Chứng lạnh tay chân dễ dàng bắt gặp ở những người tỳ thận dương khí hư, chức năng nội tạng suy yếu,… có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
- Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
- Phương pháp tự xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức cơ xương khớp
Khắc phục chứng lạnh tay chân theo y học cổ truyền
Đối tượng bị chứng lạnh tay chân thường thấy ở người tỳ thận dương khí hư, chức năng nội tạng suy yếu; người cao tuổi; ăn uống không hợp lý vào mùa đông; mặc quần áo không đủ ấm; người đang mắc một số bệnh mạn tính như huyết áp thấp, đái tháo đường, tim mạch…
Mục Lục
Bài thuốc cổ phương trị chứng lạnh tay chân
Theo bác sĩ đối với trường hợp hạ thân nhiệt thông thường, bạn có thể dùng máy sấy tóc xịt hơi ấm hoặc chườm ấm, cứu ấm, xoa dầu nóng vào các huyệt hội kinh dương và kinh âm như quan nguyên, đại chùy, khí hải, mệnh môn, thận du, túc tam lý, dũng tuyền. Sau khi thực hiện, tay chân và toàn thân sẽ nhanh chóng được làm ấm, sức khỏe người bệnh mau bình phục.
Trường hợp thường xuyên chỉ lạnh tay, ăn kém, đại tiện lỏng lâu ngày là do tỳ vị khí hư, da xanh mét hoặc vàng úa. Phép trị nên ôn bổ tỳ vị. Dùng bài Tứ quân tử thang gia giảm gồm: nhân sâm, cam thảo, càn khương, bạch truật, phục linh. Sắc hoặc tán bột uống. Bài thuốc có công dụng ích khí, dưỡng vị, kiện tỳ,… Thích hợp cho người lạnh tay, tỳ vị dương khí yếu.
Trường hợp thường xuyên lạnh tay chân, mệt mỏi, thể lực yếu,… Dùng bài Thập toàn đại bổ gia giảm gồm: nhân sâm, thục địa, đương quy, bạch truật, phục linh, xuyên khung, hoàng kỳ, càn khương, chích thảo, nhục quế,… Sắc uống. Công dụng đại bổ khí huyết; rất tốt với người thường xuyên lạnh tay chân kèm đang mắc bệnh huyết áp thấp, đái tháo đường, ốm lâu ngày…
Trường hợp chỉ lạnh chân kèm thủy thũng, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện lỏng buổi sáng là do thận dương hư “hỏa hư”. Dùng bài Thận khí hoàn gia giảm gồm: thục địa, phục linh, trạch tả, hoài sơn, đơn bì, nhục quế, bổ cốt chỉ, phụ tử,… Công dụng: ôn bổ thận dương. Thích hợp cho người thường xuyên lạnh hai chân, hoặc trên đầu nóng dưới chân lạnh.
Đồng thời, bạn có thể kết hợp ngâm chân nước ấm cho thêm muối, gừng hoặc dược liệu ấm, ngày ngâm 1-3 lần, mỗi lần 20-30 phút.
Để phòng ngừa chứng tay chân lạnh, bên cạnh dùng thuốc, bạn cần tăng cường ăn thực phẩm bổ dương khí tính ấm trong y học cổ truyền như: thịt bò, thịt dê, thịt chim cu, thịt gà, chim cút, trứng vịt lộn, cật heo,…; hải sản như: tôm, tép, cá rô, cá lóc, trạch,…; rau hành, hẹ, tía tô, cải cay, kiệu, ngải cứu,…
Bấm huyệt khắc phục chứng lạnh tay chân
Vị trí huyệt bấm trị chứng lạnh tay chân
Khí hải: Vị trí dưới gai sống thắt lưng 3, đo ngang ra 1,5 tấc.
Đại chùy: Ngồi hơi cúi đầu, quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm ngay chỗ lõm phía dưới đốt sống cổ số 7 (đốt sống cổ to nhất có thể nhìn thấy, trông như quả chùy).
Quan nguyên: Vị trí thẳng dưới rốn 3 tấc, trên bờ xương mu.
Thận du: Vị trí dưới gai sống thắt lưng 2 đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt mệnh môn.
Túc tam lý: Vị trí dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chày và xương mác.
Dũng tuyền: Vị trí co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là huyệt.
Mệnh môn: Vị trí chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.
Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, khắc phục chứng bệnh thường gặp – lạnh tay chân. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment