Người bệnh cần làm gì khi bị chai chân?

Chai chân là hiện tượng tăng sinh vùng thượng bì đặc biệt là lớp sừng của da chân gây đau đớn mỗi khi bước đi hay thay đổi thời tiết.

Nguyên nhân gây ra chai chân

Nguyên nhân gây ra chai chân

Mục Lục

Nguyên nhân gây ra chai chân

Theo các bác sĩ điều trị bệnh da liễu cho biết, chai chân là hiện tượng hình thành những nốt cộm dưới lòng bàn chân có dạng như những hạt cát, sỏi nhỏ. Những nốt chai này gây đau đớn mỗi khi bước đi, đặc biệt mỗi khi thời tiết thất thường. Các nốt này thường nổi lên thô ráp hơn, màu vàng sẫm, có thể có “nhân” ở giữa, chạm vào gây ra những cơn đau nhói. Vùng da chai có thể có to, nhỏ, dày, mỏng diễn biến tùy theo từng bệnh nhân cụ thể và mức độ tiến triển. Về mặt bản chất, chai chân là hiện tượng tăng sinh vùng thượng bì đặc biệt là lớp sừng của da chân. Vết chai thường xảy ra ở các vị trí điểm tì ép bao gồm gót chân, lòng bàn chân và các điểm tì đè đối diện ngón chân 3 và 5. Bệnh chai chân không gây nguy hiểm tới tính mạng cũng như hiếm khi gây ra biến chứng. Tuy nhiên bệnh hạn chế đáng kể khả năng di chuyển của bệnh nhân do những cơn đau khi đi lại.

Bàn chân là vị trí gánh toàn bộ áp lực do trọng lượng của cơ thể, ngày nay giày cao gót trở nên phổ biến dẫn đến nguy cơ bị chai chân càng tăng cao. Nguyên nhân chính gây ra chai chân là những ma sát cơ học vùng da lòng bàn chân trong một khoảng thời gian dài với cường độ cao đáng kể.

Quá trình tì đè ma sát này khiến vùng da bị tổn thương và dần dần hình thành nên các đám tăng sinh sống, diễn biến tiếp trở thành vết chai sau này. Trường hợp hiếm gặp hơn, chai có thể hình thành do viêm thần kinh bởi biến chứng đái tháo đường. Một nhóm nhỏ bệnh nhân có xu hướng di truyền gây ra chai bất thường hoặc quá mức so với nhóm người khác.

Người bệnh cần làm gì khi bị chai chân?

Người bệnh cần làm gì khi bị chai chân?

Người bệnh cần làm gì khi bị chai chân?

Điểm quan trọng thường bị bỏ qua là cần phải sửa lại các bất thường cơ học gây ra ma sát và tì đè ở vùng bàn chân. Điều chỉnh cỡ giày phù hợp không quá bó sát cũng như tránh đi giày cao gót là cần thiết. Một  số bác sĩ điều trị bệnh cơ xương khớp cũng cho biết, nếu nguyên nhân chai chân là do biến chứng đái tháo đường, cần chăm sóc rất cẩn thận bởi nguy cơ nhiễm trùng bàn chân, rối loạn thần kinh ngoại vi ở nhóm bệnh nhân này rất phổ biến và diễn biến phức tạp.

Điểm quan trọng tiếp theo là loại bỏ các tổn thương dày sừng. Các bệnh nhân được khuyên ngâm chân nước muối ấm nhằm làm mềm và tạo điều kiện cho các lớp sừng tách ra. Những trường hợp lớp sừng quá dày có thể sử dụng dụng cụ cắt cẩn thận các mô sẹo. Các thuốc bạt sừng bong vảy dạng gel cũng có thể có ích, điển hình là gel Keralyt có chứa 6% acid salicylic. Kiên trì sử dụng thuốc bôi lên vết tổn thương mỗi tối, phủ lên đó một màng nhựa polyethylen. Loại bỏ màng và rửa sạch tổn thương bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng. Lặp đi lặp lại và kiên trì điều trị cho đến khi lớp chai tiêu đi. Các trường hợp điểm tăng sừng lan rộng và nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc bôi như urea 20% (Ureacin 20) hoặc loại bỏ sừng cơ học bằng đá bọt sau khi ngâm trong nước. Hỗn hợp propylen glycol và nước với tỷ lệ 1/1 hoặc dung dịch acid acetic 3% có thể có ích.

Để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh thì các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học khuyến cáo, ngay cả khi đã loại bỏ được vết chai chân, vẫn luôn cần chú ý chăm sóc da để ngăn ngừa các triệu chứng quay lại. Thực hiện các biện pháp sau:

– Ngâm nước muối ấm đều đặn giúp thư giãn mạch máu và làm mềm da

– Massage tay chân khoảng 5-10 phút mỗi ngày.

– Tránh đi giày cao gót hay các loại giày quá chật.

Ngoài ra, thoa chanh là một biện pháp hữu ích. Có thể dùng nước chanh thoa đều hoặc kết hợp dùng cả vỏ quả chanh chà xát lên vị trí bị chai trong khoảng 10-15 phút. Sau đó rửa sạch chân với nước, đều đặn trong 1-2 tuần.

Nguồn: sưu tầm