Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tuân thủ những điều nên làm khi bạn bị cảm cúm giúp hồi phục nhanh

Nếu mắc bệnh cảm để lâu không chữa trị triệt để thì nguy cơ cao bạn có thể gặp phải hàng loạt biến chứng tai hại về sau, dưới đây là những điều nên làm giúp bạn nhanh chóng hồi phục hơn.

  • Những đặc điểm nổi bật của bệnh ung thư phổi
  • Tìm hiểu về bệnh ho gà, căn bệnh phổ biến trong mùa đông
  • Nguyên nhân của bệnh viêm họng và hướng điều trị bệnh như thế nào?

Tuân thủ những điều nên làm khi bạn bị cảm cúm giúp hồi phục nhanh

Nên tuân thủ những điều sau giúp bạn nhanh chóng hồi phục

Tránh xa nước đá:

Khi bạn bắt đầu có dấu hiệu cảm, sức đề kháng của cơ thể đang giảm rõ rệt. Trong khi đó, độ lạnh của nước đá có thể làm tổn thương niêm mạc cổ họng gây khô họng, đau rát và viêm họng nên tình trạng cảm sẽ nặng hơn. Ngoài ra, nếu nước đá bạn dùng không được sạch sẽ thì vi khuẩn càng có điều kiện tấn công vào cơ thể đang bị yếu sức đề kháng, bệnh cảm sẽ trở nên trầm trọng thêm.

Do đó khi mới bắt đầu có dấu hiệu bị cảm, tránh xa nước đá là cách trị bệnh cảm tại nhà đầu tiên bạn cần làm. Lúc này, sử dụng nước ấm là tốt nhất bạn nhé.

Bổ sung vitamin C:

Cơ thể yếu sức đề kháng nên bạn mới bị bệnh cảm tấn công. Lợi dụng lúc virus bệnh trong người còn yếu, bạn nên tăng cường sức đề kháng để tống khứ virus ra khỏi cơ thể ngay. Uống nước cam, chanh hoặc ăn các loại trái cây nhiều vitamin C như sơ ri, bưởi, ổi… là cách tốt nhất để ngăn ngừa virus mạnh lên và cải thiện sức khỏe.

Nếu bạn bổ sung vitamin C kịp thời, có khi bệnh sẽ tự khỏi trong ngày mà không cần uống thuốc nhé.

Uống nhiều nước:

Uống đủ nước khi cơ thể bị cảm là điều rất quan trọng. Nước không chỉ giúp làm dịu cổ họng, hạ nhiệt, hạn chế mất nước mà còn giúp duy trì hoạt động các cơ quan tốt hơn, từ đó cơ thể tự tăng cường khả năng chống lại bệnh cảm. Nhớ là khi cơ thể mới có dấu hiệu cảm, việc đơn giản cần làm ngay là bạn phải tăng cường uống nước.

Năm 2019 nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng

Uống mật ong:

Mật ong là thần dược kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt cho cơ thể. Do đó ngay khi bắt đầu có dấu hiệu cảm, bạn hãy uống 2 – 3 thìa mật ong mỗi ngày để bổ sung năng lượng, tăng cường đề kháng cũng như diệt khuẩn tốt hơn cho cơ thể.

Ngoài uống mật ong nguyên chất bạn cũng có thể pha mật ong với nước chanh ấm, trà ấm sẽ giúp khả năng đẩy lùi bệnh cảm nhanh chóng hơn.

Nghỉ ngơi nhiều, đi ngủ sớm:

Theo những chuyên gia về sức khỏe tại Trung cấp Y cho biết: Khi bạn bị bệnh, cơ thể cần được nghỉ ngơi để phục hồi. Do đó hạn chế làm việc quá sức và dành ra thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường sẽ giúp cơ thể vượt qua bệnh nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý tuyệt đối không thức khuya, bởi thức khuya sẽ khiến thời gian phục hồi của cơ thể bị ít lại, sức đề kháng cũng giảm thêm nên bệnh có thể trầm trọng hơn.

Tốt nhất khi cảm nhận cơ thể sắp bị cảm, bạn nên đi ngủ sớm để cơ thể được phục hồi tốt và nhanh hết bệnh.

Lưu ý: Khi có dấu hiệu cảm, thực hiện những điều này sẽ giúp bạn tránh làm cho bệnh nặng. Tuy nhiên nếu bệnh đã nặng thì ngoài thực hiện các điều trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách và khỏi nhanh hơn.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nhận biết được những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc cha mẹ có kiến thức để phòng ngừa, điều trị căn bệnh này hiệu quả.

  • Những đặc điểm nổi bật của bệnh ung thư phổi
  • Tìm hiểu về bệnh ho gà, căn bệnh phổ biến trong mùa đông
  • Nguyên nhân của bệnh viêm họng và hướng điều trị bệnh như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp ở trẻ

Bệnh suy hô hấp cấp là căn bệnh hô hấp do nhiều nhiều nguyên nhân gây nên, hội chứng này nói lên sự không thích nghi của bộ máy hô hấp, rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, nhất là trong những ngày đầu sau sinh, trong thời gian trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài. Suy hô hấp cấp hay gặp ở trẻ đẻ non, thấp cân, thai bệnh lý, con của các bà mẹ có bệnh. Dưới đây là nguyên nhân và triệu chứng của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.

Nguyên nhân gây bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, một số nguyên nhân được các bác sĩ chỉ ra như sau:

 Đường hô hấp trên: Bệnh chủ yếu tại đường thở gây hẹp, tắc đường hô hấp như:

  • Chướng ngại vật (tắc mũi do đờm, nhầy).
  • Hẹp lỗ mũi sau, phù niêm mạc mũi.
  • Phì đại lưỡi bẩm sinh.
  • Hội chứng Pierre Robin: Thiểu sản xương hàm dưới, lưỡi to, mất hãm lưỡi.
  • Polyp họng.

Đường hô hấp dưới

  • Bệnh tại thanh quản: Mềm sụn thanh quản, màng nắp thanh môn, hẹp thanh quản do phù nề.
  • Bệnh tại khí phế quản: Hẹp khí quản, dò khí – thực quản.
  • Bệnh phổi bẩm sinh: Bất sản phổi, thiểu sản phổi, phổi chưa trưởng thành, kén hơi bẩm sinh, ứ khí phổi, teo phổi, thoát vị cơ hoành.
  • Bệnh phổi mắc phải: Hội chứng hít nước ối phân su, bệnh màng trong, hội chứng chậm hấp thu dịch phổi, xuất huyết phổi, nhiễm trùng phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, trung thất.

Bệnh do bất thường của lồng ngực: Porak Durant (tạo xương bất toàn).

Bệnh do bất thường cơ hô hấp:

  • Thoát vị cơ hoành.
  • Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát do tổn thương thần kinh cơ, giảm tiết Acetylcholin.
  • Hội chứng Werdnig – Hoffman: Bệnh có tính chất gia đình, di truyền, thiểu năng tế bào vận động của não gây giảm trương lực cơ toàn bộ.

Nguyên nhân gây bệnh suy hô hấp do tim mạch

  • Thông vách liên nhĩ, liên thất lớn.
  • Thiểu năng thất trái.
  • Chuyển hoặc lệch gốc các động mạch lớn.
  • Hẹp động mạch chủ.
  • Fallot 4, đặc biệt có thiểu năng thất trái…

Nguyên nhân do thần kinh

  • Do trẻ bị bệnh não bẩm sinh.
  • Xuất huyết não – màng não.
  • Viêm não, màng não.
  • Phù não.
  • Chấn thương não.

Nguyên nhân chuyển hoá

  • Rối loạn điện giải: Hạ Ca++ máu, tăng hoặc giảm Na+, K+ .
  • Toan máu.
  • Tăng hoặc giảm đường máu.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Có thể là các rối loạn tiên phát hoặc thứ phát dẫn tới thiếu O2 nặng.

Ngoài ra, theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học chuyên khoa cho biết nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp ở trẻ còn do các bệnh về máu. Vì thế mẹ cần chú ý đến các triệu chứng của trẻ để sớm có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ có biểu hiện khá rõ ràng

Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ biểu hiện như thế nào?

Một số các triệu chứng lâm sàng bệnh suy hô hấp như: Nhịp thở nhanh > 60 lần/phút hoặc chậm < 40 lần/phút. Gắng sức của các cơ hô hấp: Co kéo cơ liên sườn, trên và dưới xương ức. Thở ngực bụng di chuyển ngược chiều. Xuất hiện tím tái: Tím quanh môi, đầu chi, toàn thân. Tím xuất hiện khi PaO2 máu < 70mmHg, hay lượng Hb khử > 5g%.

Theo đó, các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân suy hô hấp:

  • Lồng ngực mất cân đối.
  • Rung thanh tăng trong tràn khí màng phổi.
  • Gõ đục trong tràn dịch màng phổi.
  • Chú ý tìm vị trí đập của mỏm tim, nếu có sự thay đổi vị trí hãy nghĩ đến hoặc tràn khí màng phổi hoặc thoát vị cơ hoành.
  • Tiếng thổi ở tim.
  • Sờ động mạch bẹn: Chủ yếu trong trường hợp còn ống động mạch.
  • Gan to trong suy tim.

Một số triệu chứng cận lâm sàng như:

  • Đo khí máu để xác định mức độ nặng của tình trạng suy hô hấp và mức độ rối loạn toan kiềm.
  • Có thể dùng phương pháp đo nồng độ O2 qua da: Phương pháp này dễ thực hiện, điều chỉnh nồng độ O2 của khí thở vào cho phù hợp với trẻ.
  • X quang phổi là triệu chứng quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán suy hô hấp. Tốt nhất là chụp tại giường. Thường chụp phổi thẳng. Trong trường hợp nghi ngờ tràn khí màng phổi, cho trẻ nằm nghiêng bên lành và cho tia chiếu song song với mặt phẳng nằm ngang giúp chẩn đoán dễ hơn.

Khi trẻ bị mắc bệnh suy hô hấp cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị

Bệnh suy hô hấp ở trẻ là bệnh học chuyên khoa khá nguy hiểm, vì thế khi phát hiện được những nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Nhận biết sự khác nhau giữa viêm phế quản và viêm phổi như thế nào?

Viêm phế quản và viêm phổi có những triệu chứng tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Nhận biết được sự khác nhau giữa hai căn bệnh giúp bạn biết cách điều trị cũng như phòng ngừa tốt hơn.

  • Tổng hợp thông tin nên biết về bệnh viêm xoang hàm
  • Chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ có dấu hiệu bệnh như thế nào?
  • Người lớn tuổi bị viêm phế quản nguyên nhân là do đâu?

Nhận biết sự khác nhau giữa viêm phế quản và viêm phổi như thế nào?

Viêm phổi và viêm phế quản khác nhau như thế nào?

  • Viêm phế quản

Viêm phế quản và viêm phổi có sự khác biệt. Viêm phổi ảnh hưởng đến các túi khí trong phổi, trong khi viêm phế quản ảnh hưởng đến các ống phế quản – đường đưa không khí ra vào phổi. 

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản là do virus. Virus gây viêm phế quản tương tự như virus gây cảm lạnh. Chuyên gia sức khỏe tại Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Triệu chứng nổi bật nhất của viêm phế quản là ho, có thể ho có đờm (chất nhầy trong hoặc có màu nhạt), sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và khó thở. 

Bệnh viêm phế quản thường kéo dài một tuần đến 10 ngày, nhưng ho có thể kéo dài hơn. Bởi vì viêm phế quản thường là do virus, nên điều trị bằng thuốc kháng sinh không có hiệu quả. 

Bạn có thể giảm một số triệu chứng bằng thuốc long đờm hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen. Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng, uống trà hoặc nước ấm có pha chút mật ong cũng có thể làm dịu cơn ho. 

  • Viêm phổi

Không giống như viêm phế quản, viêm phổi chủ yếu là do vi khuẩn (mặc dù virus và nấm cũng có thể gây viêm phổi). Nhiễm trùng vượt qua các ống phế quản, xâm nhập vào các mô của phổi. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 lá phổi. 

Các triệu chứng viêm phổi có thể tương tự như viêm phế quản, nhưng cũng có những khác biệt. Các dấu hiệu viêm phổi gồm: Sốt cao, sụt cân (do giảm cảm giác thèm ăn), đau ngực. Ho có đờm màu xanh lá cây, màu vàng hoặc màu trắng, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. 

Nhìn chung, các triệu chứng viêm phổi kéo dài hơn viêm phế quản. Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị viêm phổi do vi khuẩn, nếu viêm phổi do virus thì cần dùng thuốc kháng virus. Nghỉ ngơi, uống đủ nước sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. 

Hầu hết các trường hợp viêm phổi tự phát triển, không liên quan đến viêm phế quản, nhưng một số trường hợp có thể liên quan đến viêm phế quản. 

Tiêm vaccine phế cầu khuẩn là cách phòng bệnh viêm phổi tốt nhất. Vaccine này được khuyến cáo cho trẻ em dưới 2 tuổi, người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mạn tính.

Năm 2019 Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh VB2 Cao đẳng Điều dưỡng

Viêm phế quản và viêm phổi có lây không?

Viêm phế quản là do virus, nhưng viêm phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm. Nói cách khác, một người có thể bị lây nhiễm virus, nó có thể gây cảm lạnh chứ không gây viêm phế quản.

Bạn có thể mang mầm bệnh viêm phổi (vi khuẩn phế cầu khuẩn) trong cổ họng mà không bị bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể truyền vi khuẩn này cho người khác thông qua những cái ôm và nụ hôn. Tuy nhiên, cũng giống như viêm phế quản, nó không khiến bạn bị viêm phổi sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. 

Nếu bạn bị sốt cao, khó thở hoặc ho ra đờm đặc hoặc máu, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực để giúp xác định xem bạn có bị viêm phế quản hay viêm phổi hay không.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Chuyên gia Điều dưỡng cảnh báo những dấu hiệu thuyên tắc mạch phổi

Thuyên tắc mạch phổi xảy ra khi cục máu đông di chuyển từ các bộ phận khác của cơ thể (thường là chân) đến phổi. Cục máu đông này có thể chặn lưu lượng máu đến một phần của phổi và khiến người bệnh bị suy hô hấp.

Chuyên gia Điều dưỡng cảnh báo những dấu hiệu thuyên tắc mạch phổi

Cảnh báo những triệu chứng phổ biến của thuyên tắc phổi là gì?

  • Đau, sưng đỏ ở chân

Theo Chuyên gia sức khỏe tại Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Một số bệnh nhân cảm thấy cục máu đông ở chân trước. Tình trạng này còn được gọi làhuyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Cục máu đông trong các tĩnh mạch có thể đi vào phổi và gây thuyên tắc mạch phổi. Bạn nên gọi cho bác sỹ nếu nhận thấy bắp chân bị sưng đỏ và nóng lên.

  • Khó thở 

Khó thở có thể là dấu hiệu đầu tiên khi cục máu đông đi vào phổi. Nếu bạn đang bị cục máu đông ở chân mà thấy xuất hiện triệu chứng này thì hãy nghĩ đến thuyên tắc mạch phổi.

  • Đau ngực

Đau ngực khi hít thở sâu có thể là một dấu hiệu cảnh báo thuyên tắc mạch phổi. Khi cục máu đông đi vào phổi, một phần chức năng của phổi bị tổn hại, lượng oxy đi vào tim cũng giảm, điều này có thể khiến bạn bị đau ngực. 

  • Ho ra máu

Ho ra đờm có máu có thể là triệu chứng cảnh báo thuyên tắc mạch phổi. Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, ung thư phổi. Do vậy, nếu có triệu chứng này, bạn hãy gọi bác sỹ ngay. 

  • Chóng mặt, ngất xỉu

Ngoài huyết áp thấp thì chóng mặt hoặc ngất xỉu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thuyên tắc mạch phổi. Một nghiên cứu cho thấy 17% bệnh nhân bị ngất xỉu có cục máu đông trong phổi. 

  • Lo lắng, sợ hãi

Cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi có thể báo hiệu bạn đang bị thuyên tắc mạch phổi. Điều này có thể một phần do các triệu chứng thể chất gây ra. Nó cũng tương tự như cơn lo lắng trước đau tim.

  • Ho ra máu

Ho ra đờm có máu có thể là triệu chứng cảnh báo thuyên tắc mạch phổi. Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, ung thư phổi. Do vậy, nếu có triệu chứng này, bạn hãy gọi bác sĩ ngay. 

  • Chóng mặt, ngất xỉu

Ngoài huyết áp thấp thì chóng mặt hoặc ngất xỉu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thuyên tắc mạch phổi. Một nghiên cứu cho thấy 17% bệnh nhân bị ngất xỉu có cục máu đông trong phổi. 

  • Lo lắng, sợ hãi

Cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi có thể báo hiệu bạn đang bị thuyên tắc mạch phổi. Điều này có thể một phần do các triệu chứng thể chất gây ra. Nó cũng tương tự như cơn lo lắng trước đau tim.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Viêm phổi người già nguyên nhân và cách phòng bệnh

Viêm phổi người già là một trong số những nhiễm trùng được quan tâm hàng đầu. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm phổi ở người cao tuổi.

        Viêm phổi người già cần chú ý những gì?

        Viêm phổi ở người già là gì?

        Viêm phổi hay viêm nhu mô phổi ở người già (bao gồm phế nang,túi phế nang,ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận) được đặc trưng bởi hội chứng đông đặc phổi và bóng mờ phế nang. Hội chứng đông đặc phổi là một quá trình bệnh lý trong đó phế nang chứa đầy dịch rỉ viêm, vi khuẩn và các tế bào bạch cầu, trên phim chụp X- quang xuất hiện các đốm mờ đục trên nền phổi.

        Viêm phổi là một trong số những bệnh thường gặp, có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm,mọi lứa tuổi mặc dù ở trẻ em và người cao tuổi triệu chứng lâm sàng thường nặng hơn. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, viêm phổi thường được chia làm 2 loại : viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi mắc phải tại bệnh viện. Trong từng loại lại được chia thành 2 đối tượng là người lớn và trẻ em. Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong thực hành điều trị.

        Nguyên nhân gây viêm phổi ở người già

        Mặc dù cùng nằm trong nhóm bệnh học chuyên khoa nhưng viêm phổi người già khác với viêm phổi ở trẻ em, nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi rất đa dạng nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân không phải vi khuẩn. Viêm phổi ở người già chủ yếu là vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác. Thường gặp nhất là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Legionella pneumophila trực khuẩn Gram âm đường ruột…

        Ngoài ra, virus như virus cúm thông thường,virus gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp (severe acute respiratory syndrome – SARS), virus cúm gia cầm, corona virus cũng đều có thể là nguyên nhân gây viêm phổi nặng.

        Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện là bệnh lý viêm phổi xuất hiện sau nhập viện 48h bao gồm cả các trường hợp viêm phổi trên bệnh nhân thở máy. Trong bệnh viện, sau nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn máu thì phổi là cơ quan dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện khác nhau giữa từng bệnh viện thậm chí là từng khoa trong cùng một bệnh viện. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Gram âm và tụ cầu vàng. Ngoài ra viêm phổi cũng có thể do phế cầu và nguồn nước trong bệnh viện có thể cũng là nguyên nhân làm bùng phát nhiễm trùng do Legionella.

        Khi bị viêm phổi người già nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý

        Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi người già

        Để phòng tránh bệnh viêm phổi ở người già, chúng ta nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là yếu tố nguy cơ rất thường gặp ở người già làm tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn ở phổi. Giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, thoáng mát nhằm loại bỏ các vi khuẩn, virus gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn, nên đeo khẩu trang hoặc các biện pháp bảo hộ khi tới môi trường độc hại, nhiều khói bụi. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch ở người cao tuổi. Thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu khuẩn trên những người có chỉ định, đặc biệt với những người có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 nhằm dự phòng bệnh viêm phổi, các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già. Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – là các bệnh thường gặp của người già.

        Nguồn: benhhoc.edu.vn

          Chuyên mục
          Bệnh Hô Hấp

          Cùng chuyên gia tìm hiểu bệnh viêm phổi có thể gây tử vong

          Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm, với những người có hệ miễn dịch yếu, viêm phổi có thể gây biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

          • Những đặc điểm nổi bật của bệnh ung thư phổi
          • Chuyên gia Điều dưỡng cảnh báo những dấu hiệu thuyên tắc mạch phổi
          • Nhận biết sự khác nhau giữa viêm phế quản và viêm phổi như thế nào?

          Cùng chuyên gia tìm hiểu bệnh viêm phổi có thể gây tử vong

          Viêm phổi là gì? 

          Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Giống như cảm lạnh hoặc cúm, nhiễm trùng lây lan qua ho, hắt hơi hoặc chạm vào bề mặt có dính vi trùng, sau đó chạm vào măt. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA), viêm phổi có thể là biến chứng của bệnh cúm.

          Khi virus, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào phổi, các túi khí gọi là phế nang có thể chứa đầy chất lỏng. Tình trạng viêm đó gây ra các triệu chứng như ho, sốt và khó thở.

          Tại sao viêm phổi có thể gây tử vong? 

          Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Viêm phổi nặng và nghiêm trọng có thể giết chết bệnh nhân. Phổi chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho cơ thể. Nếu viêm phổi nặng, các cơ quan quan trọng trong cơ thể sẽ bị thiếu oxy. Đồng thời, khi cơ thể đang nỗ lực chống lại nhiễm trùng, huyết áp sẽ thay đổi, lượng máu đến các cơ quan giảm.

          Không đủ oxy, không đủ máu có thể dẫn đến sự bất thường ở chức năng tim, thận, khiến các cơ quan này ngừng hoạt động, cuối cùng dẫn đến tử vong. 

          Năm 2019 nhà trường thông báo tuyển sinh VB2 Cao đẳng Điều dưỡng

          Những ai có nguy cơ tử vong ca do viêm phổi?

          Viêm phổi có khả năng trở nên nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong ở trẻ sơ sinh, người trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, như người mắc bệnh ung thư hoặc HIV. Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh viêm phổi đều có thể cải thiện bệnh trong vòng 1 – 3 tuần. 

          Làm thế nào để sớm bình phục khi bị viêm phổi? 

          Điều quan trọng nhất là nên đi khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bác sỹ có thể giúp xác định loại viêm phổi của bạn là do vi khuẩn hay virus. Viêm phổi do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Viêm phổi do virus sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus. 

          Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần uống nước, nghỉ ngơi đầy đủ, để sớm hồi phục. 

          Phòng ngừa viêm phổi như thế nào? 

          Tiêm vaccine cúm hàng năm có thể giúp bạn phòng ngừa viêm phổi do virus. Vì virus cúm có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay sạch thường xuyên, nên tránh xa những người đang bị hắt hơi hay ho. 

          Nguồn: Bệnh học

          Chuyên mục
          Bệnh Hô Hấp

          Mùa đông mặc gì để ấm và có tác dụng chống gió tốt nhất?

          Với cái thời tiết lạnh giá mùa đông như thế này thì mọi việc sinh hoạt hàng ngày vẫn diễn ra đều đặn, vì vậy vơ thể chúng ta cần được giữ ấm, đảm bảo sức khỏe không nên thờ ơ.

          Mùa đông mặc gì để ấm và có tác dụng chống gió tốt nhất?

          Ăn gì để ấm vào mùa đông?

          Theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết: Theo quan niệm của Đông y, mùa đông là dịp bồi bổ sức khỏe. Các thức ăn cần ăn uống nóng để cung nhiệt và giúp cơ thể giữ nhiệt. Chế độ ăn nên ít thịt, nhiều ngũ cốc, rau quả tự nhiên để trung hòa được các vị. Trong Đông y có ngũ vị (chua, đắng, ngọt, mặn, cay).

          Vị chua (cam quýt, ô mai, dưa muối…) ăn ở mức vừa phải sẽ giúp giảm tiểu tiện mùa đông, giữ mồ hôi, ngừa tiêu chảy… Vị đắng trong những món ăn giàu chất kiềm sẽ bổ tâm, tiêu viêm giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản. Vị ngọt (đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt…), cung cấp nhiệt năng giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh, nhưng không ăn quá nhiều vì dễ béo phì, giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày và tim, thận.

          Vị mặn trong thực phẩm (rau câu, sứa, rau tảo…) giúp bổ thận, nhưng không lạm dụng vì dễ tổn hại đến tạng tâm, tì.

          Vị cay (tính nhiệt trong gia vị hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, hành tây, cà ri…) giúp trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngừa cảm lạnh, cúm. Nếu cho các gia vị vào món canh khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.

          Tốt nhất nên ăn những đồ nóng và sinh nhiệt như thịt bò, thịt dê, thịt ngựa. Nên hạn chế ăn thịt vịt, thịt lợn… Ngoài ra, nên tăng cường các thực phẩm nhiều lipit như mỡ cá, ăn nhiều gừng, hành tỏi…

          Chúng ta nên mặc gì để chống gió vào mùa đông lạnh?

          Không ít người vào mùa đông thường có thói quen mặc quần áo thật dày với quan điểm thà mặc một áo dày còn hơn mặc nhiều áo mỏng.

          Tuy nhiên theo chuyên gia sức khỏe cho biết: Nên mặc trang phục nhiều lớp khi ra ngoài. Thay vì mặc một lớp áo thật dày, mặc nhiều lớp mỏng sẽ tốt hơn. Nguyên nhân là vì nhiệt lượng lưu chuyển giữa các lớp vải sẽ giúp giữ ấm cơ thể.

          Theo đó, để giữ ấm cho cơ thể quần áo nên mặc 3 lớp. Lớp trong cùng nên mặc chất liệu vải thô polopropilen hoặc lụa thoáng và làm khô mồ hôi ẩm từ cơ thể. Lớp thứ 2 nên là một lớp nhẹ và ấm, chất liệu len hoặc lông. Lớp thứ 3 có thể là áo jacket. Trang phục ngoài cùng cần chống nước và cản gió để bảo vệ tối đa khỏi giá rét và mưa lạnh. Nếu cần ấm hơn, người dân có thể tăng cường lớp áo len.

          Bên cạnh đó, vào mùa đông nên mặc áo khoác và đi giầy trước 5 phút khi ra ngoài đường sẽ giúp cơ thể ấm hơn.

          Năm 2019 Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng

          Vùng tam giác nên chống lạnh là gì?

          Nên dùng cho mình một chiếc khăn quàng cổ. Nếu bạn không mặc áo cổ cao, hơi lạnh sẽ dễ dàng xâm lấn và đi sâu vào vùng cổ khiến toàn bộ cơ thể ớn lạnh. Nếu bạn là nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi bên máy vi tính, cơ vùng cổ sẽ dễ bị cứng do đối mặt với màn hình mỗi ngày. Hơi lạnh trong mùa đông sẽ khiến các cơ bắp dễ bị đau, co thắt và lan tỏa ra các xương bả vai.

          Giữ ấm cho vùng eo và bụng cũng là một thói quen mà chị em phụ nữ thường ít chú ý đến. Eo và bụng là một phần rất quan trọng của phụ nữ (hệ thống sinh sản trong tử cung và vùng chậu). Nếu bị lạnh, nó có thể sẽ gây ra một số bệnh phụ khoa. Vì vậy, vào mùa đông, bạn nên cố gắng lựa chọn một chiếc áo len dài hoặc áo khoác ấm phù hợp… để giữ ấm cho khu vực quan trọng này nhé!

          Bên cạnh khuôn mặt thì bàn tay cũng là một bộ phận thể hiện rõ tuổi tác của phụ nữ. Trong mùa đông, đôi tay cũng trở thành mục tiêu của các cuộc “tấn công” do thời tiết lạnh. Vì thế, sau khi rửa tay, chị em nhớ bôi kem dưỡng để giữ ẩm, tránh để tay bị khô nẻ rất đau đớn, khi đi ra ngoài cũng nhớ phải đeo găng tay để vừa giữ ấm cơ thể vừa bảo vệ các khớp tay nói riêng. Đặc biệt, cũng nên đeo cho mìnhđôi găng tay mềm mại sẽ giữ ấm và bảo vệ đôi tay tốt hơn một chiếc găng da đấy.

          Nguồn: Bệnh học

          Chuyên mục
          Bệnh Hô Hấp

          Bệnh suy tuyến giáp nguy hiểm như thế nào tới tình trạng sức khỏe ?

          Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, sản sinh ra loại hormon rất quan trọng đối với cơ thể (thyroxin). Nó điều khiển thân nhiệt,duy trì cân nặng và sự trao đổi chất phù hợp cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và quá trình sản xuất năng lượng.


          Bệnh suy tuyến giáp nguy hiểm như thế nào tới tình trạng sức khỏe ?

          Bệnh suy giáp nguy hiểm thế nào?

          Bệnh suy giáp là tình trạng thiếu hụt hormon tuyến giáp, không đủ cung cấp cho các tế bào của cơ thể. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ) hoặc không. Suy giáp có nhiều loại:

          • Suy giáp tiên phát: do căn nguyên miễn dịch (như viêm tuyến giáp Hashimoto). Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp hoặc điều trị bằng iốt phóng xạ (kể cả phóng xạ vùng cổ). Do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp điều trị bệnh basedow, (neomercazol, thyrozol, novacarb, lithium…). Do thiếu hụt iốt nặng.Bẩm sinh hoặc mắc phải trong tử cung (suy giáp trẻ mới đẻ);
          • Suy giáp thứ phát: do suy thùy trước tuyến yên (hiếm gặp);
          • Suy giáp do vùng dưới đồi: rất hiếm gặp;
          • Suy giáp dưới lâm sàng: không có biểu hiện. Thể bệnh này khá phổ biến, chiếm 5-13% dân số.

          Tuy nhiên, suy giáp gặp phổ biến ở nữ giới. Đối với phụ nữ đang mang thai, nó có thể là một nguyên nhân dẫn đến sảy thai hoặc suy yếu não bộ của trẻ sơ sinh.

          Khi bị suy giáp người bệnh có các biểu hiện: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, đãng trí, trầm cảm, da, tóc khô; tâm trạng thay đổi thất thường; rối loạn kinh nguyệt; tay chân lạnh, cảm thấy vô cùng lạnh trong mùa đông và nóng quá mức trong mùa hè… Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở…

          Chế độ ăn giúp dự phòng và điều trị suy giáp như thế nào ?

          Nếu bị suy giáp, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống để giúp quá trình điều trị được hiệu quả

          Thực phẩm người bệnh suy giáp nên tránh:

          • Đậu nành: rất giàu hormon phytoestrogen (nội tiết tố nữ thực vật). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng estrogen (nội tiết tố nữ) cao sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra thyroxin – một trong hai hormon chính của tuyến giáp. Do đó nên hạn chế ăn.
          • Bắp cải: đây là loại thực phẩm đặc biệt nên tránh đối với người bị suy giáp do thiếu iốt. Tuyến giáp cần có iốt để sản sinh ra hormon cần thiết. Những loại rau cải trắng này có thể ngăn chặn việc hấp thu iốt của tuyến giáp (nhất là khi ăn sống). Vì vậy, người suy giáp nên tránh ăn súp lơ, củ cải, bắp cải, cải bẹ trắng.
          • Đồ béo: các món béo như bơ, mayonnaise và mỡ động vật là những thứ nên tránh vì chúng sẽ làm giảm lượng hormon sản sinh bởi tuyến giáp.
          • Thức ăn chứa nhiều đường: suy giáp làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể bạn, vì thế nó trở nên khó khăn hơn cho cơ thể trong việc đốt cháy năng lượng từ lượng đường dư thừa mà bạn hấp thụ qua các loại kẹo và bánh ngọt. Hậu quả là bạn sẽ bị tăng cân, gây ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp.
          • Thức uống có chứa cafein: cafein làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp vì nó làm giảm khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa.
          • Rượu bia: rượu bia có tác hại nghiêm trọng đối với tuyến giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến giáp và khả năng tận dụng hormon của cơ thể.

          Thực phẩm người suy giáp nên dùng:

          Bổ sung thực phẩm giàu iốt:  thực phẩm giàu iốt có trong các loại hải sản, và các loại rau xanh đậm. Muối iốt sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp.

          Nước trái cây tươi rất tốt cho suy tuyến giáp: trái cây và rau củ tươi rất giàu khoáng chất, vitamin, enzym và chất chống ôxy hóa cần thiết cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

          Bổ sung gia vị là cần thiết: các loại gia vị có tính kích thích như hạt tiêu, gừng, ớt và quế giúp tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp máu lưu thông tốt cũng như tăng miễn dịch cho cơ thể. Bạn nên nêm thêm các gia vị này trong bữa ăn hàng ngày, sẽ là một việc làm hữu ích.

          Axit béo và protit giúp cải thiện tình trạng suy tuyến giáp: mỗi ngày, một người nên bổ sung đủ lượng protit cho cơ thể để tăng hiệu quả, việc này sẽ giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng các quá trình chuyển hóa protit. Bên cạnh đó các axit béo còn giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng lưu thông máu. Điều này rất quan trọng khi bạn đang điều trị với bệnh suy giáp.

          Nguồn: Bệnh học

          Chuyên mục
          Bệnh Hô Hấp Bệnh Nhi Khoa

          Chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ có dấu hiệu bệnh như thế nào?

          Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý viêm cấp tính đường hô hấp dưới xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu không được phát hiện sớm sẽ gây suy hô hấp nặng.

          Dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản ở trẻ

          Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết: Thời tiết lạnh mùa đông là lúc trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có bệnh viêm tiểu phế quản.Với các bệnh nhi đến khoa hô hấp của chúng tôi thời điểm này có đến 70% là có yếu tố dị ứng. Và số lượng trẻ bị viêm tiểu phế quản, hen phế quản nổi bật lên trong số các bệnh về đường hô hấp khác.

          Viêm tiểu phế quản chủ yếu do virus hợp bào đường hô hấp. Bệnh có liên quan đến phản ứng miễn dịch – dị ứng do cơ thể sinh kháng thể chống lại virus.

          • Bệnh thường được báo hiệu trước bởi nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho, sốt, chảy mũi, sau vài ngày thì xuất hiện thở nhanh và suy hô hấp.
          • Co rút lồng ngực thường xảy ra sớm. Tím tái xảy ra khi bệnh nặng lên.
          • Sốt có thể có hoặc không, thở ra kéo dài, đôi khi có thể có ran ẩm nhỏ hạt.
          • Lồng ngực của trẻ trở nên căng phồng.
          • Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau được xếp vào thể nặng và cần phải nhập viện là: Trẻ bú kém, li bì, cơn ngừng thở, thở nhanh từ 70 lần/phút trở lên, thở rên, phập phồng cánh mũi, co rút lồng ngực nặng, tím tái.
          • Ho, khò khè là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ bị viêm tiểu phế quản, chiếm 100%.
          • Tiếp theo là kích thích và quấy khóc 90%. Triệu chứng này thường gặp khi có tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Thở nhanh cũng gặp với tỷ lệ cao 89%.
          • Co rút lồng ngực cũng là triệu chứng hay gặp chiếm tới trên 2/3 số trường hợp. Nghe phổi chủ yếu là ran rít, ran ngáy chiếm 67%, trong khi đó ran ẩm chỉ chiếm 37,5%.

          Điều trị viêm tiểu phế quản thế nào?

          Theo các chuyên gia cho biết: Bệnh viêm tiểu phế quản thường tự khỏi từ 3 – 7 ngày, tử vong chỉ xảy ra trong những trường hợp nặng, và khoảng ¼ trường hợp sau này trở thành hen phế quản.

          Việc điều trị viêm tiểu phế quản chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần phải làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách thường xuyên hút dịch mũi họng và cho uống nước đầy đủ và bú mẹ thường xuyên hơn, nếu trẻ không bú được phải vắt sữa đổ từng thìa một.

          Trẻ mắc viêm tiểu phế quản nhẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách:

          • Cho trẻ uống đủ nước để làm loãng đờm, dịu ho.
          • Sát khuẩn mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%.
          • Điều trị triệu chứng nếu có (uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt).
          • Có thể uống thuốc trị ho, long đờm theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị để phòng tránh nguy cơ kháng kháng sinh.

          Các dấu hiệu nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện:

          • Trẻ sốt cao, dùng thuốc giảm sốt cũng không hạ.
          • Bỏ bú, nôn trớ.
          • Thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
          • Da tím tái

          Cách phòng tránh viêm tiểu phế quản cho trẻ

          Các mẹ cần chú ý ngay từ trong thời gian mang thai: Khám thai định kỳ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lao động hợp lý để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân nặng.

          • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
          • Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thành phần ăn cho trẻ: chất đạm, chất béo, gluxit, vitamin, muối khoáng…
          • Vào giai đoạn trời lạnh hoặc giao mùa, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, không để trẻ quá lạnh nhưng cũng không nên để trẻ quá nóng, gây vã mồ hôi, chỉ nên mặc quần áo đủ ấm.
          • Bổ sung cốm vi sinh để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời
          • Bên cạnh những món ăn dặm thơm ngon, dồi dào giá trị dinh dưỡng cung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp bé phát triển trí tuệ và thể chất, mẹ đừng bỏ qua các giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, đặc biệt là mỗi khi thời tiết giao mùa.

          Nguồn: sưu tầm

          Chuyên mục
          Bệnh Hô Hấp

          Sự nguy hiểm của bệnh ho gà đối với sức khỏe của bạn như thế nào?

          Bệnh ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetalla Pertussis gây nên, giai đoạn đầu, bệnh ho gà thường không có nhiều biểu hiện. Vì thế, người bệnh thường chủ quan không phát hiện ra kịp thời.


          Sự nguy hiểm của bệnh ho gà đối với sức khỏe của bạn như thế nào?

          Bệnh ho gà là gì?

          Các bác sĩ chuyên gia về bệnh hô hấp chia sẻ như sau: Ho gà là căn bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bệnh có thể lây qua đường hô hấp, vì vậy mà mọi người cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị ho gà để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ bệnh nhân.

          Bệnh ho gà do nguyên nhân nào gây nên?

          Bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Đặc biệt, những ngày thời tiết đông – xuân, không quá lạnh cũng không quá nóng, chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

          Biểu hiện bệnh ho gà như thế nào ?

          Biểu hiện ho gà ở trẻ ban đầu gần giống với cảm cúm như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi. Nhưng sau đó khoảng 4-5, những dấu hiệu ho gà biến mất, chỉ còn lại triệu chứng ho ngày càng trầm trọng hơn, người bệnh bị ho nhiều nhất về đêm.

          Tiếp theo đó, khi người bệnh liên tục gặp phải các cơn ho kéo dài, ho từng cơn, thậm chí ho chảy cả nước mắt không ngừng, ho rũ rượi, kèm theo cảm giác buồn nôn. Sau khi ho, người bệnh thường bị đỏ mặt tím tái cả người do bị suy hô hấp. Đặc biệt, cuối mỗi cơn ho thường có tiếng rít như tiếng gà, xuất hiện nhiều dịch đờm. Khi có những biểu hiện như vậy, bạn nên đưa người bệnh vào bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

          Sự nguy hiểm của bệnh ho gà bạn có biết?

          Bệnh ho gà gây biến chứng rất nguy hiểm, nhiễm trùng là biến chứng chính với biểu hiện bệnh là giãn phế quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi. Trong đó bệnh viêm phổi dễ gặp và có nguy cơ gây tử vong cao nhất.

          Thiếu niên và người lớn có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Nhất là biến chứng mất kiểm soát bàng quang, sụt cân, gãy xương sườn do ho nặng, sụt cân…


          triệu chứng bệnh ho gà

          Điều trị ho gà như thế nào?

          Đối với phụ nữ mang thai phải tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ thai nhi ngay từ thời kỳ đầu của bào thai.

          Đối với trẻ nhỏ, cần tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 theo đúng lịch trình: 2 tháng tuổi tiêm mũi một, 3 tháng tuổi tiêm mũi hai, tiêm mũi 3 khi 4 tháng và tiêm mũi thứ 4 nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi. Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang có nguy cơ mắc bệnh.

          Ngoài ra, bạn cần uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị bệnh ho gà.

          Chúng ta có thể bệnh ho gà như thế nào ?

          Đối với trẻ nhỏ, bạn nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà đủ liều và đúng lịch.

          Bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng mỗi ngày.

          Hãy giữ cho ngôi nhà của bạn thông thoáng, sạch sẽ, cung cấp đủ ánh sáng để tránh vi khuẩn gây bệnh tấn công.

          Lưu ý rằng, khi có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

          Bản thân mỗi người cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, có chế độ luyện tập, vui chơi phù hợp, đặc biệt với trẻ.

          Khi gặp những người có dấu hiệu mắc bệnh ho gà, bạn nên tránh xa, đặc biệt là trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm.

          Nguồn: Sưu tầm

          Exit mobile version