Dấu hiệu nào cảnh báo cơ thể của bạn đang thiếu kẽm?

Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Dưới đây là một số những dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn cũng như là dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ em.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm

Mục Lục

Những nguyên nhân nào gây thiếu kẽm?

Kẽm là khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Để cơ thể có thể hoạt động và thực hiện các chuyển hoá, hấp thu chất dinh dưỡng cần có sự tham gia của các enzyme trong cơ thể và để các enzyme này có thể hoạt động được thì cần có sự tham gia của kẽm. Tuy nhiên rất nhiều người trong chúng ta bị thiếu kẽm.

Nguyên nhân có thể do bổ sung thiếu kẽm trong chế độ ăn, những người ăn chay trường cũng là người có nguy cơ bị thiếu kẽm vì chế độ ăn của họ có hàm lượng acid phytic cao là giảm hấp thu kẽm. Các acid phytic có thể được tìm thấy nhiều trong lúa mì nguyên hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Những người uống nhiều rượu cũng là người có nguy cơ bị thiếu kẽm do cồn làm ức chế sự hấp thu của kẽm trong cơ thể.

Bác sĩ chia sẻ như sau: Những người bị các bệnh lý eczema, vảy nến đòi hỏi quá trình thay mới tế bào diễn ra liên tục cũng khiến cơ thể bị thiếu kẽm. Tuy nhiên người có nguy cơ thiếu kẽm nhiều nhất là những người không bổ sung thịt đỏ trong chế độ ăn vì thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm chủ yếu cho cơ thể nên những người ăn chay trường hoặc ăn chay hoàn toàn có nguy cơ thiếu kẽm nhiều.

Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm

Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm

Thiếu kẽm có thể gây suy giảm miễn dịch, cảm lạnh, vết thương chậm liền, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, ngoài ra có những triệu chứng mà có thể phát hiện dễ dàng dựa vào những triệu chứng như sau:

Rụng tóc

Rụng tóc nhiều là triệu chứng mà nhiều người để ý nhất. Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein và làm cho mái tóc dày và mượt. Do đó khi rụng tóc nhiều có thể là triệu chứng để nghi ngờ thiếu kẽm. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người bị rụng tóc nhiều là người có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn so với những người khác. Tuy nhiên nhiều bác sĩ không nghĩ đến việc kiểm tra lượng máu trong cơ thể mà thường thiên về nguyên nhân do vitamin nhiều hơn nên họ hay khuyên bệnh nhân bổ sung chỉ vitamin hoặc có người khuyên bổ sung cả vitamin và kẽm.

Móng tay dễ gãy và có đốm trắng

Những đốm trắng ở trên tay là dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể bị thiếu kẽm. Cơ thể cần phải có lượng kẽm ổn định để phát triển mô và các tế bào ở móng nên khi thiếu kẽm, các biểu hiện ở móng tay, móng chân thể hiện ra rất rõ. Móng tay có thể giòn, dễ gãy. Triệu chứng này không hẳn đặc trưng cho thiếu kẽm vì thiếu máu cũng gây triệu chứng này. Biểu hiện rõ nhất cho thấy thiếu kẽm chính là những đốm trắng ở móng tay. Khi bổ sung đủ kẽm thì móng cũng là bộ phận đầu tiên có sự khác biệt.

Loét miệng

Thiếu kẽm làm cho loét miệng tái diễn, bổ sung kẽm giúp cho làm giảm viêm ở miệng và những vấn đề liên quan đến loét miệng

Răng kém trắng sáng

Hầu như nhắc đến răng trắng bóng mọi người thường nghĩ đến canxi. Nhưng thực chất cả kẽm và canxi đều có tác dụng làm cho răng chắc khỏe. Nếu lượng kẽm thấp, hàm răng sẽ bị xỉn màu, dễ bị mẻ và dễ mắc các bệnh thường gặp về răng miệng. Kẽm cũng là yếu tố tự nhiên có trong nước bọt, men răng giúp răng khỏe và chống lại vi khuẩn.

Gặp những vấn đề về da

Có nhiều nhà khoa học cho rằng việc bị thiếu kẽm có liên quan đến việc xuất hiện mụn trứng cá do đó, trong các thuốc điều trị mụn thường hay bổ sung thêm kẽm. Và cũng có nghiên cứu cho thấy có đến 54% số người bị mụn trứng cá có nồng độ kẽm thấp.

Linh chi ăn ngủ ngon Nguyên Sinh

  • Tạo giấc ngủ sâu
  • Kích thích tiêu hóa và cảm giác thèm ăn
  • Bổ sung kẽm, vitamin B5 cho cơ thể

Đặt mua sản phẩm