Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu rượu thuốc hay cho người trung niên

Theo y học cổ truyền, rượu là vị thuốc hay có tác dụng thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, dùng ngoài để xoa bóp tiêu sưng giảm đau…

Tìm hiểu rượu thuốc hay cho người trung niên. Ảnh minh họa.

Rượu có vị cay nóng, hơi ngọt, đắng, tính ôn, đi vào 12 kinh lạc. Tác dụng của thuốc có thể kể đến như: thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, dẫn thuốc đi vào một số tạng phủ để chữa bệnh, dùng ngoài để xoa bóp tiêu sưng giảm đau…

Rượu được nấu bằng gạo nếp với men rượu, kết hợp với các vị thuốc Đông y có thể kể đến như: xuyên khung, đại hồi, nhục quế, cao lương khương… là thứ rượu tốt có nhiều chất bổ dưỡng.

Tuy nhiên theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, rượu cần được sử dụng đúng liều lượng, không nên dùng quá liều do rượu vẫn có độc tính gây hại cho sức khỏe.

Rượu nên được uống ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Bởi ở tuổi thanh niên dương khí còn vượng, uống rượu sớm làm tản dương khí dễ làm tổn thương thận khí.

TOP rượu thuốc dành cho tuổi trung niên

Rượu thuốc 1: Rượu thuốc dành cho người đang ở lứa tuổi trung niên thận dương hư; mắc chứng liệt dương xuất tinh sớm, di tinh:

– Dùng bài Thập bổ hoàn gồm: lộc nhung loại tốt 1 cặp, thỏ ty tử 160g, mạch môn 80g, ngũ vị tử 40g, ngưu tất 160g, hoài sơn 160g, câu kỷ tử 160g, đỗ trọng (sao muối) 160g,  sơn thù 160g, thục địa 320g.

– Cách dùng: Lộc nhung tươi đã bào chế thái lát ngâm với 3 lít rượu (ngâm riêng); thuốc Đông y ngâm với 5 lít rượu (ngâm riêng). Sau 60 ngày lấy 2/3 rượu thuốc, 1/3 rượu nhung trộn lẫn với nhau. Ngày uống 2 lần  mỗi lần uống 30ml lúc ăn trưa và ăn tối. Không uống vào buổi sáng làm tản dương khí.

Kiêng kỵ: Người mắc chứng cường dương và người âm hư hỏa vượng không được dùng. Trường hợp huyết nhiệt, người gan nóng thì không được ngâm rượu mà làm viên hoàn mật ong dùng.

Rượu thuốc 2: Rượu thuốc dành cho người cao tuổi có tác dụng tiêu thực, bồi bổ khí huyết:

– Dùng bài Thập toàn đại bổ hay còn gọi là bài Bát trân thang gia vị, bài Thiên kim tán gồm: nhân sâm 12g, cam thảo 4g, chích hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, đương quy 16g, thục địa 16g, xuyên khung 8g, nhục quế 4g, phục linh 12g, cho thêm đại táo 12g, mỗi lần dùng 3 thang ngâm với 3 lít rượu, sau 20-30 ngày là dùng được. Ngày uống 30 ml vào buổi tối trước khi ăn. Bài thuốc có tác dụng tiêu thực, bồi bổ khí huyết, phù hợp với người cao tuổi.

Nhân sâm trong rượu thuốc hay

Kiêng kỵ: Không dùng cho người huyết nhiệt, gan nóng, tăng huyết áp, hay mẩn ngứa. Người không có bệnh, uống để bồi bổ sức khỏe có thể uống đều trong năm.

Rượu thuốc 3: Rượu thuốc dành cho độ tuổi thanh xuân mắc chứng lãnh cảm tình dục do thận dương hư, thận khí kém tinh khí không đủ:

– Dùng bài Thập tinh hoàn: lộc nhung 1 bộ, ba kích 60g, bạch truật 80g, cúc hoa 20g, bá tử nhân 30g, nhân sâm 100g (nên dùng sâm cao ly để đảm bảo an toàn) thạch hộc 60g, ngũ gia bì 60g, thỏ ty tử 80g, nhục thung dung 80g.

– Cách dùng: Lộc nhung tươi sau khi bào chế ngâm với 2 lít rượu; các vị thuốc còn lại ngâm với 3 lít rượu sau 30 ngày rót ra trộn lẫn 1/3 rượu nhung, 2/3 rượu thuốc uống mỗi tối 30 ml trước khi ăn hoặc vừa ăn vừa uống.

Lưu ý: Đối với phụ nữ và người không uống được rượu thì có thể tán bột làm viên hoàn mật ong mỗi viên 5 g, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.

Rượu thuốc 4: Rượu thuốc dành cho người mắc chứng phong hàn: đau nhức các khớp, đau khắp mình mẩy, ăn ngủ kém, cơ thể nặng nề mệt mỏi, hay đi tiểu ban đêm:

– Dùng bài Thập cửu vị hoàn gia giảm: nhân sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 16g, chỉ thực 8g, đại hoàng 8g, huyền sâm 12g, mộc hương 6g, ngưu tất 8g, ngũ gia bì 12g, khương hoạt 8g, mạch môn (bỏ lõi) 8g, phục thần  12g, quế tâm 8g, ý dĩ 12g, từ thạch 8g, bạch thược 12g, tùng tử nhân 12g, binh lang 12g.

– Cách dùng: Các vị thuốc trên ngâm với 2 lít rượu, sau 30 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn, hoặc trước khi ăn tối và trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Người bị tăng huyết áp, mắc tim mạch, người gan nóng hay nổi mụn ngứa, người gầy yếu suy nhược, cơ thể kém không dùng.

Những thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị nếu có vấn đề về sức khỏe.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thầy thuốc y học cổ truyền hướng dẫn trị viêm tắc tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm. Việc điều trị căn bệnh này cũng không phải là điều dễ dàng nếu không bắt chuẩn tình trạng bệnh.

Thầy thuốc y học cổ truyền hướng dẫn trị viêm tắc tĩnh mạch

Nguyên nhân gây viêm tĩnh mạch là gì?

Theo các thầy thuốc tư vấn trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nguyên nhân gây bệnh viêm tắc tĩnh mạch do người bệnh cảm thụ hàn thấp; thận khí hư tổn; mạch lạc bị nghẽn tắc khí huyết không được lưu thông; tổ chức bì phu cơ nhục không được nuôi dưỡng gây nên bệnh; do hàn và thấp ứ đọng lâu ngày làm cản trở vận hành của kinh mạch, khí huyết; do người bệnh ăn nhiều chất béo mỡ hoặc hút thuốc, nghiện rượu là những yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh hoặc gười bệnh bị ứ đọng, nhiễm độc.

Bài thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Y học cổ truyền

Phép điều trị ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc

Biểu hiện: Người mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt, chi mắc bệnh lạnh sắc da tái nhợt, tê dại đau, cẳng chân, tay hay giật, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu, đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi), đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong; lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; Mạch trầm trì vô lực.

Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm: xích thược 12g, đương quy 12g, đào nhân 10g, quế chi 8g, hồng  hoa 8g, đan sâm 12g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 16g, bạch giới tử 8g, xuyên luyện tử 12g, sinh hoàng kỳ 12g, hắc phụ tử 10g, bào khương 8g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 2.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml.  Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Phép điều trị hoạt huyết khứ ứ, hành khí giải uất

Biểu hiện: Sắc mặt tối sạm, tinh thần bứt rứt, dễ nóng nảy, ủ rũ, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô; chất lưỡi đỏ hoặc tím thâm. Mạch trầm tế.

Bài thuốc: Thông mạch hoạt huyết thang: hoàng kỳ 16g, đương quy 12g, sinh địa 12g, kim ngân hoa 10g, huyền sâm 12g, bồ công anh 10g, đan sâm 12g, tử hoa địa đinh 12g, hồng hoa 8g, một dược 10g, nhũ hương 10g, cam thảo 6g, diên hồ sách 8g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 2.000ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Vị thuốc Hoàng kỳ trong bài thuốc điều trị Viêm tĩnh mạch

Phép điều trị thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc

Biểu hiện: Người bứt rứt khó chịu, ù tai chóng mặt, sắc mặt sạm khô, chi mắc bệnh đen tím, sưng to mọng, tại chỗ bắt đầu lở loét hoại tử, đau liên tục, chảy nước hoặc chảy máu, mủ, chi phù da bóng; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Mạch tế sác.

Bài thuốc: Tứ diệu thang gia giảm: đương quy 12g, hoàng kỳ16g, kim ngân hoa 16g, đan sâm 12g, sinh cam thảo 6g, tử thảo nhung 12g, ngưu tất 12g, xích thược 12g, nhũ hương 10g, địa miết trùng 10g, một dược 10g, địa long 12g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 2.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Phép điều trị bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc

Biểu hiện: Người gầy yếu, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, chi bị bệnh đau ít hoặc đỡ đau, máu hoặc nước vàng, vết loét lâu ngày chảy mủ, không liền miệng, da sắc vàng sạm; Chất lưỡi bệu, nhợt, mạch trầm tế vô lực.

Bài thuốc: Cố bộ thang gia giảm: đương quy 12g, kim ngân hoa 16g, thạch hộc 12g, sâm cát lâm 10g, hoàng kỳ 16g, xuyên sơn giáp 10g, ngưu tất 12g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 2.000ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám đông y uy tín để được khám và điều trị đúng cách.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

9 bài thuốc đắp rốn trị tiểu tiện không tự chủ

Trong y học cổ truyền có một phương pháp điều trị tiểu tiện không tự chủ rất hay chính là đắp thuốc vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”.

9 bài thuốc đắp rốn trị tiểu tiện không tự chủ

Sách thuốc cổ viết: “Tề thông bách mạch, vi thập nhị kinh chi hải, chủ huyết”. Trong y học cổ truyền, rốn là nguồn gốc của tiên thiên, có quan hệ mật thiết với ngũ tạng, lục phủ và tất cả các kinh mạch trong nhân thể để thấy rằng tầm quan trọng của rốn đối với cơ thể.

Theo đó, việc dùng thuốc đắp vào rốn có thể đạt được mục đích điều hòa cân bằng âm dương, khứ tà phù chính, khôi phục sức khỏe cho cơ thể.

9 bài thuốc đắp rốn trị tiểu tiện không tự chủ

Dưới đây là 9 bài thuốc trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu mà người bệnh có thể tham khảo trong điều trị tiểu tiện không tự chủ:

Bài 1: tang phiêu tiêu, ngũ bội tư, khiếm thực, lưu hoàng, lượng vừa đủ. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 5g trộn với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính hoặc vải gạc, 2 ngày thay thuốc 1 lần, 5 lần là 1 liệu trình.

Tác dụng: tang phiêu tiêu bổ thận trợ dương, cố tinh sáp niệu; lưu hoàng bổ hỏa tráng dương, ôn ấm hạ tiêu hư lãnh, trị đái dầm; khiếm thực ích thận sáp niệu.

Bài23: đinh hương, ngũ bội tử, nhục quế, phá cố chỉ, lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi lần lấy 6g hòa với rượu trắng thành dạng cao rồi đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 3: sinh khương 30g, phụ tử chế 6g, phá cố chỉ 12g. Phụ tử và phá cố chỉ tán bột, sau đó cho sinh khương vào giã nát thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng vải gạc hoặc băng dính, vài ngày thay thuốc 1 lần.

Tác dụng: ôn thận sáp niệu, đạt hiệu quả từ 80-90%.

Bài 4: phúc bồn tử 6g, thỏ ty tử 6g, sơn thù 6g, kim anh tử 6g, ngũ vị tử 6g, tang phiêu tiêu 6g, nhục quế 3g, đinh hương 3g. Tất cả tán vụn, rây kỹ, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 2g đổ vào rốn rồi nhỏ 1-2 giọt rượu trắng lên trên. Sau đo,́ tiếp tục dùng bột thuốc hòa với nước ấm thành dạng cao đắp lên trên, cố định bằng băng dính, 3 ngày thay thuốc 1 lần.

Tác dụng: ôn thận sáp niệu, trị đái dầm.

Bài thuốc có tác dụng ôn thận sáp niệu, trị đái dầm

Bài 5: lưu hoàng 30g, hành trắng cả rễ 3 nhánh (dài chừng 5cm). 2 thứ cùng giã nát thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính trong 8 giờ rồi bỏ ra.

Tác dụng: thông khí bàng quang, hành ôn kinh tán hàn; lưu hoàng ôn bổ mệnh môn hỏa, cả 2 phối hợp với nhau có tác dụng sáp niệu, trị đái dầm.

Bài 6: nhục quế 3g, ích trí nhân 3g, đại hồi 1 cái, đinh hương 5 cái, sinh khương vừa đủ. Giã sinh khương lấy nước cốt, các vị khác tán thành bột, trộn đều với nước sinh khương rồi nặn thành một cái bánh. Hàng ngày dùng bánh thuốc hơ nóng rồi chườm vào rốn, khi nguội lại hơ lại cho ấm rồi chườm tiếp trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.

Bài 7: ngũ bội tử 20g, phục thần 20g. 2 vị tán thành bột, rây kỹ. Khi dùng, lấy một lượng bột vừa đủ rải lên một miếng băng dính có kích thước 4,5×4,5cm rồi dán vào rốn, sau 1 đêm thì bỏ ra.

Tác dụng: kiện tỳ an thần, phục thần lợi thủy thẩm thấp; ngũ bội tử sáp niệu, 2 vị hợp dụng: một lợi thủy, một sáp niệu, tương phản tương thành tạo nên công năng trị liệu đái dầm.

Bài 8: lưu hoàng 30g, hà thủ ô 30g, hành tây 120g. Lưu hoàng và hà thủ ô tán thành bột, hành tây giã nát, trộn tất cả với dấm gạo thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, 5 lần là 1 liệu trình.

Bài 9: bạch truật 20g, lưu hoàng 20g, bạch thược 20g, bạch phàn 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán thành bột, mỗi lần lấy 10g hòa với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, 3 ngày thay thuốc 1 lần.

Lưu ý: Nếu bị dị ứng tại chỗ do thuốc đắp thì phải bỏ thuốc ra, rửa sạch rốn bằng nước muối ấm và chuyển dùng phương pháp khác.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Khám phá thuốc hay từ rau mùi trong y học cổ truyền

Rau mùi không chỉ làm gia vị hay dùng trong ngày Tết nấu nước tắm mà còn là vị thuốc hay trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe.

Khám phá thuốc hay từ rau mùi trong y học cổ truyền

Rau mùi hay còn có tên gọi khác như hương tuy, nguyên tuy, ngổ thơm, hồ tuy, ngò, ngổ, coriander, coriander (Anh), coriander (Đức).

Tên khoa học: Coriandrum sativum L. Họ: Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Công dụng rau mùi trong y học cổ truyền: Làm thuốc trung tiện, làm dễ tiêu, kích thích và trợ tiêu hóa.

Mùi còn gọi là hồ, là tên nước Hồ (tên Trung Quốc cổ đặt cho các nước ở Ấn Độ, Trung Á). Tương truyền xưa kia, người Trung Quốc đi sứ nước Hồ mang giống cây này về có lá thưa, tản mát.

Rau mùi thường mọc hoang ở Ðịa Trung Hải và Tây Á, được trồng từ lâu đời nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, mùi thường dùng làm gia vị và thuốc. Cây thu hoạch vào mùa xuân và hè, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín thu hái vào mùa hạ, sấy khô.

Công dụng và liều dùng rau mùi

Quả mùi là một vị thuốc được dùng trong Đông y và Tây y.

Trong Tây y, quả mùi được dùng làm thuốc trung tiện, làm dễ tiêu, kích thích và hỗ trợ tiêu hóa.

Rau mùi còn dùng trong công nghiệp nước hoa, hương liệu cho chè và rượu mùi dùng nhiều hơn nữa.

Theo tài liệu cổ, quả mùi vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán, thúc đậu sởi mọc, long đờm, trừ tà khí, khu phong, dùng làm thuốc khỏe dạ dày, lợi đại tiểu trường, tiêu cơm, thông khí ở bụng dưới, sởi, đậu không mọc. Phàm chứng cước khí, kìm sang, sâu răng hôi mồm chớ ăn.

Hiện quả mùi được dùng thúc đậu sởi mọc bằng cách: Tán quả mùi, hòa vào rượu mà phun thì đậu sởi mọc ngay. Dùng làm thuốc giúp trợ tiêu hóa, chữa ho, ít sữa. Mỗi ngày dùng 4-10g quả mùi, hoặc 10-20g lá hoặc cây tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Hạt rau mùi mang nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe

Các bài thuốc sử dụng quả mùi trong dân gian

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý các bài thuốc trong dân gian với những hiệu quả bất ngờ mà bạn có thể chưa biết.

Đậu sởi không mọc: Quả mùi 80g tán nhỏ, rượu 100 ml, nước 100 ml. Đun sôi, đậy kín tránh bay hơi. Lọc bỏ bã. Phun từ đầu đến chân, trừ mật. Đậu sẽ mọc ngay (kinh nghiệm dân gian).

– Mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.

– Đẻ xong cợn sữa: Quả mùi 6g, nước 100ml. Đun sôi trong 15 phút, chia hai lần uống trong ngày.

– Lòi dom: Quả mùi đốt hun lấy khói hứng vào nơi dom lòi ra.

Với những thông tin trên hi vọng mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc chuyên ngành.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn bài thuốc trị bệnh hay từ các cá quả

Cá quả là món ăn ưa thích của nhiều người với nguồn dinh dưỡng phong phú, đồng thời là vị thuốc hay trị bệnh trong y học cổ truyền.

Món ăn bài thuốc trị bệnh hay từ các cá quả

Theo các nghiên cứu, cá ít mỡ, nhiều chất khoáng và vitamin, có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa…

Cá quả là tên gọi của người miền Bắc. Tuy nhiên tùy từng vùng miền mà cá quả còn có các tên gọi khác như: cá chuối (miền Trung), cá lóc (miền Nam), ngoài ra còn có tên cá hoa, cá sộp…

Theo y học cổ truyền, cá quả có vị ngọt, tính bình, (có sách tính hàn) không độc. Có tác dụng trừ phong, khử thấp, tiêu thũng, sinh tân dịch, tư âm, bổ gân xương tạng phủ, dùng tốt trong trường hợp về bệnh phổi vì có tác dụng trừ đàm, bổ phế, bồi bổ sau ốm dậy, phụ nữ sau các phẫu thuật phụ khoa, bổ khí huyết.

Cá quả dễ hấp thu nên bạn có thể nấu với đậu đen bổ can thận, với đậu xanh, với địa cốt bì trị chứng nóng âm ỉ trong gân xương, là thức ăn tốt cho trường hợp kiêng mỡ vì bản thân cá ít mỡ.

Món ăn thuốc từ cá quả

– Điều trị thận hư nhiễm mỡ phù nề: Cá quả 1 con, làm sạch nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn trong ngày.

– Điều trị trĩ ra máu: Cá quả 1 con (ướp tỏi, hành, gia vị vừa đủ, chiên cá), bạch cập 5g. Nấu canh ăn.

– An thần, ích trí, tiêu thũng: Cá quả 1 con, thịt nạc 120g, táo đỏ 6g, long nhãn 6g, rượu 20g, hành, muối, gừng, chiên cá, thịt heo thái, nước vừa đủ. Nấu nhừ ăn nóng.

– Lương huyết tiêu thũng, trừ thấp lợi thủy: Cá quả 1 con, bí đao 200g, đậu đỏ 50g, đường phèn 30g. Nước vừa đủ nấu bắt đầu bằng lửa to cho sôi, rồi bớt lửa hầm nhừ cho đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Cá quả mang nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe

– Điều trị thấp nhiệt ở bàng quang, đái dắt: Cá quả 1 con, giá đỗ 200g, me, cà chua, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn.

– Tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng theo gợi ý của thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Cá quả 1 con, vỏ bí đao 30g, đậu đỏ 50g, cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín sau 30 phút là được.

– Tác dụng an thần, sinh tân nhuận phế, dưỡng trí, kiện tỳ, phòng chữa thâm quầng mắt, chữa tăng huyết áp, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt: Cá quả 1 con, táo tây 2 quả, táo đỏ 10g, gừng tươi, dầu thực vật, gia vị. Cá chiên gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, thái miếng. Nấu chín, cho gia vị, ăn nóng.

– Tác dụng thông tiểu, bổ nguyên khí: Cá quả 1 con, hồng sâm 9g, đông quỳ tử 24g, sinh hoàng kỳ 30g, hoài sơn 30g, cho đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến vào túi vải. Nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 40-60 phút. Dùng cho người sức khỏe yếu, sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

– Tác dụng dưỡng huyết chữa đái ra máu do tỳ hư: Thịt cá, lá tỏi cắt đoạn, nêm gia vị nấu chín mềm.

– Tác dụng trị lao phổi suy nhược: Cá quả, táo đỏ 3g, gừng tươi. Nấu canh ăn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách sử dụng cá quả có tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, bởi thông tin trên không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hạnh nhân dùng làm thuốc trong các trường hợp nào?

Hạt hạnh nhân từ xa xưa được xem là loại “thức ăn siêu hoàn hảo” với nhiều tác dụng khó có thể tìm được từ các vị thuốc khác.

Hạnh nhân được dân gian ví như “nữ hoàng” của các loại hạt

Nhân hạt mơ còn có tên hạnh nhân, khổ hạnh nhân. Hạnh nhân có hai loại: khổ hạnh nhân (nhân hạt mơ đắng) và cam hạnh nhân (nhân hạt mơ ngọt). Trong đó, khổ hạnh nhân hay dùng làm thuốc hơn.

Hạnh nhân chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được dân gian ví như “nữ hoàng” của các loại hạt. Khi ăn có mùi thơm và rất ngon nên được nhiều người ưa chuộng.

Cách dùng hạnh nhân rất đa dạng; có thể ăn sống như một bữa ăn nhẹ lành mạnh; là thành phần chính trong sữa hạnh nhân, bơ hạnh nhân, bột hạnh nhân; thậm chí có trong nhiều loại kem thoa cơ thể và nước hoa.

Theo y học cổ truyền, hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng thông tiện, trừ đàm chỉ khái bình suyễn. Dùng cho người bị viêm khí phế quản, ho, viêm họng, hen suyễn,  táo bón. Ngày dùng 4-10g, bằng cách nấu, ướp, chưng hầm.

Các trường hợp dùng hạnh nhân làm thuốc uống trị bệnh

– Trị ho lâu ngày, có tiếng rít: cam hạnh nhân 200g, tử uyển 63g, ngũ vị tử 63g, nước ép gừng tươi 80g, vỏ rễ dâu 70g, mộc thông 70g, bối mẫu 70g. Sắc lấy nước và cô đặc, thêm mật ong cô thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.

– Trị ho, hen suyễn, cảm mạo do lạnh (phong hàn): khổ hạnh nhân 8g, chỉ xác 8g, quất bì 8g, tô diệp 8g, cát cánh 8g, gừng sống 8g, tiền hồ 12g, phục linh 12g, đại táo 8g, pháp bán hạ 8g. Sắc uống.

– Tác dụng thông đại tiện, nhuận tràng; trị người già hoặc phụ nữ sau khi đẻ bị táo bón: hạnh nhân 12g, hỏa ma nhân 12g, bá tử nhân 12g. Sắc uống.

Các trường hợp dùng hạnh nhân làm món ăn thuốc

– Món ăn thuốc cho bệnh nhân viêm khí phế quản cấp tính dạng viêm khô, ho khan ít đờm, nóng sốt:

Dùng Hạnh lê ẩm: hạnh nhân 10g, lê to 1 quả. Lê gọt vỏ thái lát. Hai thứ nấu chín, thêm chút đường phèn khuấy cho tan đều.

– Món ăn thuốc cho người bị viêm khí phế quản mạn tính, ho khan dài ngày đờm dính:

Dùng Hạnh nhân ướp đường phèn: hạnh nhân, đường phèn, liều lượng bằng nhau. Hạnh nhân ngâm vào nước sôi, bóc bỏ vỏ màng; nghiền trộn với đường. Ngày ăn 2 lần sáng và chiều, mỗi lần ăn 9g.

Hạnh nhân dùng làm thuốc trị nhiều bệnh

– Món ăn thuốc cho người hen suyễn cấp phù nề, tiểu dắt, tiểu buốt:

Dùng cháo hạnh nhân: hạnh nhân 10g, gạo tẻ 60-100g. Hạnh nhân bóc vỏ ngoài, đập vụn nấu với gạo thành cháo.

– Món ăn thuốc cho người bị hen phế quản (suyễn) thở có tiếng ngáy rít trong họng, ho đờm trắng loãng, đầy tức vùng ngực, sốt nóng, sợ lạnh, đau mỏi toàn thân theo gợi ý của thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

Dùng Cháo hạnh nhân tử tô: hạnh nhân 10g, lai phục tử 15g, tô tử 15g, gạo tẻ 100g. 3 dược liệu nấu lấy nước bỏ bã, nấu với gạo thành cháo. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần ăn (sáng, chiều).

– Món ăn thuốc cho bệnh nhân ho gà, ho khan từng cơn dài ngày:

Dùng Hạnh nhân trư phế thang: hạnh nhân 10g, phổi lợn 200g, mật ong 100ml, gừng tươi 10g. Đem phổi lợn thái lát; nấu với gừng và hạnh nhân, ăn trong ngày.

– Món ăn thuốc cho người bị viêm khí phế quản mạn, táo bón, lao phổi:

Dùng Gà hầm hạnh nhân: hạnh nhân 45g, gà mái ta 1 con (khoảng 1kg). Gà  làm sạch, chặt bỏ đầu, cổ, ruột; hạnh nhân đảo trong nước sôi vài phút bóc bỏ vỏ ngoài. Gà và hạnh nhân đặt trong bát tô to; thêm dấm, muối, gừng, hành và chút nước. Đun cách thủy trong 2 giờ.

Lưu ý:

  • Người bị tiêu chảy tuyệt đối không uống.
  • Người lớn không dùng quá 12g, trẻ em 4g.

Đồng thời những thông tin trên không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, vì vậy bạn nên tham khảo và tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ những người có chuyên môn.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc Đông y trị chứng động thai như thế nào?

Chứng động thai có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai của bất kỳ phụ nữ nào. Nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến sảy thai, đọa thai hoặc tiểu sản.

Chứng động thai là cảm giác thai trệ xuống, đau bụng âm ỉ, ra huyết…

Theo y học cổ truyền, tùy từng trường hợp mà các thầy thuốc sẽ dùng bài thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

Bài thuốc trị động thai do khí hư kiêm đờm thấp

Triệu chứng: Thai phụ ăn uống kém, rêu lưỡi trắng có nhiều nhớt, cổ họng có nhiều đờm, âm đạo ra huyết nhợt.

Điều tri: Ích khí kiện tỳ hóa đờm, chỉ huyết an thai.

Bài thuốc An thai phương: đảng sâm 30g, hoắc hương 6g, thỏ ty tử 10g, hương phụ (chế) 10g, a giao châu 10g, tiên hạc thảo 10g, hậu phác 6g, sinh hoàng kỳ 60g, ngải diệp (thán sao) 10g, phục thần 12g, bạch truật 10g, đỗ trọng 10g, bán hạ (chế) 10g, thăng ma (sao) 20g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, uống liên tục 10 thang, trong 10 ngày.

Bài thuốc trị động thai do khí hư hạ hãm

Triệu chứng: Bào thai trệ xuống, âm đạo ra ít huyết.

Điều trị: Ích khí chỉ huyết an thai.

Bài thuốc Gia vị giao ngải tứ vật thang: đảng sâm 15g, sinh hoàng kỳ 24g, xuyên khung (sao) 5g, tục đoạn 12g, bạch thược 9g, ngải diệp (thán sao) 9g, bạch truật 9g, phục linh 9g, đương quy (sao) 9g, sinh địa 12g, a giao châu 9g, chích cam thảo 4g. Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc trị động thai do tỳ thận hư suy thai nguyên không bền

Triệu chứng: Khi mang thai thấy bụng dưới nặng trệ, hoặc trướng đau, kèm theo đau lưng, hai chân yếu, ù tai, ăn uống kém, tinh thần mệt mỏi, âm đạo ra huyết.

Điều trị: Kiện tỳ, bổ thận chỉ huyết.

Bài thuốc Tiên triệu lưu sản phương: a giao châu 10g, đảng sâm 60g, tiên hạc thảo 60g, hoàng kỳ 60g, tang ký sinh 15g, ngũ vị tử 12g, huyết dư thán 12g, bạch truật (sao) 10g, mẫu lệ 24g, địa du (thán sao) 9g, thỏ ty tử 15g. Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.

Bài thuốc trị động thai do khí hư huyết thiếu thận hư không bền

Triệu chứng: Thai phụ đau trệ lưng, tim hồi hộp, đầu choáng váng, sắc mặt vàng bủng.

Điều trị: Ích khí dưỡng huyết, phù nguyên an thai.

Bài thuốc Đông y trị chứng động thai

Bài thuốc Ích nguyên an thai thang: đương quy 10g, sinh khương 3g, sinh bạch truật 10g, hoàng kỳ 8g, bạch thược 10g, đỗ trọng 8g, xuyên khung 6g, tục đoạn 8g, đảng sâm 8g, thỏ ty tử 8g, hoàng cầm 10g, a giao (xung phục) 10g, chích cam thảo 3g. Gia giảm: nếu huyết ra nhỏ giọt bỏ xuyên khung gia ngải diệp (thán sao) 8g.

  • Nếu đờm nhiều thì dùng gia xuyên bối mẫu 8g, bạch truật 16g.
  • Nếu khí thịnh vùng ngực khó chịu gia chỉ xác 4g, trần bì 6g, tô tử 6g, để giáng khí.
  • Nếu hỏa vượng thì dùng hoàng cầm 12g để thanh hỏa.
  • Nếu hai chân phù gia phục linh 8g, phòng phong 8g. Nếu đau đầu gia kinh giới tuệ 6g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc trị động thai do tỳ hư thận âm thận dương cùng hư

Triệu chứng: Ăn uống kém, người mệt mỏi, thể trạng gầy yếu, đầu choáng váng, tim hồi hộp, đau lưng, động thai.

Điều trị: kiện tỳ bổ thận dưỡng huyết bồi bổ nguyên khí an thai.

Bài thuốc Tư thận dục thai hoàn: thỏ ty tử 16g, tang ký sinh 16g, sa nhân 8g, thục địa 16g, đảng sâm 12g, bạch truật 16g, câu kỷ tử 12g, a giao 12g, ba kích 12g, đỗ trọng 12g, hà thủ ô 12g, sâm cao ly 12g, lộc giác sương 12g, tục đoạn 12g, ngải diệp 8g. 

Cách dùng: “Tán bột mịn làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g. Ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng, trưa, tối. Uống với nước đun sôi ấm, uống liên tục một tháng”, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói.

Bài thuốc trị động thai do thận âm hư suy huyết nhiệt

Triệu chứng: Khi thai nhi chưa đủ 3 tháng tuổi, người mẹ thấy âm hộ ra máu tươi, miệng khô, mỏi lưng, là hiện tượng của sẩy thai.

Điều trị: Kiện tỳ bổ thận âm thanh huyết nhiệt an thai.

Bài thuốc Bảo thai phương: tục đoạn 150g, hoàng cầm 100g, đương quy 100g, tang ký sinh (tẩm muối sao) 100g, bạch truật 100g.

Nếu chỉ huyết hư có nhiệt gia a giao 100g. Nếu có kèm khí hư gia đảng sâm 100g. Tất cả tán bột mịn uống ngày 3 lần mỗi lần 10g với nước đun sôi ấm, uống trước khi ăn, uống liên tục 60 ngày.

Chú ý: Trong thời gian uống thuốc không ăn rau cải, đậu xanh, củ cải, ý dĩ, không ăn các thứ mát lạnh (nước đá, kem), kiêng sinh hoạt tình dục.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách sử dụng cá quả có tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, bởi thông tin trên không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn thuốc YHCT cải thiện suy giảm nội tiết tố nam

Suy giảm nội tiết tố testosterone ở nam giới sẽ được hỗ trợ điều trị bằng những món ăn thuốc đơn giản trong y học cổ truyền.

Suy giảm nội tiết tố nam ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Do bệnh lý tại cơ quan sinh dục, thiếu hụt kẽm và các nguyên tố vi lượng,… đều là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nội tiết tố testosterone ở nam giới. Đây chính là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh lý khác nhau và là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm sức khỏe tình dục và sinh sản.

10 món ăn thuốc tác dụng cải thiện suy giảm nội tiết tố nam

Suy giảm nội tiết tố nam gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản nói riêng. Tuy nhiên suy giảm nội tiết tố testosterone ở nam giới có thể điều trị và hỗ trợ điều trị bằng ẩm thực trị liệu dùng một trong số món ăn bài thuốc trong y học cổ truyền theo gợi ý từ trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:

Bài 1: Sò huyết 500g, giá đậu xanh 200g, giá đỗ rửa sạch trần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 -15 ngày. Nghỉ 3 – 5 ngày ăn nhắc lại 3 – 5 liệu trình.

Bài 2: Hến 900g, hẹ 50g, gia vị đủ dùng. Hẹ rửa sạch, hến luộc chín gỡ  thịt, lọc lấy nước bỏ vỏ. Đem nấu canh ăn với cơm tuần ăn 2 -3 bữa liên tục 2 – 3 tháng.

Bài 3: Giá đậu xanh 250g, thịt bò 50g. Tất cả rửa sạch trần tái ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ một đến hai tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.

Bài 4: Giá đậu xanh 100 – 200g rửa sạch ngâm nước muối loãng 5 – 10 phút ăn sống 15 – 30 ngày.

Món ăn thuốc YHCT cải thiện suy giảm nội tiết tố nam

Bài 5: Thịt ba ba 200g hầm mềm. Ăn liên tục 10 – 15 ngày, nghỉ 5 – 7 ngày ăn nhắc lại, ăn liên tục 3 – 4 liệu trình.

Bài 6: Tôm càng 200g, hẹ 100g, gia vị đủ dùng. Tôm sơ chế đem xào với hẹ tuần ăn 2 – 3 bữa, liên tục 2 – 3 tháng.

Bài 7: Thận hay cà dê một quả, gạo tẻ 50g. Nấu cháo ăn hàng ngày ăn liên tục 1 – 2 tháng.

Bài 8: Thịt chó 100g, bạch truật 18g, thục địa 32g, phá cố chỉ 6g, đỗ trọng 18g. 4 vị thuốc đem đun nhỏ lửa 1-2 tiếng chiết lấy dịch bỏ bã. Thịt chó rửa sạch thái miếng vừa ăn. Tất cả đem hầm ăn hàng ngày.

Bài 9: Giá đậu xanh 200g, cật lợn 1 quả, gia vị đủ dùng. Tất cả đem xào ăn liên tục 10 – 15 ngày, nghỉ 1 tuần rồi ăn nhắc lại, ăn liên tục 2 –  3 liệu trình.

Bài 10: Giá đậu xanh 200g, trứng gà ta 3 quả. Giá đem trần tái, trứng gà luộc lòng đào ăn liên tục 7 – 10 ngày. Nghỉ 2 – 3 ngày ăn nhắc lại, ăn liên tục 3 – 4 liệu trình.

Trên đây là những món ăn gợi ý hay trong y học cổ truyền có tác dụng điều trị suy giảm nội tiết tố nam. Tuy nhiên điều này không thể thay thế hoàn toàn đối với lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy bạn nên đến khám tại bệnh viện, bác sĩ giỏi,… để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị đúng, kịp thời.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc y học cổ truyền trị chứng sa trực tràng

Do tỳ dương hư, làm nguyên khí bị suy tổn, trung khí hạ hãm, sự thăng giáng của dương khí thất thường mà sinh chứng sa trực tràng. Vậy y học cổ truyền trị như thế nào?

Tình trạng của chứng sa trực tràng

Sơ lược về chứng sa trực tràng

Chứng sa trực tràng được hiểu là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Tất cả các lứa tuổi đều có nguy cơ bị sa trực tràng. Tuy nhiên trẻ em 1 – 3 tuổi thường mắc sa niêm mạc và người lớn trên 50 tuổi thường mắc cả sa niêm mạc và sa toàn bộ.

Đối với người lớn, chứng sa trực tràng thường gặp ở những người bị chứng táo bón, bí tiểu, sỏi bàng quang, viêm đại tràng mạn, u tuyến tiền liệt,… người làm nghề khuân vác nặng.

Theo y học cổ truyền, sa trực tràng gọi là “chứng thoát giang”. Nguyên nhân do nguyên khí bị suy tổn, trung khí hạ hãm, sự thăng giáng của dương khí thất thường mà sinh bệnh. Đối với trẻ em do khí tiên thiên bất túc, sau khi sinh ăn uống thất thường, nuôi dưỡng kém, làm tỳ vị tổn thương, chính khí bị suy kém, hoặc mắc chứng tiêu chảy, kiết lỵ, khi đi đại tiện rặn nhiều mà mắc chứng thoát giang.

Đối với phụ nữ, nguyên nhân gây bệnh do sau khi sinh nở rặn quá nhiều, hoặc sinh nhiều lần. Đối với người cao tuổi, nguyên khí bị suy tổn, đại tiện táo bón, khi đi đại tiện bị rặn nhiều, làm đại tràng sa xuống không co lên được.

Thuốc y học cổ truyền trị chứng sa trực tràng. Ảnh minh họa.

Bài thuốc trị chứng sa trực tràng hiệu quả

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin giới thiệu một số bài thuốc hay điều trị chứng sa trực tràng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Bài 1: Dùng bài thuốc “Bổ trung ích khí” liều cao và tùy theo từng thể bệnh mà bài thuốc có thể gia giảm thêm hoàng kỳ và thăng ma.

Ví dụ khi xem mạch thấy dương khí quá hư suy, bệnh diễn biến nặng, sức khỏe của bệnh nhân không được tốt, nên hoàng kỳ và thăng ma được sử dụng ở liều cao 70g, bạch truật dùng 16g gia thêm ngũ vị tử 12g, ích trí nhân 12g, ô mai 5 quả để tăng thêm tác dụng thu liễm làm cho trực tràng co lên nhanh.

Bài 2: Dùng bài thuốc “Bổ trung ích khí” nhưng với liều lượng khác: gồm hoàng kỳ 40g (nguyên bản bài thuốc hoàng kỳ 12g), nhân sâm 16g (nguyên bản nhân sâm 6g), cam thảo (chích) 4g, đương quy 12g, thăng ma 40g (nguyên bản bài thuốc thăng ma 4g), trần bì 8g,sài hồ 12g (nguyên bản sài hồ 8g), bạch truật 16g (nguyên bản bạch truật 12g) nếu thay nhân sâm bằng đảng sâm cho liều gấp 2 lần.

Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy nếu nhận thấy sức khỏe không tốt, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bạch hoa xà thiệt thảo và tác dụng tiêu viêm, giải độc

Bạch hoa xà thiệt thảo là vị thuốc Đông y với nhiều tác dụng trong việc giải độc thanh nhiệt, lợi thấp. Trang Bệnh học sẽ tổng hợp các bài thuốc hay trị bệnh từ vị thuốc này.

Bạch hoa xà thiệt thảo và tác dụng tiêu viêm, giải độc

Đặc điểm vị thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo còn có tên gọi khác là cây lưỡi rắn hoa trắng. Chúng thường mọc hoang ở sườn núi, bờ ruộng, hai bên đường đi.

Toàn cây Bạch hoa xà thiệt đều có thể làm thuốc. Loại thảo dược này thường thu hoạch chủ yếu vào mùa hè thu. Dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Theo y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, hơi đắng, nhạt, tính mát, không độc, đi vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Vị thuốc có tác dụng trong việc giải độc thanh nhiệt, lợi thấp; trị chứng viêm họng, kiết lỵ, hoàng đản, các chứng ung nhọt, chứng ho do phế nhiệt, viêm ruột thừa, sốt cao, viêm khoang bụng, rắn cắn…

Theo các nghiên cứu dược lý và lâm sàng hiện đại, nước sắc đặc của bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế sự phát triển trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và một số loại vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chức năng của vỏ tuyến thượng thận.

Các trường hợp dùng và bài thuốc trị bệnh từ Bạch hoa xà thiệt thảo

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Bạch hoa xà thiệt thảo trong dân gian thường được dùng trong các trường hợp sau:

Bạch hoa xà thiệt thảo được dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh

Bài 1 – Chữa ung nhọt: bạch hoa xà thiệt thảo 120g, bán chi liên (tươi) 60g, sắc uống. Dùng ngoài, giã nát đắp lên chỗ đau.

Bài 2 – Chữa viêm đường tiết niệu, tiểu gắt, tiểu buốt: bạch hoa xà thiệt thảo, kim ngân hoa, dã cúc hoa, mỗi thứ 40g, thạch vi 20g. Tất cả rửa sạch, sắc uống thay nước  trà.

Bài 3 – Chữa rắn cắn: bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 60g sắc với 200ml rượu. Gạn nước chia  uống 3 lần. Bã đắp vào vết rắn cắn.

Bài 4 – Chữa viêm gan, vàng da: bạch hoa xà thiệt thảo 40g, cam thảo 16g, hạ khô thảo 40g. Ba thứ rửa sạch, sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.

Bài 5 – Chữa viêm amidan cấp: bạch hoa xà thiệt thảo 12g, xa tiền thảo 12g. Đem tất cả rửa sạch, sắc uống.

Bài 6 – Chữa ho do viêm phổi: bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g, trần bì 8g. Đem tất cả rửa sạch, sắc uống trong ngày.

Bài 7 – Chữa viêm loét cổ tử cung: bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 30g, nhất chi hoàng hoa 30g, bạch anh 30g, quán chúng 15g, sắc uống.

Mặc dù Bạch hoa xà thiệt thảo có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, tuy nhiên phụ nữ mang thai cần cẩn thận nếu muốn sử dụng. Ngoài ra, đàn ông yếu sinh lý cũng nên lưu ý do bạch hoa xà thiệt thảo có khả năng ức chế quá trình sinh tinh trùng (thí nghiệm ở chuột).

Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của các thầy thuốc, bác sĩ. Do đó nếu nhận thấy sức khỏe không tốt thì bạn nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Exit mobile version