Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Bệnh lao phổi: Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong cao

Việt Nam đứng thứ 11 trên 30 quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất ở bệnh lao phổi. Điều này càng báo động tình trạng nguy hiểm đang gia tăng do bệnh lao phổi gây ra.

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm sức khỏe

Định nghĩa về bệnh lao phổi

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis  gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể (gọi là lao ngoài phổi), trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (gọi là lao trong phổi chiếm từ 80-85%) và là nguồn lây chính cho những người xung quanh.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh lao phổi

Ho khan, ho có đơm, ho ra máu dai dẳng kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp những triệu trứng khác như: sút cân, gầy, chán ăn, mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, đau ngực, khó thở… khi gặp những triệu trứng này bạn cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Bệnh lao do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có tính chất lây nhiễm do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ đờm vô tình người tiếp xúc gần khu vực đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể cư trú đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó thông qua đường máu hoặc hệ bạch huyết.

Lao phổi là bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên người có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm: nhiễm HIV, người tiếp xúc với nguồn lây bệnh (người nhà bệnh nhân, cán bộ y tế…) đặc biệt là trẻ em, người mắc các bệnh mạn tính (loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn…), người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid (bệnh nhân phẫu thuật, dị ứng), hóa chất điều trị ung thư…).

Bệnh lao phổi: Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong cao

Điều trị hiệu quả bệnh lao phổi

Chẩn đoán lao phổi: thông qua thăm khám lâm sàng với các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân. Bên cạnh đó bệnh nhân cần miêu tả chi tiết đặc tính của ho và đờm, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở đồng thời khám phổi và khám toàn thân. Nếu cần thiết có thể tiến hành làm các xét nghiệm sau để khẳng định chắc chắn: nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, xét nghiệm Xpert MTB/RIF, X-quang phổi hoặc nuôi cấy tìm vi khuẩn lao…

Các phương pháp dùng để điều trị lao phổi

Phương pháp điều trị phổ biến hiện này là dùng thuốc trị  vi khuẩn lao. Các thuốc chống lao hay dùng là: isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol. Ngoài ra còn có thuốc chống lao khác như: kanamycin, amikacin, capreomycin,  nhóm kháng sinh fluoroquinolones.

Theo Chương trình phòng chống lao Quốc gia, người mắc lao lần đầu sẽ được điều trị theo phác đồ: giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, trong giai đoạn này bệnh nhân  dùng 4 loại thuốc ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide. Giai đoạn tiếp theo gọi là giai đoạn củng cố (hay duy trì) kéo dài 6 tháng sử dụng 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.

Phòng bệnh lao phổi luôn là giải pháp đúng

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của lao phổi

Theo tư vấn của các bác sĩ bệnh học chuyên khoa tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để giúp hạn chế diễn tiến của bệnh lao phổi, bạn nên xây dựng thói quen lành mạnh bằng những gợi ý sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng chống lao.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hoặc tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
  • Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, bát đũa với người bệnh.
  • Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người…

Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan cao. Do đó, những kiến thức về cách phòng – trị luôn là vấn đề đáng quan tâm buộc bạn tìm hiểu và áp dụng nếu muốn một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời đây cũng là cách bạn đang bảo vệ cộng đồng khỏi những tác nhân gây bệnh.

Nguồn: SƯU TẦM

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Những thông tin cần biết về bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm, chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến phủ kết mạc của mắt, giác mạc và mí mắt, thậm chí có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau mắt hột là một căn bệnh nguy hiểm

Đau mắt hột được xác định là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Trên thế giới hàng năm có khoảng 80 triệu người trên thế giới mắc bệnh đau mắt hột. Phần lớn trong số này là trẻ em.

Bệnh đau mắt hột là một căn bệnh nguy hiểm

Đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, chúng ảnh hưởng đến mắt, thậm chí có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh rất dễ lây lan, qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể được truyền qua bằng cách dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh như khăn mặt.

Bệnh đau mắt hột là viêm giác kết mạc do nhiễm trùng mắt gây ra với Chlamydia trachomatis. Bệnh có xu hướng phát triển nặng hơn ở trẻ em so với người lớn. Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt có thể bị sưng và mủ chảy ra từ mắt. Nhiễm trùng lặp lại dẫn đến các đợt viêm mạn tính tái phát có thể để lại sẹo kết mà sụn mi trên. Sẹo làm bóp méo mí mắt trên và có thể khiến lông mi trở ngược vào trong và làm trầy xước giác mạc. Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa.

Viêm kết mạc do chlamydia do lây truyền các chủng C trachomatis (kiểu huyết thanh D đến K) qua đường tình dục gây ra là nhiễm trùng riêng biệt, tự khỏi.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đau mắt hột

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột, theo đó nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột như:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột

  • Điều kiện sống thấp: Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển
  • Điều kiện sống đông đúc: Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Vệ sinh kém: Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn
  • Tuổi tác: Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.
  • Điều kiện vệ sinh kém: Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Khi bạn thấy hiện tượng tấy đỏ và chảy nước mắt, long mi quặp, cộm mắt. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa. Theo đó, các giai đoạn phát triển của bệnh như sau:

  • Viêm – nang: Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – mụn nhỏ có chứa tế bào lympho, một loại bạch cầu – có thể xuất hiện trên bề mặt bên trong của mí mắt.
  • Viêm – cường độ cao: Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu, mí mắt trên có thể bị sưng.
  • Sẹo mí mắt: Nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng.
  • Lông mi mọc ngược: Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.
  • Đục giác mạc: Giác mạc trở nên bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, thường được nhìn thấy dưới mí trên. Viêm liên tục với gãi dẫn đến đục giác mạc. Nhiễm trùng thứ phát có thể dẫn đến sự phát triển loét trên giác mạc và cuối cùng là mù một phần hoặc hoàn toàn.

Cần có ý thức để phòng tránh lây nhiễm bệnh đau mắt hột

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.

Bệnh đau mắt hột là căn bệnh thường gặp trong thời tiết giao mùa, chúng có khả năng tái nhiễm nếu không biết bảo vệ mắt đúng cách. Để bảo vệ bạn và vì sự an toàn của cộng đồng ai cũng cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng. Thực hành vệ sinh thích hợp, không dùng phương pháp day kẹp hột, cải thiện vệ sinh môi trường, Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân và quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và con người. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần phải điều trị tại các bệnh viện mắt uy tín để thăm khám và điều trị.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Tìm hiểu những biến chứng khó lường của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu được biết đến là một  bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, chúng lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần từ người sang người gây ra nhiều biến chứng khi điều trị không tích cực.

Biến chứng khó lường của bệnh thủy đậu

Biến chứng khó lường của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu được biết đến là một bệnh truyền nhiễm lành tính, có thể tự khỏi. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: viêm màng não, xuất huyết não, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan,.. nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Một số trường hợp có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời, trong đó bệnh viêm phổi là biến chứng nặng và khó điều trị nhất cho dù biến chứng này ít xảy ra.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì dễ bị biến chứng thủy đậu nặng, đặc biệt là viêm phổi. Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bị bệnh thủy đậu, sẽ dễ gây sảy thai, hoặc khi sinh ra đứa trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh, gây ra các dị tật như đầu nhỏ, gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh…còn nếu thai phụ bị bệnh trong những ngày sắp sinh hay sau sinh đều khiến trẻ bị lây bệnh thì bệnh sẽ rất nặng, trẻ xuất hiện mụn nước nổi nhiều và gây viêm phổi. Theo đó, bệnh viêm nào cũng có thể xảy ra, dấu hiệu của viêm não có thể nhận biết khó rõ ràng. Sau khi bị thủy đậu, người bệnh xuất hiện triệu chứng vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Trường hợp này sẽ để lại hậu quả là tổn thương về thần kinh não, dẫn đến di chứng thần kinh lâu dài dẫn tới điếc, chậm phát triển, động kinh.

Ngoài ra, một biến chứng muộn của thủy đậu là bệnh zona, khi virus gây bệnh thủy đậu xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ trú ngụ ở các hạch thần kinh và ẩn nấp ở đó, đợi khi cơ thể suy giảm sức đề kháng, chúng sẽ kích hoạt trở lại phát triển thành bệnh zona sau nhiều năm. Bệnh có các biến chứng riêng gọi là đau thần kinh zona.

Cách dự phòng biến chứng thủy đậu là tiêm vắc xin phòng bệnh

Cách dự phòng biến chứng thủy đậu

Tuy rằng là căn bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa nhưng để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi mới mắc thủy đậu, người bệnh cần đi khám và theo dõi chặt diễn biến của bệnh, dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. Ngay khi có dấu hiệu bất thường, cần tái khám ngay. Mọi người có thể chủ động phòng thủy đậu bằng cách tiêm vacxin phòng bệnh, đây là cách phòng được bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu chống virus thủy đậu là Acyclovir nhưng cần điều trị sớm mới đạt hiệu quả. Mặt khác có thể sử dụng thuốc tím để bôi lên các nốt mụn nước mục đích là kháng viêm, nhiễm trùng. Khi các nốt mụn nước vỡ không nên để phần dịch nước này lan ra các vùng da còn lại, tiếp tục sử dụng dung dịch xanh methylen. Trong trường hợp có biến chứng tổn thương viêm da mủ cần điều trị kháng sinh. Trường hợp bệnh nhân sốt cao thì hạ sốt bằng thuốc acetaminophen để hạ sốt, nhưng cần hỏi ý kiến bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng aspirin, các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, đặc biệt là trẻ em để tránh biến chứng. Trường hợp có biến chứng viêm phổi hoặc cơ địa suy giảm miễn dịch nên dùng acyclovir đường tĩnh mạch mới hiệu quả. Bên cạnh đó nên chú ý điều trị triệu chứng gồm: hạ sốt, bôi dung dịch sát khuẩn làm se các nốt phỏng tránh bội nhiễm. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, không cần phải kiêng cữ. Điều quan trọng là phải theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng, giữ vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều loại rau tươi, trái cây trong các bữa ăn hằng ngày. Tăng cường thực phẩm chứa Vitamin A, C, bioflavonoid…có nhiều trong các loại rau củ như: cải bắp, cà rốt, dưa chuột, bông cải, giá sống.. hỗ trợ làm nhanh các nốt mụn nước thủy đậu.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Tìm hiểu về bệnh viêm gan E

Viêm gan E là bệnh gan do virus viêm gan E (HEV) gây ra, theo đó bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Con đường lây truyền của bệnh viêm gan E là gì?

Con đường lây truyền của bệnh viêm gan E là gì?

Viêm gan E (viêm gan siêu vi E) là một loại bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa do Hepatitis E Virus (HEV) gây ra. HEV là một loại virus chuỗi đơn RNA, dương và không có vỏ bọc. Virus viêm gan E lây truyền chủ yếu qua nước uống bị ô nhiễm, những nơi thường xuyên có mưa bão. Viêm gan virus E là một bệnh thường tự giới hạn và khỏi trong vòng 4-6 tuần. Đôi khi, bệnh phát triển thành dạng kịch phát (suy gan cấp), có thể dẫn đến tử vong. Theo đó, bệnh lý này chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (giống viêm gan A). Lý do, virus HEV có trong phân, rác, nước thải. Khi mưa lũ về thì virus bám vào thực phẩm, nước uống. Khi chúng ta ăn phải những thức ăn, nước uống đó sẽ bị nhiễm bệnh.

Một người bình thường khỏe mạnh, nếu tay tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh nhưng không được vệ sinh kỹ, sau đó dùng tay lấy thức ăn sẽ bị lây nhiễm virus hoặc uống nước chưa được đun chín, nấu sôi chứa HEV, ăn phải thịt chưa được nấu chín của những con vật nhiễm virus viêm gan E cũng sẽ mắc bệnh.

Viêm gan E là một bệnh lây truyền theo đường nước, các nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm có liên quan đến các đợt dịch lớn. Việc ăn các hải sản có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín cũng đã được xác định là nguồn gốc của các trường hợp nhiễm HEV lẻ tẻ trong vùng dịch lưu hành.

Triệu chứng của bệnh viêm gan E

Là một căn bệnh thường gặp nên các triệu chứng của viêm gan E khá giống với các bệnh gan do virus A, B, C, D.

Bệnh viêm gan E lây truyền qua đường ăn uống vệ sinh

  • Thời kỳ khởi phát: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khiến cho nhiều người nhầm tưởng là biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường.
  • Thời kỳ toàn phát: Khi bệnh viêm gan E bước vào giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng của bệnh gan như: Vàng da (vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu); chán ăn, sụt cân nhanh chóng; đau nhức xương khớp và vùng hạ sườn phải (vị trí của gan), gan to…

Ở cả hai giai đoạn khởi phát và toàn phát, siêu âm gan sẽ thấy men gan tăng cao, sắc tố mật trong máu cũng tăng. Đặc biệt, vào thời kỳ cuối của bệnh gan thường to, đường mật trong gan giãn. Có khoảng 90% người bị viêm gan E có thể tự khỏi bệnh mà không cần cải thiện do sức đề kháng tốt, 10% còn lại bệnh chuyển sang ác tính, virus viêm gan E tàn phá gan một cách nhanh chóng.

Hỗ trợ phòng ngừa viêm gan E như thế nào?

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, giống như viêm gan C và D, bệnh viêm gan E cho tới nay vẫn chưa có vacxin hỗ trợ phòng ngừa. Nhưng vì bệnh liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên công tác dự phòng đến từ chính ý thức chăm sóc sức khỏe lá gan và những thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.

Để hạn chế phần nào virus viêm gan E có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, bạn nên tránh việc ăn ngoài, uống trà đá vỉa hè; không nên rửa rau, thực phẩm, chén bát, xoong nồi ở các sông suối, ao hồ không hợp vệ sinh. Tuyệt đối không nên ăn nhiều rau sống, trái cây chưa gọt vỏ, uống nước chưa đun sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn… Đồng thời, duy trì những thói quen tốt như không thức khuya, uống bia rượu chừng mực, tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề giúp cơ thể chống lại bệnh viêm gan E.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đường hô hấp dễ gây thành dịch, bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?

Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng…ở nhiệt độ 56 độ virus bị tiêu diệt trong 30 phút. Theo đó, nguồn lây bệnh là trẻ bị bệnh, bệnh lây từ 2 đến 4 ngày trước khi phát bệnh cho đến 5 đến 6 ngày từ khi mọc ban.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi trẻ ho, hắt hơi, nói chuyện với người lành. Bệnh ít lây gián tiếp vì virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ ngoại cảnh. Bệnh thường gặp ở trẻ 2 đến 6 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít mắc bệnh hơn do có miễn dịch từ mẹ chuyển sang con. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những vùng cao hẻo lánh, hải đảo… cơ sở y tế chưa tiếp cận được nên chưa được tiêm phòng vaccine sởi. Bệnh thường phát thành dịch vào mùa đông xuân, khi bị bệnh thường gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ bị mắc thêm các bệnh khác. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, 0,3 đến 0,7% ở các nước đang phát triển. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh sẽ để lại miễn dịch bền vững vì vậy bệnh nhân hiếm khi bị bệnh lần thứ hai. Nhưng đối với những người đã tiêm phòng vaccine sởi thì sẽ giảm tỷ lệ mắc và tử vong.

Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi

Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi

Bệnh sởi là căn bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa, theo đó, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 8-11 ngày, thời kỳ này bệnh không có triệu chứng, thể lâm sàng im lặng.

Thời kỳ khởi phát còn gọi là thời kỳ viêm long diễn ra 3 đến 4 ngày với biểu hiện hội chứng nhiễm virus, hội chứng viêm long, dấu Koplick. Hội chứng nhiễm virus bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt vừa, sau sốt cao kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp. Hội chứng viêm long có thể gặp ở nhiều cơ quan như mắt chảy nước mắt, mắt đỏ, sưng nề mi mắt; mũi chảy nước mũi, hắt hơi sổ mũi; thanh phế quản khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm khò khè; tiêu hóa có rối loạn gây ỉa chảy phân lỏng 4 đến 5 lần/ngày. Dấu Koplick là những chấm tròn nhỏ bằng đầu ghim màu trắng, nổi gồ trên niêm mạc bên trong má, dấu tồn tại trong vòng 24 đến 28 giờ, mất đi sau khi phát ban một ngày trên. Dấu Koplick là dấu hiệu đặc biệt có giá trị chẩn đoán sớm bệnh sởi.

Thời kỳ toàn phát hay còn gọi là thời kỳ phát ban, ban sởi mọc từ ngày thứ 4 đến thứ 6 với những đặc điểm trình tự mọc ban là mọc ban sởi từ trên xuống dưới, đầu xuất hiện trước sau đó tới tai, lan dần ra hai má rồi đến cổ, ngực, bụng, tay chân. Ban mọc hình tròn hoặc hình bầu dục, ban màu hồng hoặc đỏ tía hơi nổi gồ trên da, sờ mịn như nhung, đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám giữa các ban lành là khoảng da lành. Khi ban bắt đầu mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn người mệt mỏi hơn. Khi bạn mọc đến chân, thân nhiệt giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm.

Thời kỳ lui bệnh là giai đoạn ban bay, thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay, ban bay theo thứ tự mọc, bay từ mặt đến thân mình và chỉ để lại các vết thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán.

Bệnh nhân mắc bệnh sởi cần ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Theo các chuyên gia thì bệnh nhân mắc bệnh sởi vẫn có thể ăn uống bình thường, bổ sung đầy đủ các chất toàn trạng hồi phục dần nếu không bị biến chứng. Nếu để lâu không có cải thiện thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Bệnh học truyền nhiễm: Bệnh lao phổi lây nhiễm như thế nào?

Bệnh lao là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng cho phổi và những hệ hô hấp, vậy bệnh lao phổi lây nhiễm như thế nào và cách phòng tránh ra sao?

Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis

Vi khuẩn lao có cấu tạo khá đặc biệt, có thể kháng lại một số loại kháng sinh thông thường. Do đó, ngay cả trong thời đại kháng sinh đa dạng như hiện nay, những loại thuốc được chọn lựa điều trị lao cũng không đa dạng và tình trạng kháng thuốc đôi khi làm cho việc điều trị khá khó khăn.

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao là một bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis) và lây truyền qua  đường không khí. Nhiều bệnh nhân thường mắc nhiễm lao giai đoạn ủ bệnh, gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian, tùy vào sức khỏe người bệnh, thời gian kéo dài vài tuần hay vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây những biểu hiện bệnh.  Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến các cơ quan khác như: xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim…

Ở một số trường hợp, giai đoạn ủ bệnh sẽ ngắn vì người bệnh có hệ miễn dịch yếu. Từ sau giai đoạn bệnh toàn phát, bệnh lao sẽ trở thành bệnh dễ lây truyền. Những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh lao, như sau:

  • Người bệnh HIV hoặc những bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận giai đoạn cuối
  • Một số căn bệnh ung thư
  • Bệnh suy dinh dưỡng
  • Người bệnh đang thực hiện một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị liệu.
  • Người bệnh đang dùng một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp, bệnh Crohn và bệnh vảy nến.
  • Đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.
  • Chăm sóc bệnh nhân bị lao, như bác sĩ hay điều dưỡng.
  • Sống và làm việc ở nơi có người bị lao, như trại tị nạn, trạm xá.
  • Người sống ở nơi có điều kiện y tế thấp kém.
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy.
  • Du lịch đến những nơi bệnh lao vẫn còn phổ biến. Đa số là ở những khu vực còn đang phát triển như Mỹ Latin, châu Phi, châu Á, Đông Âu và Nga.

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Vì thế bệnh lao là căn bệnh dễ lây nhiễm và có biến chứng thành nhiều những bệnh lý hô hấp khác nhau. Do đó người bệnh cần có kiến thức để phòng ngừa căn bệnh này.

Làm sao để phát hiện bệnh lao phổi?

Trong giai đoạn ủ bệnh của lao, người bệnh thường cảm thấy rất bình thường. Đa số người bệnh không có biểu hiện nào trong giai đoạn này và bệnh cũng không lây lan. Sau khi bệnh đã phát triển, những biểu hiện bắt đầu xuất hiện. Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng, tùy vào cơ quan nào bị ảnh hưởng thì sẽ có những biểu hiện có thể bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần. Không chỉ vậy, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt. Những biểu hiện của lao có thể gây ra do nhiều bệnh liên quan đến phổi khác. Vì thế người bệnh cần đến những trung tâm Y tế để thăm khám sau khi phát hiện bệnh. Ngoài ra cần tuân thủ một số điều để bảo vệ sức khỏe như sau:

  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian.
  • Sử dụng hộp chia thuốc hàng ngày để uống thuốc đúng theo lịch
  • Hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc
  • Tái khám đúng hẹn
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc giữ vệ sinh
  • Chế độ ăn uống của bệnh nhân nên giàu dinh dưỡng, để bù đắp lượng tiêu hao do bệnh gây nên, nâng cao sức đề kháng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo các bạn nên gọi cho bác sĩ chuyên khoa bệnh học truyền nhiễm nếu phát hiện người bệnh bị sốt hoặc ớn lạnh hoặc xuất hiện những biểu hiện kéo dài hay những biểu hiện xấu. Thông tin tại website chỉ mang tính chất tham khảo!

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Bệnh hủi là gì? Nguyên nhân và cơ chế lây truyền bệnh hủi

Bệnh hủi hay còn được biết đến với cái tên bệnh phong, bênh phong cùi. Ngày nay lượng người mắc bệnh hủi không nhiều do ý thức phòng bệnh cao trong cộng đồng.

Bệnh hủi lây nhiễm như thế nào?

Bị bệnh hủi là gì?

Bệnh hủi là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra. Ngoài ra, bệnh hủi (phong cùi) cũng có thể lây nhiễm qua côn trùng – vật trung gian. Bệnh hủi ảnh hưởng nhiều nhất đến những dây thần kinh của tứ chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên, gây viêm loét da, tổn thương thần kinh và yếu cơ. Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh phong có thể gây biến dạng cơ thể và thậm chí là tàn tật vĩnh viễn ở người mắc bệnh. Ngoài ra, một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra nếu loại bệnh hủi không được can thiệp:

  • Rụng tóc và rụng lông, đặc biệt là lông mày, lông mi…
  • Nghẹt mũi mãn tính, chảy máu cam và xẹp vách ngăn mũi.
  • Viêm mống mắt.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp– một trong những bệnh về mắt gây tổn thương đến thần kinh thị giác, gây mù lòa.
  • Suy thận.
  • Giảm năng lực sinh lý…

Cơ chế lây bệnh của bệnh hủi là gì?

Trích dẫn từ thông kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch cho thấy căn bệnh bệnh hủi xuất hiện đặc biệt nhiều ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Cơ chế lây nhiễm của bệnh hủi chủ yếu qua tiếp xúc, nhưng trong Y học lâm sàng thì người ta cho rằng bệnh lây qua những dịch tiết của bệnh nhân với điều kiện phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã bắt đầu điều trị thì khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.

Cách nhận biết bệnh hủi đơn giản nhất

Khi mắc bệnh hủi, bệnh nhân thường xuất hiện những triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ quan sát bằng mắt thường giống như một số bệnh thường gặp. Một người bị bệnh có thể xuất hiện một đến nhiều dấu hiệu trong những dấu hiệu sau:

  • Tổn thương trên da, mất cảm giác.
  • Da xuất hiện những vệt màu.
  • Yếu cơ, tê bì ở cánh tay, bàn chân, bàn tay và chân.

Tổn thương da có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều, đôi khi có màu đỏ hoặc màu hồng. Điển hình những tổn thương da do bệnh hủi thường có thể nhìn thấy được như đốm (da phẳng, khác màu), bị nổi những vết mẩn đỏ hoặc những nốt sần.

Bệnh hủi có trị được không?

Thầy thuốc chia sẻ cách điều trị bệnh hủi

Tổ chức Y tế thế giới đưa ra phác đồ điều trị bệnh hủi vào năm 1995 giúp điều trị các loại bệnh hủi trên thế giới. Không chỉ vậy, một số loại kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị bệnh hủi bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Những loại kháng sinh này bao gồm:

  • Dapsone (Aczone).
  • Rifampin ( Rifadin).
  • Clofazimine (Lampren).
  • Minocycline (Minocin).
  • Ofloxacin (Ocuflox).

Bên cạnh kháng sinh điều trị bệnh hủi, thầy thuốc có thể sẽ kê thêm một loại thuốc để chống viêm như aspirin, prednison, hay thalidomide… Việc điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí lên đến 1 – 2 năm trong trường hợp bệnh nặng.

Thông tin về cơ chế lây bệnh hủi và giải đáp bệnh hủi là gì tại website bệnh học chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý làm theo, khi mắc bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ!

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Cập nhật mới nhất trong phác đồ điều trị Covid-19

Bộ Y tế có ban hành QĐ-3351 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2). Thông tin cập nhật mới nhất phác đồ điều trị Covid-19 có trong bài viết sau đây.

Cập nhật mới nhất trong phác đồ điều trị Covid-19

Phác đồ hồi sức chống sốc nhiễm trùng ở bệnh nhân mắc Covid 19

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do Virus Sars-CoV-2 là bệnh truyền nhiễm cấp tính cần được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng cho người bệnh. Trong đó có việc chống sốc nhiễm trùng cho người bệnh.

  • Sử dụng dịch tinh thể đẳng trương như nước muối sinh lý hay Ringer lactat. Tránh sử dụng những dung dịch tinh thể nhược trương, dung dịch Haes-steril, Gelatin để hồi sức dịch.
  • Liều lượng:

+ Người lớn: truyền nhanh 250-500 ml, trong 15-30 phút đầu, đánh giá những biểu hiện quá tải dịch sau mỗi lần bù dịch nhanh.

+ Trẻ em: 10-20 ml/kg, truyền tĩnh mạch nhanh trong 30-60 phút đầu, nhắc lại trường hợp cần thiết, đánh giá những biểu hiện quá tải dịch sau mỗi lần bù dịch nhanh.

  • Cần theo dõi sát những biểu hiện của quá tải dịch trong khi hồi sức dịch như suy hô hấp nặng hơn, gan to, nhịp tim nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, phổi có ran ẩm, phù phổi…trường hợp xuất hiện, cần giảm hoặc dừng truyền dịch.
  • Theo dõi những biểu hiện cải thiện tưới máu: huyết áp trung bình > 65 mgHg cho người lớn và theo lứa tuổi ở trẻ em; lượng nước tiểu (>0.5 ml/kg/giờ cho người lớn, và >1 ml/kg/giờ cho trẻ em), cải thiện thời gian làm đầy mao mạch, màu sắc da, tình trạng ý thức, và nồng độ lactat trong máu.

Thuốc vận mạch sử dụng trong phác đồ điều trị Covid-19 

 Trường hợp tình trạng huyết động, tưới máu không cải thiện, cần cho thuốc vận mạch sớm. Thuốc vận mạch chính là thuốc co mạch máu. Để có thể sử dụng thuốc vận mạch đúng, cần phải hiểu rõ về vai trò của các chỉ số về huyết động trong các hoàn cảnh lâm sàng cụ thể. Đồng thời, biết rõ tác dụng dược lý của thuốc vận mạch định dùng trên các yếu tố huyết động. Vì vậy, thầy thuốc cần tuân thủ phác đồ điều trị Covid-19 với hướng dẫn tham khảo như sau:

  • Người lớn: nor-adrenaline là lựa chọn ban đầu, điều chỉnh liều để đạt đích huyết áp động mạch trung bình (MAP) ≥ 65 mmHg và cải thiện tưới máu. Trường hợp tình trạng huyết áp và tưới máu không cải thiện hoặc có rối loạn chức năng tim dù đã đạt được đích MAP với dịch truyền và thuốc co mạch, có thể cho thêm dobutamine.
  • Trẻ em: adrenaline là lựa chọn ban đầu, có thể cho dopamin, hoặc dobutamine. Trong trường hợp sốc giãn mạch (áp lực mạch hay chênh lệch huyết áp tối đa và tối thiểu >40 mmHg), cân nhắc cho thêm nor-adrenaline. Điều chỉnh liều thuốc vận mạch để đạt đích MAP > 50th bách phân vị theo lứa tuổi.
  • Sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm để truyền những thuốc vận mạch. Trường hợp không có đường truyền tĩnh mạch trung tâm, có thể sử dụng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên hoặc truyền trong xương. Theo dõi những biểu hiện vỡ mạch và hoại tử.
  • Có thể sử dụng những biện pháp thăm dò huyết động xâm nhập hoặc không xâm nhập tùy điều kiện tại mỗi cơ sở để đánh giá và theo dõi tình trạng huyết động để điều chỉnh dịch và những thuốc vận mạch theo tình trạng người bệnh.

Cấy máu và thuốc kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm sớm trong vòng một giờ xác định sốc nhiễm trùng.

Kiểm soát đường máu, (giữ nồng độ đường máu từ 8-10 mmol/L), can xi máu, albumin máu, (truyền albumin khi nồng độ albumin < 30 g/L, giữ albumin máu ≥ 35 g/L).

Phác đồ điều trị Covid-19 có gì mới?

Trường hợp có những yếu tố nguy cơ suy thượng thận cấp, hoặc sốc phụ thuộc catecholamine: có thể cho hydrocorticone liều thấp: Người lớn hydrocortisone 50 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ; trẻ em 2 mg/kg/liều đầu tiên, sau đó 0,5-1,0 mg/kg mỗi 6 giờ.

Truyền khối hồng cầu khi cần, giữ nồng độ huyết sắc tố ≥ 10 g/dl.

Thông tin phác đồ điều trị Covid-19 tại website bệnh học được trích dẫn từ Quyết định QĐ 3351/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Phác đồ điều trị chỉ được sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa bệnh Nhiệt đới và không thay thế bất cứ một mục tiêu nào khi chưa có sự cho phép của cơ quan chuyên môn cũng như hội đồng Y học lâm sàng bệnh nhiệt đới! Người bệnh KHÔNG tự ý áp dụng phác đồ điều trị!

Chuyên mục
Bệnh Truyền Nhiễm

Biến chứng của bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp. Bệnh lậu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng. Biến chứng của bệnh lậu có nguy hiểm không?

Biến chứng của bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh truyền nhiễm do nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này thường xuất hiện ở cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng ở phụ nữ và niệu đạo của nam giới. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae cũng có thể gây nhiễm trùng ở niêm mạc miệng, cổ họng, mắt và trực tràng.

Dấu hiệu của bệnh lậu là gì?

Theo y học lâm sàng thì tỷ lệ mắc bệnh lậu của nam giới trong một lần quan hệ với nữ giới mắc bệnh là 20% trong khi tỷ lệ này với nữ giới là 60-80%.

Bệnh lậu ở nam giới có thể gặp một số trường hợp không có triệu chứng khi mắc bệnh bệnh. Thông thường, dấu hiệu mắc bệnh lậu ở nam giới bao gồm chứng khó tiểu, niệu đạo xuất hiện màu trắng, vàng hoặc xanh. Những biểu hiện này thường xuất hiện từ 1-14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Trong trường hợp nhiễm trùng niệu đạo do viêm mào tinh hoàn, nam giới còn có thể cảm thấy đau tinh hoàn hoặc đau bìu.

Bệnh lậu ở nữ giới thì chiếm khoảng 50-80% trường hợp mắc bệnh lậu không có triệu chứng của bệnh hoặc một số triệu chứng không rõ ràng. Một số trường hợp nhiễm bệnh bệnh lậu sẽ có triệu chứng bao gồm ho nhẹ, và xuất hiện dấu hiệu không đặc hiệu khiến dễ bị nhầm lẫn với nhiễm trùng âm đạo.

Triệu chứng thường gặp khi nữ giới mắc bệnh lậu bao gồm biểu hiện khó tiểu, tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu âm đạo. Phụ nữ mắc bệnh lậu có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do nhiễm trùng, dù một số triệu chứng của bệnh có thể không biểu hiện một cách rõ ràng.

Những biến chứng của bệnh lậu

Bệnh nhân mắc bệnh lậu không được điều trị kịp thời và theo đúng phác đồ điều trị bệnh lậu sẽ để lại những biến chứng của bệnh lậu gây hậu quả nghiêm trọng.

Biến chứng bệnh lậu ở nam giới

Bệnh lậu ở nam giới nếu không được điều trị gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo, viêm bàng quang và tuyến tiền liệt.
  • Viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, teo tinh hoàn,… ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục và chức năng sinh sản.
  • Nặng hơn có thể gây ung thư tinh hoàn.
  • Chảy mủ ở cơ quan sinh dục gây đau nhức vùng bẹn.
  • Nguy cơ cao mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.


Bệnh lậu có gây biến chứng nguy hiểm không?

Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu gây ra một số biến chứng ở nữ giới như sau: 

  • Bệnh gây nên một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, tử cung, viêm buồng trứng và vòi trứng.
  • Viêm nhiễm phụ khoa dẫn đến đau rát khi quan hệ tình dục. Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
  • Bệnh nặng có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: vô sinh, sinh non, sảy thai, mang thai ngoài tử cung, thai nhi bị dị tật,…
  • Ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm bệnh nhân.

Thông tin về biến chứng của bệnh lậu tại bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh mắc bệnh lậu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng không đáng của bệnh lậu!

Exit mobile version