Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh

Thời gian mưa bão nhiều cũng là thời điểm các mầm bệnh sinh sôi nảy nở chính vì vậy mà có rất nhiều bệnh thường gặp mà mọi người bên phòng tránh.

Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh

Những bệnh thường gặp vào mùa mưa

Bệnh sốt rét

Đây là bệnh nguy hiểm nhất vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh.

Để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng. Lưu ý khi ngủ, cần nằm màn để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi. Tốt nhất bạn nên dự trữ một số thuốc hạ sốt tại nhà để phòng tránh sốt đột ngột trong đêm. Chủ động loại trừ nơi sinh sản và cư trú của muỗi như nước tù, cây cối rậm rạp.

Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus.

Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước; thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn. Ngoài ra, đối với các bé, cần lưu ý việc phòng chống muỗi đốt cho trẻ, mặc quần áo dài tay, ngủ trong mùng kể cả ban ngày.

Các bệnh về da

Theo chuyên gia cho biết: Một trong những bệnh thường gặp vào mùa mưa, nhất là khi đường phố thường xuyên ngập nước, đó là các bệnh ngoài da như: nước ăn chân, viêm nang lông, mụn mủ trên da, viêm ké…

Để phòng tránh các căn bệnh này, người dân cần chú ý chọn lộ trình phù hợp tránh các con đường ngập nước. Khi làm công việc bắt buộc phải tiếp xúc với nước hoặc ra ngoài trời mưa, cần chuẩn bị sẵn áo mưa hoặc các đồ bảo vệ khác.

Cảm lạnh thông thường và cúm

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gặp phải ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra nhất trong mùa mưa. Bệnh dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virus cúm, bệnh lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh….

Biện pháp chủ yếu để phòng bệnh cúm là sử dụng vacxin cúm. Ngoài ra, chúng ta nên uống nhiều nước và bổ sung các vitamin và khoáng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh. Đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm virus A H5N1 thì cần cách ly bệnh nhân nghi ngờ và mang các phương tiện bảo hộ lao động (đi găng, đội mũ, khẩu trang N95, quần áo bảo hộ….), rửa tay khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Thường hay bị cảm cúm vào mùa mưa

Bệnh tiêu hóa

Tại thời điểm mưa bão mưa như hiện nay, cùng môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi…). Bệnh thường tự khỏi hoặc giảm. Điều quan trọng nhất là cần giúp người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với thể dục hàng ngày và có đời sống tinh thần thoải mái.

Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi…

Bệnh đau xương khớp, đau cơ

Cùng với mưa, lũ, gió lạnh, chuyển mùa, bệnh đau xương khớp, đau cơ cũng là bệnh hay gặp, nhất là ở những người đã có tiền sử bị bệnh. Trong những ngày mưa, thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.

Lời khuyên tốt nhất cho mọi người để phòng bệnh này trong mùa mưa đó là bạn nên luyện tập thể thao thường xuyên.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Nên cảnh giác khi có đốm trắng trên móng tay, móng chân

Trong dân gian thường gọi những đốm trắng trên móng tay là hạt gạo còn trong thuật ngữ khoa học là leukonychia và đây cũng chính là dấu hiệu nhận biết một số vấn đề sức khỏe của mình.

Nên cảnh giác khi có đốm trắng trên móng tay, móng chân

Nguyên nhân xuất hiện đốm trắng trên móng tay

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết một số nguyên nhân gaay nên tình trạng xuất hiện đốm trắng ở móng tay móng chân:

·        Thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu thì móng tay, móng chân sẽ trở nên cứng cáp chắc khỏe. Tuy nhiên, khi móng tay xuất hiện những đốm trắng có thể cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như kẽm, canxi, vitamin c và protein, kali và kẽm…

·        Nấm móng tay: Triệu chứng ban đầu của nấm móng là xuất hiện một vài đốm trắng nhỏ ở móng tay và càng ngày càng lan rộng khắp các móng tay và móng chân. Khi mắc bệnh, móng tay sẽ trở nên dày hơn và có kẽ hở ở dưới móng khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn.

·        Khô móng: Thói quen dùng nước rửa móng có cồn sau khi sơn móng tay của nhiều chị em phụ nữ rất dễ làm móng bị khô. Chính điều này là một trong những nguyên nhân xuất hiện đốm trắng trên móng tay.

Dấu hiện của một số bệnh nguy hiểm trong cơ thể

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra những dấu hiệu của bệnh như sau:

Một số ít trường hợp các đốm trắng xuất hiện trên móng tay sẽ là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Khi móng có màu vàng, dày, phát triển chậm, xuất hiện đốm trắng…có thể là cảnh báo phổi đang gặp vấn đề.

Khi chức năng của phổi bị suy kém sẽ làm cho nồng độ oxy trong máu giảm làm cho móng phát triển bất thường. Móng tay mọc càng dài thì các đốm trắng trên móng càng lớn dần lên và khiến móng dễ gãy hơn.

Đốm trắng trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Móng màu tím là cảnh báo nguy cơ các bệnh về tim mạch và móng có màu nửa trắng nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận.

Ngoài ra, các thói quen cắt khóe móng hay chỉ đơn thuần là những chấn thương nhẹ cũng có thể làm xuất hiện các đốm trắng trên móng tay.

 Biện pháp khắc phục bệnh đốm trắng móng tay và móng chân

Những biện pháp khắc phục bệnh đốm trắng móng tay và móng chân

  • Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể ngay khi thấy xuất hiện đốm trắng trên móng tay. Protein và canxi là hai thành phần quan trọng cấu tạo nên móng. Do vậy việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trên sẽ giúp móng chắc khỏe hơn và hạn chế tình trạng xuất hiện đốm trắng trên móng.
  • Một số thực phẩm giàu protein như cá hồi, cá ngừ, thịt bò nạc, đậu và các loại hạt. Canxi có nhiều trong sữa, rau cải ngọt, yến mạch, tôm, đậu phụ…
  • Chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, magiê bằng các thực phẩm quen thuộc có trong các bữa ăn hàng ngày như hàu, trứng, thịt cua, tép…
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào trong bữa ăn hàng ngày. Vitamin C có nhiều trong rau quả tươi như rau cải, rau thơm, mồng tơi, rau ngót và các loại trái cây họ cam, chanh.
  • Vì vitamin C dễ bị hòa tan nên bạn cần chú ý khi chế biến. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái nhỏ, chỉ cho vào nấu khi nước, dầu ăn đã sôi và ăn ngay sau khi chín để giảm tối đa tỷ lệ mất vitamin C.
  • Đối với trường hợp móng bị nấm, nhiễm trùng thì nên sử dụng bao tay, ủng cao su khi tiếp xúc với môi trường hóa chất.
  • Khi thấy móng tay, móng chân xuất hiện đốm trắng, có màu bất thường như tím tái, không đều màu kèm theo một trong các hiện tượng như chán ăn, mệt mỏi, đau ngực, mắt thâm quầng… thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Vì đó là những dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Mọi người cần chú ý đến thời điểm giao mùa để phòng bệnh

Thời điểm giao mùa cũng chính là lúc rất nhiều người dễ mắc bệnh đặc biệt là dị ứng thời tiết, dưới đây giảng viên Cao đẳng Y Dược hướng dẫn một số cách phòng tránh như sau.

Mọi người cần chú ý đến thời điểm giao mùa để phòng bệnh

Giảng viên Cao đẳng Y Dược hướng dẫn một số cách phòng tránh bệnh vào thời điểm giao mùa sắp tới

Kiểm tra định kỳ 

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Nấm mốc thường phát triển nhanh vào đầu mùa thu và do vậy thật khôn ngoan khi kiểm tra mọi khu vực trong nhà có nguy cơ ẩn chứa nấm mốc. 

Luôn thay thế những tấm thảm đã bị nước làm hỏng và ẩm ướt, cần đảm bảo những chiếc vòi nước nhà bạn không bị rò rỉ. 

Đừng biến ngôi nhà thành hộp kính 

Cần giữ độ ẩm trong nhà ở mức 50% hoặc ít hơn, tránh sự phát triển của nấm mốc và các bụi bẩn trong nhà nếu bạn có tiền sử bị dị ứng. 

Ở những phòng thấp như tầng hầm có thể là một trở ngại, khó khăn, trong trường hợp này sử dụng mái giảm độ ẩm là lý tưởng nhất. 

Chú ý độ ẩm trong nhà 

Bạn có thể mua dụng cụ tạo và hút ẩm để giữ độ ẩm ở mức thích hợp và giảm thiểu các triệu chứng dị ứng. 

Đồng thời cũng nên kiểm tra ảnh hưởng của mức hơi ẩm do cây cảnh trong nhà gây ra, đặc biệt trong phòng ngủ.

Chú ý tới chất chống dị ứng 

Nếu bạn bị dị ứng với các chất dị ứng ở trong nhà, nên phủ lên gối và đệm lớp chống dị ứng.  

Một nghiên cứu gần đây của nước Anh cho biết “hạn chế thời gian sử dụng giường vào ban ngày” sẽ giảm lượng đáng kể bụi bẩn, nấm mốc ở giường. 

 

Mọi người nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh

Có kế hoạch hoạt động ngoài trời 

Nên lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoan và các vật ẩm mốc – nguồn dị ứng phổ biến. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt. 

Vệ sinh máy điều hòa 

Chỉ sử dụng máy điều hòa khi cần thiết và đừng quên vệ sinh máy. 

Giữ nhà cửa thoáng sạch  

Đời sống tình dục cũng có thể bị ảnh hưởng nếu tình trạng dị ứng không được kiểm soát tốt. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng có hơn 80% các cặp đôi thừa nhận có những ảnh hưởng tiêu cực của dị ứng đối với đời sống tình dục cũng như giấc ngủ. Do vậy, luôn đảm bảo các vật dụng sạch sẽ và cửa nhà thoáng cũng là cách giảm nguy cơ dị ứng, nâng cao đời sống tình dục. 

Thuốc chống dị ứng 

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng bằng thuốc chống dị ứng. Cũng nên đi kiểm tra để được kê thuốc khi dị ứng da, giúp hạn chế đến mức tối đa các triệu chứng dị ứng khó chịu. 

Không để các chất gây kích ứng trong nhà 

Tránh để các chất gây kích ứng trong nhà như các sản phẩm tẩy rửa, vật dụng gia đình, nhà vệ sinh nếu gia đình có người bị bệnh dị ứng và hen suyễn. Tốt nhất nên có thiết bị thông gió ở trong nhà. 

Chú ý chất liệu sàn nhà 

Sàn nhà tốt nhất là sàn bằng gỗ, có vải sơn lót sàn nhà và sàn bằng đá lát. Nếu sàn nhà bạn trải thảm nên sử dụng máy hút bụi chân không phù hợp.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Trị hôi nách, hôi chân bằng Cà chua liệu bạn đã biết?

Cà chua là một loại cây ăn quả không còn mấy xa lạ với chúng ta được sử dụng vào vô số các đồ ăn, thức uống khá được yêu thích. Tuy nhiên ít ai có thể nghĩ rằng có thể sử dụng Cà chua như một vị thuốc Đông Y để trị hôi nách và hôi chân.

    Trị hôi nách, hôi chân bằng Cà chua liệu bạn đã biết?

    Điều trị chứng hôi chân bằng Cà chua

    Hôi chân được xem là một chứng bệnh gây nhiều rắc rối và thường gặp ở rất nhiều người. Khi mắc phải phải căn bệnh này đôi chân của người bệnh sẽ có mùi hôi rất khó chịu. Theo chia sẻ của Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện tại đang giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết rằng mùi hôi chân được tạo ra bởi nhiều nhiều yếu tố khác nhau. Từ quá trình hoạt động của bạn hàng ngày, những hoạt động quá mức sẽ làm tuyến mồ hôi của bạn tiết ra nhiều hơn so với mức bình thường, khi mồ hôi bị giam kín trong giày sẽ gây nên mùi hôi này. Bạn cũng có thể bị nấm, do di truyền hay lây bệnh từ nơi công cộng. Ngoài ra, nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn không hợp lí cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Để giúp các bạn đọc có thể đẩy lùi cũng như tránh xa được căn bệnh hôi chân, dưới đây là hai cách trị hôi chân đơn giản bằng cà chua mà các bạn có thể tham khảo như sau:

    • Cách 1: Trong cà chua có các thành phần chính là Vitamin E, Lycoben, Kali, Sắt…Và lượng lớn chất chống oxy hóa giúp khử mùi hiệu quả. Cùng với đó cà chua còn cung cấp chất dinh dưỡng , nuôi dưỡng đôi chân bạn luôn được mềm mại, khỏe mạnh. Để khử được mùi hôi ở chân, bạn hãy ngâm chân trong nước ép cà chua trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng rồi rửa lại bằng nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ.
    • Cách 2: Bạn có thể sử dụng những lon cà chua nấu sẵn có bán tại các siêu thị sử dụng để trị mùi hôi cho chân. Pha từ 2 đến 3 lon cà chua nấu sẵn vào bồn nước và ngâm chân trong khoảng 15 phút sẽ giúp khử mùi hôi chân hiệu quả. Kiên trì áp dụng các cách trên kết hợp với giữ vệ sinh đôi chân luôn sạch sẽ, đi giầy tất có chất liệu phù hợp và đúng cách để khử mùi hôi chân một cách hiệu quả nhất.

    Cà chua được trồng khá nhiều ở nước ta

    Đánh bay mùi hôi nách bằng Cà chua

    Như các bạn thấy đấy mùi hôi cơ thể phát ra là không chỉ riêng chị em mà cả đấng mày râu cảm thấy mất tự tin, ngượng ngùng trước đám đông, làm ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống của chúng ta. Để có thể đánh bay mùi hôi khó chịu này bạn sẽ chọn những quả cà chua chín đều, còn tươi sau đó đem rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo chúng ta sẽ xoay thành nước ép, pha với nước ấm với tỉ lệ bằng nhau. Vệ sinh vùng nách bằng cách dùng một chiếc khăn sạch thấm ướt sau đó lau vào vùng nách. Sau đó lăn hỗn hợp vừa tạo được vào vùng nách khoảng từ 5 đến 20 phút. Các bạn có thời gian thì càng để lâu thì càng có tác dụng hơn. Một tuần các bạn cần thực hiện từ 2 lần đều đặn. Với cách này các bạn cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài các bạn sẽ thấy tác dụng hiệu quả.

    Hi vọng qua bài viết điều trị chứng bệnh hôi chân và hôi nách bằng cà chua từ chia sẻ của các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ phần nào giúp các bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về công dụng tuyệt vời của quả cà chua trong việc điều trị bệnh và cũng như bỏ túi cho bản thân những kiến thức cơ bản trong việc phòng và điều trị căn bệnh hôi chân và hôi nách đầy phiền phức này.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Chữa sỏi mật bằng quả sung mà bạn chưa biết?

    Quả sung không chỉ là loại quả ăn bình thường mà nó còn có công dụng điều trị bệnh sỏi mật nguy hiểm an toàn và hiệu quả.

    Chữa sỏi mật bằng quả sung mà bạn chưa biết?

    Bệnh sỏi mật là bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta

    Theo chuyên mục tin tức Bệnh học được biết: Sỏi mật là một trong những bệnh tiêu hóa gây nên vì sự xuất hiện của sỏi sắc tố mật hoặc sỏi cholesterol. Đặc biệt đây cũng là một bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ nó có thể dẫn tới nhiễm khuẩn gan mật hoặc dẫn tới những biến chứng có thể gây tử vong. Không chỉ có thế mà việc điều trị bệnh sỏi mật cũng khá là khó khăn bởi lẽ tỷ lệ tái phát thường rất cao khoảng từ 30 tới 50%.

    Ở trong dân gian đang lưu truyền phương pháp dùng quả sung chữa sỏi mật và sỏi thận, đây được coi là một phương pháp chữa bệnh vừa hiệu quả, lại vừa rẻ tiền mà tất cả các bệnh nhân đều có thể áp dụng. Điểm đặc biệt của bài thuốc này chính là giúp làm tan sỏi mà không cần phải thực hiện phẫu thuật và giúp loại bỏ sỏi mật hoàn toàn.

    Quả sung với những bài thuốc đánh tan bệnh sỏi mật

    Quả sung chữa sỏi mật như thế nào?

    Trái sung có rất nhiều ở các vùng quê, chúng mang vị ngọt, tính bình, có công dụng tiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng giải độc. Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trái sung có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm, bên trong có chứa axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch, giàu phenol. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong trái Sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali… và một số vitamin như C, B1… Đặc biệt, trái sung phơi khô cũng là một trong những nguyên liệu rất hiệu quả trong việc trị các bệnh sỏi.

    Bài thuốc: Sử dụng 250g sung, đem bổ thành miếng và sao cho khô, tiếp đến là đem sung sắc cùng với 4 bát nước để còn lại 1 bát nước và uống trong ngày.

    Đối với những bệnh nhân bị sỏi mật nhỏ và bệnh nhẹ thì cần cần áp dụng bài thuốc này từ 2 đến 3 tháng là tan sỏi. Còn với những bệnh nhân bị sỏi mật nặng thì khi dùng bài thuốc cũng đã bắt đầu có kết quả. Để có thể giúp bài thuốc phát huy được tác dụng hiệu quả thì bạn có thể tiến hành đi siêu âm trước khi áp dụng.

    Bài thuốc chữa sỏi thận và thận ứ nước: Dùng 50g sung khô, hoa actisô, nhân trần, kê nội kim lá vọng cổ mỗi loại 10g, râu ngô và diệp hạ châu, cam thảo mỗi loại 8g, bạch truật và nghệ vàng mỗi loại 12g, đảng sâm 20g. Cho tất cả những nguyên liệu này cho vào ấm sắc cùng với 5 lát gừng tươi và 5 bát nước, đun cho tới khi còn 2 bát nước thì đem chắt ra. Tiếp tục đun thêm 2 lần nữa và mỗi lần bạn lấy 1 bát nước. Đem trộn cả 3 lần lại và cô lại thành 2 bát rồi chia đều uống trong ngày.

    Chỉ cần áp dụng liên tục từ 25 đến 30 thang. Nếu như hết sỏi thì phải nghỉ một tháng sau đó uống tiếp 5 thang nữa để kết quả được tốt nhất.

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Cùng ngủ ngon với vị thuốc dân gian

    Nếu bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, nhưng không muốn dùng thuốc do sợ tác dụng phụ, hãy thử dùng những “vị thuốc” dân dã dưới đây.

    Cùng ngủ ngon với vị thuốc dân gian

    Nhóm nguyên nhân gây mất ngủ

    • Nhóm mất ngủ do sinh hoạt gồm dùng chất kích thích (thuốc lá, cà phê…), ăn nhiều nặng bụng, rối loạn lịch thức ngủ, căng thẳng lo âu, phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
    • Nhóm mất ngủ do nguyên nhân thực thể gồm: dùng thuốc (thuốc chứa cafein, corticoide, thuốc lợi tiểu), có bệnh (đau đầu do viêm xoang hay tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng hay zona…), loạn tâm thần, trầm cảm.

    Về nguyên tắc điều trị, cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc… Người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

    Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ. Dùng thuốc ngủ kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh.

    Cùng tìm hiểu những vị thuốc giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn

    Những vị thuốc giúp bạn ngủ ngon hơn

    Trong Y học cổ truyền có những vị thuốc đem đến cho mọi người giúp giấc ngủ ngon hơn để có sức khỏe tràn trề cho ngày mai thức dậy như sau:

    Táo chua

    Tinh dầu trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần. Chỉ cần 50g hạt táo chua, giã nhỏ, đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút, uống hàng ngày trước khi đi ngủ, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

    Nhãn

    Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.

    Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Bạn nên dùng món này mỗi ngày trước khi đi ngủ 30 phút.

    Hoa loa kèn

    Hoa có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Nếu dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

    Hấp chín 200g hoa bách hợp, cho thêm một lòng đỏ trứng gà và 50g đường phèn rồi trộn đều. Sau đó, tiếp tục hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Bạn nên dùng nóng trước khi đi ngủ một tiếng.

    Táo đỏ

    Dùng 200g táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. Bạn có thể dùng nước này thay nước uống hàng ngày, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.

    Quế, hạt sen

    Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh chế biến từ hai thực phẩm này: Lấy 10g quế khô trộn với 100g hạt sen tươi và 300ml nước, nấu kỹ thành canh. Tùy theo sở thích, bạn có thể cho thêm một chút đường phèn.

    Đậu xanh

    Dùng 50g đậu xanh và 10g đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Khi ăn, bạn có thể cho thêm một chút sữa. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Những mẹo hay cho giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày bạn nên biết

    Tình trạng khó ngủ đã kéo dài trong một khoảng thời gian điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt bình thường cũng như công việc của bạn, vậy làm sao để giải quyết vấn đề nan giải này?

    Những mẹo hay cho giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày bạn nên biết

    Những phương pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu, ngon và tạo năng lượng cho ngày mai

    Chỉ lên giường đi ngủ khi thật sự buồn ngủ

    Nếu bạn nằm quá lâu trên giường mà vẫn chẳng thể chợp mắt được thì hãy dứt khoát đứng lên làm việc khác. Làm vài hoạt động nhẹ nhàng đến khi mắt díu lại, lúc đó hãy quay về giường. 

    Tắt hết đèn

    Để có một giấc ngủ dài và ổn định thì đòi hỏi bạn phải ở trong điều kiện tối hoàn toàn. Hãy chắc chắn bạn đã đóng hết cửa sổ, kéo hết rèm và tắt hết điện. 

    Không lạm dụng thuốc ngủ

    Chuyên gia sức khỏe Nguyễn Thị Hồng công tác tại Trung cấp Dược – Trường Cao đẳng Y Dược cho biết: Lạm dụng thuốc ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến nhờn thuốc và phải dùng liều cao hơn. Điều này không chỉ nguy hiểm đến tình trạng giấc ngủ mà còn nguy hiểm đến cả tính mạng con người nữa. Cứ thư giãn đầu óc, không nghĩ nhiều nữa là bạn sẽ dần dần chìm vào giấc ngủ, nhanh thôi.  

    Thoát khỏi những tiếng ồn

    Tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng xe chạy vèo vèo, hay như tiếng nước nhỏ giọt thôi cũng đủ để bạn phát điên khi chuẩn bị đi ngủ rồi đúng không? Hãy chuẩn bị miếng bịt tai, đóng chặt cửa để khắc phục tình trạng này. Nếu không được nữa bạn có thể đeo tai nghe và mở những bài nhạc nhẹ nhàng. Dù đây cũng là một dạng tiếng động nhưng là loại âm thanh tốt, hỗ trợ đi vào giấc ngủ (đương nhiên bạn phải chọn đúng loại nhạc). 

    Hạn chế tình trạng ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

    Không ăn uống gần giờ đi ngủ

    Một bữa ăn thịnh soạn, no căng cả bụng sẽ chính là cách để giết chết giấc ngủ của bạn đấy. Bụng nặng sẽ khiến dạ dày bạn phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hoá. Ai mà ngủ được với cái bụng ấm ách căng phè đúng không nào?

    Không ăn, uống các loại đồ có caffeine 4 giờ trước khi đi ngủ

    Cà phê trà, coca cola, socola hay tất cả các loại đồ có chứa caffeine sẽ khiến bạn trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.

    Tránh uống rượu vào đêm muộn

    Uống rượu có thể làm bạn say và buồn ngủ. Nhưng các chất phân huỷ trong rượu sẽ khiến cơ thể bạn bị kích thích. Hậu quả để lại vào buổi sáng hôm sau thì chắc hẳn ai cũng biết rồi. 

    Có lịch trình riêng cho giấc ngủ

    Bạn nên ngủ vào những giờ cụ thể và thức dậy cũng đúng giờ cụ thể. Giữ đồng hồ sinh học hoạt động chuẩn thì bạn sẽ không gặp rắc rối với chất lượng giấc ngủ của mình. 

    Đừng ngủ trưa quá dài

    Chắc hẳn bạn đã từng cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi ngủ từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều đúng không nào? Thậm chí còn bị mất khái niệm về thời gian, không biết là sáng hay trưa chiều nữa. Chợp mắt 15 phút, nửa tiếng là tốt, nhưng đừng biến giấc ngủ trưa thành giấc ngủ buổi tối.

    Nguồn: Bệnh học

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Bài thuốc hạ mỡ máu bằng y học cổ truyền

    Mỡ máu bao gồm 4 thành phần: cholesterol, triglyceride, phospholipid và axit béo tự do chính vì vậy khi chỉ số của các thành phần cao lên vượt bậc thì lúc đó bạn đang rơi vào tình trạng mỡ máu cao.

    Bài thuốc hạ mỡ máu bằng y học cổ truyền

    Một số bài thuốc hạ mỡ máu bằng Y học cổ truyền

    Mỡ máu bao gồm 4 thành phần: cholesterol, triglyceride, phospholipid và axit béo tự do. Khi chỉ số 4 thành phần này cao hơn chỉ số cho phép gọi là mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ. Có nhiều cách điều trị, dưới đây mách bạn  một số bài thuốc hạ mỡ máu bằng Y học cổ truyền như sau:

    • Bao gồm những thành phần: Gừng, tỏi, giấm táo, mật ong.
    • Cách làm đơn giản: Gừng rửa sạch cạo vỏ, tỏi bóc vỏ sạch. Tùy theo số lượng cần làm, cứ 2 phần tỏi và 1 phần gừng.
    • Cho 2 vị này vào xay nhuyễn, sau đó cho dấm táo vào đun sôi để nguội. Giấm có tỷ lệ cứ 300g gừng tỏi thì dùng 300ml dấm táo.
    • Khi dùng mỗi ngày 2 thìa cà phê trộn thêm 2 thìa mật ong, uống làm 2 lần trong ngày.

    Theo Y học cổ truyền thì trong sách cổ, gừng tươi gọi là sinh khương, gừng khô gọi là can khương. Gừng có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng phát tán phong hàn, ôn trung làm hết nôn, tiêu đờm, thải độc.

    Nên có chế độ ăn uống hợp lý để giảm tình trạng mỡ máu cao

    Củ tỏi chữa hạ mỡ máu:

    Tỏi vừa là gia vị, là vị thuốc kháng sinh thảo dược. Tỏi có vị cay tính ôn, hơi có độc. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đởm, hạ mỡ máu, hạ huyết áp.

    Giấm táo chữa hạ mỡ máu:

    Giấm ngâm với táo mèo, có tên là sơn tra. Sơn tra có vị chua, ngọt, tính ôn. Chủ yếu tác dụng cho tiêu hóa và mạch  máu, tiêu mỡ máu, tiêu mỡ phủ tạng, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra sơn tra còn phá được sự tích tụ dư thừa trong cơ thể, hành khí, hoạt khí. Đặc biệt giấm táo tất tốt cho tim và chống xơ vữa động mạch.

    Mật ong chữa hạ mỡ máu:

    Từ thời xa xưa thì mật ong đã là một vị thuốc bổ. Mật ong có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tâm, tỳ, phế, vị và đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, hạ mỡ máu. Chữa loét dạ dày, tá tràng, an thần, chữa ho khan và một số bệnh về thần kinh.

    Lời khuyên cho mọi người: Ngoài uống những vị thuốc này mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý tăng cường các loại rau xanh và hoa quả. Giảm bớt các món chiên xào, tăng các món hấp và luộc. Hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng và thức ăn có nhiều đạm. Tập thể dục thường xuyên, tiêu hao năng lượng để giảm cân. Kiên trì uống thuốc 3-6 tháng.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Chuyên gia chia sẻ nguyên nhân và cách xử trí chảy máu mũi

    Chảy máu mũi là cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng chảy máu mũi không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh thường đến trong tình trạng khẩn cấp, do đó cần nhận định nhanh, xử trí cầm máu kịp thời.

      Chuyên gia chia sẻ nguyên nhân và cách xử trí chảy máu mũi

      Chảy máu mũi hay gặp ở?

      Theo trang Bệnh học thì chảy máu mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn ở lứa tuổi trên 40, nam gặp nhiều hơn nữ. Chảy máu mũi thường gặp ở mùa khô do độ ẩm giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

      Chảy máu mũi trước thường gặp hơn (95%) trong đó 90% ở điểm mạch Kiesselbach và hay gặp ở người trẻ tuổi.

      Phân loại chảy máu mũi?

      Đánh giá mức độ chảy máu:

      • Chảy máu nhẹ: máu chảy ít, chảy nhỏ giọt, số lượng ít hơn 100ml, thường ở điểm mạch và tự cầm.
      • Chảy máu vừa: máu chảy thành dòng ra ngoài cửa mũi hoặc chảy xuống họng, số lượng từ 100-200ml, toàn trạng ít ảnh hưởng.
      • Chảy máu nặng: máu thành dòng, chảy nhiều kéo dài, tái diễn nhiều lần bệnh nhân có thể ở trong trạng thái kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi, môi mặt xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, số lượng máu mất nhiều hơn 200ml.

      Đánh giá vị trí chảy máu:

      • Chảy máu ở điểm mạch Kesselbach: chảy máu ít, có xu hướng tự cần, thường gặp viêm tiền đình mũi, ở trẻ em hay ngoáy mũi.
      • Chảy máu mao mạch: toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu, gặp ở những bệnh nhân bị bệnh về máu như bệnh ưa chảy máu, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn…
      • Chảy máu động mạch: chảy máu ở động mạch sàng trước, động mạch sàng sau, động mạch bướm khẩu cái… chảy máu nhiều không tự cầm, thường chảy ở sâu và cao.

      Nguyên nhân chảy máu mũi?

      Nguyên nhân tại chỗ:

      • Do viêm nhiễm tại chỗ: viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật…
      • Do khối u:

      + U lành tính: polype mũi thể chảy máu, u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng.

      + U ác tính: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi.

      • Do chấn thương: chấn thương mũi đơn thuần như gãy xương chính mũi, gãy sụn vách ngăn hay chấn thương vùng mặt gây vỡ xoang hàm, võ xoang trán hoặc gãy xương hàm trên theo kiểu Lefort I, II, III… hoặc chấn thương sọ não.
      • Sau phẫu thuật tai mũi họng-hàm mặt: các phẫu thuật ở hốc mũi và hàm mặt đều có thể gây chảy máu mũi.

      Viêm mũi xoang cấp cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi

      Nguyên nhân toàn thân:

      • Bệnh nhiễm khuẩn nặng: cúm, thương hàn, sốt xuất huyết…
      • Bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, suy tủy, rối loạn đông máu.
      • Bệnh di truyền: bệnh Osler-Weber-Rendu, Von Willebrand.
      • Bệnh tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
      • Suy chức năng gan, thận, xơ gan.
      • Nội tiết: chảy máu trong thời kì kinh nguyệt, trong thời kì mang thai, u tế bào ưa crome, rối loạn nội tiết tang trưởng ở trẻ trai.

      Vô căn: 70% bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn.

      Cách xử trí chảy máu mũi?

      Nguyên tắc xử trí chảy máu mũi:

      • Phải nhanh chóng cầm máu tại chỗ làm ngưng chảy máu.
      • Phải đảm bảo lưu thông đường thở.
      • Hồi sức kịp thời bù đắp khối lượng tuần hoàn và sẵn sàng truyền máu khi cần thiết.
      • Giải quyết các nguyên nhân chảy máu mũi.

      Điều trị tại chỗ: cầm máu tại chỗ cần thực hiện theo các bước sau:

      • Đè ép cánh mũi vào vách mũi: dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn. Áp dụng khi chảy máu ít.
      • Dung dịch cầm máu: dùng bông tẩm dung dịch éphedrin 1-3% đè lên chỗ chảy.
      • Đốt bằng Hạt trai Nitrat Bạc: hữu dụng khi đốt bề mặt vách mũi trước, chỉ đốt vị trí chảy mũi cho đến khi màu xám xuất hiện, tránh đốt cả 2 phía vách ngăn vì có thể gây thủng.
      • Nhét mechè mũi trước.
      • Nhét mechè mũi sau.
      • Nội soi cầm máu.
      • Nút mạch: nếu các biện pháp trên không hiệu quả.
      • Thắt động mạch: nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể thắt các động mạch sau: động mạch cảnh ngoài, động mạch hàm trong, động mạch sàng trước, dộng mạch sàng sau.

      Điều trị toàn thân:

      • Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để nhổ máu ra.
      • Truyền dịch nếu có trụy mạch tụt huyết áp.
      • Truyền máu nếu Hct hạ dưới 30%, truyền máu là một biện pháp tích cực, đặc biệt trong trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi hoặc hồng cầu khối đồng nhóm.
      • Kháng sinh: để phòng xuất tiết ứ đọng sẽ gây viêm nhiễm ở mũi và các bộ phận kế cận.
      • Thuốc đông máu: làm tang vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như Adrenoxyl… hoặc trực tiếp làm dông máu như vitamin K.

      Điều trị nguyên nhân: Theo bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị.

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Sau khi mắc bệnh viêm tai giữa biến chứng để lại có nguy hiểm không?

      Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm nhiễm trong tai , được chia thành 2 loại chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính.

      Sau khi mắc bệnh viêm tai giữa biến chứng để lại có nguy hiểm không?

      Viêm tai giữa là triệu chứng viêm nhiễm vùng trong tai gây ra những biểu hiện suy giảm thính lực tạm thời, đau rát, chảy mũ… Trong đó viêm tai giữa cấp tính là triệu chứng phân loại của viêm tai giữa, thường gặp nhiều ở trẻ em do cấu trúc tai chưa được hoàn thiện, nhiễm khuẩn đường hô hấp, cụ thể trong giai đoạn người bệnh bị cảm cúm, sởi, bạch hầu… kéo dài.

      Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa cấp là gì?

      Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa cấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ em do cấu tạo tai chưa được hoàn thiện như người lớn, trong khi đó viêm tai giữa cấp ở người lớn lại do những nguyên nhân viêm nhiễm, môi trường xung quanh, vệ sinh cá nhân… Cụ thể:

      • Do cấu trúc tai của trẻ, vòi nhĩ nồi hòm nhĩ và mũi họng của trẻ nằm ngang và ngắn hơn của người lớn, vi khuẩn thường dễ lây lan và phát triển bệnh.
      • Hệ thống niêm mạc của người bị viêm tai giữa cấp khá nhạt cảm, dễ tiết dịch do phản ứng với một số chất gây dị ứng, khiến dịch ngày càng ứ đọng nhiều trong tai gây viêm tai.
      • Khi tắm nước chảy vào trong tai và ứ đọng bên trong, hoặc khi bơi lội tại những nơi có nguồn gốc không được sạch khiến các loại khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong.
      • Đối với người lớn, một số trường hợp viêm tai giữa lúc nhỏ và chưa được điều trị triệt để khiến bệnh biến chứng thành viêm tai giữa mãn tính.
      • Thường dùng những vật cứng, vật nhọn đưa vào trong tai làm tai bị tổn thương.
      • Viêm tai ngoài và lây lan vào viêm tai giữa, cùng những biến chứng của một số bệnh về viêm mũi, viêm xoang.

      Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa cấp là gì?

      Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những biến chứng bệnh viêm tai giữa cấp  như sau:

      Viêm tai giữa cấp thể hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau ở cả trẻ em và người lớn.

      • Đối với trẻ nhỏ:

      Dịch trong tai xuất hiện và đọng lại nhiều ở bên trong, tạo áp lực lên tai gây đau tai, khiến trẻ thường kéo tai, giật thùy tai, khả năng nghe kém và la khóc nhiều.

      Trẻ nhỏ hơn sẽ thấy có những biểu hiện ở tư thế nằm thay đổi, tư thế nằm bú không ổn định do những cơn đau từ sự thay đổi áp suất trong tai giữa khiến trẻ khó bú, khó ngủ, ăn ít…

      Áp suất của dịch đọng trong tai quá mạnh và không được lấy ra kịp thời khiến màng nhĩ bị thủng, rò rỉ dịch tai vào sâu bên trong.

      Một số triệu chứng bên ngoài là sốt, nôn ói, mệt mỏi, chóng mặt.

      • Đối với người lớn:

      Tương tự như trẻ nhỏ khi có những biểu hiện nôn, sốt, đau nhức tai, dịch chảy nhiều và thính lực giảm.

      Bệnh viêm tai giữa cấp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

      Biến chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa cấp?

      Viêm tai giữa ban đầu là một triệu chứng có thể tự chữa tại nhà nếu được phát hiện sớm. Tuy vậy đối với tình trạng viêm tai giữa kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng:

      • Suy giảm thính lực, khiếm thính:

      Viêm tai giữa thường xuyên khiến khả năng nghe giảm dần, tai bị nhiễm trùng dai dẳng và luôn xuất hiện dịch mủ trong tai chèn ép gây thủng màng nhĩ, dẫn đến mất thính giác hoàn toàn.

      • Chậm nói, kém phát triển ở trẻ nhỏ:

      Đối với trẻ nhỏ, do những ảnh hưởng gián đoạn khả năng nghe trong thời gian dài khiến trẻ có thể bị hạn chế khả năng nói trong giai đoạn đến tuổi học bói, cũng như suy giảm những kỹ năng khác nếu tình trạng kéo dài.

      • Nhiễm trùng tai lây lan rộng:

      Viêm tai giữa là một biểu hiện nhiễm trùng và không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng sang các mô lân cận. Gây thiệt hại cho xương và hình thành các u chứa mủ.

      Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh viêm tai giữa cấp?

      • Cần thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, giữ sạch và làm ấm vùng tai mũi họng khi nhiệt độ hạ thấp.
      • Hạn chế ngoáy sâu vào trong tai, tác động đến màng nhĩ gây thủng màng nhĩ.
      • Không tắm, bơi lội ở những khu vực nhiều nước bẩn, tránh để nước đọng trong tai lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn phát sinh gây nhiễm trùng.
      • Thường xuyên kiểm tra tai của trẻ nhỏ để có thể theo dõi tình trạng vệ sinh tai của trẻ.

      Viêm tai giữa cấp thủng màng nhĩ là một trong những biến chứng viêm tai giữa cấp nguy hiểm. Phát hiện và điều trị viêm tai giữa cấp kịp thời để tránh gây ra những biến chứng, cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng của triệu chứng đến cuộc sống.

      Nguồn: Bệnh học

      Exit mobile version