Đục thủy tinh thể là một bệnh lý rất hay gặp về mắt đặc biệt ở người già, đặc biệt chúng còn có thể để lại biến chứng bệnh dẫn đến nguy cơ bị mù lòa.
- Tìm hiểu những biến chứng khó lường của bệnh thủy đậu
- Cần nhận biết sớm các biến chứng của bệnh thủy đậu
- Bệnh thủy đậu và những điều cần biết
Hỏi đáp Y Dược về bệnh đục thủy tinh thể ở người cao tuổi
Đục thủy tinh thể là căn bệnh thường gặp ở người già, mặt khác đây cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến mù lòa ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng các chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
Mục Lục
Hỏi: Thưa chuyên gia, thế nào là bệnh đục thủy tinh thể?
Trả lời:
Bệnh đục thủy tinh thể người già là một bệnh lý mà thủy tinh thể mất đi sự trong suốt ở người lớn tuổi. Đục thể thuỷ tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới.Theo kết quả điều tra nhanh (RAB) tiến hành năm 2007 tại Việt nam, mù do đục thể thủy tinh chiếm 66,1% các nguyên nhân gây mù hai mắt trong dân số trên 50 tuổi. Trong đó, đục thể thuỷ tinh do tuổi già là một nguyên nhân rất thường gặp đưa đến giảm thị lực ở người cao tuổi. Bệnh sinh của đục thể thuỷ tinh do tuổi già cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết một cách rõ ràng.
Hỏi: Được biết có rất nhiều cách để phân loại đục thủy tinh thể, vậy chuyên gia có thể cho biết có những loại đục thủy tinh thể nào?
Trả lời: Có 3 loại đục thủy tinh thể, cụ thể như sau:
- Đục nhân: gây rối loạn thị giác sớm, nhất là ảnh hưởng đến thị lực.
- Đục vỏ: thị giác bị ảnh hưởng chậm hơn.
- Đục toàn bộ: thị lực giảm rất nhiều.
Hỏi: Triệu chứng khi bị đục thủy tinh thể là gì thưa chuyên gia?
Trả lời:
Theo các nghiên cứu cử các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, triệu chứng của đục thủy tinh thể bao gồm:
– Triệu chứng thực thể : thủy tinh thể bị đục.
– Triệu chứng cơ năng: một hoặc nhiều các triệu chứng sau:
- Nhìn mờ.
- Chóa mắt, nhùn hình ản
- Dấu hiệu ‘‘ ruồi bay’ ’.
- Nhìn mờ hơn khi môi trường xung quanh càng sáng và ngược lại nhìn rõ hơn khi môi trường ánh sáng yếu.
- Cận thị nhẹ hoặc viễn thị nhẹ xuất hiện.
Bệnh đục thủy tinh thể có biểu hiện bệnh rất rõ ràng
Hỏi: Vậy phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể hiện nay là gì thưa chuyên gia?
Trả lời:
Hiện nay không có thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt nào có thể giúp cải thiện thị lực ở bệnh nhân đục thủy tinh thể. Tuy nhiên một số một số công trình nghiên cứu ngành dược cho rằng có một số thuốc nhỏ mắt có thể làm chậm tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và như vậy mắt bệnh nhân cũng sẽ chậm mờ hơn .Nhóm thuốc có gốc: Pyridoxin hydroclorid , K iode/ Na iode như :Catarsat ( Allergan) , Catachol ( Alcon), Eyaren ( Samil): nhỏ mắt mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 giọt và nhỏ thường xuyên liên tục.
Ngoài ra, điều trị phẫu thuật cũng có có hai kỹ thuật mổ :
– Phẫu thuật Phaco: Dùng cho những trường hợp thủy tinh thể chưa chỉ đục nhân hay đục vỏ và mắt không có bệnh lý gì kèm theo mà sẽ gây khó khăn hay nguy hiểm cho phẫu thuật. Theo đó, phương pháp này có ưu điểm là đường mổ nhỏ < 3.2mm, không gây đau, không chảy máu, vết thương mau lành và sớm cải thiện được thị lực.
– Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao: Dùng cho những trường không thể hay không nên mổ Phaco như thủy tinh thể đục toàn bộ hay có bệnh lý mắt kèm theo. Về ưu điểm phương pháp này có thể dùng cho tất cả trường hợp đục thủy tinh thể với các kỹ thuật đơn giản và chi phí phẫu thuật cũng thấp hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể hiện nay
Là một căn bệnh học chuyên khoa khá phức tập nên sau khi phẫu thuật mổ, các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như:
- Kháng sinh Quinolone: Ciprofloxacine 500mg : 1 viên x 3 lần / ngày
- Kháng viêm Steroide:Prednisone 5 mg: 2 viên x 2 lần / ngày
- Giảm đau Acetaminophen: Paracetamol 500mg: 1 viên x 3 lần/ ngày
- Thuốc nhỏ mắt: Tobramycine+Dexamethasone: 1 giọt/lần x 10 lần/ ngày.
Đồng thời cũng dặn dò người bệnh cần theo dõi thị lực, phản xạ sau khi phẫu thuật, dùng đúng liều lượng thuốc để thể lực mắt về trạng thái an toàn và không để lại biến chứng.
Nguồn:sưu tầm
Facebook Comment