Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Chữa sốt rét hiệu quả từ 4 loại thảo dược thiên nhiên

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến bệnh sốt rét và cách phòng bệnh. Một căn bệnh rất thường gặp ở các nước thuộc vùng nhiệt đới trong đó có nước ta.

    Chữa sốt rét hiệu quả  từ 4 loại thảo dược thiên nhiên 

     

    Chữa sốt rét hiệu quả  từ 4 loại thảo dược thiên nhiên 

    Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Hậu – giảng viên trung cấp Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược cơ sở TPHCM cho biết hãy áp dụng các bài thuốc dưới đây để trị bệnh sốt rét nếu gia đình có người không may mắc phải.

    Dùng tỏi chữa bệnh sốt rét

    Ngoài công dụng là thực phẩm sử dụng trong đời sống thường ngày thì tỏi còn là một vị thuốc Y học cổ truyền, tỏi  có tác dụng trong chữa bệnh sốt rét. Phương pháp chữa bệnh sốt rét bằng tỏi này chỉ được áp dụng cho những người bệnh từ 11 tuổi trở lên.

    Cách làm: phương pháp rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần nhúm nhúm tỏi, bóc vỏ sạch sẽ rồi băm nhuyễn rồi cho vào cốc nước nóng đóng kín khoảng gần 15 phút rồi lọc bã ra lấy nước đó cho người bệnh uống. Những chất chứa trong tỏi theo Đông Y sẽ có tác dụng chữa sốt rét hiệu quả.

    Chữa sốt rét cho trẻ nhỏ bằng lá mãng cầu

    Ngoài công dụng cung cấp cho chúng ta nguồn giá trị dinh dưỡng từ quả mãng cầu còn là một Vị thuốc Đông Y rất hay trong chữa sốt rét. Trong ruột quả mãng cầu có vị ngọt, tính ấm, giúp tiêu đờm, công dụng hạt là giải nhiệt, lá  thì trị sốt rét rất tốt.

    Cách làm: chỉ cần 200gam lá na đem rửa sạch, giã nát cho cuốn vào một chiếc khăn xô sạch sau đó sử dụng đắp trực tiếp lên trán của người bệnh. Cứ làm như trên cho đến khi hạ sốt, làm nhiều lần thì hiệu quả càng cao.

    Rễ lá chua me đất chữa sốt rét hiệu quả

    Chữa sốt rét hiệu quả  từ 4 loại thảo dược thiên nhiên 

    Áp dụng cho những người bệnh từ bảy tuổi trở lên.

    Cách làm: chuẩn bị 200gam rẽ lá chua me đất rửa sạch sau đó đem giã nát, lọc bằng vải thưa lấy nước cốt pha với mật ong và sử dụng cho bé uống trực tiếp ngày hai lần sẽ đem lại công dụng hiệu quả chữa sốt rét.

    Cỏ nhọ nồi chữa sốt rét hiệu quả

    Phương pháp này là phương pháp của Đông Y được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh hiệu quả đạt hiệu quả mà đơn giản.

    Cách làm: chuẩn bị 200gam cỏ nhọ nồi, rửa sạch rồi đun sôi rồi vớt để ráo nước sau đó giã nát và lọc lấy nước cốt cho người bệnh uống thường xuyên hai lần một ngày mỗi lần sử dụng 50ml nước cốt và trong khi sử dụng thì kết hợp với bã đã lọc hết nước đắp và trà lên trán, gang bàn chân, bàn tay, nách để nhanh chóng giải sốt.

    Điều trị sốt rét bằng thảo dược thiên nhiên sẽ có tác dụng lành tính, tốt cho người bệnh. Hy vọng những kiến thức về một số cây thảo dược chữa bệnh sốt rét mà giáo viên trường Cao đẳng Y dược tại TPHCM đã tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về căn bệnh sốt rét này.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

     

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Tìm hiểu những công dụng tuyệt vời từ cây Mắc cở

    Mắc cỡ một loại cây hay mọc hoang ở dọc đường hay bãi đất, mang cho mình một cái tên vô cùng mỹ miều khác là hoa Trinh nữ. Nhưng ít ai biết được Mắc cỡ là một cây thuốc sử dụng trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.

      Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Mắc cở

      Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những công dụng mà cây Mắc cỡ mang lại trong việc chữa trị bệnh sau đây các giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ chia sẻ sơ lược như sau:

      Những điều cần biết về cây mắc cỡ

      Mắc cỡ là cây nhỏ, có gai hình móc được phân thành nhiều nhánh. Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại (như biết xấu hổ, mắc cỡ). Mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa Mắc cỡ có màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài ở nách lá. Cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt và có nhiều lông cứng. Hoa và quả của Mắc cỡ thường ra vào tháng 6-8 hàng năm. 

      Mắc cỡ xuất thân từ châu Mỹ nhiệt đới được truyền vào nước ta, mọc ở ven đường đi, bờ bụi các bãi cỏ. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô. Rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
      Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin, còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

      Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, Mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, lợi tiểu, hạ nhiệt,có tác dụng an thần, tiêu viêm. Thường được sử dụng để trị: suy nhược thần kinh, mất ngủ; suy nhược thần kinh ở trẻ em; viêm phế quản; viêm kết mạc cấp; viêm gan, viêm ruột non; sỏi niệu; phong thấp tê bại; huyết áp cao. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc (tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai). Dùng tươi giã đắp bên ngoài trị chấn thương, viêm mủ da, dời leo.

      Rễ cây Mắc cỡ có công dụng trị hen suyễn, sốt rét , bế kinh, dùng gây nôn. Ở Dominica, nước hãm của Mắc cỡ với Cỏ voi (Panicum maximum) dùng điều trị bệnh phổi. Nghiên cứu dược lý mới chứng minh toàn cây Mắc cỡ có hoạt tính chống HIV.

      Một số bài thuốc hay từ cây Mắc cỡ

      Mắc cỡ và những bài thuốc chữa bệnh chưa biết

      • Chữa bệnh AIDS, da nổi mẩn đỏ, sốt nhẹ, chảy nước: Mắc cỡ, Trắc bá diệp, Rau sam, Thảo quyết minh, Thạch lựu bì, dùng lượng bằng nhau, nấu nước đặc để tắm rửa. lại dùng 2g bột Hùng hoàng trộn lòng trắng trứng gà bôi chỗ lở loét.
      • Chữa bế kinh, đau đầu mất ngủ, viêm dạ dày mạn tính, hoa mắt, trẻ em tiêu hóa kém: Dùng rễ mắc cỡ 10-20g sắc lấy nước uống.
      • Viêm gan vàng da: Mắc cỡ (cả cây), Bách bệnh (rễ), Trâm bầu (lá và ngọn) mỗi vị 15g, sắc uống hàng ngày, có tác dụng lợi mật và bảo vệ gan.
      • Nhức mỏi, sưng phù: Toàn cây mắc cỡ thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống hàng ngày 20-30g thay trà sẽ đỡ dần.
      • Chữa thấp khớp: Rễ Mắc cỡ 20g ngâm rượu uống. Hoặc dùng: Mắc cỡ, Tầm xoọng, Hy thiêm, Dây đau xương, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Tục đoạn, Kê huyết đằng, Dây gắm; mỗi loại 12g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
      • Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ tẩm rượu sao vàng 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và Bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.
      • Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
      • Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 20g sắc uống. Hoặc phối hợp với Lạc tiên 15g, Muồng ngủ 10g, sắc uống hằng ngày vào buổi tối.

      Hi vọng với những chia sẻ trên của những Lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ giúp các bạn bổ sung được những kiến thức bổ ích về công dụng chữa bệnh của loại cây Mắc cỡ này

      Chuyên mục
      Y Học Cổ Truyền

      Công dụng chữa bệnh của Hoa lăng tiêu

      Hoa lăng tiêu hay còn gọi là hoa lan tiêu, mọc khắp nơi ở nước ta thường được trồng để tạo bóng mát, nhưng ít ai biết những công dụng đặc biệt được các lương y Y học cổ truyền áp dụng vào những bài thuốc chữa bệnh.

        Hoa lăng tiêu và những công dụng chữa bệnh thần kỳ

        Thông tin và công dụng của hoa lăng tiêu

        Lăng tiêu (có khi bị gọi chệch Đăng tiêu hay Lan tiêu), tên khoa học là Campsis grandiflora, thuộc họ Núc nác – Bignoniaceae. Là cây nhỡ rụng lá, mọc leo cao đến 10m, với ít rễ bám. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, có 7-9 lá chét xoan ngọn giáo, dài 3-7cm, rộng 1,5-3cm, nhọn mũi, có răng nhọn. Chùy hoa ở ngọn cành. Hoa  màu đỏ hồng điều, có ống hình chuông hơi dài hơn đài và các thùy rộng 4-5cm. Quả nang dài cỡ 20cm; hạt có cánh.

        Theo các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu hoa lăng tiêu có vị chua, tính lạnh, nhập kinh can, có công năng làm mát huyết, khử  ứ , huyết nhiệt phong ngứa, chủ trị huyết trệ, kinh bế, chứng trừng hà (nổi u cục di động trong bụng), mũi sùi đỏ. Rễ, thân và cành Lăng tiêu có tác dụng mát huyết, làm tan máu ứ, tiêu sưng phù, chữa phế ung (áp-xe phổi), viêm khớp, lưng chân đau mỏi tê liệt, thống phong (bệnh gout), mày đay, phong ngứa, sưng đau cổ họng. Lá có tác dụng tiêu thũng giải độc, chữa nhọt sảy.

        Một số bài thuốc chữa bệnh hữu dụng

        Một số bài thuốc chữa bệnh hữu dụng

        • Trẻ em đi ngoài lỏng: Lấy 9-15g rễ hoặc lá lăng tiêu tươi, 1,5g vỏ gừng, sắc lấy nước uống.
        • Chữa chứng đại tiện ra máu, ngứa toàn thân: lấy 50g hoa lăng tiêu, ngâm rượu gạo 3 ngày, cứ sau bữa cơm uống 1 thìa.
        • Chữa lỵ cấp tính, viêm gan vàng da: rễ và lá lăng tiêu mỗi thứ 15g, sắc lấy nước uống.
        • Chữa đại tiện ra máu tươi: hoa lăng tiêu ngâm với rượu uống.
        • Trị viêm dạ dày, ruột cấp tính: 30g rễ lăng tiêu, lát gừng tươi sắc với nước uống hàng ngày.
        • Chữa đau bụng nổi cục do co thắt dạ dày, ruột: 60g hoa lăng tiêu, 30g đương quy, 30g nghệ đen sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
        • Chữa viêm loét âm đạo: hoa lăng tiêu, lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa.
        • 20g hoa lăng tiêu đương quy và nga thuật mỗi loại 10g , nấu lấy nước uống, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng quanh rốn, tất cả các bệnh về máu, có thể nghiền ra uống với rượu.
        • 30g hoa lăng tiêu, nấu lấy nước đặc uống, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, thêm rượu vào nấu trị bệnh khí hư.
        • Chữa chứng kinh nguyệt không đều: dùng khoảng 9g hoa lăng tiêu, 9g hoa hồng, 15g ích mẫu thảo, 15g đan sâm, 6g hồng hoa sắc với nước uống.
        • Chữa khí hư: 30g rễ lăng tiêu tươi, 15g đại kế tươi, 1 quả trứng gà sắc kỹ, uống nước ăn trứng.
        • Chữa rong kinh: hoa lăng tiêu khô tán bột, mỗi ngày uông 2 lần, mỗi lần 3-6g với nưóc ấm hoặc rượu nhạt.
        • Chữa chứng bế kinh: hoa lăng tiêu khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước cơm ấm. Hoặc lấy 12g hoa lăng tiêu sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, hòa thêm 12g a giao nướng phồng, uống cùng một chút rượu vang.
        • Chữa chảy máu cam: hoa lăng tiêu rửa sạch, nghiền nát, vắt lây nước cốt, nhỏ mũi.
        • Chữa rắn cắn: 125g rễ lăng tiêu tươi, sắc với rượu để uống. Bên ngoài dùng rễ tươi giã nát đắp vào vết cắn.
        • Trị bỏng: dùng rễ lăng tiêu lượng vừa đủ, mài với nước thành dạng hổ, đắp vào nơi bị bỏng, mỗi ngày 3-4 lần.
        • Chữa gãy xương: lấy vỏ rễ lăng tiêu tươi và vỏ rễ thanh táo (tiếp cốt thảo nam) lượng bằng nhau, giã nát, sao nóng với rượu, để nguội bớt rồi bó vào chỗ xương gãy.
        • Trị bong gân: dùng lá hoặc hoa lăng tiêu tươi 2 phẩn, tôm đồng tươi 1 phần. Hai thứ giã nát, sao nóng, đắp vào nơi tổn thương.
        • Chữa trúng độc do ăn nhầm thảo dược: hoa lăng tiêu và đậu đen mỗi loại 20g, ninh chín, bỏ hoa, ăn 3 đến 5 hạt đậu,
        • Chữa bệnh mùi đỏ: hoa lăng tiêu và hoa chi tử mỗi loại 20g nấu trà uống, hoặc nghiền thành bột, pha nước uống.
        • Trị bệnh trứng cá đỏ: hoa lăng tiêu, mật đà tăng lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, bôi vào nai tổn thương, hoặc dùng 9g hoa lăng tiêu, 9g chi tử tán bột uống hàng ngày.
        • Chữa bệnh nổi mề đay: dùng 9g hoa lăng tiêu sắc uống và 30g nâu nước ngâm rửa.
        • Trị nấm da: Dùng khoảng 60g hoa lăng tiêu tươi, 30g rễ lăng tiêu tươi, 15g lá tươi giã nát, đắp lên vùng da bị bệnh.

        Trên đây là những chia sẻ về những công dụng và những bài thuốc hay từ loại Hoa lăng tiêu của các giảng viên tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, hy vọng với những thông tin này sẽ phần nào giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức bổ ích cho bản thân.

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Dùng phương pháp y học cổ truyền điều trị bệnh đau lưng hiệu quả

        Các bác sỹ Y học cổ truyền TPHCM đã tổng hợp các bài thuốc đông y điều trị bệnh đau lưng một cách hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

          đau lưng

          Nguyên nhân gây bệnh đau lưng theo góc nhìn Đông y

          Theo các Y sỹ y học cổ truyền TPHCM, đau lưng thuộc phạm vi chứng Tích thống hay còn gọi là Bối thống. Trường hợp đau vùng cột sống thắt lưng được gọi là Yêu thống. Sau đây là nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh đau lưng:

          Triệu chứng

          • Chứng đau lưng thuộc loại cấp tính, xảy ra sau khi bị lạnh như mắc mưa, thời tiết lạnh, ngâm nước lâu và đau lưng tăng lên khi gặp lạnh
          • Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có sắc mặt trắng, mệt mỏi uể oải, đau âm ỉ vùng thắt lưng kèm triệu chứng mỏi gối, ù tai, tay chân lạnh, ngũ canh tả
          • Đau âm ỉ vùng thắt lưng, mỏi gối và có cảm giác nóng trong người

          Nguyên nhân:

          • Cảm thụ phải phong hàn thấp và do thấp nhiệt tà làm cho kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết vận hành không thông sinh chứng Yêu thống
          • Do Thận hư, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, người có cơ thể suy yếu hoặc do mắc các bệnh lâu ngày
          • Đau lưng do huyết ứ: người bệnh bị chấn thương, bị ngã do nâng vật nặng và do luyện tập thể thao. Những nguyên nhân này y học cổ truyền xếp vào nguyên nhân là do huyết ứ làm cho kinh mạch không thông mà sinh bệnh.

          Dùng phương pháp y học cổ truyền điều trị bệnh đau lưng hiệu quả

          Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh đau lưng hiệu quả

          Để điều trị chứng bệnh đau lưng, các bác sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết có rất nhiều cách chữa trị khác nhau. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi thì thường thuộc thể hàn thấp, thận âm, dương hư.

          Đau lưng do do hàn thấp

          Vị thuốc: Khương hoạt 10g, Cảo bản 10g, Mạn kinh tử 10g, Cam thảo 10g,  Xuyên khung 10g, Quế chi 10g, Ma hoàng 10g, Đại táo 15g.

          Cách sắc uống: Sắc uống ngày 1 thang, bệnh nhân có thể thêm 2-3 lát gừng tươi giã nhỏ cho vào nước thuốc mới sắc xong, lưu ý uống khi thuốc còn ấm để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất

          Đau lưng do thể thận dương hư

          Vị thuốc: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g; Ngưu tất 15g ,Sơn thù 10g, Trạch tả 10g, Đơn bì 10g, Bạch linh 15g, Nhục quế 10g, Đỗ trọng 15g, Cam thảo 10g.

          Sắc uống:Sắc uống mỗi ngày 1 thang, bệnh nhân cần kiên trì điều trị để đạt kết quả trị bệnh cao nhất.

          Điều trị đau lưng do thể thận âm hư

          Vị thuốc: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Trạch tả 10g, Đơn bì 10g, Bạch linh 15g, Đương quy 10g, Bạch thược 10g, Cam thảo 10g, Sơn thù 10g, Đại táo 15g.

          Sắc uống: Bệnh nhân sắc uống mỗi ngày 1 thang, đồng thời kiên trì luyện tập ăn uống để đạt kết quả cao nhất.

          Hi vọng các bài thuốc trên đây có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh đau lưng quái ác. Bác sĩ Cao đẳng y dược Pasteur chia sẻ

          Nguồn: benhhoc.edu.vn

          Chuyên mục
          Y Học Cổ Truyền

          Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Đơn kim cần biết

          Đơn kim là một loại cây thảo mọc hoang phân bố phổ biến ở nước ta, là một loại cây thuốc với nhiều công dụng đặc biệt được áp dụng vào bài thuốc Y học cổ truyền.

            Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Đơn kim cần biết

            Sơ lược thông tin và công dụng của Đơn kim

            Đơn kim có tên khoa học là Bidens bipinnata L.  thuộc họ Cúc – Asteraceae. Là loại cây thảo mọc hằng năm, cao 50 – 100cm; thân xanh, có cạnh. Lá mọc đối, mang 5 lá chét; lá chét dưới có khi kép. Hoa đầu có đường kính 5-10mm, trên cuống dài 2-10cm, lá bắc có rìa lông; hoa hình môi trắng hay vàng , lép; hoa hình ống lưỡng tính; giữa hoa có vẩy. Quả cao 12mm, ở đỉnh có 2 gai nhỏ. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm. Dùng toàn cây làm thuốc, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành khi cần.

            Theo nguyên cứu của các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, Đơn kim có vị đắng tính bình, hoạt huyết, công năng giải độc, thanh nhiệt , lợi tiểu. Chủ trị thấp khớp, đau nửa đầu, đau lưng, viêm ruột thừa, trị viêm gan, viêm thận cấp, viêm loét dạ dày – ruột, chấn thương, hầu họng sưng đau, sốt rét, ỉa chảy, kiết lỵ, hoại thư lở loét và côn trùng, rắn độc cắn. Mỗi lần dùng dùng 15-30g (dùng tươi 30-60g) sắc nước uống hay tán bột; dùng ngoài giã cây tươi đắp và nấu nước rửa.

            Một số bài thuốc chữa bệnh từ Đơn kim

            • Chữa viêm thận cấp tính: Đơn kim (lấy đọt non) 15g, thái nhỏ, sắc lấy nước, đập 1 quả trứng gà vào trộn đều, thêm chút dầu vừng vào nấu chín ăn ngày 1 lần.
            • Viêm ruột thừa: Đơn kim 60g, Mật ong 60g. Sắc lấy nước thuốc Đơn kim, hòa mật ong chia làm 2 lần uống.
            • Chữa đại, tiểu tiện xuất huyết: Đơn kim 15-30g, sắc lấy nước uống.
            • Chữa viêm gan vàng da do thấp nhiệt: Đơn kim 30-60g, hoặc phối hợp với Đại táo 30-60g, sắc lấy nước uống.
            • Trị chứng đau nửa đầu: Đơn kim 30g, Trân châu mẫu 20g, Đại táo 3 quả. Sắc lấy nước chia 2 lần uống.
            • Chữa dạ dày trướng đau: Đơn kim 45g, thịt lợn 100g, hầm chín, có thể thêm chút rượu và gia vị, ăn trước bữa cơm.
            • Trị những chấn thương do đánh ngã: Đơn kim 60g, rượu vang 30g. Sắc lấy nước, hòa rượu uống lúc nóng, chia làm 2 lần uống
            • Chữa lỵ do nhiễm khuẩn: Đơn kim (lấy đọt non) 100g, sắc lấy nước , nếu xích lỵ (lỵ phân lẫn máu) gia đường trắng, nếu bạch lỵ (lỵ phân mũi nhầy) gia đường đỏ, quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày liên tục.
            • Trị đau lưng do thận hư, mệt mỏi yếu sức:  Dùng 60g Đơn kim, Hồng táo 30g. Sắc lấy nước chia làm 2 lần uống.
            • Chữa hoại thư, lở loét: Dùng ít đơn kim tươi, lượng vừa đủ, sắc lấy nước nước ngâm rửa.
            • Trị rắn độc cắn: Đơn kim tươi dùng 90g, sắc lấy nước chia làm 3 lần uống, đồng thời dùng Đơn kim tươi 60g, Cải rừng tía (Tử hoa địa đinh) tươi 60g, giã nhuyễn, đắp vào miệng vết rắn cắn.
            • Trị đau nhức do phong thấp gây ra: Đơn kim dùng khoảng 30-60g, hoặc dùng chung với Xú ngô đồng 30g, sắc lấy nước uống.

            Một số bài thuốc chữa bệnh từ Đơn kim

            Căn cứ theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM về bệnh viêm ruột thừa đăng trong tài liệu Trung y lâm sàng kinh nghiệm hối biên của Sở nghiên cứu Trung y tỉnh Phúc Kiến cho biết : Dùng Đơn kim 15-30g khô, sắc lấy nước uống, có thể thêm đường phèn, sữa bò vào uống chung, mỗi ngày dùng 1 thang. Thử nghiệm điều trị 35 ca viêm ruột thừa: 21 ca cấp tính và 14 mạn tính. Kết quả trong  21 ca cấp tính: khỏi 16, thuyên giảm 5; trong 14 ca mạn tính: 9 khỏi hoàn toàn, 3 có chuyển biến, 2 không hiệu quả. Đối với triệu chứng sốt: 50% bệnh nhân sau 2-3 ngày đã đỡ sốt , 1 trường hợp sau 12 ngày sốt mới bắt đầu giảm. Đối với triệu chứng đau (ở bụng dưới, phía bên phải): 80% hết đau, trung bình 5 ngày đầu bắt đầu giảm.Không thấy tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Ba chẽ

            Ba chẽ hay còn được gọi với tên khác là Đậu bạc đầu, đây là cây bụi nhỏ với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y học cổ truyền.

              Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Ba chẽ

              Một vài thông tin cần biết về cây Ba chẽ

              Ba chẽ có tên khoa học là Dendrolobium Triangulare (Retz.) Schinler, thuộc họ họ Đậu (Fabaceae). Ba chẽ là cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,5m đến 2m hoặc hơn. Có thân tròn, phân nhiều cành, cành non hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh và lông mềm màu trắng, mặt sau nhẵn. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Phiến lá chét nguyên hình thoi, bầu dục hoặc hình trứng. Đường gân mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Các lá non, ở ngọn có phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn ở cả 2 mặt. Hoa nhỏ, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá. Hoa nhỏ 10-20 cái, mầu trắng, cánh hoa có móng. Đài hoa có lông mềm, chia làm 4 thùy, thùy dưới dài hơn 3 thùy trên. Quả loại đậu, không cuống, có mép lượn, thắt lại ở giữa các hạt thành 2-3 đốt, có lông mềm màu trắng bạc.Quả giáp hạt hình thận. mùa hoa vàoTháng 5-8. Mùa quả: tháng 9-11. Ba chẽ thường mọc nhiều ở vùng núi thấp, cao nguyên hay trung du. Tập trung ở một số vùng như Kon tum, Gia lai, Đắc lắc, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu.

              Theo nguyên cứu của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong cây Ba chẽ có chứa thành phần hóa học như trong lá Ba Chẽ chứa rất ít Alcaloid (0,0048 % trong lá, 0,011 % trong thân và rễ). Đã chiết xuất được các Alcaloi: Salsolidin, Candixin, Hocdenin, Phenethylamin và các Alcaloid có Nitơ bậc 4. Ngoài ra còn chứa Flavnoid, Tanin, Saponin, Acid nhân thơm (Dược Liệu) Acid hữu cơ, Flavonoid.

              Ba chẽ và một số tác dụng Dược lý

              Ba chẽ với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người

              Ba chẽ có tác dụng ức chế Staphylococus Aureus và ức chế yếu hơn đối với Sh. Flexneri, Sh. Sonnei, Eschesichia Coli. Đối với trực khuẩn lỵ: trong thí nghiệm In Vitro, tác dụng kháng sinh rõ đối với Shigella dýenteriae, Shigella Shigae.Cao nước có tác dụng mạnh hơn cao cồn, độ cồn của dung môi càng cao thì tác dụng kháng khuẩn càng giảm. Không có tác dụng với Hemolyticus, Enterococus, Streptococus , Diplococus Pneumoniae. Tác dụng chống viêm: rõ rệt đối với cả 2 giai đoạn cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non khá mạnh. Không độc. Lá phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thích hợp, lá còn giữ được màu xanh, có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn lá phơi đến úa vàng.
              Áp dụng Ba chẽ vào một số bài thuốc chữa bệnh

              • Chữa rắn cắn: Lá Ba chẽ tươi giã nát hay nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương.
              • Trị lỵ: Lá Ba chẽ phơi khô, sao vàng 30g – 50g, thêm nước, đun sôi 15-30 phút. Chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3-5 ngày, tùy theo bệnh nhẹ hay nặng. Có thể phối hợp với ké hoa đào, cùng liều lượng để sắc lấy nước uống.

              Các lương y tại Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo không nên dùng Bã chẽ dài ngày vì có thể gây bón.

              Chuyên mục
              Y Học Cổ Truyền

              Bật mí lợi ích tác dụng chữa bệnh từ quả sung ít ai biết

              Sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe, ngoài ra quả sung còn có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

                Lợi ích chữa bệnh của quả sung 

                Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả…

                Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1…

                Theo các y sĩ  Y học cổ truyền TPHCM làm công tác giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…

                Một số tác dụng chữa bệnh từ quả sung

                Hạ huyết áp

                Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến cho huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.

                Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và Omega-6 giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

                Tốt cho hệ tiêu hóa

                Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

                Ngừa loãng xương

                Trong quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu, trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.

                Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết , nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.

                Ngừa ung thư và tiểu đường

                Kết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

                Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

                Xuất huyết

                Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo.

                 Ngoài ra còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

                Tụt đường huyết

                Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.

                Oxalate có hại

                Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

                Nguồn: benhhoc.edu.vn

                Chuyên mục
                Y Học Cổ Truyền

                Chữa bệnh bằng Cây bàng liệu bạn đã biết?

                Bàng là một loại cây khá phổ biến ở nước ta, thường được trồng để làm bóng mát ở nhiều trường học, nhưng ít ai biết được đây là một cây thuốc Y học cổ truyền với vô số công dụng vô cùng hữu ích.

                  Chữa bệnh bằng Cây bàng liệu bạn đã biết?

                  Một vài thông tin cần biết về cây bàng

                  Bàng có tên khoa học là Terminaliacatappa, thuộc họ bàng Combretaceae. Bàng là một cây to, có tán cây xòe rộng như cái long nên được trồng nhiều để làm bóng mát, cây có thể cao tới 25m. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài từ 15-20cm, trên cán bông có lông. Bàng hay cho quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, quả bàng có hình bầu dục, nhẵn dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4 cm, rộng 3cm, dày 15 mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15 mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.

                  Theo Đông y, Lá bàng có tính mát, vỏ cây và vỏ quả có tác dụng làm săn da và niêm mạc, hạt có vị ngon, béo. Tại một số vùng người ta dùng vỏ bàng sắc lấy nước uống để chữa lị, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương. Lá còn dùng sắc lấy nước uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức. Hạt dùng chữa ỉa ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.

                  Một số thành phần hóa học có trong Bàng

                  Theo nguyên cứu của các Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân chứa từ 25%-35 % tanin pyrogalic và tanin catechic. Vỏ cành Bàng chứa 11 % tanin. Nhân hạt chứa 50 % dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạng nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5 % dầu béo, việc tách nhân lại đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra. Một số tính chất của dầu nhân hạt bàng đã được nghiên cứu kết quả như sau: Tỷ trọng 0,917, chỉ số khúc xạ ở 35°C là 1,4660, độ đông đặc + 1°C, chỉ số axit 2,94, chỉ số xà phòng hóa 0,38, axit toàn phần tách được ở dạng đặc, màu vàng nhạt hay trắng, phần axit đặc chiếm tới 36 %. Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.

                  Áp dụng Bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh lâm sàn

                  Áp dụng Bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh lâm sàn

                  • Trị sâu răng, viêm quanh răng: Búp non hoặc vỏ thân bàng sắc đặc. vỏ thân có thể ngâm rượu, ngậm, ngày 3 lần.
                  • Trị đau nhức, tê thấp: Búp bàng non dùng tươi, xào nóng chườm vào chỗ đau.
                  • Trị cảm sốt, làm ra mồ hôi: Búp hoặc lá bàng non, cúc tần,lá hương nhu,  mỗi vị 10g sắc lấy nước uống.
                  • Trị ghẻ và sâu quảng: Búp bàng non đem phơi khô, tán mịn thành bột, rắc vào vùng da bị thương.

                  Trên đây là một vài bài thuốc chữa bệnh do bác sĩ Nguyễn Thị Thanh giảng viên Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ, hy vọng sẽ giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức chữa bệnh dân gian bổ ích cho bản thân và có thể áp dụng khi cần.

                   

                  Chuyên mục
                  Y Học Cổ Truyền

                  Khám phá công dụng chữa bệnh từ thảo dược Diệp hạ châu

                  Diệp hạ châu hay còn được gọi là Cây cho đẻ hay cỏ chó đẻ một cây thuốc được các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu hiệu mà ít người biết đến.

                    Diệp hạ châu hay còn được gọi là Cây chó đẻ

                    Diệp hạ châu và một vài thông tin cần biết

                    Theo tìm hiểu của các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, thuộc họ dầu Euphorbiaceae. Diệp hạ châu là dạng cây thảo sống hàng năm hay sống dai. Thân cứng có màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh. Diệp hạ châu thường mọc hoang nhiều ở nước ta cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới. Cây này thường được thu hái vào mùa hè, được rửa sạch đem đi sấy hoặc phơi khô, đem đi bảo quản khi dùng, có thể dùng được tất cả bộ phận của cây để chữa bệnh.Theo các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu, Diệp hạ châu là cây có vị đắng, tính mát có công dụng minh mục, thanh can, thấm thấp, lợi tiểu.

                    Áp dụng Diệp hạ châu vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

                    Áp dụng Diệp hạ châu vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

                    • Trị sạn mật, sạn thận: Diệp hạ châu đắng 24 g. Sắc lấy nước uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10 g mỗi ngày.
                    • Trị sốt rét bằng diệp hạ châu Diệp hạ châu đắng 16 g, Thảo quả 12 g, Thường sơn 16 g, Hạ khô thảo 12 g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g. Sắc lấy nước uống.
                    • Chữa viêm gan siêu vi. Diệp hạ châu đắng 16 g, Nhân trần nam 16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4 g, Hậu phác 8 g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12 g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12 g, Hạt dành dành 12 g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8 g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ trung hòa bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.
                    • Trị suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt. Diệp hạ châu đắng 12 g, Cam thảo đất 12 g. Sắc lấy nước uống hàng ngày thay trà.
                    • Chữa bệnh sốt rét: Cây chó đẻ 8 g, dây hà thủ ô, lá cây mãng cầu tươi, thảo quả, thường sơn, dây gớm, mỗi loại lấy 10 g, hạt cau, dây cóc, ô mai, mỗi vị lấy 4 g sắc với 600ml nước, sau khi sắc xong còn khoảng 200 ml nước đem chia làm hai phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Nếu dùng mà vẫn chưa hết thì cho thêm sài hổ 10 g.
                    • Trị viêm gan siêu vi. Diệp hạ châu đắng 16g, Nhân trần nam 16 g, Vỏ bưởi (phơi khô hay sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12 g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8 g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hòa bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.
                    • Trị bệnh viêm gan B:  Diệp hạ châu 30 g, nhân trần 12g, chi từ 8g, sài hồ 12 g, cùng hạ khô thảo 12g, sắc lấy nước uống, ngày dùng một thang.
                    • Trị viêm ruột tiêu chảy, viêm gan, vàng da: Diệp hạ châu đắng 40 g, mã đề 20 g, cây dành dành 12 g, sắc lấy nước uống
                    Chuyên mục
                    Y Học Cổ Truyền

                    Giúp bạn ăn ngon, tiêu hóa tốt đó là công dụng của Vối

                    Trên phương diện Đông y, các bác sĩ y học cổ truyền cho biết vối có tính mát, vị chát và đắng được biết tới với công dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, kiện tỳ tiêu trệ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt.

                      vối

                      Các lương y vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô để nấu nước uống và làm thuốc. Nếu dùng lá khô, người ta thường hái lá tươi bánh tẻ, rửa sạch, cho vào thùng, vò hay thúng, gài các thanh tre để ép chặt lá và không cho rơi vãi, úp thùng, vò hay thúng tạo độ nghiêng trên mặt đất giữ độ ẩm, ủ đến khi lá có màu đen đều thì lấy ra, rửa nhanh và phơi khô. Nước lá vối ủ có hương vị thơm ngon hơn. Các bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM cho hay hoa thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống.

                      Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bằng vối

                      Chữa bỏng: vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.

                      Chữa viêm gan, vàng da: dùng rễ 200g mỗi ngày, sắc uống.

                      Chữa viêm da lở ngứa và chốc đầu: sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

                      Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính: lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.

                      Giải độc lá ngón: lá vối tươi 1 nắm; giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước lọc ép lấy nước hai, hoà chung hai nước, uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.

                      Giúp bạn ăn ngon, tiêu hóa tốt đó là công dụng của Vối

                      Chữa đau bụng, đầy trướng, ăn không tiêu: vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống

                      Chữa tiêu chảy: lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400 ml, gạn cô lại  còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

                      Hoặc dùng bài thuốc y học cổ truyền sau đây: vỏ vối 100g, vỏ sung 100g, lá ổi 100g, lá phèn đen 100g, vỏ cây đại 50g, hạt vải 50g, quế 30g. Sấy khô, tán bột, luyện với hồ làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần, mỗi lần 12g. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.

                      Chữa đái tháo đường: lá vối 20 – 30g hãm hoặc sắc uống trong ngày. Người dân vùng Porto Alegre ở Brazil dùng 20g lá vối, 20g lá cây doi sắc uống thường xuyên để chữa đái tháo đường.

                      Theo kinh nghiệm các bác sĩ YHCT tại trường Cao đẳng Dược TPHCM cho hay lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô.

                      Nguồn: benhhoc.edu.vn

                       

                      Exit mobile version