Theo Y học cổ truyền, Củ riềng được gọi là cao lương khương chủ yếu chứa tinh dầu (0,5-1,5%). Cao lương khương vị cay, tính ôn. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực.
Những bài thuốc Y học cổ truyền từ củ riềng
Cao lương khương được dùng trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém… Ngày dùng 3-6g.
Y học cổ truyền hướng dẫn bài thuốc dân gian lấy Cao lương khương làm chủ.
Trị tâm thống do vị hàn:
Biểu hiện: Bụng đau do lạnh, chân tay lạnh, nôn ra nước miếng trong, không muốn ăn uống. Dùng bài: Cao lương khương thang: cao lương khương 48g, đương quy (sao sơ) 30g, hậu phác (chế gừng) 60g, quế tâm 30g. Các vị sắc với 600ml nước còn 200ml nước, uống ấm trong ngày. Tác dụng: ôn lý, tán hàn, hạ khí, hành trệ.
Trị chứng can khí uất trệ, sườn bụng đau: Dùng bài Lương phụ hoàn: cao lương khương, hương phụ lượng bằng nhau. Các vị tán thành bột mịn trộn với nước cơm, nước gừng tươi cho tí muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 – 6g/2 lần, hoặc sắc uống. Tác dụng: ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.
Trị thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: Dùng bài Thư thụ cản hoàn: lương khương sao cháy 12g, hoàng bá sao cháy 12g, thược dược 8g, thu thụ căn 60g. Các vị tán bột làm hoàn bằng hạt ngô, mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới.
Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: cao lương khương sống giã nát 6g, đại táo 3 trái. Sắc uống nguội.
Kiêng kỵ: Người bị nôn mửa do vị hỏa và tiêu chảy do trường vị có nhiệt không nên dùng.
Tiên mao theo Y học cổ truyền thuộc họ sâm cau có tên gọi khác là sâm cau, cồ lốc, ngải cau, lan tiên mao sâm.
Tiên mao là một cây thảo cao từ 20 – 30cm,thân rễ mập hình trụ có nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá xếp nếp như lá cau, gân song song. Hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, thuôn dài.
Trong Y học cổ truyền, tiên mao tính ấm có vị cay, hơi độc. Tiên mao có tác dụng ích tinh, làm se,cường dương, giảm đau, hạ áp,mạnh gân xương, chống viêm
Y học cổ truyền bài thuốc Đông Y chữa bệnh từ cây tiên mao
Bài thuốc chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: tiên mao 8g; sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.Hoặc tiên mao, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn bỏ hạt 100 quả. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu trắng 1.500 – 2.000ml trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
Bài thuốc chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp: tiên mao 50g thái nhỏ (sao vàng) ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước 2 bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml. Hoặc tiên mao 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bài thuốc dân gian chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: tiên mao, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Thuốc bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: tiên mao, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g; thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái uống nước làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa tê thấp, đau mình mẩy: tiên mao, hy thiêm, hà thủ ô đỏ mỗi vị 50g; rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia làm 2 lần.
Chữa sốt xuất huyết: tiên mao 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen) quả dành dành 8g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang.
Đơn châu chấu còn gọi là đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Trong Y học cổ truyền cây Đinh lăng gai có tác dụng chống viêm rất hiệu quả.
Những nét cơ bản về đinh lăng gai và tác dụng.
Đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Về mặt hóa học và dược lý, rễ đơn châu chấu chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic có tác dụng chống viêm mạnh ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính, nhất là giai đoạn viêm mạn tính. Dùng liều thích hợp dài ngày, cây không gây ảnh hưởng độc hại gì.
Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Tác dụng chống viêm thể hiện rõ nét ở những trường hợp sau:
Chữa sưng vú, áp-xe vú: vỏ rễ đơn châu chấu (tươi) 30g, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng) lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày.
Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ đơn châu chấu 30g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non đơn châu chấu 20g rửa sạch giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.
Ngoài ra, vỏ rễ đơn châu chấu 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Sắc uống chữa hen.
Vỏ rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng.
Theo Y học cổ truyền, xấu hổ có tính hơi hàn, vị ngọt, có công dụng chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại, an thần, trấn tĩnh, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, lợi tiểu, tiêu tích.
Cây xấu hổ có tên rất phù hợp với tính lạ của cây vì khi động đến cây, lá cây xấu hổ lập tức cụp lại như bị mắc cỡ rụt rè. Xấu hổ là loại cây thảo sống một năm, mọc thành bụi lớn, cây nhỏ cao từ 30 cm – 40 cm có thân cành cong queo lòa xòa có lông và gai nhỏ.
Xấu hổ có hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn và có màu tím hồng có bốn cánh, bốn nhụy, bốn noãn, bốn cánh dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt có nhiều lông cứng. Mùa hoa xấu hổ từ tháng 6 đến tháng 8.
Cây xấu hổ ở nước ta được phân bố rộng rãi, rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây ưa sáng và mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây xấu hổ chịu được khi hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 38oC) ở các tỉnh miền Trung cát nóng.
Y học cổ truyền với những bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ
Bài thuốc chữa viêm khí quản mạn tính:Sử dụng rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy còn 100mluống trong ngày chia làm 2 lần.Mỗi liệu trình 10 ngày. Thực tế cho thấy đến 70%bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt khi sử dụng sau một liệu trình điều trị vànó đạt đến 80% khi sau 2 đến 3liệu trình điều trị.
Bài thuốc chữa chữa khí hư: Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.
Bài thuốc chữa chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại:Sử dụng rễ trinhnữ đã thái mỏng sau đó tẩm rượu sao cho thơm. Lấy từ 20–30g sắc với 400ml nước lấy 100ml uống trong ngày chia làm 2 lần. Khi có dược liệu nhiều thì có thể nấu thành cao lỏng sau đó pha rượu để sử dụng dần.Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
Bài 1:Rễ xấu hổ, dây đau xương, dâygắm, kê huyết đằng,thiên niên kiện, hy thiêm, gai tầm xoọng, thổ phục linh, tục đoạn, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Bài 2: Rễ xấu hổ 10g, thân cây ớt lá to 10g, thân cây bọt ếch 10g, rễ khúc khắc 10g, rễ bạch đồng nữ 8g, quả tơ hồng vàng 8g. Tất cả đem nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 3: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.
Bài 4: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 5: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.
Lưu ý: Công dụng của cây xấu hổ chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại,… Nhưng dùng lâu dài với liều lượng thích hợp thì không độc, nhưng do thành phần hoạt chất của cây xấu hổ là alcaloit mimosin nên khi sử dụng chung với thuốc tây cần chú ý. Tốt nhất bác nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Trong Y học cổ truyền, bệnh viêm khớp thuộc chứng tý, là tình trạng khí huyết vận hàng trong kim mạch gây ra cơ khớp và gây đau. Khi nhiệt độ hạ thấp các gân cơ thường bị co rút nên gay ra chứng vẹo cổ do lạnh, vận động khớp khó khăn làm người bệnh dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên tình trạng gãy xương.
Đặc biệt là ở người già, các chức năng bị thoái hóa nên dễ gây đau, hay gặp nhất là trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân, bàn tay,…Từ xa xưa, ông cha ta đã áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh viêm khớp cực hiệu quả sau.
Ngải cứu trắng nướng nóng
Ngải cứu trắng nướng nóng trườm chỗ đau khớp
Bạn sử dụng lá ngải cứu trắng, rửa sạch cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên sau đó đắp vào khớp. Hoặc sử dụng lá ngải cứu đem xao với muối trắng, quấn vào trong khăn đắp lên vùng bị đau nhức xương, viêm khớp. Đắp lá ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm nhanh các cơn đau khớp, làm khớp bớt sưng. Còn những người có nguy cơ bị đau khớp cao như người già, người béo phì thì có thể dùng bài thuốc chữa viêm khớp này chườm lên hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh tái phát hiệu quả.
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Mỗi ngày, bạn sử dụng một chậu nước ấm pha muối gừng, đem ngâm chân vào buổi tuối trước khi đi ngủ khoảng 15-30 phút sẽ có tác dụng làm dịa cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân hiệu quả. Ngâm chân bằng nước ấm như thế này hàng ngày còn có tác dụng phòng ngừa bệnh cho toàn thân và có giấc ngủ tốt hơn.
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Đu đủ, mễ nhân sống
Bạn đem 2 thứ này cho vào nồi nhỏ, đổ một chén nước để nhỏ lửa nấu cho tới khi mễ nhân chín thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian thì những triệu chứng của bệnh viêm khớp sẽ giảm đáng kể.
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Với lá lốt phơi khô bạn đem sắc với 2 bát nước khi còn khoảng ½ bát nước thì chắt nước ra uống trong ngày sẽ có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng lá lốt, rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước thái mỏng, sao vàng và sắc với 600ml nước còn khoảng 200 ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính
Mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính
Sử dụng uống một cốc nước mật ong nóng với bột quế mỗi ngày thì có tác dụng chữa viêm khớp và viêm khớp mãn tính hiệu quả.
Cỏ trinh nữ chữa viêm khớp
Cỏ trinh nữ có tác dụng chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại và viêm khớp cực hiệu quả. Bạn chỉ cần thái mỏng rễ trinh nữ , tẩm rượu, sao vàng sắc với khoảng 400ml nước khi còn khoảng 100m thì chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày.
Cà tím không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mà còn được coi như thần dược chữa bách bệnh cực hiệu quả. Vậy bạn có biết cà tím chữa được những bệnh gì không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Theo y học cổ truyền cà tím có tính cực hàn, giảm nhiệt, giúp lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt và giúp giải độc cực tốt. Bởi vậy nên loại thực phẩm này đã được sử dụng trong những món ăn bài thuốc chữa bệnh vừa hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe.
Cà tím thần dược chữa bách bệnh
Cà tím chữa được nhiều bệnh cực tốt
Giảm cân:
Nhiều chị em phụ nữu đánh giá cà tím như thần dược giảm cân hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc. Bởi vì trong cà tím có nhiều chất xơ, vì vậy dù ăn ít nhưng chị em vẫn cảm thấy no bụng, từ đó hạn chế việc ăn cũng như nạp thêm nhiều năng lượng vào cơ thể.
Phòng bệnh ban tía:
Cà tím giúp phòng chống bệnh ban tía ở người già cực hiệu nghiệm. Bệnh ban tía thường gặp ở những người trong khoảng 60 – 70 tuổi. Ở giai đoạn này, người già thường bị ứ huyết thành từng chấm trên mặt, hoặc trên tay. Để khắc phục triệu chứng này, người bệnh nên tăng cường ăn các món ăn được chế biến từ cà tím. Cà tím lại là loại thực phẩm mềm nên dễ tiêu rất tốt cho người già.
Để điều trị bệnh viêm phế quản cấp mà không cần dùng nhiều thuốc, người bệnh cũng có thể sử dụng cà tím. Chỉ với 500g cà tím, tỏi 3 củ và gừng tươi. Cách chế biến món ăn này cũng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần cắt dọc quả cà tím, còn gừng thái lát, tỏi thì bạn có thể nghiền rồi trộn với gia vị, sau đó đem chưng cách thủy. Bạn có thể ăn món ăn này thường xuyênm, vừa giúp trị bệnh vêm phế quản lại tốt cho sức khỏe.
Nhiều món ăn từ cà tím thần dược chữa bách bệnh
Phòng bệnh hôi miệng
Hôi miệng là căn bệnh thường gặp và ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Cà tím cũng được coi là một bài thuốc giúp phòng chống bệnh hôi miệng cực hiệu quả.
Cách làm cà tím để trị bệnh hôi miệng như sau: bạn đem muối trộn cà tím với tỷ lệ chuẩn 5 cà – 1 muối, sau đó ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng. Bạn nên dùng vỉ tre ép lại rồi để chỗ tối. Cuối cùng bạn lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, rồi bỏ vào chảo rang hơi cháy, tán thành bột min và sử dụng dần. Mỗi lần người bệnh chỉ cần sử dụng bột này để đánh răng, sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Mặc dù cà tím thần dược chữa bách bệnh cực tốt, nhưng theo Đông y cà tím có tính rất lạnh, nên người bệnh nên chú ý khi nấu món ăn này nên cho thêm vài ba lát gừng tươi. Những người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng phân nên hạn chế ăn loại thực phẩm này, hoặc không nên ăn thì sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa đều khiến trẻ bị ốm nên những món cháo giúp trẻ nhanh hồi phục khi bị sốt luôn được các mẹ tìm hiểu và lựa chọn.
Sốt là một trong những bệnh học phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi khiến trẻ hay hờn khóc, mệt mỏi, không muốn ăn trẻ trẻ nhanh chóng sút cân. Do đó mỗi khi con ốm, các mẹ lại lo lắng không biết nên làm thế nào để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Để giúp các mẹ bớt lo lắng, chuyên trang Bệnh họcgửi đến những món cháo giúp trẻ nhanh hồi phục khi bị sốt.
Cháo tía tô giúp trẻ nhanh hồi phục khi bị sốt
Rau tía tô không chỉ là một trong những gia vị quen thuộc trong ẩm thực của người Việt mà còn là một trong những bài thuốc nam vô cùng công hiệu trong việc giải cảm, hạ sốt được lưu truyền trong dân gian và được khoa học hiện đại minh chứng. Trong bác sĩ Cao đẳng Y học Cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, không độc, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn giúp giải độc, làm mát cơ thể, giúp cho cơ thể tiết nhiều mồ hôi, giải cảm, hạ sốt nhanh. Đặc biệt khi kết hợp với hành mang đến cho người bệnh hiệu quả vô cùng tốt trong việc giúp bé nhanh hạ sốt hơn, tăng tiết dịch vị nhanh hơn và giúp bạn dễ dàng chăm sóc bé hơn.
Trong Tin tức Y Dược, lá tía tô rất giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Fe, Ca, và P rất tốt cho sức khoẻ con người. Đặc biệt khi bị sốt, cháo tía tô là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc giải cảm, hạ sốt cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể kết hợp lá tía tô cùng với một số loại rau và quả khác nhau ép thành nước cho bé uống cũng có tác dụng nhiều chữa ho, hạ sốt tốt.
Cháo đậu xanh giúp trẻ nhanh hồi phục khi bị sốt
Đậu xanh được các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đánh giá là một nguồn thực phẩm có rất nhiều dinh dưỡng quý giá như: canxi, magiê, vitamin B6, kali, folate và axit alpha – linolenic. Theo tin tức y dược trong Đông y, đậu xanh có vị ngọt, không độc, tính hàn, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, thanh lọc nước tiểu, giải độc, chữa lở loét, hạ huyết áp, làm sáng mắt, bổ dạ dày, nhuận họng, thấp nhiệt, đậu mùa, mắt mờ,….Do đó, đậu xanh không chỉ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn là một bài thuốc giúp bé nhanh chóng giảm bớt cơn sốt khó chịu nên các mẹ không nên bỏ qua bài thuốc nam thân thiện này vào thực đơn của trẻ khi trẻ bị sốt.
Cháo hành giúp trẻ nhanh hồi phục khi bị sốt
Trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt chắc hẳn không thể thiếu những món ăn có sự hiện diện của hành lá. Trong đề tài nghiên cứu về tác dụng của hành lá trong việc giúp trẻ nhanh hồi phục khi bị sốt, một sinh viên liên thông Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra thông tin vô cùng hữu ích. Đó là trong hành có rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao như: protein, phospho, chất xơ, tiền vitamin A, B1, B2, linoleic acid, arachidic acid, stearic acid, oleic acid, kali, chất béo, canxi, sắt, allyl sulfid, palmitic acid, giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt trong tinh dầu hành có chất axilin là một kháng sinh rất mạnh giúp đẩy lùi bệnh sốt. Trong Đông y, hành được xem là một vị thuốc có tác dụng giúp mở lỗ chân lông trên da, giải độc bằng cách giúp cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, từ đó giúp bệnh sốt ở trẻ tan biến nhanh chóng.
Trên đây là những món cháo được xem là bài thuốc nam tuyệt vời trong việc điều trị bệnh sốt ở trẻ. Không chỉ đơn giản, đây còn là những bài thuốc vô cùng dễ nấu, an toàn và hiệu quả cho sức khỏe đối với trẻ mà các cha mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Theo chuyên trang Bệnh học, do cơ thể của trẻ khi bị sốt thường mệt mỏi, miệng đắng chán ăn và kém tiêu hoá nên các mẹ chia làm nhiều bữa nhỏ giúp trẻ có thể dễ hấp thu dinh dưỡng, vừa tăng sức đề kháng, dễ tiêu hoá và dễ ăn hơn.
Hy vọng với những chia sẻ của chuyên trang Bệnh học, từ chuyên gia Cao đẳng Y Dược sẽ giúp các cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ khi sốt. Tuy nhiên các mẹ nên nhớ rằng, cơ thể của trẻ rất nhạy cảm nên khi trẻ có dấu hiệu nặng, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám và giúp bạn xử lý bệnh nhanh chóng.
Mùa hè đã đến và bệnh thủy đậu bắt đầu lây lan nhanh, khiến các bà mẹ lo lắng cho sức khỏe con em mình. Trong dân gian từ xưa tới nay có bài thuốc vô cùng đơn giản mà không phải mẹ nào cũng biết !
Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ
Rất nhiều trẻ nhỏ đang hoảng sợ với căn bệnh thủy đậu. Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách phòng và điều trị, bệnh sẽ để lại những biến chứng khó lường ảnh hưởng đến tương lai.
Thủy đậu là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên thường phát triển thành dịch. Trẻ em trong lứa tuổi từ 2-7 rất dễ mắc loại dịch bệnh này. Hiện tại là thời điểm bệnh thủy đậu ‘hoành hành’ rất nhiều nên các mẹ phải chú ý đến các triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa cho trẻ của mình ngay lập tức.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu
Theo nghiên cứu từ Cao đẳng dược hà nội thì bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn: .
Thời kỳ ủ bệnh thường là từ 1-2 tuần, có trường hợp ít hơn nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Giai đoạn khởi phát (24h-48h): người bệnh sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch kèm theo các biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu và có thể phát ban trên da.
Giai đoạn toàn phát (đậu bắt đầu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên da màu hồng, sau đó là các nốt phỏng ở đầu, mặt và lan xuống thân và tay chân.
Giai đoạn phục hồi: sau khoảng 1 tuần, các bóng nước săn lại, xẹp đi.
Tùy từng giai đoạn của bệnh mà các mẹ nên có cách điều trị hợp lý. Các phương thuốc dân gian là một trong những cách mà các bà mẹ rất hay dùng.
Tác dụng chữa bệnh thủy đậu tuyệt vời từ rau mùi
Bài thuốc y học cổ truyền trong dân gian từ rau mùi trị thủy đậu cho trẻ:
Lấy 30g rau mùi, thái vụn. Ninh gạo tẻ thành cháo rồi bỏ rau mùi vào, chia ăn nhiều lần trong ngày, dùng trong trường hợp ban dát mới phát.
Ngoài ra, còn dùng rau mùi để chữa loét lưỡi: Lá rau mùi 20g, rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ.
Theo Khoa Đông y – Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, rau mùi vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn trướng bụng, thúc sởi mọc nhanh, làm đẹp da… Về thành phần hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protit 0,7% gluxit 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140mg%).
Ngoài tác dụng trị thủy đậu, rau mùi còn có thể trị các bệnh như sởi, phong hàn cảm mạo…
Tiểu ra máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nhiều nguyên nhân gây nên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khi nước tiểu có màu đỏ, hồng, hoặc màu gỉ sắt là có thể bạn đã bị tiểu ra máu. Y học cổ truyền gọi bệnh tiểu ra máu là bệnh niệu huyết. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh ở đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu
Một số bài thuốc trị tiểu ra máu theo từng thể.
Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị đi tiểu ra máu theo từng thể
Thể 1: Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp. Người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiểu ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, mạch hồng sác. Phép chữa là thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau.
Bài thuốc 1: Tiểu kế ẩm tử: sinh địa 20g; tiểu kế, mộc thông, đạm trúc diệp, ngẫu tiết, sơn chi, kim ngân, liên kiều, bồ công anh mỗi vị 15g; chích thảo, đương quy mỗi vị 6g; hoạt thạch 16g. Sắc uống.
Bài thuốc 2: lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương mỗi vị 12g; tam thất 4g. Sắc lên uống.
Thể 2: Theo Tin tức y dược tiểu ra máu có thể do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận. Người bệnh có triệu chứng nhiễm khuẩn mạn tính đường tiết niệu kèm với nước tiểu ít đỏ, khát nước, họng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu; mạch tế sác. Phép chữa là tư âm thanh nhiệt chỉ huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Đại bổ âm hoàn gia giảm: hoàng bá, quy bản, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g; tri mẫu, chi tử sao đen mỗi vị 8g; thục địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g. Sắc uống.
Bài thuốc 2: sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, kỷ tử, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp mỗi vị 12g; cỏ nhọ nồi 16g; a giao 8g. Sắc uống.
Thể 3: Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu: Người bệnh tiểu ra máu và các triệu chứng cơn đau quặn thận do sỏi. Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết.
Bài thuốc: đan sâm, ích mẫu, ngưu tất, uất kim, huyết dư mỗi vị 12g; chỉ thực 6g; cỏ nhọ nồi, ngẫu tiết mỗi vị 16g; bách thảo sương 4g. Sắc lên uống.
Điều trị theo từng thể chứng đi tiểu ra máu bằng Đông y
Một số món ăn bài thuốc tốt cho người tiểu ra máu
Trong Y học cổ truyền có những bài thuốc hay có khả năng điều trị các chứng bệnh học chuyên khoa tiết niệu rất hiệu quả.
Canh hồng: hồng khô 3 quả, cỏ bấc đèn 6g, mao căn 30g, đường trắng. Các thứ rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu 25 phút, vớt bỏ bã, cho đường vào. Ăn ngày 2 lần sáng và tối, ăn hồng uống nước. Bài thuốc giúp thanh nhiệt lợi tiểu cầm máu.
Khổ qua nấu lươn vàng: mướp đắng 200 – 300g bỏ ruột thái mỏng; lươn vàng 200g làm sạch, bỏ nội tạng, nấu với lượng nước vừa phải, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Công dụng: bổ âm, bổ huyết thanh nhiệt, giải độc, trị đi tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Ô mai nấu rau mã đề: ô mai 15g, rau mã đề 15g, đổ nước vừa đủ sắc 10 phút, cho ít đường uống thay nước trà. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu, cầm máu.
Canh hạt sen: hạt sen 30g cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, ăn cái, uống nước.
Đại hoàng nấu trứng gà: đại hoàng 5g nghiền nát, trứng gà 2 quả bỏ vỏ cho vào bát, nấu cách thủy cho chín. Ăn khi đói, mỗi ngày 1 lần, ăn liền 3-4 ngày. Công dụng: bổ âm huyết, nhuận táo, chữa tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Nước gừng mật ong: gừng tươi 8 lát, mật ong 60g, rễ cỏ tranh 20g. Gừng, cỏ tranh cho nước sắc, bỏ bã rồi cho mật ong vào pha uống.
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến ta rất hay bị viêm họng do cơ thể chưa thích nghi kịp. Hãy yên tâm, áp dụng các bài thuốc dân gian sau đây bạn sẽ lập tức khỏi ngay.
Chữa viêm họng hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian
Viêm họng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, công việc và giao tiếp hàng ngày. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh chủ yếu do virus gây ra và thuốc kháng sinh không có tác dụng với chúng. Để chữa viêm họng an toàn và hiệu quả hãy áp dụng một số bài thuốc mà bác sỹ Nguyễn Thanh Hậu – giảng viên Trung cấp y học cổ truyền tại TPHCM đã tổng hợp được dưới đây:
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm họng tốt nhất
Tỏi với sữa nóng
Chuẩn bị một cốc sữa nóng, đập dập vài tép tỏi rồi cho vào cốc sữa hãm từ 10-15 phút. Uống mỗi ngày từ 2-3 cốc để giảm sưng tấy họng, đau rát cổ họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lá xương sông với đường phèn
Dùng khoảng vài lá xương sông rửa sạch, đem thái nhỏ sau đó cho thêm một ít mật ong và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Để nguội và chắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần để chữa viêm họng, ho, nôn trớ và tiêu đờm hiệu nghiệm.
Chữa viêm họng bằng mướp đắng
Chữa viêm họng hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian
Chữa viêm họng cấp: mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt và nhai nuốt nước từ từ. Sau đó, dùng bã nay và hạt chà xát nhẹ nhàng xung quanh cổ để làm dịu chứng viêm họng nhanh nhất.
Chữa viêm họng mãn tính: khổ qua 250g + thịt lợn nạc 125g + củ cải 100g: tất cả rửa sạch, đem thái miếng và hầm chín nhừ. Chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 lần cho đến khi triệu chứng đau rát cổ họng, viêm phù nề biến mất.
Nước ép cà rốt với mật ong
Dùng 1 cốc nước ép cà rốt, sau đó cho thêm 2-3 thìa mật ong, khuấy đều. Pha thêm nước sôi để nguội và dung dịch này theo tỉ lệ 1:1, dùng súc họng hàng ngày (mỗi lần từ 5-7 phút).
Lá diếp cá với nước vo gạo
Dùng một nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nát sau đó cho vào nồi cùng 1 bát nước vo gạo đun sôi. Hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho đến khi nhừ và chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần bạn sẽ thấy công hiệu. Đây là mẹo chữa ho cho trẻ rất an toàn từ lâu đã được dân gian áp dụng.
Gừng với mật ong:
Gừng rửa sạch thái mỏng, cho thêm mật ong vào, đợi trong vài phút rồi lấy gừng ra ngậm. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm viêm đau họng, kháng viêm và làm dịu cổ họng nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhâm nhi một cốc trà gừng, cho thêm 1 thìa mật ong và vài lát chanh tươi vào mỗi buổi sáng để làm sạch cổ họng, chữa viêm họng hiệu quả.
Sáp ong
Mỗi ngày ngậm khoảng 5g sáp ong, mỗi lần nhâm nhi 1 miếng sáp ong bằng ngón tay cái. Chỉ trong 2-3 ngày, triệu chứng viêm họng khó chịu sẽ tự nhiên biến mất mà không cần dùng thuốc.
Đây là một số cách chữa viêm họng tốt nhất theo kinh nghiệm dân gian mà các y sĩ Trường Cao đẳng Dược tại TPHCM đã tổng hợp ở trên đây, mọi người có thể tham khảo để đẩy lùi ho, viêm hong, đau rát cổ họng nhanh nhất.