Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trị chứng ngứa về đêm bằng bài thuốc Y Học Cổ Truyền

Ngứa về đêm là tình trạng dễ gặp trong mùa thu – đông do việc bài tiết của tuyến nhờn khiến lớp da đã khô càng thêm khô. Hiện y học cổ truyền có nhiều bài thuốc trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết thì những người mắc các bệnh mạn tính phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau; các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi; người có sức khỏe kém, không chịu được lạnh hay mặc nhiều quần áo khiến quá trình hô hấp của da không được bình thường,… đều có thể là lý do gây ra ngứa về đêm.

 

Tình trạng ngứa về đêm thường xảy ra vào mùa thu – đông.

Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết thì những người mắc các bệnh mạn tính phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau; các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi; người có sức khỏe kém, không chịu được lạnh hay mặc nhiều quần áo khiến quá trình hô hấp của da không được bình thường,… đều có thể là lý do gây ra ngứa về đêm.

Theo y học cổ truyền, bạn không nên tắm nước quá nóng, hạn chế sử dụng các loại sữa tắm có độ kiềm cao; giữ độ ẩm trong phòng thích hợp, không tắm quá nhiều để phòng trị chứng ngứa.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị chứng ngứa về đêm

Với những biểu hiện ngứa, ngứa nhiều về chiều tối – đêm, bong vảy, bạn đọc có thể sử dụng một trong số những bài thuốc sau:

Bài 1: Đương quy, bạch thược, sinh địa, mỗi thứ 15g; đan sâm 20g; kinh giới, phòng phong, bạch tật lê, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.

Bài 2: Gừng khô 9g, quế chi 6g, hồng táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền trong 7-10 ngày.

Bài 3: Quế chi 6g, đương quy 10g, bạch thược 12g, gừng sống 3 miếng, cứu cam thảo 5g, hồng táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.

Bài 4: Dạ giao đằng 50g; xà sàng tử, khổ sâm, mỗi thứ 20g; hoa tiêu 5g; kinh giới 30g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.

Bài 5: Đương quy 10g, bạch thược 10g, quế chi 10g, tế tân 3 g, mộc thông 6g, cam thảo 5g, gừng sống 9g, ngô thù du 3g. Ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.

Trị chứng ngứa về đêm bằng bài thuốc YHCT

Dược thiện trị chứng ngứa về đêm

Bạn có thể tham khảo những món ăn bài thuốc sau: 

Bài 1: Thịt dê 200g, gừng sống 15g, hoa tiêu 3g, đương quy 30g. Hầm mềm.

Bài 2: Thịt lươn 30g, gạo tẻ vừa đủ, hồng táo 15g, nấu cháo ngày hàng ngày.

Bài 3: Sơn tra 15g, hồng táo 10g, đương quy 15g. Nấu ăn.

Thuốc dùng ngoài trị chứng ngứa về đêm

Bài 1: Lá đào tươi 30g, sắc lấy nước cốt, buổi tối trước khi đi ngủ lấy bông thấm nước cốt bôi vào chỗ ngứa.

Bài 2: Vỏ chuối tiêu sắc lấy nước thấm vào khăn bông rồi chườm vào chỗ ngứa. Ngoài ra, bạn có thể dùng mặt trong của vỏ chuối đắp trực tiếp vào chỗ ngứa.

Bài 3: Gừng tươi 250g, rượu trắng 500ml. Gừng đem rửa sạch, thái lát, ngâm trong rượu 3-5 ngày là dùng được. Dùng bông tẩm thứ rượu này, bôi, chấm vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về phương pháp điều trị ngứa mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: suckhoedoisong

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc trị đau dạ dày, cảm lạnh từ Cao lương khương quanh nhà

Cao lương khương là vị thuốc hay trong các bài thuốc dân gian với tác dụng điều trị bệnh ấn tượng bên cạnh là gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt.

Trị đau dạ dày, cảm lạnh từ Cao lương khương quanh nhà

Thông tin cơ bản về vị thuốc Cao lương khương

Cao lương khương còn gọi củ riềng; là thân rễ của cây Riềng (Apinia officinarum Hance.), họ Gừng (Zingiberaceae).

Ngoài là gia vị dùng trong gian bếp gia đình, tăng sự hấp dẫn cho món ăn, riềng còn có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như giảm đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng,…

Cao lương khương chứa tinh dầu (methylacinnamate, cineole, cadinene và galangola (dầu cay); các dẫn chất flavonoid (galangin, alpinin, kaempferid). Có tác dụng kháng khuẩn.

Theo y học cổ truyền, cao lương khương vị cay, tính ấm; vào Tỳ, Vị; tác dụng hành khí chỉ thống, ôn trung tán hàn; trị quặn bụng do hư hàn, hàn thấp, tiêu chảy, nôn, ăn kém, không tiêu đầy trướng bụng. Liều dùng 3 – 6g khô, 8 – 12g tươi; bằng cách nấu hầm, ngâm ướp, pha hãm.

Bài thuốc trị bệnh có cao lương khương độc đáo trong  Y học cổ truyền

– Bài thuốc giúp Ôn trung giảm đau:

Bài 1: An trung tán: Cao lương khương 4g, sa nhân 4g, diên hồ sách 3g, hồi hương 2g, mẫu lệ 6g, quế chi 4g, cam thảo 3g. Tất cả đem tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. Tác dụng trị viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày – tá tràng, thống kinh, nôn thổ do nhiễm độc thai nghén.

Bài 2: Thang Cao lương khương: Cao lương khương 8g, đương quy 12g, hậu phác 12g, gừng sống 12g, quế tâm 6g. Sắc nước uống. Trị bụng ngực đau thắt do cảm lạnh.

Bài 3: Cao lương khương 12g, ngũ linh chi 8g. Các vị nghiền thành bột, uống với rượu nhạt. Trị đau loét dạ dày – hành tá tràng.

Bài 4: Hoàn Lương phụ: Cao lương khương, phụ tử, 2 vị đồng lượng. Tất cả nghiền bột, thêm nước gừng làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 4 – 8g, ngày 2 – 3 lần. Uống với nước; tác dụng trị nôn mửa nước trong, đau bụng lạnh, bụng dưới sa đau.

Lưu ý Những người bị xuất huyết dạ dày không được dùng.

Cao lương khương tác dụng ấm dạ dày, cầm nôn

– Bài thuốc tác dụng Ấm dạ dày, cầm nôn:

Bài 1: Cao lương khương 12g, sao qua, nghiền thành bột, uống với nước. Tác dụng trị lạnh bụng, nôn mửa.

Bài 2: Cao lương khương 12g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống. Trị nôn mửa do hư hàn.

Món ăn thuốc trị bệnh có Cao lương khương

– Gà trống hầm riềng: gà trống nửa con, riềng 6g, hồ tiêu 3g, thảo quả 6g, trần bì 3g. Gà làm sạch, chặt miếng, cho trong nồi nhôm. Các dược liệu đựng trong túi vải xô cho vào nồi nấu hầm gà, thêm bột gia vị, mắm, dấm, hành, gia vị cùng lượng nước thích hợp; lưu ý đun nhỏ lửa cho nhừ; ăn vào các bữa trong ngày.

Món này thích hợp cho người bị đau quặn bụng, lạnh bụng, cơ thể suy nhược (tỳ vị hư hàn, hàn thấp).

– Cháo riềng: Bột kê hoặc bột mỳ 80 – 100g, riềng đập giập 6g, nấu cháo, ăn khi đói. Món ăn thích hợp đối với những người cao tuổi lạnh bụng, đầy bụng, không tiêu, đau tức vùng bụng và vùng hạ sườn.

– Nước sắc riềng táo: Riềng 8-12g, đại táo 3 quả. Đại táo xé, thêm 300ml nước sắc hãm còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Tác dụng tốt đối với người bị đầy bụng, nôn mửa, bụng đau quặn.

Lưu ý: Người âm hư, thực nhiệt hạn chế dùng.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vị thuốc Cao lương khương mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: suckhoedoisong

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Những khám phá bất ngờ về hạt dưa hấu dùng làm thuốc

Tưởng chừng hạt dưa hấu không mang tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên trên thực tế đây là vị thuốc có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và bổ dưỡng cơ thể.

Những khám phá bất ngờ về hạt dưa hấu dùng làm thuốc

Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cứ trong mỗi 100g hạt dưa hấu có chứa 4g glucid, 10g protid, 11g lipid, cung cấp 160 calo. Đặc biệt đây là loại hạt chứa nhiều acid béo không bão hòa như acid linoleic, giàu acid amin thiết yếu như acid glutamic, tryptophan, arginine, lysine,…; vitamin B1, B2, B3, B6, B12, E, PP…; các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, P, Se, Mg… và các hoạt chất như lycopene có lợi cho đời sống tình dục, cucurbecitrin có tác dụng chống viêm bàng quang và hạ huyết áp…

Bài thuốc hay từ hạt dưa hấu

Trong y học cổ truyền, dưa hấu được coi là thứ quả có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa tựa như cổ phương trứ danh Bạch hổ thang với công dụng thanh nhiệt giải thử, lợi tiểu tiện, trừ phiền chỉ khát.

Hạt dưa hấu vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín và tính bình sau khi đã rang; tác dụng hòa trung chỉ khát, thanh phế nhuận tràng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như:

– Ho kéo dài: dùng hạt dưa hấu giã nát 15g, hoa hồng 1,5g, lạc nhân 15g, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống và ăn lạc nhân.

– Ho khạc nhiều đờm: dùng hạt dưa hấu bóc vỏ ăn sống hoặc lấy 20g hạt sức lấy nước uống.

– Đa kinh (kinh nguyệt quá nhiều): dùng nhân hạt dưa hấu 9g nghiền vụn chiêu uống với nước ấm mỗi ngày 2 lần.

– Huyễn vựng, đầu thống (tăng huyết áp): dùng hạt dưa hấu ăn sống hoặc sau khi rang chín lúc bụng đói.

– Viêm bàng quang cấp tính: dùng 40g hạt dưa hấu sắc uống…

– Thổ huyết (nôn ra máu): dùng 50g hạt dưa hấu tươi sắc lấy nước uống.

– Chống phù nề: hạt dưa hấu, mật ong. Đem trộn một muỗng cà phê bột hạt giống dưa hấu với mật ong, chế thêm một chút nước lọc, quấy đều rồi uống, mỗi ngày 2 lần.

– Làm giảm ho: lấy hạt dưa hấu 20g sắc đặc để uống, mỗi ngày 2 lần.

Trà dưa hấu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường

Ngoài ra, bạn có thể dùng trà hạt dưa hấu bằng cách hãm 2-3 muỗng cà phê hạt dưa hấu trong 2-3 cốc nước trong khoảng 30-45 phút; tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường; ổn định men gan và lượng lipid huyết thanh. Để giải độc, thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe, bạn có thể dùng trà hạt dưa hấu và uống 3 ly mỗi ngày.

Theo các nghiên cứu, trong hạt dưa hấu có hàm lượng lycopene và vitamin cao nên có tác dụng rất tốt cho đời sống tình dục, bởi chúng làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới, duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường sự bền bỉ trong dương sự.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Journal cho thấy, hạt giống dưa hấu có tác dụng trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt, dùng bằng cách đổ hai muỗng canh bột hạt dưa hấu khô trong nửa lít nước sôi, để khoảng nửa giờ rồi uống. Lưu ý cần sử dụng thường xuyên để tăng khả năng hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về hạt dưa hấu mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cát cánh: Vị thuốc dân gian trị bệnh đường hô hấp hiệu quả

Cát cánh trong y học cổ truyền nổi tiếng với tác dụng trừ đờm, chữa ho; tống mủ, lưu thông tuyên phế;… được sử dụng đa dạng trong các bài thuốc.

Hoa Cát cánh

Đôi nét vè vị thuốc Cát cánh

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi khô của cây cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), họ hoa chuông (Campanunaceae). Cát cánh chứa phytosterol, tanin, saponin (các platycodin A, C, D, D2; polygalacin D, D2),…

Theo y học cổ truyền, cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Tác dụng trừ đờm, chữa ho; tống mủ, lưu thông tuyên phế (phổi); trị miệng hôi, cam răng,… Liều dùng: 4-12g.

Bài thuốc từ vị thuốc Cát cánh

– Bài thuốc trừ đờm, trị ho: chữa ho đờm ướt (đàm ẩm), nhiều đờm, tức ngực:

  • Bài 1: cát cánh 6g, mộc thông 6g, kha tử 6g, hồ điệp 6g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa ho tiêu đờm.
  • Bài 2: cát cánh 8g, tía tô 12g, hạnh nhân 12g, bạc hà 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền trong 2 – 4 ngày. Chữa ho do lạnh, đờm loãng.
  • Bài 3: cát cánh 8g, tỳ bà diệp 12g, cam thảo 4g, lá dâu 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 2 – 4 ngày. Chữa ho do nóng, đờm dính quánh.

– Bài thuốc giúp Tống mủ, tiêu tan nhọt

Dùng bài thuốc: cát cánh 4g, bối mẫu 8g, nhân ý dĩ 20g, cam thảo 4g, rau diếp cá 8g, nhân hạt bí trắng 24g, dây kim ngân 12g, rễ cỏ tranh 63g. Sắc uống ngày 1 thang. Điều trị đau tức ngực, viêm phổi, ho thổ ra đờm, phế ung (áp-xe phổi).

– Bài thuốc giúp chữa đau họng, lưu thông phổi: Trị khó thở, họng sưng đau (viêm họng, viêm amidan):

  • Bài 1: Thang Cát cánh: cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán thành bột uống. Chữa họng sưng đau.
  • Bài 2: cát cánh 8g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, cam thảo sống 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa viêm amidan.

– Bài thuốc giúp trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày:

Dùng bài thuốc: cát cánh 10g, hương phụ 10g, đương quy 15g, mộc hương 5g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Vị thuốc Cát cánh

– Bài thuốc hỗ trợ chữa sung huyết não, xuất huyết não, có liệt nửa người và dấu hiệu mất tiếng:

Dùng bài thuốc: cát cánh 4g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 4g, đương quy 6g, bạch thược 6g, long đởm 10g, sinh địa 16g, hạnh nhân 10g, phòng phong 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình 2 – 3 tháng.

– Bài thuốc trị cam răng, miệng hôi:

Dùng bài thuốc: cát cánh, hồi hương liều lượng bằng nhau, tất cả đem tán nhỏ, trộn đều, bôi vào chỗ cam răng.

– Bài thuốc hỗ trợ trị viêm não Nhật Bản B:

Dùng bài thuốc: cát cánh 6g, hoàng cầm 6g, kim ngân 10g, thanh cao 6g, bạc hà 2g, liên kiều 10g, cam thảo 6g, chi tử 6g, thạch cao 30g, cúc hoa 10g. Sắc trước thạch cao, sau đó cho các dược liệu cùng sắc. Uống 1 lần.

Lưu ý: Người âm hư, ho lâu ngày và có xu hướng ho ra máu thì không nên uống.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vị thuốc cát cánh mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

TOP 3 bài thuốc tác dụng long đờm trong dân gian

Chỉ với gừng, củ hành tây hay cải ngựa, bạn đã có bài thuốc sở hữu tác dụng làm long đờm hiệu quả, ít tốn kém khi bị ho.

TOP 3 bài thuốc tác dụng long đờm trong dân gian

Ho là triệu chứng thường gặp trong nhiễm trùng đường hô hấp, nguyên nhân do đờm mắc kẹt trong đường hô hấp. Đờm sẽ rất khó bị tống khỏi cơ thể qua các cơn ho nếu chúng tiết ra từ đường hô hấp đặc quánh. Tuy nhiên nếu đờm loãng và ít dính thì chúng sẽ bị loại bỏ ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc long đờm kê toa và không kê toa, nhưng bạn cũng có thể thử dùng một số thực phẩm có tác dụng long đờm hiệu quả sau:

Gừng

Theo y học cổ truyền, gừng là vị thuốc có tác dụng làm loãng đờm. Trong đó, trà gừng là một thức uống long đờm hiệu quả và gừng kết tinh là một cách điều trị thích hợp đối với chứng ho.

Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể tham khảo cách dùng gừng thông qua cuốn sách “1.801 Phương thuốc dùng trong nhà” như sau:

  • Bước 1: Gọt vỏ và cắt lát mỏng rễ gừng tươi và thêm vào 8 ounces (236 ml; khoảng 1 ly) nước sôi.
  • Bước 2: Nấu trà vừa sôi cho 05 – 10 phút, lọc qua và dùng uống nhâm nhi.

Đặc biệt, bạn có thể nhâm nhi trà gừng trong suốt cả ngày.

Củ hành tây

Theo các nghiên cứu, hành tây có chứa các hợp chất có tác dụng làm giảm ho hiệu quả. Bạn có thể chế biến hành tây thành món ăn, bài thuốc khác nhau có tác dụng long đờm.

Thái mỏng một củ hành tây và đun sôi trong nước hay thêm vào nước gà nấu thành súp hay canh và nhâm nhi một vài lần một ngày là những cách sử dụng hành tây giúp long đờm mà bạn có thể tham khảo.

Củ hành tây có tác dụng long đờm

Bạn có thể làm si-rô ho bằng hành tây theo hướng dẫn trong cuốn sách “1.801 Phương thuốc dùng trong nhà” có tác dụng long đờm như sau:

  • Bước 1: Đun 2 muỗng canh nước cốt chanh và 1 muỗng canh mật ong cho đến khi hỗn hợp này đủ ấm.
  • Bước 2: Khuấy đều khoảng 2 muỗng cà phê hành tây nghiền và uống như si-rô.

Cải ngựa

Những món ăn làm từ cải ngựa có thể làm sạch các chất nhầy từ đường hô hấp và điều trị các triệu chứng cảm lạnh khác như nghẹt mũi.

Trong Bách khoa toàn thư về thảo mộc “Rodale’s Illustrated Encyclopedia of Herbs” khuyến cáo có thể làm si-rô tự chế từ cây cải ngựa như sau:

  • Bước 1: Thêm 1 ounce (29,5 ml) cải ngựa và 1/2 ounce (14,8 ml) hạt mù tạt vào 1 pint (473 ml; khoảng 2 ly) nước sôi.
  • Bước 2: Ngâm các loại thảo mộc trong vòng 4 giờ, lọc qua hỗn hợp này và dùng 3 muỗng canh 3 lần mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về các bài thuốc có tác dụng long đờm mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc trị bệnh từ thạch cao trong YHCT

Thạch cao tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt tả hỏa trừ phiền, liễm sang nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị nhiệt miệng, kích ứng vật vã,…

Thạch cao

Bạch hổ, bằng thạch,… là những tên gọi khác của thạch cao, là chất vô cơ (calci sunfat ngậm nước). Bên cạnh đó, thạch cao có thể lẫn cát, đất sét, các hợp chất sunfua, Mg và Fe.

Thạch cao có 2 loại cứng và mềm. Trong đó, thạch cao mềm dùng để làm thuốc; thạch cao cứng dùng trong ngoại khoa chấn thương để băng bó.

Theo y học cổ truyền, thạch cao vị cay, ngọt, tính rất hàn; vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Chúng có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt tả hỏa trừ phiền, liễm sang; trị nhiệt bệnh, kích ứng vật vã, sốt cao, khát nước, miệng khô, loét miệng, đau răng,… Liều dùng: 12-150g; có thể sắc, hãm.

Bài thuốc trị bệnh từ thạch cao

– Tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa

  • Bài 1: Bạch hổ thang: thạch cao sống 24g, ngạnh mễ 8g, tri mẫu 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Công dụng thanh nhiệt sinh tân; chủ trị đổ mồ hôi nhiều, dương minh nhiệt thịnh, phiền khát (biểu hàn lý nhiệt).
  • Bài 2: thạch cao sống 20-62g, xích thược 12g, sơn chi sống 12g, bản lam căn 24g, huyền sâm 12g, tri mẫu 16g, cương tằm 12g, câu đằng 16g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm màng não B thể nặng, hôn mê, sốt cao, co quắp.
  • Bài 3: thạch cao sống 150g, bản lam căn 24g, tri mẫu 20g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Sắc uống. Trị viêm màng não B thời kỳ đầu, phát sốt, buồn ngủ hoặc háo khát.

– Tác dụng mát dạ, tiêu khát

Dùng bài Ngọc nữ tiễn: thạch cao 20g, thục địa 20g, tri mẫu 6g, ngưu tất 6g, mạch đông 8g. Sắc uống. Công dụng tả vị hỏa, thanh vị nhiệt, bổ thận tư âm. Trị âm hư dạ dày bốc hỏa, đau đầu, miệng khát, khát bứt rứt, răng nhức, mất máu.

Thạch cao vị cay, ngọt, tính rất hàn; vào các kinh phế, vị và tam tiêu

– Tác dụng mát phổi, dịu hen

  • Bài 1: thạch cao sống 20g, cam thảo 2g, kim ngân hoa 6g, ma hoàng 6g, hạnh nhân 4g, bản lam căn 10g. Sắc uống. Đơn thuốc này thường dùng cho trẻ 1-3 tuổi. Bài thuốc có tác dụng trị viêm phổi thời kỳ đầu và giữa, sốt, suyễn, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng khô, miệng khát, khô háo bứt rứt, mạch nhanh và mạnh.
  • Bài 2: thạch cao sống 12g, bán hạ 6g, cam thảo chích 4g, trúc diệp 4g, mạch đông 12g, ngạnh mễ 12g, hoàng cầm 8g, sa sâm 12g, tỳ bà diệp 8g. Sắc uống. Trị viêm phổi thời kỳ cuối và giữa, suyễn không rõ, hơi sốt hoặc sốt nhẹ,ít mồ hôi hoặc hơi có mồ hôi, lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng, mạch hư.

– Tác dụng thanh nhiệt, tiêu ban

Y học cổ truyền khuyên dùng bài Thang hóa ban: thạch cao sống 32g, canh mễ 8g, tê giác 4g, tri mẫu 16g, cam thảo 8g, huyền sâm 16g. Sắc uống.

Tác dụng tư âm giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Trị ôn bệnh phát ban do huyết nhiệt thịnh, vị hỏa vượng, hoặc mắc phải thời khí kèm theo mê sảng, huyết nhiệt gây sốt, phát ban.

Lưu ý: Thạch cao trị các chứng thực, dương nhiệt có dư; những người dương hư không nên dùng. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không dùng bột thạch cao nung để uống, bởi thạch cao sẽ hút nước trương nở làm tắc ruột nếu uống.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vị thuốc thạch cao mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc hay nhuận phế, kiện tỳ vị từ thục hoàng

Thục hoàng tính bình, vào các kinh tỳ, phế, thận; tác dụng nhuận phế, kiện tỳ vị, ích thận,… là vị thuốc nam nổi tiếng trong bài thuốc mạnh gân cốt, làm đen tóc của Hải Thượng Lãn Ông.

Vị thuốc thục hoàng

Đôi nét về vị thuốc Thục hoàng

Trong y học cổ truyền, thục hoàng là tên thuốc từ củ hoàng tinh, còn gọi là củ cơm nếp. Thục hoàng có thể chất mềm, dẻo, mùi thơm, màu đen vị ngọt, chứa các thành phần hóa học chủ yếu là manose, 4 saponin steroid, polysaccharid, là các kingianosid A, B, C, D.

Các thầy thuốc cho hay, thục hoàng tính bình, vào các kinh tỳ, thận, phế; tác dụng dưỡng âm, bổ khí, kiện tỳ, ích thận, nhuận phế, chữa tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, kém ăn, háo khát, phế hư, miệng khô, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tiêu khát.

Theo Nam dược thần hiệu, thục hoàng tán bột ăn với cháo hoặc dùng riêng nấu nước uống trị các chứng hư tổn suy nhược. Hải Thượng Lãn Ông dùng thục hoàng phối hợp với địa cốt bì, thương truật, trắc bách diệp, thiên môn ngâm rượu uống giúp mạnh gân cốt, làm đen tóc nổi tiếng đến tận ngày nay.

Bài thuốc hay từ thục hoàng

– Sinh tân dịch, giảm mệt mỏi:

Bài 1: Thục hoàng 25g, đảng sâm 10g, ba kích 20g, thục địa 10g. Tất cả thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu 350, thỉnh thoảng lắc đều. Khi dùng, pha thêm 100ml siro đơn. Ngày uống 3 lần trước 2 bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần một chén nhỏ.

Bài 2: Thục hoàng 10g, sa sâm 8g, ý dĩ 10g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

– Chữa yếu sinh lý: Thục hoàng 20g; ý dĩ, hà thủ ô,rễ đinh lăng, kỷ tử, hoài sơn, cám nếp, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa thiếu máu: Thục hoàng 20g; thục địa, hà thủ ô, rễ đinh lăng, mỗi vị 10g; tam thất 8g. Tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 10g sắc uống.

– Trị ho ra máu: Thục hoàng 50g, bạch cập 25g, bách bộ 25g. Tất cả tán bột, rây mịn, luyện với mật làm viên. Ngày 3 lần, mỗi lần 6g.

Vị thuốc thục hoàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh

Ở Trung Quốc, vị thuốc thục hoàng còn được dùng phổ biến để điều trị các bệnh sau:

– Chữa đái tháo đường: Thục hoàng 20g, hoàng kỳ 20g, sinh địa 20g, trạch tả 10g, nhân sâm 10g, hoàng liên 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5g.

– Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành tim: Thục hoàng, côn bố, mỗi vị 15g; thạch xương bồ, bá tử nhân, uất kim, mỗi vị 10g; sơn tra 24g, diên hồ sách 6g. Ngày dùng một thang, sắc uống, chia làm 3 lần. Mỗi đợt điều trị 4 tuần.

– Chữa rối loạn thần kinh thực vật: Thục hoàng 180g; sinh địa, câu kỷ, hà thủ ô, bạch thược, mỗi vị 90g; đương quy, đảng sâm, hoàng kỳ, táo nhân (sao), mỗi vị 60g; cúc hoa, mạch môn, hồng hoa, xương bồ, bội lan, viễn chí, mỗi vị 30g. Tất cả ngâm với 6 lít rượu trắng trong 2-4 tuần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10ml.

– Chữa huyết áp thấp: Thục hoàng 30g, cam thảo (chích) 10g, đảng sâm 30g. Sắc nước uống ngày một thang.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vị thuốc Thục hoàng mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: Sưu tầm 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền trị chứng thấp ôn như thế nào?

Thấp ôn là bệnh thường gặp vào mùa mưa nhiều, ẩm thấp. Hiện y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị thấp ôn hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.

Y học cổ truyền trị chứng thấp ôn hiệu quả

Người bị bệnh thấp ôn có đặc điểm: bệnh khởi phát chậm, thể bệnh kéo dài, người bệnh sợ lạnh, sốt nhẹ, nặng đầu, đau người, bĩ tức vùng ngực và thượng vị…

Cơ chế sinh bệnh thấp ôn khá phức tạp, mới đầu ở phần vệ, rồi chuyển vào phần khí. Nếu đuổi được tà khí ra khỏi phần khí thì bệnh sẽ sớm bình phục. Tuy nhiên nếu không đuổi được, thấp theo nhiệt chuyển thành nhiệt thì sẽ vào dinh huyết. Vì vậy tùy theo từng cơ chế bệnh sinh mà các thầy thuốc dùng bài thuốc điều trị khác nhau.

Điều trị thấp át phần vệ, phần khí

Biểu hiện: nhức đầu, người nặng nề, sợ lạnh, sốt nhẹ, đau nhức, hơi tăng về buổi chiều, không đói, không khát, vùng ngực và thượng vị đầy tức, da mặt hơi vàng nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

Điều trị: tuyên hóa thấp tà

Nếu thiên về thấp ở biểu dùng bài: bán hạ chế 12g, hoắc hương 6g, bạch linh 12g, ý dĩ nhân 16g, hạnh nhân 10g, bạch đậu khấu nhân 6g, trạch tả 16g, trư linh 12g, hậu phác 8g, đạm đậu sị 12g.

Cách dùng: hậu phác cạo bỏ vỏ, hạnh nhân bỏ vỏ, đạm đậu sị cho vào túi vải túm lại, bán hạ chế. 10 vị trên thêm 1700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Nếu thiên về thấp ở lý dùng bài: bán hạ chế 20g, hạnh nhân 20g, hoạt thạch 24g, trúc diệp 8g, bạch đậu khấu nhân 4g, ý dĩ nhân 24g, thông thảo 8g, hậu phác 8g.

Cách dùng: hạnh nhân bỏ, bán hạ chế, hoạt thạch cho vào túi vải túm lại, 8 vị trên với 1.700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Bài thuốc điều trị tà ở phần khí

Cơ năng thăng giáng của tam tiêu bị trở trệ

Biểu hiện: đại tiện lỏng hoặc thất thường, thượng vị đầy trướng, người nặng nề đau mỏi, rêu lưỡi trắng trơn hoặc rêu vàng. Mạch nhu hoãn.

Phép trị: tuyên hóa thấp trọc trung tiêu

Vị thuốc hậu phác

Nếu nặng mình, đại tiện lỏng, đau mỏi dùng bài: quảng bì 8g, hoắc hương ngạch 12g, hậu phác 16g, phục linh bì 12g, phòng kỷ 16g, đại đậu quyển 16g, ý dĩ nhân 24g, thông thảo 8g.

Cách dùng: hậu phác cạo bỏ vỏ, 8 vị trên với 1.700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Nếu thiên về thượng vị trướng dùng bài: hậu phác 12g, hoắc hương ngạch 12g,  hạnh nhân 8g, thần khúc16g, quảng bì 8g, phục linh bì 8g, đại phúc bì 8g, trạch tả 16g, mạch nha 16g.

Cách dùng: hậu phác cạo bỏ vỏ, hạnh nhân bỏ vỏ, 8 vị trên thêm 1.700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Nếu thiên về rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn dùng bài: cốc nha 20g, hoắc hương ngạch 12g, quảng bì 8g, thương truật 16g, hậu phác 20g, đại phúc bì 12g, phục linh bì 12g.

Cách dùng: hậu phác cạo bỏ vỏ, bảy vị trên với 1.600ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Nếu thiên về thượng vị bĩ tức, rêu lưỡi vàng dùng bài: hạnh nhân 12g, hoắc hương ngạch 12g, quảng bì 12g, hoạt thạch 36g, hậu phác 20g, phục linh bì 20g.

Cách dùng: hậu phác cạo bỏ vỏ, hoạt thạch cho vào túi vải, 6 vị trên thêm 1.600ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Bài thuốc trị uế trọc làm chướng ngại mô nguyên

Biểu hiện: sốt ít, sợ lạnh, đau mình, có mồ hôi, nôn mửa đầy trướng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoãn, tay chân nặng nề.

Phép trị: sơ lợi thấu đạt thấp trọc.

Vị thuốc hoắc hương

Bài thuốc: hoắc hương 8g, hậu phác 20g, đinh lăng 16g, hoàng cầm 16g, thảo quả nhân 10g, bán hạ chế 20g, cam thảo 6g.

Hậu phác cạo bỏ vỏ, tẩm gừng, hoàng cầm tửu sao. 7 vị trên  với 1.700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Bài thuốc trị thấp nhiệt uất phát

Biểu hiện: sốt, ra mồ hôi, đau mình, ậm ọe muốn nôn, bĩ tức vùng thượng vị, ngực bụng mọc bạch bồi, rêu lưỡi vàng tươi nhớt.

Phép trị: Thanh tiết thấp nhiệt thấu tà đạt ngoại.

Bài thuốc: Liên kiều 8g, ý dĩ 24g, trúc diệp tươi 12g, hoạt thạch 24g, bạch đậu khấu nhân 8g, phục linh 12g, thông thảo 6g.

Cách dùng: Hoạt thạch cho vào túi vải túm lại. 7 vị trên với 1.700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Lá lốt ôn trung tán hàn, trị phong thấp

Lá lốt không dừng lại là loại rau trong các món ăn hấp dẫn mà còn là vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh ngay cả khi dùng tươi, phơi hay sấy khô.

Lá lốt ôn trung tán hàn, trị phong thấp

Lá lốt còn có tên gọi khác là tất bát.

Tên khoa học: Piper lolot C.DC., họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Theo nghiên cứu, lá lốt có alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là õ-caryophylen), tác dụng kháng khuẩn. Rễ chứa tinh dầu (chủ yếu là bornyl acetat). Trong y dược cổ truyền thường dùng nụ quả khô, còn lá tươi làm rau thơm gia vị.

Theo y học cổ truyền, lá lốt vị cay thơm, tính ấm; vào vị, tỳ. Tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu thực. Dùng cho người bị đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng, đau bụng lạnh gây tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, nôn thổ. Liều dùng cách dùng: lá tươi 10-20g; cành nụ khô 2-4g.

Thuốc chữa bệnh từ lá lốt

– Trị phong thấp, đau nhức xương: rễ lá lốt 12g, cỏ xước 12g, dây chìa vôi 12g, hoàng lực 12g, đơn gối hạc 12g, độc lực 12g, hạt xích hoa xà 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Trị phù thũng: lá lốt 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ gai tầm xoọng 12g, mã đề 12g, lá đa lông 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: rễ lá lốt tươi 50g, rễ cây vòi voi 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ cỏ xước 50g. Tất cả sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.

– Trị độc, chữa say nấm, rắn cắn: lá lốt 50g, lá khế 50g, lá đậu ván trắng 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống.

Món ăn thuốc có dùng lá lốt

– Cháo lá lốt: gạo tẻ 100g, cành nụ lá lốt khô 30g, hành tươi 1 nắm, hồ tiêu 30g, quế 12g. Lá lốt khô, quế, hồ tiêu đem tán mịn, mỗi lần dùng 9g. Đầu tiên nấu nước hành tươi, gạn lấy nước bỏ bã để riêng. Tiếp đên đem gạo tẻ vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho bột thuốc vào khuấy đều, ăn khi đói.

Các món ăn thuốc từ lá lốt đều mang tác dụng điều trị bệnh nhất định

Cháo lá lốt được đánh giá tốt cho người chán ăn, đầy bụng không tiêu có liên quan với hư hàn, hàn thấp.

– Sữa bò sắc lá lốt: sữa bò 200ml, lá lốt tươi thái nhỏ 30g. Tất cả cho vào nấu sắc, uống khi đói.

Món ăn thuốc này thích hợp cho người bị đầy trướng, bụng tăng sinh hơi, trung tiện nhiều trong ngày.

– Đầu, chân dê hầm lá lốt: lá lốt 30g, đầu dê 1 cái, chân dê 4 cái, hạt tiêu 10g, gừng tươi 30g, hành trắng 50g, đậu xị lượng tùy ý, bột gia vị. Đầu và chân dê làm sạch, cho vào nồi, đổ nước nấu luộc chín, sau đó cho lá lốt, hạt tiêu, gừng tươi, hành trắng, đậu xị, bột gia vị, tiếp tục nấu nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày.

Món ăn thuốc này rất tốt cho người có cơ thể suy nhược, bệnh nhân có bệnh mạn tính, tỳ vị hư hàn (ăn kém, chậm tiêu, đau quặn bụng, đại tiện lỏng).

– Lá nụ toàn cây lá lốt khô tán bột: mỗi lần uống 1,5-2g uống với nước canh hoặc nước cháo. Thích hợp cho người bị ho nhiều đờm, nôn thổ.

Lưu ý: Người thực nhiệt và âm hư hỏa vượng không nên dùng nhiều lá lốt.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vị thuốc lá lốt mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

6 bài thuốc trị đau bụng tiêu chảy do hàn thấp

Tiêu chảy là chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn có thể tham khảo 6 bài thuốc trị đau bụng tiêu chảy do hàn thấp của trang Bệnh học để lựa chọn cho mình bài thuốc phù hợp. 

Biểu hiện đau bụng tiêu chảy do hàn thấp

Theo y học cổ truyền, tiêu chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp), do nhiễm trùng (thấp nhiệt), do ăn uống (thực tích)… Người bệnh tiêu chảy do nhiễm lạnh (hàn thấp) có các triệu chứng: đau bụng liên miên, sôi bụng hoặc phát sốt, đại tiện lỏng nhiều nước, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, mình lạnh, không khát, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn hay nhu hoãn.

Phương pháp điều trị là giải biểu, tán hàn (ôn hàn táo thấp hay ôn trung táo thấp), phương hương hóa trọc.

6 bài thuốc trị đau bụng tiêu chảy do hàn thấp

Dưới đây là 6 bài thuốc Nam thường dùng trị đau bụng tiêu chảy do lạnh mà bạn có thể tham khảo để sử dụng:

Bài 1:

Chuẩn bị: nụ sim hay búp ổi sao 100g, củ riềng sao 50g, vỏ rụt thái mỏng sao 50g. Các vị sao giòn, tán bột mịn, cho vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần. Người lớn  6-8g/ lần; trẻ em tùy theo tuổi: 2-5g/lần. Hòa thuốc trong nước sôi để nguội rồi uống.

Bài 2:

– Chuẩn bị: hoắc hương 200g, đại hồi 200g, sa nhân 200g, trần bì 80g, cam thảo 100g, vỏ vối 160g, vỏ rụt 160g, riềng già 160g. Các dược liệu ở dạng khô, sao lại; tán bột mịn, luyện với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen, phơi hay sấy khô, bảo quản trong lọ kín.

– Liều dùng:

  • Trẻ 5-10 tuổi dùng 10 viên/lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ 10-15 tuổi dùng 20 viên/lần, ngày 2 lần.
  • Người lớn dùng 30 viên/lần, ngày 2 lần.

– Tác dụng: Điều trị nhiễm khí lạnh hoặc bị đầy bụng, đầy hơi, đại tiện lỏng nhiều lần, nôn mửa do ăn các thứ nguội lạnh.

Lưu ý: Uống thuốc với nước nóng hay nước chè nóng; nên ăn cháo loãng và kiêng ăn thức ăn sống lạnh.

Bài 3:

Chuẩn bị: hoắc hương 15g, cam thảo 3g, hậu phác 3g, trần bì 5g, tô diệp 10g, thương truật 8g, đại táo 4 quả, phục linh 6g. Các vị đem sấy khô, sao giòn, tán nhỏ, đóng gói 8-10 g/1 gói.

– Liều dùng: Người lớn uống 2-5 gói/ngày; trẻ em 2-3 tuổi uống 1/4 gói/lần; 4-7 tuổi uống 1/3 gói/lần; 8-10 tuổi uống 1/2 gói/lần. Ngày uống 2 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng.

– Tác dụng: Chữa ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.

Bài 4:

– Chuẩn bị: hoắc hương khô 200g, hậu phác 400g, hạt cau rừng 160g, vỏ rụt 400g, thảo quả 160g, trần bì 160g. Ngâm vỏ rụt với nước gạo, cạo bỏ vỏ ngoài; hậu phác tẩm nước gừng sao; thảo quả bỏ vỏ. Tất cả phơi hay sấy khô, tán bột mịn; luyện với hồ thành viên to bằng hạt đậu đen, sấy khô, cho vào lọ kín.

Trị đau bụng tiêu chảy do hàn thấp bằng thuốc nam

– Liều dùng: Trẻ  2-5 tuổi  uống 3-5 viên/lần; 6-10 tuổi uống 6 – 10 viên/ lần; 10-15 tuổi uống 15 viên/ lần. Người lớn uống 20-30 viên. Ngày uống 3 lần, uống với nước sôi để nguội. Kiêng ăn thức ăn có mỡ, tanh, khó tiêu. Khi điều trị nên ăn cháo.

– Tác dụng: Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

Bài 5:

– Chuẩn bị: củ sả 30g, hương phụ 10g, vỏ quýt 20g, búp ổi 40g. Các vị sao giòn, tán bột mịn, cho vào lọ kín.

– Liều dùng: Người lớn 1-2 thìa cà phê/lần; Trẻ em 1/2 thìa cà phê/lần. Ngày uống 2 lần, uống với nước nóng.

– Tác dụng: Trị đau bụng, tiêu chảy do lạnh.

Bài 6:

– Chuẩn bị: gừng già nướng cháy 40g, đại hồi 12g, quế chi 8g, hoắc hương 20g.

– Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang, uống khi thuốc còn ấm.

– Tác dụng: Chữa tiêu chảy do lạnh. Lưu ý: phụ nữ có thai không dùng.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp giữa uống thuốc và phương pháp châm cứu hoặc day ấn huyệt: trung quản, khí hải, đại trường du, thiên khu, túc tam lý, hợp cốc; ngày làm 1 – 2 lần, mỗi huyệt 2 phút để tăng hiệu quả điều trị.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Exit mobile version