Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Mẹ bầu mắc bệnh răng miệng làm tăng khả năng răng bé yếu và dễ bị sâu

Giai đoạn bầu bí là lúc vi khuẩn trong miệng hoạt động mạnh mẽ. Nếu mẹ không chú ý chăm sóc răng miệng sẽ khiến răng của bé yếu và dễ bị sâu răng từ rất sớm.

Vậy phòng và điều trị sỏi túi mật như thế nào?

Mẹ bầu mắc bệnh răng miệng làm tăng khả năng răng bé yếu và dễ bị sâu

Bệnh răng miệng không những tác động tiêu cực tới sức khỏe và tâm lý của bà bầu, mà còn ảnh hưởng xấu đến em bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ bệnh học chuyên khoa răng miệng, những thai phụ mắc nha chu nặng được cảnh báo dễ sinh non hay sinh con nhẹ cân. Vi khuẩn sâu răng thậm chí có thể truyền từ mẹ sang con – những trẻ mà mẹ có nhiều răng sâu được cho là có nguy cơ cao bị mắc bệnh sâu răng từ sớm. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phòng trống các bệnh răng miệng!

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?

Những thay đổi về thể chất và xáo trộn trong thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến phụ nữ khi mang thai dễ mắc các bệnh răng miệng (sâu răng, viêm nha chu…) hơn bình thường:

  • Ốm nghén làm thai phụ rất khó đánh sạch những răng hàm sâu bên trong, thức ăn còn sót lại nhiều.
  • Thai phụ thường ăn nhiều bữa hơn, thời gian giữa các bữa rút ngắn lại, trong miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng.
  • Hormone nữ tăng lên nên dễ gây viêm lợi hơn bình thường – đây là nguyên nhân gây ra viêm nha chu khi mang thai.
  • Tính chất của nước bọt bị biến đổi nên miệng luôn cảm thấy dính, vi khuẩn răng miệng có môi trường để hoạt động mạnh.

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng

Vi khuẩn răng miệng có thể lây từ mẹ sang con

Mầm răng của bé được cho bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thai thứ 6 -7. Răng của thai nhi sẽ phát triển không ngừng khi nhau thai hoàn thiện vào tháng thứ 4 – 5 qua sự kết nối dây rốn với mẹ. Đầu tiên là sự hình thành phần bên ngoài (men răng) và phần bên trong (ngà răng) để bao bọc mầm răng. Tiếp sau đó là sự xuất hiện của phần thân răng, hay còn gọi là “xương ổ răng”, để bao bọc chân và tủy răng – hệ thần kinh nằm phía bên trong. Tùy từng bé khác nhau, răng sẽ bắt đầu mọc vào khoảng tháng thứ 6 – 7 sau sinh.

Các chuyên gia Tin tức Y Dược tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, vi khuẩn gây sâu răng không có sẵn trong miệng của trẻ sơ sinh, và cũng không thể sống được khi bé chưa mọc răng. Tuy nhiên, trẻ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ từ mẹ hoặc những người xung quanh khi tiếp xúc, thông qua thìa đũa, ống hút, bón thức ăn hay nụ hôn… Các vi khuẩn này sẽ nhanh chóng sinh sôi ngay khi những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu nhú ra. Thời điểm từ 6 tháng đến 3 tuổi là thời kỳ bé dễ bị lây nhiễm nhất.

Giữ sạch răng miệng là cách để mẹ bảo vệ hàm răng chắc khỏe cho con

Việc phòng ngừa hoàn toàn lây nhiễm vi khuẩn sâu răng sang trẻ gần như là không khả thi, vì thế, những người trong gia đình cần phải rất chú trọng giữ sạch răng miệng.

Mẹ bầu nên khám sức khỏe răng miệng thường xuyên

Ngay cả khi mang thai, thai phụ cũng có thể điều trị sâu răng và bệnh nha chu, tuy nhiên, việc các mẹ giữ răng miệng sạch sẽ quan trọng với bé hơn cả. Đó là cách hiệu quả và lý tưởng nhất để giúp bé sinh ra được khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ sâu răng về sau này. Ngoài việc chủ động giữ vệ sinh, trong khi bầu bí, thai phụ nên đi khám răng miệng và hoàn toàn có thể lấy cao răng đều đặn nhằm tránh mắc các bệnh thường gặp liên quan đến răng miệng.

Đồng thời, mẹ bầu cũng cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi, phốt pho…), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển răng, giúp bé có hàm răng chắc khỏe, hạn chế nguy cơ bị sâu.

Giữ sạch răng miệng không chỉ là cách giúp mẹ bầu bảo vệ hàm răng chính mình mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng cho các bé, giúp các bé khỏa mạnh sau khi chào đời. Do đó đứng quên tham khám nha khoa định kỳ để có hàm răng chắc khỏe nhé các mẹ bầu!

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Vậy phòng và điều trị sỏi túi mật như thế nào?

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Bệnh gout là căn bệnh nguy hiểm, ngoài ảnh hưởng đến xương khớp, còn liên quan đến hệ thống thận tiết niệu. Vì vậy, bệnh gout cần phải phòng tránh, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Nguyên tắc trong việc điều trị bệnh gout

Theo nhiều chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành trên trang tin tức Y tế, để điều trị tốt bệnh gout cần tuân theo nguyên tắc như:

  • Hạ acid uric máu nhằm mục đích phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, làm ổn định bệnh lâu dài, ngăn ngừa biến chứng (bằng chế độ ăn và thuốc hạ acid uric máu nếu cần).
  • Điều trị các bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì).
  • Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng các thuốc hạ acid uric máu.

Ngoài ra, để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu,chức năng thận. Nếu ở tình trạng tăng bài tiết acid uric niệu (trên 600 mg/24h), không được dùng nhóm thuốc hạ acid uric có cơ chế tăng đào thải. Các thuốc hạ acid uric máu có thể phải dùng suốt đời.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout theo ACR 2012 và EULAR 2016

Bệnh nhân cần được giải thích về bệnh bệnh, tuân thủ lối sống, chế độ tập luyện và điều tiết chế độ dinh dưỡng, chế độ điều trị, về cách thức dự phòng và mục tiêu điều trị. Tầm soát một cách có hệ thống và điều trị các bệnh lý kèm theo và các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm suy thận, bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, béo phì, tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường và hút thuốc.

Bên cạnh đó, để điều trị các bệnh thường gặp như gout cần chống viêm khớp trong các đợt cấp: colchicin- có thể kết hợp với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – kèm thuốc ức chế bơm proton khi cần. Trong số các thuốc NSAIDs, etoricoxib 120 mg một lần một ngày trong vòng 03 ngày có thể kiểm soát tốt cơn gút cấp [7] (tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đối với người Việt Nam chỉ cần sử dụng 90 mg mỗi ngày đã có kết quả). Cần lưu ý các chống chỉ định hoặc tương tác thuốc khi chỉ định Colchicine và NSAID. Corticosteroid đường uống (30-35 prednisolone mg/ngày hoặc các chế phẩm tương đương trong 3-5 ngày sẽ được chỉ định nếu có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Có thể chọc hút dịch khớp và tiêm corticoid nội khớp.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout theo ACR 2012 và EULAR 2016

Dự phòng đợt cấp được khuyến cáo trong 6 tháng đầu của trị liệu hạ acid uric; với colchicine 0,5-1 mg / ngày, nên giảm ở bệnh nhân suy thận. Nếu colchicine không dung nạp hoặc chống chỉ định thì nên xem xét điều trị dự phòng NSAIDs với liều thấp, nếu không có chống chỉ định. Mục tiêu điều trị hạ acid uric: Cần duy trì mức acid uric huyết thanh < 6 mg/dL (<0.36 mmol/L). Mục tiêu < 5 mg/dL (< 0.30 mmol/L) giúp giải phóng vi tinh thể nhanh hơn được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị bệnh gút nặng (có hạt tophi, tổn thương khớp mạn mãn tính, hoặc có các đợt tấn công thường xuyên). Mức acid uric huyết thanh <6 mg / dL (360 mmol/L) nên được duy trì suốt đời vì trị liệu giảm urate có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh thận do gút. Các thuốc điều trị hạ acid uric: Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, allopurinol được khuyến cáo đầu tiên, bắt đầu với liều thấp (100 mg/ngày) và tăng dần 100 mg mỗi 2-4 tuần nếu cần, để đạt được mục tiêu về mức acid uric huyết thanh. Nếu không thể đạt được mục tiêu bằng liều allopurinol thích hợp, hoặc nếu không dung nạp, nên chuyển allopurinol thành febuxostat hoặc thuốc tăng thải acid uric (uricosuric).

Lưu ý allopurinol tuy rất thông dụng song có một số nhược điểm là cần phải điều chỉnh liều theo chức năng thận. Đặc biệt allopurinol có thể gây phản ứng dị ứng nặng như hội chứng Stevens-Johnson; có thể gây tử vong hoặc các biến cố trầm trọng. Các yếu tố nguy cơ gây các phản ứng dị ứng bao gồm suy thận; tuổi trên 65; và sự có mặt của yếu tố HLA-B*5801 (đặc biệt hay gặp ở chủng tộc người châu Á như dân tộc Hán ở Trung quốc, Thái lan, Hàn quốc, ở Việt Nam cũng thấy có gen này). Tương tác thuốc cũng phức tạp (ví dụ: ampicillin, thiazide, ức chế men chuyển…) có thể gây nên các phản ứng dị ứng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Những dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo vấn đề sức khỏe bạn nên biết

Những dấu hiệu bất thường về hình dạng, màu sắc, móng chân, hay mùi khó chịu của đôi bàn chân đều cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm bạn không nên bỏ qua.

    Dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo vấn đề sức khỏe như thế nào?

    Bàn chân có hình dạng, màu sắc bất thường hay thường xuyên bị lạnh, chuột rút, móng chân có màu vàng hoặc mảng tối đều là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe. Tham khảo bài viết được thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ để hiểu thêm về vấn đề này.

    Dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo vấn đề sức khỏe như thế nào?

    Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể cảnh báo cho chúng ta về dấu hiệu mắc bệnh, vì thế ngoài việc luyện tập thể dục thì bạn nên chú ý các dấu hiệu ở bàn chân để biết được tình trạng sức khỏe của mình.

    Hình dạng

    Khi đặt bàn chân trần trên mặt sàn phẳng, lòng bàn chân nên có cấu tạo vòm. Những trường hợp bàn chân bẹt (lòng bàn chân phẳng lì khi đặt trên sàn nhà) có thể gây ra do một số nguyên nhân như dị tật bẩm sinh, viêm khớp, thấp khớp hoặc vấn đề về thần kinh. Những trường hợp mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi cũng làm tăng nguy cơ phát triển dị tật bàn chân bẹt.

    Bàn chân bẹt gây ảnh hưởng tới khả năng đi lại bình thường, gây các cơn đau gót chân, cổ chân, thậm chí có thể gây ảnh hưởng  bà mắc một số căn bệnh thường gặp như đau xương lưng, xương hông, gây đau, viêm, thoái hóa khớp gối. Dị tật này còn có thể gây ảnh hưởng tới lưng, cổ do khiến các xương ở cẳng chân bị xoay khi đi lại, khiến khớp gối bị xoay lệch. Bàn chân bẹt cũng khiến ngón cái có cấu trúc bất thường, viêm cân gan chân, gai gót chân…Do đó, bạn nên mang những đôi giày vừa chân, thoải mái kèm theo những miếng đệm giúp đôi chân đỡ đau nhức.

    Màu sắc và nhiệt độ

    Đôi bàn chân nên có cùng màu sắc với làn da trên toàn cơ thể. Da bàn chân thường xuyên có màu xanh cho thấy vấn đề trong việc lưu thông máu. Hãy thử ấn ngón tay vào phần thịt ở mặt dưới ngón chân. Làn da của đôi chân khỏe mạnh sẽ trở nên trắng hơn ở khu vực ấn ngón tay và nhanh chóng khôi phục màu sắc ban đầu khi ngừng tạo áp lực. Nếu quá trình này mất một khoảng thời gian, đây có thể là dấu hiệu của việc lưu thông máu kém.

    Tương tự, đôi bàn chân thường xuyên bị lạnh cũng là dấu hiệu của việc lưu thông máu kém. Vì vậy, bạn chớ nên coi thường và nên đi khám bác sĩ khi da bàn chân có màu sắc bất thường.

    Màu sắc và nhiệt độ ở bàn chân có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh

    Chuột rút

    Những cơn đau co rút bàn chân bình thường sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, việc lưu thông máu có thể đang gặp vấn đề. Ngoài ra, hãy lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải, các cơ bắp sẽ dễ bị co rút đau đớn hơn.

    Hiện tượng chuột rút bàn chân xảy ra thường xuyên cũng có thể đi kèm co rút cả phần cẳng chân. Đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Việc cơ thể thiếu các khoáng chất như kali, magie và canxi cũng có thể khiến cơ bắp bị co rút.

    Thay đổi bất thường ở móng chân

    Móng chân màu vàng có thể do lạm dụng sơn móng hoặc là dấu hiệu nhiễm nấm. Nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày, dễ gãy, thay đổi hình dạng hoặc gây ra một số bệnh da liễu. Đa số trường hợp, nấm phát triển ở mặt trên hoặc các cạnh bên của móng chân.

    Nếu phát hiện những sọc sẫm màu hoặc những mảng tối ở móng chân (không phải do chấn thương), bạn không nên chủ quan và nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu ung thư da.

    Da bàn chân khô, nứt nẻ

    Những hoạt động thường xuyên tạo áp lực lên bàn chân như chạy nhảy hoặc đi bộ trên chân trần cũng có thể khiến hình thành các vết chai. Da bàn chân khô nứt còn có thể gây ra bởi một số bệnh như viêm da, vảy nến, eczema, chứng dày sừng, nhiễm nấm.

    Da bàn chân khô, nứt nẻ là những dấu hiệu bị nhiễm nấm

    Ngoài ra, khi bàn chân có mùi thì có thể đây là dấu hiệu bị nhiễm nấm. Phần da giữa các ngón chân và gan bàn chân có thể bị ngứa, cảm giác châm chích nhức nhối, nứt nẻ và khô. Nấm sinh sôi nhiều ở những môi trường nóng ẩm, nhiều mồ hôi, trong đó có bể bơi… Vì thế bạn nên chú ý để có thể phát hiện kịp thời, phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm cho mình.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Bạn đã biết những thông tin gì về bệnh Basedow?

    Bệnh Basedow là bệnh thuộc bệnh lý nguy hiểm do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hóc môn cao trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa.

      Bệnh Basedow là căn bệnh thường gặp ở nữ giới

      Bệnh Basedow có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường gặp ở các đối tượng là nữ giới và nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do di truyền. Để độc giả có thể tìm hiểu rõ hơn thì các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin cung cấp một số thông tin cụ thể về căn bệnh này như sau:

      Triệu chứng của bệnh Basedow là gì?

      Theo thầy Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh Basedow có 3 biểu hiện chính là: Bướu giáp, hội chứng cường giáp và lồi mắt nhưng mức độ trầm trọng của mỗi biểu hiện khác nhau tùy từng bệnh nhân. Cụ thể:

      • Bướu giáp: Tuyến giáp thường lan tỏa tương đối đều, mềm hoặc chắc. Nghe tại bướu có thể phát hiện được tiếng thổi liên tục hay trội hơn ở thì tâm thu. Bướu giáp lớn đôi khi gây chèn ép các cơ quan lân cận. Khoảng 7,4% trường hợp không có bướu.
      • Hội chứng cường giáp: Triệu chứng chính của Basedow do tăng sản xuất quá mức các hóc môn tuyến giáp. Bệnh nhân dễ nói nhiều, nóng giận; vận động nhiều hay mệt, run tay, yếu cơ và có thể teo cơ; tăng tiết mồ hôi tay…
      • Bệnh mắt: Bệnh mắt có thể bắt đầu trước hoặc sau khi được chẩn đoán Basedow 6 tháng. Hiếm có trường hợp bệnh mắt Basedow diễn ra sau 1 thời gian dài điều trị. Bệnh do thâm nhiễm tế bào Lympho đi kèm với sự phù nề của các mô, ở hốc mắt và sau nhãn cầu gây ra lồi mắt hay còn gọi là bệnh mắt Basedow. Bệnh mắt có thể lồi rất nhiều trên những bệnh nhân có bướu cổ nhỏ và ngược lại có thể lồi rất ít trên những bệnh nhân bướu cổ to. Lồi mắt thường xảy ra ở cả 2 mắt, đôi khi rõ rệt hơn ở một bên. Cũng có những bệnh nhân chỉ bị lồi một bên mắt nhưng rất hiếm gặp.

      Do vậy, khi bệnh nhân có các triệu chứng bất thường về mắt thì nên đến các trung tâm Y khoa mắt và nội tiết để khám và điều trị bệnh kịp thời.

      Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Basedow

      Nguyên nhân gây bệnh Basedow là gì?

      Cơ chế sinh lý bệnh học của Basedow nằm ở hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ phá hủy những xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học giải đáp, ở một số người hệ miễn dịch lại sinh ra những kháng thể chống lại các cơ quan của chính mình, gây phá hủy hoặc kích thích hoạt động. Ở bệnh Basedow, các kháng thể bám vào bề mặt tế bào tuyến giáp làm tăng tiết hoormon quá mức. Tương tự, điều này cũng có thể xảy ra ở bề mặt của các tế bào vùng sau nhãn cầu. Một vài giả thuyết cho rằng, bệnh Basedow có thể liên quan đến những sự kiện đau buồn như mất người thân, thất bại trong công việc (stress thần kinh)… gây kích thích bất thường tuyến giáp do rối loạn miễn dịch.

      Vì thế, bệnh Basedow được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm hoormon tuyến giáp (thyroxine-T4, triiodothyronine T3 và hoormon kích thích tuyến giáp-TSH) trong máu. Đôi khi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể các bác sĩ có thể chỉ định thêm xạ hình tuyến giáp hoặc một vài xét nghiệm khác như TRAb.

      Điều trị bệnh Basedow như thế nào?

      Hiện nay có nhiều phương pháp và phương tiện để điều trị bệnh Basedow như dùng thuốc kháng giáp hoặc phẫu thuật. Nếu dùng thuốc thì bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định và theo dõi của thầy thuốc vì thuốc có thể kiểm soát và điều trị thành công nhưng hầu như bệnh nhân sẽ có nhược giáp sau điều trị. Nếu phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp triệu chứng nhược giáp sớm hơn so với điều trị bằng thuốc kháng giáp.

      Việc điều trị bệnh Basedow cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

      Không giống với các căn bệnh hô hấp thông thường, nên việc lựa chọn phương pháp điều trị cần có sự tư vấn và phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt chúng còn dựa trên các yếu tố dung nạp, tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Vì khi thuốc không đáp ứng hoặc đáp ứng kém thì bệnh nhân cần chuyển sang điều trị phẫu thuật. Ngoài ra, để phòng bệnh Basedow tiến triển bệnh, bệnh nhân cường giáp nên kiểm tra xét nghiệm chức năng tuyến giáp một năm một lần.

      Nguồn: benhhoc.edu.vn

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Biểu hiện lâm sàng và phương pháp điều trị chứng ù tai

      Ù tai là tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận và thường không thể nghe được bởi người khác.

        Biểu hiện lâm sàng và phương pháp điều trị chứng ù tai

        Phần lớn ù tai là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có trường hợp tiếng ù có dạng là những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo hoặc tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp. Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý hoặc với tình trạng nghe tiếng nói, hơi thở của chính bệnh nhân do điếc dẫn truyền, vòi nhĩ dãn rộng.

        Biểu hiện lâm sàng của chứng ù tai

        Ù tai là chứng bệnh thường gặp hiện nay khi con người ngày mọt đối diện với nhiều nguy cơ mắc bệnh. Dựa vào những điều kiện sau bạn có thể dễ dàng nhận biết biểu hiện lâm sàng của chứng ù tai.

        – Bệnh sử: Thời gian khởi phát ù tai, tuổi, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các triệu chứng nghe và tiền đình kèm theo (nghe kém, đầy tai, chóng mặt).

        – Tính chất ù tai: Vị trí (trong đầu, một bên, hai bên), cao độ, âm đơn hay âm phức, kiểu tiếng ù (đều đều, theo nhịp mạch, tiếng click, tiếng thổi), cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, liên tục hay ngắt quãng.

        – Các triệu chứng kèm theo: Chấn thương đầu, tiếp xúc với tiếng ồn, sử dụng thuốc độc với tai.

        – Khám lâm sàng: Khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai.

        Hướng điều trị chứng ù tai

        Điều trị phẫu thuật:

        – Nhiều phẫu thuật đã được đề xuất nhằm điều trị ù tai, chủ yếu là các ù tai có nguồn gốc cơ học cũng như các nguyên nhân gây ù tai là các khối choán chỗ trong góc cầu.

        – Phẫu thuật tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền.

        – Các phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài, dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch sao để điều trị các trường hợp ù tai do Ménière.

        Phẫu thuật điều trị chứng ù tai

        – Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình. Tuy nhiên các bác sĩ phẫu thuật bệnh học chuyên khoa tai – mũi – họng cũng cho rằng, phương pháp này chỉ được áp dụng để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.

        – Sử dụng hóa chất để phong bế tạm thời hoặc vĩnh viễn thần kinh giao cảm hòm tai như: dùng lidocain, procain, alcohol, ethylmorphine hydrochloride tiêm dưới niêm mạc ụ nhô. Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm được áp dụng khi phong bế tạm thời không hiệu quả.

        Điều trị nội khoa

        – Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù.

        – Sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của Dược sĩ tốt nghiệp trình độ Cao đẳng Dược, Đại học Dược nhằm giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù như:

        • Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương: các adrenergic, các thuốc ức chế adrenergic, anti adrenergic, cholinomimetic, anticholinesterase, cholinolytic, các thuốc giãn cơ trơn, các plasma polypeptide và các vitamin.
        • Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.
        • Các thuốc an thần, magnesi sulfate, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.
        • Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm aminoacyl amide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh. Tương tự, chúng ta có thể sử dụng Tegretol, một thuốc chống co giật thường được sử dụng trong điều trị động kinh và đau thần kinh tam thoa, với mục đích tương tự, nhưng phải chú ý phản ứng phụ gây thiếu máu do suy tủy.

        Tùy theo từng trường hợp mà người bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành điều trị khác nhau. Quan trọng người bệnh thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cũng như tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp điều trị của bác sĩ.

        Nguồn: benhhoc.edu.vn

        Chuyên mục
        Bệnh Thường Gặp

        Bệnh nhân mắc cao huyết áp vào mùa lạnh cần chú ý điều gì để bảo vệ sức khỏe?

        Thời tiết lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp cần chú ý điều gì?

              Những lưu ý dành cho bệnh nhân cao tuổi mắc cao huyết áp vào mùa lạnh

              Những lưu ý dành cho bệnh nhân cao tuổi mắc cao huyết áp vào mùa lạnh

              Bệnh cao huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, vì thế vào thời tiết trở lạnh những đối tượng này cần đặc biệt chú ý để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

              Giữ ấm cơ thể

              -Đây là điều cơ bản nhất mà người bệnh cao huyết áp cũng như bất cứ ai đều phải tuân thủ khi trời lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở trong nhà và khi ra ngoài. Dùng khẩu trang che kín mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh. Đeo tất tay, tất chân, quàng khăn ấm để không bị mất nhiệt, đảm bảo quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường.

              Tạo môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Có thể dùng máy điều hòa, máy sưởi hoặc bóng điện đỏ cho ấm nhưng tuyệt đối không dùng bếp than tổ ong hoặc than củi để sưởi ấm trong phòng kín dễ gây ngộ độc khí CO.

              Ăn uống khoa học

              Người bệnh cao huyết áp nên duy trì chế độ ăn nhạt, tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều muối như dưa, cà muối. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như nội tạng (tim, gan, óc, thận..), đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

              Tăng cường tiêu thụ những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu nành. Đừng bỏ qua rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả tươi đặc biệt là cam, quýt, dưa hấu, bưởi…vì chúng giàu kali giúp lợi tiểu, hỗ trợ làm giảm huyết áp và nhiều căn bệnh học chuyên khoa khác.

              Hạn chế rượu bia

              Nhiều người vẫn nghĩ rượu bia là thức uống làm nóng cơ thể. Thực tế đồ uống có cồn là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong việc khởi phát cơn tăng huyết áp cũng như các biến chứng của tăng huyết áp.

              Giữ tâm lý thoải mái

              Người bị cao huyết áp nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng lo âu. Những trạng thái tình cảm như lo lắng, căng thẳng, tức giận…sẽ gây ảnh hưởng đến huyết áp.

              Bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp nên chú ý rèn luyện sức khỏe

              Chú ý việc luyện tập

              Tập luyện thể dục đều đặn là điều rất cần thiết với người bị cao huyết áp, vừa có tác dụng nâng cao khả năng vừa ổn định huyết áp. Nên lựa chọn các hình thức luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, yoga…Khi tập thể dục nên chọn chỗ kín gió, ấm áp và khởi động kỹ trước khi tập. Những ngày thời tiết quá lạnh hãy tập trong nhà.

              Những điều cần tránh làm vào mùa lạnh với các bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp

              Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, bệnh nhân nên tránh đi ra ngoài vào trời lạnh đặc biệt là ban đêm. Nếu không có nhà vệ sinh trong nhà thì nên dậy sớm, mặc đủ ấm, mặc từ từ cho quen với nhiệt độ thấp bên ngoài sau đó mới ra. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tránh dậy quá sớm và tránh tự ý ngừng uống thuốc kể cả khi huyết áp đã bình thường. Bởi có không ít trường hợp tự ý ngừng uống thuốc khi huyết áp đã ổn định, khi thấy huyết áp đã tăng cao thì lại uống. Thói quen này sẽ khiến huyết áp tăng cao trở lại, thậm chí cao hơn cả trước khi điều trị, dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não…

              Những điều cần tránh làm vào mùa lạnh với các bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp

              Ngoài ra, bệnh nhân cần tắm nước ấm và khi tắm không nên đột ngột xối nước vào cơ thể mà hãy vớt nước ấm từ từ lên tay, chân rồi mới đến cơ thể để tránh sự thay đổi nhiệt đột ngột. Đặc biệt người bệnh cần biết “lắng nghe cơ thể”, khi phát hiện có những biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực,  mất thị lực thoáng qua…cần kiểm tra huyết áp ngay. Nếu huyết áp có bất thường, cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

              Nguồn: benhhoc.edu.vn

                Chuyên mục
                Bệnh Thường Gặp

                Bệnh thoát vị bẹn có nguy hiểm hay không?

                Thoát vị bẹn thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, bệnh thường không gây đau nhưng nếu không được xử lý đúng có thể gây nguy cơ tắc ruột rất nguy hiểm do thoát vị bẹn nghẹt.

                Thoát vị bẹn là căn bệnh khá nguy hiểm và có thể để lại biến chứng

                Thoát vị bẹn là căn bệnh như thế nào?

                Thoát vị là tình trạng các cơ quan trong cơ thể di lệch nghiêm trọng ra khỏi vị trí vốn có. Thường gặp nhất tình trạng thoát vị ổ bụng với các cấu trúc như phúc mạc, mạc nối, ruột chui ra ngoài ổ bụng qua lỗ mở bất thường trên cơ thành bụng. Tùy theo vị trí mà phân thành thoát vị bẹn, thoát vị đùi, thoát vị rốn.

                Thoát vị thường xảy ra trên các đối tượng có bất thường của cơ thành bụng: Cơ thành bụng yếu, khiếm khuyết trên cơ thành bụng. Thoát vị xảy ra khi ổ bụng tăng áp lực ( rặn đại tiện, ho, có thai), làm tăng áp suất lên vị trí xung yếu, làm dãn rộng đẩy cấu trúc thoát vị ra ngoài thành bụng, vì thế bệnh thoát vị bẹn là bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.

                Theo đó các bệnh nhân có thể phát hiện bệnh thoát vị bẹn dựa vào một số triệu chứng sau: Khối u vùng bẹn xuất hiện khi gắng sức, đi đứng, rặn, ho… khối u có thể tự mất đi khi nằm xuống hoặc dùng tay đẩy vào. Trên thực tế, bệnh thoát vị bẹn hình thành có thể do yếu tố bẩm sinh như do sự tồn tại của ống phúc mạc tinh khi tinh hoàn di chuyển từ ổ bụng xuống dưới bìu trong thời kỳ bào thai, đường ống có sẵn này tạo điều kiện cho thoát vị dễ dàng xảy ra. Hoặc do cơ thành bụng suy yếu do tuổi già, hay do thương tích vùng bẹn. Một số yếu tố nguy cơ khác kể đến như: Táo bón kinh niên, tiểu khó do niệu đạp hẹp, ho kéo dài, có thai, cổ trướng…

                Phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn như thế nào?

                Điều trị thoát vị bẹn như thế nào?

                Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, bệnh thoát vị bẹn thường không đau, tuy nhiên nếu để lâu không điều trị sẽ có nguy cơ thoát vị bẹn nghẹt. Vì thế khi được chẩn đoán thoát vị bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật. Phẫu thuật có thể gây tê tủy sống hoặc gây mê để gia cố lại vị trí xung yếu trên thành bụng, ngăn ngừa nguy cơ tái thoát vị. Đối với biến chứng thoát vị bẹn nghẹt – đoạn ruột chui vào vị trí thoát vị gây tắc ruột. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đau từng cơn nơi khối thoát vị và dấu hiệu tắc ruột nói chung. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được mổ cấp cứu để giải phóng khối tắc, tái lập lưu thông đường ruột.

                Sau mổ thoát vị bẹn bệnh nhân cần lưu ý những điều sau: Tránh làm việc nặng trong thời gian 2-3 tháng sau mổ đặc biệt những thao tác làm tăng áp lực ổ bụng vì nguy cơ thoát vị lại là có thể. Ngoài ra, chế độ ăn uống phòng táo bón để hạn chế động tác rặn. Khi có thoát vị lại người bệnh nên nằm và dùng tay ấn lại. Nếu như có các dấu hiệu của tắc ruột do thoát vị nghẹt kể trên, bệnh nhân cần nhịn ăn uống và đến bệnh viện ngay.

                Sau khi mổ thoát vị bẹn bệnh nhân có thể quan hệ tình dục nhưng không nên gắng sức

                Về vấn đề sinh sản tình dục, khi mổ thoát vị không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, tuy nhiên không nên quá gắng sức trong giai đoạn đầu sau mổ để đảm bảo sức khỏe.

                Nguồn: benhhoc.edu.vn

                Chuyên mục
                Bệnh Thường Gặp

                Chuyên gia Điều dưỡng chỉ ra phương pháp trị đau mắt đỏ tại nhà

                Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, …


                Chuyên gia Điều dưỡng chỉ ra phương pháp trị đau mắt đỏ tại nhà

                Chuyên gia hướng dẫn trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả tại nhà

                Năm nào cũng vậy, khoảng thời gian chuyển mùa sau ngày tựu trường là lúc dịch đau mắt đỏ lại bắt đầu xuất hiện và lan rộng. Nếu không được chữa trị và phát hiện kịp thời, đúng cách, bệnh đau mắt đỏ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ hoặc người thân trong gia đình xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ (đỏ mắt, cộm mắt như có cát trong mắt, chói mắt, chảy nước mắt, nhiều rử mắt, sốt nhẹ 37 – 38 độ C), các bà mẹ có thể áp dụng những cách chữa bệnh đau mắt đỏ tại nhà một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.

                • Dùng nước muối sinh lý trị bệnh đau mắt đỏ an toàn tại nhà

                Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Việc rửa mắt bằng nước muối sinh lý có tác dụng làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Người bị bệnh có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.

                • Chườm nước đá

                Bạn có thể dùng đá chườm trực tiếp hoặc sử dụng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng, ngứa mắt rất hiệu quả.

                • Mật ong và sữa

                Cách sử dụng: trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó lấy hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗ hợp này và đắp lên mắt từ 10-15p sau đó rửa sạch lại mặt.

                • Hạt cây thì là

                Cách dùng: đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt.

                • Khoai tây

                Cách dùng: cắt một lát khoai tây và đặt nó lên vùng mắt bị đau. Bạn hãy làm trong 3 đêm liên tiếp, sự khó chịu ở mắt sẽ giảm dần.

                Cần lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ, nhanh chóng và an toàn

                • Giặt sạch, phơi nắng gối, chăn, vải trải giường của người bị bệnh đau mắt đỏ.
                • Chuẩn bị 3 loại khăn lau mắt, lau tay, lau người dùng riêng cho người bị đau mắt, tránh sử dụng chung
                • Khi bị đau mắt đỏ, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc người bệnh thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.
                • Nếu trẻ đang đi học có dấu hiệu đau mắt đỏ, bố mẹ cần chú ý ngay lập tức xin phép nghỉ học cho bé để tránh xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo. Đồng thời tránh khói bụi ngoài đường khi di chuyển tiếp xúc với mắt bé.
                • Mua bông gòn và nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Chú ý rửa mắt nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho bên mắt bị đau của người bệnh. Lau xong vứt bỏ bông gòn và không sử dụng lại lần sau.
                • Nên lấy rử mắt ngay lúc ướt, tránh để khô bởi khi lấy ghèn mắt đã khô sẽ gây đau đớn cho người bệnh và trẻ bị đau mắt đỏ.
                • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho người bị đau mắt đỏ, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
                • Tăng cường cho người bệnh đau mắt đỏ uống nước cam, ăn sữa chua để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng phòng chống bệnh.
                • Hạn chế không cho xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện…

                Phòng bệnh đau mắt đỏ tại nhà khi xảy ra dịch bệnh

                Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh:

                • Không dụi mắt bằng tay.
                • Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
                • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt hàng ngày, loại trừ vi khuẩn và bụi bẩn

                Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, không quá nguy hiểm và ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh.

                Nguồn: Bệnh học

                Chuyên mục
                Bệnh Thường Gặp

                Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu về chứng nhược thị

                Nhược thị, tuy không phải là một bệnh phổ biến nhưng hiện nay tỷ lệ mắc phải đang có dấu hiệu gia tăng, néu không điều trị sớm sẽ nguy hiểm đến thị giác.


                Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu về chứng nhược thị

                Chứng nhược thị là gì ?

                Nhược thị hay còn được gọi là bệnh “mắt lười”, là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác. Thị lực giảm sút ở một hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự cản trở trong quá trình phát triển thị lực bình thường suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến tình trạng kéo dài suốt đời được gọi là “nhược thị”.

                Triệu chứng bệnh nhược thị là gì ?

                Bệnh nhược thị thường hay xảy ra ở lứa tuổi từ sơ sinh cho đến 7 tuổi, các triệu chứng thường gặp ở trẻ bao gồm:

                • Nheo mắt, nghiêng đầu hoặc vẹo cổ khi nhìn, thi thoảng có nhức đầu nhức mắt.
                • Cũng có thể thấy được những bệnh ở mắt thường gây ra nhược thị như: lác, sụp mi hoặc đục thể thuỷ tinh…
                • Nhược thị được biểu hiện bằng thị lực kém ở một bên hoặc hai bên mắt. Mắt gọi là nhược thị khi thị lực ở mức dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt trái và phải là trên 2/10 mà sự giảm thị lực này không có kèm theo bệnh lí thực thể nào hoặc nếu có thì mức độ giảm thị lực đó không tương xứng với mức độ của bệnh lí đi kèm.

                Nguyên nhân gây ra nhược thị là gì ?

                Theo chuyên gia sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay: Nhược thị do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Não người đòi hỏi được kích thích thị giác để có thể phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì làm cản trở đến thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc được sinh ra cho đến khi 8 tuổi đều có thể gây nên chứng giảm thị lực.

                Các nguyên nhân phổ biến gồm có loạn thị, viễn thị, cận thị, tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt.

                Chứng nhược thị thường chỉ ảnh hưởng một bên mắt, nhưng đôi khi chứng nhược thị có thể phát triển ở cả hai mắt.


                Năm 2019 Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT

                Vậy bệnh nhược thị có nguy hiểm không ?

                Những năm tháng đầu đời là quan trọng nhất cho sự phát triển của thị lực. Trong suốt những năm từ 7 đến 10 tuổi, sự kết nối giữa mắt và bộ não được thiết lập. sẽ hiệu quả hơn cho việc điều trị bệnh nhược thị trong khi kết nối này vẫn dang phát triển. Sau khi hệ thống thị lưc của trẻ em đã phát triển hoàn toàn, sẽ khó để có thể thay đổi. Nếu như nhược thị vẫn không được điều trị, trẻ hầu như sẽ bị thị lực kém trong suốt quãng đời còn lại, sẽ không thể điều trị được bằng kính, miếng dán hay các phương pháp trị liệu khác.

                Có thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng có thể có lợi ích cho việc điều trị trẻ lên đến 17 tuổi, cần nhiều nghiên cứu hơn về việc điều trị cho trẻ thành niên và người trưởng thành.

                Chữa nhược thị có khó không ?

                Nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.

                Nếu nhược thị không kèm tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được các nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám thì bác sĩ thường sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích bắt mắt “lười” hoạt động. Đây là phương pháp cổ xưa nhất nhưng đến nay vẫn được ứng dụng nhiều nhất do có hiệu quả nhanh, cao và dễ thực hiện.

                Nếu nhược thị xuất phát từ các nguyên nhân thực thể như chứng lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay có tổn thương võng mạc, cần can thiệp kịp thời và hợp lý để giúp cải thiện thị lực cho mắt.

                Ngoài ra, trẻ mắc bệnh nhược thị có thể được điều trị bằng phương pháp tập luyện phục hồi chức năng thị giác với các bài tập luyện mắt bằng thiết bị y tế chuyên dụng với sự hướng dẫn của các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên khoa.

                Nguồn: Bệnh học

                Chuyên mục
                Bệnh Thường Gặp

                Viêm bờ mi và cách khắc phục những rắc rối mà bệnh gây ra

                Viêm bờ mi được biết đến là tình trạng viêm các tuyến nhỏ gần các nang lông của lông mi. Tình trạng này không quá nguy hiểm cho người bệnh nhưng nó khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu.

                Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm bờ mi

                Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm bờ mi

                Bệnh viêm bờ mi là căn bệnh thường gặp về mắt, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như: những người có tiền sử mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn, phần da dầu hay lông mày thường xuyên tiết dầu rất dễ dẫn tới viêm bờ mi. Một số người gặp phải các bất thường ở tuyến mi mắt sẽ dẫn tới tình trạng viêm. Ngoài ra bệnh còn do nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây bệnh. Một số trường hợp khác có thể là do sự xuất hiện của trứng cá đỏ, hay bị rụng lông mi bất thường, hoặc cũng có thể là do dị ứng với thuốc nhỏ mắt…

                Theo đó, người bệnh có thể nhận biết viêm bờ mi từ các triệu chứng như: ngứa và kích thích khó chịu cho mi mắt. Người bệnh thường bị chảy nước mắt, mắt cộm và đau do có rỉ. Mí mắt sưng đỏ, gây cộm, phần da bọng mắt có hiện tượng bong ra… Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng bệnh viêm bờ mi có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như:

                • Khi mắc viêm bờ mi, phần lông mi tại mi mắt bị viêm có thể bị rụng, hoặc tạo ra các bất thường về vị trí, hướng mọc của lông mi.
                • Nếu bệnh kéo dài có thể để lại sẹo tại mí mắt và có thể tái phát lại nhiều lần, gây ra viêm kết mạc.
                • Bệnh nhân có thể bị nổi các nốt nhiễm trùng cages, khi đó vùng mí mắt sưng và đau.
                • Khi các tuyến dầu ở mí mắt bị tắc nghẽn, nhiễm khuẩn sẽ tạo các mụn nhỏ, nổi rõ bên trong mí mắt, gây khó chịu, sưng đỏ.
                • Khi viêm, dịch tiết và các vụn mô bong ra, tăng tiết cùng nước mắt gây ra tình trạng kích ứng cho mắt hoặc khô mắt.

                Ngoài ra, trong một vài trường hợp, người bệnh có thể bị nhiễm trùng giác mạc do bị tổn thương.

                Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh viêm bờ mi

                Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh viêm bờ mi

                Theo các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa cho biết, để hạn chế tối đa các biến chứng do viêm bờ mi gây ra cần có phương pháp điều trị phù hợp như:

                • Vệ sinh sạch sẽ khu vực mắt, có thể chườm mắt bằng khăn ấm giúp giảm bớt sưng và đau, có thể kèm theo massage nhẹ nhàng vùng quanh mắt. Tuy nhiên trước khi vệ sinh mắt cần vệ sinh tay sạch sẽ dể tránh nhiễm vi khuẩn gây bệnh khác.
                • Nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh, hoặc cũng có thể dùng thuốc dạng gel hoặc uống thuốc viên. Thuốc sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhanh chóng.
                • Do tình trạng viêm kéo dài dẫn tới khô mắt, có thể nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo để tạo độ ẩm cho mắt, sau đó nhỏ mắt bằng thuốc mỡ steroid.
                • Nếu tình trạng viêm nặng, để tránh gây viêm cho giác mạc cần vệ sinh kĩ và sạch vùng khóe mắt, làm sạch các cặn mi. Nếu không thấy tình trạng được cải thiện cần gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
                • Bệnh có thể tái phát nhiều lần nên cần điều trị lâu dài khi các triệu chứng mất hẳn.
                • Nên dùng riêng khăn rửa mặt, đảm bảo khăn luôn sạch để tránh lây sang người xung quanh, hoặc lây nhiễm bệnh từ người khác.
                • Viêm tiết bã cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh, nên dùng loại thuốc đặc trị gàu để giúp hạn chế tình trạng viêm xảy ra.

                Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng để lâu dần thì bệnh có thể để lại những nguy hiểm cho mắt, vì thế khi mắc bệnh, bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

                Nguồn: benhhoc.edu.vn

                Exit mobile version