Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm khó lường

Cao huyết áp đang ngày càng gia tăng với con số chóng mặt và nếu không biết cách phòng tránh để ngăn ngừa sẽ gây ra các biến chứng khó lường nguy hiểm.

Cao huyết áp gây nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời

Cao huyết áp gây nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời

Cao huyết áp nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra các biến chứng gây nguy hiểm như: nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não và nguy cơ nhồi máu cơ tim… Sau đây là những biến chứng thường gặp nhất!

Mục Lục

Biến chứng về tim mạch

Động mạch vành là hệ thống cung cấp máu cho cơ tim. Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn. Bệnh nhân bị động mạch vành có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là nguy cơ của bệnh động mạch vành.

Cơ tim tổn thương do cao huyết áp

Cơ tim tổn thương do cao huyết áp

  • Bệnh động mạch vành: So với các biến chứng khác thì biến chứng về tim mạch là phổ biến nhất, tình trạng cao huyết áp nếu để lâu ngày sẽ làm hỏng lớp nội mạc (được xem là lớp áo trong cùng) của động mạch vành. Làm tăng Cholesterol trong mạch vàng, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa, cuối cùng sẽ làm hẹp mạch vành và gây ra bệnh động mạch vành. 
  • Bệnh xơ vữa động mạch vành: Xơ vữa động mạch sẽ làm hẹp dòng chảy của máu bệnh nhân sẽ thấy đau thắt ngực, tức ngực khi vận động quá sức, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, bệnh động mạch vành nếu còn tạo ra huyết khối còn làm tắc động  mạch vành và gây ra nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Cao huyết áp làm cơ tim phì đại : Biểu hiện thường thấy là suy tim, khi bị nhồi máu cơ tim một phần vùng cơ tim sẽ bị chết, tim sẽ trong tình trạng không thể co bóp, dẫn đến tình trạng suy tim. Tình trạng suy tim nếu kéo dài sẽ sụt giảm khả năng làm việc cũng như sức khỏe sẽ không còn giữ ở trạng thái ổn định nữa. 

Các biến chứng về não

Tai biến mạch máu não là bệnh mà nhắc đến bệnh cao huyết áp ai cũng nghĩ tới, khi máu không thể lưu thông sẽ gây tắc và đứt mạch máu não gây ra các biến chứng như: xuất huyết não, nhũn não, thiếu máu não…

Cao huyết áp xuất huyết gây chết não và tử vong

Cao huyết áp xuất huyết gây chết não và tử vong

  • Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao vượt khỏi tầm kiểm soát, các mạch máu não sẽ không chịu nổi áp lực dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu, lúc này bệnh nhân lâm vào tình trạng xuất huyết não tại chỗ. Nhẹ thì gây ra các di chứng như méo miệng, liệt nửa người, không nói được.. Nặng có thể dẫn đến chết não và gây tử vong.
  • Nhũn não: Bệnh cao huyết áp cũng làm hẹp mạch máu nuôi não, nếu các mãng xơ vữa bị nứt, vỡ sẽ tạo thành cục máu đông làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não.
  • Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, từ đó làm suy giảm khả năng máu bơm lên não. Hệ quả là bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh. Thiếu máu não gây suy giảm khả năng lao động, giảm trí nhớ, thường xuyên mệt mỏi. Hai tình trạng bệnh của tai biến mạch máu não

Các biến chứng về thận

Huyết áp tăng cao sẽ phá hủy bộ lọc ở cầu thận khiến thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Thận có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định, khi thận bị tổn thương khả năng điều hòa huyết áp giảm, làm cho huyết áp bị tăng cao. Chính vì thế, tăng huyết áp làm bệnh thận thêm trầm trọng hơn.

Cao huyết áp gây suy thận

Cao huyết áp gây suy thận

  • Gây hư màng lọc thận: Cao huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có); lâu ngày gây suy thận.
  • Làm hẹp động mạch thận: Khi động mạch thận bị hẹp dẫn tới thận tiết ra nhiều chất Renin làm huyết áp cao hơn. Hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận, suy thận sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề khác như giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, giảm sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và có thể gây vô sinh.

Các biến chứng về mắt

Tin tức Y Dược từng đăng tải những phân tích từ chuyên gia, ngoài những biến chứng ở tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, gây tổn thương ở não, thận, mạch máu, tăng huyết áp còn dẫn đến nhiều biến chứng ở mắt.

Nguyên nhân dẫn tới mờ mắt

Nguyên nhân dẫn tới mờ mắt

  • Hỏng mạch máu võng mạc: Cao huyết áp làm hư mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại gây mờ mắt. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm mắt của bệnh nhân bị hỏng mắt và võng mạc theo thời gian.

Các biến chứng về mạch ngoại vi

Bên cạnh các biến chứng kể trên cao huyết áp còn có các biến chứng ngoại vi mà bệnh nhân không kiểm soát được như: phình to động mạch chủ, có thể gây vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người. Làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân, khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, gây hạn chế cho bệnh nhân khi di chuyển, đau chân.

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp?

Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và khó hồi phục. Việc kiểm soát huyết áp là phương pháp điều trị duy nhất, chỉ có kiểm soát tốt huyết áp mới phòng ngừa được các tổn thương các mạch máu của tim, cũng như các cơ quan khác như thận, não và mắt

  • Để có thể ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp một cách tốt nhất, bạn cần thường xuyên tập thể thao 30-60 phút đều đặn mỗi ngày giúp giảm huyết áp 4-9 mmHg.
  • Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép, ăn uống điều độ. Thay đổi lối sống tích cực, giảm cân ở người thừa cân, béo phì. Khi giảm được 10kg cân nặng sẽ giúp giảm huyết áp từ 5-20 mmHg.
  • Tìm các giải pháp để cân bằng cuộc sống, giảm stress tại nơi làm việc và gia đình.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Giảm lượng muối có trong các bữa ăn, hạn chế các chất kích thích và mỡ động vật trong sinh hoạt hằng ngày và ăn nhiều rau quả cũng ngăn ngừa cao huyết áp.
  • Đồng thời, người bệnh cũng cần thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ trong ngày để sớm phát hiện tình trạng bệnh.
  • Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Hút thuốc lá có thể làm huyết áp tăng 10 mmHg kéo dài đến 1 giờ sau hút. Tránh môi trường có khói thuốc nhằm tránh hút thuốc thụ động.
  • Khi thấy có các triệu chứng bất thường cần đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn.

Nếu đã bị cao huyết áp, bệnh nhân cần dùng thuốc đầy đủ và liên tục theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý bỏ dùng thuốc hoặc dùng thuốc không đều đặn sau khi cảm thấy tình trạng sức khỏe có phần đã ổn định. Do cao huyết áp là bệnh mãn tính, phải dùng liên tục không được gián đoạn. Kết hợp mới một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả.

Nguồn:sưu tầm