Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Khám phá thuốc hay từ cây quít

Theo y học cổ truyền, vỏ quít chín có nhiều tác dụng trong phòng và điều trị bệnh. Chính vì vậy chúng là vị thuốc được dùng rất rộng trong Đông y.

Khám phá thuốc hay từ cây quít

Vỏ quít xanh trong  y học cổ truyền được gọi là thanh bì; vỏ quít chín gọi là hồng bì; nếu để lâu năm gọi là trần bì; hạt quít gọi là quất hạch; xơ ở ngoài múi quít gọi là quất lạc; lá quít gọi quất diệp…

Vỏ cây quít gọi là Quất thụ bì, quả quít chín nấu với mật ong hoặc mật mía gọi là “quất bính”,… đều là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y.

Bài thuốc chữa bệnh từ Quất hồng bì

Quất hồng bì có vị cay đắng, tính ôn vào kinh tỳ, phế và vị (dạ dày); tác dụng hóa đờm, giáng khí kiện tỳ táo thấp, trị chứng khí uất trong phế (phổi) nên ho nhiều đờm, tức ngực, do khí nghịch sinh chứng phản vị (trào ngược dạ dày), khí tích làm nước ứ đọng lại trong cơ thể sinh chứng phù thũng. Ngày dùng từ 6-12g phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc trị ho nhiều đờm, cơ thể suy nhược: Quất hồng bì 12g, xuyên bối mẫu 8g, nhân sâm 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g. Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc “Quất hồng bì thang” điều trị chứng nôn ọe: Quất hồng bì, sinh khương lượng bằng nhau, sắc uống khi thuốc còn nóng, ngày uống 2 lần trước khi ăn.

Bài thuốc trị chứng thực tích, bụng đầy trướng, đau bụng: Thanh bì 12g, sơn tra 8g, thần khúc 12g, mạch nha 12g, thảo quả 8g. Tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10g pha với nước ấm.

Bài thuốc chữa bệnh từ Thanh bì

Thanh bì có mùi thơm vị đắng, cay tính ôn, vào các kinh: Can, đởm, tỳ vị. Có tác dụng phá khí, sơ can, tiêu tích hóa trệ.

Thanh bì dùng để điều trị các chứng như bệnh sán khí (thoát vị bẹn), ngực sườn đau tức, viêm vú, hạch ở vú, thức ăn tích lại trong dạ dày sinh ra chứng đầy chướng đau bụng. Ngày dùng từ 8-12g, phối hợp với một số vị thuốc khác để điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh từ Trần bì

Trần bì có vị đắng, cay, tính ôn vào phần khí của 2 kinh tỳ và phế. Tác dụng hóa đờm, điều lý ở phần khí, hành trệ, táo thấp, làm mạnh tỳ vị giúp cho tiêu hóa tốt, tiêu hàn tích.

Trị các chứng: ho nhiều đờm, nhiệt tích sinh chứng đái dắt, tích nước phù thũng, tiêu chảy, ngày dùng từ 6-12g.

Trần bì

Tác dụng chữa bệnh từ lá quít

Theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, lá quít trong đông y gọi là Quất diệp sở hữu mùi thơm đặc biệt, vị cay, tính ôn, vào kinh can và vị, có tác dụng giáng khí thanh nhiệt phát tán.

Lá quít thường dùng cho những bệnh nhân bị đau tức vùng ngực và mạng sườn; sốt cao. Trị mụn nhọt, là vị thuốc đặc biệt để trị chứng nhũ ung (viêm vú).

Tác dụng chữa bệnh từ quả quít

Quả quít chín nấu với mật ong hoặc mật mía Đông y gọi là “quất bính”. Quả quít có vị cay, ngọt tính ấm vào kinh phế, tỳ vị, can có tác dụng lý khí khoan trung, điều trị bệnh kết quả tốt hơn quất hồng bì.

Bài thuốc chữa bệnh từ vỏ cây quít

Vỏ cây quít trong đông y gọi là Quất thụ bì. Đem vỏ cây quýt cạo sạch vỏ đen ở ngoài lấy 200g ngâm với 1.000ml rượu trắng 30 độ trong 20 ngày, mỗi tối uống 20ml trước khi ăn.

Theo bài thuốc gia truyền của lương y Cự Nam đăng trong tạp chí Nho y năm 1946, vỏ cây quít có tác dụng trị chứng phong tê thấp tay chân đau nhức tê bại.

Trên đây là những thông tin tham khảo về cây quít, tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc, bác sĩ. Vì vậy nếu sức khỏe có vấn đề, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền hướng dẫn điều trị chứng hư lao

Người bị hư lao được quy nạp thành 4 thể bệnh: khí hư, dương hư, huyết hư, âm hư. Tùy theo từng thể bệnh mà y học cổ truyền có bài thuốc điều trị phù hợp.

Y học cổ truyền hướng dẫn điều trị chứng hư lao

Người bị hư lao đa phần bao gồm lục phủ, ngũ tạng cùng toàn thân suy nhược. Nguyên nhân gây bệnh do lục phủ, ngũ tạng suy kém, dù ăn nhiều nhưng khó hấp thu dẫn đến tình trạng hư suy, âm dương mất cân bằng, sức khỏe theo đó mà giảm sút. Theo y học cổ truyền, tùy vào từng trường hợp mà người bệnh được các thầy thuốc chỉ định bài thuốc phù hợp. Cụ thể:

Trị chứng hư lao ở thể Khí hư

Biểu hiện: Sắc mặt vàng úa, người mệt mỏi lúc nóng, lúc rét, đoản hơi, suyễn thở, tự ra mồ hôi, mạch nhuyễn nhược, nếu khí hư đến cực độ (tức là dương hư) thì mạch thường chuyển sang trầm tế.

Bài thuốc “Bổ trung ích khí” gồm các vị: Hoàng kỳ 20g, đảng sâm 16g, đương quy 12g, chích thảo 4g, thăng ma 6g, sài hồ 10g, trần bì 6g, bạch truật 12g. Cho 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị chứng hư lao ở thể Dương hư

Biểu hiện: Yếu mệt, thận suy, liệt dương, mất ngủ, di tinh kém ăn,…

Bài thuốc: Nhân sâm 12g, nhục thung dung 8g, thỏ ty tử 12g, hoàng kỳ 16g, đỗ trọng 16g, xà sàng tử 12g, phúc bồn tử 12g, thục địa 16g, ba kích 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, toả dương 10g, dâm dương hoắc 12g, đại táo 5 quả, long nhãn 10g, lộc nhung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô đỏ 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g. Tất cả cho vào 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 7 thang liền.

Trị chứng hư lao ở thể Huyết hư

Biểu hiện: Sắc mặt trắng nhợt, đầu choáng, mắt hoa, kinh hãi, da khô ráp, hồi hộp.

Bài thuốc “Quy tỳ thang” với các vị: Nhân sâm 12g, viễn chí 6g, đại táo 3 quả, phục thần 12g, táo nhân 16g, hoàng kỳ 12g, mộc hương 4g, long nhãn 12g, đương quy 12g, sinh khương 3 lát, bạch truật 12g, chích thảo 4g. Cho 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Điều trị chứng hư lao dựa theo thể bệnh

Trị chứng hư lao ở thể Khí huyết lưỡng hư

Biểu hiện: Người mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, gầy yếu, mất ngủ, da mặt nhợt nhạt, chân tay bủn rủn sức yếu, thở đoản hơi,…

Bài thuốc “Thập toàn đại bổ”: “Đương quy 12g, xuyên khung 8g, táo 3 quả, bạch thược 12g, bạch linh 12g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, nhục quế 6g, thục địa 12g, hoàng kỳ 16g. Cho vào 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày”, theo thầy thuốc YHCT Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Trị chứng hư lao ở thể Âm hư

Biểu hiện: Với biểu hiện thần trí bất an, hay giận dữ, nóng nảy, mất ngủ, kém ăn, mồ hôi trộm, ho mất tiếng, lưỡi ráo hang khô, đại tiện táo kết…

Bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn”: Thục địa 20g, hoài sơn 16g, phục linh 12g, sơn thù 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g. Cho 750ml nước sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Trên đây là những thông tin tham khảo về phương pháp điều trị chứng hư lao. Tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc. Vì vậy bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn thuốc hỗ trợ trị suy giảm nội tiết tố nam hiệu quả

Suy giảm nội tiết tố nam ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới và hạnh phúc gia đình. Vậy trong y học cổ truyền điều trị suy giảm nội tiết tố nam như thế nào?

Suy giảm nội tiết tố nam ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới

Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố testosterone ở nam giới như: do bệnh lý tại cơ quan sinh dục, thiếu hụt kẽm và các nguyên tố vi lượng,… gây suy giảm sức khỏe tình dục và sinh sản, là căn nguyên phát sinh nhiều bệnh lý khác nhau.

Bên cạnh các bài thuốc, phương pháp điều trị hiện đại, y học cổ truyền còn có các món ăn bài thuốc vô cùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo dưới đây.

Dược thiện hỗ trợ trị suy giảm nội tiết tố nam

Bài 1:

– Chuẩn bị:Sò huyết 500g, giá đậu xanh 200g.

– Cách làm và cách dùng: Giá đỗ rửa sạch trần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 -15 ngày. Nghỉ 3 – 5 ngày ăn nhắc lại 3 – 5 liệu trình.

Bài 2:

– Chuẩn bị: Hến 900g, hẹ 50g, gia vị đủ dùng.

– Cách làm và cách dùng: Hẹ rửa sạch, hến luộc chín gỡ  thịt, lọc lấy nước bỏ vỏ. Đem nấu canh ăn với cơm tuần ăn 2 -3 bữa liên tục 2 – 3 tháng.

Bài 3:

– Chuẩn bị: Tôm càng 200g, hẹ 100g, gia vị đủ dùng.

– Cách làm và cách dùng: Tôm sơ chế đem xào với hẹ tuần ăn 2 – 3 bữa, liên tục 2 – 3 tháng.

Bài 4:

– Chuẩn bị:  Giá đậu xanh 250g, thịt bò 50g.

– Cách làm và cách dùng: Tất cả rửa sạch trần tái ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ một đến hai tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.

Bài 5:

– Chuẩn bị: Thận hay cà dê một quả, gạo tẻ 50g.

– Cách làm và cách dùng: Nấu cháo ăn hàng ngày ăn liên tục 1 – 2 tháng.

Bài 6:

– Chuẩn bị: Giá đậu xanh 200g, cật lợn 1 quả, gia vị đủ dùng.

– Cách làm và cách dùng: Tất cả đem xào ăn liên tục 10 – 15 ngày, nghỉ 1 tuần rồi ăn nhắc lại, ăn liên tục 2 –  3 liệu trình.

Bài 7:

– Chuẩn bị: Giá đậu xanh 100 – 200g.

– Cách làm và cách dùng: Tất cả đem rửa sạch ngâm nước muối loãng 5 – 10 phút ăn sống 15 – 30 ngày.

Ăn giá đỗ tốt cho sức khỏe nam giới, trị suy giảm nội tiết tố nam hiệu quả

Bài 8:

– Chuẩn bị: Thịt chó 100g, thục địa 32g, đỗ trọng 18g, bạch truật 18g, phá cố chỉ 6g.

– Cách làm và cách dùng: 4 vị thuốc đem đun nhỏ lửa 1-2 tiếng chiết lấy dịch bỏ bã. Thịt chó rửa sạch thái miếng vừa ăn. Tất cả đem hầm ăn hàng ngày.

Bài 9:

– Chuẩn bị: Thịt ba ba 200g  hầm mềm.

– Cách làm và cách dùng: Ăn liên tục 10 – 15 ngày, nghỉ 5 – 7 ngày ăn nhắc lại, ăn liên tục 3 – 4 liệu trình.

Bài 10:

– Chuẩn bị: Giá đậu xanh 200g, trứng gà ta 3 quả.

– Cách làm và cách dùng: Giá đem trần tái, trứng gà luộc lòng đào ăn liên tục 7 – 10 ngày. Nghỉ 2 – 3 ngày ăn nhắc lại, ăn liên tục 3 – 4 liệu trình.

Trên đây là những món ăn bài thuốc mà trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để đảm bảo trị đúng bệnh đúng cách.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược thiện từ hạt sen trong y học cổ truyền

Hạt sen có giá trị dinh dưỡng và công dụng điều trị nhiều bệnh được y học cổ truyền khám phá và khẳng định trong y học hiện đại. Bạn đã biết dùng hạt sen như thế nào để chữa bệnh chưa?

Dược thiện từ hạt sen trong y học cổ truyền

Đôi nét về hạt sen

Theo nghiên cứu hiện đại, trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%); chất béo (2%); đường (raffinoza) (16%); chất đạm (16%); một số khoáng chất (photpho: 0,285%, canxi: 0,089%); các alcaloid với tỷ lệ thấp (demethyl coclaurine, lotusine,  isoliensinine, liensinine). Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người trẻ em, già yếu, hoặc dùng làm các món ăn có chất lượng cao: chè sen, mứt; là phụ liệu cho nhiều món ăn dân tộc: phồng tôm…

Hạt sen còn gọi là liên nhục, là nhân hạt sen đã loại bỏ phần lá mầm (tâm sen) phơi hay sấy khô của cây sen. Theo y học cổ truyền, hạt sen vị ngọt chát, tính bình; vào kinh tỳ, tâm, thận. Tác dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, ích thận, sáp tràng, lợi thủy, an thai. Dùng làm thuốc bổ, trị thận hư, tỳ hư sinh cửu tả, di mộng tinh, đới hạ, mất ngủ, băng lậu, thần kinh suy nhược. Ngày dùng 10-30g; bằng cách nấu hầm, rang xay, tán bột, mứt khô.

Bài thuốc tăng cường sức khỏe từ hạt sen

– Dưỡng tâm, an thần: dùng bài Thang táo nhân: liên nhục 12g, toan táo nhân 12g, viễn chí 12g, phục thần 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị tim đập hồi hộp, chứng hư lao tâm phiền không ngủ được, đầu váng, mắt hoa…

– Ích thận, cố tinh: dùng bài Hoàn liên thực: liên nhục, bổ cốt chỉ, ba kích, phụ tử, phục bồn tử, sơn thù, long cốt. Các vị liều lượng bằng nhau. Tất cả đem nghiền chung thành bột mịn, dùng hồ nếp làm hoàn.

Mỗi lần uống 12g, vào lúc đói, chiêu với nước muối nhạt. Trị chứng di tinh, thận hư, đới hạ, băng lậu,…

– Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: liên nhục 16g, đảng sâm 12g, hoàng liên 6g. Sắc uống. Trị chứng tỳ hư tiết tả, lỵ lâu ngày không khỏi gây cấm khẩu, ăn uống không trôi.

Hạt sen có nhiều trong món ăn bài thuốc chữa bệnh

Dược thiện chữa bệnh có hạt sen

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý một số món ăn bài thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe từ hạt sen mà bạn có thể tham khảo:  

– Dùng cho người bị tỳ hư tiêu chảy: hạt sen 30g, củ mài 30g, gạo tẻ 30g, phục linh 15g. Hạt sen, gạo tẻ đều sao chín vàng. Tất cả tán thành bột mịn, khuấy trong nước sôi, thêm đường trắng thành dạng chè bột, ăn 2 lần (sáng, tối).

– Dùng cho người cao tuổi, người bị bệnh lâu ngày, sau đẻ cơ thể suy nhược: hạt sen 30g rửa sạch, trứng gà 1 quả, đường 30g, rượu 30ml. Nấu hạt sen chín nhừ, cho đường, rượu và lòng đỏ trứng, khuấy tan, đun sôi lại. Ăn trước khi đi ngủ.

– Dược thiện tốt cho phụ nữ có thai đau lưng, có thai dọa sẩy, sẩy thai liên tiếp: hạt sen 30g, thịt lợn nạc 150g, thêm gia vị hầm nhừ. Ăn ngày 1 lần.

– Món ăn cho người bị di tinh, tảo tiết, đái hạ huyết trắng, kinh nguyệt quá nhiều, tiểu đêm nhiều: hạt sen 30g, củ súng 30g, đường liều lượng thích hợp. Tất cả nấu chè, ăn vào bữa điểm tâm buổi sáng.

– Dược thiện tốt cho người bị suy nhược cơ thể, đại tiện lỏng dài ngày: hạt sen 30g, gạo tẻ 150g. Hạt sen và gạo tẻ vo sạch, nấu cháo, thêm đường hoặc muối vừa ăn.

Lưu ý: Mặc dù liên nhục tính bình không độc, không có cấm kỵ đặc biệt, tuy nhiên những người bị đầy bụng, không tiêu, táo bón nên hạn chế dùng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về các bài thuốc và món ăn thuốc từ hạt sen, nhưng chúng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa. Vì vậy hãy khám sức khỏe định kỳ cũng như đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có vấn đề.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cây sống đời hay từ tên gọi đến tác dụng trị bệnh

Cây sống đời theo phương ngữ Nam Bộ, không chỉ gần gũi với đời sống con người mà còn được xem là vị thuốc hay trong y học cổ truyền.

Cây sống đời hay từ tên gọi đến tác dụng trị bệnh

Cây sống đời là vị thuốc như thế nào?

Tên Khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae).

Tên gọi khác: là cây thuốc bỏng, trường sinh, diệp sinh căn,…

Bộ phận dùng làm thuốc: lá tươi mới hái, từ lá bánh tẻ đến lá già. Lưu ý không dùng lá đã héo.

Thành phần hóa học của lá thuốc bỏng: Acid malic, Acid citric, Acid fumaric, Acid isocitric, Acid cis-aconic, Acid alpha cetoglutaric.

Theo y học cổ truyền, lá cây sống đời (thuốc bỏng) tươi vị nhạt, hơi chua, tính mát; không độc với người, tuy nhiên lại độc hại thần kinh với súc vật ăn cỏ khi ăn lượng lớn. Cây sống đời có tác dụng: kháng viêm, kháng khuẩn (tác dụng với cả 2 loại vi khuẩn gram âm, gram dương và trực khuẩn mủ xanh), cầm máu, giãn cơ giảm đau.

Tác dụng trị bệnh của cây sống đời

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu 10 bài thuốc hay có dùng cây sống đời rất hữu ích trong đời sống:

Bài 1: Tác dụng trị viêm lợi, viêm họng: sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai xong thì ngậm 15 phút, sau đó nuốt cả bã  (từ 3 đến 5 ngày).

Bài 2: Tác dụng giải rượu: cho người say nặng uống 50ml nước vắt lá rồi nằm nghỉ 30 phút sau sẽ hết say. Nếu say nhẹ thì cho nhai 5 lá (nuốt cả bã), 15 phút sau là trở lại bình thường.

Bài 3: Tác dụng trị viêm tai giữa: vắt nước lá nhỏ tai ngày 4 lần (cách 6giờ/lần) liên tục 3-5 ngày.

Cây sống đời khi trổ hoa

Bài 4: Tác dụng trị viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột, đại tiện ra máu, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại: uống nước vắt lá 50ml/lần x 3 lần/ngày, liên tục đến khi khỏi bệnh (trĩ ngoại cần kết hợp đắp lá giã nát rồi dùng gạc bọc và băng dính dán lại. Trước khi đắp thuốc phải rửa sạch hậu môn).

Bài 5: Tác dụng trị viêm xoang: vắt nước lá, thấm vào bông đặt trong lỗ mũi bên viêm (nếu cả 2 bên cùng viêm thì sau khi đặt bên trái 2 giờ lại đặt tiếp bên phải bằng thuốc mới). Kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần ngày, liên tục 3-5 ngày.

Bài 6: Tác dụng trị bỏng nông do nhiệt: giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi (Bị bỏng sâu phải đến bệnh viện chữa).

Bài 7: Hỗ trợ giảm đau do viêm khớp gối, thấp khớp cấp, viêm gót chân: Vắt nước lá lấy 50ml uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi.

Bài 8: Tác dụng t chảy máu cam: vò nát lá nhét vào lỗ mũi nơi chảy máu.

Bài 9: Chữa mất ngủ: uống 50ml nước vắt lá 2 giờ trước khi đi ngủ.

Bài 10: Cách chế nước vắt lá cây sống đời để uống: Chuẩn bị cối, chày, mảnh vải gạc đều tiệt trùng; hái 50-60g lá tươi rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Giã nát lá rồi cho vào gạc vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50ml. Bã để đắp.

Trên đây là những thông tin tham khảo về cây sống đời nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc. Vì vậy nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn cần tìm đến những người có chuyên môn để được giải đáp.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Sử dụng phương pháp y học cổ truyền chữa bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở những người lớn tuổi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

                                                        Bệnh loãng xương thường gặp ở người già

Trong các phương pháp điều trị bệnh loãng xương thì phương pháp y học cổ truyền là cách chữa an toàn và hiệu quả được nhiều người tin tưởng và tin dùng nhất.

Bệnh loãng xương theo y học cổ truyền

Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại trường Cao đẳng Y Hà Nội, bệnh loãng xương được cho là thuộc phạm vi của chứng hư lao, bao gồm ngũ lao, thất thương, lục cực.

  • Ngũ lao là do tâm lao, can lao, thận lao, tỳ lao, phế lao
  • Lục cực là khí cực, huyết cực, cân cực, tinh cực, cốt cực.
  • Thất thương là tỳ, can, thận, phế, tâm, ý chí bị thương tổn.
  • Trong đó, bệnh loãng xương thuộc chứng hư lao, mà cụ thể là thận lao, cốt cực gây ra.

Chữa bệnh loãng xương bằng phương pháp Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bệnh loãng xương là một bệnh chuyên khoa cơ xương khớp, thuộc chứng hư lao được chia làm 3 thể là khí huyết hư, thận âm hư và thận dương hư. Tùy vào mỗi thể bệnh mà có sự phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau.

Thể khí huyết hư

Triệu chứng: thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, cả người mệt mỏi uể oải, toàn thân đau nhức, thích nằm không muốn di chuyển, kém ăn, khó ngủ, sắc mặt tái nhợt, hay chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt. Bệnh phát nặng thì lưỡi đóng rêu trắng nhợt, mạch chìm yếu, có thể sa trực tràng, sa tử cung. Có 2 bài thuốc chữa bệnh loãng xương thể khí huyết hư.

Bài 1: Bổ trung ích khí thang gồm nhân sâm 15g, hoài sơn 15g, huỳnh kỳ 15g, đương quy 15g, thăng ma 15g, bạch truật 10g, bạch linh 15g, đại táo 15g, sài hồ 10g trần bì 10g, cam thảo 10g. Tất cả sắc đều lên uống ngày 1 lần.

Bài 2: Thập toàn đại bổ gồm thục địa 15g, nhân sâm 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g xuyên khung 10g, nhục quế 10g, cam thảo 10g, bạch truật 5g, bạch linh 5g, huỳnh kỳ 5g. Tất cả sắc đều lên uống ngày một thang.

                                     Bệnh xương khớp có thể chữa trị bằng phương pháp Y học cổ truyền hiệu quả

Thể thận dương hư

Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng đau nhức ở cột sống cổ, thắt lưng và các khớp, người bệnh còn thấy người mệt mỏi, tay chân lạnh, ra mồ hôi, đại tiện phân lỏng, lưỡi rêu trắng nhợt.

Bài thuốc uống: Hữu quy hoàn gồm thục địa 30g, đương quy 15g, hoài sơn 15g, thỏ ty tử 15g, sơn thù 15g, đỗ trọng 15g, câu kỷ tử 15g, lộc giác giao 15g, nhục quế 5g, phụ tử chế 5g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

Thể thận âm hư

Triệu chứng: Người bệnh có các triệu chứng của thể khí huyết hư kèm theo lưng cốt đau mỏi âm ỉ, sốt về chiều và nóng người, đổ mồ hôi, lưỡi đỏ có rêu vàng, mạch trầm…

Bài thuốc uống: Các vị gồm thục địa 30g, sơn thù 15g, hoài sơn 15g, đương quy 15g, bạch thược 9g, đơn sâm 15g, bạch linh 9g, đơn bì 9g, trạch tả 9g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

Ngoài việc uống thuốc, tùy theo tình trạng và mức độ bệnh loãng xương mà người bệnh còn được điều trị kết hợp với các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập khí công, để tăng cường hiệu quả.

Để chữa bệnh loãng xương khỏi dứt điểm bằng phương pháp Y học cổ truyền, người bệnh cần có sự kiên trì và thực hiện đều đặn thường xuyên các chỉ dẫn của thầy thuốc. Đồng thời, có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Huyệt Tình minh: Vị trí và cách tác động huyệt giúp điều trị bệnh lý

Nếu bạn quan tâm về các huyệt đạo có tác dụng trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến thị lực, thì không thể bỏ qua huyệt Tình minh, một trong những huyệt đạo quan trọng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Huyệt Tình minh: Vị trí và cách tác động huyệt giúp điều trị bệnh lý

Huyệt Tình minh là gì?

Chuyên gia y học cổ truyền tại các trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Huyệt Tình minh, còn được biết đến với các tên gọi như huyệt Lệ Không, Mục Nội Tý, Kệ Khổng và Tình minh, mang ý nghĩa của “tình” là mắt và “minh” là sáng lên. Do đó, huyệt này có tác dụng chủ yếu làm cho đôi mắt trở nên sáng lên.

Huyệt Tình minh có nguồn gốc từ Giáp Ất Kinh, và nhận mạch từ Túc Dương Minh, Dương Kiều, Chính Thủ Thái Dương, Âm Kiều và Đốc. Vị trí của huyệt này nằm gần mắt, cách phần trong của góc mắt khoảng từ 0,1 đốt giữa của ngón tay trỏ.

Tác dụng của huyệt Tình minh

Huyệt Tình minh đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến mắt khi được thực hiện các tác động vào huyệt đạo này. Các tác dụng chính của huyệt bao gồm thanh hỏa, tiết nhiệt, sơ phong và minh mục. Việc điều trị bằng huyệt Tình minh giúp giảm triệu chứng của các bệnh về mắt và vấn đề thần kinh thị giác, thậm chí là liệt mặt.

Chữa trị các bệnh lý về mắt: Theo lý thuyết Y học cổ truyền, các vấn đề về mắt thường xuất phát từ sự suy giảm thị lực do can thận âm hư hoặc can khí uất kết. Huyệt Tình minh được xem là phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện thị lực, đồng thời hỗ trợ gan bổ thận. Châm cứu huyệt này hai lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng mắt đáng kể.

Chữa liệt thần kinh mặt: Trong y học cổ truyền, liệt thần kinh mặt thường do nhiễm phong hàn, nhiễm khuẩn hoặc tình trạng ứ huyết gây ra. Châm cứu hoặc bấm huyệt Tình minh có thể giúp giảm các triệu chứng như má xệ, chảy nước mắt, mắt nhắm không đều, hoặc nhân trung miệng bị lệch. Phương pháp này còn kích thích tuần hoàn máu và hỗ trợ điều hòa huyết áp.

Huyệt Tình minh không chỉ có tác dụng độc lập mà còn mang lại hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với các huyệt đạo khác, giúp chữa trị hiệu quả các vấn đề như đau mắt đỏ, quáng gà, mộng thịt ở mắt, ngứa mắt, mắt có màng, mắt mờ, và nhiều vấn đề mắt khác.

Thực hiện châm cứu và ấn huyệt Tình minh

Châm cứu huyệt vị: Quy trình châm cứu như sau:

  1. Xác định chính xác vị trí của huyệt đạo.
  2. Sử dụng kim châm để châm thẳng vào khoảng từ 0,5 đến 1 đốt giữa ngón tay trỏ. Lưu ý không vê kim, không cứu hoặc để bệnh nhân nhắm mắt khi thực hiện.
  3. Khi rút kim ra, đặt bông lên vùng da vừa thực hiện châm cứu. Áp đè mạnh bông từ 2 đến 3 phút để tránh chảy máu.
  4. Đối với việc không thực hiện cẩn thận, khi kim châm chạm đến mạch có thể gây chảy máu, tạo thành quầng xanh tím quanh mi mắt dưới. Sau khoảng một tuần, vết quầng tím sẽ dần tan và không gây ảnh hưởng đến thị giác.

Ấn huyệt Tình minh: Thực hiện thủ thuật ấn huyệt Tình minh như sau: Sử dụng 2 ngón tay út, áp dụng áp lực nhẹ lên huyệt khoảng 100 lần. Lặp lại động tác này mỗi ngày, 2 lần vào buổi sáng và tối để cải thiện các vấn đề và bệnh lý liên quan đến mắt.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu – PHCN

Kết hợp châm cứu với các huyệt đạo khác:

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM chia sẻ: Huyệt Tình minh không chỉ có tác dụng chữa trị một loạt các bệnh lý liên quan đến mắt mà còn mang lại hiệu quả tốt khi được kết hợp với một số huyệt vị khác. Dưới đây là những phối hợp châm cứu giữa huyệt Tình minh và một số huyệt khác để cải thiện triệu chứng của nhiều bệnh lý:

  1. Huyệt Thái Dương (châm ra máu) + huyệt Ngư Vĩ: Chữa mắt đau, sưng đỏ (Ngọc Long Kinh).
  2. Huyệt Hành Gian (C.2) + huyệt Tình minh: Chữa quáng gà (Châm Cứu Tụ Anh).
  3. Huyệt Tứ Bạch (Vi.2) + huyệt Hợp Cốc (Đại trường 4): Chữa mộng thịt ở mắt (Châm Cứu Đại Thành).
  4. Huyệt Thái Dương + huyệt Hợp Cốc (Đại trường 4) + huyệt Túc Tam Lý (Vi.36): Chữa mắt đau và sưng đỏ (Thẩm Thị Dao Hàm).
  5. Huyệt Quan Nguyên (Nh.4) + huyệt Dũng Tuyền (Th.1) + huyệt Hành Gian (C.2) + huyệt Quang Minh (Đ.37) + huyệt Thận Du (Bq.23): Chữa đau mắt.
  6. Huyệt Phong Trì (Đ.20) + huyệt Hành Gian (C.2) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Túc Tam Lý (Vi.36): Chữa thần kinh ổ mắt bị viêm (Châm Cứu Học Thủ Sách).

Để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, việc phối hợp này nên được thực hiện bởi người có kỹ năng châm cứu chuyên nghiệp.

Tổng hợp bởi  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cách trị tê bì chân tay theo quan điểm của Đông Y

Tê bì chân tay là hiện tượng trong Đông y thuộc phạm vi của chứng ma mộc. Tính chất của tê bì chia thành hai giai đoạn: tê (ma) và bì (mộc). Hãy cùng tìm hiểu cùng các dược sĩ Cao đẳng Dược trong bài viết sau đây!

Cách trị tê bì chân tay theo quan điểm của Đông Y

Chuyên gia dược tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho rằng: Trong giai đoạn tê, da trên vùng tê trở nên tê rần, vẫn cảm nhận được kích thích và có thể thực hiện sinh hoạt hàng ngày mặc dù mang theo khó chịu. Giai đoạn bì là giai đoạn tiếp theo, khi cảm giác trên tay chân hoàn toàn mất, dẫn đến tình trạng tê bại toàn bộ. Theo quan điểm Đông y, chứng ma mộc chủ yếu xuất phát từ hư chứng và thực chứng.

Người bệnh tê bì chân tay thường trải qua cảm giác đau mỏi ở cổ, vai, và gáy lan xuống nửa người, đồng thời có triệu chứng tê bì ở một bên. Khi nằm lâu hoặc giữ tay chân ở một vị trí cố định trong thời gian dài, có thể xuất hiện cảm giác râm ran như kiến bò. Tê buốt có thể lan ra từ cánh tay đến cổ chân, cẳng chân, gây hạn chế vận động. Tình trạng tê kéo dài thường dẫn đến mất cảm giác ở tay, chân, đặc biệt là vào buổi tối. Sự xuất hiện đột ngột của chuột rút ở tay chân, co thắt gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, bắp chân cũng là một trong những biểu hiện thường gặp.

Nguyên nhân và biểu hiện tê bì tay chân như thế nào?

Theo quan điểm Đông y, tê bì tay chân thường xuất hiện khi sức khỏe suy giảm và hệ thống miễn dịch yếu đuối, dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường như gió (phong), lạnh (hàn), và độ ẩm thấp (thấp). Những yếu tố này có thể dẫn đến ứ trệ kinh mạch, giảm lưu thông máu, và gây ra các triệu chứng tê mỏi, cảm giác lạnh ở chân tay, tê buốt, co mỏi, đau nhức ở các khớp, vai gáy, lưng và gối.

Các đối tượng dễ mắc tê bì tay chân bao gồm người cao tuổi, những người thường xuyên phải khuân vác nặng, lái xe ôtô hoặc xe máy trong thời gian dài, công nhân tiếp xúc với nước lạnh, và những người làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc ngồi máy lạnh thường xuyên. Ngoài ra, thời tiết thay đổi, như nắng mưa, gió lạnh thất thường, cũng có thể làm tăng cường tình trạng tê mỏi, và thậm chí đau nhức.

Đối với những người thuộc các đối tượng trên, việc duy trì sức khỏe, rèn luyện cơ thể, và bảo vệ khỏi yếu tố môi trường có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thường gặp tê bì tay chân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Quan điểm của y học cổ truyền về bệnh tê bì tay chân

Theo quan niệm y học cổ truyền, cơ thể con người được coi là một chỉnh thể hưu cơ, một khối thể thông nhất với ngũ tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) làm trung tâm, được bao phủ toàn diện bằng mạng lưới hệ thống kinh lạc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

Khí huyết được xem như cơ sở vật chất và động lực cho mọi hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể. Khí huyết, giống như nguồn suối chảy, có khả năng nuôi dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, và duy trì sự linh hoạt của khớp, theo quyển sách Hải Thượng Y Tông và sách Linh Khu – Bàng Tàng.

Chức năng chính của kinh lạc trong hệ thống kinh mạch là vận hành khí huyết, nuôi dưỡng và bảo vệ sự hoạt động bình thường của cơ thể, cũng như nhận và dẫn truyền thông tin để liên kết trên dưới, trong ngoài, và điều tiết chức năng giữa các phần khác nhau của cơ thể.

Người bệnh nên gặp bác sĩ để được điều trị bệnh lý sớm

Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt động cơ thể:

Mười hai đường kinh được xem là hạt nhân chính của hệ thống kinh mạch, là đường vận hành chủ yếu của khí huyết, tạo ra mạng lưới nối với tạng phủ, ngoài và liên kết với ngũ quan, cửu khiếu. Hệ thống kinh mạch lan tỏa khắp cơ thể, từ trong ra ngoài, không ngừng chảy và tưới thấm vào các cơ quan, ngũ tạng, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để duy trì hoạt động sinh lý bình thường.

Mỗi đường kinh trong mười hai đường chính liên kết mật thiết với tạng phủ bên trong. Sự cường thịnh của tạng phủ điều chỉnh chức năng của kinh mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, nếu kinh lạc bị tắc nghẽn, tạng phủ trở nên yếu đuối, tình trạng tê bì, đau nhức có thể xuất hiện do tình trạng hư tạng.

Xác định phương pháp xử lý theo y học cổ truyền

Theo quan điểm y học cổ truyền, tê bì chân tay thuộc vào chứng phong, thường do cơ thể suy nhược, tác động của phong hàn và thấp gây ra cảm giác tê bì chân tay giống như kim châm đâm. Châm ngôn “Phong là khởi đầu của nhiều bệnh” thể hiện tính di chuyển của chứng phong, không giữ vững ổn định.

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm: Đối với việc điều trị tê bì chân tay, nguyên tắc là bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc (mở mạch), tán hàn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bài thuốc “Ngọc Bình Phong Tán” được coi là một giải pháp hiệu quả, có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, như được chứng minh qua việc tăng lượng globulin trong máu. Thuốc được ví như một tấm bình phong vững chắc, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của yếu tố bên ngoại.

Tổng hợp bởi  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bấm huyệt trong Y học cổ truyền có chức năng gì?

Bấm huyệt trong Y học cổ truyền được coi là một phương pháp trị liệu truyền thống, nơi mà người thực hiện sử dụng các động tác nhất định để kích thích các điểm huyệt trên cơ thể.

Bấm huyệt trong Y học cổ truyền có chức năng gì?

Vai trò của bấm huyệt với nền y học cổ truyền

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Bấm huyệt là phương pháp trực tiếp tác động vào các điểm huyệt trên cơ thể bằng tay. Khi thực hiện, người ta kích thích huyệt đạo, khuyến khích cơ thể kích hoạt khả năng tự lành và hồi phục thông qua hệ thống kinh lạc.

Theo quan niệm Đông y, cơ thể có 108 huyệt, trong đó 72 là huyệt cơ bản và 36 là huyệt tử, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Việc bấm huyệt được coi là một phương pháp hỗ trợ cân bằng năng lượng, giúp lưu thông khí và huyết, cũng như điều chỉnh các chức năng cơ bản của cơ thể.

Công dụng của bấm huyệt trong Y học cổ truyền là gì?

Trong Y học cổ truyền, bấm huyệt được coi là một phương pháp trị liệu quan trọng, có các công dụng chính sau:

  1. Điều trị bệnh lý: Bấm huyệt được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về tuần hoàn máu, hệ thần kinh đến các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa, xương khớp và sinh sản. Công dụng này là kết quả của việc kích thích các huyệt đạo để cân bằng năng lượng và khí huyết trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
  2. Giảm đau và viêm: Bấm huyệt được sử dụng rộng rãi để giảm đau và viêm trong nhiều tình huống khác nhau, từ đau nhức cơ bắp, đau đầu, đau lưng đến các bệnh lý viêm nhiễm khác.
  3. Cân bằng năng lượng và tinh thần: Theo quan niệm của Y học cổ truyền, việc bấm huyệt cũng giúp cân bằng năng lượng âm dương trong cơ thể, từ đó cải thiện trạng thái tinh thần, giảm căng thẳng và lo lắng, tạo cảm giác thư giãn và sảng khoái.
  4. Hỗ trợ trong quá trình phục hồi và chữa trị: Bấm huyệt thường được sử dụng như một phần của phương pháp chữa trị tổng thể, hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật hoặc khi điều trị các bệnh lý khác.

Tổng thể, bấm huyệt không chỉ là một phương pháp điều trị mà còn là một phương tiện để duy trì và cải thiện sức khỏe tổng thể, phản ánh tri thức và kinh nghiệm của Y học cổ truyền trong việc quản lý sức khỏe và bệnh lý.

Ưu điểm của phương pháp này là khả năng nhanh chóng giảm các triệu chứng không dùng thuốc, phạm vi trị liệu rộng, và hỗ trợ hiệu quả cho nhiều phương pháp điều trị khác. Khi thực hiện đúng kỹ thuật, bấm huyệt không gây ra tác dụng phụ.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội năm 2024

Các khía cạnh quan trọng cần nhớ khi thực hiện bấm huyệt

Bác sĩ Y học cổ truyền tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay: Cơ chế tác dụng của bấm huyệt Bấm huyệt có hiệu quả trong điều trị bệnh vì:

  • Huyệt đạo trên cơ thể là nơi tập trung cơ năng của kinh lạc và tạng phủ, là điểm ra vào của thần khí.
  • Khi kích thích các huyệt đạo này, cơ thể có thể điều hòa các rối loạn bệnh lý và cân bằng âm dương bên trong.
  • Các huyệt đạo cũng là cửa ngõ xâm nhập của các tác nhân xấu từ bên ngoài vào cơ thể, và việc kích thích chúng có thể ngăn chặn sự xâm nhập này.

Nguyên nhân khiến bấm huyệt đau Nếu cảm thấy đau khi bấm huyệt, có thể do:

  • Huyệt đạo chưa được kích thích trước đó, dẫn đến căng cơ và khó thả lỏng khi bấm lần đầu.
  • Sử dụng lực bấm quá mạnh, gây ra cảm giác đau.
  • Mỗi huyệt đạo có nguyên tắc hoạt động riêng, và mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và tính chất của huyệt.

Lưu ý khi bấm huyệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện bấm huyệt, cần:

  • Kiểm tra sức khỏe trước khi bấm huyệt, đặc biệt là cho những người trên 45 tuổi hoặc có bệnh lý liên quan đến xương khớp hoặc tiểu đường.
  • Tránh bấm huyệt khi có các vấn đề về da, thương tổn, hoặc bệnh lý nghiêm trọng.
  • Không tự ý bấm huyệt nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, và đặc biệt không nên tự áp dụng khi mang thai mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bấm huyệt là một phương pháp an toàn và hiệu quả, nhưng cần được thực hiện đúng cách và dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Tổng hợp bởi  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Công dụng của cây bạc hà trong Đông Y

Cây bạc hà (Mentha) từ lâu đã được sử dụng trong nhiều nền y học cổ truyền, đặc biệt là trong Đông y. Với hương vị tươi mát và tính chất đa dạng, bạc hà không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực mà còn là một vị thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh lý.

Công dụng của cây bạc hà trong đông y

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các công dụng của cây bạc hà trong điều trị bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền.

1. Giới thiệu về cây bạc hà

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay: Cây bạc hà, thuộc họ Lamiaceae, có nhiều loại khác nhau như bạc hà Ấn Độ, bạc hà chanh và bạc hà Nhật Bản. Từ lâu, bạc hà đã được biết đến với khả năng làm mát, giảm đau và kháng viêm. Trong Đông y, bạc hà được coi là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm dịu.

2. Công dụng trong điều trị bệnh hô hấp

Bạc hà được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tinh dầu bạc hà có khả năng làm giảm triệu chứng của cảm cúm, viêm họng và ho. Theo Đông y, bạc hà có tác dụng khu phong, thanh nhiệt và tiêu đờm. Các chế phẩm từ bạc hà như trà bạc hà, tinh dầu bạc hà thường được dùng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, ho có đờm và đau họng.

3. Công dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa

Một trong những ứng dụng nổi bật của bạc hà trong Đông y là điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Bạc hà giúp kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và chứng buồn nôn. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà có tác dụng làm giảm cơn đau do chứng khó tiêu và viêm dạ dày. Bạc hà cũng có khả năng làm giảm chứng đau bụng và chuột rút bằng cách thư giãn cơ trơn của đường tiêu hóa.

4. Công dụng trong điều trị đau đầu

Bạc hà được biết đến với khả năng giảm đau đầu và đau nửa đầu. Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát, giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Khi thoa tinh dầu bạc hà lên thái dương và vùng trán, cảm giác mát lạnh và thư giãn từ bạc hà có thể giúp giảm cơn đau đầu nhanh chóng. Trong Đông y, bạc hà được coi là một vị thuốc có tác dụng khu phong, làm giảm triệu chứng đau đầu do cảm cúm hoặc căng thẳng.

5. Công dụng trong điều trị vấn đề về da

Tinh dầu bạc hà cũng được ứng dụng trong điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và viêm da. Với tính chất kháng khuẩn và làm mát, bạc hà giúp làm giảm viêm và ngứa, đồng thời hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông. Các chế phẩm từ bạc hà như mặt nạ bạc hà có thể giúp làm giảm tình trạng mụn và cải thiện sức khỏe của da.

6. Công dụng trong điều trị stress và mệt mỏi

Bạc hà có tác dụng an thần, giúp làm giảm cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Tinh dầu bạc hà thường được sử dụng trong liệu pháp xoa bóp và tắm hơi để thư giãn cơ thể và tinh thần. Trong Đông y, bạc hà được coi là một vị thuốc có tác dụng làm thanh thản tâm trí và cải thiện tinh thần, giúp người dùng cảm thấy thư giãn hơn.

Công dụng trong điều trị stress và mệt mỏi của bạc hà

7. Cách sử dụng bạc hà trong Đông y

Trong Đông y, bạc hà thường được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm trà, tinh dầu hoặc viên thuốc. Để điều trị bệnh hô hấp, có thể uống trà bạc hà hoặc xông hơi với tinh dầu bạc hà. Đối với các vấn đề tiêu hóa, sử dụng trà bạc hà có thể giúp làm giảm triệu chứng đầy bụng và khó tiêu. Để điều trị đau đầu, thoa tinh dầu bạc hà lên vùng thái dương và trán có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng.

8. Lưu ý khi sử dụng bạc hà

Mặc dù bạc hà có nhiều công dụng hữu ích, việc sử dụng nó cần phải được thực hiện cẩn thận. Nên tránh lạm dụng bạc hà, đặc biệt là tinh dầu bạc hà, vì nó có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng phụ nếu sử dụng quá liều. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và trẻ em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bạc hà dưới dạng tinh dầu hoặc các chế phẩm khác.

Dược sĩ các trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay: Cây bạc hà là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng điều trị bệnh đa dạng. Từ việc hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp, rối loạn tiêu hóa, đến giảm đau đầu và căng thẳng, bạc hà chứng minh được giá trị của nó trong y học cổ truyền. Việc sử dụng bạc hà một cách hợp lý và an toàn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.

Nguồn:  benhhoc.edu.vn

Exit mobile version