Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Khi mắc bệnh sỏi thận chúng ta cần lưu ý gì ?

Sỏi thận có thể gây những biến chứng nguy hiểm do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy chúng ta nên lưu ý những điều gì khi mắc bệnh sỏi thận.

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, sỏi thận được hình thành bởi các chất khoáng có trong nước tiểu, lắng đọng lại lâu ngày kết tụ lại tạo thành sỏi thận.

Là một bệnh thường gặp, đối với những viên sỏi nhỏ thì có thể tự ra ngoài theo đường nước tiểu, còn những viên sỏi lớn thì sẽ tụ lại ở trong thận. Theo thời gian các viên sỏi sẽ càng lớn hơn và gây tắc đường tiết niệu làm suy giảm chức năng của thận và có khả năng lớn gây ra suy thận. Và sỏi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

Khi mắc bệnh sỏi thận chúng ta cần lưu ý gì ?

Suy thận cấp và mạn tính

Những trường hợp hai quả thận của bệnh nhân đều bị suy cùng một lúc dẫn đến tình trạng không có một giọt nước tiểu nào trong bàng quang, kéo dài trong vài ngày bệnh nhân có thể bị tử vong. Việc nhiễm trùng và bị ứ nước lâu ngày người bệnh có thể bị hủy hoại nhu mô thận.

Mất khoảng 50% đơn vị thận người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường, nhưng nếu mất 75% đơn vị thận tình trạng bị suy thận sẽ xuất hiện. Lúc này người bệnh phải dùng các biện pháp tốn kém để duy trì tính mạng như chạy thận hay ghép thận.

Nhiễm trùng niệu đạo

Niệu đạo là nơi các vi trùng tập trung và phát triển nên các viên sỏi nằm trong hệ niệu sẽ gây ra nhiễm trùng. Với những trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là đau lưng, tiểu dắt, xét nghiệm nước tiểu có thể thấy bạch cầu đơn nhân hoặc đa nhân. Những trường hợp nhiễm trùng nặng hơn thì người bệnh có thể sẽ bị đi tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu người bệnh vừa bị tắc đường nước tiểu và nhiễm trùng thì thận có thể bị ứ mủ hoặc hóa mủ (viêm mủ bể thận).

Bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện sớm dẫn đến bị nhiễm trùng thì việc chữa bệnh sỏi thận sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thời gian kéo dài. Các bác sĩ chỉ dám đặt ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài, chờ sau khi tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn thì mới có thể điều trị tiếp.

Tắc đường nước tiểu

Các viên sỏi được hình thành  trong đường nước tiểu như: bể thận, đài thận đều có thể rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra tắc đường nước tiểu. Trong khi đó, niệu đạo sẽ cố gắng co bóp mạnh để tống các viên sỏi ra khỏi chỗ bị tắc nghẽn. Việc này sẽ tạo ra những cơn đau quặn thận tại những vùng như mạng sườn, hông và có thể lan tỏa tới tận háng. Ngoài ra, sỏi thận còn gây ra những hiện tượng như niệu quản ứ nước hay thận ứ nước. Nếu những viên sỏi được lấy ra kịp thời thì hiện tượng đau này sẽ bị mất đi. Còn nếu không được lấy ra sau một thời gian thận bị ứ nước kéo dài thận sẽ bị suy giảm chức năng không có khả năng phục hồi nữa nên dù đã khỏi bệnh thận vẫn sẽ bị ứ nước ở cấp độ một hoặc hai, và cuối cùng là có hiện tượng bí tiểu.

Vỡ thận

Theo các Dược sĩ Trường cao đẳng Y Dược Pasteur, trường hợp bị vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước nhiều mà vách thận lại mỏng. Tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp.

Người bệnh bị sỏi thận cần phải được thăm khám và phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời. Để tránh những biến chứng của suy thận, cần phải điều trị sớm và dứt điểm để phục hồi các chức năng của thận. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần phải ăn uống cẩn thận để tránh sỏi thận tái phát.

Các loại thực phẩm người bệnh cần phải hạn chế

Loại thực phẩm có nhiều chất oxalat: rau muống, củ cải, củ niễng, dưa chuột, cà phê, trà đặc, chocolate, dâu tây, me chua.

Loại thực phẩm có nhiều chất phosphat: đậu nành, đậu Hà Lan, ca cao, đậu tương, các loại gan, các loại bơ…

Không được tự ý bổ sung vitamin D trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng riêng.

Những lưu ý với người mắc sỏi thận khi ăn uống

Sỏi thận có nhiều loại, trong đó sỏi canxi chiếm 80-90%, gồm có sỏi canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài những loại sỏi phổ biến trên thì còn nhiều loại sỏi ít gặp như sỏi struvit, sỏi acid uiric, sỏi cystin. Hầu hết các bệnh nhân bị sỏi thận chính là sỏi canxi nên chỉ cần kiêng ăn các chất có nhiều canxi là có thể tránh được sỏi thận. Nhưng hậu quả là cơ thể bị thiếu canxi sẽ gây ra loãng xương, rụng tóc và suy nhược thần kinh….

Do đó, mọi người không nên kiêng cữ quá mức các thực phẩm có nhiều canxi vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với người trưởng thành bình thường, mỗi ngày cần 1.000mg canxi. Trong các giai đoạn phát triển, nhu cầu canxi có thể sẽ nhiều hơn như:

Người bệnh đã và đang mắc bệnh sỏi thận nên giới hạn lượng canxi mỗi ngày cần khoảng 900mg là đủ.

Hiện nay, có nhiều người mắc bệnh sỏi thận vì muốn tốt cho xương nên vẫn sử dụng các loại sản phẩm có nhiều canxi. Nhưng các loại thuốc có canxi ở dạng đặc nên cơ thể rất dễ hấp thụ dẫn đến thừa canxi. Người bệnh nếu đã bị sỏi thận canxi, dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM khuyên nên tránh xa các sản phẩm chứa nhiều canxi mà nên bổ sung canxi tự nhiên từ các thực phẩm ăn uống hàng này, và người bệnh cần phải kiểm tra định kỳ lượng canxi có trong máu và siêu âm thận thường xuyên. Các thực phẩm có nhiều canxi bao gồm: xà lách, hạt dẻ, quả ô-liu, các loại sữa, đậu tương, đậu trắng, sôcôla, các loại hải sản như ngao, sò, ốc, hến, tôm, cua, ghẹ, các loại hoa quả như vải, mận, hạnh nhân…

Trong quá trình giảm ăn, người bệnh chỉ cần giảm các món từ sữa như sữa, bơ, kem, pho mát vì chúng sẽ làm cơ thể tăng hấp thu canxi khoảng 20 lần qua đường ruột. Các loại hải sản như tôm, cua ghẹ… thỉnh thoảng ăn cũng không sao.

 Theo benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sỏi thận mà mọi người nên biết

Sỏi thận là bệnh thường gặp hiện nay có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho cơ thể, đây là căn bệnh gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân trong đó có thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp.

Bệnh sỏi thận

Khi có triệu chứng của bệnh sỏi thận người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn điều trị sớm trước khi có biến chứng gây hại cho cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sỏi thận

Các chuyên gia cho biết: Khi mắc bệnh sỏi thận bạn có thể biểu hiện các triệu chứng sau:

Có biểu hiện đau lưng

Tần số xuất hiện tình trạng đau lưng ngày càng nhiều mặc dù không phải mang vác hay làm việc quá sức là một trong những biểu hiện của bệnh. Dấu hiệu chung của người bệnh sỏi thận là đau ở mạn sườn và lưng.

Khi bạn cảm thấy bất thường khi đi tiểu thường xuyên, hãy chú ý tới cơ thể nhiều hơn. Bởi một trong những biểu hiện của bệnh sỏi thận là rối loạn đường tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt và thậm chí tiểu ra máu. Các bác sĩ cho hay, khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau lưng, muốn đi tiểu, tiểu rắt và thấy buốt.

Sốt cao

Khi sốt cao bạn có thể nghĩ tới nhiều bệnh khác nhau, nhưng nếu sốt cao kèm theo các triệu chứng như: đau dữ dội vùng mạn sườn thì bạn nên đi khám ngay. Rất có thể bạn đã mắc bệnh sỏi thận.

Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận:

  • Ăn ít thịt động vật: ăn ít các loại thịt, giảm các thực phẩm như loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc là lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc sỏi thận.
  • Hạn chế muối và mỡ: nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn. Tránh ăn nhiều thực phẩm như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo.

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận

Theo Y học cổ truyền bạn nên tham khảo một số thông tin sau để phòng bệnh sỏi thận.

  • Uống nhiều nước: nên uống đủ nước mỗi ngày có thể phòng tránh được bệnh sỏi thận. Đi tiểu, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước.
  • Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào. Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận…

Uống nhiều nước phòng tránh bệnh Sỏi thận

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Đối với trường hợp bệnh nhân khi sỏi còn nhỏ thì có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Khi sỏi to người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.

Sau khi điều trị khỏi, người bệnh cần hết sức lưu ý về chế độ ăn uống và sức khỏe của mình bởi bệnh sỏi thận thường hay tái phát. Khi tái phát việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, dù đã bị sỏi hay chưa, cũng cần chú ý đến thực phẩm, cách ăn uống để tránh sự tạo nên sỏi. Với bệnh nhân đã được điều trị sỏi, nên tái khám để làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu xem có bất thường gì không để điều trị thêm.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị tán sỏi và hạn chế tái phát, người mắc bệnh sỏi thận có thể tham khảo thêm thông tin các sản phẩm thuốc trên thị trường, lưu ý cần chọn mua các sản phẩm của những đơn vị sản xuất có thương hiệu uy tín trên thị trường.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sỏi thận các bạn có thể tham khảo thêm để có cách phòng tránh bệnh cho cả gia đình.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị bệnh gan

Bệnh viêm gan là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh nếu không phát hiện được nguyên nhân và  phương pháp phòng ngừa khoa học.

Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị bệnh gan

Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan

Virus gây viêm gan

Viêm gan do virus B thường gặp và nguy hiểm nhất, đây là một căn bệnh giết người thầm lặng bởi những người bị nhiễm viêm gan B không biết mình đang bị nhiễm và có thể lây lan cho người khác bằng những con đườn khác nhau. Theo các Dược sĩ có nhiều năm kinh nghiệm từng học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, những người nhiễm bệnh viêm gan B mạn tính rất dễ có nguy cơ tiến triển thành các loại bệnh gan nguy hiểm hơn như xơ gan hay ung thư gan. Tại nước ta, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính cao chiếm trên 20% dân số theo thống kê của WTO.

Bị viêm gan do rượu bia

Bệnh gan là căn bệnh thường gặp đối với những người uống nhiều rượu bia bởi hơn 80% lượng rượu bia vào cơ thể được chuyển hóa ở gan. Khi uống quá nhiều rượu có thể gây ra các loại bệnh về gan như: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan. Các bệnh này thường xảy ra theo các chuỗi nối tiếp nhau với bệnh trước tiên là gan nhiễm mỡ, người bệnh sẽ ngưng phát triển ở giai đoạn này nếu không uống rượu. Nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn đến viêm gan, xơ gan và về lâu dài, ung thư gan sẽ phát triển từ nền các tế bào gan bị xơ hóa. 

Sử dụng thực phẩm không an toàn dễ mắc bệnh gan

Hiện nay, thực phẩm nước ta ô nhiễm trầm trọng, nguồn gốc không rõ ràng chứa nhiều hóa chất độc hại, thức ăn không đảm bảo vệ sinh,…cũng là nguyên nhân làm cho các chức năng gan suy giảm. Khi gan bị tổn thương tổn thương thì dễ dẫn đến men gan cao, viêm gan, xơ gan là những bệnh khó tránh khỏi.

Môi trường bị ô nhiễm nguyên nhân gây bệnh gan

Các xí nghiệp, nhà máy ở nước ta ngày càng nhiều nên các chất hóa học bị đọng trong gan, gan có một nhiệm vụ quan trọng là giải độc và thải trừ chất độc. Khi con người phải sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khí thải, chất thải độc hại; làm việc thường phải tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá…, lúc đó gan của bạn phải chống chịu, gồng mình phân giải các chất này. Từ một đồ án của sinh viên chuyên khoa Cao đẳng Y Dược, gan chịu tác động lâu ngày dưới những yếu tố ô nhiễm nên gan phải hoạt động liên tục dẫn đến quá tải làm cho tế bào gan bị tổn thương, chức năng giải độc bị suy giảm. Chính những yếu tố đó là cơ hội để các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan…phát triển.

Phương pháp bảo vệ lá gan được khỏe mạnh

Hạn chế rượu bia, thuốc lá

Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả để bảo vệ gan khỏe mạnh, nếu trong trường hợp nào đó bạn bắt buộc phải sử dụng bia rượu thì bạn nên dùng với lượng vừa phải theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Đồng thời bạn cũng không nên uống quá nhiều rượu khi mắc các bệnh về gan, bên cạnh đó bạn cũng cần hạn chế hay không hút thuốc lá.  

Cần tránh xa các chất kích thích độc hại

Luyện tập thể dục và có chế độ ăn uống hợp lý bảo vệ gan

Theo Điều dưỡng viên từng tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ bảo vệ được lá gan. Đây là một việc tương đối đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém mà lại giữ cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày. Ngoài việc luyện tập bạn cũng cần chọn những loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đầy đủ, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ – rau xanh, trái cây…, tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng và uống đủ nước.

Từ bài viết trên bạn có thể hiểu được phần nào về nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan, bên cạnh đó bạn cũng cần khi khám định kỳ để biết được tình hình gan của mình như thế nào.

Nguồn: Trang bệnh học chuyên khoa

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư bạn nên biết

Ung thư là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và là căn bệnh có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại này ngay. Tuy nhiên, bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư

Viêm loét miệng

Bạn bị viêm loét miệng, lâu lành. Nếu có những vệt trắng hoặc mảng trắng dày trên lưỡi là những biểu hiện thay đổi trong niêm mạc miệng và có thể dẫn đến ung thư. Bình thường nếu bị loét miệng do nhiễm virus có thể gây đau nhưng sẽ khỏi sau một vài ngày. Trường hợp một vết loét miệng gây đau hoặc không đau nhưng kéo dài từ 3-4 tuần thì rất có khả năng là do ung thư trên lưỡi hoặc xung quanh miệng.

Khàn tiếng hoặc giọng nói ồm

Khàn tiếng có thể là triệu chứng của cảm thông thường, một căn bệnh thường gặp. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài từ 2-3 tuần thì phải nghĩ đến dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư thanh quản.

Cảm thấy khó nuốt

Khó nuốt là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vùng cổ hoặc vùng đầu, như ung thư dây thanh quản, thực quản, miệng và lưỡi. Ngoài ra, còn đi kèm triệu chứng đau bên trong miệng. Một số người ban đầu bị khó nuốt mà không thấy viêm họng hoặc đau đã chủ quan bỏ qua, nhưng một thời gian vẫn khó nuốt, thậm chí với cả thức ăn lỏng thì rất có thể đã bị ung thư đường tiêu hóa (thực quả, vòm họng, dạ dày).

Ho kéo dài

Nếu bạn bị ho kéo dài (hơn 3-4 tuần ) và không thuyên giảm, không phải ho do cảm lạnh, các bệnh hô hấp, cúm và các bệnh dị ứng, bệnh lao thì phải nghĩ đến dấu hiệu của ung thư. Nếu ho kéo dài đồng thời có những biểu hiện như đau ngực, ho ra máu… có thể là dấu hiệu ung thư phổi.

Ợ nóng, ho liên tục kéo dài bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra

Ợ nóng kéo dài liên tục

Nếu xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng kéo dài nhiều hơn 2-3 tuần (không phải do ăn đồ cay, đồ béo) và bạn phải dùng thuốc antacid thường xuyên, thì nó có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, ung thư thực quản hoặc ung thư tuyến tụy…

Phân nát lỏng

Các triệu trứng bất thường ở đường tiêu hóa bao gồm táo bón, phân lỏng hơn so với thông thường hay đau có cảm giác lạ kéo dài hoặc đau âm ỉ thì cần được kiểm tra vì có thể là dấu hiệu của ung thư ruột hoặc trong trường hợp hiếm hơn là ung thư buồng trứng hoặc tuyến tụy.

Gầy sút nhanh, mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Bạn thấy cơ thể gầy sút nhanh trong khoảng 3 tháng (giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể) thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Cần phân biệt mệt mỏi do ung thư và mệt mỏi do làm việc vất vả (mệt mỏi do ung thư khiến bệnh nhân rất mệt và người bệnh không thấy đỡ dù đã nghỉ ngơi). Dấu hiệu này thường cảnh báo ung thư máu, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày…

Hay bị cảm cúm

Ung thư có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cho cơ thể không có sức đề kháng với các tác nhân gây cúm, sốt. Sốt thường xảy ra sau khi ung thư đã di căn đến phần khác của cơ thể. Sốt cũng có thể cảnh báo bệnh ung thư máu như u lympho hoặc bệnh bạch cầu, ung thư hạch.

Những thay đổi trên da đáng là một dâu hiệu để chúng ta lưu tâm về sức khỏe hiện tại

Những thay đổi ở da

Nếu đột ngột bị xuất hiện mụn cóc, nốt ruồi hoặc đốm sắc tố thì không phải bạn đang mắc các bệnh da liễu mà đây có thể là những cảnh báo, báo hiệu bạn có đang có nguy cơ mắc ung thư da.

Chảy máu bất thường

Khi các bộ phận trong cơ thể bắt đầu có hiện tượng chảy máu bất thường thì bạn cần lưu ý đi kiểm tra ngay như ho ra máu, khạc nhổ ra máu, có máu trong phân hoặc trong nước tiểu. Ho ra máu là dấu hiệu của ung thư phổi. Có máu trong phân là dấu hiệu của ung thư ruột kết. Đi tiểu ra máu là hiện tượng cảnh báo sớm của ung thư thận hoặc ung thư bàng quang. Chảy máu ở núm vú báo động ung thư vú…

Tuy nhiên những dấu hiện trên chúng chỉ phản ánh một phần nhỏ sức khỏe của bạn để chắc chắn chúng ta nên tìm đến các bác sĩ để thăm khám và có những kết luận chính xác hơn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Mọi người cần làm gì để kiểm soát các biến chứng do bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, vậy bạn nên làm gì để kiểm soát các biến chứng của bệnh gây nên để duy trì được lượng đường huyết và cần được kiểm tra thường xuyên như thế nào?

Mọi người cần làm gì để kiểm soát các biến chứng do bệnh tiểu đường

Kiểm soát các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên như thế nào?

Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra đường huyết thường xuyên và duy trì hàm lượng đường huyết là không đủ. Bạn phải thường xuyên tự kiểm tra các biến chứng do tiểu đường như võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, thần kinh tiểu đường, bàn chân tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1C:

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định liệu điều trị có mang lại hiệu quả hay không bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu ba tháng một lần. Khác với xét nghiệm máu thường xuyên mà bạn làm ở nhà, HbA1C cung cấp các thông số chi tiết về mức đường huyết của bạn trong vài tháng qua.

Huyết áp:

Hãy đo huyết áp mỗi lần đi khám bác sĩ. Hãy duy trì chế độ ăn và dùng thuốc hợp lý để duy trì huyết áp. Huyết áp cao thường không có triệu chứng và có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim và đột quỵ.

Kiểm tra hàm lượng chất béo:

Nếu bạn bị béo phì và có lối sống ít vận động, bạn cần kiểm tra hàm lượng cholesterol và triglycerid máu ít nhất 1 lần mỗi năm. Tăng đáng kể hàm lượng đường huyết có thể làm tăng mức cholesterol từ đó gây ra các biến chứng cho tim. Vì vậy, cần đảm bảo thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt và thường xuyên tập luyện để kiểm soát hàm lượng cholesterol.

Tuyển sinh đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chính quy

Kiểm tra mắt:

Hàm lượng đường huyết không được kiểm soát làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc dẫn tới võng mạc tiểu đường và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh glôcôm và đục thủy tinh thể. Đây là nguyên nhân tại sao bạn nên được kiểm tra sức khỏe mắt và thị lực ít nhất một lần mỗi năm.

Kiểm tra chức năng thận:

Nếu bạn bị tiểu đường cần kiểm tra chức năng thận một lần mỗi năm. Đường huyết cao có thể gây tổn thương các mạch máu trong thận và do vậy ảnh hưởng tới chức năng chung. Nguy cơ này cũng cao hơn nếu bạn bị huyết áp cao.

Kiểm tra tổn thương thần kinh:

Bạn có thể bị các triệu chứng tổn thương thần kinh như tê, tiêu chảy, mất kiểm soát bàng quang và chóng mặt nếu đường huyết tăng cao ảnh hưởng tới dây thần kinh. Do đó, nếu bạn gặp các triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Khám răng:

Nếu bạn bị tiểu đường và đường huyết không được kiểm soát, rất có thể bạn sẽ bị sâu răng. Ngoài ra, bệnh lợi có thể xảy ra thường xuyên hơn và mất nhiều thời gian hơn để lành. Vì vậy, cần đi khám bác sĩ 6 tháng 1 lần nếu bạn bị tiểu đường.

Bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống tích cực, thường xuyên uống thuốc và kiểm tra sức khỏe.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Ðối phó với các bệnh thường gặp khi giao mùa

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, từ đó sinh ra nhiều bệnh. Vì vậy, cần có biện pháp phòng bệnh.

 Ðối phó với các bệnh thường gặp khi giao mùa

Những loại bệnh có thể gặp khi giao mùa

Loại bệnh phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi là các bệnh đường hô hấp, trong đó phải kể đến bệnh viêm đường hô hấp trên, điển hình là viêm họng, mũi, xoang và phổi.

Viêm mũi dị ứng

Thường gặp ở người có cơ địa hay bị dị ứng. Triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, ngứa mũi và hắt hơi, thậm chí có đau đầu. Các triệu chứng này cũng có thể là triệu chứng của cảm cúm.

Bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang cũng rất dễ xuất hiện, nhất là những người đã từng mắc bệnh đường hô hấp trên (tai, mũi, họng), hơn nữa viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Viêm xoang xuất hiện vì khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô, khiến niêm mạc mũi dễ bị bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…

Viêm phế quản, hen suyễn

Do khí hậu hanh khô nên phổi rất dễ bị lâm bệnh, trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản cấp, hen suyễn (trẻ em gọi là hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt). Người bệnh có sốt, tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng, đôi khi có ho ra máu. Bệnh viêm phổi nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có những biến chứng rất nặng, dẫn tới tử vong.

Một số bệnh về đường tiêu hóa

Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xuất hiện như tiêu chảy do Rotavirus, ngộ độc thực phẩm hoặc đau dạ dày, viêm đại tràng, đặc biệt là bệnh tay – chân – miệng xuất hiện ở trẻ em. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay – chân – miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối,… Bệnh do một loại virus đường ruột gây ra, trong đó có chủng rất độc (Enterovirus71). Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch.

Nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa khi giao mùa

Bệnh dạ dày, viêm đại tràng cấp và mạn tính cũng gia tăng. Các loại bệnh này thường có liên quan mật thiết đến ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm. Với bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng tuy có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là vi khuẩn Helicobacter Pylori, dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày (thuốc điều trị khớp, thuốc giảm đau, hạ sốt) hoặc uống quá nhiều rượu, khi thời tiết khô hanh, lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh này phát triển. Nhiều nghiên cứu cho thấy vào mùa thu, những người có bệnh dạ dày sẽ tăng nguy cơ và tái phát triệu chứng do sự kích thích của không khí lạnh, lượng histamin trong máu tăng lên, dịch vị trong dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hóa bị co bóp mạnh làm giảm sức đề kháng làm bệnh xuất hiện và tăng nặng thêm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng do stress, đặc biệt là việc học tập quá căng thẳng hoặc ép trẻ ăn nhiều thường làm trẻ đau bụng. Ban đầu biểu hiện đau bụng, lâu dần có thể gây loét.

Bệnh xương khớp

Chuyển mùa sang thu, bệnh xương khớp rất dễ xuất hiện, nhất là người có tuổi, người bị viêm khớp mạn tính. Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, hầu hết người bệnh về xương khớp rất khổ sở vì các triệu chứng đau nhức, tê buốt, sưng tấy các khớp tay, chân và hạn chế cử động do cứng khớp. Đồng thời các bệnh về xương khớp tái phát hoặc tăng nặng làm cho người mệt mỏi, xanh xao, sút cân do ăn uống kém.

Bệnh do muỗi truyền

 Một số bệnh liên quan đến vai trò của muỗi sẽ xuất hiện nhiều khi chuyển mùa như sốt xuất huyết, bệnh viêm não Nhật Bản, sốt rét. Ở nước ta, sốt xuất huyết ở giai đoạn này đang có xu thế gia tăng. Mầm bệnh là virut Dengue hiện nay đang lưu hành ở nước ta, trong khi đó thời tiết chuyển mùa rất thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Để phòng những bệnh thường gặp như trên, mọi người cần lưu ý nâng cao sức đề kháng bằng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, tiêu diệt muỗi và bọ gậy bằng mọi biện pháp và tránh muỗi đốt. Cần vận động cơ thể một cách bài bản và thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Hà Nội giảng viên Y học cổ truyền bật mí một số bài thuốc điều trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh có thể gây nên những tác  động, biến chứng, dưới đây Giảng viên Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn một số bài thuốc dân gian như sau.

Hà Nội giảng viên Y học cổ truyền bật mí một số bài thuốc điều trị bệnh thủy đậu

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh thủy đậu

Theo Giảng viên Y học cổ truyền đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số bài thuốc điều trị bệnh thủy đậu tại nhà như sau:

Bài thuốc 1:

Đối với nhưng trẻ mới mắc phát sốt, nốt đậu dịch trong suốt, xung quanh sắc nhạt, đỏ, bệnh do phong nhiệt thấp độc uất lại ở phế vệ cơ biểu. Lúc này bạn có thể sử dụng bạch vi 9g, đạm đậu xị 5g, kim ngân hoa 6g, thuyền thoái 3g, địa đinh thảo 6g, sơn chi vỏ 2g, liên kiều 6g, tang diệp 5g, bạc hà 1g để sắc ra uống.

Bạn lưu ý chỉ cho người bệnh uống ngày một thang chia 2-3 lần, đối với những trẻ khoảng 3 tuổi trở lên. Trong trường hợp mà nốt đậu của người bệnh có nước đục xung quanh màu đỏ tía cần lương huyết, giải độc gia bản lam căn 6g, bồ công anh 6g, sinh địa 6g. bạn cần sắc cho trẻ uống ngày một thang.

Bài thuốc thứ 2:

Bạn có thể dùng liên kiều 6g, đương quy 8g, ngưu bàng 4g, thuyền thoái 3g, xích thược 6g, phòng phong 6g, mộc thông 3g, kinh giới 8g, sài hồ 6g, hoạt thạch 8g, cù mạch 6g,  hoàng cầm 6g, sơn chi 3g, xa tiền tử 4g, đăng tâm 6g thạnh cao 6g.

Bạn lưu ý cần sắc cho trẻ uống ngày một thang và thường chia làm khoảng 2-3 lần.

Bài thuốc thứ 3:

Những trường hợp mà trẻ sốt nhiều, bị nôn mửa, khát nước, buồn bực thì có thể sử dụng bào Khoan trung thấu độc ẩm gồm có các vị: Cát căn 12g, tiền hồ 12g, thanh bì 8g, chỉ xác 6g, thuyền thoái 8g, cát cánh 12g, kinh giới 8g, liên kiều 8g, mạch nha 8g sơn tra 8g. Bạn có thể sắc cho người bị mắc bệnh uống ngày một thang.

Nếu không điều trị kịp thời bệnh thủy đậu có thể để lại biến chứng nguy hiểm

Bài thuốc thứ 4:

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Khi người bệnh có biểu hiện đi tiểu tiện vàng sẻn, nốt đậu ngứa ngáy có thể sử dụng thuốc cay mát để tuyên thấu, thanh nhiệt, phân lợi: đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g, liên kiều 4g, kim ngân hoa 4g, bạc hà 4g, nhân trần 6g, xích thược 3g.

Bài thuốc thứ  5:

Những trường hợp có nhiều nốt đậu nhiều, vỡ loét và không đóng vảy được, bạn có thể dùng dùng hoàng liên 8g, hoàng bá 12g, chi tử 8g, hoàng cầm 6g. Bạn sắc thuốc cho người bệnh uống ngày một thang.

Bài thuốc thứ  6:

Trường hợp nốt đậu mọc nhiều, bị vỡ loét và gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy thì có thể dùng mộc thông 3g, sinh địa hoàng 6g, rễ chàm mèo 6g, hoạt thạch 4g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, chi tử sao 5g.

Bài thuốc thứ 7:

Những người bệnh có nốt đậu đỏ tươi, xuất hiện nhiều ở ngực, bụng rất ngứa, sốt cao, khát nước, phiền toái, bứt rứt, ăn không ngon, mệt mỏi, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện khó, có thể sử dụng: bồ công anh 6g, địa đinh thảo 6g, mộc thông 3g, cam thảo 3g, hoàng cầm 5g, bạc hà 3g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, vỏ chi tử sao 3g, thuyền thoái 3g, hoạt thạch 10.

Bạn sắc thuốc cho người bệnh uống ngày một thang chia ra làm khoảng từ 2-3 lần.

Bài thuốc thứ 8:

Ngoài ra,cách chữa thủy đậu bằng phương pháp, bài thuốc dân gian thường dùng lá bạc thau 8g, lá rau bát 15g, lá tiết dê 20g, lá bồ ngót 20g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá quỳnh châu 10g, lá mặt trăng 10g, bông mã đề 15g, rau má 20g, lá dâm bụt 5g.

Bạn cần rửa sạch rồi vò trong một lít nước sạch, đun sôi nước đó lên. Sau đó bạn lọc bã, để nguội dùng làm nước uống, bã xoa khắp người. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng một thang trong khoảng 3-4 ngày liên tục để điều trị bệnh thủy đậu được hiệu quả.

Hi vọng, những gì Dược sĩ Cao đẳng Dược nêu trên đã giúp cho các bạn nắm được cách chữa thủy đậu bằng phương pháp dân gian hiệu quả. Qua đó giúp cho các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để phòng ngừa, điều trị bệnh được hiệu quả, an toàn.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Hà Nội Kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn bài tập thể dục tốt cho đau thắt lưng.

Đau lưng có thể có nhiều nguyên nhân do nguyên nhân gây ra. Những người thường bị đau thắt lưng mãn tính kinh nghiệm độ cứng, thắt lưng và độ dẻo dai rất thấp.

Hà Nội Kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn bài tập thể dục tốt cho đau thắt lưng

Bài tập The Twist Lying giúp điều trị bệnh đau thắt lưng

Theo chuyên mục Cao đẳng Y Dược: The Twist Lying cũng là một bài tập rất tốt để giúp bạn khi thời gian dài ngồi được yêu cầu. Tập thể dục này chỉ là một trong rất nhiều điều cần làm để giảm đau lưng. Không có bài tập đơn lẻ nào có thể làm được.

Nó giúp với một số cách:

  • Trở lại độ nghiêng trung hòa (đối với áp suất đĩa thậm chí, làm giảm độ nghiêng của khung xương chậu).
  • Kéo giãn núm vú (phòng chung cho đau lưng).
  • Tăng cơ bắp dưới của bạn (tăng tính di động, tính linh hoạt, độ kín cải thiện sự vận động cơ bàng quang).
  • Củng cố và khôi phục lại trạng thái của các cơ lưng (trên và dưới để duy trì xương sống trung lập, co thắt lưng).
  • Mở rộng cơ bắp của bạn (cải thiện chuyển động hông làm giảm đau hông, cải thiện độ nghiêng xương chậu).

Phiên mở rộng góp phần làm đau lưng . Điều quan trọng là dành thời gian để ngồi trên LIMIT và ngồi (1-2 phút mỗi 25-30 phút) để nghỉ ngơi thêm. Đứng hoặc đi bộ là điều bắt buộc. Ngồi không bao giờ lành mạnh cho lưng dưới.

 

Điều trị bệnh đau thắt lưng hiệu quả 

Các bước trong bài thể dục giúp điều trị đau thắt lưng

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn các bước tập thể dục giúp điều trị bệnh đau thắt lưng là một trong những bệnh thường gặp gây khó chịu với người bệnh như sau:

Bước 1: Nằm xuống sàn (hoặc giường) với đầu gối uốn cong và chân trên sàn nhà. Giữ tay nhau.

Bước 2: Chéo chân và từ từ thư giãn sang một bên. Chân trên cùng nên nạc cả hai chân ở bên cạnh. Đặt khuỷu tay của bạn ở phía đối diện để giữ cho lưng của bạn trên mặt đất.

Bước 3: Thư giãn. Giữ vị trí này trong 30 giây đến 2 phút.

Bước 4: Lặp lại với phía bên kia.

Bước 5: lặp lại thường xuyên.

Lưu ý: Tập thể dục này sẽ căng rất chặt và cơ bắp. Bạn có thể cảm thấy đau sau đó như cơ bắp và chặt trở nên kéo dài hơn bình thường. Dành thời gian để hồi phục. Khoảng cách này đòi hỏi thời gian để trở nên hiệu quả như các cơ thấp nhất trên xương sống và thấp hơn một lần nữa rất khó để huy động từ hơn tightness.

Bài tập thể dục này có thể dễ dàng thực hiện ngay sau khi thức dậy hoặc đi ngủ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi ở lại dạng đau mãn tính này, và cần một kế hoạch giảm đau đã được kiểm chứng, có cấu trúc, hãy bắt đầu trang web này để giúp đỡ có giá trị hơn và tải xuống sách điện tử ngày hôm nay.

Trên đây là bài thể dục bạn có thẻe tham khảo để giúp gia đình mình có một sức khỏe tốt hơn.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

3 cách chữa trị bệnh gút hiệu quả không cần dùng thuốc

Bên cạnh việc uống thuốc tây thì sử dụng những nguyên liệu tự nhiên cũng là một phương pháp hết sức đơn giản và hiệu quả trong chữa trị bệnh gút.

Bệnh gút gây nguy hiểm cho cơ thể

Trong những năm trở lại đây số lượng bệnh nhân mắc bệnh gút đang gia tăng rất nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc có những hiểu biết nhất định về bệnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị bệnh một cách sớm nhất. Trong bài viết này, hãy cùng các Giảng Viên Cao đẳng Y Dược tìm hiểu về triệu chứng của bệnh gút để có cách phòng tránh hiệu quả nhé.

Bệnh gút là gì ?

Bệnh gút theo nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học thực chất là một dạng của tình trạng viêm khớp xuất hiện khi các uric bị tích tụ quá nhiều trong các tế bào của cơ thể. Từ đó khiến các khớp bị nhiễm độc và dẫn tới tình trạng viêm, sưng tấy.
Bệnh gút làm cho người bệnh rất khổ sở bởi những cơn đau liên tục, thường xuyên xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn mãn tính. Bên cạnh đó bệnh gút để lâu còn gây những biến chứng khá nguy hiểm cho cơ thể như: suy gan, suy thận, tim mạch, bại liệt,…nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy bạn nên làm gì và chữa bệnh gút như thế nào để có hiệu quả nhất.

3 cách chữa bệnh gút hiệu quả không cần dùng thuốc

Bạn có biết, ngoài việc uống thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bài thuốc đông y trong y học cổ truyền cũng là một phương pháp hết sức đơn giản và hiệu quả để chữa bệnh gút mãn tính. Dưới đây là 3 bài thuốc chữa gút từ những dược liệu thiên nhiên vô cùng đơn giản.

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh hay còn gọi là nấm linh chi, thường mọc trên thân của cây gỗ lim đã chết. Nấm lim xanh có công dụng rất tuyệt vời đối với sức khỏe của con người nói chung và là trợ thủ đắc lực trong chữa trị bệnh gút hiệu quả.

Nấm lim xanh trong điều trị gút

Cách dùng: Lấy khoảng 10g nấm lim xanh rửa sạch, để ráo nước rồi đem chế với nước sôi để uống sẽ rất tốt cho bệnh nhân gút.

Tinh dầu dừa

Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược cho biết, ngoài công dụng được nhiều người biết đến như một loại mỹ phẩm thiên nhiên tốt cho chị em phụ nữ thì dầu dừa còn có công dụng điều trị gút vô cùng hiệu quả. Dầu dừa có khả năng bôi trơn các khớp, làm cho chúng chuyển động nhịp nhàng và giảm nhanh các cơn đau ở bệnh nhân gút.

Cách dùng: Đối với tinh dầu dừa bạn chỉ cần thoa lên vị trí các khớp bị viêm sưng, kết hợp với massage để có hiệu quả tốt nhất hoặc bạn có thể sử dụng tinh dầu dừa để pha vào nước tắm cũng sẽ cho kết quả như ý.

Cây râu mèo

Cây rau mèo theo thông tin truyền miệng, nhiều người cho rằng cây rau mèo là một loại cây thường mọc ở vùng núi của nước ta, ưa ẩm và không quá úng nước. 

Cây râu mèo trong các bài thuốc dân gian

Cách dùng: Lấy lá cây râu mèo chế với nước sôi uống thay trà là bạn có một bài thuốc chữa bệnh gút hiệu quả.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí

Với chế độ ăn uống không khoa học hiện nay cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh gút ghé thăm. Vì vậy theo điều dưỡng viên Liên thông Cao đẳng điều dưỡng, việc ăn uống điều độ cũng là một cách chữa bệnh gút hiệu quả.

  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, chứa ít purin để ngăn cản sự hình thành của các vết viêm cơ mới.
  • Nên hạn chế những món ăn có nhiều chất đạm, nhất là những món hải sản vì chúng có thể làm cho những cơn đau của bạn thường xuyên liên tục hơn.
  • Khi điều trị gút, bạn cũng nên tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích chúng có thể sẽ làm tình trạng bệnh của bạn thêm tệ hơn.
  • uống nước thường xuyên để việc điều trị diễn ra được tốt hơn.

Khi bạn nghỉ ngơi hợp lí, cơ thể của bạn sẽ được thư giãn không còn cảm giác mệt mỏi do những cơn đau của bệnh gút. Lúc này, các cơ quan của cơ thể sẽ hoạt động linh hoạt nhất, đẩy lùi bệnh gút ra khỏi cơ thể. Cách chữa bệnh gút hiệu quả là kết hợp giữa điều trị và ăn uống thật khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trong trường hợp bệnh kéo dài bạn nên tìm đến cơ sở bệnh học chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh bên gia đình!

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Cơ thể luôn cảm thấy lạnh là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu bạn luôn cảm thấy cơ thể lạnh run, bàn tay bàn chân luôn thấy lạnh ngay cả khi ở nhiệt độ cao thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn về sức khỏe.

Cơ thể luôn cảm thấy lạnh là dấu hiệu của bệnh gì?

Nóng lạnh là cảm giác bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu bạn lúc nào cũng trong tình trạng cảm thấy tay chân lạnh run thì cần lưu ý đi khám vì các chuyên gia bệnh học chuyên khoa cảnh báo đây rất có thể là những dấu hiệu cảnh báo những bất ổn về sức khỏe.

Cơ thể quá gầy

 Trọng lượng cơ thể thấp, được định nghĩa là BMI (chỉ số khối cơ thể) ở khoảng 18,5 hoặc thấp hơn có thể khiến bạn cảm thấy lạnh do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, khi bị thiếu cân hay cơ thể quá gầy, bạn sẽ thiếu một lượng chất béo cần thiết trong cơ thể để bảo vệ bạn khỏi nhiệt độ lạnh. Thứ hai, do chỉ số khối cơ thể thấp nên bạn không có nhu cầu ăn hoặc ăn rất ít làm lượng calo cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn tới giảm sự trao đổi chất và hậu quả là không tạo đủ nhiệt để làm ấm cơ thể.

Do vậy, nếu BMI ở mức thấp thì bạn cần cân nhắc bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, carbonhydrat… để tăng trọng lượng cơ thể.

Mắc bệnh đái tháo đường

Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý thần kinh ngoại biên gây ra sự ớn lạnh ở bàn tay, bàn chân. Cảm giác này lại được hệ thống thần kinh ngoại biên cảm nhận và thông báo cho não về nhiệt độ nên cơ thể cũng sẽ cảm thấy ớn lạnh. Do vậy, nếu bạn bị tiểu đường hoặc có các triệu chứng của bệnh (đi tiểu thường xuyên, cảm thấy mệt mỏi và tăng nhu cầu là 3 dấu hiệu cổ điển), hãy đi khám bác sĩ để có phương án quản lý bệnh thật tốt.

Rối loạn tuyến giáp cũng là nguyên nhân khiến cơ thể lạnh

Nhiều vấn đề sức khỏe có nguyên nhân từ tuyến giáp. Luôn luôn cảm thấy lạnh là một dấu hiệu báo trước về chứng suy giáp, có nghĩa là tuyến giáp không tiết ra đủ hormon cần thiết để duy trì tốt chức năng. Nếu không đủ hormon này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt. Khoảng 4,5% người Mỹ có tình trạng này và tỉ lệ cao hơn ở những phụ nữ đã mang thai hoặc trên 60 tuổi. Nếu bạn nghi ngờ vấn đề về tuyến giáp, hãy đi khám bác sĩ và có thể được điều trị bằng các loại thuốc kê đơn.

Rối loạn tuyến giáp cũng là nguyên nhân khiến cơ thể luôn cảm thấy lạnh

Tuần hoàn kém

Nếu chỉ bàn tay và bàn chân của bạn luôn cảm thấy lạnh như đá và các phần còn lại của cơ thể bạn cảm thấy bình thường thì rất có thể do rối loạn tuần hoàn máu hoặc vấn đề về tim. BS. Margarita Rohr tại Trung tâm Y tế NYO Langone ở thành phố New York, Mỹ giải thích, lạnh tay chân dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc tắc nghẽn động mạch ngăn không cho máu chảy vào ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể gây ra tuần hoàn kém vì nó làm tắc nghẽn mạch máu. Một khả năng khác là tình trạng bệnh Raynaud khiến cho các mạch máu ở tay và chân tạm thời thu hẹp khi cơ thể cảm giác lạnh. Bệnh Reynaud có thể điều trị bằng thuốc sau khi được chẩn đoán xác định.

Thiếu sắt.

Thiếu sắt là một trong những bệnh thường gặp và là một trong những lý do phổ biến nhất gây lạnh mạn tính. Nguyên nhân do sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể, mang nhiệt và các chất dinh dưỡng khác vào mọi tế bào trong hệ thống của bạn. Nếu không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu không thể thực hiện hiệu quả công việc sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lạnh. Sắt cũng rất quan trọng bởi vì sự thiếu hụt có thể dẫn đến suy giáp sẽ càng làm cơ thể cảm thấy lạnh hơn. Sắt có thể được bổ sung bằng thực phẩm lành mạnh như thịt, trứng, rau lá xanh và hải sản.

Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh, làm giảm hoạt động ở vùng dưới đồi, vùng não điều khiển nhiệt độ cơ thể khiến bạn cảm thấy luôn bị lạnh. Nghiên cứu tại Mỹ cho biết, để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được xuất bản trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng châu Âu cho thấy có sự sụt giảm nhiệt độ cơ thể ở những người bị thiếu ngủ. Theo các bác sĩ tư vấn, sự trao đổi chất có thể là một nguyên nhân do mệt mỏi sau một đêm mất ngủ khiến quá trình trao đổi diễn ra với tốc độ chậm chạp, từ đó khiến việc sản xuất nhiệt ít đi và lưu thông máu chậm hơn.

Mất nước

Theo tin tức Y Dược, khoảng 60% cơ thể là nước và nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn uống đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, nước còn góp phần vào quá trình trao đổi chất, thiếu nước khiến sự chuyển hóa chậm nên sản sinh nhiệt lượng ít hơn. Lượng nước được khuyến cáo là khoảng 2 lít mỗi ngày nhưng luôn luôn cần uống nhiều hơn trước và sau khi tập thể dục.Cơ thể luôn cảm thấy lạnh có thể do thiếu vitamin B12.

Mất nước cũng khiến cơ thể lạnh

Thiếu vitamin B12

Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chất dinh dưỡng này chỉ tìm thấy trong các sản phẩm động vật và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ớn lạnh. Cơ thể cần vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu có chứa oxy trong hệ tuần hoàn.Nếu thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hoặc làm giảm số lượng hồng cầu dẫn đến chứng lạnh mạn tính. Thiếu B12 có thể là do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vì vậy, bạn nên ăn nhiều thịt nạc, cá và sữa… Nhưng đôi khi thiếu vitamin B12 còn do vấn đề hấp thụ nên nếu chế độ ăn uống chứa nhiều B12 nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh run rẩy mọi lúc thì cần bổ sung vitamin B12 dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khối lượng cơ bắp ít

Cơ bắp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách tạo ra nhiệt nên nếu không có đủ cơ bắp sẽ góp phần khiến cơ thể luôn cảm thấy lạnh.Để có cơ bắp săn chắc, bạn nên luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày tại phòng gym, tại nhà hoặc bất kỳ địa điểm thuận lợi nào.

Nguồn: Benhhoc.edu.vn tổng hợp.

Exit mobile version