Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người suy thận

Đối với bệnh nhân bị suy thận ngoài phương pháp điều trị thì luôn cần có một chế độ ăn hợp lý, vì chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị cũng như sức khỏe của bệnh nhân.


Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người suy thận

suy thận mãn là hậu quả của các bệnh lý mãn tính như viêm cầu thận mạn, bệnh suy thận, các bệnh thận do nhiễm độc chì, tăng huyết áp, do dùng một số thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh…

Để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân suy thận bệnh nhân cần nắm được những nguyên tắc dưới đây:

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận

Bệnh nhân suy thận cần thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Đa số bệnh nhân suy thận thường chán ăn, nhưng bệnh nhân vẫn cần đảm bảo được 35-40kcal/kg thể trọng/ngày. Những dạng thức ăn được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân suy thận là các loại bột ít protein như các loại khoai, sắn, miến dong, đường mật, dầu mỡ. Không nên ăn nhiều gạo, mì vì có nhiều protein thực vật có giá trị sinh học thấp.

Hạn chế dùng chất đạm và chỉ dùng thực phẩm giàu chất đạm có giá trị sinh học cao có đủ các acid amin cần thiết như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn nạc, cá nạc. Chế độ dinh dưỡng cũng cần đảm bảo đủ lượng vitamin, yếu tố vi lượng, ăn các loại thức ăn có nhiều sắt B12, B6, C, A, E. Nên dùng các loại quả ngọt, rau ít đạm, ít chua, giá đỗ.

Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan đủ calci, ít phosphat, ăn nhạt khi có phù (chỉ dùng 2-4g muối mỗi ngày), nước uống đầy đủ (tương đương với lượng nước tiểu là được), nếu có phù thì uống ít hơn.

Bệnh nhân suy thận nên ăn như thế nào cho đúng?

suy thận mãn tính làm tăng nitơ phi protein máu (80% là urê) do giảm mức lọc cầu thận, làm tăng huyết áp do sản xuất ra nhiều renin, làm thiếu máu khó hồi phục do không sản xuất đủ erythropoietin để kích thích tuỷ xương sinh hồng cầu, làm giảm hấp thụ calci ở ruột (gây xốp xương), làm toan máu do không bài xuất được nhiều các acid cố định – sản phẩm của quá trình chuyển hoá và làm cơ thể bị ứ nước, phù nề do không bài xuất được natri…

Hiểu đơn giản, thận không còn đủ khả năng duy trì sự cân bằng của các chất nội môi trong cơ thể khiến bệnh nhân mắc một loạt các rối loạn về sinh hóa và lâm sàng của các cơ quan. Khi cơ thể mất đi sự cân bằng thì việc lọc máu ngoài thận giúp đào thải chất độc nhưng cũng kéo theo những rối loạn làm mất cân bằng một số chất khác trong cơ thể. Để bù lại những mất mát và làm giảm được những chất cặn bã trong cơ thể, chế độ ăn uống cho người bị suy thận mạn là rất quan trọng. Chế độ ăn không thể thay thế cho thận nhân tạo được nhưng có thể làm cho khoảng cách giữa 2 lần lọc máu xa nhau và thời gian của mỗi lần ngắn lại.

Nguồn: sưu tàm

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Một số thức uống từ thiên nhiên mang lại lợi ích cho thận

Thận là một trong những cơ quan đặc biệt giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu thận của bạn không khỏe thì chất độc sẽ tích tụ lại dẫn đến sỏi thận, suy thận.


Một số thức uống từ thiên nhiên mang lại lợi ích cho thận

Những thức uống thiên nhiên giúp thận luôn được khỏe mạnh

Thận là một cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, có vị trí nằm sát thành sau của bụng. Bên cạnh việc lọc để giữ lại các protein, các chất dinh dưỡng cho cơ thể và bài tiết những chất không cần thiết qua nước tiểu. Thận còn có vai trò quan trọng trong việc hòa các chất dinh dưỡng vào máu và hỗ trợ kiểm soát lượng ion canxi trong máu.

Có thể thấy thận đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối cơ thể con người. Dưới đây cùng chuyên gia sức khỏe chia sẻ một số thức uống thiên nhiên tốt cho thận như sau:

  • Nước ép củ dền:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong củ dền có chứa một chất hóa học có tên betaine rất có lợi cho thận. Betaine có tính chất chống oxi hóa và giúp làm sạch canxi phosphate và struvite tích tụ trong thận. Thêm vào đó, Betaine giúp kích thức chứ năng thận và giảm sự hình thành sỏi thận.

  • Giấm táo:

Nước giấm táo có lợi cho sức khỏe của con người và giúp cơ thể giải độc. Axit nitric, axit axetic và axit phosphor trong giấm táo giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Uống 1 muỗng giấm táo trước bữa ăn giúp thận làm việc hiệu quả hơn.

  • Trà bồ công anh 

Lá bồ công anh chứa chất chống oxi hóa gọi là flavonoids, làm sạch thận, làm sạch máu và làm tăng lưu lượng nước tiểu. Uống trà bồ công anh hằng ngày sẽ giúp bạn giải độc thận và ngăn ngừa các bệnh về thận.

  • Nước ép cà rốt

Trong cà rốt có chứa chất carotene giúp chống lại ung thư, loại bỏ độc tố và kim loại nặng từ thận. Bên cạnh đó, chất xơ bên trong cà rốt ngăn ngừa chất độc và loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

  • Nước dừa 

Nước dừa là một loại thức uống vừa có tính giải khát vừa lại vô cùng bổ dưỡng cho cơ thể. Nước dừa chứa ít đường, ít axit và không có calo, đồng thời có nhiều chất điện giải giúp thúc đẩy chức năng thận.

  • Nước ép dứa:

Bên trong dứa có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxi hóa rất tốt cho cơ thể. Dứa cũng có chứa một chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật gọi là bromelain và enzyme đảm bảo chức năng thận, hỗ trợ miễn dịch, làm dịu và kích thích chức năng của các hệ thống trong cơ thể.

Bên cạnh việc uống các loại nước trên, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng cơ thể đã nạp đủ lượng nước lọc cần thiết để thận đào thải các chất độc xuống đường nước tiểu. Thêm vào đó, bạn cần kết hợp với việc ăn những loại thực phẩm tốt cho thận như: vừng đen, mộc nhĩ đen, đậu đen, quả óc chó, thịt dê, thịt cừu… Và nhớ là đi ngủ sớm để việc dưỡng thận tốt hơn.

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Viêm bàng quang là gì, có thể phòng tránh bệnh như thế nào ?

Được biết đây là một trong những bệnh viêm đường tiết niệu thấp, bệnh viêm bàng quang có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vậy có cách để phòng tránh bệnh không?


Viêm bàng quang là gì, có thể phòng tránh bệnh như thế nào ?

Bệnh viêm bàng quang là gì?

Bệnh viêm bàng quang là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, tổn thương giới hạn ở bàng quang. Người bệnh thường đau đớn, khó chịu, nếu được chữa trị kịp thời thì sẽ không có gì đáng ngại, nhưng để bệnh phát triển ở giai đoạn muộn khi yếu tố gây viêm lan đến thận sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Phụ nữ có nguy cơ viêm bàng quang cao hơn so với nam giới, thực tế các khảo sát cho thấy rằng có khoảng 40-50% phụ nữ bị bệnh viêm bàng quang ít nhất một lần hoặc nhiều hơn thế.

Bệnh viêm bàng quang do nguyên nhân nào gây nên ?

Nhiễm trùng bàng quang xảy ra khi vi trùng đi qua niệu đạo xâm nhập vào đường tiết niệu của cơ thể rồi nhân lên, sinh sản ở bàng quang. Những người hay mắc viêm bàng quang thường do các yếu tố sau:

  • Phụ nữ mắc viêm bàng quang nhiều hơn nam giới: Lỗ niệu đạo của phụ nữ nằm gần hậu môn nên có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Ngoài ra, giới nữ có niệu đạo ngắn hơn, thẳng hơn so với nam, vậy vi trùng dễ dàng di chuyển lên bàng quang hơn.
  • Phụ nữ sau khi quan hệ tình dục: Trong quá trình quan hệ tình dục, niêm mạc niệu đạo có thể bị tổn thương nên vi trùng dễ xâm nhập hơn.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: Bước vào giai đoạn mãn kinh, Estrogen nội sinh sụt giảm, niêm mạc bàng quang, niệu đạo của phụ nữ biến đổi mỏng hơn so với trước đây. Điều đó tạo thuận lợi cho vi trùng đi vào bàng quang.
  • Các bệnh lý về thận, bàng quang đã mắc từ trước: Thận đa nang, bàng quang- niệu quản phụt ngược dòng,…
  • Có tiền sử can thiệp phẫu thuật đường tiết niệu
  • Nam giới phì đại tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến to hơn bình thường cản trở sự lưu thông của nước tiểu.
  • Các bệnh suy giảm miễn dịch toàn cơ thể: Đái tháo đường, HIV,…
  • Sử dụng các thuốc, hóa chất làm giảm khả năng miễn dịch: Thuốc điều trị ung thư, dùng cortison mạn tính,…

Triệu chứng viêm bàng quang có thể nhận iết như thế nào ?

Trên lâm sàng, yếu tố viêm kích thích bàng quang, gây nhiều khó chịu cho người bệnh, các triệu chứng không quá khó để nhận biết. Người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu trong số các triệu chứng sau đây tùy tình trạng bệnh.

  • Buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần.
  • Đái buốt: Người bệnh cảm thấy bỏng rát hoặc đau vùng niệu đạo mỗi khi đi tiểu.
  • Đái rắt: Đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần số lượng nước tiểu rất ít, cảm giác “còn buồn”.
  • Có máu trong nước tiểu: Nước tiểu có thể màu hồng nhạt hoặc hồng đậm, máu có thể ở đoạn cuối khi đi tiểu gần hết hoặc cả bãi.
  • Nước tiểu có thể mùi hôi và màu đục như mủ.
  • Bụng dưới đau tức.

Ngoài các dấu hiệu mà chính người bệnh cảm nhận được, để chẩn đoán viêm bàng quang còn phải dựa vào các yếu tố cận lâm sàng, các xét nghiệm thực tế. Người ta thường dùng xét nghiệm cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn và thấy bạch cầu tăng.

Lưu ý để phòng tránh viêm bàng quang trong sinh hoạt hằng ngày như nào ?

Việc phòng tránh viêm bàng quang không quá khó để thực hiện, chỉ cần bạn chú ý những điều sau trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày:

  • Khi buồn tiểu thì đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Ít nhất 2 lít/ngày.
  • Khi quan hệ tình dục xong nên đi tiểu ngay tránh có vi trùng xâm nhập qua niệu đạo ngược lên bàng quang.
  • Khi đi đại tiện hay tiểu tiện, lau giấy vệ sinh từ trước ra sau tránh cho vi khuẩn từ hậu môn vào niệu đạo.
  • Không dùng các loại sản phẩm xịt thơm hay vòi xịt mạnh khiến tổn thương niêm mạc niệu đạo.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu thường do những nguyên nhân nào gây nên?

Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày,…những biểu hiện điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu gây ra nhiều ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng cuộc sống mà còn cả sức khỏe. Vậy bệnh lý này do những nguyên nhân nào gây nên, mọi người cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Viêm đường tiết niệu là gì?

Theo chia sẻ Bác sĩ, đường tiết niệu ở người bao gồm niệu đạo, bàng quang, thận,…có chức năng bài tiết chất thải lỏng. Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại đường tiết niệu, người bệnh có thể bị viêm một bộ phận trên đường tiết niệu hoặc bị viêm toàn bộ đường tiết niệu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Do vi khuẩn xâm nhập vào và gây viêm

Mầm bệnh chủ yếu từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, chúng gây viêm từ ngoài vào trong từ niệu đạo, đến bàng quang và cứ thế lan đến các bộ phận lân cận. Một số tác nhân thường gặp bao gồm E.coli, tạp khuẩn, các vi khuẩn sống ký sinh trong đường ruột, ruột già,…hoặc một số tác nhân khác như lậu, Chlamydia, HPV,…

Thói quen sinh hoạt

Vệ sinh vùng bộ phận sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, không sạch sẽ, nhịn tiểu, uống ít nước…dẫn đến các tác nhân gây hại có thể phát triển và gây bệnh.

Do nóng trong người

Người bệnh nóng trong người dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu, bệnh thường xảy ra vào mùa hè.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu như thế nào?

Giảng viên cho biết một số triệu chứng gây nên bệnh viêm đường tiết niệu như sau:

Tiểu khó

Cảm giác đau buốt, rắt khi đi tiểu do dòng nước tiểu đi qua và cọ xát với phần niêm mạc bị viêm khi chúng ta đi tiểu. Tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ sự co thắt cả các cơ trong hệ thống đường tiết niệu.

Tiểu ra mủ, ra máu

Do vi khuẩn tấn công gây viêm, nhiễm trùng đường tiểu, khi bị viêm loét nặng chúng có thể xuất hiện thành các mô viêm tấy, hóa mủ khi đi tiểu chúng ta có thể thấy nước tiểu đục, có lẫn máu, mủ.

Đau bụng, vùng thắt lưng

Người bệnh có thể có cảm giác đau âm ỉ liên tục thành từng cơn kéo dài, hoặc đau vùng thắt lưng.

Sốt

Tùy thuộc từng động lực học của từng loại tác nhân gây viêm mà mức độ sốt khác nhau, có thể sốt nhẹ, hoặc sốt cao kéo dài thành từng cơn từ 2-4 ngày. Sốt cũng là một phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây viêm.

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng

Nguy hiểm của viêm đường tiết niệu tới sức khỏe

Theo trang tin tức Bệnh học khuyến cáo, nếu như không được chữa trị, hoặc chữa trị không đúng cách, đúng phác đồ, viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sinh hoạt hằng ngày của người bệnh như những triệu chứng khó chịu, đặc biệt là những triệu chứng rối loạn đường tiểu,…

Ngoài ra, những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh bao gồm việc nhiễm khuẩn lan từ dưới lên trên từ niệu đạo, đến bàng quang, thận,…Đi đến đâu chúng gây ra viêm nhiễm đến đó, và để lại những hậu quả không chỉ riêng với chức năng của bộ phận đó mà còn các bộ phận lân cận như bàng quang, thận gây viêm, nhiễm trùng. Khi viêm đến thận chúng gây ra những tổn thương suy giảm chức năng, làm tăng nguy cơ suy thận, hoặc cũng có thể làm nhiễm trùng máu, hoặc lan tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Bác sĩ chia sẻ những dấu hiệu phổ biến nhận biết bệnh thận

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được bác sỹ kiểm tra thường xuyên.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh

Bác sĩ cho biết nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Đau lưng: cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang hoặc viêm vùng phụ cận ở lưng. Một khi bạn bị đau lưng hãy đến bệnh viện kiểm tra, nếu cần thiết hãy tiến hành nội soi bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.

Những thay đổi khi đi tiểu như: Đi tiểu nhiều vào đêm, Nước tiểu có bọt, Lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, Cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn,… Đây là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh thận, vì thế hãy nhanh chóng tới khám bác sĩ.

Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoietin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropotietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

Phù chân, mặt, tay: theo bác sĩ là do thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và tay.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng ure huyết) có thể khiến  thức ăn có vị khác đi và khiên hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn cũng là dấu hiệu bệnh thận: Do ure huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong 2 lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu não khiến não không cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Chuyên mục
Bệnh Thận Tiết Niệu

Chế độ dinh dưỡng ăn uống đúng cách cho người bệnh thận mạn tính

Một chế độ ăn uống đúng cách có thể giúp kiểm soát hiệu quả bệnh thận mạn tính. Bởi vậy đối với bệnh suy thận mạn, chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng.

Chế độ ăn cho người bệnh thận mạn tính

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận mạn tính

Chọn và chuẩn bị thức ăn chứa ít muối và natri

Theo bác sĩ cho biết natri là một phần của muối ăn. Để giúp kiểm soát huyết áp, trong chế độ ăn của bạn nên chứa ít hơn 2.300 miligam natri mỗi ngày.

  • Thường xuyên mua thực phẩm tươi sống. Bởi vì, sử dụng các loại thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn thường có chứa hàm lượng natri cao hơn.
  • Nấu thức ăn từ đầu thay vì ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, bữa tối đông lạnh và thức ăn đóng hộp bởi vì những loại thực phẩm này thường có hàm lượng natri cao hơn so bình thường. Khi bạn chuẩn bị thức ăn của từ thực phẩm tươi, bạn sẽ hạn chế được hàm lượng muối này.
  • Sử dụng gia vị, thảo mộc và gia vị không có natri thay cho muối.
  • Kiểm tra hàm lượng natri chứa trong thực phẩm bằng cách tìm hiểu các thông tin dinh dưỡng được in trên bao bì sản phẩm.
  • Rửa sạch rau, đậu, thịt và cá đóng hộp với nước trước khi ăn.

Ăn đủ số lượng và đúng loại protein

Khi cơ thể bạn sử dụng protein, thận sẽ tạo ra chất thải. Thận của bạn loại bỏ chất thải này. Ăn nhiều protein hơn nhu cầu khuyến nghị có thể khiến thận của bạn làm việc nhiều hơn.

  • Ăn những phần thức ăn nhỏ có chứa protein.
  • Protein có trong cả thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Cả hai loại protein này đều được mọi người sử dụng. Bạn có thể nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng về cách chọn kết hợp các loại thực phẩm protein phù hợp với bạn.

Một số thực phẩm chứa protein có nguồn gốc từ động vật như: Thịt gà, cá, thịt, trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.

Một số thực phẩm chứa protein có nguồn gốc từ thực vật như: Đậu, quả hạch và hạt các loại.

Chọn thức ăn tốt cho sức khỏe tim mạch

Bác sĩ cho biết, mục đích của việc lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn hàng ngày để giúp ngăn chặn chất béo tích tụ trong mạch máu, tim và thận.

Một số phương pháp chế biến món ăn cho đối tượng bệnh nhân này bao gồm:

  • Nướng, quay hoặc xào thực phẩm thay vì chiên ngập dầu.
  • Nấu với một lượng nhỏ dầu ô liu thay vì bơ.
  • Cắt bỏ chất béo từ thịt và loại bỏ da của gia cầm trước khi ăn.
  • Cố gắng hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong khẩu phần ăn.

Một số thực phẩm tốt cho tim mạch: Thịt nạc, chẳng hạn như thăn hoặc thịt tròn; Gia cầm không có da; Cá; Đậu; Rau; Trái cây; Sữa ít béo hoặc không có chứa chất béo, hoặc các sản phẩm sữa chua và phô mai.

Chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải: Không quá một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ và không quá hai ly nếu bạn là nam giới. Uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho gan, tim, não và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Chọn thực phẩm và đồ uống ít phốt pho

Nhằm mục đích giúp bảo vệ xương và mạch máu của bạn. Khi bạn bị bệnh thận mãn tính, phốt pho có thể tích tụ trong máu của bạn. Quá nhiều phốt pho trong máu kéo canxi từ xương của bạn, làm cho xương của bạn mỏng, yếu và dễ gãy hơn. Hàm lượng phốt pho cao trong máu cũng có thể gây ngứa da, đau nhức xương khớp.

Nhiều loại thực phẩm đóng gói thường thêm phốt pho. Chẳng hạn như thịt nguội và một số loại thịt và gia cầm tươi có thể được thêm phốt pho.

Chọn thực phẩm có lượng kali phù hợp

Điều này nhằm mục đích giúp các dây thần kinh và cơ bắp của bạn hoạt động đúng cách. Nhiều vấn đề có thể xảy ra khi nồng độ kali trong máu quá cao hoặc quá thấp. Thận bị tổn thương cho phép kali tích tụ trong máu của bạn, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim. Lựa chọn thực phẩm và đồ uống hàng ngày có thể giúp bạn giảm mức kali, nếu cần.

Các chất thay thế muối có thể chứa rất nhiều kali. Bác sĩ trang tin tức Bệnh học chia sẻ, mọi người nên đọc nhãn thành phần và kiểm tra thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm của nhà cung cấp về việc sử dụng chất thay thế muối.

Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa Bệnh Thận Tiết Niệu Bệnh Tiêu Hóa

Hằng ngày ăn mặn có thể dẫn tới sỏi thận, cao huyết áp, đột quỵ

Tuy muối làm tăng gia vị của món ăn nhưng khi ăn quá nhiều thì đó lại là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến sỏi thận, tăng huyết áp, đột quỵ…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người trưởng thành nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (khoảng một thìa cà phê) mỗi ngày. Nếu tiêu thụ nhiều hơn con số này, bạn sẽ được coi là ăn mặn.

Có 2 nguồn chính để đưa một lượng muối nhất định vào cơ thể là từ phần cho thêm vào thức ăn và phần có sẵn trong thực phẩm.

Phần cho thêm vào thức ăn bao gồm muối, nước mắm, mì chính… Phần có sẵn trong thực phẩm là lượng muối được cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản như các loại thực phẩm đóng hộp, hun khói, sấy khô, ướp muối… và nguồn sẵn có tự nhiên trong thực phẩm.

Chế độ ăn mặn (thừa muối) khiến chúng ta có nguy cơ cao huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Những dấu hiệu cho biết bạn đã và đang ăn nhiều muối là gì ?

  1. Sương mù não

Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết những người có chế độ ăn nhiều natri tăng nguy cơ mắc chứng sương mù não, gây suy giảm nhận thức cao hơn so với những người tiêu thụ ít muối.

Khi bạn càng nhiều tuổi, điều quan trọng là phải theo dõi lượng muối tiêu thụ hàng ngày và thay đổi nếu cần thiết.

  1. Luôn cảm thấy khát nước

Những thực phẩm chứa nhiều natri như khoai tây chiên, nước sốt mì spaghetti và bánh pizza luôn khiến bạn cảm thấy khát nước hơn bởi muối phá vỡ sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Nếu một ngày nào đó bạn đã lỡ ăn nhiều muối, hãy cố gắng uống nhiều nước. Khi đó, cơ thể sẽ được cung cấp đủ nước và tự khôi phục lại sự cân bằng trong các tế bào.

  1. Cơ thể sưng, phù nề

Chỉ cần sau một đêm tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể của bạn sẽ nặng nề hơn vào buổi sáng hôm sau. Đây được gọi là chứng phù nề, sưng của chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể.

Theo Mayo Clinic, tình trạng phù nề có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng cảnh báo có quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày.

Giải pháp đơn giản nhất là cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Bạn hãy cẩn thận đọc các thông tin trên bao bì sản phẩm, chọn những món ăn chứa ít muối hoặc chế biến các món ăn nhạt hơn.

  1. Sỏi thận

Một chế độ ăn chứa hàm lượng muối cao gây trở ngại cho chức năng thận. Theo Tổ chức Hành động vì Muối Thế giới, quá nhiều muối có thể làm tăng lượng protein tích trong nước tiểu. Càng nhiều protein trong nước tiểu càng gây ra nguy cơ mắc bệnh về thận.

Thêm vào đó, chế độ ăn mặn cũng khiến người dùng bị sỏi thận rất cao. Nếu bạn bị bệnh này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ cũng như một chuyên gia dinh dưỡng để giúp điều chỉnh chế độ ăn ít muối.

  1. Loét dạ dày

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Infection and Immunity, tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây viêm loét và ung thư dạ dày.

Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định điều này nhưng kết quả trên vẫn cho thấy mọi người nên thận trọng với các thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày. 

  1. Huyết áp cao

Người Mỹ tiêu thụ 3.400 mg natri mỗi ngày. Mỗi người chỉ nên tiêu tụ 1.500 mg natri mỗi ngày. Nhiều hơn con số này có thể làm tăng huyết áp bằng cách tích chất lỏng trong cơ thể, tăng khối lượng máu, khiến tim đập mạnh hơn, gây huyết áp cao.

Nguồn: sưu tầm

Exit mobile version