Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Dược sĩ tư vấn những phương pháp xác định bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh khá phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ nhiều hơn trẻ em.

Dược sĩ tư vấn những phương pháp xác định bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là gì ?

Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:  Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị…

  • Đau dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Hp – đây là một loại vi khuẩn gam âm, hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày – tá tràng, do chế độ ăn uống vô độ không có quy luật, ăn thức ăn nóng quá, lạnh quá, cứng quá, khó tiêu, chua, cay quá, ăn không nhai kỹ, ăn vội… hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc…
  • Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc, do uống nhầm các chất ăn mòn như axit, kiềm, sút, một số hóa chất có chì, thủy ngân… có thể gây bỏng niêm mạc thực quản và dạ dày.
  • Một nguyên nhân nữa phải kể đến là do dùng các thuốc giảm đau, chống viêm điều trị các bệnh khớp, những thuốc này có tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, nhiễm khuẩn cấp như cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn… có thể gây viêm dạ dày. Người suy thận cũng rất dễ bị viêm dạ dày do urê máu tăng cao.
  • Yếu tố tinh thần, các trạng thái stress, trầm cảm, lo nghĩ, căng thẳng… cũng là một trong những nguyên nhân lớn, quan trọng gây tổn thương dạ dày.

Khi bị viêm loét dạ dày bệnh nhân sẽ có những triệu chứng gì ?

Đau bụng do bệnh lý ở dạ dày có trường hợp biểu hiện rõ, chẩn đoán tương đối dễ dàng, thường bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như:

  • Đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì tới bữa ăn, đau âm ỉ hay đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi đến hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh.
  • Kèm theo là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân thường hay có cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát, chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê.
  • Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới cảm thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày – hành tá tràng lâu năm thường gầy, xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.

Xác định mình đã bị viêm loét dạ dày bằng phương pháp kiểm tra đơn giản

Làm thế nào để xác định mình đã bị viêm loét dạ dày ?

Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm, loét dạ dày – tá tràng. Ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương… thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm các tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm gram, thử test ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn Hp và làm kháng sinh đồ xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.

Tuy nhiên đa số trường hợp viêm loét dạ dày có triệu chứng mơ hồ rất khó chẩn đoán phân biệt với những trường hợp đau bụng do nguyên nhân khác. Đặc biệt cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp đau bụng cần được can thiệp kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng như viêm ruột thừa, tắc ruột, viêm tụy…

Biến chứng nguy hiểm khi viêm loét dạ dày là gì?

Các biến chứng nguy hiểm nếu viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm như: Hẹp môn vị biểu hiện bởi đau bụng, nôn ói rất dữ dội, thủng dạ dày thì bệnh nhân sẽ đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng, xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất biểu hiện bởi nôn ra máu, đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối, ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa, và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Kiến thức về triệu chứng và chẩn đoán bệnh hồng ban nút

Hồng ban nút (Erythema nodosum) là tình trạng viêm của các tế bào mỡ dưới da biểu hiện dưới dạng sẩn u cục nhỏ màu đỏ, thường gặp nhất ở hai cẳng chân.

Kiến thức về triệu chứng và chẩn đoán bệnh hồng ban nút

Cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được biết rõ, tình trạng này thường xảy ra ở người mang gen HLA B8 (80%) và 6% có tính chất gia đình. Đây được coi là quá trình đáp ứng miễn dịch với các nguyên nhân khác nhau như tình trạng nhiễm khuẩn hoặc sử dụng một số thuốc, có thể là triệu chứng của một số bệnh hệ thống, đôi khi một số trường hợp có thể không rõ nguyên nhân. Dưới đây là triệu chứng và chẩn đoán của bệnh thường gặp mang tên hồng ban nút, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.

Triệu chứng của hồng ban nút

Hồng ban nút có ban màu đỏ, dạng u cục, sẩn cứng:

– Hình thái: Những u cục có thể sờ hoặc thấy ở dưới da, hình tròn hoặc oval; kích thước có thể dao động từ 1 – 10 cm đường kính, thường gặp khoảng 1 – 2 cm. Sẩn cục có tính chất rắn, ít di động xung quanh các cục sưng nề. Đôi khi nhiều sẩn cục kết hợp lại thành một mảng lớn.

– Vị trí: Vùng mặt trước cẳng chân, đối xứng nhau ở cả hai bên. Bất cứ nơi nào có chất béo dưới da đều có thể có các nốt, bao gồm cả đùi, cánh tay, thân, mặt song hiếm gặp như ở chi trên, ở mặt và vùng cổ.

– Tiến triển: Ban đa dạng, tuổi khác nhau với màu sắc thay đổi như đám xuất huyết dưới da (chuyển thành màu tím hơi xanh, nâu, vàng nhạt và cuối cùng là màu xanh lá cây). Ban biến mất trong vòng từ 10 – 15 ngày, không để lại sẹo hay di chứng teo da.

Triệu chứng phối hợp: Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, triệu chứng phối hợp của bệnh hồng ban nút gồm đa khớp, viêm màng hoạt dịch và cảm giác cứng khớp, có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với tổn thương da và có thể kéo dài đến 6 tháng. Hồng ban nút ban đỏ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng tương tự như cúm, sốt và cảm giác mệt mỏi.

Gặp bác sĩ để khám nếu nghi ngờ mắc bệnh hồng ban nút

Triệu chứng cận lâm sàng:

– Hội chứng viêm: Tốc độ máu lắng giờ đầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

– Mô bệnh học: Trường hợp không điển hình sẽ được chỉ định sinh thiết tổn thương da. Kết quả cho thấy tình trạng viêm có vách của các tế bào mỡ dưới da cấp tính hoặc mãn tính tại tổ chức mỡ và xung quanh các mạch máu.

– Các xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân: Phân lập liên cầu khuẩn tan huyết β từ dịch lấy từ họng, xét nghiệm ASLO; Test mantoux, X quang phổi (đôi khi cần CT phổi) và phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn BK khi nội soi phế quản; X quang phổi hạch rốn phổi một bên thường gặp trong các bệnh ác tính hoặc nhiễm trùng, hạch rốn phổi hai bên thường kết hợp với sarcoidosis.

Chẩn đoán bệnh hồng ban nút

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, chẩn đoán hồng ban nút được xác định như sau:

– Chẩn đoán xác định: Thể điển hình có hồng ban nút biểu hiện rõ, dễ phát hiện kèm theo bệnh nhân có sốt, đau khớp; Thể không điển hình thì làm sinh thiết tổn thương da.

– Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt các ban trong viêm da bán cấp hoặc mạn tính. Giai đoạn đầu cần phân biệt với viêm quầng, vết côn trùng cắn, sẩn mề đay cấp tính, viêm tắc tĩnh mạch nông, viêm tắc tĩnh mạch dạng nốt. Giai đoạn tiến triển lưu ý phân biệt với viêm nút quanh động mạch, viêm mạch hoại tử.

Để an toàn sức khỏe bản thân, bạn nên đến các cơ sở y tế nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đối với cơ thể. Đặc biệt không được tự ý bôi thuốc và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể

Tìm hiểu sâu về bệnh lý đục thủy tinh thể sẽ đem lại thông tin kiến thức để bạn và người thân có thể phòng và chữa trị được căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp về mắt hay còn được gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt dẫn đến người bệnh sẽ bị nhìn mờ, lâu ngày dẫn đến mù lòa.

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể được ví như một thấu kính mà chúng ta nhìn xuyên qua giúp ánh sáng có thể truyền đến đáy mắt.  Về mặt sinh lý thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Theo thời gian các chất protein này sẽ kết đám và cản trở đường đi của ánh sáng, thủy tinh thể bị đục càng nhiều, khiến bệnh nhân khó có thể nhìn rõ.

Những đối tượng nào thường mắc phải đục thủy tinh thể?

Đục thủy tinh thể thường xảy ra đối với người lớn tuổi do có liên quan đến quá trình lão hóa. Hoặc còn nguyên nhân khác là di truyền và một số các loại bệnh khác có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Những người có các yếu tố sau thì có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao bị tác động của quá trình lão hóa càng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có thành viên bị đục thủy tinh thể.
  • Tổn thương mắt: viêm mắt trước đó, phẩu thuật mắt, uống nhiều rượu.
  • Mắc một số bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, béo phì, sử dụng thuốc chống viêm glucocorticoid trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân phải điều trị xạ trị: Tia bức xạ ion hóa chẳng hạn như tia X-quang hoặc tia bức xạ dùng trong trị liệu ung thư hoặc phơi nắng quá nhiều.

Những dấu hiệu và triệu chứng của đục thủy tinh thể

Những dấu hiệu và triệu chứng của đục thủy tinh thể

Theo các bác sĩ chữa trị bệnh học chuyên khoa, triệu chứng điển hình của đục thủy tinh thể là mờ mắt. Mắt nhìn mờ, khó nhìn, nhanh mỏi mắt khi tập trung xem tivi hoặc đọc sách báo. Tăng nhạy cảm với ánh sáng, quáng gà. Nhìn thấy nhòe, cảm giác có “hào quang” xung quanh, màn sương che phủ trước mắt. Nhìn một vật thành hai (còn gọi song thị) hoặc ba hình ảnh khác. Hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đốm đen xuất hiện trước mắt.

Ngoài ra, một số trường hợp, bệnh phát triển trước ở một mắt, trong khi mắt còn lại tầm nhìn vẫn bình thường. Theo thời gian, bệnh có xu hướng tiến triển sang mắt thứ 2, gây ra các triệu chứng nhìn mờ tương tự.

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể chưa rõ ràng thông thường là do quá trình lão hóa. Thủy tinh thể dần trở nên đục, dày, cứng và khô cuối cùng dẫn đến đục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp thủy tinh thể bị đục do dùng glucocorticoid trong thời gian dài, do mắt bị đỏ và sưng, nhiễm trùng mắt hoặc biến chứng của tiểu đường, tăng huyết áp.

Phương pháp nào dùng để chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể?

Hiện nay nền Y học hiện đại phát triển, chúng ta có thể chuẩn đoán và điều trị căn bệnh này kịp thời nhờ các loại máy móc, thiết bị Y tế.

Phương pháp chẩn đoán: Bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kết quả khám mắt ( đo thị lực, soi mắt).

Phương pháp điều trị:

  • Đục thủy tinh thể không làm tổn thương mắt mà chỉ làm mờ mắt, hạn chế tầm nhìn. Nếu bệnh nhân cảm thấy bằng lòng về thị lực của mình thì không cần phải phẫu thuật.
  • Nếu bệnh nhân không còn cảm thấy hài lòng với khả năng nhìn của mình nữa hoặc thị lực sụt giảm nhiều thì nên cân nhắc việc phẫu thuật. Ở giai đoạn đầu, thị lực có thể được cải thiện bằng việc đeo kính.

Trong phẫu thuật thủy tinh thể là phương pháp mà mắt sẽ được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt và tiêm thuốc gây mê. Sau đó thủy tinh thể bị đục sẽ thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên phẫu thuật đục thủy tinh thể không bao giờ thực hiện trên cả hai mắt cùng một lúc.

Chế độ sinh hoạt để phòng tránh và cải thiện tình trạng đục thủy tinh thể

Chế độ sinh hoạt để phòng tránh và cải thiện tình trạng đục thủy tinh thể

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, các bệnh nhân có thể phòng ngừa và cải thiện căn bệnh này bằng cách như sau:

  • Bảo vệ mắt không bị tổn thương và tránh các tác động xấu: ra đường sử dụng kính râm chặn tia cực tím UVA và UVB.
  • Khi bị tiểu đường cần giữ lượng đường trong máu ổn định bởi vì đục thủy tinh thể phát triển nhanh hơn khi đường huyết cao.
  • Bổ sung chất chống oxy hóa ( vitamin A, E, C) và kẽm mỗi ngày có thể ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển đục thủy tinh thể.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, A, kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá… Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ, bỏ thuốc lá…
  • Khám mắt thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý đục thủy tinh thể, tuy nhiên bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu mắc phải căn bệnh này thì bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Hướng dẫn cách xử lý tại nhà khi bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng mặc dù không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh nhất là khi giao tiếp hoặc ăn uống. Vì vậy hãy tích lũy một vài mẹo nhỏ khi bị nhiệt miệng.

Hướng dẫn cách xử lý tại nhà khi bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Trong đời chắc ai cũng ít nhất một lần bị nhiệt miệng, thậm chí có người còn bị lặp đi lặp lại rất thường xuyên. Nhiều người coi đây là căn bệnh thường gặp ám ảnh khi chúng ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Nhiệt miệng hay có tên gọi khác là loét áp-tơ là một vết loét hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh ở vùng miệng. Chúng phát triển trên các mô mềm (niêm mạc miệng) trong miệng hoặc ngay trên nướu,  những vết loét này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng
  • Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn (đặc biệt là đồ mặn) sẽ cảm thấy sót, đau, khó chịu.
  • Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.

Các phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Thông thường nhiệt miệng sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng lên khiến bạn cảm thấy đau quá mức, khó chịu thì có thể áp dụng một vài phương pháp theo hướng dẫn của các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học trên fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:

  • Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn: bạn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà bằng các nguyên liệu như baking soda, nước ép lô hội và nước ấm, súc miệng trong 10 -15 giây và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng.

Sức miệng bằng baking soda giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả

  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm…
  • Dùng thuốc điều trị nhiệt miệng dạng bôi như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide hoặc thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng như corticosteroid (dexamethasone).
  • Áp dụng phương pháp chườm lạnh: đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng, vì vậy nên đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Trong những ngày bị nhiệt miệng không nên ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán vì những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng của bạn nghiêm trọng hơn mà thôi.
  • Dùng trà để chữa nhiệt miệng: Sau khi dùng trà túi lọc thay vì bỏ đi  bạn có thể  đắp túi trà vào vết thương. Hoạt chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm.
  • Một số dược liệu có thể áp dụng để điều trị nhiệt miệng như: mật ong, nước ép rau ngót, cỏ nhỏ nồi…

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học giúp các vết nhiệt miệng mau lành

Theo các chuyên gia bệnh học chuyên khoa, một chế độ sinh hoạt sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong việc nhanh chóng hạn chế xuất hiện nhiệt miệng cũng như mau lành các vết loét. Bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ trong phòng và điều trị nhiệt miệng như sau:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda kèm theo thoa một lượng nhỏ kem magiê, vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khi đánh răng nên nhẹ nhàng, chọn bàn trải mềm tránh tổn thương niêm mạc miệng.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính mài mòn, có tính acid hoặc đồ cay nóng.
  • Chườm đá lạnh vào vết nhiệt miệng.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi điều độ tránh stress để hạn chế cơ thể bị nhiệt.

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp trong cuộc sống thường nhật bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như giảm cảm ngon miệng vì vậy nắm bắt được một số phương pháp điều trị để nhanh khỏi bệnh là hết sức bổ ích.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Phòng và điều trị sỏi túi mật theo hướng dẫn chuyên gia

Sỏi túi mật là bệnh thường gặp ở những phụ nữ tuổi trung niên, người thừa cân hoặc người có nồng độ cholesterol trong máu cao. Vậy phòng và điều trị sỏi túi mật như thế nào?

  Phòng và điều trị sỏi túi mật theo hướng dẫn chuyên gia

Sỏi túi mật là bệnh gì?

Sỏi túi mật là hiện tượng những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật, những viên này có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát hoặc lớn như một quả bóng bàn và chúng có thể mềm hoặc rắn. Bệnh nhân có thể có một hoặc rất nhiều viên sỏi mật trong túi mật.

Sỏi túi mật là bệnh thường gặp, có khoảng 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật. Phụ nữ dễ mắc sỏi túi mật hơn  do ảnh hưởng của estrogen (hormone nữ) lên quá trình tạo mật. Những người thừa cân cũng có khả năng bị sỏi túi mật hoặc nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi túi mật.

Triệu chứng thường gặp điển hình của bệnh sỏi túi mật

Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng nên hiếm khi phát hiện ra ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những viên sỏi túi mật có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật khiến túi mật lúc này khó co bóp hơn và bệnh nhân cảm thấy đau vùng bụng trên bên phải. Và có một số triệu trứng sau:

  • Đau ở phần bụng trên hoặc phần giữa bên phải, đau lưng hoặc đau giwuax hai xương bả vai ít nhất 30 phút, có thể kéo dài hơn hoặc thậm chí gây ra co thắt.
  • Vàng da hoặc vàng mắt, sốt, phân có màu đất sét trắng, buồn nôn và ói mửa
  • Nặng hơn bệnh nhân có thể bị: đau bụng dữ dội, sốt cao và cảm thấy ớn lạnh

Hình ảnh x-quang sỏi túi mật

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi túi mật

Theo bác sĩ bệnh học chuyên khoa đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi túi mật là:

  • Mật của bệnh nhân chứa quá nhiều cholesterol do gan đào thải cholesterol nhiều hơn khả năng hòa tan của mật, phần cholesterol dư thừa có thể hình thành nên các tinh thể và tạo thành sỏi túi mật.
  • Mật của bệnh nhân chứa quá nhiều bilirubin, một số bệnh lý làm cho gan sản xuất quá nhiều bilirubin như xơ gan, nhiễm trùng đường mật, bilirubin dư thừa góp phần hình thành nên sỏi túi mật.

Phòng và điều trị bệnh sỏi túi mật hiệu quả

Phương pháp chẩn đoán sỏi túi mật

Siêu âm là phương pháp đầu tiên giúp tìm ra sỏi túi mật. Khi siêu âm cho thấy kết quả không rõ ràng bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một phương đặc biệt khác là HIDA, ERCP hoặc MRI.

Phương pháp điều trị sỏi túi mật

Sỏi túi mật có thể chữa khỏi được bằng cách phẫu thuật cắt bỏ túi mật và lấy sỏi mật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi (tạo một số đường mổ nhỏ để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng nhằm cắt bỏ túi mật). Sử dụng phương pháp này giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh và bệnh nhân có thể về nhà sau phẫu thuật một ngày.

Trong một số trường hợp có thể cho dùng thuốc làm tan sỏi túi mật nếu việc phẫu thuật quá nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong thời gian dài và đôi khi bệnh có thể tái phát khi ngưng sử dụng thuốc.

Phẫu thuật sỏi túi mật

Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế tình trạng sỏi túi mật

Không ít các câu hỏi về cách phòng bệnh sỏi túi mật được gửi về chuyên mục Hỏi đáp bệnh học, theo đó các chuyên gia tư vấn đến bạn như sau:

  • Cố gắng kiểm soát và duy trì cân nặng bình thường, giảm ăn chất béo, đạm và bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ để giảm cholesterol.
  • Vận động và tập thể dục thường xuyên cũng giúp kiểm soát bệnh sỏi túi mật của và giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch và tiêu hóa khác.
  • Nếu như sỏi túi mật gây đau cần chỉ định phẫu thuật, bạn cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay đa số trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật nội soi (là một phương pháp điều trị ngoại khoa an toàn và ít đau đớn).

Hi vọng với những hướng dẫn trên, người bệnh có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt nên đi khám sức khỏe định kỳ và xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng và điều trị các bệnh thường gặp.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Tìm hiểu ung thư buồng trứng cùng chuyên gia Y Dược Hà Nội

Hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều phụ nữ mắc ung thư buồng trứng, vậy nó có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

Tìm hiểu ung thư buồng trứng cùng chuyên gia Y Dược Hà Nội

Bệnh ung thư buồng trứng là gì ?

Ung thư buồng trứng là một căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường dễ nhầm lẫn với các căn bệnh ở đường tiêu hóa, việc phát hiện sớm bệnh rất khó khăn, bên cạnh đó người dân chưa có ý thức tự phòng ngừa căn bệnh này.

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết, mỗi năm tại Mỹ có khoảng 20.000 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 5 trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ, sau ung thư phổi, phế quản, vú, đại trực tràng và ung thư tuyến tụy.

Đây là loại ung thư nguy hiểm nhất trong hệ sinh sản phụ nữ. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những tiến bộ trong việc phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả, ngày nay số phụ nữ chết vì ung thư buồng trứng đang giảm nhanh hơn bao giờ hết.

Theo một nghiên cứu kéo dài 10 năm tại 47 quốc gia trên thế giới đăng trên tạp chí Oncology cho biết, quốc gia có tỷ lệ tử vong vì ung thư buồng trứng thấp nhất là Hàn Quốc, Brazil, trong khi các nước có tỷ lệ cao là Lithuania, Ireland và cao nhất là Latvia.

Một trong những yếu tố quan trọng là người bệnh cần được phát hiện bệnh sớm để có thể can thiệp kịp thời. Hiện nay việc điều trị ung thư buồng trứng đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt trên những bệnh nhân được phát hiện sớm, cơ hội sống rất cao. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư buồng trứng là gì ?

Theo Chuyên gia Y Dược Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết một số dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng như sau:

  • Đầy hơi hoặc tăng áp lực ổ bụng
  • Đau ở vùng bụng, vùng chậu
  • Cảm thấy chán ăn hoặc ăn mau no mặc dù ăn rất ít
  • Đi tiểu quá nhiều lần

Mặc dù đây chưa phải là triệu chứng chắc chắn báo hiệu bạn bị ung thư buồng trứng, nhưng nếu những dấu hiệu trên xảy ra trong một thời gian dài, khoảng vài tuần, bạn nên nghĩ tới căn bệnh nguy hiểm này và nên đi kiểm tra.

  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng

Có một số loại ung thư đã được chứng minh có thể di truyền như ung thư vú, đại tràng và buồng trứng. Nếu trong gia đình có người mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

  • Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng

Các nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, nhất là sau khi mãn kinh. Nếu người phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Phụ nữ béo phì

Người béo phì có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ khác, tỷ lệ phụ nữ béo phì tử vong do ung thư buồng trứng cao hơn đối với những người có cân nặng bình thường.

  • Phụ nữ chưa từng mang thai

Những phụ nữ đã sinh con ít có khả năng bị ung thư buồng trứng cao hơn so với những người chưa bao giờ sinh con.

Ung thư buồng trứng ít gặp ở người sử dụng thuốc tránh thai

  • Người sử dụng thuốc tránh thai

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ung thư buồng trứng ít xuất hiện ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai. Những phụ nữ dùng thuốc trong ít nhất 5 năm giảm một nữa nguy cơ mắc bệnh. Bởi cũng giống như khi mang thai, thuốc tránh thai cũng có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng rụng trứng ít hơn có thể bảo vệ  cơ thể chống lại ung thư buồng trứng.

  • Đã thắt ống dẫn trứng

Cũng giống như việc cắt bỏ buồng trứng, việc thắt ống dẫn trứng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Các chuyên gia sản phụ khoa thường khuyên những người có nguy cơ nên cắt buồng trứng và ống dẫn trứng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nhất là ở đã phụ nữ lớn tuổi, hoặc đã có tiền sử bệnh nào đó ở bộ phận này, bác sĩ thường tư vấn cắt bỏ để phòng  tránh mắc bệnh.

  • Chế độ ăn kiêng

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chế độ ăn uống có thể phòng được bệnh ung thư buồng trứng. Nhưng có bằng chứng chỉ ra rằng những phụ nữ có chế độ ăn ít chất béo ít có khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn. Hay ở những phụ nữ ăn nhiều rau, hoa quả, sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Ung thư buồng trứng diễn biến qua mấy giai đoạn?

Khi mắc bệnh ung thư buồng trứng, phẫu thuật là lựa chọn điều trị đầu tiên. Ngoài việc loại bỏ khối ung thư, nó còn có tác dụng giúp bác sĩ xác định chính xác giai đoạn của bệnh, hay ung thư đã di căn chưa.

Ung thư buồng trứng gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn I, tế bào ung thư xuất hiện ở một hoặc cả hai buồng trứng
  • Giai đoạn II, tế bào ung thư lây lan đến tử cung hoặc các cơ quan lân cận khác
  • Giai đoạn III, tế bào ung thư lan đến các hạch bạch huyết hoặc ở tử cung
  • Giai đoạn IV, tế bào ung thư lây lan đến các cơ quan xa như phổi hoặc gan

Như đã nói, ung thư buồng trứng là một dạng ung thư cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm, khả năng điều trị khỏi là vô cùng khả quan. Theo các nghiên cứu trên thế giới, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, tùy thuộc vào loại ung thư buồng trứng, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể đạt từ  90% – 98%. Như vậy, việc phát hiện sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh, muốn vậy đòi hỏi bản thân mỗi người phụ nữ phải có ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mình.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Triệu chứng và cách điều trị bệnh nhãn viêm giao cảm

Nhãn viêm giao cảm là tình trạng viêm màng bồ đào dạng tổ chức hạt xảy ra sau chấn thường xuyên hay phẫu thuật nội nhãn.

 Triệu chứng và cách điều trị bệnh nhãn viêm giao cảm

Triệu chứng của nhãn viêm giao cảm

Theo các chuyên gia bệnh học chuyên khoa, có 2 triệu chứng chính liên quan đến bệnh nhãn viêm giao cảm. Cụ thể:

– Triệu chứng chủ quan: Đau, sợ sáng, giảm thị lực.

– Triệu chứng khách quan xuất hiện trên cả hai mắt:

  • Cương tụ kết mạc.
  • Phản ứng tiền phòng nặng hai mắt, lắng đọng mỡ mặt sau giác mạc.
  • Các hạt không sắc trên lớp biểu mô sắc tố võng mạc (1/3 các trường hợp).
  • Dày hắc mạc.
  • Các dấu hiệu khác như: Phản ứng viêm dính mống mắt đồng tử, Tyndall tiền phòng và pha lê thể, bong võng mạc thanh dịch đa ổ, viêm phù gai thị.

Hướng điều trị nhãn viêm giao cảm theo cách chuyên gia

Có nhiều cách để điều trị nhãn viêm giao cảm, tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp điều trị khác nhau. Trong đó có những cách điều trị bạn nên biết như:

– Liệt thể mi: Atropin 1% 2-3 lần/ngày.

– Điều trị Corticoid: Corticoid nhỏ: Prednisolone acetate 1% mỗi 2 giờ 1 lần. Corticoid toàn thân:

  • Tháng thứ 1: 1-1,5 mg/kg/ngày (uống) hoặc 100 -200 mg/ngày (truyền tĩnh mạch) tùy mức độ viêm, thời gian điều trị tối đa là 1 tháng. Hoặc 1g/ngày x 3 ngày (tấn công) truyền tĩnh mạch trường hợp phản ứng viêm nặng, sau đó trở lại liều duy trì như trên
  • Tháng thứ 2 giảm liều corticoid, cho tới liều 15 mg/ ngày thì có thể dùng cách ngày, cứ 10 ngày là giảm 10%. Điều trị thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Cân nhắc liều lượng đáp ứng điều trị, nếu tái phát phải điều trị lại từ đầu.

Hướng điều trị nhãn viêm giao cảm theo cách chuyên gia

– Điều trị hỗ trợ: Calcium 1.500 Ul/ngày hoặc vitamin D 800 Ul/ngày.

– Điều trị ức chế miễn dịch:

  • Không đáp ứng với điều trị corticoid.
  • Bệnh tái phát khi giảm liều với liều duy trì Prednisone trên 10 mg.
  • Có các biến chứng nặng của corticoid.

– Thuốc điều trị cyclosporin A (CSA). Thuốc có tác dụng sau vài tuần nên cần phải kết hợp với corticoid.

– Nếu bệnh không đáp ứng với điều trị corticoid:

  • Neoral 2 mg/kg/ngày, phối hợp với prednisone 1 mg/1kg/ngày.
  • Nếu  bệnh  đáp ứng tốt, sau 4  đến  8  tuần  giảm  liều  nhanh và ngưng  corticoid. Sau 3 tháng giảm liều Neoral 0,5 mg/kg/ngày mỗi 4 đến 6 tuần.
  • Nếu bệnh không đáp ứng, tăng liều Neoral 5 – 7,5 mg/kg/ngày, sau đó giảm liều từ từ.

– Nếu bệnh tái phát khi đang giảm liều corticoid

  • Neoral 2mg/kg/ngày, phối hợp corticoid liều thích hợp (liều corticoid trước đó hoặc liều tấn công tùy mức độ nặng của bệnh). Sau 4 đến 8 tuần, giảm liều nhanh corticoid.
  • Khi đáp ứng tốt, sau 3 tháng giảm liều Neoral 0,5 mg/kg mỗi 4 đến 6 tuần.
  • Khi bệnh không đáp ứng, tăng liều Neoral 5 – 7,5 mg/kg/ngày, sau đó giảm liều từ từ.

Trong quá trình điều trị, các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học lưu ý đến người bệnh trong việc tự theo dõi huyết áp mỗi khi tái khám (thường tăng huyết áp tâm trương); Creatinin máu mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu tiên và mỗi tháng tiếp theo; Công thức máu, chức năng gan, Mg2+ mỗi 3 tháng.

Đối với những người trực tiếp khác cũng cần lưu ý: nhiễm độc thận ít khi xảy ra ở bệnh nhân trẻ dưới 30 tuổi, liều CSA thấp dưới 5 mg/kg/ngày, creatinin máu tăng dưới 30%. Vì vậy khi creatinin/máu tăng trên 30%, cần giảm liều CSA. Để chuẩn xác trong việc tìm ra đúng căn bệnh cũng như phương pháp điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hay các bác sĩ uy tín.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị chứng mù màu

Mù màu là sự thiếu hụt màu sắc có khả năng nhìn thấy được, gây khó khăn trong việc phân biệt một số màu nhất định. Trong đó nam giới mắc phổ biến hơn sơ với nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị chứng mù màu

Theo một thống kê trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người có vấn đề về nhận diện màu sắc. Điều này có thể thấy, đây là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay khiến người bệnh không phân biệt được hoặc không nhìn thấy một màu sắc nhất định. Đây là tình trạng di truyền ảnh hưởng đến cả nam và nữ, trong đó nam nhiều hơn nữ. Ngoài ra, thiếu màu đỏ – xanh là dạng mù màu phổ biến nhất.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh có nguyên nhân xuất phát từ đâu, cách điều trị như thế nào thì những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân gây mù màu

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nguyên nhân gây mù màu xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

– Mù màu xảy ra khi các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc không phản ứng thích hợp với các biến thể trong bước sóng ánh sáng cho phép mọi người nhìn thấy một mảng màu sắc.

– Các dạng mù màu được di truyền thường liên quan đến sự thiếu hụt trong một số loại tế bào nón hoặc sự vắng mặt hoàn toàn của những tế bào nón này.

– Rối loạn di truyền: Ở nam tình trạng mù màu bẩm sinh này thường xảy ra nhiều hơn phụ nữ. Thường là sẽ mất khả năng nhìn ra màu xanh, trong khi mù màu vàng thì hiếm gặp hơn. Bệnh có thể có ở các mức độ khác nhau như nhẹ, trung bình hoặc nặng. Cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng thường sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời.

– Biến chứng của bệnh: Nếu mắc bệnh như tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, nghiện rượu mãn tính, bệnh bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng có thể bị mù màu. Những bệnh này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng đôi khi bệnh ảnh hưởng đến cả hai mắt. Chứng mù màu có thể giảm nhẹ hoặc được phục hồi sau khi điều trị các bệnh trên.

– Một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc, chẳng hạn như một số loại thuốc để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý, rối loạn chức năng cương dương, nhiễm trùng.

– Lão hóa: Khả năng phân biệt màu sắc bị thoái hóa dần theo tuổi.

Bệnh mù màu là chứng di truyền ảnh hưởng cả nam và nữ

Điều trị chứng mù màu như thế nào?

Theo các trang Tin tức Y Dược trên thế giới, hiện nay chưa có cách nào điều trị bệnh mù màu và cũng không có cách nào chữa khỏi bệnh mù màu do di truyền. Đa số những người bị mù màu sẽ học cách thích nghi và sống chung với tình trạng này. Với một số người, rối loạn cảm nhận màu sắc chỉ gây ra những bất tiện nhỏ trong cuộc sống. Một số người có thể sống rất nhiều năm mà không biết rằng họ nhìn các màu sắc khác với những người khác. Họ chỉ được chẩn đoán là bị mù màu khi đã trưởng thành hoặc thậm chí không bao giờ được chẩn đoán là bị mù màu.

Cách mà người bệnh sống chung với bệnh mù màu có thể kể đến như:

  • Ghi nhớ thứ tự màu sắc của các đồ vật, ví dụ như ghi nhớ thứ tự màu sắc của đèn tín hiệu giao thông.
  • Có một người có thị lực nhìn màu bình thường để gắn nhãn cho quần áo hoặc sắp xếp quần áo hay các vật dụng khác cho người bệnh khi họ muốn kết hợp chúng với nhau.
  • Dùng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng được thiết kế riêng cho những người bị mù màu (để giúp những người này nhận diện được các màu sắc).

Mù màu khiến cuộc sống của không ít người bị đảo lộn, đặc biệt trong vấn đề tham gia giao thông. Theo đó việc học cách sống chung cũng như thực hiện chăm sóc mắt đúng cách, khám sức khỏe định kỳ kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp sẽ giúp người bệnh có thể có một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Lời khuyên hay cho bệnh nhân nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra những khó chịu ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lời khuyên hay cho bệnh nhân nhiệt miệng

Chắc chắn trong đời mỗi chúng ta đều từng ít nhất một lần bị nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến thói quen cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên những kiến thức về phòng trị còn rất mơ hồ đối với nhiều người. Theo đó, để có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này cũng như mang đến những thông tin hữu ích, chuyên trang Bệnh học đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia, đồng thời là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Hỏi : Thưa chuyên gia, khái niệm như thế nào về nhiệt miệng?

Trả lời

Trong y học hiện đại nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Các vết loét lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào mức độ xuất hiện trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Vết loét trong nhiệt miệng không xảy ra ở trên bề mặt môi và không có hiện tượng lây truyền giống như một bệnh lý hay gặp là herpex ở môi

Hỏi: Những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là gì thưa chuyên gia?

Trả lời

Những nguyên nhân nhiệt miệng có rất nhiều có thể kể đến như:

  • Những tổn thương nhỏ thương nhỏ xuất hiện trong khoang miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao, vô tình tự cắn vào má bên trong miệng
  • Sử dụng những loại thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua
  • Thiếu hụt các loại vitamin và khoảng chất như vitamin B-12, kẽm, folate (axic folic) hoặc sắt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng cũng là một trong những tác nhân gây ra viêm miệng
  • Chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây viêm màng não
  • Căng thẳng stress

Sử dụng nhiều cà phê là tác nhân gây nhiệt miệng

Hỏi: Khi bị nhiệt miệng, triệu chứng của bệnh biểu hiện như thế nào ?

Trả lời

– Xuất hiện các vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng trên niêm mạc miệng

– Xuất hiện cảm giác ngứa râm ran trong miệng.

Bên cạnh đó khi bệnh viêm miệng còn gây một số biến chứng như: Vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét, đau buốt, sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau đầu. Hiện có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng, tuy nhiên nữ có mức độ cao hơn so với nam giới.

Hỏi: Chuyên gia có thể cho độc giả biết được hướng điều trị nhiệt miệng hiện nay?

Trả lời

Nếu các bạn theo dõi chương mục Hỏi đáp Bệnh học thì chắc hẳn bạn đã biết sơ qua về cách điều trị bệnh này. Trên thực tế nhiệt miệng bình thường có thể tự khỏi mà không cần phải điểu trị gì cả.  Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện loét sâu và cảm thấy đau quá mức bệnh nhân cần phải :

  • Súc miệng liên tục bằng NaCl 0,9% có tác dụng sát khuẩn
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (folate, vitamin B6, vitamin B12, kẽm)
  • Kết hợp các dạng thuốc ở dạng kem, mỡ bôi nhiệt miệng (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide)
  • Thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng corticosteroid (dexamethasone).

Xúc miệng nhiều lần bằng nước muối để chữa nhiệt miệng

Hỏi: Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong nghề, chuyên gia có lời khuyên này giúp phòng trị nhiệt miệng không còn là vấn đề đáng sợ?

Trả lời

Để có thể hạn chế và phòng ngừa tình trạng bị nhiệt miệng, bạn nên

– Có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Không ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán, rượu bia và các chất kích thích . Những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Bổ sung các loại rau củ quả chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất

– Súc miệng thường xuyên bằng nước muối: Điều này gớp góp phần trong việc vệ sinh răng miệng, sát khuẩn vùng khoang miệng. Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng. Chú ý là nước muối nhạt (độ mặn tương đương nước mắt hoặc hơn một chút). Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Không dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.

– Đánh răng nhẹ nhàng và đúng cách: Vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.

– Đối với trẻ em: Không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Do đó việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là điều căn bản giúp bản thân khỏe mạnh hơn.

Cám ơn chuyên gia về buổi trò chuyện ngày hôm nay!

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Chuyên gia điều dưỡng cho biết những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn mỡ máu, tuy nhiên chúng ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để phòng ngừa và điều trị dứt điểm.

Chuyên gia điều dưỡng cho biết những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn mỡ máu có mấy loại?

  • Nguyên nhân tiên phát: Liên quan đến di truyền, tức là người bệnh bẩm sinh có sự khiếm khuyết về gen, dẫn đến thiếu lipoprotein, lipase để phân giải triglycerid, làm giảm thành phần này xuống hoặc bề mặt tế bào không tổng hợp đủ thụ thể LDL để tiếp nhận LDL và tiêu thụ nên làm giảm lượng cholesterol.
  • Nguyên nhân thứ phát: Do chế độ ăn uống (ăn quá nhiều mỡ động vật, uống quá nhiều rượu), do bị bệnh (tiểu đường kiểm soát kém, suy giáp, suy thận), do thuốc (thuốc lợi tiểu thiazid, glucocorticoid, chẹn beta, thuốc trị mụn trứng cá isotretionoid…).

Thường gặp những nguyên nhân nào gây rối loạn mỡ máu?

  • Chế độ ăn

Theo chuyên gia cho biết: Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể khiến mức cholesterol tăng cao. Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng. Thực phẩm đóng gói, đồ hộp chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao cũng có thể chứa hàm lượng chất béo cao. Ngoài ra còn có bơ thực vât, chất tạo xốp, bánh quy, và các loại snack. Nên có chế độ ăn phù hợp để cân bằng các chất giúp cơ thể hấp thụ tốt tránh bệnh tật.

  • Mức độ vận động

Tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khỏe. Nếu thiếu hoạt động thể chất sẽ làm tăng lipoprotein xấu (LDL – tăng khả năng bệnh tim), giảm HDL hoặc cholesterol tốt.

  • Cân nặng

Béo bụng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn tăng lượng triglyceride (một loại chất béo tự nhiên có trong mô động thực vật) và giảm lượng lipoprotein (HDl – một loại protein tốt bảo vệ tim), hoặc giảm cholesterol tốt.

  • Tuổi và giới tính

Sau tuổi 20, lượng cholesterol trong cơ  thể bắt đầu tăng. Ở nam giới, lượng cholesterol giảm sau tuổi 50. Còn ở phụ nữ, mức này giữ ở mức bình thường cho đến thời kỳ mãn kinh. Sau thời điểm này sẽ tăng cùng mức với nam giới.

  • Tiền sử gia đình

Và yếu tố cuối cùng đó là  nếu thành viên gia đình bạn có mức cholesterol cao, nguy cơ mắc phải của bạn cũng tăng cao theo gia đình.

  • Hút thuốc

Hút thuốc sẽ làm giảm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc ngay từ bây giờ.

  • Tình trạng sức khỏe chung

Nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường hoặc giảm hoạt động tuyến giáp có thể khiến lượng cholesterol tăng cao.

Nguồn: Bệnh học

Exit mobile version