Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân mắc bệnh lao phổi

Ngoài phác đồ điều trị theo bác sĩ chuyên khoa thì bệnh nhân mắc bệnh lao phổi cần duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi

Bệnh lao phổi là một căn bệnh thường gặp với các biểu hiện như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ho dai dẳng và kéo dài, sức đề kháng suy giảm gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, bởi bệnh nhân mất rất nhiều sức để ho, mệt mỏi gây ra tình trạng chán ăn, tiêu hóa kém vì thế gây thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, cần chú trọng dinh dưỡng đối với bệnh nhân lao phổi. Cụ thể:

Lượng thức ăn đưa vào cơ thể bệnh nhân tùy thể trạng từng bệnh nhân. Đối với bệnh nhân có thể trạng béo hoặc béo phì cần nạp ít calo và hạn chế thực phẩm dầu mỡ ngược lại bệnh nhân có BMI thấp- thể trạng gầy thì nên tăng cường dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Theo đó, trong khẩu phần ăn cần có đầy đủ các nhóm thực phẩm như đạm, tinh bột, chất xơ, vitanmin, tuyệt đối kiêng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà đặc,…

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho bệnh nhân bị lao phổi

Theo các bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh hô hấp cho biết, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người mắc bệnh lao phổi. Vì thế ngoài phác đồ điều trị thì bệnh nhân có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng mà các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu sau đây:

Bổ sung khoáng chất

  • Sắt: sắt là thành phần quan trọng của máu và tế bào. Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi thường ho ra máu và kéo dài thế nên mất đi một lượng máu nhất định gây thiếu máu. Vì thế bệnh nhân nên bổ sung sắt và các thực phẩm giàu sắt. Nên ăn các loại thực phẩm như các loại thịt lợn, bò, các loại rau có màu đậm như rau mùng tơi, rau dền, rau bina,…
  • Kẽm: Kẽm là yếu tố rất cần thiết cho sự đông máu, tăng khả năng phục hồi vết thương, tăng khả năng miễn dịch và giảm tốc độ lão hóa da. Thiếu kẽm gây chán ăn. Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi do một số tác dụng phụ của thuốc bệnh nhân dễ bị thiếu hụt kẽm. Thực phẩm giàu kẽm bệnh nhân nên ăn hằng ngày như: các loại hải sản, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc, các loại đậu đỗ, ngũ cốc,..
  • Kali: Kali giữ vai trò quan trọng trong việc giảm chảy máu và tăng sinh các tế bào khỏe mạnh, thực phẩm giàu kali như: gan, khoai tây, rau xanh,…
  • Selen: selen là hợp chất hoạt hóa lại hệ thống enzym trong cơ thể, tăng cường loại bỏ chất độc dư thừa. Thực phẩm giàu selen như: sữa, đậu nành, mè đen,…

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho bệnh nhân bị lao phổi

Tăng cường chất xơ

Chất xơ có khả năng rất tốt trong việc cân bằng đường ruột, cải thiện tiêu hóa với người bệnh. Chất xơ làm giảm tình trạng táo bón, tăng cường tiêu hóa. Bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như khoai lang, rau xanh, trái cây,… chế biến thực phẩm bằng cách hấp để giữ nguyên hương vị nguyên bản.

Tăng cường các loại vitamin

  • Vitamin A, D, E, C rất quan trọng với cơ thể. Chúng giúp tqanwg cường hệ thông miễn dịch giảm viêm nhiễm. Thực phẩm nên ăn là: gan, thịt bò, cá biển, cà rốt, bí đỏ, rau xanh đậm, hoa quả có mũi giàu vitamin C: cam, bưởi,…
  • Vitamin K: có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vitamin K có nhiều trong thịt lợn, gan, khoai tây
  • Vitamin nhóm B: do bị tổn thương đường tiêu hóa nên người bệnh dễ bị thiếu hụt vitamin nhóm B có tác dụng ổn định hệ thần kinh, hình thành tế bào máu và tăng lưu lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B như các loại ngũ cốc nguyên cám, gạo nguyên cám, gạo lứt

Theo nguồn tin tức Y Dược, bệnh nhân mắc bệnh lao phổi cần kiêng các đồ ăn cay nóng, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, dưa cà muối, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Về môi trường sống cũng nên vệ sinh sạch sẽ ít bụi bẩn kích thích ho lâu và kéo dài hơn. Đặc biệt bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi tránh sự lây lan của bệnh.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

U hạt Wegener và những biến chứng nguy hiểm xảy ra

U hạt Wegener được biết đến là tình trạng viêm diễn ra bên trong các mạch máu, làm xuất hiện các hạt nhỏ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân và triệu chứng của u hạt Wegener

Nguyên nhân và triệu chứng của u hạt Wegener

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, khi một bất thường trong mạch máu gây ra tình trạng viêm lòng mạch, khi đó hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để sửa chữa; tuy nhiên khi hệ thống miễn dịch phát sinh những phản ứng bất thường sẽ làm cho mạch máu bị thu hẹp, tạo các khối hạt viêm gọi là u hạt. Nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng viêm hay hình thành các hạt u này vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng vẫn có yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh cho người bệnh như tuổi tác, những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khi mạch máu xuất hiện tình trạng viêm thì các triệu chứng có thể có hoặc không biểu hiện ngay. Các hạt di chuyển theo máu làm ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, gây ảnh hưởng mạnh nhất tới hô hấp và tiết niệu, các triệu chứng của u hạt Wegener như:

  • Bệnh nhân có triệu chứng của viêm xoang, dịch nhầy mũi tăng tiết, đôi khi có mủ, một số trường hợp còn kèm theo chảy máu cam.
  • Bệnh nhân ho kéo dài, mất khàn tiếng, viêm lợi, đôi khi ho có kèm theo máu, người bệnh hô hấp khó khăn, có cảm giác đau thắt ngực…
  • Cơ thể sốt cao, đi tiểu ra máu, bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
Những biến chứng của u hạt Wegener gây ra

Những biến chứng của u hạt Wegener gây ra

U hạt Wegener là một căn bệnh hô hấp gây ra những biến chứng nguy hiểm như làm hạn chế dòng chảy, khi đó cơ thể mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, sụt cân trầm trọng. Tình trạng bệnh kéo dài làm xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn như: viêm tai, thị lực suy giảm, đau mắt, da có hiện tượng lở loét. Dòng máu đưa các hạt u di chuyển trong hệ thống tuần hoàn, các hạt này có thể làm tắc nghẽn mạch, gây tình trạng đau tim. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra tình trạng viêm ở cầu thận, dẫn tới bất thường trong quá trình bài tiết và tái hấp thu ở cầu thận và ống thận.

Vì thế, bệnh nhân cần có phát hiện sớm cho căn bệnh này để làm giảm nguy cơ gây ra biến chứng. Một số phương pháp điều trị thích hợp như:

  • Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch như: corticosteroid, azathioprine, cyclophosphamide…
  • Sử dụng thuốc làm giảm các tế bào có khả năng gây viêm như: cyclophosphamide, rituximab; có thể dùng thuốc để tránh tái phát bệnh.
  • Trong quá trình điều trị có thể sẽ có các tác dụng phụ như loãng xương, nhiễm trùng phổi, mở rộng vết loét… Khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một vài loại thuốc khác để kết hợp cùng các thuốc điều trị.
  • Nếu biến chứng gây ra cho các cơ quan khác quá trầm trọng thì có thể phải tiến hành các phẫu thuật. Ví dụ như tình trạng suy thận trầm trọng do các hạt Wegener sẽ được cải thiện bằng phẫu thuật ghép thận.

Để tránh tái phát cho người bệnh, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Lên kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kì cho người bệnh và gia đình. Tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ trong quá trình điều trị và sau điều trị. Nếu phải phẫu thuật ghép thận cần theo dõi cẩn thận tình trạng bệnh nhân để phòng ngừa phản ứng đào thải cơ quan.

Nguồn:sưu tập

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Hỏi đáp chuyên gia Y tế về bệnh viêm xoang ở trẻ em

Viêm mũi xoang là một bệnh thường gặp, nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi, theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thì chẩn đoán viêm xoang ngày càng gia tăng ở trẻ em vì đây là hậu quả của viêm đường hô hấp.

Hỏi đáp chuyên gia Y tế về bệnh viêm xoang ở trẻ em

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết các yếu tố nguy cơ nào có thể gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ ?

Trả lời: Bệnh viêm xoang là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, theo đó các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm xoang bao gồm: rối loạn chức năng vận chuyển lông nhày, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, môi trường xung quanh, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị vật mũi.

Ở trẻ em, xoang sàn trước, xoang hàm dễ bị nhiễm trùng và có thể mắc từ lứa tuổi nhũ nhi. Viêm xoang trán thường chỉ xảy ra từ 6 – 10 tuổi. Viêm xoang bướm thường chỉ gặp từ 3 – 5 tuổi trở lên.

Hỏi: Được biết viêm xoang được chia thành viêm xoang cấp và mạn vậy dựa vào đâu để phân biệt 2 loại viêm xoang này?

Trả lời: Viêm xoang cấp được phân biệt với viêm xoang mạn do ở thời gian của bệnh. Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng kéo dài < 3 tuần, < 4 đợt trong năm (James A.Stankiewwicz & Andrew Hotaling). Viêm xoang mạn là một tình trạng viêm nhiễm tại xoang kéo dài trên 3 tháng, hay là tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 6 lần trong năm kèm theo có bất thường trên XQ.

Viêm xoang cấp có các biểu hiện: sốt cao > 39°C, thở hôi, sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh, ho nhiều về ban đêm, nhức đầu, đau răng, đau họng, đau vùng mặt, sau ổ mắt, có thể kèm theo viêm tai giữa cấp. Trong viêm xoang mạn tính các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau: Sốt từng đợt, sốt không cao, nhức đầu, ù tai, khan tiếng hay ho khạc tình trạng nặng hơn vào ban đêm, đau họng tái phát, nghẹt mũi, mũi chảy xuống họng, không ngửi được mùi.

Hỏi: Khi bị viêm xoang bệnh nhi sẽ có các biểu hiện nào ? Và chúng ta cần làm các xét nghiệm gì ?

Trả lời: Nếu viêm xoang trong đợt cấp chúng ta thấy: Nhiều nước mũi vàng hay xanh, đặc hay lỏng ở các khe mũi, hay sàn mũi, ấn điểm xoang đau.  Nếu viêm xoang trong đợt mạn chúng ta thấy: Cuốn mũi dưới phù nề, cuốn mũi giữa thoái hóa polyp, polyp khe giữa, thành sau họng có nhớt đục chảy xuống.  Theo đó, các xét nghiệm chuấn đoán bệnh như: X-quang xoang tư thế Blondeau, Hirtz.  Chọc hút xoang để phân lập vi trùng khi kém đáp ứng với điều trị nội. CT scanner sọ: viêm xoang mạn thất bại điều trị nội khoa hoặc nghi có khối choán chỗ hoặc nấm xoang và trước khi phẫu thuật.  Nội soi mũi xoang không giữ vai trò quyết định chẩn đoán viêm xoang.

Chuẩn đoán điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em

Chuẩn đoán điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em

Hỏi: Bệnh viêm xoang được chẩn đoán xác định khi nào và cần chẩn đoán phân biệt với các tình trạng bệnh lý nào ?

Trả lời: Viêm xoang được các bác sĩ điều trị bệnh hô hấp chẩn đoán xác định khi chảy mũi đục, nhức đầu, đau vùng xoang, khám có mủ khe giữa, ấn xoang có điểm đau. X-quang xoang thấy mờ các xoang, mức khí dịch trong xoang, dày niêm mạc xoang. Chẩn đoán có thể khi nhức vùng xoang. X-quang mờ nhẹ các xoang. Chẩn đoán phân biệt với tình trạng nhức đầu do tật khúc xạ, nguyên nhân tâm lý, các bệnh lý thần kinh.

Hỏi: Nguyên tắc điều trị bệnh viêm xoang là gì và bệnh được điều trị như thế nào ? Thời gian điều trị có kéo dài không ?

Trả lời: có 2 nguyên tắc điều trị bệnh viêm xoang là điều trị theo triệu chứng và điều trị theo nguyên nhân. Cụ thể:

  • Điều trị nội khoa:
  • Dùng kháng sinh: Kháng sinh chọn lựa ban đầu là Amoxicillin 80 – 100mg/kg/ngày. Kháng sinh thay thế là Amoxicillin + acid clavulinic hoặc Cefaclor hay Cefuroxim 3 tuần. Nếu bệnh nhân dị ứng với beta lactam có thể dùng Erythromycin hoặc Azithromycin/ Clarithromycin. Dùng kháng histamin, Corticoid tại chỗ khi nghi nguồn gốc do dị ứng.
  • Điều trị phẫu thuật:
  • Bệnh nhi chỉ được điều trị phẫu thuật trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại. Chỉ phẫu thuật xoang ở trẻ trên 6 tuổi. Phương pháp đề nghị: Mini-FESS (functional endoscopic sinus surgery) hạ thấp mỏm móc, làm rộng lỗ dẫn lưu xoang, là phẫu thuật thường áp dụng cho trẻ em. FESS hạ thấp mỏm móc, làm rộng lỗ dẫn lưu xoang, chỉnh hình bất thường xoang, cắt polyp nếu có, chỉ định trong viêm đa xoang. FESS kết hợp với chỉnh hình mũi. Thuốc sau mổ: Kháng sinh như điều trị viêm xoang cấp. Giảm đau bằng Acetaminophen, chống dị ứng với Chlopheniramin. Điều trị trong 10 ngày đến 15 ngày. Chế độ ăn: ngày thứ nhất sau mổ uống sữa ăn cháo. Các ngày còn lại ăn cháo hoặc cơm bình thường.

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học chuyên khoa cho biết, bệnh viêm xoang là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, vì thế bệnh nhân cần được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?

Viêm họng bình thường đã khiến bạn khó chịu rồi, vậy viêm họng do liên cầu là gì và nó có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh như thế nào?

Bệnh viêm họng do liên cầu là gì

Viêm họng do liên cầu là gì?

Theo chuyên gia cho hay: Viêm họng do liên cầu là tình trạng bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra khiến cổ họng đau rát, hỗn tạp. Bệnh có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như: đau khớp và viêm, phát ban và thậm chí cả thiệt hại cho van tim, viêm thận và sốt thấp khớp.

Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bạn nên phòng ngừa, đẩy lùi các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho bản thân và người thân cho gia đình.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm họng do liên cầu

Bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:

  • Đau họng, khó khăn khi nuốt;
  • Sốt cao từ 38°C;
  • Cảm giác giác đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, phát ban;
  • Tiêu hóa không ổn định như đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn;
  • Đau cơ, cứng cơ;
  • Sưng hạch hầu và có những mảng trắng trong cổ họng hoặc những chấm đỏ nhỏ có thể xuất hiện trên vòm miệng;
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên và đau.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh viêm họng do liên cầu có thể tự hết sau 5 – 7 ngày, tuy nhiên bạn nên theo dõi triệu chứng bệnh và đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời khi xuất hiện những vấn đề sau:

  • Đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết, đau họng kéo dài, đau họng kèm sốt cao trên 38OC ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 tiếng.
  • Người bệnh có cảm giác khó thở, khó nuốt, nuốt đau.
  • Sốt cao kèm tình trạng đau khớp, thở gấp và phát ban.
  • Sốt kèm nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng rất nguy hiểm dễ biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do khuẩn liên cầu.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Bệnh viêm hong do liên cầu khuẩn do nguyên nhân nào gây nên ?

Vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes, hoặc Streptococcus nhóm A là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Bệnh viêm họng dễ lây qua:

  • Đường hô hấp: Người bệnh nói chuyện, hắt hơi làm vi khuẩn ra ngoài không khí và truyền bệnh cho những người hít phải không khí chứa vi khuẩn.
  • Ăn uống chung hay sử dụng đồ chung với người bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh.

Những ai có nguy cơ viêm họng do liên cầu khuẩn?

Viêm họng do liên cầu khuẩn dễ phát bệnh khi gặp những yếu tố nguy cơ sau:

  • Trẻ em từ 5 – 15 tuổi dễ nhiễm vi khuẩn.
  • Bệnh dễ bùng phát vào thời gian giao mùa, đặc biệt vào cuối thu đến đầu xuân, dễ lây lan ở nơi đông người như bệnh viện, trường học.
  • Người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ mắc bệnh.
Bệnh viêm họng do liên cầu là gì

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn như  như thế nào ?

Bệnh viêm họng do liên cầu được chẩn đoán qua triệu chứng, khám lâm sàng và một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm dịch từ cổ họng để xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sẽ phải thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu.

Phòng tránh để hạn chế bệnh viêm họng do liên cầu

Áp dụng một lối sống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh viêm họng do liên cầu. Bạn nên lưu ý:

  • Chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tập thể dục để có sức đề kháng tốt.
  • Vệ sinh tay để hạn chế khả năng lây bệnh.
  • Bổ sung vitamin C.
  • Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không sử dụng chung đụng đồ dùng, thức ăn với người bệnh.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Nên dùng thức ăn mềm như súp, cháo, sữa, sữa chua, rau quả nấu chín, trái cây.
  • Hạn chế tiếp xúc thực phẩm, đồ uống lạnh; đồ ăn cay, kích thích.
  • Khi mắc bệnh nên tránh các hoạt động gây lây nhiễm cho người khác như ho, hắc hơi.
  • Lối sống lành mạnh  tránh sử dụng thuốc lá, chất kích thích, bia rượu.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bệnh nhân bị viêm họng thì có nên ăn hải sản không?

Bản chất hải sản là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể cũng như sức khỏe. Nhưng đối với bệnh viêm họng thì bệnh nhân có nên ăn không?

Bệnh nhân bị viêm họng thì có nên ăn hải sản không?

Có nên ăn hải sản khi bị viêm họng không?

Theo chuyên gia cho biết: Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu cụ thể nào cũng như các tư liệu chính xác về việc người bệnh viêm họng không tuyệt đối không nên ăn hải sản. Tuy nhiên các loại hải sản lại nằm trong số những thực phẩm có khả năng gây kích ứng và  dị ứng vô cùng cao. Do đó nếu bệnh nhân bị viêm họng sử dụng những loại thực phẩm này một cách không cẩn thận sẽ khiến bệnh viêm họng trở nặng thêm, các loại hải sản sẽ gây kích ứng làm khô họng và tạo nên triệu chứng ho khan thành từng cơn. Kèm theo đó là sự xuất hiện của nhiều dấu hiệu bệnh viêm họng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Cụ thể như: Nóng và đau rát tại cổ họng, ngứa họng, niêm mạc họng sưng to… Và đây là nguyên nhân hàng khiến người bệnh cần hạn chế ăn các loại hải sản.

Bệnh nhân bị viêm họng thì có nên ăn hải sản không?

Bệnh nhân bị viêm họng thì có nên ăn hải sản không?

Ăn hải sản khi viêm họng làm nặng quá trình điều trị bệnh

Ngoài ra, việc người bệnh sử dụng hải sản thông qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, hải sản nướng hay thậm chí kết hợp hải sản cùng với những loại thực phẩm cay nóng khác, ăn sống hải sản… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn virus xâm nhập vào vùng cổ họng, khoang miệng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm chồng thêm viêm nhiễm, niêm mạc họng bị tác động và tổn thương nghiêm trọng, thành họng bị va chạm và bị trầy xước khi người bệnh thực hiện ăn hải sản nướng.

Chính điều này đã thúc đẩy bệnh viêm họng tiến triển sang một mức độ nguy hiểm khác là viêm họng mãn tính rất khó điều trị và gây nên nhiều biến chứng khôn lường. Những biến chứng này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà còn có khả năng gây tử vong cao.

Mặt khác xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, các loại hải sản đều có tác dụng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng giống như những loại thực phẩm khác, nếu sử dụng quá nhiều cũng như lạm dụng quá nhiều các loại hải sản, chúng ta sẽ rất dễ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về hệ thần kinh, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và cả hệ tiêu hóa. Thế nhưng nguyên nhân chính không nằm ở việc những hoạt chất trong hải sản có vấn đề mà do sự tác động của môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại đã khiến lượng thủy ngân trong các loại hải sản này đột nhiên tăng lên và gây nguy hiểm cho người bệnh nếu sử dụng chúng quá nhiều.

Theo những chuyên gia về sức khỏe bệnh nhân bị viêm họng cần hạn chế những thực phẩm hải sản để có thể điều trị bệnh được dứt điểm nhanh chóng hơn.

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Những thực phẩm nào bệnh nhân ung thư amidan nên bổ sung?

Theo tìm hiểu thì được biết, ung thư amidan gây nên các triệu chứng đau, khó chịu cho cổ. Chính vì vậy, ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng rất nhiều, vậy cần bổ sung như nào?

Những thực phẩm nào bệnh nhân ung thư amidan nên bổ sung?

Những thực phẩm bệnh nhân ung thư amidan nên dùng

Bất kỳ món súp loãng nào đều rất phù hợp cho những người bị ung thư họng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn ngũ cốc tinh chế, gạo trắng, mì, sữa chua, pho mát và phô mai. Cũng có thể ăn trái cây và rau quả nhưng chúng cần được nấu chín hoặc đóng hộp, trừ rau diếp, cà chua, chuối và bơ.

Thịt mềm như cá, gia cầm không da, thịt bò thăn, trứng và bơ đậu phộng cũng là lựa chọn hợp lý. Chất béo, chẳng hạn như bơ, mayonnaise, dầu thực vật, kem và kem chua cũng là một phần của chế độ ăn mềm dành cho người bệnh.

Trên thực tế, thêm chất béo vào thức ăn có thể làm cho chúng mềm hơn, dễ ăn và không gây đau họng.

Ngoài thực phẩm nên ăn thì cần tránh những gì?

Theo chuyên gia cho biết: Hầu hết các loại đồ uống người bệnh đều có thể sử dụng, tuy nhiên, người bệnh nên tránh xa đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng axit cao, chẳng hạn như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.

Thực phẩm nào cứng, cay hoặc khó nhai nuốt bạn nên loại bỏ khỏi thực đơn, bao gồm thực phẩm chiên xào, cá có xương, pho mát rắn, thịt nguội, bánh mì lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì có chứa các loại hạt. Hạn chế ăn trái cây, rau tươi chưa được nấu chín, các loại rau củ chiên, xào như khoai tây chiên.

Chia sẻ bí quyết ăn uống cho bệnh nhân ung thư amidan

Ngoài những thực phẩm trên, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống của mình. Chia bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn. Ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể giúp bạn dễ ăn, hấp thu được nhiều thực phẩm hơn.

Đồng thời, nên cắt thức ăn thành những miếng nhỏ. Nghiền nhừ hoặc pha trộn thực phẩm làm cho chúng dễ nuốt hơn. Bệnh nhân nên ngồi thẳng và cúi đầu về phía trước khi ăn hoặc uống. Điều này làm cho quá trình nuốt dễ dàng hơn và có thể tạo ít áp lực hơn lên họng. Ngoài ra, khi uống các loại đồ uống nên dùng ống hút.

Trên đây là những bí quyết nên ăn và cần tránh những thực phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư amidan cần lưu ý để điều trị bệnh tốt nhất.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tìm hiểu bệnh viêm họng xuất tiết là gì?

Thường thì các bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ bắt gặp ở mọi lứa tuổi.Cũng như bệnh viêm họng xuất tiết có những triệu chứng không đáng lo ngại nhưng để lại biến chứng khó lường.

Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu bệnh viêm họng xuất tiết là gì?

Chứng viêm họng xuất tiết là bệnh gì?

Viêm họng xuất tiết là hiện tượng họng bị viêm xuất hiện dịch nhầy. Viêm họng xuất tiết thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi; chủ yếu hình thành và phát triển khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Nguyên nhân và biểu hiện của viêm họng xuất tiết là gì?

Theo chuyên gia cho biết: Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng viêm họng xuất tiết là tình trạng niêm mạc họng bị viêm gây nên bởi virut, vi khuẩn. Bên cạnh đó là các nguyên nhân như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói và có thể do tác động của rượu.

Trong những trường hợp viêm họng để biết viêm họng xuất tiết là gì cũng cần dựa vào biểu hiện cảu bênh. Biểu hiện của đầu tiên là sốt, ớn lạnh, kèm theo nhức đầu, nuốt đau, người đau mỏi, ăn, ngủ kém. Đối với một số trường hợp sẽ xuất hiện hạch cổ sưng và đau.

Viêm họng xuất tiết ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm thấy đau rát cổ khi nói hay nuốt nước bọt. Thông thường bệnh mũi và họng thường liên quan đến nhau nên người bệnh có thể thấy nghẹt mũi kèm với rát họng và lấu dần sẽ bị khàn tiếng.

Biểu hiện dễ nhận thấy khi thăm khám là niêm mạc họng đỏ, phù nề, đỏ, xuất tiết.Thậm chí amidan còn sưng to và có mủ trắng.

Nếu cảm cúm là nguyên nhân cho thấy viêm họng xuất tiết là gì thì có thể thấy các triệu chứng như nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành họng. Còn nếu do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) gây nên thì thì mũi và họng xuất tiết, niêm mạc họng đỏ, sưng hạch cổ.

Viêm họng xuất tiết khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, đối với người có sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui đi rất nhanh. Nhưng đối với những người có sức đề kháng kém thì bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Điều trị viêm họng xuất tiết như thế nào?

Biết nguyên nhân gây viêm họng xuất tiết là gì chính là giúp định hướng điều trị phù hợp. Đối với mỗi trường hợp, sẽ có một loại kháng sinh thích hợp với cơ địa, giúp điều trị nhanh chóng hơn.

Thuốc thường được chỉ định là thuốc uống giảm xuất tiết: thường là thuốc kháng histamin H1, giúp ức chế sự phóng thích và hoạt động của histamin từ đó ngăn chặn dị ứng xảy ra. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc chống viêm giảm xuất tiết có corticoid như polydexa, collydexa, để ức chế sự giải phóng và hoạt động của histamin. Tuy nhiên,nếu dùng không đúng chỉ định sẽ gây tổn hại cho niêm mạc mũi, xoang và nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, đối với mọi loại thuốc để điều trị bệnh, người nhà cùng bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Khi sốt cao, người bệnh cần được bù nước và chất điện giải để hạ sốt hiệu quả. Có thể cho người bệnh uống dung dịch oresol theo nhu cầu.

Với những người bị viêm họng xuất tiết nên sử dụng những thực phẩm mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Bổ sung thêm rau quả và trái cây, giữ ấm cơ thể, vệ sinh khoang miệng thường xuyên. Súc họng bằng nước muối nhạt cũng có thể giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Hình ảnh của người bị viêm họng xuất tiết

Biện pháp phòng tránh viêm họng xuất tiết như thế nào?

  • Để phòng ngừa viêm họng xuất tiết, khoang miệng cũng như họng cần được làm sạch thường xuyên.
  • Cần giữ ấm có thể, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
  • Đối với những trường hợp bị viêm họng cần đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
  • Không nên tự mua thuốc uống và tự điều trị bệnh để phòng tránh mọi biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là kháng thuốc kháng sinh khiến cho việc điều trị bệnh sau này gặp khó khăn.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Biểu hiện thường gặp ở bệnh ung thư phổi

Ho là biểu hiện sẽ gặp trên hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng xuất hiện ở rất nhiều bệnh khác. Vậy để chẩn đoán phân biệt bệnh một cách chính xác, ngoài triệu chứng ho, bệnh nhân ung thư phổi còn có dấu hiệu cảnh báo nào khác. Cùng Bệnh Học tìm hiểu những biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư phổi.

Biểu hiện thường gặp ở bệnh ung thư phổi

Ho – triệu chứng phổ biến của ung thư phổi

Triệu chứng ho đơn thuần xảy ra trên 75% các trường hợp ung thư phổi. Tuy nhiên, ho ra máu mới là triệu chứng làm bệnh nhân phải đi khám bệnh. Triệu chứng ho ở người mắc ung thư phổi có các đặc điểm sau:

Giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác khó chịu, hồi hộp, khó thở.

Tiếp theo người bệnh có biểu hiện khò khè, ngứa cổ họng, khó chịu trong ngực, miệng, và họng thường có vị tanh của máu.

Sau đó, người bệnh bắt đầu ho, khạc, trào, ộc ra máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài. Máu ho ra có màu đỏ tươi, ra trong hoặc sau cơn ho. Máu có bọt, các bóng khí, không lẫn thức ăn, có thể lẫn đờm.

Lượng máu khi ho có thể ít hoặc nhiều hơn (có thể trên 200 ml). Người bệnh càng ho càng ộc ra nhiều máu hoặc máu chảy ra không thoát ra ngoài được, đông lại trong đường hô hấp gây bít tắc các phế quản làm bệnh nhân giãy giụa và nghẹt thở.

Khoảng thời gian ho ra máu có thể ngắn chỉ trong một vài ngày, thậm chí trong 1 ngày hoặc kéo dài 5 – 7 ngày rồi giảm dần và ngừng hẳn. Cũng có những trường hợp nặng, ho ra máu kéo dài cả tháng, thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài ngày.

Nguy hiểm nhất là tình trạng máu ra không kiểm soát, máu ộc ra không cầm được. Người bệnh có thể tử vong trong tình cảnh trụy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều cấp tính. Trong trường hợp máu ra nhiều thì có tình trạng sốc do huyết áp tụt. Khám phổi cho thấy có tiếng ran ẩm, ran nổ, ran phế quản, …

Đau ngực

Phân nửa số bệnh nhân mắc bệnh học bị ung thư phổi đều cảm thấy bị đau ngực. Bệnh nhân thường mô tả có cảm giác đau nặng nề vùng ngực. Nếu đau ngực nhiều và liên tục là triệu chứng xấu báo hiệu tình trạng xâm lấn vào xương và dây thần kinh liên sườn của khối u. Dấu hiệu đau của vai có thể là triệu chứng của khối u phổi dạng Pancoast’s (khối u trên đỉnh phổi).

Khó thở

Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp thở, thường thở nhanh và ngắn. Một vài trường hợp có hiện tượng khò khè do khối u lớn làm tắc nghẽn khí quản.

Ngón tay hình dùi trống

Hay xảy ra ở những bệnh nhân bị u phổi loại Carcinoma (ung thư biểu mô) tế bào gai. Dấu hiệu ngón tay dùi trống sẽ mất đi nhanh chóng sau khi cắt bỏ khối u.

Phì đại xương khớp

Gặp ở 4 – 12% các bệnh nhân ung thư phổi. Những tổn thương này thường xảy ra ở đầu xa của các xương dài. Các triệu chứng này thường mất đi nhanh chóng khi khối u được cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt dây thần kinh số 10 ở đầu gần có thể làm giảm đau trong bệnh lý xương khớp dù không cắt bỏ khối u nguyên phát.

Biểu hiện thường gặp ở bệnh ung thư phổi

Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi tái phát nhanh sau khi chọc hút là dấu hiệu xấu biểu hiện cho tình trạng di căn đến màng phổi. Dịch màng phổi có màu là dấu hiệu nghi ngờ khối u đã di căn vào màng phổi.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên

Khoảng 5% các trường hợp bệnh xảy ra tình trạng này và là dấu hiệu của việc lan rộng khối u vào trung thất. Xạ trị có thể cho kết quả tốt với phân nửa số bệnh nhân.

Khàn tiếng

Chiếm từ 1 – 8% số bệnh nhân bị ung thư phổi. Khàn tiếng là kết quả của hiện tượng khối u xâm lấn trực tiếp vào dây thần kinh quặt ngược. Di căn vào các hạch bạch huyết vùng cổ xảy ra từ 15 – 20% số bệnh nhân và nếu sờ thấy khối u trên cơ scalene thì độ chắc chắn lên đến 85%.

Khó nuốt

Xảy ra từ 1 – 5% số bệnh nhân bị ung thư phổi và là dấu hiệu chỉ điểm khối u đã xâm lấn vào thực quản.

Gan to

Xảy ra khi có di căn của khối u đến gan, có khoảng 35% bệnh nhân chết vì di căn gan. Hiếm gặp hơn là tình trạng tràn khí màng phổi khi khối u lan ra ngoài màng phổi tạng.

Những triệu chứng gây ra do hormon

Các trường hợp ung thư biểu mô của phế quản – phổi thường gây ra những rối loạn về nội tiết bao gồm cường tuyến vỏ thượng thận, tăng canxi máu và hội chứng carcinoid. Rối loạn nội tiết thường gặp nhất trong ung thư phổi là hội chứng Cushing (gây ra bởi cường vỏ thượng thận) gặp trong ung thư dạng tế bào lúa mạch. Bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng như rối loạn tâm thần hoặc hôn mê do hạ Natri máu. Lời khuyên của Bác sĩ cho những bệnh nhân này là cần hạn chế lượng nước sử dụng xuống dưới 1.000ml/ngày và điều chỉnh lượng muối natri. Trong trường hợp ung thư tế bào gai, bệnh nhân có thể bị tăng canxi máu và các rối loạn tâm thần.

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bệnh viêm nắp thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm nắp thanh quản là bệnh lý xảy ra khi các nắp thanh quản, một sụn nhỏ nắp khí quản, chặn dòng chảy của không khí vào phổi và có khả năng đe dọa tính mạng

Bệnh viêm nắp thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm nắp thanh quản là bệnh gì?

Theo tin tức y dược cập nhật thông tin thì, viêm nắp thanh quản là bệnh lý hô hấp xảy ra khi các nắp thanh quản, một sụn nhỏ nắp khí quản, chặn dòng chảy của không khí vào phổi và có khả năng đe dọa tính mạng

Khi đó nắp thanh quản bị sưng lên, từ chất lỏng nóng, chấn thương trực tiếp đến cổ họng và nhiễm trùng khác nhau. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nắp thanh quản ở trẻ em là nhiễm Haemophilus influenzae type b (Hib), cùng các vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng trong máu. Viêm nắp thanh quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Bác sĩ chia sẻ nguyên nhân bệnh viêm nắp thanh quản hiện nay

Các chuyên gia y tế chia sẻ đến bạn đọc các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm nắp thanh quản như:

Nhiễm trùng

Một nguyên nhân phổ biến của sưng và viêm nắp thanh quản và xung quanh là các mô nhiễm Haemophilus influenzae type b (Hib) vi khuẩn. Hib không phải là mầm gây bệnh cúm, nhưng nó chịu trách nhiệm về các điều kiện khác nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp và viêm màng não.

Hib lây lan qua các giọt nhỏ bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Có thể Hib trong mũi và cổ họng mà không bị bệnh, mặc dù vẫn có khả năng lây lan vi khuẩn cho người khác.

Bệnh viêm nắp thanh quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm nắp thanh quản qua hình ảnh nội soi

Vi khuẩn và virus khác cũng có thể gây viêm nắp thanh quản, bao gồm:

  • Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), vi khuẩn khác gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).
  • Streptococcus A, B và C, một nhóm các vi khuẩn gây bệnh, từ strep họng nhiễm trùng máu.
  • Candida albicans, nấm chịu trách nhiệm về nhiễm nấm âm đạo, hăm tã và nấm miệng.
  • Varicella zoster, vi rút chịu trách nhiệm về bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Tai nạn thương tích

  • Thể tổn thương, như một cú trực tiếp vào cổ họng, có thể gây ra viêm nắp thanh quản. Vì vậy, có thể bị bỏng từ uống chất lỏng rất nóng.
  • Nuốt một chất hóa học cháy cổ họng.
  • Nuốt một đối tượng ngoại lai.
  • Khói thuốc như cocaine.

Yếu tố nguy cơ

Quan hệ tình dục gây ảnh hưởng đến nam nhiều hơn nữ.

Yếu hệ thống miễn dịch: Nếu hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu do bệnh tật hoặc thuốc, dễ bị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản.

Tiêm chủng không đầy đủ: Trì hoãn hoặc bỏ qua chủng ngừa có thể để lại một đứa trẻ dễ bị Hib và làm tăng nguy cơ viêm nắp thanh quản.

Bệnh viêm nắp thanh quản có nguy hiểm không?

MRI Bệnh viêm nắp thanh quản 

Viêm nắp thanh quản có triệu chứng như thế nào?

Viêm nắp thanh quản không phải là bệnh lý thường gặp, viêm nắp thanh quản có thể xuất hiện với một số triệu chứng cơ bản khó nhận biết, các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur liệt kê các triệu chứng như sau:

Ở trẻ em: Dấu hiệu và triệu chứng của viêm nắp thanh quản có thể phát triển trong vòng một vài giờ, bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau họng nghiêm trọng.
  • Khó khăn và đau đớn khi nuốt.
  • Chảy nước dãi vì đau đớn khi nuốt.
  • Lo lắng, hành vi bồn chồn.

Ở người lớn: Dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển chậm hơn, trong ngày thay vì giờ. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau họng nghiêm trọng.
  • Một giọng nói nghẹn hoặc khàn.
  • Không thoải mái khi thở.
  • Khó thở

Bạn cần đến gặp bác sĩ khi đột nhiên có khó thở và nuốt. Cố gắng giữ yên lặng người và ngay thẳng, vì vị trí này có thể làm cho nó dễ dàng hơn để thở.

Biến chứng mà viêm nắp thanh quản gây ra

Trường hợp người mắc bệnh viêm nắp thanh quản không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Suy hô hấp: Nếu nắp thanh quản trở sưng làm đường thở hẹp lại và có thể trở nên hoàn toàn bị chặn.
  • Truyền nhiễm: Đôi khi các vi khuẩn gây nhiễm trùng gây ra viêm nắp thanh quản ở nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).

Trên đây là những thông tin tổng hợp từ Bệnh Học về bệnh viêm nắp thanh quản chia sẻ đến bạn đọc. Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Hướng dẫn và điều trị dứt điểm tình trạng ho kéo dài

Những cơn ho kéo dài liên tục, dai dẳng khiến sức khỏe của bệnh nhân bị giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chúng còn gây bất tiện cho sinh hoạt của người bệnh. Mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về cách điều trị tình trạng này nhé.

Hướng dẫn và điều trị dứt điểm tình trạng ho kéo dài

Phản xạ ho diễn ra như thế nào?

Các dị vật trong đường hô hấp kích thích các thụ thể ho, truyền tín hiệu đến trung tâm ho, đưa ra đáp ứng tại đích là các cơ quan hệ hô hấp: nắp thanh quản, dây thanh quản, cơ hoành, cơ bụng,… tạo áp suất lớn từ trong lồng ngực đưa luồng khí mạnh tống các dị vật ra ngoài tạo thành phản xạ ho.

Theo chia sẻ Bác sĩ –  ho kéo dài có thể dẫn đến trầy xước đường hô hấp, làm các tác nhân nhiễm khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nguy cơ tử vong tăng cao đối với người lớn tuổi. Vì vậy điều trị kiểm soát cơn ho là cần thiết trong một số trường hợp.

Ngoài ra ho các do các bệnh lý đường hô hấp, dạ dày, hay do các thuốc sử dụng (thuốc tim mạch ACEI)… Cần xác định nguyên nhân gây ho để điều trị có hiệu quả.

Phân loại

Dựa vào tần suất cơn ho:

  • Ho cấp: dưới 3 tuần
  • Ho bán cấp: 3-8 tuần
  • Ho mạn tính: trên 8 tuần

Ngoài ra còn phân loại dựa vào tình trạng dịch nhầy tiết ở đường hô hấp:

  • Ho đàm: ho kèm với chất nhầy, bệnh nhân cảm giác “nặng ngực”, có thể khó thở.
  • Ho khan: không có chất nhầy, thường gây kích thích ngứa họng.

Điều trị ho kéo dài như thế nào?

Mục tiêu điều trị: giảm tần suất các cơn ho, ngăn các biến chứng. Theo trang tin tức Bệnh học khuyến cáo, đặc biệt lưu ý gia đình không tự ý điều trị cho trẻ dưới 4 tuổi.

Điều trị nguyên nhân

  • Bệnh lý đường hô hấp: hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi,…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: PPI, metoclopramid.
  • Thuốc ACEI => hỏi ý kiến bác sĩ điều trị việc ngừng thuốc, thay đổi bằng thuốc khác. Cơn ho hết sau 1-6 tuần ngưng thuốc.

Điều trị không đặc hiệu

Chỉ định cho các bệnh nhân ho quá nhiều, gây ảnh hưởng chất lượng sống mà chưa xác định rõ nguyên nhân hay ho ra máu.

  • Ho khan: ho do bị kích thích hay sưng viêm đường hô hấp, thường gây khó chịu mệt mỏi cho bệnh nhân, dùng các thuốc trị ho để ức chế cơn ho.
  • Ho đàm: loại ho này có tính bảo vệ đường hô hấp, không nên dùng các thuốc ức chế ho, thường sử dụng các thuốc tiêu đàm, long đàm để làm giảm lượng nhầy tích tụ trong đường hô hấp.

Điều trị không dùng thuốc: mục đích giảm kích ứng, làm ẩm, thúc đây thoát dịch, làm ẩm đường hô hấp,…

  • Kẹo, mật ong,…
  • Thiết bị làm ẩm: xịt mũi, xịt họng, ống rửa mũi cho trẻ.
Viêm phổi là một trong những bệnh lý gây ho kéo dài

Một số thuốc điều trị ho có thể tham khảo

Bác sĩ cho biết một số thuốc điều trị tình trạng ho như sau:

  • Thuốc ức chế trung tâm ho, làm tăng ngưỡng ho

Codein: giảm đau nhẹ, không sử dụng cho bệnh nhân suy hô hấp (hen suyễn), liệt ruột

Dextromethorphan: êm dịu, có hiệu lực tương đương codein

Pholcodin, Noscarpin…

  • Thuốc giảm nhạy cảm thụ thể ho ở ngoại biên

Methol, Eucalyptus: giảm ho, gây tê – không sử dụng cho cơn ho kéo dài, liên tục

Lidocain: gây tê bề mặt – tránh sử dụng cho những người bị loạn nhịp, bị tổn thương niêm mạc hô hấp

  • Thuốc kháng Histamin: không sử dụng cho ho có đàm, hiệu quả cao đối với các cơn ho về đêm: Clopheniramin, Diphenhydramin, Promethazin, Doxylamin

Thuốc tác động trên chất nhầy

  • Thuốc long đàm: kích thích các tuyến bài tiết ở khí quản tăng dịch, giảm độ nhầy và làm loãng đàm

Guaifenesin: an toàn – thuốc long đàm duy nhất được FDA chấp nhận, không được chỉ định cho các cơn ho mạn tính do các bệnh đường hô hấp dưới

Terpin: thường phối hợp codein hay dextromethorphan để giảm nhẹ cơn ho, tránh tổn thương đường hô hấp

  • Thuốc tiêu đàm: phối hợp với kháng sinh làm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, thuốc tiêu đàm (tiêu nhầy) cũng có khả năng phá vỡ lớp màng nhầy hệ tiêu hóa, nên thận trọng trong khi sử dụng

Dẫn chất cystein: N-Acetylcystein, Carbocystein,…

Bromhexin, Ambroxol,…

Sử dụng thuốc ho cho phụ nữ có thai: An toàn khi sử dụng Dextromethorphan và guaifenesin, tránh các chế phẩm chứa alcol – gây hội chứng alcol bào thai (khiếm khuyết hệ thần kinh sọ mặt và rối loạn phát triển trí tuệ, thể chất)

Nếu tình trạng ho không thuyên giảm, kéo dài trên 1 tháng, hoặc kèm các triệu chứng đổ mồ hôi lạnh, sụt cân,… bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định nguyên nhân cơn ho, tránh các biến chứng.

Exit mobile version