, thở nghịch lên, ngực đầy sườn đau, ho khan không đờm, họng khô, mũi khô.

Phòng trị viêm phế quản bằng các bài thuốc y học cổ truyền

– Món ăn thuốc chữa bệnh:

  • Lê hấp đường phèn bối mẫu: xuyên bối mẫu 3g, lê 1 quả to, đường phèn 6g. Bối mẫu tán bột, lê gọt vỏ, tách bỏ hạt. Tất cả cho vào nồi hầm chín rồi ăn. Thích hợp cho người bị viêm khô khí phế quản ho ít đờm, ho do dị ứng, lao phổi ho khan, ho gà, viêm họng.
  • Nhuận phế tán: qua lâu 1 quả bỏ hạt tán mịn, trộn với bột củ năng thành bánh, nướng chín vàng, tán bột. Mỗi lần uống 3g. Hòa với nước sôi thêm đường cho uống ngày 3 lần. Thích hợp cho trẻ em ho khan do viêm khí phế quản, ho gà dài ngày (bách nhật khai), sốt nóng.
  • Hạnh nhân ướp đường phèn: hạnh nhân 30g, đường phèn 30g. Hạnh nhân đập bỏ vỏ cứng, đường phèn nghiền đập vụn, trộn đều. Mỗi lần ăn 9g, ngày 2 lần. Thích hợp cho người bị đờm dính, ho khan lâu ngày, viêm khí phế quản mạn tính.
  • Trúc lịch chúc: trúc lịch (nước ép tre vầu tươi) 100ml, gạo tẻ 80-100g. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho trúc lịch vào khuấy đều, chia ăn 2 lần trong ngày. Món ăn thuốc thích hợp với người viêm khí phế quản sốt nóng, đau tức vùng ngực, khó thở, ho đờm ít vàng dính, đờm có thể có tia máu.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Sức Khỏe Làm Đẹp

Bật mí phương pháp trị nám da hiệu quả nhất từ nha đam

Nám da là nỗi ám ảnh lớn không chỉ khó chữa mà còn rất cứng đầu ẩn sâu trong các mô mạch máu, nhưng tất cả sẽ không phải lo lắng vì đã có “thần dược” nha đam “khoét sâu” tình trạng nám.

          

Nám da là nỗi ám ảnh lớn nhất của chị em phụ nữ

Tại sao nám luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất của các chị em phụ nữ

Theo Y học cổ truyền, nám da là hiện tượng xuất hiện các nốt màu nâu, lan rộng sẽ trở thành các mảng to sậm gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, càng để lâu càng khó điều trị. Nám da xuất hiện là do các sắc tố melalin dưới da tăng lên bất thường,  đặc biệt thường xuất hiện ở những phụ nữ có da mặt mỏng, trắng mịn.

Nám da thường chia thành 4 loại:  

  • Nám tàn nhang
  • Nám sâu
  • Nám mảng
  • Nám hỗn hợp

 Theo các chuyên gia Sức khỏe làm đẹp, các chị em thường sợ nám vì chúng rất khó chữa, lại có cơ chế hình thành khác nhau, có người bị nám sau khi sinh, nhiều người bẩm sinh đã xuất hiện những vết chân nám nhỏ, trưởng thành bắt đầu chúng lớn hơn lan rộng khắp và khó có thể kiểm soát được. Hậu quả để lại không chỉ làm mất thẩm mỹ mà nám da còn khiến rất nhiều chị em ngại giao tiếp, mất tự tin ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều gia đình. Chính vì vậy, nám da luôn là nỗi ám ảnh và sợ hãi nhất của các chị em.

           

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da

Trị nám da bằng nha đam kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên

Điều trị nám từ các nguyên liệu thiên nhiên là phương pháp được nhiều chị em phụ nữ áp dụng vì hiệu quả cao, an toàn mà chi phí hợp lí, phù hợp với tất cả mọi người. Có rất nhiều nguyên liệu thiên nhiên điều trị nám như mật ong, cà chua, chuối, bột trà xanh,… Nhưng trong các nguyên liệu thì không thể thiếu nha đam. Phương pháp trị nám bằng nha đam đã được rất nhiều chị em và các viện thẩm mỹ áp dụng và đem lại những tác dụng không ngờ.

Phương pháp trị nám da từ nha đam kết hợp với mật ong

Mật ong là một dược liệu quý vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Mật ong và nha đam kết hợp để làm nguyên liệu trị nám là một sự lựa chọn tuyệt vời cuả nhiều chị em. Những dưỡng chất từ 2 nguyên liệu này sẽ đi sâu và đẩy các nhân tố gây ra tình trạng nám hiệu quả. Cách làm phương pháp này cũng vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm ngay tại nhà được.

Nguyên liệu

  • 2 lá nha đam tươi
  • 2 muỗng cà phê mật ong

Cách làm

Bạn thái nha đam thành các lát nhỏ sau đó cho vào nồi nước đun sôi. Đun dến khi nha đam nát nguyễn thì bạn trút thêm 2 muỗng mật ong và khuấy đều. Bạn nên sử dụng vào buổi tối và kiên trì thì sẽ đem lại được hiệu quả như mong muốn.

Mặt nạ nha đam và mật ong được nhiều chị em áp dụng trị nám

Phương pháp trị nám da bằng nha đam và nước gạo

Bạn không thể ngờ rằng nước gạo – thứ mà chúng ta thường bỏ đi lại có nhiều công dụng trong việc trị nám. Nước gạo rất giàu Vitamin B1, rất lành tính giúp da trở nên trắng hồng tự nhiên. Để “đánh bay” tình trạng nám da bạn có thể sử dụng kết hợp cùng nha đam, các dưỡng chất của 2 dược liệu này giúp đẩy sâu các tác nhân gây ra nám, nếu bạn là người bị nãm mảng bạn có thể thoa hỗn hợp này dày hơn để chúng có tác dụng thẩm thấu, không những loại bỏ được các nhân tố gây ra nám mà còn xóa mờ hết vết nám ngay trên bề mặt da. Bạn có thể làm phương pháp này như sau:

Nguyên liệu

  • 2 lá nha đam tươi
  • Nước vo gạo đặc

Cách làm

Rửa sạch nha đam, thái nhỏ sau đó cho sâm sấp mặt nước, đun sôi đến khi nha đam nát nhuyễn. Sau đó bạn gạn nước gạo đặc trộn với nha đam đã nhuyễn rồi thoa đều nên da mặt và thư giãn khoảng 20 phút, nếu bạn sử dụng không hết có thể bảo quản tủ lạnh để hôm sau sử dụng.

Phương pháp trị nám da bằng nha đam và sữa chua

Sữa chua là thực phẩm đã quá quen thuộc với chúng ta, nếu bạn đã từng ăn sữa chua nha đam thì phần nào cũng đã phần nào hiểu được dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Không chỉ có tác dụng đem lại nguồn dinh dưỡng cho cơ thể mà mặt nạ nha đam sữa chua còn là nguyên liệu đặc trị nám hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 2 lá nha đam tươi
  • 1 hộp sữa chua không đường

Cách làm

Bạn rửa sạch nha đam, tách lấy phần thịt rồi xay nhuyễn, sau đó trộn với một lượng vừa đủ sữa chua không đường, trộn đều rồi đắp trực tiếp nên da mặt khoảng 20 phút. Cuối cùng bạn rửa sạch mặt bằng nước ấm.

          

Trị nám da bằng nha đam và sữa chua rất hiệu quả

Ngoài những phương pháp trị nám hiệu quả trên ngay từ bây giờ bạn hãy hình thành cho mình thói quen loại bỏ nám bằng việc uống nhiều nước và bổ sung trái cây hằng ngày để loại bỏ độc tố, các tác nhân gây ra nám và hỏng da.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ thật hữu ích với những ai muốn trị nám bằng nha đam và các nguyên liệu thiên nhiên. Chúc các bạn sớm có một làn da không nám và trắng mịn như mong muốn.

Nguồn:Sưu tầm 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Khám phá công dụng của vị thuốc bàng đại hải

Y học cổ truyền khám phá nhiều tác dụng của bàng đại hải, trong đó nổi bật là khả năng thanh nhiệt, nhuận phổi, trị đau họng, ho khan,…

Bàng đại hải là quả của cây đười ươi, cây ươi, lười ươi,…

Đôi nét về bàng đại hải

Bàng đại hải có tên gọi khác là an nam tử, là quả của cây đười ươi, cây ươi, lười ươi, cây thạch, đại đồng quả… Bàng đại hải có nhiều ở miền Nam nước ta và tại nhiều nước khác ở Đông Nam Á như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia. Quả chín nứt ở cây được hái về lấy hạt phơi khô làm thuốc, dùng dần.

Nhìn bên ngoài, hạt bàng đại hải hình bầu dục trông như quả trám. Bề mặt màu nâu tối hoặc màu nâu vàng sẫm, có vân nhẵn không đồng đều.

Để làm thạch và làm nước giải khát, sau khi lấy hạt, người ta sẽ ngâm nước cho hạt nở to gấp 8-10 lần thể tích của hạt, nước có chất nhầy, màu nâu nhạt trong, vị hơi chát và mát. Chất nhầy của hạt còn dùng làm thuốc trị các bệnh thường gặp như chứng đau ruột và các bệnh về đường đại tiện. Lá non nấu canh ăn được.

Theo y học cổ truyền, bàng đại hải vị ngọt, tính hàn, lợi về kinh phế, đại tràng có công dụng thanh nhiệt, lợi hầu, nhuận phổi, giải độc; rất tốt đối với người đau họng, ho khan, không có đờm, khản tiếng, cốt chưng (người bệnh sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm…).

Bài thuốc trị bệnh có dùng bàng đại hải

Khám phá công dụng của vị thuốc bàng đại hải

– Chữa ho khan, họng nóng rát, mất tiếng, viêm đau lợi: Bàng đại hải 5 hạt, cam thảo 3g. Sắc uống thay trà. Nếu trẻ em hoặc người già uống có thể cho thêm ít đường phèn.

– Chữa đau họng, khàn tiếng, ho khan không có đờm, cốt chưng nội nhiệt, chảy máu cam: Bàng đại hải 3 hạt, mật ong 15ml. Hãm với nước sôi uống thay trà.

– Chữa viêm họng, viêm amidan cấp tính: Bàng đại hải 5g, mạch môn đông 5g, bản lam căn 5g, cam thảo 3g. Hãm với nước sôi, uống nhiều lần thay trà.

Hoặc dùng bài: Bàng đại hải 5g, hoa kim ngân (khô) 16g, bồ công anh 4g, cam thảo 1g, bạc hà 2g. Tất cả đem rửa sạch, hãm nước sôi, uống thay hàng ngày.

– Chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ: Bàng đại hải 2-5 hạt sao vàng, nấu lấy nước cho trẻ uống trong ngày.

Lưu ý: Bàng đại hải chỉ dùng mỗi ngày từ 2-5 hạt, không dùng kéo dài.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Exit mobile version